Đào tạo luật ở Nga và Việt Nam, những điểm tương đồng và khác biệt
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên chương trình của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Vì vậy việc nghiên cứu về đào tạo luật ở Nga là vấn đề quan trọng để từ đó có thể rút ra một số bài học cho công tác đào tạo luật ở Việt Nam.
II- ĐÀO TẠO LUẬT Ở NGA VÀ VIỆT NAM, NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT.
1, Những nét tương đồng giữa đào tạo luật ở Nga và ở Việt Nam.
Cũng giống như ở Việt Nam, ở Nga không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư .) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Bất kỳ ai muốn trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên . đều phải thi tuyển vào học tại các khoa Luật, trường Đại học Luật.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo luật ở Nga và Việt Nam, những điểm tương đồng và khác biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
BÀI LÀM
I- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên chương trình của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Vì vậy việc nghiên cứu về đào tạo luật ở Nga là vấn đề quan trọng để từ đó có thể rút ra một số bài học cho công tác đào tạo luật ở Việt Nam.
II- ĐÀO TẠO LUẬT Ở NGA VÀ VIỆT NAM, NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT.
1, Những nét tương đồng giữa đào tạo luật ở Nga và ở Việt Nam.
Cũng giống như ở Việt Nam, ở Nga không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư...) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Bất kỳ ai muốn trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên... đều phải thi tuyển vào học tại các khoa Luật, trường Đại học Luật.
Để có thể theo học tại các cơ sở đào tạo luật, sinh viên phải trải qua một kỳ thi quốc gia, những ai đạt số điểm theo yêu cầu thì sẽ được theo học.
Hiện tại ở Nga cũng như ở Việt Nam, đào tạo pháp luật vẫn chủ yếu nặng về lý thuyết với rất ít thời gian dành cho việc truyền thụ các kỹ năng thực tế và dành cho thực tập. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên chỉ có 12 tuần dành cho việc thực tập. Cuối mỗi năm học sinh viên phải làm khoá luận và những sinh viên đạt loại khá sẽ viết luận văn tốt nghiệp.
Những năm đầu, sinh viên học những môn học có tính chất bắt buộc; thời gian sau, sinh viên được lựa chọn học môn chuyên ngành của mình.
Một người muốn trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo luật thì học tập và nghiên cứu sau đại học là một việc bắt buộc.
2, Những nét khác biệt giữa đào tạo luật ở Nga và ở Việt Nam.
Thời gian đào tạo.
Ngày 27/3/2000, Bộ Giáo dục Nga thông qua Chương trình khung cho chuyên ngành Luật học với chương trình 5 năm.
Còn ở Việt Nam, thời gian đào tạo luật thường chỉ kéo dài 4 năm.
Số lượng cơ sở đào tạo.
Hiện nay trên toàn nước Nga có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học có thể cấp bằng Đại học Luật. Các cơ sở đào tạo luật của Nga có thể phân thành 2 loại như sau: - Khoa Luật, Đại học tổng hợp: Khoa Luật MGU, Khoa Luật luật trường đại học tổng hợp Saint Peterburg.
- Học viện Luật và Trường đại học Luật dưới các tên gọi như Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp Nga, Học viện Luật Moscow, Viện Sở hữu trí tuệ Nga...
Còn hiện nay, trên cả nước ta có khoảng 11 cơ sở đào tạo luật. Các cơ sở được phân làm hai loại:
- Khoa luật của các trường đại học, học viện: Khoa luật trường đại học Quốc Gia, khoa Luật trường đại học kinh tế quốc dân…
- Trường đại học Luật: Trường đại học Luật Hà Nội, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, trường đại học Luật Hà Nội là cơ sở dạy pháp lý lớn nhất của cả nước.
Ở Nga có cơ sở đào tạo Luật đi sâu vào chuyên ngành cụ thể, ví dụ như Viện sở hữu trí tuệ Nga là cơ sở đào tạo luật được phát triển lên từ Viện nghiên cứu về sở hữu trí tuệ. Còn ở Việt Nam chưa có các cơ sở đào tạo chuyên ngành cụ thể.
Cơ sở vật chất.
Các trường đại học Nga có cơ sở vật chất tương đối tốt và kinh phí cũng tương đối sung túc.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy ở nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên cũng như sinh viên.
Đội ngũ giáo viên.
Ở Nga, đội ngũ giáo viên tương đối mạnh.
Còn ở Việt Nam, một số nơi còn thiếu giáo viên, có những bộ môn không có giáo viên hoặc có nhưng với số lượng rất hạn chế. Ngoại trừ các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (có số lượng giáo viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 64% đến 84%), hầu hết ở các cơ sở đào tạo luật khác số lượng giáo viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá thấp, dao động từ 21,42% đến 42,72%.
Chương trình học tập.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Nga, các khoa Luật, trường Đại học Luật chỉ phải tuân thủ khung chương trình chung về đào tạo luật, trên cơ sở đó, mỗi Khoa, mỗi Trường có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết khác nhau dựa trên thế mạnh, khả năng trong nghiên cứu, đào tạo của mình.
Ở nước ta, một số cơ sở đào tạo sử dụng chương trình do Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh xây dựng, có cơ sở sử dụng nguyên bản, cũng có cơ sở có một số cải biên để thể hiện nét đặc trưng riêng của trường mình, nhưng nhìn chung là chưa được thực hiện thống nhất, không có sự khác biệt lớn; thậm chí có cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo luật kinh doanh và luật thương mại quốc tế, mới nghe thì rất hấp dẫn nhưng chương trình thì lại lấy nguyên xi của các cơ sở đào tạo khác để giảng dạy cho người học mà không có sự giải thích thuyết phục.
Giáo trình học tập
Ở Nga, các trường đại học được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Giáo dục.
Ở Việt Nam, ngoại trừ trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có bộ giáo trình tương đối đầy đủ và khá hoàn chỉnh, còn hầu hết các cơ sở đào tạo khác đều chưa có bộ giáo trình riêng của mình mà chủ yếu là các tập bài giảng do các bộ môn tự xây dựng.
Phương pháp đào tạo.
Đào tạo luật ở Nga vẫn đang trong quá trình cải cách về phương pháp theo hướng tiếp nhận phương pháp thực tiễn như trong đào tạo luật ở các nước Anh - Mỹ, còn hiện tại ở Nga đào tạo pháp luật vẫn chủ yếu nặng về lý thuyết với rất ít thời gian dành cho việc truyền thụ các kỹ năng thực tế và dành cho thực tập.
Ở Việt Nam, ngoại trừ một số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp đào tạo chậm được đổi mới, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạt nặng về kiến thức lý luận, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong công tác đào tạo cử nhân luật chưa nhiều và chưa được quan tâm; các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho viêc đổi mới phương pháp giảng dạy còn rất hạn chế…
II. NHỮNG KINH NGHIỆM CHO ĐÀO TẠO LUẬT Ở VIỆT NAM
Đào tạo luật ở Nga đang phải tích cực thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại đi khoảng 80% các trường đại học. Nếu không đạt được vị trí hàng đầu trong hệ thống giáo dục mới, các trường đại học đứng trước sự lựa chọn: hoặc là bị "hạ cấp" xuống hệ trung cấp hay dạy nghề hoặc bị đóng cửa.
Tiếp thu kinh nghiệm đào tạo luật của Liên bang Nga, cần xuất phát từ quan điểm về phương hướng và mục tiêu đào tạo luật ở Việt Nam. Theo quan điểm chung, ở bậc cử nhân, người học phải được cung cấp những kiến thức nền tảng về xã hội và pháp luật, bước đầu có đi sâu chuyên ngành và sau khi ra trường có thể làm việc ngay (làm việc tập sự) những công việc ít phức tạp. Để làm được những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, cử nhân luật còn cần phải được tiếp tục đào tạo ở bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ hoặc ở cơ sở đào tạo nghề.
Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn để tiến hành khảo sát, đánh giá một cách cơ bản và toàn diện về năng lực đào tạo: nội dung, chương trình, giáo trình, quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo; chất lượng đào tạo của tất cả các cơ sở đào tạo luật trong cả nước và trong khoảng thời gian dài để làm cơ sở cho việc điều chỉnh, sắp xếp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo luật.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ ngành khác sớm xây dựng quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo luật, trong đó cần chú ý đặc biệt đến việc thẩm định các điều kiện cần thiết, bắt buộc như đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại và các điều kiện khác trước khi cho phép các trường mở ngành đào tạo luật.
Những kinh nghiệm từ đào tạo luật ở Liên bang Nga có thể rút ra cho đào tạo luật ở Việt Nam chính là kinh nghiệm của sự thay đổi. Sự thay đổi trong đào tạo luật nói riêng và đào tạo đại học nói chung phải bắt đầu và được đặt nền móng bởi những thay đổi trong hệ thống giáo dục./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật so sánh- Trường đại học Luật Hà Nội.
2. “Thực Trạng đào tạo cử nhân Luật hiện nay ở nước ta”- THS. LÊ TIẾN CHĀU - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
3. “Đào tạo luật ở liên bang nga và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam”- T.S Phạm Trí Hùng, khoa luật Thương mại- Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đào tạo luật ở nga và việt nam, những điểm tương đồng và khác biệt.doc