CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, dẫn đến các nhu cầu về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng ngày một tăng cao. Cùng với đó là lượng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của người dân thải ra cũng ngày một nhiều hơn, lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường. Nhất là tại các vùng nông thôn, do chưa có sự đầu tư xây dựng các Nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt hay xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân chủ yếu được thu gom tạm thời vào các bể chứa rồi đem đốt bỏ mà không qua quy trình xử lý nào sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
Gò Quao là một huyện nằm trong vùng Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 45km về phía Đông Nam, cách thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang 25 km về phía Tây. Mấy năm gần đây, do huyện có các chính sách thu hút đầu tư hợp lý nên đã có các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương làm cho diện mạo của địa phương cũng được thay đổi về kinh tế cũng như đời sống nhân dân địa phương thay đổi theo hướng đi lên. Cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày một nhiều hơn và được thu gom, xử lý một cách tự phát gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch, lựa chọn và xây dựng khu xử lý để tái sử dụng và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường.
Để xử lý lượng rác thải hợp vệ sinh, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư cho huyện Gò Quao lập Dự án ”Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang”.
Đề tài tập trung vào đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Với đề tài Luận văn đánh giá tác động môi trường, cần hoàn thành các mục tiêu như sau:
- Đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường.
- Trên cơ sở những dự báo và đánh giá, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh.
1.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang. Qua đó, cũng sẽ đóng góp một số ý kiến làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng, trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động của dự án về phương diện bảo vệ môi trường và có thể giúp cho ban quản lý dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong khu vực.
104 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, dẫn đến các nhu cầu về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng ngày một tăng cao. Cùng với đó là lượng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của người dân thải ra cũng ngày một nhiều hơn, lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường. Nhất là tại các vùng nông thôn, do chưa có sự đầu tư xây dựng các Nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt hay xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân chủ yếu được thu gom tạm thời vào các bể chứa rồi đem đốt bỏ mà không qua quy trình xử lý nào sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
Gò Quao là một huyện nằm trong vùng Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 45km về phía Đông Nam, cách thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang 25 km về phía Tây. Mấy năm gần đây, do huyện có các chính sách thu hút đầu tư hợp lý nên đã có các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương làm cho diện mạo của địa phương cũng được thay đổi về kinh tế cũng như đời sống nhân dân địa phương thay đổi theo hướng đi lên. Cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày một nhiều hơn và được thu gom, xử lý một cách tự phát gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch, lựa chọn và xây dựng khu xử lý để tái sử dụng và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường.
Để xử lý lượng rác thải hợp vệ sinh, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư cho huyện Gò Quao lập Dự án ”Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang”.
Đề tài tập trung vào đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Với đề tài Luận văn đánh giá tác động môi trường, cần hoàn thành các mục tiêu như sau:
- Đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường.
- Trên cơ sở những dự báo và đánh giá, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh.
1.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang. Qua đó, cũng sẽ đóng góp một số ý kiến làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng, trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động của dự án về phương diện bảo vệ môi trường và có thể giúp cho ban quản lý dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong khu vực.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật. Chất thải rắn của một quá trình sản xuất này có thể là nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Chất thải rắn có thể định nghĩa là bao gồm tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa.
Chất thải rắn có thể phân loại bằng các cách khác nhau. Phân loại dựa vào nguồn gốc xuất xứ như là rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình đập phá nhà xưởng hoặc chất thải trong quá trình xây dựng. Phân loại dựa vào đặc tính tự nhhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc chất không có khả năng gây cháy.
2.1.2. Quá trình phát triển và quản lý chất thải rắn
Chất thải rắn có từ ngày đầu khi con người có mặt trên mặt đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn. Sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân số lúc bấy giờ còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất hữu dụng để đồng hoá các chất thải rắn còn rất lớn nên đã không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Khi xã hội phát triển con người sống tập hợp thành nhóm, cụm dân cư thì sự tích lũy của các chất thải trở nên đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Sự thải bỏ các thực phẩm thừa và các loại chất thải khác tại các thị trấn, đường phố, trục giao thông, khu đất trống dẫn đến môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gặm nhấm như chuột. Các loài gặm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét. Chúng mang các mầm bệnh gây nên bệnh dịch hạch. Do không có sự thiết lập kế hoạch quản lý chất thải rắn đã dẫn đến sự lan truyền các bệnh trầm trọng vào giữa thế kỷ 14 tại Châu Âu.
Mãi đến thế kỷ 19 việc kiểm soát dịch bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm và họ nhận thấy rằng các chất thải từ thực phẩm dư thừa cần phải được thu gom và tiêu huỷ hợp vệ sinh để kiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi và các vi khuẩn truyền bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và việc lưu trữ, thu gom, và vận chuyển các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy chuột, ruồi, và các vi khuẩn truyền bệnh sinh sản tại các bãi rác không hợp vệ sinh cũng như tại các căn nhà ổ chuột và các loại côn trùng khác. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái (đất, nước, không khí) là do việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có 22 loài bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.
Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn từ đầu thế kỷ 20 là:
Thải bỏ chất thải rắn trên mặt đất
Thải bỏ vào nước (sông, hồ, biển)
Chôn lấp chất thải vào trong lòng đất
Giảm thiểu và đốt chất thải
Cho đến nay hệ thống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển đặc biệt là ở Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu quả cao ra đời do sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây:
Hệ thống tổ chức quản lý
Quy hoạch quản lý
Công nghệ xử lý
Luật pháp và quy định quản lý chất thải rắn
Sự hình thành và ra đời của các luật lệ và quy định về quản lý chất thải rắn ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay.
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sinh thái
Các hiện tượng liên quan đến sinh thái như ô nhiễm nước và không khí, cũng liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Ví dụ, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Trong khu vực khai thác mỏ sự rò rỉ từ nơi thải bỏ các chất thải có thể chứa các độc tố như đồng, arsenic, hoặc là nước cấp bị ô nhiễm với các hợp chất muối Ca và mg. Mặc dù thiên nhiên có khả năng pha loãng, phân tán, phân huỷ, hấp phụ để làm giảm tác động của sự phát thải vào trong khí quyển, trong nước, và trong đất. Sự mất cân bằng sinh thái xuất hiện khi khả năng đồng hoá của thiên nhhiên vượt mức giới hạn cho phép.
Trong khu vực có mật độ dân số cao, sự thải bỏ các chất thải gây nên nhiều vấn đề bất lợi về môi trường. Lượng rác thay đổi từng nơi theo từng khu vực.
Ví dụ như sự thay đổi về số lượng rác thải ở khu vực thành thị và nông thôn. Tại Việt Nam ước tính trung bình vao thoi diem 2007 một người dân ở các thành phố phát thải từ 0,9 đến 1,2 Kg rác/ngày, và người dân ở các đô thị nhỏ và nông thôn phát thải từ 0,5 đến 0,65 Kg rác/ngày. Tổng lượng chất thải sinh hoạt thải hồi vào môi trường được ước tính là khoảng 8 triệu tấn/năm.(Theo bài viết phế thải gia cư ở Việt Nam của TS. Mai Ánh Tuyết, nguồn www.khoahoc.net)
2.1.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn
2.1.4.1. Quản lý chất thải rắn đô thị
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có thể xem như là một bộ phận chuyên môn liên quan đến sự phát sinh, lưu giữ và phân chia tại nguồn; thu gom, phân chia, chế biến và biến đổi; trung chuyển và vận chuyển; tiêu hủy chất thải rắn một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc cơ bản là sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảnh quan, các vấn đề môi trường, và liên quan đến cả thái độ cộng đồng.
Mục đích của quản lý chất thải rắn:
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
- Bảo vệ môi trường
- Sử dụng tối đa vật liệu
- Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
- Giảm thiểu rác ở bãi rác
2.1.4.2. Quản lý chất thải rắn tổng hợp
Sự chọn lựa kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật, và chương trình quản lý để đạt được mục đích quản lý chất thải được gọi là quản lý chất thải rắn tổng hợp (ISWM). Văn phòng bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA) đã đưa ra thứ bậc hành động ưu tiên trong việc thực hiện ISWM là: Giảm tại nguồn, tái chế, đốt chất thải, và tiêu hủy. Hiệu quả lớn nhất của chương trình này là giảm được kích thước và kinh phí xây dựng lò đốt. Tái chế chất thải cũng giảm được các yếu tố làm thiệt hại nồi hơi, loại bỏ được các thành phần xỉ, và các chất bẩn khác trong lò luyện.
2.1.4.3. Các công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải rắn
a/. Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, củng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này củng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.
b/. Các loại giấy phép
Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất thải rắn được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu hủy chất thải rắn được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó tiếp diễn.
c/. Các công cụ kinh tế
- Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất thải rắn: phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm.
- Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn
- Các hệ thống ký quỹ - hoàn trả: các hệ thống ký quỹ - hoàn trả biểu hiện mối quan hệ giữa thuế và trợ cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với các khách hàng được thiết kế để khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm
2.1.4.4. Những thách thức của việc quản lý chất thải rắn trong tương lai
Xã hội càng phát triển, dân số thế giới càng gia tăng kết hợp với sự đô thị hoá và công nghiệp hóa làm cho lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Những thách thức và cơ hội có thể áp dụng để giảm thiểu lượng rác thải trong tương lai là:
Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội
Giảm lượng rác thải tại nguồn
Phân chia rác tại nguồn
Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn
Phát triển công nghệ mới.
2.1.5. Hiện trạng và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
2.1.5.1. Tình hình phát sinh
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn CTR, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp.
2.1.5.2. Tình hình quản lý
Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường của các tỉnh / thành phố, quận / huyện thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác.
2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR thích hợp.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại; các công sở, trường học, công trình công cộng
- Từ các hoạt động xây dựng: xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
- Từ các nhà máy xử lý chất thải
- Các hoạt động công nghiệp; nông nghiệp
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào cách phân loại trên ta có bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư
Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.
Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm.
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Công trình xây dựng và
phá huỷ
Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Gạch, betong, thép, gỗ, thạch cao, bụi,...
Dịch vụ công cộng đô thị
Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm
Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí.
Nhà máy xử lý chất thải đô thị
Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác.
Bùn, tro
Công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt.
Nông nghiệp
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.
Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.
Nguồn : Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
2.2.2. Thành phần chất thải rắn
2.2.2.1. Thành phần chất thải rắn
Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR.
Thành phần riêng biệt thay đổi theo vị trí địa lý, vùng dân cư, mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm gồm 14 chủng loại mà trong đó thành phần thực phẩm thừa (chất thải hữu cơ) là chiếm tỉ lệ phần trăm nhiều nhất. Cụ thể như được trình bày ở bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2 Sự phân phối các thành phần chất thải rắn
trong các khu dân cư ở các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao
STT
Thành phần (%)
Nước thu nhập thấp
Nước thu nhập TB
Nước thu nhập cao
A
Chất hữu cơ
1
Thực phẩm thừa
40 – 85
20 – 65
6 - 30
2
Giấy
1 – 10
8 – 30
20 - 45
3
Carton
5 - 15
4
Nhựa
1 - 5
2 – 6
2 - 8
5
Vải vụn
1 - 5
2 – 10
2 - 6
6
Cao su
1 - 5
1 – 4
0 – 2
7
Da
0 – 2
8
Rác vườn
1 – 5
1 – 10
10 – 20
9
Gỗ
1 - 4
B
Chất vô cơ
1
Thủy tinh
1 – 10
1 – 10
4 - 12
2
Can thiếc
2 - 8
3
Nhôm
1 - 5
1 - 5
0 - 1
4
Kim loại khác
1 - 4
5
Bụi, tro
1 – 40
1 – 30
1 - 10
Nguồn : Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
Nhìn vào bảng số liệu 2.2 ta có nhận xét: thực phẩm thừa chiếm tỉ lệ phần trăm trọng lượng rất cao tại các nước có thu nhập thấp. Điều này có thể do các loại rau quả, thức ăn không được sơ chế trước khi đưa vào sử dụng.
Các thành phần chất thải rắn tái sinh, tái chế
- Lon nhôm
- Giấy và carton: Giấy báo; thùng carton hỏng; giấy chất lượng cao; giấy loại hỗn hợp
- Nhựa: Chai nước giải khát, Chai sữa, bình đựng xà phòng, túi xách, bao bì nylon...các phế phẩm làm từ nhựa.
Ngoài ra còn có các chất thải khác là: Thủy tinh; sắt thép; kim loại màu; cao su cũng cần tái chế sử dụng lại vì lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
Sự thay đổi thành phần chất thải rắn trong tương lai:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần CTR trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch quản lý CTR, đồng thời nó cũng quyết định các qui định, dự án và chương trình quản lý cho các cơ quan quản lý (như là sự thay đổi các thiết bị chuyên dùng).
Bốn thành phần có xu hướng thay đổi lớn là:
- Thực phẩm thừa
- Giấy và carton
- Rác vườn
- Nhựa dẻo (plastic).
2.2.2.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường
Thành phần của chất thải rắn không mang tính chất đồng nhất. Do đó việc xác định thành phần của các chất thải không phải là công việc đơn giản.
Một cách xác định đơn giản nhất hiện nay vẫn áp dụng là phương pháp một phần tư. Trình tự tiến hành như sau:
- Mẫu chất thải rắn ban đầu được lấy từ khu vực nghiên cứu có khối lượng khoảng 100-250kg. Đổ đóng rác tại một nơi độc lập riêng biệt, xáo trộn đều bằng cách vun thành đống hình côn nhiều lần. Khi mẫu đã trộn đều đồng nhất chia hình côn làm 4 phần bằng nhau.
- Kết hợp 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành 1 đống hình côn. Tiếp tục thực hiện bước trên cho đến khi đạt được mẫu thí nghiệm đúng quy định, cân khoảng 20-30kg để phân tích thành phần.
- Mẫu rác sẽ được phân loại thủ công, bằng tay. Mỗi thành phần sẽ được đặt vào mỗi khay tương ứng. Sau đó đem cân các khay và ghi khối lượng của các thành phần. Để có số liệu các thành phần chính xác, các mẫu thu thập nên theo từng mùa trong năm.
2.2.3. Tính chất của chất thải rắn
2.2.2.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén trong thành phần chất thải rắn
a/. Khối lượng riêng:
Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở những trạng thái như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý.
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải.
b/. Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng 2 phương pháp: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô.
- Phương pháp khối lượng ướt độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.
- Phương pháp khối lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần trăm khối lượng khô vật liệu.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn bởi vì phương pháp có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa.
Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
M = ( w – d )/ w x 100
Trong đó: M là độ ẩm, %
W là khối lượng mẫu lúc lấy tại hiên trường, kg (g)
D làkhối lượng mẫu lấy sau khi sấy khô ở 105oC, kg (g)
Bảng 2.3. Thành phần vật lý trong rác thải đô thị
STT
Thành phần
Phần trăm khối lượng
Độ ẩm (%)
A
Chất hữu cơ
1
Thực phẩm thừa
9,0
70
2
Giấy
34,0
6
3
Carton
6,0
5
4
Nhựa
7,0
2
5
Vải vụn
2,0
10
6
Cao su
0,5
2
7
Da
0,5
10
8
Rác vườn
18,5
60
9
Gỗ
2,0
20
B
Chất vô cơ
1
Thủy tinh
8,0
2
2
Can thiếc
6,0
3
3
Nhôm
0,5
2
4
Kim loại khác
3,0
3
5
Bụi, tro
3,0
8
100,0
Nguồn : Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
c/. Kích thước và cấp phối hạt:
Kích thước và cấp phối hạt của vật liệu thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính.
d/. Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Khả năng giữ nước của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%.
e/. Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén
Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nuớc ngầm, nước thấm) và các khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:
K = Cd2 = k
Trong đó: K: hệ số thấm
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác
(: khối lượng riêng của nước
(: độ nhớt vận động của nước
k: độ thấm riêng
Số hạng Cd2 được biết như độ thấm riêng. Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của chất thải rắn bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với chất thải rắn được nén trong bãi rác nằm trong khoảng 10-11 ( 10-12 m2 theo phương đứng và khoảng 10-10 theo phương ngang.
2.2.2.2. Tính chất hóa học
Các thông tin về thành phần hoá học của các vật chất cấu tạo nên chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp; lựa chọn phương thức xử lý và tái chế chất thải.
Thành phần hóa học của CTR bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt độ 950oC, thành phần tro sau khi đốt. Tại điểm nóng chảy thể tích của chất thải rắn giảm 95%.
Để có những số liệu về tính chất hóa học và giá trị nhiệt lượng người ta thường tiến hành các bước sau:
Phân tích gần đúng sơ bộ
Điểm nóng chảy của tro
Phân tích cuối cùng (các nhuyên tố chính)
Nhiệt trị của chất thải rắn.
a/. Phân tích sơ bộ
Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR bao gồm các thí nghiệm sau:
Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105oC trong 1 giờ)
Chất dễ cháy bay hơi ( khối lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu chất thải rắn đã sấy ở 105oC trong 1 giờ đốt cháy ở nhiệt độ 950oC trong lò nung kín)
Carbon cố định ( phần vật liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi)
Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy ở lò hở)
b/. Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ đốt cháy chất thải để ro sẽ hình thành một khối chất rắn (gọi là clinker) do sự nấy chảy và kết tụ. Nhiệt độ nóng chảy để hình thành clinker từ chất thải rắn trong khoảng 2000 ( 2200oF (1100 ( 1200oC).
c/. Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất thải rắn
Phân tích cuối cùng các thành phần chất thải chủ yếu xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố C,H.O.N.S, và tro.
Giá trị phân tích cuối cùng các thành phần có trong rác thải đô thị được trình bày ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Giá trị phân tích cuối cùng các thành phần có trong rác thải đô thị
Phần trăm khối lượng tính theo chất khô
Thành phần
Cácbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Lưu Huỳnh
Tro
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
48,0
6,4
37,6
2,6
0,4
5,0
Giấy
43,5
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
Carton
44,0
5,9
44,6
0,3
0,2
5,0
Plastic
60,0
7,2
22,8
-
-
10,0
Vải vụn
55,0
6,6
31,2
4,6
0,15
2,5
Cao su
78,0
10,0
-
2,0
-
10,0
Da
60,0
8,0
11,6
10,0
0,4
10,0
Rác vườn
47,8
6,0
38,0
3,4
0,3
4,5
Gỗ
49,5
6,0
42,7
0,2
0,2
1,5
Chất vô cơ
Thủy tinh
0,5
0,1
0,4
< 0,1
-
98,9
Kim loại
4,5
0,6
4,3
< 0,1
-
90,5
Bụi, tro
26,3
3,0
2,0
0,5
0,2
68,0
Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình quản lý và xử lý CTR – ĐH Bách khoa TP.HCM, 2005)
d/. Nhiệt trị của các thành phần chất thải rắn
Nhiệt trị của các thành phần hữu cơ trong thành phần CTR đô thị có thể được xác định bằng một trong các cách sau:
Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn
Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm
Bằng cách tính toán nếu thành phần của các nguyên tố hoá học được xác định
Do khó khăn trong việc trang bị lò chưng cất qui mô lớn, nên hầu hết các số liệu về nhiệt trị của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị đều dựa trên kết quả thí nghiệm sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm.
Xác định nhiệt trị của chất thải (H):
Tính giá trị gần đúng bằng công thức Dulông cải tiến:
H = 145C + 610 (H2 – 1/8 O2) + 40S + 10N (Btu/lb)
Trong đó: C: % khối lượng của carbon
H: % khối lượng của hydro
O2: % khối lượng của oxy
S: % khối lượng của Sulfua
N: % khối lượng của N
Bảng 2.5. Giá trị nhiệt trị và tổng nhiệt trị trong thành phần rác thải đô thị
Thành phần
Phần trăm khối lượng
Nhiệt trị Btu/lb
Tổng nhiệt trị Btu
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
9,0
2.000
18.000
Giấy
34,0
7.200
244.800
Carton
6,0
7.000
42.000
Nhựa
7,0
14.000
98.000
Vải vụn
2,0
7.500
15.000
Cao su
0,5
10.000
5.000
Da
0,5
7.500
3.750
Rác vườn
18,5
2.800
51.800
Gỗ
2,0
8.000
16.000
Chất vô cơ
Thủy tinh
8,0
60
480
Can thiếc
6,0
300
1.800
Nhôm
0,5
-
-
Kim loại khác
3,0
300
900
Bụi, tro
3,0
3.000
9,000
100,0
506.530
Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình quản lý và xử lý CTR – ĐH Bách khoa TP.HCM, 2005)
2.2.2.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su, da) của hầu hết CTR có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
Các phân tử có thể hoà tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều acid hữu cơ
Bán cellulose: các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 carbon
Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon
Dầu, mỡ, và sáp: là những ester của alcohols và acid béo mạch dài
Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3)
Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR
BF = 0,83 – 0,028LC
Trong đó: BF : tỉ lệ phân hủy sinh học tính theo VS.
0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm.
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô.
Thực tế khả năng phân hủy sinh học được chia thành 2 loại: phân hủy chậm và phân hủy nhanh
Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của phần CTR là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hoá sinh học thành khí, các chất vô cơ và các chất trơ khác. Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong chất thải rắn đô thị chẳng hạn như rác thực phẩm.
2.2.2.4. Sự biến đổi đặc tính lý, hoá, và sinh học của chất thải rắn
Chất thải rắn có thể biến đổi bằng các phương pháp lý, hoá, và sinh học. Khi thực hiện qúa trình biến đổi thì mục đích quan trọng nhất là phải có hiệu quả bởi vì sự biến đổi các đặc tính của CTR có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý chất thải rắn tổng hợp.
Bảng 2.6. Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý chất thải rắn
Quá trình biến đổi
Phương pháp biến đổi
Biến đổi hoặc thay đổi cơ bản sản phẩm
Lý học
- Tách loại theo thành phần
- Giảm thể tích
- Giảm kích thước
Tách loại bằng tay hoặc máy
Sử dụng lực hoặc áp suất
Sử dụng lực cắt, nghiền hoặc xay nhỏ
Các thành phần trong hỗn hợp chất thải đô thị
Giảm thề tích ban đầu
Biến đổi hình dáng ban đầu
Hoá học
- Đốt
- Sự nhiệt phân
- Khí hoá
Oxy hoá bằng nhiệt
Sự chưng cất, phân huỷ
Đốt thiếu khí
CO2, SO2, sp oxy hoá khác, tro
Khí gồm hỗn hợp khí, cặn dầu và than
Sinh học
- Hiếu khí compost
- Kỵ khí phâ huỷ
- Kỵ khí compost
Biến đổi sinh học hiếu khí
Biến đổi sinh học kỵ khí
Biến đổi sinh học kỵ khí
Phân compost
CH4, CO, SP phân huỷ còn lại mùn hoặc bùn
CH4, CO2, rác còn lại
Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình quản lý và xử lý CTR – ĐH Bách khoa TP.HCM, 2005)
2.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.3.1. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường nước
Các CTR hữu cơ gốc động thực vật trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2. Hầu hết các chất trung gian đều gây mùi thối. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó oxy hóa gây nhiễm bẩn cho nguồn nước.
Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Pb, Cd, Zn… vì vậy khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
2.3.2. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường đất
Thành phần rác thải (CTR) khá phức tạp, bao gồm: Thức ăn thừa, giấy, vải vụn, gỗ, kim loại, da, thủy tinh, nhựa tổng hợp…vì thế thời gian lưu giữ và xử lý rác tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất tùy theo lượng rác nhiều hay ít mà sự ảnh hưởng là lớn hay nhỏ.
Các chất thải hữu cơ sẽ được phân hủy yếm khí hoặc hiếu khí trong môi trường đất khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt các sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H2O, CO2. Trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng là CH4, H2O, CO2, gây ô nhiễm môi trường. Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm.
Đối với rác khó phân hủy (nhựa, cao su,…) nếu không có giải pháp xử lý hợp lý (tái chế sử dụng lại) sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. Ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đất là việc tích tụ các chất chứa kim loại nặng, các chất khó phân hủy trong đất sẽ ảnh hưởng đến tính chất đất sau này.
2.3.3. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường không khí
Các CTR bị phân huỷ thành một số chất bay hơi có mùi gây ô nhiễm không khí. Từ các đống rác nhất là loại rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
Quá trình phân huỷ vi sinh các hợp chất hữu cơ, quá trình thối rữa xác động thực vật trong đó có chứa các hợp chất gốc Sunfat dẫn đến các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như các chất Methyl Mercaptan và Axit amino butiric.
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác đước thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần
% Thể tích
CH4
45 – 60
C02
40 – 60
N2
2 – 5
02
0,1 – 1
NH3
0,1 – 1
SOx
0 – 1
H2S
0 – 1
H2
0 – 0,2
C0
0 – 0,2
Chất hữu cơ bay hơi
0,01 – 0,6
Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994
Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên được thể hiện trong bảng 2.8 dưới đây
Bảng 2.8. Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên
Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng)
% trung bình theo thể tích
N2
C02
CH4
0 – 3
5,2
88
5
3 – 6
3,8
76
21
6 – 12
0,4
65
29
12 – 18
1,1
52
40
18 – 24
0,4
53
47
24 – 30
0,2
52
48
30 – 36
1,3
46
51
36 – 42
0,9
50
47
42 - 48
0,4
51
48
Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994
Qua bảng trên ta thấy trong 3 tháng đầu tiên nồng độ C02 khá cao và là cao nhất trong 3 khí trên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại từ tháng 30 – 36. Do vậy, đối với các bãi chôn lấp có quy mô lớn cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để phòng ngừa khả năng gây cháy nổ.
2.3.4. Tác hại đến sức khỏe cộng đồng
Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật, qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch, điển hình nhất là dịch hạch. Thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây nên cái chết cho hàng ngàn người vào những năm 30 - 40 của thế kỷ 19.
Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh họat cả nước. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao. Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học…
Tóm lại cần sớm xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, đánh giá và thống kê ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường lên sức khỏe người dân. Đặc biệt, ưu tiên xử lý các loại hóa chất độc hại, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước uống, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân dân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm, suy thoái môi trường.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
2.4.1. Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn là:
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường
- Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế
- Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi
2.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
- Phương pháp cơ học bao gồm: Tách kim loại, thuỷ tinh; nhựa ra khỏi chất thải; sơ chế, đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng.
- Phương pháp cơ-lý: phân loại vật liệu; thuỷ phân; sử dụng chất thải như nhiên liệu; đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng.
- Phương pháp sinh học: chế biến ủ sinh học; mêtan hoá trong các bể thu hồi sinh học.
Các phương pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ hình 2.2 sau đây
Hình 2.2: Các phương pháp xử lý chất thải rắn
a. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost
Phương pháp này thích hợp với loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cácbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước.
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy (phân huỷ hiếu khí) hay không có ôxy (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế
Quy trình công nghệ như hình 2.3 sau:
Hình 2.3: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp
b. Phương pháp thiêu đốt
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khoẻ.
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được. Phương pháp thiêu đốt được thể hiện ở hình 2.4
Hình 2.4: Hệ thống thiêu đốt chất thải
c. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…. Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác.
Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ.
2.4.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam
(1). Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ HydroMex
Đây là một công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Hawai – Hoa kỳ (2/1996). Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu , năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích.
Bản chất công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình sản phẩm.
Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex được thể hiện ở hình sau:
Quy trình công nghệ như sau:
Rác phải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không cần phân loại được đưa vào máy cắt và nghiền nhỏ, sau đó chuyển đến các thiết bị trộn bằng băng tải.
Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng chất lỏng được bơm vào các thiết bị trộn; chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi thành phần polyme được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt chuyển đến một máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trường, không độc hại.
Công nghệ Hydromex có những ưu , nhược điểm sau:
Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn
Xử lý được cả chất thải lỏng.
Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định.
Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hoặc là sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế.
Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất làm bãi chôn lấp.
(2). Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Sơ đồ công nghệ như hình 2.6
Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng và việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
(3). Công nghệ Seraphin
Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử lý và tái chế rác thải khép kín do Do Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành ( hình 2.8 ). Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An được lắp đặt, vận hành năm 2003 với công suất 150 tấn/ngày. Tiếp đến nhà máy xử lý chất thải rắn Sơn Tây (Hà Nội) vận hành năm 2008 với công suất 200 tấn/ngày, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý rác, kiểm soát triệt để ô nhiễm môi trường. Công nghệ này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ nguồn. Với công suất 100 - 250 tấn/ngày, công nghệ Seraphin có thể xử lý triệt để tới 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.
So với những công nghệ đã được ứng dụng ở Việt Nam, công nghệ Seraphin có những ưu điểm sau:
- Có khả năng giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày;
- Mức đầu tư chỉ bằng 30-40% so với dây chuyền thiết bị tương đương nhập khẩu. Thời gian đầu tư xây dựng và đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rút ngắn bằng 1/3-1/5 so với nhà máy xử lý rác nhập ngoại. Máy móc được chế tạo tại Việt Nam nên việc bảo hành, bảo trì thuận lợi, ít tốn kém;
- Hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác do đó tiết kiệm được diện tích đất và tiến dần tới xóa bỏ các bãi rác đã chôn lấp, thu hồi diện tích đất phục vụ cho các mục đích khác, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác gây ra;
- Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Seraphin đã được các cơ quan quản lý tiêu chuẩn kiểm định và chấp nhận về mức độ hợp vệ sinh. Các sản phẩm này cũng đang cạnh tranh trên thị trường.
Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin như hình sau
Hình 2.7: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Khảo sát, đánh giá khái quát các đặc điểm của khu vực thực hiện dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang
Vị trí xây dựng dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang
Điều kiện về tự nhiên, môi trường: Điều kiện về địa lý, địa chất; về khí tượng, thủy văn; hiện trạng các thành môi trường tự nhiên của khu vực dự án.
Điều kiện về kinh tế, xã hội huyện Gò Quao, Kiên Giang
3.1.2. Dự báo, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng và quá trình vận hành Bãi chôn lấp chất thải rắn gây ra
Đánh giá tác động môi trường căn cứ vào hai nguồn gây tác động sau: Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải và nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
- Trong giai đoạn xây dựng có các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các hoạt động san lấp mặt bằng, hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vận chuyển nguyên vật liệu. Cụ thể các nguồn gây ô nhiễm được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 3.1 - Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng
Stt
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
San lấp mặt bằng
- Bụi phát sinh gây ô nhiễm không khí từ hoạt động vận chuyển đất, cát dùng để san lấp mặt bằng;
- Bụi phát sinh gây ô nhiễm không khí từ quá trình san gạt, ủi đất cát khi san lấp
- Bụi và khí thải phát sinh gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển khi tham gia san sấp mặt bằng
2
Hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải…)
- Phát sinh bụi và khí thải động cơ gây ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá, xi măng…
- Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí do quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy bitume...
3
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ.
Bụi và khí thải động cơ phát sinh gây ô nhiễm không khí
4
Các hoạt động lắp đặt, vệ sinh máy móc, trang thiết bị.
- Ô nhiễm không khí không đáng kể;
- Phát sinh chất thải rắn, bao bì.
5
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
Ô nhiễm không đáng kể.
6
Hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.
Phát sinh nước thải, rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
- Khi bãi chôn lấp đi vào vận hành sẽ diễn ra các hoạt động chính như vận chuyển CTR từ các khu vực dân cư và các cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gò Quao về Bãi chôn lấp, quá trình phân loại CTR, quá trình chôn lấp CTR tại ô chôn lấp… sẽ là những nguồn phát sinh bụi, khí thải, nước thải, CTR… làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.2 - Nguồn gây ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải
trong giai đoạn vận hành bãi chôn lấp
TT
Các hoạt động
Nguồn gây ô nhiễm
1
Quá trình vận chuyển CTR về Bãi chôn lấp
Bụi, CTR rơi vãi, khí thải độc hại (SOx, CO, NOx, HC,…)
2
Quá trình phân loại CTR
Bụi, mùi hôi thối khó chịu
3
Quá trình chôn lấp CTR tại hố chôn lấp
Bụi, khí thải (SOx, CO, NOx, HC, CH4, H2S,…); nước rỉ rác
4
Quá trình sinh hoạt, làm việc của CBCN
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình dự án bao gồm:
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
+ Gia tăng tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng dự án.