Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA

Góp phần định hình cụm kinh tế Từ Sơn, phát triển cụm kinh tế có quy mô lớn, diện mạo bề thế phồn vinh, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất và chiếm ưu thế cao trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng quảng bá chất lượng sản phẩm và các chủng loại sản phẩm sản xuất tại Nhà máy

pdf60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất tháng 6 năm 2006. - Công ty liên doanh sản xuất máy biến áp chuyển tải 220 kV, công suất 25 MVA đến 450 MVA (liên doanh với nước ngoài, vốn đầu tư 15 triệu USD) sự kiến đi vào sản xuất tháng 12 năm 2006. Sau khi hoàn thành xây dựng Khu trung tâm liên kết đầu tư và phát triển công nghệ HANAKA, dự kiến tổng doanh thu của các công ty trong tập đoàn ước tính đạt khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng /năm, sử dụng trên 1000 lao động tại địa phương. II. Nguồn vốn đầu tư của Nhà máy: Ngồn vốn đầu tư để thành lập Nhà máy cũng thuộc nguồn vốn của công ty TNHH Hồng Ngọc. Là doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn chỉ bao gồm: nguồn vốn đi vay và nguồn vốn tự có. Tổng vốn ban đầu của dự án là: 176.374 triệu đồng 1.Vốn đi vay: Vốn vay khi thành lập Nhà máy là: 135.175 triệu đồng Nguồn vốn vay này được vay từ ngân hàng Thương mại và hoàn trả từ nguồn vốn khấu hao và lợi nhuận thu được hàng năm của công ty với lãi xuất 11,4%/ năm, thời gian hoàn vốn là: 7 năm 10 tháng. 2. Nguồn vốn tự có: Nguồn vốn tự có ban đầu của Nhà máy là: 41.199 triệu đồng 3.Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Với NPV= 33.267 triệu đồng IRR= 18,4% Thời gian dự kiến hoàn vốn là 7 năm 10 tháng Khoản nộp ngân sách nhà nước: thuế đất 50 triệu VNĐ/ năm, thuế thu nhập doanh nghệp 624 triệu VNĐ/ năm. - Cơ cấu vốn đầu tư trong Nhà máy: + Vốn cố định: 126.374 triệu đồng, trong đó: Chi phí thiết bị đầu tư: 1816 triệu đồng Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 1800 triệu đồng Chi phí quản lý công trình: 363 triệu đồng Chi phí xây dựng: 36.313 triệu đồng Chi phí máy móc thiết bị: 81.696 triệu đồng Chi phí phương tiện vận tải: 1.027 triệu đồng Chi phí thiết bị văn phòng: 150 triệu đồng Chi phí hệ thống điều hoà: 1500 triệu đồng Lãi vay trong giai đoạn đầu tư: 1559 triệu đồng + Vốn lưu động: 50.000 triệu đồng Vốn đầu tư trong Nhà máy tăng theo từng năm hoạt động: Đơn vị: triệu VNĐ Vốn đầu tư Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tuyệt đối Tăng so với năm 2001(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2002(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2003(%) Số tuyệt đối Tăng so với năm 2004(%) 64.005 18,4 103.303,4 61,4 143.000 38,43 300.000 97 - Cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm là việc đầu tư liên tục trong suốt quá trình sống của dự án. Nhà máy thiết bị điện HANAKA có cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng ban đầu chiếm khoảng: 20% tổng số vốn ban đầu và tăng dần theo từng năm Đơn vị: triệu VNĐ Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT Số tiền đầu tư CLSP Chiếm tỷ lệ trong tổng VĐT 12.801 20% 25.825,85 25% 43.186 30,2% 91.500 30,5% IV. Quy trình khảo sát chất lượng của sản phẩm 1.Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào: Các nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, khi sản phẩm được vận chuyển về kho phải còn đầy tủ tem mác của nơi sản xuất chúng, đồng thời bộ phận quản lý chất lượng sẽ kiểm tra, kiểm soát các nguyên liệu không phù hợp sẽ loại bỏ. Nguyên vật liệu đầu vào cũng đều được thử nghiệm qua hệ thống thử nguyên liệu sản phẩm của Nhà máy nhất là các sản phẩm chịu nhiệt lớn, mỗi tuần một lần phòng QC sẽ đại diện cử nhân viên trực tiếp xuống xưởng kiểm tra xem xét các nguyên vật liệu đầu vào sau khi đã nhập tránh tình trạng oxi hoá ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. 2.Chu trình kiểm tra chất lượng: 2.1 Phạm vi áp dụng: - Áp dụng cho + Dây chuyền chế tạo máy biến thế + Dây chuyền sản xuất cáp nhôm + Đối tượng kiểm soát: Từ nguyên vật liệu mua vào, bán thành phẩm và thành phẩm. 2.2 Nội dung: Nội dung của chu trình kiểm tra chất lượng được biểu hiện thông qua sơ đồ sau: Mô tả lưu đồ: - Phát hiện sản phẩm không phù hợp: + Công nhân + Cán bộ kỹ thuật phân xưởng Phát hiện sản phẩm không phù hợp Gắn phiếu SP không phù hợp Thực hiện Đánh giá Lập phương án sử lý Duyệt Kiểm tra lại Chỉ định người theo dõi Cần KP/PN Lưu hồ sơ Loại bỏ Duyệt Lưu hồ sơ thực hiện + Phòng QC - Gắn phiếu sản phẩm không phù hợp: + KCS có trách nhiệm đóng dấu đã kiểm soát sản phẩm không phù hợp + KCS lập phiếu, chuyển phiếu cho kỹ thuật phân xưởng + Kỹ thuật phân xưởng có trách nhiệm xem xét tiếp bước 3 - Đánh giá xác định nguyên nhân: dựa vào hiện trạng của sản phẩm, kết quả kiểm tra của KCS. Kỹ thuật phân xưởng xác định nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp tuỳ theo mức độ mà đề xuất phương án xử lý bước 3. - Xử lý không phù hợp: + Mức độ phân xưởng xử lý: Những sản phẩm mức độ có thể xử lý được mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, công nghệ chế tạo, sản xuất, thiệt hại giá trị kinh tế thấp. + Mức độ phòng kỹ thuật xử lý: Mức độ sai hỏng ảnh hưởng đến quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất. Không thể làm tiếp được ở công đoạn sau, có thiệt hại đến giá trị kinh tế. - Cấp duyệt: Theo cấp duyệt của bước 4, phân xưởng xác nhận, phó giám đốc kỹ thuật duyệt. - Thực hiện: Trong phương án xử lý của bước 4 nêu rõ: người thực hiện có thể là cá nhân, tập thể hay đơn vị sản xuất, ghi rõ trách nhiệm chính phần thực hiện ( nếu là tập thể hay đơn vị ), thực hiện xong báo cho KCS kiểm tra. - Kiểm tra sau thực hiện: Nhân viên phòng QC thự hiện kiểm tra, sản phẩm lỗi nhẹ, chưa phù hợp yêu cầu thì cần xử lý, khắc phục quay lại làm tiếp các bước 3; 4; 6. Sanr phẩm không đạt lập phiếu loại bỏ có ý kiến của lãnh đạo Nhà máy sau đó lưu hồ sơ tại đơn vị thực hiện sau đó tiếp tục thực hiện bước 8 - Duyệt: khi loại bỏ phải được phó giám đốc duyệt. - Chỉ định người theo dõi: Đơn vị thực hiện chỉ định người theo dõi. người theo dõi có trách nhiệm theo dõi trong quá trình quản lý. - Cần có biện pháp khắc phục phòng ngừa: + KCS dựa vào kết quả kiểm tra và sự không phù hợp mang tính chất lặp lại, đề xuất việc thực hiện khắc phục phòng ngừa chuyển cho đơn vị thực hiện. 3.Kiểm tra chất lượng đầu ra: Sau khi sản phẩm hoàn thành chuẩn bị xuất ra ngoài thì phải qua công đoạn kiểm tra chất lượng đầu ra. Chất lượng đầu ra được kiểm tra về kích cỡ, chạy thử sau đó mới gián mác và đóng bao bì bảo quản cho sản phẩm. Được thể hiện ở sơ đồ sau: Sản phẩm đầu ra Phòng QC kiểm tra chất lượng Kích cỡ Độ phù hợp Vận hành thử Đạt yêu cầu Dán nhãn mác Xuất hàng V. Đầu tư vào máy móc trang thiết bị: Đầu tư vào máy móc trang thiết bị bao gồm cả đầu tư ban đầu, đầu tư mới và sửa chữa trang thiết bị trong suốt quá trình vận hành. 1. Đầu tư mới hiện đại hoá thiết bị: Việc hiện đại hoá trang thiết bị được cập nhật thường xuyên đối với Nhà máy. Ban đầu đã trang bị cho mình một hệ thống trang thiết bị hiện đại, tuy nhiên để sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường và sản xuất một cách có hiệu quả thì việc đầu tư vào trang thiết bị phải được thực hiện đều đặn và ngày một được chú trọng hơn. Trang thiết bị đầu tư phục vụ chế tạo sản phẩm máy biến áp: tt Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nước sản xuất 1 Máy quấn dây cao thế một lõi tự động dải dây (PLC) Cái 04 IMI - Việt Nam 2 Máy quấn dây cao thế hai bối tự động dải dây (PLC) Cái 04 IMI - Việt Nam 3 Máy quấn dây hạ thế Cái 04 IMI - Việt Nam 4 Máy quấn dây ngang Cái 01 IMI - Việt Nam 5 Máy cắt giấy Cái 02 Nhật Bản 6 Máy gia công cách điện Cái 01 Nhật Bản 7 Máy dập căn mang cá Cái 02 Nhật Bản 8 Máy gấp giấy Cái 02 Trung quốc 9 Máy bọc giầy cách điện Cái 01 Việt Nam 10 Máy hàn nối dây áp lực Cái 02 Nhật Bản 11 Máy cưa vòng Cái 02 Đức 12 Máy hàn TIC 200 Cái 01 Nhật Bản 13 Xe nâng 2.5T Cái 01 Nhật Bản 14 Cầu trục 5T Cái 02 Nhật Bản 2.2. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị: - Thông qua các lần sủa chữa bảo dưỡng định kỳ hàng quý, tháng , năm. Trưởng phòng cơ điện có trách nhiệm xác định những thiết bị đã bị xuống cấp để Đầu tư nâng cấp các thiết bị đó, dự trù vật tư phụ tùng thay thế. Các thiết bị được nâng cấp phù hợp đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. Đầu tư nâng cấp thiết bị là công cuộc đầu tư liên tục và thường xuyên nhằm loại bỏ các yếu tố hình thành việc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng. VI. Đầu tư đào tạo đội ngũ nhân sự: 1. Giáo dục đào tạo phát triển người lao động: Do chủ trương của Nhà máy là áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại nên đòi hỏi bộ máy quản lý và trực tiếp sản xuất không ngừng được hoàn thiện cả năng lực chuyên môn lẫm hệ thống cơ chế quản lý. Nhu cầu về nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được nhà máy xác định đúng, kịp thời và được cung cấp đầy đủ về con người, phương pháp làm việc, điều kiện môi trường làm việc. Trong các nguồn lực trên Nhà máy xác định yếu tố con người là quan trọng nhất. Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng của Nhà máy. mọi thành viên trong Nhà máy đều được đào tạo thích hợp, có kyc năng và kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu công việc. Nhà máy thường xuyên xác định nhu cầu nhân lực, tổ chức các khoá đào tạo để mọi người nhận thức được vai trò của mình đóng góp vào việc theo đuổi mục tiêu chung. Tại Nhà máy nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ những đòi hỏi về trình độ và năng lực cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Các phòng ban có chức năng trực tiếp xác định nhu cầu đào tạo phối hợp với phòng tổ chức hành chính phối hợp khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đáp ứng của cán bộ công nhân viên thông qua hình thức: kiểm tra chuyên môn, tay nghề, phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Sau đó phòng tổ chức hành chính trực tiếp tổng hợp các nhu cầu dựa trên các yêu cầu xây dựng kế hoạch mục tiêu chiến lược giáo dục và đào tạo cụ thể. Việc xây dựng một kế hoạch giáo dục và đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế cần thiết và trình độ của cán bộ công nhân viên. - Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ: Do chủ trương của nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến máy móc thiết bị hiện đại nên đòi hỏi Nhà máy không ngừng hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn lẫn hệ thống cơ chế quản lý. Nhà máy luôn coi trọng những thành quả của công nghệ tin học phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực quản lý: Nhà máy xác định đối tượng chủ yếu của lĩnh vực này là các cán bộ lãnh đạo trong Nhà máy xuất phát từ yêu cầu hoạt động và nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của Nhà máy về: quản lý nguồn lực, quản trị chất lượng, quản lý sản xuất… - Mục đích: xác định các trình tự công việc nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển ổn định, đi lên của doanh nghiệp. - Phạm vi áp dụng: quy trình này áp dụng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu đào tạo: Trưởng đơn vị hàng năm đánh giá năng lực chuyên môn và xác định nhu cầu đào tạo bổ sung cho từng vị trí công việc. Thống kê nhân lực và xác định yêu cầu nhân lực cho từng vị trí. Lập nhu cầu đao tạo theo biểu mẫu Lãnh đạo Nhà máy đưa ra định hướng phát triển, xác định nhu cầu đào tạo trong năm. - Tập hợp nhu cầu: bộ phận phụ trách đào tạo tổng hợp nhu cầu đào tạo từ lãnh đạo Nhà máy và các đơn vị trong Nhà máy để lập kế hoạch đào tạo hàng năm. - Kế hoạch đào tạo: Bộ phận phụ trách đào tạo lập vào tháng 1 hàng năm dựa trên những căn cứ sau: đánh giá chuyên môn, định hướng phát triển mở rộng của lãnh đạo, nhu cầu đào tạo bổ sung cho các đơn vị, yêu cầu nâng cao tay nghề cho công nhân viên. 2.Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên: 2.1. Đào tạo nội bộ: Là việc tổ chức đào tạo tại Nhà máy do giảng viên, công nhân bậc cao hoặc giảng viên từ bên ngoài giảng dạy có hai hình thức đào tạo: đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ. - Đào tạo tập trung: Bộ phận, cán bộ phụ trách đào tạo lập trương trình đạo tạo, bố trí giảng viên danh sách học viên, thời gian, địa điểm, thông báo tới các đơn vị nội dung, trương trình học. Các bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo: + Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm đào tạo về kỹ thuật, tay nghề, chỉ dẫn công nghệ, quy trình vận hành. + Phòng tổ chức – Hành chính: Có trách nhiệm phổ biến các quy định, quy chế của công ty, an toàn lao động phòng cháy chữa cháy. Các bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo người hướng dẫn phải soạn thảo giáo trình và được hội đồng đào tạo phê duyệt. - Đối với đào tạo kèm cặp: trưởng các đơn vị có trách nhiệm phân công hoặc trực tiếp đào tạo cán bộ công nhân viên của đơn vị mình, phổ biến các quy định, quy chế hướng dẫn công nhân theo trương trình đã được biên soạn. - Tiến hành đào tạo: Bộ phận phụ trách đào tạo có trách nhiệm tổ chức đào tạo, theo dõi quá trình đào tạo: số lượng học viên tham gia chất lượng đào tạo và đánh giá kết quả. - Đánh giá kết quả đào tạo: + Đối với đào tạo nâng cao tay nghề: tổ chức làm bài kiểm tra lý thuyết và thực hành thông qua hội đồng đào tạo ra đề lên thang và chấm điểm. + Đối với đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo mang tính phổ biến: có thể chấm điểm hoặc chỉ nhận xét sau khoá học. 2.2. Đào tạo bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, thông báo đào tạo của các tổ chức đào tạo. Phòng tổ chức hành chính làm quyết định cử đi đào tạo phải thông qua lãnh đạo Nhà máy ký quyết định. 3.Đào tạo mới: - Việc tiếp thu những công nghệ mới dây truyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi Nhà máy có những đợt đào tạo mới nhất là đối với con em trong Nhà máy được cử đi đào tạo về phụ vụ tại Nhà máy. Nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo này vào khoảng 20 triệu đồng/ năm. - Hàng năm Nhà máy tổ chức tuyển sinh bổ sung cán bộ mới có kinh nghiệm và năng động hơn thay thế cho những cán bộ không đủ năng lực làm việc tại Nhà máy đồng thời qua đó tiếp thu những cái mới, tạo đà cho các cán bộ luôn cố gắng học hỏi và nâng cao tay nghề của mình. *. Đánh giá hiệu lực đào tạo: hàng năm, trưởng phòng đơn vị lập phiếu nhận xét hiệu quả đào tạo, từ đó xác định nhu cầu bổ sung cho các đợt tiếp sau. Bộ phận phụ trách đào tạo tổng kết đào tạo năm, từ đó lên kế hoạch và ra quyết định đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề. VII. Đầu tư phát triển thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường: Định hướng khách hàng và thị trường: 1.Hiểu biết khách hàng và thị trường: Thị trường máy biến áp trong nước hiện đã co công ty, Nhà máy sản xuất như: Công ty thiết bị điện Biên Hoà, Nhà máy thiết bị điện Đông Anh, công ty liên doanh ABB, công ty liên doanh vinatakaoka, công ty cơ điện Thủ Đức, cáp điện có công ty cơ điện Trần Phú, công ty cơ điện DEASUNG, LGVINA, CADIVI… Hầu hết các nhà máy này đã đi vào hoạt động hàng vài chục năm trong thị trường trong Nam và ngoài Bắc. Sản phẩm của họ đã được thực tế kiểm nghiệm, thương hiệu của họ đã được khách hàng bước đầu chấp nhận, thị phần của họ đã chiếm một tỷ lệ cao trong nghành điện Việt Nam. Nói lên điều này khẳng định một khó khăn vô cùng to lớn trong cạnh trạnh sản phẩm thương hiệu HANAKA mới đi vào sản xuất trong mấy năm nay. Sản phẩm máy biến áp và dây điện của Nhà Máy đã bắt đầu thâm nhập và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài như: Các nước tròn khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Phi, Nam mỹ… Tổng công ty điện lực Việt Nam và các công ty điện lực nói riêng, các công ty liên doanh thiết bị điện của các tỉnh, thành phố trong cả nước là những khách hàng thường xuyên của Nhà Máy với mức tiêu thụ ổn đinh và xu hướng tăng. Các bán thành phẩm của dây cáp điện và Nhà Máy biến áp: lõi thép cắt chéo 450, cánh tản nhiệt vỏ kiểu tự giãn nở …được HANAKA cung cấp thường xuyên cho các công ty, Nhà Máy sản xuất biến áp lớn của VIệt Nam. Ngoài ra, HANAKA đã và đang tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các đối tác, khách hàng nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Malaysia. Italia, Đức, Trung Quốc… 1.1. Xác định và lựa chọn khách hàng: Để giữ vững và mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh gay gắt, lãnh đạo Nhà máy đã xác định lấy chất lượng làm vũ khí cạnh tranh hàng đầu; đồng thời không ngừng cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm để thoả mãn khách hàng và giảm chi phí để có mức giá cạnh tranh, Nhà Máy luôn so sánh đối chiếu kết quả kinh doanh của mình với kết quả kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh. Để tăng thị phần, Nhà Máy không ngừng củng cố và tăng cường uy tín, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, lắng nghe và thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. Khách hàng là nguồn thông tin tốt về đối thủ cạnh tranh và họ thường sử dụng các yếu tố của đối thủ cạnh tranh để ghây áp lực đối với hoạt động của Nhà Máy. Các thông tin này được phòng kinh doanh - kế hoạch trực tiếp lưu trữ trong hệ thống thông tin dự liệu thị trường; cung cấp các thông tin về hoạt động cạnh tranh, thiết kế sản phẩm và lập kế hoạch chiến lược lâu dài. Phòng kinh doanh - kế hoạch là đầu mối thường xuyên nắm những đòi hỏi , thay đổi của thị trường về chất lượng, sản phẩm, mẫu mã và chủng loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Nhà Máy còn thường xuyên tham gia Hội trợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm, tiếp thu ý kiến, củng cố mối quan hệ với khách hàng. Từ thông tin thu thập được phòng kinh doanh - kế hoạch đưa vào hệ thống thông tin dữ liệu thị trường để xử lý kịp thời nhằm đưa ra những quyết định kịnh doanh phù hợp. Các thông tin dữ liệu được tổng hợp đối chiếu với từng nguồn gốc đầu vào để xác định tính khách quan và xác thực. Từ hệ thống thông tin dữ liệu này được các nhân viên đều có thể tham khảo và các yêu cầu, mong muốn của khách hàng được xác định một cách chính xác. Phòng kinh doanh kế hoạch phối hợp với các phòng ban chức năng xác lập các yêu cầu đối với việc cải tiến, thiết kế sản phẩm và đề xuất các vấn đề ưu tiên giải quyết. Phòng kỹ thuật công nghệ sẽ tập hợp và phân tích dữ liệu thu được từ nhiều nguồn đầu vào khác nhău để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn khách hàng ở mức cao nhất. Thông qua hệ thống thông tin và dữ liệu thu thập được phòng kinh doanh kế hoạch sẽ phân tích thông tin, dữ liệu một cách toàn diện về thị phần, số liệu so sánh đối chiếu với các đối thủ cạnh tranh, công dụng, chất lượng sản phẩm và các kiến nghị của khách hàng. 1.2. Đáp ứng các yêu cầu trong tương lai: Việc đảm bảo tính khách quan, chính xác và đầy đủ khi thu thập và truyền đạt thông tin dữ liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu trong tương lai của khách hàng. Hàng năm Nhà Máy đều tổ chức một khoá nâng cao nghiệp vụ về cách thức thu thập thong tin từ phía khách hàng cho cán bộ có liên quan. Để thiết kế sản phẩm mới, việc nắm bắt các yêu cầu của khách hàng và khám phá các sản phẩm tương lai cũng đều được coi trọng. Nhà Máy luôn cập nhật và tìm hiểu môi trường pháp lý trong nước và quốc tế để duy trì đổi mới liên tục nhằm đáp ứng các yêu cầu và sự thay đổi của môi trường cạnh tranh. Nhà Máy luôn tạo dựng tiềm lực vững mạnh để sẵn sàng chấp nhận những thử thách trong tương lai, thông qua các nỗ lực về tạo lập uy tín đối với khách hàng và các bên cung cấp đổi mới công nghệ thiết bị, xây dựng phát triển nguồn nhân lực… Nhà máy liên tục xem xét đánh giá các quá trình dùng để xác định mức độ thoả mãn của kách hàng căn cứ vào các chỉ tiêu: Tính chính xác, đầy đủ, khách quan và kịp thời của thông tin dữ liệu về các khuynh hướng đối với khách hàng hiện tại và tiềm năng; các phương pháp tốt nhất để dự đoán thị trường, số lần khiếu nại của kách hàng… 1.3. Các quan hệ với khách hàng và sự thoả mãn khách hàng: 1.3.1. Quan hệ với khách hàng: Bộ phận quản lý khách hàng của phòng kinh doanh kế hoạch là đầu mối liên hệ trung gian giữa khách hàng với Nhà Máy. Đầu tiên khách hàng liên hệ qua người bán, người cần liên hệ sẽ được thông tin để gặp đại diện Nhà Máy để giải quyết. Điện thoại, Fax, Thư điện tử, thư góp ý được phổ biến rộng rãi giúp Nhà Máy tiếp thu ý kiến của khách hàng nhằm sửa đổi, cải tiến, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Các ý kiến của khách hàng được xem xét, đánh giá một cách khẩn trương thông qua cán bộ thuộc bộ phận quản lý khách hàng của phòng kinh doanh kế hoạch. Nếu khách hàng không vừa ý với ý kiến đó có thể liên hệ trực tiếp với Ban Giám Đốc để giải quyết. Nhà máy luôn chú trọng đến việc cải tiến đến các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Hệ thống thông tin dữ liệu thị trường dự kiến mọi khả năng để hiểu biết khách hàng và được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau: từ đại diện quan hệ với khách hàng, từ bên cung cấp từ các báo cáo về quan hệ với khách hàng do các nhân viên trực tiếp quan hệ, cho phép Nhà Máy có khả năng xác định chính xác và nhanh chóng các yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Để đảm bảo nắm bắt kịp thời và thoả mãn tốt hơn các yêu cầu của khách hàng Nhà Máy luôn coi trọng hoạt động theo sát khách hàng thông qua các hình thức sau: Tăng cường các đợt thâm nhập, điều tra khảo sát thị trường, tham gia các hội trợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm, tiếp thu ý kiến, củng cố mối quan hệ với khách hàng. Hệ thống thông tin và xử lý các yêu cầu của khách hàng được bộ phận quản lý khách hàng thuộc phòng Kinh doanh kế hoạch cập nhật và giải quyết kịp thời, hiệu quả. Hàng tháng ban giám đốc tổ chức kiểm tra quá trình giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng và thoả mãn khách hàng. Với triết lý kinh doanh làm vừa lòng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh và cơ chế kinh hoạt nên các dịch vụ hỗ trợ khách hàng luôn được Nhà Máy coi trọng. Với đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật điện nên Nhà Máy nhanh chóng giải quyết nhanh các khiếu nại của khách hàng. Mọi yêu cầu của khách hàng về bảo hành các sản phẩm của Nhà Máy được đáp ứng một cách kịp thời dưới mọi hình thức: hướng dẫn qua điện thoại, cử nhân viên có kinh nghiệm đến hiện trường giải quyết. Dịch vụ sau bán hàng và xử lý khiếu nại của khách hàng đã được lập thành một quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng của Nhà Máy. Khi có phản ánh của khách hàng về sản phẩm của Nhà Máy, người thông tin thuộc phòng kinh doanh vật tư thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết: Xác định máy còn trong thời gian bảo hành, địa điểm, điện thoại, tình hình diễn biến dự cố, đề nghị của khach hàng, đề xuất biện pháp xử lý. Sau đó ghi vào phiếu tiếp nhận và xử lý khiếu nại khách hàng, trình phó Giám Đốc kỹ thuật xét duyệt. Sau đó ghi vào sổ khiếu nại khách hàng để theo dõi. 2.Xác định sự thoả mãn khách hàng: 2.1. Cách thức xác định sự thoả mãn của khách hàng: Tổ chức khảo sát khách hàng là quá trình đầu tiên để xác định sự thoả mãn khách hàng nhằm đảm bảo tính chính xác khách quan của thông tin dữ liệu đã thu thập. Bộ phân khách hàng của phòng kinh doanh kế hoạch thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Phòng kinh doanh kế hoạch hàng tháng quan sát, thống kê các ý kiến nhằm xác định chính xác mức độ thoả mãn của khách hàng. Đối với Nhà Máy, việc xác định thái độ khách hàng trong tương lai là một trong những cơ sở để xây dưọng chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu thị trường. 2.2. Sự thoả mãn kách hàng so với đối thủ cạnh tranh: Thông qua các đợt khảo sát cách tốt nhất, khách quan và hợp lý nhất để Nhà Máy xác định sự thoả mãn khách hàng liên quan đến đối thủ cạnh tranh là thực hiện các đợt khảo sát do một tổ chức độc lập tiến hành với các đối thủ cạnh tranh, trực tiếp thông qua bộ phận khách hàng của phòng kinh doanh kế hoạch trên cơ sở quan hệ tốt với khách hàng và đại diện của đối thủ cạnh tranh. Nhà Máy thường xuyên tiến hành những đợt khảo sát thông qua bên thứ 3, khách hàng và các đơn vị cung ứng nhằm tìm hiểu về hoạt động và sự thành công của đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn khách hàng. 2.3. Đánh giá và cải tiến quá trình xác định sự thoả mãn của khách hàng: Bộ phận khách hàng thuộc phòng kinh doanh kế hoạch thường xuyên đánh giá kiểm tra sự thoả mãn của khách hàng để điều chỉnh và cải tiến một cách kịp thời thông qua việc so sánh với hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Bộ phận khách hàng kiểm tra lĩnh vực mà ở đó các đối thủ cạnh tranh đang vượt trước cùng các lợi thế cạnh tranh của họ sau đó nghiên cứu để đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu của khách hàng. Hàng tháng, hàng quý Nhà Máy tiến hành đánh giá thoả mãn của khách hàng theo các thông số cụ thể. Đến nay số lần khiếu nại của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ đã giảm một cách rõ rệt Nhà Máy quan tâm hàng đầu đến chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp, chế độ hậu mãi khách hàng tốt. Vấn đề khiếu nại chủ yếu tập trung vào tiến độ giao hàng (46%), bảo hành sản phẩm (8%), Chất lượng sản phẩm (0,6%). 3.Một số hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: - Nhà máy liên tục có các dự án đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong Nhà máy chưa được trú trọng bởi vậy đây là một nguyên nhân làm hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng chưa đạt hiệu quả cao như dự định. - Việc cho ra đời các san phẩm mới đối với Nhà máy chưa nhiều chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, mặt khác với nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao đồi hỏi sự đa dạng về tính năng và mẫu mã khi sử dụng thìi yêu cầu này ngày càng một trở nên cần thiết. - Nhà máy đã sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại và liên tục cập nhật các máy móc thiết bị mới nhưng một yếu tố trở thành nhược điểm của Nhà máy là các sáng kiến của cácn bộ công nhân viên chưa thực sự được trú trọng,khuyến khích một cách thoả đáng làm giảm bớt những tính năng ưu việt khi vận hành máy móc khi cho rs đời các sản phẩm ưu việt. Chương II: Giải pháp, định hướng việc đầu tư nâng cao chất lượng tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. 1.Giải pháp: 1.1 Hệ thống chất lượng: Phải tổ chức lại hệ thống chất lượng trong Nhà máy một cách khoa học hơn. Sự xắp xếp đồng đều và khoa học trong hệ thống chất lượng để có sự phối hợp nhịp nhàng cho ra đời những sản phẩm tốt hơn đã thực sự trở nên cần thiết trong các công đoạn sản xuất thiết bị điện ở Nhà máy. Vịêc đầu tư vào hệ thống chất lượng cần đạt được hiệu quả tối ưu, ngoài các lưu đồ hiện Nhà máy đang sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng thì Nhà máy nên xét đến sự tác động của các nhân tố khi cho ra đời sản phẩm bằng biểu đồ xương cá . Từ đây sẽ bóc tách được từng nhân tố cụ thể, chất lượng sản phẩm là mối tổng hoà khi các nhân tố kết hợp một cách tốt nhất, vì vậy sẽ điều chỉnh các nhân tố ấy bằng cách đầu tư tập trung như thế nào vào từng nhân tố sao cho phù hợp. Biểu đồ xương cá các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm: S¬ ®å 11 cho ta thÊy nguyªn nh©n g©y ra l­îng b¸nh H­¬ng Th¶ Máy móc thiết bị Con người Môi trường tiến độ Nhiệt độ Công tác QLCL phương pháp Xưởng Công cụ KT Thái độ LV Tính năng CL TB Điện Chủng loại Chất lượng thép NK Máy móc thiết bị Công nghệ NVL 1.1.1.Nguyên vật liệu: Lá thép lõi tôn kỹ thuật điện Nhà máy chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản nên giá thành cao và việc cung ứng chịu nhiều tác động của ngoại cảnh chủ yếu do địa lý. Mặt khác tại Từ Sơn - Bắc Ninh đây là địa điểm chuyên thu đổi phế liệu, tiền thân của Nhà máy cung là một cơ sở thu đổi phế liệu. Điều này cho thấy rằng việc chế tạo nguyên vật liệu phụ cũng có thể tận dụng được từ nguồn này. Việc gia công sơ chế và đưa vào sản xuất qua các công đoạn sẽ không tốn kém bằng việc nhập khẩu nguyên vật liệu nhất là các nguyên vật liệu phụ, tiết kiệm được một khoản đầu tư từ nguyên liệu mà chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng. 1.1.2.Chủng loại: Chủng loại cho ra đời sản phẩm với chất liệu khác nhau giá thành sẽ khác nhau việc đa dạng hoá này chưa được chú trọng. Giải pháp đưa ra với vấn đề nguyên vật liệu này là ổn định thu mua chế biến nguyên vật liệu trong nước liên kết chặt chẽ với đối tác nước ngoài, qua đó tìm hiểu chất lượng chất lượng nguyên vật liệu cũng như giá thành để có nguyên vật liệu đó. 1.1.3. Về công cuộc đầu tư: Nhà máy có tiềm năng phát huy cả về đầu tư chiều rộng cũng như đầu tư chiều sâu bởi vì đầu tư chiều rộng là tiền đề của đầu tư chiều sâu. Trên thực tế Nhà máy cần tùm hiểu rõ những hạn chế của đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu để có biện pháp kết hợp hai hình thức đầu tư này được tốt hơn. - Nhược điểm của đầu tư chiều rộng: Chiếm được thị trường nhưng trong một thời gian dài không phải lúc nào thiết bịu điện của nhà máy cũng chiếm được ưu thế của khách hàng do đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày một đông. Khi đầu tư chiều rộng đòi hỏi lượng khách hàng ngày càng cao và khi đó việc áp dụng công nghệ về cả ba mặt: Kinh tế, kỹ thuật, bảo vệ môi trường không được kết hợp chặt chẽ với nhau. Đầu tư chiều rộng rất hạn chế trong việc nâng cao đào tạo chất lượng nguyên vật liệu. Không áp dụng được hệ thống thông tin quản lý hiện đại và mô hình quản lý hiện đại - Nhược điểm của đầu tư chiều sâu: Vốn đầu tư lớn, và do đó rủi ro sẽ cao, thời gian dài do đó có thể khi đó sản phẩm đưa ra thị trường sẽ quá nhiều và bão hoà, đầu tư chiều sâu không đồng bộ không tương thích giữa nội dung đầu tư không những không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến lãng phí, đây là yếu tố mà Nhà máy nên chú trọng hơn khi thực hiện công cuộc đầu tư theo chiều sâu để đảm bảo tính đồng bộ trong đầu tư, tại đây cần đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực đầu vào tương ứng với công xuất máy móc thiết bị. 1.1.4.Đầu tư vào yếu tố con người: - Thái độ làm việc: Ngoài hình thức trả lương đảm bảo cuộc sống người lao động và đúng năng lực chuyên môn, Nhà máy cần có một chế độ khuyến khích khen ngợi sự sáng tạo phát minh của công nhân viên trong nhà máy. Nên có một khoản quỹ được lấy ra từ nguồn vốn đầu tư vào chất lượng sản phẩm để tặng thưởng cho các công nhân viên trong việc cải tạo phát minh nâng cấp chất lượng sản phẩm bởi chất lượng sản phẩm tác động bởi yếu tố con người là sự kết hợp không chỉ kiến thức năng lực với trách nhiệm mà còn có cả lòng say mê tận tụy với chính công việc mà họ làm. 1.1.5.Đào tạo vào môi trường làm việc trong công ty: Môi trường làm việc sản xuất thiết bị điện chịu nhiệt độ rất cao, tiếng ồn lớn và thường xuyên tiếp xúc với hệ thống điện rất nguy hiểm. Nếu như không có các hệ thống bảo hộ thực sự đảm bảo chất lượng người công nhân làm việc tại nơi đây sẽ mắc phải những căn bệnh nghề nghiệp và nguy hiểm tính mạng vì thế người công nhân sẽ không thực sự nhiệt tình để làm việc. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là đầu tư vào các yếu tố phụ trợ tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. *. Giải pháp an toàn lao động phòng chống cháy nổ và xử lý tác động môi trường: + An toàn lao động: Để đảm bảo vệ sinh khu công nghiệp và an toàn lao động trong bố trí dây truyền công nghệ sẽ tập trung chú ý đến điều kiện làm việc và vận hành máy của người lao động như tiếng ồn, bụi và nhiệt độ cũng như trang thiết bị, đồ dùng bảo hộ lao động cho từng người thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định hiện hành của nhà nước. + Việc bố trí thiết bị phải nhất thiết tuân thủ nội dung sau: Các thiết bị cao hoặc đặt cao phải có sàn thao tác, phải có sàn lên xuống và lan can bảo vệ. Bố trí điện chiếu sáng nơi sản xuất và chiếu sáng bảo vệ và đường đi lại. Hệ thống tiếp đất thiết bị chống sét phải thường xuyên kiểm tra. Các hệ thống thiết bị có nguy cơ mất an toàn lao động như dây đai, bộ phận chuyển động … phải có bộ phận che cho phù hợp. - Đối với người lao động: Mọi người lao động phải được đào tạo về nghề nghiệp và học tập về an toàn lao động, thực hiện nội dung về vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động cho phân xưởng, thiết bị và bản thân người lao động. + Phòng chống cháy nổ: Để đảm bảo an toàn về phòng hoả ngoài việc bố trí sẵn 6 họng cứu hoả cho mỗi nhà máy, đảm bảo bán kính hoạt động trên dưới 100m thì công ty cần bố trí rải rác các khu chứa cát và các bình chữa cháy nhỏ cá nhân. Các công nhân trước khi làm việc cho công ty sẽ phải học về an toàn cháy nổ. - Triển khai thực hiện bảo dưỡng máy móc thiết bị: Phòng cơ điện căn cứ trên kế hoạch bảo dưỡng từng tháng hoặc năm dự trù vật tư quý đã được duyệt, triển khai phân công người bảo dưỡng theo đúng yêu cầu trong các danh mục thiết bị cần được bảo dưỡng. Phân công bảo dưỡng thiết bị cần phải hiểu rõ những công việc cần thực hiện theo hướng dẫn bảo dưỡng và phải chuẩn bị đủ vật tư, phụ tùng thay thế, dụng cụ đồ nghề, thiết bị kiểm tra cần thiết trước khi thực hiện bảo dưỡng để đảm bảo tiến hành bảo dưỡng đạt chất lượng, đúng yêu cầu, đúng tiến độ, hạn chế thời gian ngừng máy ở mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. - Sửa chữa lớn: Thông qua các lần sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ hàng quý, hàng năm. Trưởng phòng cơ điện phải có trách nhiệm xác định những thiết bị đã xuống cấp, lập kế hoạch sửa chữa lớn, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế, trình Giám đốc xem xét phê duyệt và gửi cho các đơn vị chức năng thực hiện. Các đơn vị liên quan phải có kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo việc sửa chữa lớn đúng thời gian và tiến độ, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty. Sau khi sửa chữa xong phải được nghiệm thu và phê duyệt các thiết bị này mới được đưa vào hoạt động trở lại. Nguồn vốn trích ra để cho hoạt động bảo dưỡng này phải thường xuyên và theo tiến độ để đáp ứng kịp thời và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 1.2. Giải pháp về đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị mới: Hiện nay để đảm bảo cho Nhà máy hoạt động thực sự có hiệu quả và đạt chất lượng cao thì ngoài các thiết bị đã được trang bị thì các thiết bị quan trọng nhập khẩu từ các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến để đảm bảo bắt kịp thời công nghệ tiên tiến trên thế giới và thời gian hữu dụng từ 15 đến 20 năm. Các sản phẩm này cần đạt tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo đầy đủ tính năng sử dụng. - Xưởng lắp ráp: Giá: USD TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Lò xấy hơi dầu 400 kW 1 Set 465.000 465.000 2 Sàn lắp ráp bằng điện 10T 1 Set 45000 45000 3 Bồn chứa dầu đã lọc 2 18.000 36.000 4 Máy lọc dầu chân không 6000l/h 1 55.000 55.000 5 Máy lọc dầu 1 3000 3000 6 Bơm dầu 1 1000 1000 7 Bơm dầu 1 5.000 5.000 8 Máy bọc 1 5.000 5.000 9 Máy lốc bìa cách điện 1 20.000 20.000 10 Máy hàn thanh đồng 2 400 800 11 Máy hàn Tig 1 500 500 12 Sàn thu hồi dầu 1 14.000 14.000 13 Bơm dầu 1 600 600 14 Thùng chứa dầu thải 1 2.000 2.000 15 Cần trục 15T điều khiển từ xa 2 198.000 396.000 16 Cần trục 32T điều khiển từ xa 1 73.000 73.000 17 Thiết bị treo song song 1 42.000 42.000 - Xưởng quấn dây: Giá: USD Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Máy quay dây trục đứng 1 122.000 122.000 2 Máy quay dây trục đồng 2 25.000 70.000 3 Thiết bị ép bối dây 1 64.500 64.500 4 Lò sấy bối dây dạng nằm 1 112.000 112.000 5 Máy hàn Butt 2 2.000 4.000 6 Khuôn dây 7T 1 30.000 30.000 7 Khuôn quấn dây 10T 1 44.000 44.000 8 Cần trục 32T điều khiển từ xa 1 73.000 73.000 9 Xe ray 1 31.000 31.000 10 Sàn lắp ráp bối dây 2 25.000 25.000 - Xưởng cách điện: TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Thiết bị mỏng bìa catông 1 194.000 194.000 2 Máy cắt bìa 1 7.300 7.300 3 Máy cột thanh đệm bối dây 1 6.100 6.100 4 Máy cân đệm bối dây 1 1.200 1.200 5 Máy mài bìa cách điện 1 16.500 16.500 6 Khoan di động 1 7.500 7.500 7 Máy mài tấm đệm 1 17.200 17.200 8 Máy cắt vòng tròn 1 18.300 18.300 9 Máy mài 4m 1 28.500 28.500 10 Máy cưa thẳng 580230mm 1 1.200 1.200 11 Cầu trục 5T điều khiển từ xa 1 32.000 32.000 - Xưởng sản xuất lõi: Giá: USD TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Máy cắt chéo 900 1 780.000 780.000 2 Thiết bị bật lõi 100T 1 55.000 55.000 3 Cầu trục 10T điều khiển từ xa 1 43.000 43.000 - Xưởng hàn: Giá: USD TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Máy cắt tỉa lửa điện 10m 1 89.000 89.000 2 Máy thuỷ lực 163100m 1 56.000 56.000` 3 Máy gấp mép thuỷ lực 1600kN 1 66.000 66.000 4 Máy hàn CO2 1 3.500 3.500 5 Máy cuộn tấm 163100m 1 34.000 34.000 6 Thiết bị phun bi 107,75 5 131.000 131.000 7 Cầu trục 20T điều khiển từ xa 1set 65.000 65.000 8 Phòng phun sơn 1065m 1 64.000 64.000 9 Lò sấy sơn 106,55 1 38.000 38.000 - Xưởng máy phát điện và thử nghiệm: Giá: USD TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Tổng giá 1 Tổ máy phát 5000kVA, 50Hz 1set 280.500 280.500 2 Máy biến áp tự ngẫu 1 24.500 24.500 3 Tổ máy phát 2000kVA, 200Hz 1set 200.500 200.500 4 Máy biến áp trung gian 1 110.700 110.700 5 Máy biến áp thử nghiệm tần 500kVA 1 100.200 100.200 6 Máy phát điện áp xung 600kV 1 210.000 210.000 7 Tụ bù 80MVAR 1 360.800 360.800 8 Tủ điện cao áp 10 12.500 125.000 9 Tủ điện hạ áp 4 3.500 14.000 10 Kháng trở song song 1 9.500 9.500 11 Bàn điều khiển 2 7.000 7.000 12 Máy biến áp đo lường dòng 3 5.700 17.100 13 Máy biến áp đo lường điện áp 3 5.700 17.100 14 Hệ thống đo lường 1 57.000 57.000 15 Tủ DC 1 17.500 17.500 16 Thiết bị bổ trợ 1 set 30.000 30.000 2. Định hướng đầu tư trong thời gian tới: 2.1.Tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất dây cáp điện xuất khẩu: Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đang có nhu cầu lớn về dây cáp nhôm, dây cáp đồng, thanh cái và phát huy hiệu quả đầu tư Nhà máy sự kiến thực hiện dự án theo trình tự thời gian sau: TT Nội dung công việc Tháng/2005- 2006 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 1 Kí kết hợp đồng xây dựng nhà xưởng, móng, máy phát điện 2 Nhập khẩu thiết bị, lắp đặt thiết bị đào tạo công nhân 3 Vận hành chạy thử không tải và có tải cho dây truyền vào sản xuất Dự án này được nghiên cứu và thực hiện hoàn thành trong thời gian tới được căn cứ vào sự phát triển liên tục của lưới điện Việt Nam, việc nhà nước đầu tư lớn cho xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của đất nước. Nhu cầu về cáp điện (đồng, nhôm) của thị trường xuất khẩu là rất lớn. 2.2. Tiến trình thực hiện và đưa vào vận hành khu trung tâm liên kết Hưng Thịnh mới: Mục tiêu hoàn thiện cơ cấu kinh tế của công ty, mở rộng mặt hàng, đa dạng hoá các dịch vụ phục vụ, tích luỹ tư bản tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế HANAKA, giúp các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của mình, tiếp cận và tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh tế, mở rộng, nâng cao hiệu quả đầu tư trên địa bàn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. - Góp phần định hình cụm kinh tế Từ Sơn, phát triển cụm kinh tế có quy mô lớn, diện mạo bề thế phồn vinh, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất và chiếm ưu thế cao trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng quảng bá chất lượng sản phẩm và các chủng loại sản phẩm sản xuất tại Nhà máy. - Tiến trình thực hiện dự án đầu tư: Để nhanh chóng thực hiện mục tiêu và phát triển hiệu quả đầu tư công ty dự kiến thực hiện dự án theo trình tự thời gian sau: Hạng mục Tháng/ năm 2007 2 3 4 5 6 7 Kí kết hợp đồng và xây dựng móng của trung tâm. Nhập khẩu thiết bị, lắp đặt thiết bị, tuyển dụng đội ngũ nhân viên… Vận hành chạy thử máy móc thiết bị mới không tải và có tải dây truyền sản xuất. 3. Kiến nghị đối với nhà nước: - Để thu hút đầu tư từ chính nguồn vốn trong dân cư nhà nước và các địa phương cần có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ đầu tư chung cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều lao động và nhân công. Mặt khác việc hỗ trợ sau đầu tư cũng cần được quan tâm và xem xét để doanh nghiệp có nền tảng để duy trì hoạt động đầu tư của mình. Để khuyến khích việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nhà nước có thể khuyến khích cho mỗi giải thưởng nhận được là hình thức quảng cáo miễn phí hay một phần đầu tư vốn của nhà nước thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm cần sự tuyệt đối an toàn như thiết bị điện. - Đi đôi với việc khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhà nước cần đặt ra các tiêu chí cho các giải thưởng chất lượng một cách chặt chẽ và xác thực hơn nữa, không phải thông qua các hồ sơ giải thưởng chất lượng mà phải kiểm nghiệm và đến cơ sở một cách thực tế đồng thời nhà nước cần xúc tiến và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới vào các dự án đế có một chất lượng sản phẩm không có khoảng cách với các sản phẩm cùng loại trên thế giới. - Nhà nước cần khuyến khích hơn nữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu đầu vào, nếu như các máy móc thiết bị hay các nguyên liệu mà Việt Nam không có nhà nước cần có các chính sách giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa việc đầu tư nâng cao chất lượng của mình. Kết luận Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của hoạt động Đầu tư. Tuy nhiên, đây được coi là khâu quan trọng của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp sản xuất. Quá trình chuẩn bị ra nhập WTO với nhiều cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, góp phần chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với mục tiêu dài hạn và bền vững. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Giáo trình kinh tế đầu tư Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS.Từ Quang Phương. NXB Thống Kê. 2. Quản lý chất lượng sản phẩm Chủ biên: PGS. TS: Nguyễn Quốc Cừ, NXB Khoa Học Kỹ thuật 1998. 3. Cách tư duy quản lý chất lượng của người Nhật - Trần Quang Tuệ, NXB Lao Động 1999. 4. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - Đặng Minh Trung, NXB Giáo Dục 1997 5. Tạp trí thời báo kinh tế 6. Báo kinh tế đầu tư 7. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư – TS: Nguyễn Bạch Nguyệt, NXB Thống Kê. 8. Hồ sơ giải thưởng chất lượng của Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA 2005. 9. Sổ tay chất lượng của nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA và các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm trong Nhà máy. 10. Quản lý chất lượng theo TQM và ISO 9000 – PGS.TS: Nguyễn Quốc Cừ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2000. 11. Các trang web: - www.mpi.gov.vn - www.dei.gov.vn - www.mot.gov.vn MỤC LỤC Chương I: Thực trạng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. . 1 I.Mục đích hoạt động của Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA ....... 4 1.Mục đích hoạt động: ............................................................................. 4 1.1.Vì lòng say mê và ý tưởng không ngừng vươn lên của giám đốc trẻ Mẫn Ngọc Anh. .................................................................................... 4 1.2.Sản phẩm chính của Nhà máy: ....................................................... 5 2.Quy trình hoạt động của Nhà máy và phương thức thực hiện hoạt động đó. ........................................................................................................... 6 2.1Quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ: ......................................... 6 2.2. Các quá trình hỗ trợ: ...................................................................... 7 2.2.1. Thiết kế và duy trì các quá trình hỗ trợ: ................................... 7 2.2.2. Nội dung các khâu trong quá trình hỗ trợ: ............................... 7 2.3.Các quá trình cung ứng và đối tác: ............................................... 10 2.3.1. Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng:...................................... 10 2.3.2. Thông tin phản hồi tới bên cung cấp: .................................... 11 2.3.3. Đánh giá cải thiện hoạt động quản lý và mối quan hệ các bên cung cấp: ......................................................................................... 11 II.Mối quan hệ giữa đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty: .................................................................................................................. 11 1. Đầu tư và chất lượng sản phẩm: ......................................................... 11 2. Các kết quả đạt được: ........................................................................ 12 2.1. Hiệu quả đầu tư: .......................................................................... 12 2.2. Chất lượng sản phẩm: .................................................................. 13 2.3 Kết quả kinh doanh: ..................................................................... 14 2.3.1. Kết quả tập trung vào khách hàng: ........................................ 14 3.2.2.Các kết quả về thị trường tài chính: ........................................ 17 2.1.3.Các kết quả về nguồn nhân lực: .............................................. 20 II. Nguồn vốn đầu tư của Nhà máy: ........................................................ 27 1.Vốn đi vay: ......................................................................................... 27 2. Nguồn vốn tự có: ............................................................................... 27 3.Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: .............................................................................................. 27 III.Quy trình khảo sát chất lượng của sản phẩm .................................... 29 1.Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào: ..................................................... 29 2.Chu trình kiểm tra chất lượng: ............................................................ 29 2.1 Phạm vi áp dụng: .......................................................................... 29 2.2 Nội dung: ..................................................................................... 30 3.Kiểm tra chất lượng đầu ra: ................................................................ 32 IV.Đầu tư vào máy móc trang thiết bị: .................................................... 33 1.Đầu tư mới hiện đại hoá thiết bị: ......................................................... 33 2.2. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị: ..................................................... 34 V. Đầu tư đào tạo đội ngũ nhân sự: ........................................................ 34 1. Giáo dục đào tạo phát triển người lao động: ...................................... 34 2.Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên: .................................. 36 2.1. Đào tạo nội bộ: ............................................................................ 36 2.2. Đào tạo bên ngoài: ....................................................................... 37 3.Đào tạo mới: ....................................................................................... 37 VI. Đầu tư phát triển thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường: ................. 37 1.Hiểu biết khách hàng và thị trường: .................................................... 37 1.1. Xác định và lựa chọn khách hàng: ............................................... 38 1.2. Đáp ứng các yêu cầu trong tương lai: .......................................... 39 1.3. Các quan hệ với khách hàng và sự thoả mãn khách hàng: ............ 40 1.3.1. Quan hệ với khách hàng: ....................................................... 40 2.Xác định sự thoả mãn khách hàng: ..................................................... 42 2.1. Cách thức xác định sự thoả mãn của khách hàng: ........................ 42 2.2. Sự thoả mãn kách hàng so với đối thủ cạnh tranh: ....................... 42 2.3. Đánh giá và cải tiến quá trình xác định sự thoả mãn của khách hàng: .................................................................................................. 42 3.Một số hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: ........... 43 Chương II: Giải pháp và định hướng của việc đầu tư nâng cao chất lượng tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA. ................................................................................................... 44 1.Giải pháp: ........................................................................................... 44 1.1 Hệ thống chất lượng: .................................................................... 44 1.1.1.Nguyên vật liệu: ..................................................................... 45 1.1.2.Chủng loại: ............................................................................. 45 1.1.3. Về công cuộc đầu tư: ............................................................. 45 1.1.4.Đầu tư vào yếu tố con người: ................................................. 46 1.1.5.Đào tạo vào môi trường làm việc trong công ty: ..................... 46 1.2. Giải pháp về đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị mới: ............ 48 2. Định hướng đầu tư trong thời gian tới: ............................................... 53 2.1.Tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất dây cáp điện xuất khẩu: ................................................................................... 53 2.2. Tiến trình thực hiện và đưa vào vận hành khu trung tâm liên kết Hưng Thịnh mới: ................................................................................ 53 Kết luận: ........................................................... Error! Bookmark not defined.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Hồng Ngọc – Nhà máy sản xuất thiết bị điện HANAKA.pdf
Luận văn liên quan