Dấu ấn quê hương xứ nghệ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh

Lời Mở Đầu Quê hương hai tiếng thân thương. Quê hương Nguyễn Ái Quốc là Làng Sen – Kim Liên, là Nam Đàn-Nghệ An. Nhưng quê hương Nguyễn Ái Quốc cũng là Việt Nam. Từ người dân làng Sen, người dân xứ Nghệ, đến người có quốc tịch Việt Nam, ai mà không có trong mình niềm tự hào là “đồng hương” với Nguyễn Ái Quốc. Ở những địa danh trên, ranh giới chỉ là tương đối, thu lại cho thật hẹp là Kim Liên, hoặc mở ra cho thật rộng là Việt Nam, xét trong mối quan hệ với Nguyễn Ái Quốc, tất cả đều có tên chung là Quê hương. Khi đất nước còn bị nô lệ thì quê hương lớn là Tổ quốc. Ở bất cứ địa chỉ nào trên trái đất, mà nhìn về xứ sở, trên cả ba miền, đối với bất cứ người Việt Nam yêu nước nào, và trước hết là Nguyễn Ái Quốc, thì Tổ quốc đó là Quê hương lớn của mọi Quê hương. Suốt mấy chục năm xa quê, hẳn đã đến với Nguyễn Ái Quốc biết bao nỗi sầu của người xa xứ.Trong cảnh tha hương, cách xa Tổ quốc một nửa vòng trái đất, Nguyễn Ái Quốc vẫn không lúc nào tách mình ra khỏi một số phận lớn hơn:”Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên đất nước quê hương ” Và mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu, mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta,bạn bè ta, nhất là các nhà khoa học, thường nêu câu hỏi:” Những gì đã tạo dựng,hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh-anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại? Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người? Một xứ Nghệ in đậm trong trái tim con người Hồ Chí Minh. Xứ Nghệ Quê Hương Hồ Chí Minh Có lẽ rằng ai đó trong chúng ta cũng đã từng nghe đến miền đất Nghệ An - một miền đất với những điều thú vị và đặc biệt hơn tất cả, đây là nơi đã sinh ra người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành Phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam.Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích văn hóa phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lich hấp dẫn với du khách: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dấu ấn quê hương xứ nghệ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời Mở Đầu Xứ Nghệ - Quê Hương Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Đôi Nét Về Gia Phong Xứ Nghệ 2.Văn Hóa Ẩm Thực Xứ Nghệ 3.Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Con Người 4.Bác Hồ Và Quê Hương Nghĩa Trọng Tình Cao 5.Dấu Ấn Quê Hương Xứ Nghệ Trong Cuộc Đời Hồ Chí Minh. 6.Tổng kết Tài liệu tham khảo : Http:// www.laodong.com.vn Http:// www.ngheanonline.vn Http:// truongchinhtrina.gov.vn Lời Mở Đầu Quê hương hai tiếng thân thương. Quê hương Nguyễn Ái Quốc là Làng Sen – Kim Liên, là Nam Đàn-Nghệ An. Nhưng quê hương Nguyễn Ái Quốc cũng là Việt Nam. Từ người dân làng Sen, người dân xứ Nghệ, đến người có quốc tịch Việt Nam, ai mà không có trong mình niềm tự hào là “đồng hương” với Nguyễn Ái Quốc. Ở những địa danh trên, ranh giới chỉ là tương đối, thu lại cho thật hẹp là Kim Liên, hoặc mở ra cho thật rộng là Việt Nam, xét trong mối quan hệ với Nguyễn Ái Quốc, tất cả đều có tên chung là Quê hương. Khi đất nước còn bị nô lệ thì quê hương lớn là Tổ quốc. Ở bất cứ địa chỉ nào trên trái đất, mà nhìn về xứ sở, trên cả ba miền, đối với bất cứ người Việt Nam yêu nước nào, và trước hết là Nguyễn Ái Quốc, thì Tổ quốc đó là Quê hương lớn của mọi Quê hương. Suốt mấy chục năm xa quê, hẳn đã đến với Nguyễn Ái Quốc biết bao nỗi sầu của người xa xứ.Trong cảnh tha hương, cách xa Tổ quốc một nửa vòng trái đất, Nguyễn Ái Quốc vẫn không lúc nào tách mình ra khỏi một số phận lớn hơn:”Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên đất nước quê hương…” Và mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu, mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta,bạn bè ta, nhất là các nhà khoa học, thường nêu câu hỏi:” Những gì đã tạo dựng,hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh-anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại? Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người? Một xứ Nghệ in đậm trong trái tim con người Hồ Chí Minh. Xứ Nghệ Quê Hương Hồ Chí Minh Có lẽ rằng ai đó trong chúng ta cũng đã từng nghe đến miền đất Nghệ An - một miền đất với những điều thú vị và đặc biệt hơn tất cả, đây là nơi đã sinh ra người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành Phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam.Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích văn hóa phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lich hấp dẫn với du khách: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ… Hình ảnh : Núi Hồng - Sông Lam Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở phía Bắc miền Trung với cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.Nghệ An là miền đất sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử,nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương…Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của Nghệ An rất phong phú. Là một tỉnh có nhiếu dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa….Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này. Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội cầu Ngư, rước Hến, đua thuyền…Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội Đền Cuông, lễ hội Làng Vạn Lộc, làng Sen.Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xang Khan, lễ mừng nhà mới… Nghệ An cũng còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hóa truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển . Về du lịch biển, Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quôc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội, Nghi Thiết, Bãi Lử( Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương(Quỳnh Lưu), Diễn Thành( Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay, Nghệ An có trên một ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, đặc biệt là khu di tích Kim Liên - quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón tiếp xấp xỉ hai triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu. Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12km về phía Tây Nam,là khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Người và còn lưu giữ những kỉ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỉ vật gia đình. Làng Sen quê nội Bác, tên chữ là Kim Liên( bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, các võng gai, bàn thờ….Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ phó bảng đem lại vinh dự cho cả làng. Cách làng Sen 2km là làng Chùa ( tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Bác Hồ-và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ Hình ảnh : Quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam.Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia với nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Cách thành phố Vinh 120km về phía Tây Nam, vườn quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm, cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ… Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái. Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng như cháo lươn Vinh, cơm Lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài…là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước. Thiên nhiên tuyệt vời như vậy, văn hóa, con người Xứ nghệ cũng thật đặc biệt. Nó khiến người khác cũng phải lưu luyến, ghi đậm trong lòng. Xứ nghệ cũng là nơi sớm có con người sinh sống, nơi đã góp phần dựng nên nước Việt ngày nay, góp phần tạo dựng nền văn hóa của dân tộc Việt. Không được thiên nhiên ưu đãi cho ruộng đồng phì nhiêu, mưa thuận gió hòa nên người dân nơi đây đã sớm hun đúc nên một tinh thần nhẫn nại, kiên quyết của một cư dân nông nghiệp chật vật giành lấy một chỗ sống dưới mặt trời.Vì vậy người Xứ nghệ có tiếng là gân guốc, khô khan, rắn rỏi, tư duy thường cứng nhắc rạch ròi. Trước một sự việc, người xứ nghệ thường căng ra suy nghĩ phân tích cho rõ trước sau, phải trái, trắng đen. Cách nói thường nặng nề, thiếu uyển chuyển . Nổi bật của người Xứ nghệ là hành động, hành động đấu tranh đến quên mình. Thế nên người xứ Nghệ cũng có phần hơi khác : chịu gian khổ, chứ nhất quyết không chịu nhục, gan góc có phần bướng bỉnh mưu trí đến liều lĩnh nhưng nổi hơn hết đó là khẳng khái, thẳng thắn, biết quên mình vì nghĩa lớn, ý thức cộng đồng mạnh mẽ, tha thiết yêu quê hương đất nước. Từ đức tính đó, miền quê này đã sản sinh ra biết bao lãnh tụ kiệt xuất từ vua Mai đến Quang Trung, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh…Đó là những sao sáng của nước Việt, là niềm tự hào của người dân Xừ nghệ. Đất Xứ nghệ còn tự hào là vùng đất học. Sự học ở đây không chỉ cho hiểu biết mà còn để “đổi đời”, học để “lấy chữ làm sang”. Thời đại nào cũng vậy, học trò Xứ nghệ cũng đỗ đạt cao, đóng góp cho nhà nước nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học. Khi nói đến xứ Nghệ, người ta thường hay nhắc “ông đồ Xứ nghệ”. Họ là những trí thức được học chữ thánh hiền ,nhưng vì lí do nào đó mà không thể làm quan nên đành quay về nghề dạy học, khăn gói đi khắp bốn phương tìm nơi gieo chữ. Thầy đồ nơi đây còn mang biệt danh “ông đồ gàn”. Gàn của ông đồ Nghệ là bắt nguồn từ ý thức buộc thiên nhiên, buộc hiện thực phải theo lí trí, bắt nguồn từ tính cách của một cộng đồng bất chấp khắc nghiệt của vùng đất khô cằn sỏi đá nhằm “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” để tạo nên sự sống, bắt nguồn từ ý thức biết vượt qua hoàn cảnh bằng lòng quyết tâm nhiều khi đẫm máu…Duy ý chí của người Xứ nghệ. Dù nghèo khó phải tằn tiện khăn áo đi khắp nơi làm nghề gia sư, gõ đầu trẻ để kiếm miếng cơm manh áo với giai thoại “cá gỗ” đeo đẳng suốt hành trình nhưng ông đồ Nghệ không bao giờ hèn kém. Tính gàn không chỉ ở mình ông mà của cả người Xứ nghệ. Thế mới có câu : “Không đi không biết Nghệ An Đi rồi mới thấy nói gàn làm sao” Gàn của người Xứ nghệ chính là trạng thái tâm lý mà ở đó có sự khác biệt, sự xung đột giữa lí trí, và hiện thực, bắt hiện thực phải chiều theo tư duy của lí trí. Đó là thể hiện sự quyết tâm nhưng nhiều khi lại dẫn đến nhận thức và hành động có phần “lệch chuẩn” của người dân nơi đây. Phải chăng tính gàn, tính cương trực, rắn rỏi, bất chấp là nét chung của người Xứ nghệ. Nhưng cũng không đâu như nơi đây, dù đời sống còn khó khăn mà người ta lại thích bàn chuyện “trên trời”, bàn chuyện văn chương, âu đó cũng là để quên đi những khó nhọc của đời thường.Vậy nên, kho tàng văn học dân gian Xứ nghệ vô cùng phong phú. Qua những câu hò, điệu ví, người Xứ nghệ đã gửi gắm cả tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, tri thức cuộc sống đã được cộng đồng tích lũy và được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chỉ duy nhất ở quê tôi có loại dân ca theo thể thơ năm chữ, nguồn mạch ấy dường như không cạn, dù gjờ đây đã có nhiều loại hình sinh hoạt mới. Đó cũng là vườn ươm cho biết bao nhà văn nhà thơ của đất nước. Không đươc thiên nhiên ưu đãi, nên người quê tôi đã hun đúc một tinh thần để giành lấy sự sống cho cộng đồng rèn cho mình một ý chí vươn lên, rèn cho người Xứ nghệ một tính cách mạnh mẽ, dám xông pha, chịu gian khổ, sẵn sàng hi sinh để cuộc sống tốt đẹp hơn . Vùng đất trên nắng chói dưới đất khô cằn đã sản sinh những con người nặng ân tình, nghĩa thủy chung, luôn ý thức vì cộng đồng luôn cân nhắc điều ăn lẽ ở của mình đến mức: “Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.” 1. Đôi Nét Về Gia Phong Xứ Nghệ Nghệ An là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng.Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ An luôn là “ phên dậu của nước nhà”, là “thành đồng ao nóng”, là “then khóa của mọi thời đại”. Từ những thế kỉ trước, Nghệ An là vùng biên viễn của nước Đại Việt, cũng là nơi dân tộc ta đi tiếp cuộc hành trình mở mang bờ cõi về phương Nam. Xa trung tâm nên sự quản lý,ràng buộc của Nhà nước Đại Việt đối với vùng đất này còn khá lỏng lẻo. Suốt cả một thời gian dài, các triều đại phong kiến chưa đủ sức quản lí chặt chẽ và giữ vững an ninh trật tự ở vùng đất này. Vì thế, các cộng đồng dân cư ở đây phần lớn phải tự bảo vệ cho sự bình yên của mình. Mặt khác, do thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt ( nắng, nóng, bão lụt, thiên tai…) nên con người nơi đây đã phải vươn lên bằng sức mạnh của ý chí và nghị lực để tồn tại và phát triển. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nét gia phong của người Nghệ An. Gia giáo, gia pháp, gia huấn, gia lễ, gia phả… được coi là những yếu tố cơ bản để hình thành nên gia phong. Nhưng điều quan trọng là ông bà, cha mẹ, phải sống mẫu mực, phải luôn luôn làm gương cho con cháu và luôn luôn nhắc nhở con cháu sống theo điều hay lẽ phải, tránh những điều xấu điều ác theo những quy định cụ thể của gia phong. Tùy theo hoàn cảnh sống, tùy theo nghễ nghiệp, theo truyền thống mà gia phong ở những gia đình có nét khác nhau: gia đình trí thức khác gia đình quan chức, gia đình nông dân khác gia đình ngư dân… Nhưng nhìn chung đều có những quy định đã được phổ biến đó là lòng biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ, lòng hiếu để, sự cần kiệm, sự chịu thưong chịu khó. Đó là tình làng nghĩa xóm, lòng yêu quê hương, đất nước. Một trong những điều ở gia phong xứ Nghệ có nội dung đó là : - Sống có tình nghĩa, khoan dung, độ lượng, cởi mở, trung thực, phải biết lấy tình nghĩa làm chất keo sơn, gắn bó mọi thành viên trong gia đình tạo nên sự đồng lòng để vượt qua mọi thử thách. - Sống phải khí khái trong sạch, coi thường danh vọng tiền tài “đói cho sạch,rách cho thơm”, ” giấy rách phải giữ lấy lề”, có thể nói, sự khí khái đã trở thành một phương diện cá tính đã in dấu trong gia phong của nhiều gia đình xứ Nghệ. Đôi khi nó còn chứa đựng cả cái “ gàn”, nhưng không phải là thứ gàn dở thông thường đáng ghét mà là một hình thức đặc biệt để bao bọc nhân phẩm con người. - Phải cần, kiệm biết chịu đựng gian khổ nhưng quyết không chịu nhục, biết tính lo xa bởi vì cuộc sống quá nghèo thiếu và bởi những bất trắc và hiểm họa luôn luôn rình rập và đe dọa, phải biết chi tiêu hợp lý phù hợp với hoàn cảnh của mình. - Gia phong Nghệ An rất chú ý giáo dục xây đắp truyền thống yêu nước và cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. - Nét tiêu biểu rất đáng quý và trân trọng được cả nước biết đến và kính nể trong gia phong xứ Nghệ là nêu cao truyền thống hiếu học, coi trọng mục đích và hiệu quả của việc học - tinh thần hiếu học, ý chí sắt đá, thái độ tôn sư trọng đạo là những nếp gia phong cổ vũ người xứ Nghệ khổ học thành tài để làm nên nghiệp lớn. 2. Văn Hóa Ẩm Thực Xứ Nghệ Không cần cầu kỳ, hoa mỹ để có món ăn ngon. Người dân xứ Nghệ chỉ cần những gì bình thường, dung dị nhất để tạo ra những món ăn cho mình.Tuy vậy, nếu ai đã được ăn những món bình dân nơi đây chắc sẽ còn nhớ mãi. Tất nhiên, người thưởng thức phải thực sự là người bình dân hoặc gắn bó với người bình dân mới cảm nhận được giá trị của món ăn đó. Ví như ở xứ Nghệ có lọai cây giống cọ, gọi là “cây tro”. Cây tro có quả như quả trám, được dùng làm món ăn, người xứ Nghệ gọi là “trấy tro”, tro ăn với bánh đúc rất ngon, đến nỗi người ta bảo nhau : “bánh đúc trấy tro bán bò không kịp”. Loại thực phẩm như vậy có gì cao sang đâu, vậy mà người xứ Nghệ rất thích. Người Nghệ không thích những món ăn màu mè, xào nấu, tô điểm công phu mà chỉ thích những món chân chất thô sơ, mộc mạc. Nào rau muống, cà muối, “măng chua - nước chát”, nào ”bún, giá, cá, ruốc”. Ngay trong cách chế biến, nấu nướng, người xứ Nghệ nấu nướng một cách đơn giản, không cầu kì “chặt to kho mặn” là tác phong quen thuộc của các bà nội trợ. Các thứ để gia giảm họ chỉ thêm những gì dễ kiếm và bình dị nhất. “cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa”, hoặc “cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ” những nguyên liệu, dụng cụ mà người Nghệ dùng trong việc ăn uống cũng thường là những loại to lớn, gần với thực trạng lớn lao trong thiên nhiên chứ không phải những thứ thanh mảnh như gạo nếp Voi, chè xanh phải là chè cốt, bát đêm xới cơm hay múc nước phải là loại bát to gọi là “đọi nậy”. Ngay khi ăn uống, người dân có cách ăn mạnh mẽ, đôi khi quyết liệt ào ào. Bánh đúc thì phải bẻ ba, cá trích phải cắn ngang. Nhưng không phải ở vùng đất này không có những món ăn cao cấp. Người xứ Nghệ cũng rất thành thạo cách chế biến các thức ăn trong những ngày có cỗ bàn, ngày lễ, Tết. Người ta cũng làm các loại giò hoa, chả lụa rất cầu kỳ, làm các loại bánh trong, bánh lọc… Người ta biết chọn những thức ăn kết hợp với nhau, thành một thứ mĩ vị vừa có giá trị dinh dưỡng, lại vừa là loại hiếm hoi. Đỏ vàng son, ngon mật mỡ, là chỉ các loại bánh tùng, bánh ngào, có một hương vị rất riêng, khác với các loại bánh mật ở vùng khác.Và đặc biệt, ở Nam Đàn có một loại tương Bần, ngon nổi tiếng cả nước và còn rất nhiều ẩm thực khác.Bên cạnh ăn, thì uống ? Uống cũng vậy thôi, bát nước chè xanh chiều tối bày trên chiếc chiếu trải giữa đất, hay trên những chiếc chõng tre, để mời bà con chòm xóm quây quần nhấm nháp. Những bát nước ấy là cả nghĩa tình. 3.Hồ Chí Minh –Chân Dung Một Con Người. Ở Pari có bức tường “Những người làm nên ở thế kỉ 20” có nụ cười Bác Hồ ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh. Người ta có thể gọi Bác bằng nhiều cách khác nhau : một vị lãnh tụ, một người cộng sản chân chính, một tâm hồn và trí tuệ lớn lao, một con người của những quyết định lịch sử, nhưng trên hết thảy, Hồ Chí Mnh là một người con yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời tại quê ngoại làng Chùa, Nam Đàn, Nghệ An. 500 năm trước, chúng ta có người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, 500 năm sau, theo đúng lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh”, chúng ta có Hồ Chí Minh. Tuổi thơ của cậu bé Cung đã chứng kiến kiếp sống nô lệ lầm than của dân tộc dưới nhiều tầng áp bức. Ngày vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt đi đày, vua đã khẳng khái : “Muôn dân nô lệ từng đàn. Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta”. Khi đó Nguyễn Sinh Cung đang ở Huế cùng cha, trước cảnh đó, cậu đã cúi mặt xuống để không rơi lệ, nhưng cha cậu - nhà Nho yêu nước Nguyễn Sinh Sắc đã nhắc cậu ngoảnh mặt lên nhìn để không quên thù nhà nợ nước vẫn còn chưa trả xong. Từ đó đến mấy chục năm về sau, người thanh niên yêu nước đó không bao giờ cúi mặt nữa, không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì sức mạnh nào, kể cả sau này là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc,Văn Ba, Lý Thụy, Hồ Quang, Bác Hồ hay Hồ Chí Minh. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng với đôi bàn tay trắng. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Rồi anh sang Liên Xô để hoạt động cách mạng Quốc tế. Năm 1924, Lý Thụy sang Trung Quốc, thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu, đồng thời viết cuốn Đường cách mệnh. Sau 30 năm bôn ba, đến năm 1941, Người trở về Việt Nam, thành lập Mặt trận Việt Minh, từ đây Người là Hồ Chí Minh, trực tiếp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ Bác viết : Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài ,nhưg ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người khẳng định : Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ. Bằng niềm tin sắt đá và nhiệt huyết của mình, Người đã nêu gương sáng của một người Việt sống có lý tưởng : Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Trí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào Sức ta đã mạnh, người ta đã đông Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi Thống nhất độc lập, nhất định thành công. Cuộc đời Bác còn có gì đặc biệt? Trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tùng, Bác đã tự nhận là người không có gia đình và không có con nhưng “ gia đình tôi là Việt Nam,con cái tôi là các thanh niên Việt Nam”. Hiếm có vị lãnh tụ nào nếm mật nằm gai chịu khổ cùng quân dân trong những năm kháng chiến, rồi lại sát cánh cùng cả nước dựng xây trong những năm hòa bình như Hồ Chí Minh đã làm. Cho dù không phải tất cả đều diễn ra như mong muốn. Trước những sai lầm nặng nề trong cải cách ruộng đất bởi tính giáo điều bảo thủ và áp đặt Cộng sản. Bác đã khóc nhận trách nhiệm và tự phê bình trước toàn dân : “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có, và tìm mọi cách sửa chữa những khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn là chân chính”. Những năm sau khi hiệp định Giơnevơ bị phá vỡ, đất nước bị chia cắt lại phải lo thù trong giặc ngoài, một mặt là sự đành phá khốc liệt của đế quốc Mỹ tại miền Bắc Việt Nam, một mặt là sự chống Cộng điên cuồng của chính quyền tay sai miền Nam Việt Nam, dân tộc ta vẫn kiên cường đi theo con đường đã vạch ra, đấu tranh không mệt mỏi giữa một bên là sức mạnh vật chất kinh khủng và mù quáng với một bên là sự lựa chọn trí tuệ và tình thương của từng con người. Trong những lúc cam go khó khăn nhất đó, Người vẫn vững một niềm tin, bởi đến ngày thống nhất, chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Thế giới đánh giá ra sao về vị Chủ tịch nước này? Họa sĩ Thụy Điển Eric Johanson nói về Nguyễn Ái Quốc : “ Đó là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác”. Còn nhà thơ Xô Viết Oxit Mangdenstand đã viết : “Cả khuôn mặt Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và tệ nhị, từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải nền văn hóa ở Châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai. Qua cử chỉ cao thượng và tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của nền hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”. Tạp chí TIME đánh giá Bác là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỉ 20. Cuộc sống riêng của Người cũng có nhiều điểm đáng nói. Quê hương nghĩa nặng tình sâu, nhưng cả một đời vì nước vì non, cho đến khi luống tuổi Bác mới chỉ kịp về thăm quê đôi lần. Khi nhà nước có ý định trùng tu lại khu di tích này có đặt cổng ở phía vườn, lúc Bác về thăm mới chỉ ra rằng xưa kia cổng nhà Bác nằm ở phía này, khung cửi cũ của mẹ Bác - bà Hoàng Thị Loan, đặt ở phía kia. Vậy là suốt mấy chục năm bôn ba, cậu bé Cung vẫn nhớ như in những hình ảnh ngôi nhà nhỏ của ông Phó bảng đã nuôi dưỡng tâm hồn Người ngày nào. Trong thư gửi anh cả Nguyễn Sinh Khiêm, Bác viết : Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc Anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc Anh tạ thế tôi không thể lo việc. Than ôi ! Tôi chịu tội bất đễ trước linh hồn Anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước. Thân sinh Bác, cụ Nguyễn Sinh Sắc, mất tại miền Nam, Bác còn chưa về thăm được. Tuổi xế chiều, Bác Hồ đã sống nơi đây, đúng như mong muốn của Người được sống trong ngôi nhà nhỏ, có vườn cây ao cá, sớm chiều bầu bạn với các cụ già em nhỏ, xa lánh vòng danh lợi. Cuộc sống vật chất của Người chỉ nhỏ bé vậy thôi, trái ngược với ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. 4.Bác Hồ Và Quê Hương Nghĩa Trọng Tình Cao Quê Bác nằm ở hạ lưu sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hóa vùng Bắc Trung Bộ, nơi phát tích nhiều nền văn hóa cổ, một vùng văn hóa dân tộc học đặc sắc. Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước thường xuyên đương đầu với muôn vàn giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường. Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc tới tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng của Người. Người yêu quý, giữ gìn, nhập tâm nhiều làn điệu hát ví, hát dặm, hát phường vải của quê nhà. Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh họat văn học dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc Tết. Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động. Trên con đường hoạt động cách mạng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài.Vậy mà một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên: “Xa nhà mấy chốc mấy mươi niên Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm vang vọng của quê nhà. Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói : “ Quê hương nghĩa trọng tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình” Người không quên lối nhỏ vào nhà ngày xưa,cây bưởi trước nhà,cây mít,hàng cau phía sau,chiếc võng tuổi thơ,chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ,khung cửi của mẹ,chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha,những câu chuyện kể của bà. Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình,những kỉ niệm với người bạn câu cá,nhà ông thợ rèn,những buổi trưa thả diều,chăn trâu, đánh trận giả…. Người nhớ và nhắc cho ca sĩ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca về cách phát âm,cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật,Người ưa món tương,món nhút,quả cà giòn tan mằn mặn của quê xa. Quê hương Người có rất nhiều truyền thống quý báu, mang đặc trưng văn hóa Xứ nghệ khó lẫn. Tuy nhiên, con người con người vùng đất ấy cũng có những hạn chế khó tránh khỏi. Để khắc phục những hạn chế ấy, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân dân tỉnh nhà rằng : phải biết phát huy lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước địch họa, thiên tai, cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình, giản dị, mộc mạc, ngay thẳng trong điều ăn lẽ ở. Đồng thời cũng phải biết khắc phục tâm lý nông dân sản xuất nhỏ, manh mún, hẹp hòi, tiết kiệm quá thành hà tiện, ít giao tiếp nên dễ kém năng động, chỉ ham cái lợi trước mắt mà không lo cái lợi to lớn lâu dài, kiên định không đúng cách dễ trở thành bảo thủ, quan liêu, duy ý chí. Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng. Nếp sống đó không chỉ có ở Người khi hoạt động cách mạng bí mật, gian khổ, hiểm nguy mà giữ nguyên vẹn khi Người là chủ tịch nước yêu kính của dân tộc. 5. Dấu Ấn Văn Hóa Xứ Nghệ Trong Cuộc Đời Hồ Chí Minh Con người làm nên xã hội. Gia đình làng xã là thành tố của địa phương, của đất nước. Gia đình, làng xã gắn bó với vận mệnh của quốc gia. Vì vậy lẽ đương nhiên lịch sử đất nước cũng mang trong mình lịch sử của một địa phương. Đồng bào dân tộc, giang sơn đều gói gọn trong một từ Tổ quốc linh thiêng. Huyện Nam Đàn trong lịch sử Việt Nam là vùng đất “ trùng lai danh thắng địa” và “ cổ lai đa hào kiệt”. Nam Đàn có dòng sông Lam, núi Đại Huệ, có ruộng lúa, vồng khoai, hồ sen, lũy tre xanh, con đường đỏ, tiếng chào hỏi, ngọn gió thổi, cánh diều bay…tự bao đời vẫn vậy mà sao cứ náo nức, bịn rịn, tự hào, thân thương mỗi khi nhắc đến. Mỗi một con người, dù đó là ai - là một người bình thường hay là một vĩ nhân, đều có một quê hương. Quê hương là nơi mỗi chúng ta được sinh ra và đón nhận những dấu ấn đầu đời. Những dấu ấn, cảm nhận đó đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi chúng ta, từ đó hình thành nên những tâm tư tình cảm, tư tưởng, phong cách của mỗi người trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng vậy, Bác được sinh ra và sống những năm tháng tuổi thơ ở quê hương xứ Nghệ. Đây là một miền quê nghèo, người dân quanh năm phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để sinh sống và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương. Chính vì vậy, con người xứ Nghệ luôn có những đức tính cần kiệm, yêu lao động, đặc biệt là tinh thần yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết, yêu thương, nhân ái. Bên cạnh đó, con người ở đây còn có tinh thần lạc quan, ham học hỏi để khắc phục thiên nhiên, cải tạo cuộc sống. Mạng đậm dấu ấn văn hóa của núi Hồng, sông Lam, những làn điệu dân ca, câu hò ví dặm…đã tạo nên những nét độc đáo, riêng biệt không thể lẫn với bất kì vùng nào. Sống trong một miền quê trù phú về văn hóa, tiếp xúc và cảm nhận được những tình cảm quê hương - từ nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lắng nghe những điệu hò, câu ví qua giọng hát của bà, của mẹ, tiếp xúc với những tình cảm xóm làng. Lớn lên được sự chỉ bảo, dạy dỗ nghiêm khắc của cha, sự yêu thương của mẹ và nhất là sự kèm cặp của ông ngoại nên dấu ấn văn hóa xứ Nghệ càng thấm sâu vào trong tư tưởng, tình cảm của Người. Dấu ấn xứ Nghệ ấy trong Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp một phần rất lớn trong việc hình thành phong cách của Người. Cụ thể, dù bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước, dù trong lao tù của thực dân hay trong gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến nhưng lúc nào Người cũng luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương - nơi có những người thân yêu nhất của mình. Với Người, tình cảm quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Những cán bộ, nhân viên, chiến sĩ…có vinh dự được sống gần gũi với Người đều có chung một nhận xét : “từ thuở niên thiếu cho đến lúc về già, từ người thanh niên yêu nước đến khi trở thành lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mang đậm phong cách quê hương xứ Nghệ qua từng lời nói, việc làm. Trong tư tưởng tình cảm của Hồ Chí Minh, sự giản dị đơn sơ trong cuộc sống là sự chí công vô tư, vượt lên hết thảy mọi sự ham muốn vật chất đời thường và đó cũng là sự cần kiệm trong cuộc sống - một đức tính tốt đẹp của người dân xứ Nghệ. Sau khi giải phóng Thủ đô, cuối năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại Phủ chủ tịch. Lúc đầu Thường vụ Trung ương Đảng sắp xếp cho Người ở tại ngôi nhà trước đây của Toàn quyền Pháp - một ngôi nhà sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khước từ và chọn cho mình một ngôi nhà của một công dân thợ điện để làm việc cho gần gũi với anh em và các đồng chí của mình. Sau này nơi ở của Người ngôi nhà sàn đơn sơ giữa vườn cây ao cá giản dị đã đi vào huyền thoại. Những đồng chí có dịp được ở gần Người, khi tận mắt chứng kiến bữa ăn của một vị Chủ tịch nước đều nhận xét : Người vẫn nhớ những món ăn đạm bạc của quê hương. Trên mâm cơm vẫn bát canh, quả cà, miếng cá kho hoặc thịt kho, tuyệt nhiên không thấy những món ăn đặc sản xa cách với người lao động. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “dùng cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm nào bởi vì Cụ trọng công đức của người lao động đã làm ra hạt lạc, hạt gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hòa ở một con người”. Cách ăn mặc của Người cũng thật giản dị, thanh tao từ quần áo Người mặc, đôi dép cao su Người đi đều đã mang đậm dấu ấn cần kiệm của văn hóa xứ Nghệ. Trong bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay vẫn lưu giữ bộ quần áo kaki Người mặc lúc sinh thời. Trước đây, khi thấy Người mặc bộ quần áo kaki cũ, các đồng chí phục vụ có ý đề nghị thay bộ mới hơn, Người nói : “Dân ta còn nghèo, đang khó khăn nhiều, Bác có bộ quần áo này là đầy đủ lắm rồi. Xí nghiệp may 10 của Tổng cục hậu cần gửi biếu Bác bộ quần áo kaki mới, Bác nhận song Người gửi lại để xí nghiệp làm phần thưởng thi đua cho anh em công nhân. Trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà Nước bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn dành thời gian để tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi cá…quanh ngôi nhà Bác ở là một khu vườn với nhiều cây hoa trái, trong đó có hàng dâm bụt - gợi nhớ quê nhà. Như vậy chỉ với những gì xung quanh thể hiện qua cách ăn ở, mặc và sinh hoạt ta cũng đã thấy ở trong Chủ tịch Hồ Chí Minh có thấp thoáng nét quê hương, đó là sự giản dị, cần, kiệm trong lao động. Qua những hành động đó ta còn thấy được tình cảm sâu sắc của Người đối với quần chúng nhân dân, một tình yêu san sẻ không muốn sống “trên mức sống của một người dân bình thường”. Tình nhân ái và tình yêu thương mọi người còn thể hiện rất nhiều qua những cử chỉ và hành động của Người. Từ mong muốn nước nhà được độc lập, muốn cho nhân dân có đầy đủ cái ăn cái mặc mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi gian khổ hi sinh. Tính nhân ái đó không chỉ thể hiện cho dân tộc Việt Nam mà cho những người dân lao động khổ cực trên thế giới, đi đến đâu, bất cứ nơi nào Người cũng cảm thấy đau xót trước những người dân mất nước, nô lệ lầm than. Tình nhân ái, và một tình cảm trân trọng tất cả những người xung quanh mình, đó còn là sự nâng niu tình cảm con người, sự bao dung khi đối với những người mắc sai lầm trong quá khứ, từ đó mà khơi gợi lại cho họ những đức tính tốt đẹp, hướng họ đến cái chân - thiện - mỹ. Tinh thần lạc quan ham học hỏi của con người xứ Nghệ, cũng được thể hiện rõ nét hơn cả qua cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta biết rằng với tình yêu nước nồng nàn, để tìm đường cứu nước, Người đã ra đi bằng hai bàn tay trắng, không kể giá lạnh của băng tuyết Người vẫn miệt mài làm việc như bồi bàn, quét tuyết, chụp ảnh…để có tiền hoạt động cách mạng. Rồi khi ở trong tù thì tinh thần của Bác vẫn không hề bị nao núng.Vượt qua những gian khổ ấy là nhờ Người có một niềm tin vững chắc ở phía trước, một tinh thần lạc quan yêu đời. Những vần thơ với những trăn trở về thiên nhiên, quê hương đất nước là một bằng chứng về tinh thần lạc quan của Người. Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ đã rất ham học hỏi, và đức tính đó là một trong những truyền thống của quê hương. Sau này cũng vậy, dù ở đâu trong hoàn cảnh nào Người cũng luôn tranh thủ học ngoại ngữ, đọc sách và nghiên cứu những vấn đề trên thế giới. Chính điều đó đã cho Người một kiến thức uyên bác về thế giới và về thời cuộc. Như vậy, văn hóa xứ Nghệ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc. Những tinh hoa văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của Người, là một phần rất quan trọng trong việc hình thành phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, ở Hồ Chí Minh, bất cứ làm việc gì, khi còn trẻ hay đã già, trong phong cách ứng xử, sinh hoạt, làm việc, tư duy…vẫn mang đậm dấu ấn văn hóa quê hương. Có được điều đó cũng bởi từ rất sớm Người yêu tha thiết mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền thống, yêu tha thiết những người dân lam lũ nhưng lạc quan yêu đời. Trước khi rời khỏi thế giới này, Bác vẫn nhớ da diết về quê hương xứ Nghệ của mình. Trong nhạc phẩm “ Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn vẫn để lại một tình cảm xúc động cho chúng ta “…Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu Ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ…Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim…”. Qua con người Hồ Chí Minh, chúng ta - những người dân xứ Nghệ càng thêm tự hào và thêm yêu quê hương mình - một xứ Nghệ đã in đậm trong trái tim và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. KẾT LUẬN “Quê hương nghĩa trọng tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình” Hai chữ quê hương đã hằn sâu trong tâm trí mỗi con người chúng ta, đó không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà quê hương là nơi để ta nhớ về, là nơi thả hồn theo những câu hát xa xưa mà cho tới tận ngày nay còn lưu giữ. Xứ Nghệ thân thương mang trong mình dòng máu hào hùng của dân tộc, lòng nhiệt huyết của cha anh cùng với tinh thần hiếu học; nơi ấy cậu bé Sinh Cung đã ra đời và lớn lên theo những câu hò, những điệu dân ca của mẹ, tình yêu thương và lòng yêu nước của cha.Sớm được tiếp thu những tư tưởng yêu nước của cha, phải chứng kiến kiếp sống nghèo khổ, lầm than của nhân dân chịu bao tầng áp bức, thống khổ ngày.Suốt 40 năm bôn ba khắp năm châu Nguyễn Ái Quốc không quên mối thù nhà nợ nước vẫn còn chưa trả xong, Người cùng quân dân nếm mật nằm gai, sát cánh cùng cả nước dựng xây trong những năm hòa bình. Người không bao giờ cúi mặt, không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ sức mạnh nào dù là trong kháng chiền hay trong thời bình. Quê hương nghĩa nặng tình sâu, vậy mà suốt cả cuộc đời Người chỉ về thăm quê được đôi lần, Người vẫn nhớ như in những điệu hò thuở nhỏ, những đêm trăng cha đọc thơ, tiêng kẽo kẹt thoi đưa đêm đêm mẹ ngồi dệt vải, bắt gặp lại tuổi thơ trong những câu đò đưa mẹ thương hay hát.Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ trầm ấm, vang vọng của quê nhà. Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa, chiếc võng tuổi thơ, phản gỗ, khung cửi, mấy pho sách của cha và những câu chuyện của bà. Bác khao khát được nghe một đôi làn quan họ trước khi tìm về với Lênin, Bác nhớ về Làng Sen, về Hoàng Trù, về tuổi thơ, về những buổi trưa thả diều, đánh trận giả dưới cái nắng chói chang, những trận gió lào của miền quê xứ Nghệ. Bác Hồ - vị cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã đi xa nhưng tình yêu mà cả dân tộc dành cho Bác vẫn còn đây, những câu ví dặm ân tình vẫn còn đây và Người còn sống mãi trong trái tim nhân loại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDấu ấn quê hương xứ nghệ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh.doc