Xây dựng và phát triển bệnh viện 71 Trung ương là bệnh viện khu vực Bắc miền Trung về chuyên khoa Lao - Bệnh phổi có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tương xứng với bệnh viện hạng I và ngang tầm với các nước trong khu vực.
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là:
+ Trực khuẩn lỵ: Trực khuẩn lỵ chết rất nhanh trong phân tươi, nhưng sau khi tẩy uế phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ có chất hữu cơ trong đất. Trực khuẩn lỵ thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt.
+ Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Đất trồng là môi trường không thuận lợi cho các vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn phát triển. Chúng sẽ chết sau một thời gian tồn tại trong đất. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn và loại đất (nhiệt độ, độ ẩm, dự trữ chất hữu cơ, pH, khuẩn lạc, vi khuẩn đối kháng...) trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn có thể tồn tại khá lâu trong đất.
+ Phẩy khuẩn tả: Tồn tại trong đất không quá 1 tháng, khả năng sinh tồn của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đất bị nhiễm khuẩn bởi phân tươi, các chất hữu cơ kéo dài, thời gian tồn tại của phẩy khuẩn tả có thể tăng lên từ 5-7 tháng. Khả năng sinh tồn của vi khuẩn này còn bị ảnh hưởng bởi thành phần cơ học của đất, các vi khuẩn đối kháng và các nhân tố sinh học.
+ Ký sinh trùng (giun sán): Ký sinh trùng được truyền qua đất, nhất là đất bị nhiễm phân, đất mang kén amip.
Những vùng đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải nói chung nếu dùng vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hay trồng hoa màu, các chất ô nhiễm sẽ qua động thực vật mà ảnh hưởng tới sức khỏe con người qua chuổi thức ăn bởi quá trình tích tụ sinh học gây độc hại lớn .
d. Tác động dịch tễ học của chất thải bệnh viện.
Trong chất thải bệnh viện các vi sinh vật rất đa dạng về chủng loại và có nguy cơ gây bệnh cao như:
- Các vi khuẩn Salmonella, Shigella, Vbrrio, Coliform, tụ cầu, liên cầu, Preudomonas... thường kháng với nhiều loại kháng sinh, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
- Các vi rút đường tiêu hóa như Echo, Coxsakie, Rotavirut.. có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn...
- Trong chất thất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải còn chứa rất nhiều ký sinh trùng như Amip, trứng giun sán, các loại nấm hạ đẳng... virut viêm gan B, C. Chúng có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, viêm gân siêu vi trùng.. tương đối cao.
- Ngoài ra, chất thải bệnh viện nếu không được xử lý triệt để còn là cư trú, nguồn cung cấp thức ăn, môi trường thuận lợi cho các vecto truyền bệnh phát triển như: chuột, bọ, rồi muỗi...
Do đó, chất thải bệnh viện nhất thiết được kiểm tra, phân loại và xử lý theo một qua trình nghiêm ngặt trước khi thải vào môi trường.
e. Một số tác động khác.
- Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường như phát sinh mùi hôi, ngăn cản dòng chảy của hệ thống cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, các loài vật gặm nhấm chuột, bọ sinh sôi và phát triển.
Đặc trưng của chất thải rắn của bệnh viện là chứa các vật phẩm y tế mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua vết trầy xước trên da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Loại chất thải này mang nhiều yếu tố có tác động trực tiếp làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Ngoài ra, chất thải rắn y tế có khả năng lan truyền bệnh tật, do ruồi muỗi, côn trùng và phát tán các bệnh như: thương hàn, tả lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban, viêm gan A và các bệnh truyền nhiễm khác.
Đặc biệt đối với một số chất thải chất thải rắn nguy hại: chất thải rắn nhiễm phóng xạ, các lọ đựng hóa chất gây độc tế bào, các lọ hóa chất nguy hại hết hạn... nếu không có biện pháp xử lý riêng khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm moi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước. Khi tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc qua đường hô hấp chúng có thể gây đột biến gen, ung thu và các bệnh nguy hiểm khác có tính di truyền đối với con người à động thực vật xung quanh.
- Tác động của bức xạ Gamma:
Bức xạ Gamma phát sinh trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị chiếu, chụp X-quang, máy siêu âm, máy điện tim… ảnh hưởng của bức xạ Gamma tới sức khoẻ của con người dựa trên liều lượng, thời gian tiếp xúc, khoảng cách và phương thức chiếu. Khi bức xạ Gamma đi vào cơ thể chúng sẽ tương tác với các chất trong cơ thể và tạo ra các điện từ thứ cấp. Các điện từ thứ cấp này là các hạt nhân mang điện gây ra hiện tượng ion hoá dẫn đến sự phá huỷ các tế bào sống trong cơ thể có thể là nguyên nhân của các loại bệnh nan y.
3.4.2.2. Tác động đên tình hình kinh tế-xã hội.
+ Sức khỏe cộng đồng: Dự án nâng cấp và mở rộng bệnh viện 71 Trung ương đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng; góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải bệnh viện gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
+ Kinh tế xã hội: Quá trình hình thành và sự hoạt động của dự án có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho xã Quảng Tâm nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo công ăn việc làm, môi trường làm việc hiện đại, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân. Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút (gián tiếp và trực tiếp) lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. Tuy vậy, bên cạnh các mặt tích cực đó là các mặt tiêu cực đi kèm: đất đai cho cây xanh và cảnh quan thiên nhiên bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của nhân dân.
+ Giao thông vận tải: Dự án cũng sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng mất vệ sinh đường phố, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nhanh hơn, mạnh hơn.
3.4.3. Đánh giá về phương pháp sử dụng.
+ Phương pháp đánh giá nhanh: Để tính toán tải lượng và nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng giai đoạn thực hiện dự án, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh được tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM.
Lưu lượng và thành phần chất thải phụ thuộc vào nhiều thông số, tải lượng L của chất ô nhiễm j có thể được thể hiện ở dạng toán học như sau
Lj = f
Trong đó f: Dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ, hiệu quả hệ thống xử lý, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng, điều kiện môi trường xung quanh...
Để xác định được Lj trước hết cần xác định được hệ số tải lượng thải ej đối với chất ô nhiễm j qua phương trình.
Bằng phương pháp thống kê, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng bảng đánh giá nhanh, xác định chỉ số ej và từ đó xác định được lượng thải Lj.
+ Phương pháp thống kê: Đây là một trong những phương pháp đơn giản thường được sử dụng trong các báo cáo ĐTM. Việc dự đoán các thành phần chất thải, lượng thải, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng trong dự án qua việc thống kê từ các đơn vị có điều kiện và quy mô hoạt động tương tự sẽ cho ta số liệu có độ chính xác tương đối cao và đáng tin cậy.
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
4.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản.
4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, các nguồn phát thải làm ô nhiễm môi trường không khí là không liên tục do thời gian thi công ngắn. Tuy nhiên, do dự án được thực hiện nằm trong khuôn viên của bệnh viện vì thế ngoài những tác động đến công nhân trực tiếp làm việc trên công trường, nó còn tác động đến khu vực điều trị, khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng cơ bản:
- Các hạng mục công trình thi công được che chắn, đảm bảo đúng quy định về xây dựng.
- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá phải được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở nguyên vật liệu vượt quá khối lượng quy định.
- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, trong khu vực điều trị bệnh nhân.
- Không sử dụng các xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình, được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung.
- Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ phát tán bụi tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, BQL dự án sẽ chú ý phun nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu hanh khô.
- Ban quản lý dự án dự án phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, rung.
4.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường sẽ được quản lý chặt chẽ bằng cách đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh lán trại như: nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước, nhà tắm, nơi chứa rác... Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn hiện có của bệnh viện.
- Không để vật liệu xây dựng gần các nguồn nước; đồng thời quản lý dầu mỡ và vật liệu độc hại do các phương tiện vận chuyển và thi công gây ra.
- Bùn đất khi san nền, làm đường được thu gom và được vận chuyển đến nơi quy định, không để xảy ra tình trạng ngập úng, lầy lội.
- Ban quản lý dự án phối hợp với đơn vị thi công thu dọn các chất rơi vãi trong khi san lấp, đào móng hạn chế các chất rơi vãi bị cuốn theo nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước.
4.1.1.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn.
- Chất thải rắn chủ yếu là vật liệu hư hỏng, gạch vỡ, xi măng chết, gỗ copha hỏng... sẽ được thu gom tập trung để xử lý hoặc tận dụng để san lấp mặt bằng.
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi quy định để tiện xử lý. Các công nhân làm việc tại công trường sẽ được tập huấn về thu gom rác thải.
4.1.1.4. An toàn trong thi công và bảo vệ công trình.
- Ban quản lý dự án kiểm tra thường xuyên các đơn vị thi công. Thực hiện che chắn chống bụi và vật rơi trên cao xuống, chống ồn và rung động quá tiêu chuẩn: TCVN 3985-85, phòng chống cháy TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN 3255-86...trong quá trình thi công.
- Trên công trường các khu vực thi công nguy hiểm được bảo vệ bằng rào chắn, cắm đầy đủ biển báo. Các khu vực thi công, đường giao thông sẽ có đèn chiếu sáng ban đêm.
- Khi thi công móng cho các công trình, các đợn vị thi công xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để hạn chế rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới khu vực điều trị và khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.
- Để bảo đảm an toàn cho phương tiện cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án, yêu cầu: các phương tiện thi công kiểm tra thường xuyên về hệ thống phanh và các bộ phận chuyển động, các lái xe phải cam kết không uống rượu bia, luôn làm chủ tốc độ trong khi điều khiển phương tiện.
- Ban quản lý yêu cầu và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động trên công trường của các đơn vị thi công theo quy định chung.
4.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
- Thường xuyên vệ sinh bệnh viện, phun các chất sát khuẩn tại các nhà vệ sinh, thay thế những nắp cống hỏng, định kỳ tiến hành nạo vét cống rãnh thoát nước hạn chế sự phát tán mùi ra môi trường xung quanh.
- Các phòng khám, điều trị, chuẩn đoán có hệ thống cửa sổ, hệ thống thông khí đồng bộ và được thiết kế đảm bảo số lần trao đổi không khí tự nhiên và nhân tạo theo các tiêu chuẩn thiết kế chuên ngành.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý và hạn chế phát sinh mùi lạ như: Enchoice, EM... Các chế phẩm vi sinh này được phun trực tiếp vào các nguồn có khả năng phát sinh mùi, khu tập kết chất thải, các khu vệ sinh chung, khu xử lý nước thải.
- Đối với khoa lây và các labo xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm được lắp đặt hệ thống thông khí và bốc xử lý khí độc.
- Thường xuyên kiểm tra và định kỳ bảo dưỡng các xe của bệnh viện, không chở quá tải trọng quy định. Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.
4.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước được thiết kế theo nguyên tắc phân luồng như sau:
Nước mưa
chảy tràn
Nước thải
Sinh hoạt
Bể tự hoại 03 ngăn
Hệ thống 1
Hệ thống 2
Mương thoát nước thải chung khu dân cư
Song chắn rác
Hố gas
Khử trùng
tập trung
Dòng 1
Dòng 2
Nước thải lâm sàng cận lâm sàng
HT xử lý cục bộ
Hệ thống 2
Dòng 1
Dòng 2
Khu xử lý nước thải tập trung
Sơ đồ 1: Nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải trong bệnh viện 71 TW
a. Hệ thống 1: Dành riêng cho thoát nước mưa. Hệ thống này bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín (lắp đặt các song chắn rác). Mạng lưới này được xây dựng bằng bê tông cốt thép với hệ thống giếng thăm đồng bộ. Độ dốc cống tối thiếu: 1/D (đường kính D tính bằng mm). Giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi đường kính, chỗ ngoặt và với khoảng cách trung bình 20 - 40m. Kết cấu cống dùng cống tròn bê tông cốt thép, độ sâu đặt cống điểm đầu nhỏ nhất là 0,5m. Hệ thống này sẽ tập trung nước mưa từ trên mái nhà đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát nước mưa dọc theo đường nội bộ trong bệnh viện. Nước mưa trên các khu vực sân trống sẽ chảy vào các giếng thu nước mưa, từ đó cùng với nước mưa trên mái chúng được dẫn đến cống thoát nước mưa chung và thải ra môi trường.
b. Hệ thống 2: Dành riêng cho nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nước thải sinh hoạt được tách làm 2 dòng:
- Dòng 1: Nước từ nhu cầu tắm rửa, giặt rũ của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (70- 80%) nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra môi trường sau khi qua hệ thống thu gom tập trung, khử trùng.
- Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ các chất ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh cao, nên có giải pháp xử lý hữu hiệu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải vệ sinh này, nhưng do tính chất, khối lượng của nước thải, đặc điểm khí hậu, địa hình nên phương pháp phù hợp nhất mà dự án lựa chọn là phương pháp xử lý bằng bể tự hoại.
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân huỷ cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải được lắng trong bể lắng sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào môi trường.
Thể tích bể tự hoại phụ thuộc và đặc điểm của từng khoa, phù hợp với số lượng cán bộ nhân viên trực tiếp và gián tiếp làm việc, số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thể tích bể tự hoại được xác định dựa và tiêu chuẩn thải và số người tham gia sử dụng công trình.
V = A x N x T/1000 (m3)
Trong đó:
V: Thể tích bể tự hoại (m3)
A: Tiêu chuẩn thải (lít/người/ngày: trung bình 20 lít)
N: Số người sử dụng nhà vệ sinh tự hoại.
T: Thời gian nước thải lưu lại bể tự hoại (20 - 50 ngày).
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm của Việt Nam nên có thể chọn thời gian lưu nước thải trong bể là 20 ngày và với số lượng giường bệnh trung bình cho mỗi khoa là 40 giường (Theo TCXDVN 365-2007). Số lượng bể tự hoại cần xây dựng ước tính là 02 bể, phục vụ cho khoảng 80 người (40 bệnh nhân, 40 người nhà bệnh nhân). Như vậy thể tích mỗi bể khoảng 16m3.
c. Hệ thống 3: Dành riêng cho nước thải sinh ra trong quá trình điều trị tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, nước thải từ khu phẫu thuật, các labo xét nghiệm... Nước thải hệ thống này được chia thành 02 dòng khác nhau:
- Dòng 1: Nước thải từ các quá trình điều trị (Trừ nước thải từ các Labo xét nghiệm). Loại nước thải này được thu gom và vận chuyển bằng hệ thống riêng đến trạm xử lý nước thải tập trung.
- Dòng 2: Nước thải từ các labo xét nghiệm. Nguồn nước thải này được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Sơ đồ 2: Hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm
Bể chứa
Keo tụ + lắng
HT xử lý nước thải tập trung
Chất trợ keo tụ
NT từ labo
xét nghiệm
Thải vào MT
tiếp nhận
Phơi bùn
HT lò đốt
Dòng bùn thải
Dòng nước thải
Ghi chú:
- Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ: Nước thải từ các labo xét nghiệm được thu gom vào bể chứa. Sau đó định kỳ được bơm sang bể kết hợp keo tụ và lắng 2, tại đây nước thải được bổ xung các chất trợ lắng như PACN, DW97 nhằm kết tủa các kim loại nặng và các một phần hợp chất hữu cơ khác. Nước thải sau khi lắng sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung thông qua hệ thống vận chuyển nước thải ở dòng 1. Lượng bùn thải sau đó được nạo vét, phơi khô và tiến hành đốt tại lò đốt chất thải rắn của bệnh viện.
d. Hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hiện tại, bệnh viện 71 Trung ương đã có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công suất 120m3/ngày. Hệ thống xử lý nước thải theo theo phương pháp bể Aeroten, kết hợp lắng và khử trùng nước thải. Mặt bằng trạm xử lý nước thải được thể hiện trên hình sau:
Hình 1: Mặt bằng trạm xử lý nước thải hiện có của bệnh viện 71 TW
Trong tương lai với quy mô nâng cấp lên 700 giường bệnh, lượng nước thải của bệnh viện hằng ngày dao động từ 320 - 448 m3/ngày, lớn hơn công xuất trạm xử lý nước thải hiện tại. Để xử lý hiệu quả nguồn nước này, dự án tiến hành đầu tư xây dựng thêm mới một hệ thống xử lý nước thải trên cơ sở tận dụng hệ thống xử lý hiện có.
Hệ thống nước thải bệnh viện được thiết kế nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, phù hợp với khả năng đầu tư của bệnh viện và có định hướng mở rộng trong tương lai. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư chọn xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ xử lý hợp khối CN2000. Sơ đồ hệ thống xử lý như sau:
Sơ đồ xử lý nước thải bằng thiết bị xử lý sinh học, có đệm vi sinh và hợp khối CN2000.
Hệ thống xử lý trên được vận hành tuân theo các nguyên lý cơ bản sau:
Nguyên lý Modul:
Với lượng nước thải của Bệnh viện khoảng 300 - 500 m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện được thiết kết thao công nghệ hợp khối với 2 tới 3 modul, mỗi modul được thiết kế cho công suất có thể từ 200 – 300 m3/ng.đ (với 20h hoạt động). Như vậy cho phép vận hành các thiết bị một cách tối ưu, đảm bảo tận dụng triệt để công suất của hệ thiết bị xử lý ngay cả trong trường hợp lưu lượng nước thải biến đổi theo thời điểm phụ thuộc và nguồn thải nhằm giảm thể tích bể điều hoà, giảm chi phí điện và chi phí vận hành thiết bị lúc cao điểm và những thời gian bình thường.
Nguyên lý hợp khối:
Nguyên lý này cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong một không gian thiết bị của mỗi modul để tăng hiệu quả và giảm chi phi vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học yếm khí và các quá trình hiếu khí như Biofin, Biofor, Aeroten qua lớp đệm. Việc kết hợp nhiều lớp này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hoá mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng cơ chế lắng có lớp bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu.
Nguyên lý tự động:
Việc vận hành các máy bơm nước thải, máy bơm bùn, các máy thổi khí và bơm các chế phẩm vi sinh, keo tụ… được thực hiện tự động tuỳ thuộc vào lưu lượng nước thải thông qua các phao báo tự động lắp trong các ngăn bể. Nguyên lý này cho phép tiết kiệm điện và hoá chất đồng thời vẫn đảm bảo duy trì cấp khí nuôi vi sinh hiếu khí và thực hiện xử lý nước thải.
Các chế phẩm vi sinh sử dụng trong hệ thống
+ Chế phẩm vi sinh BIOWC96 và DW97: Đây là chế phẩm phân giải (thuỷ phân) nhanh các chất thải hưu cơ phức tạp từ trong các bể phốt của bệnh viện, tạo điều kiện phân giải khá triệt để các chất thải hữu cơ phức tạp thành các thành phần dể phân huỷ trước khi bắt đầu quá trình oxy hoá trong thiết bị xử lý sinh học. Do đó, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong các thiết bị ôxy hoá sinh học sinh học diễn ra nhanh hơn ( tốc độ phân huỷ tăng 7-9 lần) nhờ vậy giảm được sự quá tải của các bể phốt, giảm kích thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo, chi phí vận hành cũng như diện tích mặt bằng cho hệ xử lý. Giá thành chi phí xử dụng DW 97 là 45đ/m3 sẽ làm tăng hiệu quả làm sạch, giảm chi phí điện năng
+ Chất keo tụ tốc độ cao PACN – 95 (Cho trường hợp độ đục của nguồn tăng đột ngột), cho phép giảm kích thước thiết bị lắng mọt cách đáng kể, từ đó giảm chi phí xây dựng và vận hành tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước thải.
+ Chế phẩm vi sinh Enchoice Solutions: Đây là sản phẩm hữu cơ đa Enzyme, tự phân huỷ 100%, không độc hại tới con người, môi trường và các hệ sinh thái. Dung dịch Enchoice Solutions xử lý mùi bằng các cơ chế khác nhau dẫn đến hiệu quả khử mùi cao: cơ chế hoà tan, cơ chế đệm, và cơ chế xúc tác các phản ứng hoá học khử các hợp chất gây mùi….Tác dụng của Enchoice:
* Khử mùi hôi phát sinh do sự phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải.
* Khống chế côn trùng ruồi, muỗi….
* Đẩy nhanh quá trình phân huỷ sinh học các chất hữu cơ góp phần làm giảm BOD, COD trong nước thải.
Thuyết minh công nghệ xử lý.
+ Xử lý sơ bộ bậc 1:
Nước thải từ các nguồn khác nhau theo hệ thống các đường ống riêng chảy vào bể gom, bể này được xây dựng tại một vị trí thuận lợi cho việc gom nước thải toàn bệnh viện. Tại đây, tất cả các rác thô có kích thước lớn như: giấy, bao nilon, que, gỗ … được giữ lại ở hố tách bằng lưới inox ф 5 và được đưa tới điểm tập trung rác bệnh viện.
Từ bể thu gom, nước thải chảy ra bể điều hoà nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời thực hiện quá trình làm thoáng sơ bộ. Tại đây, định kỳ một lần một tuần nước thải được bổ sung vào một lượng BIOWC96 hoặc DW97 nhằm thuỷ phân sơ bộ các chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ôxy hoá tiếp theo.
Để nâng cao mức độ đồng đều các chất hữu cơ trong nước thải, tránh lắng cặn và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, ở trong bể điều hoà được lắp hệ thống sục khí. Nước thải được bơm thường xuyên lên container để xử lý với một lượng ổn định không đổi bằng bơm. Để bảo đảm quá trình xử lý được liên tục cần lắp thêm một bơm dự phòng cùng công suất.
+ Xử lý bậc 2:
Xử lý bậc hai là quá trình xử lý quan trọng kết hợp các công đoạn xử lý khác nhau được thực hiện trong container thiết bị. Nước thải được bơm vào thiết bị trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh yếm khí. Nước thải được dẫn qua lớp đệm vi sinh có cấu tạo đặc biệt hình thành dòng nước lan toả đi các nhánh trong lớp đệm tạo màng vi sinh tối đa phân bố đồng đều trong lớp đệm. Do cấu tạo như vậy quá trình phân huỷ sinh học yếm khí diễn ra đồng đều với hiệu suất xử lý cao. Ngoài ra, việc cấp thêm chế phẩm vi sinh đặc hiệu DW-97H (2-3 mg/lít) sẽ giúp cho việc phân hủy được thực hiện nhanh hơn. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn xử lý sinh học yếm khí khonảg 1-1,5h. Hiệu suất xử lý nước thải tại ngăn xử lý sinh học yếm khí này có thể đạt tới 40 – 45% theo BOD.
Tiếp theo ngăn xử lý sinh học yếm khí nước thải được đi qua ngăn xử lý sinh học hiếu khí. Ngăn này được thiết kế theo phương án kết hợp một lúc nhiều nguyên lý thiết bị Biofin, Biofor, Aeroten, tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và không khí. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn thiết bị này là 2 – 2,5h, qua 3 quá trình xử lý vi sinh, được thực hiện hợp khối trong một thiết bị như sau:
Aerolif (Trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải.
Aeroten dòng ngược (hoặc dòng xuôi) có lớp đệm vi sinh bám.
Lọc sinh học dòng xuôi với vật liệu lọc.
Với cơ chế như vậy, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. Để tăng cường quá trình xử lý, một phần bùn hoạt hoá sau khi qua container được bơm tuần hoàn trở lại, hoà trộn với nước thải từ bể điều hoà, hoặc với từng ngăn của các Modul nhằm tăng cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hoá cho quá trình xử lý. Việc cung cấp ôxy được thực hiện nhờ máy thổi khí cưỡng bức trong mỗi modul thiết bị. Hiệu quả xử lý của quy trình xử lý này đạt 70 – 75% theo BOD.
Để nâng cao hiệu quả xư lý BOD của các quá trình xử lý sinh học hiếu khí lên 90 – 95%, trong thiết bị còn lắp thêm ngăn xử lý sinh học dạng biphin nhỏ giọt. Nước thải sau khi các quá trinh xử lý hiếu khí kết hợp nêu trên sẽ được bơm lên đỉnh của ngăn lọc sinh học, từ đây nước thải sẽ chảy qua lớp đệm lọc sinh học có các màng vi sinh bám. Ngăn lọc sinh học được thiết kế với các khe hút gió trên thành thiết bị, do đó không khí sẽ được hút vào ngăn lọc và bị cuốn cùng với nước thải qua các ngách của lớp đệm, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và giảm chi phí điện năng dùng cho cấp khí.
Quá trình tách bùn hoạt hoá và cặn lơ lửng hữu cơ khác trong nước được thực hiện nhờ ngăn lắng trong cùng thiết bị này. Ngăn lắng được thiết kế theo kiểu lắng bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra, Tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PACN-95 (nồng độ 5-8mg/lít) có tác dụng tạo bông cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình tách bông bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị.
Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong nhưng vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây bệnh, do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để diệt trừ vi khuẩn trước khi xả ra môi trường. Hiệu quả và triệt để nhất là khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Dung dịch Hypochloride Na hoặc Ca (NaOCl, hoặc Ca(OCl)2) được pha trộn và bơm định lượng với nồng độ 4 – 6mg Cl2/m3 nước thải. Việc định lượng Clo hoạt tính cần thiết cho khử trùng nhờ các thiết bị trộn, thiết bị pha Cl2, và các bơm định lượng Cl2 được lắp đồng bộ trong modul thiết bị hợp khối.
Nước thải sau khi được khử trùng được chảy vào hồ chứa nước thải đã xử lý trước khi thải và mương thoát nước chung của khu dân cư.
+ Xử lý bùn.
Bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Tại đây, dưới tác dụng của quá trình lên men yếm khí, phần lớn của cặn sẽ được khoáng hoá cùng với sự tạo thành một số sản phẩm phụ của quá trình lên men yếm khí CH4, NH3, H2O, H2S…., thể tích của bùn giảm một cách đáng kể. Mặt khác, tại đây dư lượng của men BIOWC96 hoặc DW97 đã được bổ sung sẽ đẩy mạnh nhanh quá trình phân huỷ bùn và diệt trừ các trứng giun sán cũng như vi khuẩn gây bệnh chứa trong bùn trước khi chảy ra môi trường. Bùn sau khi xử lý được hút định kỳ bằng xe vệ sinh đưa đến khu xử lý tập trung thông qua hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thị.
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn.
a. Phân loại chất thải rắn.
Việc phân loại chất thải rắn được tiến hành ngay từ nguồn ngay tại nguồn: với các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tiến hành phân loại ngay thại thời điểm chất thải phát sinh và đựng các chất thải trong các túi, thùng theo đúng quy định.
- Các chất thải rắn y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt.
- Túi và thùng màu xanh quy định đựng các chất thải sinh hoạt.
- Túi và thùng màu vàng quy định đựng các chất thải lâm sàng khác.
- Túi và thùng màu đen quy định đựng các chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, chất gây độc tế bào.
Các loại chất thải này sau đó sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng tới khu chứa chờ xử lý, thời gian lưu chất thải này không quá 48 tiếng.
Chất thải rắn sau khi được thu gom vận chuyển đến phòng chờ được phân thành 02 loại và được lưu lại trong các khoang chứa riêng biệt, bao gồm:
+ Loại 1 - Chất thải rắn được phép thiêu hủy: Chất thải rắn loại này được lưu trong khoang lạnh nhằm hạn chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh. Chúng chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn lâm sàng, chất thải rắn hóa học và một phần chất thải rắn nguy hại.
+ Loại 2 - Chất thải rắn không được phép thiêu hủy: Chất thải rắn loại này được chứa trong các khoang đã được bê tông hóa, chủ yếu gồm chất thải rắn chứa hợp chất Halogel, chất thải phóng xạ, chất thải có khả năng gây cháy nổi.
Sau khi phân loại, hai loại chất thải rắn nêu trên được tiến hành xử lý theo các phương pháp khác nhau.
b. Xử lý chất thải rắn.
Tổng lượng chất thải rắn theo ước tính ban đầu khoảng khoảng 565 kg/ngày-đêm cho quy mô 500 giường bệnh (giai đoạn 1) và 791 kg/ngày-đêm cho quy mô 700 giường bệnh (giai đoạn 2) [tr30]. Trong đó chất thải rắn không được phép thiêu hủy trung bình chỉ chiếm một phần rất nhỏ khoảng 0,25% [1], tương đương với 1,4 kg/ngày-đêm (giai đoạn 1) và 1,98 kg/ngày - đêm.
Như vậy, chất thải rắn được phép thiêu hủy vẫn sẽ vượt xa công xuất lò đốt chất thải rắn hiện tại của bệnh viện vốn chỉ có 15 kg/h (360 kg/ngày-đêm). Để xử lý triệt để nguồn chất thải nói trên, bệnh viện quyết định cải tiến, nâng cấp lò đốt lên quy mô 45 kg/h theo công nghệ lò đốt LĐ45 cải tiến.
- Phương pháp thiêu hủy chất thải rắn loại 1.
Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn
Dòng chất thải rắn
Dòng khí nóng
Dòng khí thải
rác thải
loại 1
Khoang lạnh
Nạp liệu
Đốt rác thải trong buồng đốt sơ cấp (800-1.2000C)
Đốt rác thải trong buồng đốt thứ cấp (1.050-1.1000C)
Xyclon màng ướt
Xử lý tro xỉ
Một phần khí nóng tuần hoàn
Thải vào môi trường
Khí thải
Ghi chú:
+ Mô tả công nghệ lò đốt:
Lò đốt LĐ45 là loại lò nhiệt độ cao, có kiểm soát luồng khí, ứng dụng kỹ thuật đốt 02 lần. Rác phế thải được đưa vào lò đốt ở buồn sơ cấp (nhiệt độ từ 800-1.2000C). Khí thải ra ở lò đốt sơ cấp được đốt lại lần hai ở buồn thứ cấp có nhiệt độ từ 1.050-1.1000C. Không khí cung cấp cho quá trình đốt từ hệ thống quạt ly tâm và các đường ống có van kiểm soát luồng khí.
+ Quy trình vận hành lò đốt:
Nhiên liệu được cấp vào bồn chứa, sau đó các van dầu được mở để nhiên liệu tự chảy vào thiết bị đốt. Đặt thời gian hoạt động cho hai thiết bị đốt, các rơle sẽ phân cấp thời gian theo từng buồng đốt. Thời gian thích hợp cho buồng đốt sơ cấp từ khoảng 60 phút, cho buồng đốt thứ cấp và quạt gió khoảng 6 giây. Khi hệ thống vận hành tại các buồng đốt tương ứng sẽ có đồng hồ báo nhiệt độ. Quan sát nhiệt độ tại các buồng: khi nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp đạt đên nhiệt độ từ 850-1.100 0C thiết bị đốt sẽ tương ứng ngừng hoạt động; khi nhiệt độ hạ xuống đến 8000C thiết bị đốt tương ứng sẽ hoạt động trở lại.
+ Xử lý khí thải lò đốt:
Khí thải là sản phẩm cuối cùng của lò đốt, thành phần chính chủ yếu gồ: CO, bụi (thường có đường kính khoảng từ 3 đến 100 µm), SO2, HCl, NOx, HF, kim loại nặng (Cu, As, Ni, Pb, Cd, Hg...), Dioxin và Furan... Lương khí thải này được xử lý bằng phương pháp Xyclon màng nước với hệ thống gồm 02 xyclon màng nước nối tiếp. Mỗi xyclon có chiều cao khoảng 1,0 - 2,0m, đường kính 0,6m, hoạt động theo nguyên lý cùng chiều và ngược chiều (nước vôi trong có đủ áp lực để phun thành các tia nhỏ đi cùng chiều và ngược chiều với luồng khí).
Tại đây bụi, khí độc được hấp thụ và theo dòng nước đi ra khỏi luồng khí vào hệ thống lắng đọng, đồng thời một số khí độc cũng bị nước vôi hấp thụ và chuyển thành những hoá chất ít độc hại hơn theo các phản ứng:
SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O
4NO2 + O2+ 2H2O = 4HNO3
2HNO3 + Ca(OH)2 = Ca(NO3)2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O
Sau khi xử lý, khí thải lò đốt đảm bảo không màu, không mùi, không chứa khí thải độc hại và đạt TCVN 6560-2005.
Nước thải từ hệ thống xyclon màng nước đem theo các kết tủa đi vào bể lắng phía dưới, các chất kết tủa được định kỳ nạo vét đem chôn lấp tại nơi quy định. Phần nước sau đó cho qua bể nước sữa vôi để bổ sung Ca(OH)2 và sử dụng quay vòng tái sử dụng.
+ Xử lý tro xỉ:
Tro và xử phát sinh sau khi đốt được tập trung và đem chôn lấp tại nơi quy định của bệnh viện cùng với các chất kết tủa trong khâu xử lý khí thải lò đốt.
- Phương pháp làm trơ hóa chất thải rắn loại 2.
Chất thải loại này sẽ được lưu giữ trong các khoang chứa riêng có dung tích chứa <1m3 (DxRxC: 1,2x0,8x1m). Thành và móng các khoang chứa được kiên cố bằng bê tông cốt thép # 300, dầy 30 cm, nắp bể làm bằng thép tấm (d=3mm) bên trong mạ trì. Khi bể chứa đầy bệnh viện sẽ có Công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá và các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý hiệu quả.
4.1.2.4. Giảm thiểu tác động phóng xạ.
Việc xây dựng, bố trí các thiết bị có khả năng bức xạ có hại tới con nười được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn thiết kế cuyên ngành được quy định tại quyết định số 32/2005/QĐ-BYT, ngày 31/10/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế khoa chuẩn đoán hình ảnh.
Các thiết bị chụp X-quang, CT-Scanner, MRI phải có xuất xứ rõ ràng (mã hiệu máy, nơi sản xuất, năm sản xuất…). Các thiết bi này được định kỳ mỗi năm kiểm tra một lần, quy trình kiểm tra phải dựa trên văn bản của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng ĐLVN 41:1999.
Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ lao động cho người vận hành máy, trang bị các thiết bị che chắn thích hợp như kính chì che chắn tuyến giáp. Nhân viên điều khiển máy X-quang phải được trang bị liều kế cá nhân và được khám định kỳ.
4.1.2.5. Các biện pháp giảm thiểu lây lan dịch bệnh.
- Nghiêm cấm đưa ra khỏi bệnh viện những hàng hoá, vật phẩm, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh.
- Nghiêm cấm tuyệt đối các bệnh nhân sinh hoạt bên ngoài bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân điều trị ở các khoa lây nhiễm.
- Thực hiện thường xuyên công tác tẩy uế, diệt khuẩn, vệ sinh môi trường 01 lần/tuần.
- Nghiêm cấm không cho bệnh nhân ra khỏi bệnh viện, tiếp xúc với người ngoài khi đang trong quá trình điều trị nội.
- Nghiêm cấm tuyệt đối đưa người và phương tiện vào nơi có khả năng lây lan dịch bệnh; trong trường hợp đặc biệt cần trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
4.1.3. Các giải pháp khác.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên bệnh viện và xung quanh hàng rào để tạo cảnh quan, chống bụi, ồn, các loại khí và làm trong sạch môi trường. Chọn các loại cây cao, lá to, nhiều tầng như: Cây gỗ họ đậu, keo tai tượng, bạch đàn… khoảng cách các cây từ 5 - 10 m.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ người lao động trong khu xử lý nước thải, tránh khả năng bị ảnh hưởng tới sức khỏe do tiếp xúc với không khí có mang vi sinh vật, bụi. Định kỳ khám sức khoẻ, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, dị ứng tai mũi họng, dị ứng ngoài da.
4.2. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
- Xây dựng bể chứa nước, trang bị các thiết bị chữa cháy đầy đủ để phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định và theo tiêu chuẩn phòng chống cháy TCVN 3254-89.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các nơi quan trọng và có khả năng xảy ra cháy nổ cao.
- Xây dựng nội quy an toàn sử dụng điện, sử dụng bình oxy phổ biến tại các vị trí làm việc.
- Đối với các cáp điện được đặt ở trên cao có automat tự cắt khi xảy ra chập điện, cầu dao điện được thiết kế phù hợp và được đặt trong hộp quy định.
- Huấn luyện cho cán bộ công nhân viên các phương thức và biện pháp xử lý trong trường hợp có sự cố xảy ra, theo đúng nguyên tắc an toàn lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động, bệnh viện trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động và yêu cầu cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc trong công việc.
- Để phòng tránh sự cố do sét: Bệnh viện lắp đặt hệ thống chống sét ở những vị trí cao tầng và các thiết bị bằng kim loại có độ cao theo Quy định 76/VT ngày 2/3/1983 của Bộ Vật tư. Lắp đặt hệ thống lưới chống sét cho các công trình không phải kim loại có độ cao >15m gồm các cột thu lôi bố trí quanh mái.
CHƯƠNG V
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bệnh viện 71 Trung ương là đơn vị chủ đầu tư dự án “ Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú”, cam kết phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môi trường đã nêu ở chương 4 của báo cáo cũng như các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án.
CHƯƠNG VI
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
6.1. Danh mục các công trình xử lý ô nhiễm môi trường
Trên cơ sở các giải pháp xử lý môi trường đã nêu ở chương 4 Bệnh viện 71 Trung ương sẽ đầu tư, xây dựng các thiết bị, hạng mục công trình nhằm xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm sau:
Bảng 17: Danh mục các công trình xử lý ô nhiễm môi trường
TT
Danh mục công trình xử lý môi trường
Số lượng
I
Hệ thống xử lý chất thải rắn
1
Khoang lạnh chứa CTR được phép thiêu huỷ
01 khoang
2
Khoang BTCT chứa CTR không được phép tiêu huỷ
01 khoang
3
Hệ thống thu gom rác thải y tế
01 hệ thống
Túi nilon
Thùng nhựa
4
Xe đẩy thu gom rác thải sinh hoạt
02 cái
II
Hệ thống xử lý nước thải
5
Mạng lưới thoát nước mưa
01 hệ thống
6
Bể tự hoại 3 ngăn
10 bể
7
Bể thu gom nước thải tập trung
01 bể
8
Bể thu gom và lọc rác
01 bể
9
Bể xử lý theo nguyên lý modun hợp khối
01 hệ thống
Bể xử lý yếm khí
Bể xử lý hiếu khí
Bể lắng
Bể khử trùng
10
Bể xử lý bùn
01 bể
11
Hồ sinh học
01 hồ
12
Hệ thống thu gom xử lý nước thải các phòng labo xét nghiệm
01 hệ thống
III
Hệ thống xử lý khí
13
Phòng xử lý khí bằng tia tử ngoại
01 phòng
14
Hệ thống phun nước đường giao thông nội bộ
01 hệ thống
Hệ thống cyclon màng ướt
01 hệ thống
15
Kho hoá chất diệt khuẩn, khử trùng
01 kho
16
Bơm phun diệt khuẩn
05 cái
IV
Hệ thống khác
17
Hệ thống cây xanh
01 hệ thống
18
Hệ thống chống cháy
01 hệ thống
19
Hệ thống chống sét
01 hệ thống
6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Chương trình quản lý môi trường đảm bảo cho các biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong báo cáo ĐTM được thực thi, các biện pháp quản lý môi trường, tổ chức quản lý, thực hiện các biện pháp phòng tránh, công tác quan trắc, ứng cứu khi có tai biến môi trường phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
6.2.1. Quản lý môi trường
Khi dự án đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ thực hiện nghiêm chương trình quản lý môi trường, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường khu vực.
- Đề ra chương trình quan trắc môi trường.
- Xây dựng quy trình đáp ứng khẩn cấp về tai biến môi trường.
- Có kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho các giai đoạn: chuẩn bị mặt bằng thi công công trình và vận hành công trình.
- Quản lý chất thải rắn, nước thải và khí độc hại sinh ra
6.2.2. Chương trình giám sát, quan trắc môi trường
Chương trình giám sát, quan trắc môi trường được tiến hành một cách liên tục trong suốt qúa trình hoạt động của dự án và xác định được các nội dung sau:
- Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường.
- Thời gian và tần suất giám sát.
- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.
a. Giám sát chất lượng môi trường không khí
Chỉ tiêu giám sát
Tần suất giám sát
Địa điểm giám sát
Vi khí hậu
04lần/năm
Gồm 6 vị trí:
01 điểm trước phòng khám bệnh.
01 điểm tại khu hành chính bệnh viện.
01 điểm tại trung tâm bệnh viện.
02 điểm tại khu dân cư gần bệnh viện
Đầu ống khói của lò đốt chất thải rắn
Nồng độ bụi
Tiếng ồn
NH3
H2S
SO2
NO2
CO
CO2
CH4
THC
- Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 5937; 5938 - 2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
+ Tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 3733/QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế.
+ TCVN 6560-1999: Chất lượng không khí đối với lò đốt rác thải y tế.
b. Giám sát tiếng ồn:
- Các điểm giám sát:
02 điểm trong khuôn viên Bệnh viện.
04 điểm khu dân cư ngoài tường rào bệnh viện.
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5949 - 1998 - Tiếng ồn ở khu vực công cộng và khu dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.
- Tần suất giám sát: 04 lần/năm.
c. Kiểm soát an toàn bức xạ:
- Tần suất giám sát: 04 lần/năm.
- Vị trí giám sát tại khu vực khoa chuẩn đoán hình ảnh
d. Giám sát chất lượng môi trường nước
Chỉ tiêu giám sát
Tần suất giám sát
Địa điểm giám sát
PH
04 lần/năm
Gồm 03 vị trí:
+ Nước thải sau hệ thống xử lý
+ 03 điểm nước giếng nhà dân
+ 03 điểm nước mặt khu vực
NO3-
SO42-
Tổng N
Tổng P
Chất rắn lơ lửng
BOD5
COD
Coliorm
- Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
+ TCVN 5944 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
+ TCVN 6772: 2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép.
6.2.3. Quan trắc vệ sinh môi trường lao động
Điều kiện vệ sinh môi trường lao động sẽ được quan trắc tại các vị trí có khả năng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi đối với sức khỏe con người: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, độ chiếu sáng và suất liều lượng phóng xạ, hơi khí độc. Các vị trí giám sát là các khoa, phòng, khu điều trị, buồng chụp X-quang.
Hàng năm, bệnh viện sẽ lập kế hoạch giám sát chất lượng môi trường với các cơ quan chuyên môn để lấy mẫu, phân tích, đo đạc, đánh giá các thông số cần thiết. Các số liệu sẽ được lưu giữ làm cơ sở để theo dõi hiện trạng môi trường bệnh viện.
Ngoài ra, bệnh viện có chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Đây là một công việc rất quan trọng nhằm phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp để điều trị hoặc bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
CHƯƠNG VII
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
- Căn cứ lập dự toán:
+ Dự toán xây dựng công trình.
+ Đơn giá XDCB ban hành kèm theo quyết định số 2992/2006/QĐ-UBND ngày 19/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
+ Đơn giá XDCB ban hành kèm theo quyết định số 2993/2006/QĐ-UBND ngày 19/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
+ Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
+ Định mức chi phí tư vấn đầu tư theo QĐ số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng
+ Thông báo giá Quý II năm 2007 của liên Sở Xây dựng - Sở TC tỉnh Thanh Hóa
+ Thông báo giá thiết bị xử lý môi trường của trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lệnh hóa học và các đơn vị khác.
+ Và các văn bản hiện hành khác.
- Giá trị dự toán: Ước tính là 7.166.000.000 vnđ, bao gồm cáo hạng mục sau:
+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn: 249.000.000 vnđ
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải: 6.125.000.000 vnđ
+ Hệ thống xử lý khí: 702.000.000 vnđ
+ Hệ thống xử lý khác: 90.000.000 vnđ
Bảng 23: Dự toán tài chính xây dựng các công trình xử lý môi trường (đ)
TT
Danh mục công trình xử lý môi trường
Số lượng
Dự trù
kinh phí
Thành tiền
I
Hệ thống xử lý chất thải rắn
249.000.000
1
Khoang lạnh chứa CTR được phép thiêu hủy
01 khoang
50.000.000
50.000.000
2
Bể chứa chất thải rắn không được phép tiêu huỷ
01 Bể
75.000.000
75.000.000
3
Hệ thống thu gom rác thải y tế
01 HT
50.000.000
50.000.000
Túi nilon
Thùng nhựa
4
Xe đẩy thu gom rác thải sinh hoạt
02 cái
2.000.000
4.000.000
5
Cải tiến nâng cấp lò đốt lên 45kg/h
70.000.000
II
Hệ thống xử lý nước thải
6.125.000.000
6
Mạng lưới thoát nước mưa
01 HT
1.500.000.000
1.500.000.000
7
Bể tự hoại 3 ngăn
10 bể
200.000.000
2.000.000.000
8
Bể thu gom nước thải tập trung
01 bể
300.000.000
300.000.000
9
Bể thu gom và lọc rác
01 bể
200.000.000
200.000.000
10
Bể xử lý theo nguyên lý modun hợp khối
01 HT
1.500.000.000
1.500.000.000
Bể xử lý yếm khí
Bể xử lý hiếu khí
Bể lắng
Bể khử trùng
11
Bể xử lý bùn
01 bể
50.000.000
50.000.000
12
Hồ sinh học
01 hồ
500.000.000
500.000.000
13
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải labo xét nghiệm
01 HT
75.000.000
75.000.000
III
Hệ thống xử lý khí
702.000.000
14
Phòng xử lý khí bằng tia tử ngoại
01 phòng
500.000.000
500.000.000
15
Hệ thống phun nước đường giao thông nội bộ
01 HT
150.000.000
150.000.000
16
Hệ thống Cyclon màng ướt
01 HT
30.000.000
30.000.000
17
Kho hóa chất diệt khuẩn, khử trùng
01 Kho
20.000.000
20.000.000
18
Bơm phun diệt khuẩn
05 cái
400.000
2.000.000
IV
Hệ thống khác
90.000.000
19
Hệ thống cây xanh
01 HT
50.000.000
50.000.000
20
Hệ thống chống cháy
01 HT
15.000.000
15.000.000
21
Hệ thống chống sét
01 HT
10.000.000
10.000.000
22
Phí giám sát môi trường
15.000.000
15.000.000
Tổng cộng
7.166.000.000
(Bằng chữ: Bảy tỷ, một trăm sáu mươi sáu triệu đồng)
CHƯƠNG VIII
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM, chủ đầu tư là Bệnh viện 71 Trung ương cùng nhóm chuyên gia của cơ quan tư vấn tiến hành tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
Những nội dung chính mà Ban quản lý dự án đề cập để xin ý kiến tham vấn bao gồm:
1. Dự án tác động đến kinh tế - xã hội:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Những tác động khác.
2. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tác động đến y tế, sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, di tích lịch sử.
3. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tác động tới đời sống, việc làm và thu nhập của nhân dân.
4. Tác động của dự án tới các thành phần môi trường và môi trường sống của dân cư khu vực xung quanh.
Từ những nội dung trên Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Quảng Tâm và đại diện người dân đã cho ý kiến về dự án“ Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú”. (Có kèm theo phần phụ lục).
CHƯƠNG IX
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
9.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu
1. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2006 - Cục thống kê tỉnh Thanh Hoá - Nxb Thống Kê, Hà Nội - 2007.
2. Báo cáo KT-XH năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 của UBND xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
3. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2006.
4. Giáo trình Thoát nước và xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội năm 2001.
5. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội năm 2000.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 22/206/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5942 - 1995. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
- TCVN 5944 - 1995. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
- TCVN 5937 - 2005 và TCVN 5938 - 2005. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- TCVN 5939 : 2005. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 5949 - 1995. Âm học - Mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và khu dân cư.
9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực dự án.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực dự án.
- Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước ban hành.
9.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Qua nghiên cứu thực tế, tham khảo tài liệu chuyên ngành và tham vấn ý kiến của các chuyên gia ở các lĩnh vực có liên quan đến dự án, các đánh giá tác động môi trường đã nêu trong báo cáo đảm bảo tính khách quan, chính xác và độ tin cậy cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thanh Hóa hiện có 7 bệnh viện tuyến tỉnh (2 bệnh viện Đa khoa, 5 bệnh viện Chuyên khoa), 26 Trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố. Với số giường bệnh hiện nay là 4520 giường, chỉ mới đạt 12,48 giường bệnh/01 vạn dân (toàn quốc đã đạt 16,5 giường bệnh/01 vạn dân). Qua đó cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tỉnh Thanh Hóa hiện tại chưa đạt được mức bình quân so với cả nước, đồng thời cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng cao của nhân dân trong tỉnh.
Dự án“ Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú” là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng chủ chương thu hút đầu tư của Nhà nước.
Dự án ra đời và đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ không những cho người dân địa phương mà còn cho người dân của khu vực Bắc miền Trung. Đồng thời dự án cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong quá trình thi công cũng như vận hành dự án sẽ không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường như đã nêu trong báo cáo. Với việc ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường và sự giúp đỡ của các ngành, các cơ quan chức năng, chủ dự án sẽ hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn như đã nêu trong báo cáo.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và những văn bản pháp quy của Nhà nước về Bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “ Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú” đã nêu đầy đủ các tác nhân gây ô nhiễm tác động đến môi trường cùng với các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chương trình giám sát chất lượng môi trường và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã nói ở trên.
2. Kiến nghị
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong báo cáo đã được trình bày đầy đủ cơ sở khoa học, có tính khả thi cao.
Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét và sớm phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “ Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú.doc