Đào tạo luật ở Mỹ và ứng dụng tại Việt Nam

Không chỉ là đệ nhất cường quốc về kinh tế, nước Mỹ còn là một trong những nước có trình độ pháp luật hàng đầu. Chính vì thế, cần thiết phải nghiên cứu việc đào tạo nghề luật của họ, để học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào nước ta. 1. Đào tạo luật ở Mỹ và những kinh nghiệm của họ. * Về đầu vào: việc đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo sau đại học, sinh viên luật là những người đã tốt nghiệp đại học – có bằng cử nhân một môn khoa học bất kì. Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe, thường lựa chọn những sinh viên thật sự xuất sắc. Những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa luật để lấy bằng J.D - ( jurist doctor ) - văn bằng luật cơ bản ở Mỹ. Độ tuổi trung bình cho sinh viên khoa luật tốt nghiệp ở Mỹ là 29, độ tuổi cho con người hoàn thiện về nhân cách và giữ vững lập trường lời nói và hành động. * Về chương trình đào tạo: Mỹ là nhà nước liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn có 50 hệ thống pháp luật của bang và quận Columbia. Về phạm vi đào tạo, trường học của một số bang chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang, thậm chí những sinh viên tốt nghiệp ở đó ra còn có thể hành nghề ở những nơi chấp nhận Common Law. Chất lượng giữa các trường đào tạo luật cũng có sự khác biệt, thể hiện cụ thể bởi các trường hàng đầu với sự đào tạo bài bản, chất lượng, khoa học với cơ sở vật chất tốt, lực lượng giảng viên có năng lực chuyên môn và khả năng giảng dạy hiệu quả như Havard, Columbia, Bên cạnh đó có sự cạnh tranh rất gay gắt về chất luợng cả trong việc tuyển dụng và đào tạo sinh viên của các trường đào tạo luật tại Mỹ, nhằm đem lại danh tiếng cho trường mình. Họ mời các tác giả, những người nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật về trường nghiên cứu, giảng dạy nhằm thu hút sinh viên và các nguồn tài trợ.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo luật ở Mỹ và ứng dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không chỉ là đệ nhất cường quốc về kinh tế, nước Mỹ còn là một trong những nước có trình độ pháp luật hàng đầu. Chính vì thế, cần thiết phải nghiên cứu việc đào tạo nghề luật của họ, để học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào nước ta. 1. Đào tạo luật ở Mỹ và những kinh nghiệm của họ. * Về đầu vào: việc đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo sau đại học, sinh viên luật là những người đã tốt nghiệp đại học – có bằng cử nhân một môn khoa học bất kì. Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe, thường lựa chọn những sinh viên thật sự xuất sắc. Những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa luật để lấy bằng J.D - ( jurist doctor ) - văn bằng luật cơ bản ở Mỹ. Độ tuổi trung bình cho sinh viên khoa luật tốt nghiệp ở Mỹ là 29, độ tuổi cho con người hoàn thiện về nhân cách và giữ vững lập trường lời nói và hành động. * Về chương trình đào tạo: Mỹ là nhà nước liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn có 50 hệ thống pháp luật của bang và quận Columbia. Về phạm vi đào tạo, trường học của một số bang chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang, thậm chí những sinh viên tốt nghiệp ở đó ra còn có thể hành nghề ở những nơi chấp nhận Common Law. Chất lượng giữa các trường đào tạo luật cũng có sự khác biệt, thể hiện cụ thể bởi các trường hàng đầu với sự đào tạo bài bản, chất lượng, khoa học với cơ sở vật chất tốt, lực lượng giảng viên có năng lực chuyên môn và khả năng giảng dạy hiệu quả như Havard, Columbia,.. Bên cạnh đó có sự cạnh tranh rất gay gắt về chất luợng cả trong việc tuyển dụng và đào tạo sinh viên của các trường đào tạo luật tại Mỹ, nhằm đem lại danh tiếng cho trường mình. Họ mời các tác giả, những người nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật về trường nghiên cứu, giảng dạy nhằm thu hút sinh viên và các nguồn tài trợ. * Phương pháp đào tạo: Phương pháp giảng dạy pháp luật của Mỹ rất phù hợp với tình hình phức tạp và luôn luôn thay đổi của xã hội Mỹ. Nếu như việc đào tạo luật ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, thường dạy cho sinh viên những vấn đề cơ bản về luật và tìm luật ở đâu (học thuộc lòng) để giải quyết các vụ việc cụ thể thì hệ thống giáo dục luật ở Mỹ không trực tiếp truyền đạt những kiến thức thuộc lòng về nội dung của các đạo luật, các án lệ mà lại nhằm vào việc đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện, các giáo sư luật ở Mỹ hướng tới việc dạy cho các sinh viên mọi kĩ năng cần thiết để thắng kiện hơn là dạy luật. Việc giáo dục pháp luật ở Mỹ là nhằm đào tạo ra những người không chỉ biết luật, hiểu luật mà còn biết giải quyết các công việc đa dạng và phức tạp trong thực tế. Trong đào tạo luật ở Mỹ: phương pháp Socratic (hùng biện) trong truyền đạt kiến thức và hệ thống tình huống có vị trí rất quan trọng. Với phương pháp tình huống (case study), sách để giảng dạy thường viết về từng môn học riêng biệt trên cơ sở phân tích những án lệ đã được chọn lọc đưa vào cuốn sách. Phương pháp Socratic đòi hỏi lớp học năng động với sự trao đổi các ý kiến, các câu hỏi và câu trả lời giữa các sinh viên và đòi hỏi sinh viên phải tham gia tích cực. Hệ thống tình huống đòi hỏi sinh viên đọc trước các vụ việc do các quan tòa viết ra. Các nguyên tắc pháp lý chung không được trình bày thông qua bài giảng lý thuyết mà rút ra từ việc xem xét tình huống do sinh viên thuật lại, giảng viên sẽ chất vất sinh viên để rèn luyện kĩ năng phản ứng của họ với tình huống đưa ra. Bên cạnh đó, họ còn lồng ghép vào nội dung học những Moot court (phiên tòa giả định) nhằm cho sinh viên làm quen hơn với thực tế. Với cách học này sinh viên vừa tự trau dồi được kiến thức pháp lý, kĩ năng làm việc lại vừa tạo cho bản thân khả năng lập luận, khả năng thuyết phục, tạo tiền đề cho công việc sau này của chính họ. Phương pháp giảng theo tình huống và phương pháp Socratic được sử dụng chủ yếu ở năm thứ nhất. Ở những năm sau, khi sinh viên được coi là đã có đáng kể kỹ năng phân tích thì phương pháp tình huống không còn hiệu quả nữa. Ở năm thứ nhất các khóa học tương đối đông và học những lĩnh vực rộng. Những khóa sau các lớp học được chọn lọc và chia nhỏ hơn. Các khóa học được gọi là các seminar với số lượng thường là 20 người và đòi hỏi sinh viên nghiên cứu rất nhiều. Đặc trưng của các cuộc thảo luận trên lớp là hướng vào những kết quả nghiên cứu của chính sinh viên. Đến năm thứ 3, sinh viên trong trường có thể áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp (clinical method). Phương pháp thực tập thực tế cũng là một phần trong chương trình trường luật đạt tiêu chuẩn đã có cách đây chừng 30 năm. Các khóa này cho sinh viên các kinh nghiệm thực tế, thường là các phiên tòa, bằng cách cho họ tham gia các vụ án có thực dưới sự giám sát chặt chẽ của khoa. Sinh viên cũng được tạo cơ hội làm việc độc lập trong các văn phòng luật và các tòa án. Sự thay đổi thực chất có ý nghĩa nhất trong giáo dục ở Mỹ 30 năm qua là việc đưa đào tạo kỹ năng nâng cao vào các chương trình học thông qua các khóa giáo dục thực tế và giải quyết tình huống phức tạp. Cách đào tạo này đem lại cho sinh viên sự hứng thú thực sự bởi họ phải giải quyết các công việc phức tạp xảy ra trong thực tế chứ không phải những kiến thức quá khô khan có ở trong sách. Đây là cách đào tạo luật đem lại cho những người được đào tạo những kiến thức pháp luật, những kĩ năng làm việc vô cùng cần thiết, chính vì điều này mà các sinh viên được học tập luật tại Mỹ khi ra trường chỉ cần tập sự một thời gian ngắn là có thể làm được việc. * Về học liệu: Trước khi đến lớp sinh viên phải đọc các tài liệu gồm: các bản án (case method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh tế và xã hội (modified case method). 2. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam. Cần phải có sự thay đổi: Ở nước ta, hầu như chất lượng đầu vào của các trường luật còn thấp, không biết đó có phải là nguyên nhân sinh viên luật sau khi ra trường thất nghiệp nhiều hay không? Có điều cần thiết phải nâng cao chất lượng đầu vào vì ngành luật là một ngành học khó, cần sự thông minh và linh hoạt. Xét trên phương diện vĩ mô, cần có sự cân bằng về cung và cầu số lao động trong lĩnh vực này thì mới có thể thu hút được sinh viên. . . Mỹ là nhà nước liên bang nên họ có nhiều hệ thống pháp luật là điều đương nhiên.Việt Nam là nhà nước đơn nhất, chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật nên chỉ có thể nhất quán một chương trình đào tạo luật. Tuy nhiên, cần cho sinh viên có nhiều lựa chọn hơn với các môn học bắt buộc trong năm nhất, các môn học tự chọn và các cơ hội thực tập, học hỏi kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, cần có cơ chế thông thoáng cho các luật sư vừa làm việc, vừa nghiên cứu khoa học tại các trường đào tạo luật. Ở Mỹ, rất nhiều giáo sư luật là luật sư thực hành, trong đó chỉ có một số bộ phận nhỏ phải viết luận án. Những người này dạy thì sinh viên sẽ tiếp thu dễ hơn vì họ có những kiên thức thực tế mà sách vở máy móc chưa chắc đề cập đến. . . Bên cạnh đó, cần nâng cao chuyên môn cho giảng viên, nhất là về ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, cũng cần phải kêu gọi những nguồn tài trợ cho những công trình nghiên cứu pháp luật, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho việc đào tạo luật ở các trường đại học. Về phương pháp đào tạo, phải nói rằng phương pháp tình huống và phương pháp Socractic là phương pháp đặc trưng của đào tạo luật. Mấy năm gần đây, đào tạo luật ở Việt nam đã bắt đầu theo hình thức tín chỉ, đây chính là hình thức tốt nhất áp dụng phương pháp Socratic, phương pháp tình huống, để sinh viên có thể rèn luyện khả năng hùng biện, óc phán đoán tình huống, nhất là các buổi thảo luận (Seminar). Trong các buổi học, cần thiết phải lập các phiên tòa giả định, để sinh viên làm quen với cách làm việc thực, từ đó rút ra bài học và sẽ tích lũy dần cho đến khi họ ra làm việc. Không cần thiết phải dạy một cách máy móc, thuộc lòng cho sinh viên, chỉ cần định hướng các vấn đề cơ bản rồi để sinh viên tự nghiên cứu thì mới có thể kích thích được tinh thần học tập và sáng tạo của sinh viên. Hơn thế nữa, cần tổ chức cho sinh viên đến tham dự các phiên tòa dưới hình thức người tập sự để họ làm quen với công việc ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, cần phải tham khảo hệ thống giáo trình và tài liệu giảng dạy của họ để hoàn thiện hệ thống giáo trình luật cho mình. Tuy nhiên, do Mỹ và Việt Nam thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau nên khi vận dụng cần phải tôn trong những nguyên tắc của việc đào tạo luật ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2008. Michael Bogdan, Luật So Sánh (Bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002. T.S. Phan Thị Kim Ngân, Giáo dục pháp luật ở Hoa Kỳ, TẠP CHÍ KHPL SỐ 2 /2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐào tạo luật ở Mỹ và ứng dụng tại Việt Nam.doc