Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện; tiến hành tổ chức sơ kết vào năm 2013 và tổng kết vào năm 2015.
- Ban quản lý các KCN chịu trách nhiệm đôn đốc thực hiện đề án. Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, các sở ngành liên quan và các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN tổ chức thực hiện đề án một cách có hiệu quả.
- Các sở, ban, ngành, các huyện thành có liên quan: Có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý các KCN trong việc tổ chức thực hiện Đề án.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH HÀ NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: .... ĐA/UBND
Phủ Lý, ngày tháng năm 2011
DỰ THẢO
ĐỀ ÁN
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KCN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh uỷ “về phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2015”, UBND tỉnh xây dựng Đề án “Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN giai đoạn 2011 – 2015” như sau:
PHẦN I:
Đánh giá tình hình phát triển các KCN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010
I. Kết quả đạt được.
1. Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.
1.1. Về quy hoạch:
- §Õn năm 2010, Hà Nam cã 8 KCN tËp trung ®· ®îc Thñ tíng ChÝnh phñ phª duyÖt víi tæng diÖn tÝch 1.758 ha gåm: KCN §ång V¨n I diÖn tÝch 138ha, KCN §ång V¨n II diện tích 320 ha, KCN Ch©u S¬n diÖn tÝch 169ha, KCN Hoµ M¹c diÖn tÝch 131ha, KCN Kim B¶ng diÖn tÝch 300ha, KCN Liªm CÇn- Thanh B×nh diÖn tÝch 200ha, KCN Liªm Phong diÖn tÝch 200ha, KCN Itahan diÖn tÝch 300ha. Ngoµi ra còn có CCN T©y Nam thµnh phè Phñ lý diÖn tÝch 155ha.
- Quy hoạch xây dựng các KCN được gắn liền với tổ chức không gian công nghiệp vùng Thủ đô Hà Nội, đó là ở phía Nam hình thành khu vực công nghiệp đa ngành gắn với 2 đô thị phía Nam của vùng là Hưng Yên và Phủ Lý, trong đó gồm 2 cụm là: Cụm công nghiệp khai thác đá, xi măng, vật liệu xây dựng Bút Sơn - Kim Bảng - Kiện Khê; Cụm công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng tại trục Đồng Văn - Hoà Mạc - Châu Sơn. Đồng thời dược gắn liền với quy hoạch phát triển vùng của tỉnh là tập trung phát triển các KCN trên địa bàn các huyện Duy Tiên, Thanh Liêm và Kim Bảng.
1.2. Kết quả đầu tư xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN được thực hiện đồng bộ cả 2 hình thức huy động vốn đầu tư: đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng, kết quả cụ thể như sau:
a) Các KCN được đầu tư bằng vốn ngân sách:
- KCN Đồng Văn I: diện tích 138 ha. Tổng mức đầu tư là 219,4 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã thực hiện là 211,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 70,6 tỷ đồng. Hạ tầng của KCN đã cơ bản hoàn thành.
- KCN Châu Sơn (giai đoạn 1): có diện tích là 54,9ha, tổng mức đầu tư 94,805 tỷ đồng, đã thực hiện 94,805 trong đó vốn ngân sách là 27,408. Hạ tầng kỹ thuật của KCN Châu Sơn (giai đoạn I) đã cơ bản hoàn thành.
- Cụm công nghiệp Tây Nam thành phố: Cơ sở hạ tầng cơ bản đồng bộ với tổng mức đầu tư 9,547 tỷ đồng, khối lượng thực hiện là 8,588 tỷ đồng, vốn nhà nước đã bố trí: 4,811 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Tây Nam thành phố mở rộng: Chủ đầu tư đã tiến hành GMPB xong diện tích 68,6ha và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng số vốn đã đầu tư là 81,506 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 51,622 tỷ đồng.
b) Các KCN đầu tư xây dựng bằng vốn của doanh nghiệp:
- KCN Đồng Văn II: với diện tích 320 ha, đã GPMB xong 253,8 ha, do Công ty CP phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư. Đến tháng 12/2010, tổng vốn đã đầu tư cho các hạng mục đạt khoảng 280 tỷ đồng/452 tỷ đồng .
- KCN Châu Sơn (Giai đoạn II): do Công ty CP phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư với diện tích 115 ha, tổng vốn đầu tư 193,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã thực hiện đến tháng 12/2010 đạt khoảng 87 tỷ đồng.
- KCN Hòa Mạc: diện tích 131 ha, do Công ty TNHH quản lý và khai thác KCN Hoà Mạc làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 309 tỷ đồng. Đã giải phóng mặt bằng xong 88ha. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện đến hết tháng 12/2010 là 136 tỷ đồng.
- Còn lại 4 KCN Kim Bảng, KCN Itahan, KCN Liêm Phong, KCN Liêm Cần – Thanh Bình các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng đang tiến hành các thủ tục quy hoạch, thiết kế, giải phóng mặt bằng.
1.3. Kết quả thu hút đầu tư
Đến năm 2010, các KCN trên địa bàn tỉnh có 117 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 37 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là 268,6 triệu USD và 80 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 7.507,6 tỷ đồng.
Giai đoạn 2006 – 2010, các KCN của tỉnh đã thu hút được 79 dự án đầu tư, trong đó có 39 dự án trong nước và 40 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.807,6 tỷ đồng và 314,65 triệu USD. Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 24 lượt dự án trong nước với vốn tăng thêm là 1.882,1 tỷ đồng.
1.4. Kết quả đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp KCN.
1.4.1. Kết quả đầu tư.
- Với 117 dự án đầu tư còn hiệu lực tổng diện tích đất các dự án này đã thuê là: 263,7 ha. Trong đó, KCN Đồng Văn I là 101,8 ha, KCN Đồng Văn II là: 65,8 ha, KCN Châu Sơn: 36,2ha, KCN Hßa M¹c 4,8ha và Cụm Công nghiệp Tây Nam: 55,1ha. Các dự án đã sử dụng là 168,5ha/263,7ha đất được giao, đạt hiệu suất sử dụng đất là 63,6%.
- Trong tổng số 117 dự án đầu tư còn hiệu lực thì đã có 90 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, còn lại 27 dự án đang tiến hành xây dựng chuẩn bị đi vào hoạt động.
- Vốn đầu tư đã thực hiện của các doanh nghiệp lũy kế đến tháng 12/2010 là: 5.406,65 tỷ đồng/7.507,6 tỷ đồng đạt 72,01% vốn đăng ký và 210,9 triệu USD/268,6 triệu USD đạt 78,52% vốn đăng ký. Trong đó: Giai đoạn 2003 - 2006 là 1.250 tỷ đồng và 25 triệu USD; Giai đoạn 2007 - 2010 là: 4.156,65 tỷ đồng và 185,9 triệu USD.
1.4.2. Về kết quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trong KCN qua các năm đều tăng nhanh trên hai con số, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 49%/năm, góp phần đưa tỷ trọng giá trị SXCN trong KCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị SXCN toàn tỉnh, cụ thể đến năm 2010 giá trị SXCN đạt 4.691 tỷ đồng chiếm 57,75% giá trị SXCN toàn tỉnh (8.124 tỷ đồng).
- Về nộp ngân sách: Các doanh nghiệp KCN ngày càng đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước: năm 2006 mới đạt 7,5 tỷ đồng đến năm 2010 đã là 304 tỷ đồng (gồm thuế nội địa và thuế XNK).
- Giá trị xuất khẩu: năm 2007 là 14,2 triệu USD; năm 2008 là 50,7 triệu USD; năm 2009 là 80,1 triệu USD tăng 58% so với năm 2008 và chiếm 55,24% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh (145 triệu USD), năm 2010 đạt 134,7 triệu USD chiếm 89,8% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh (150 triệu USD).
- Tình hình thu hút và sử dụng lao động: đến năm 2010 tổng số lao động làm việc trong các KCN là 17.465 lao động.
- Về thực hiện chính sách đối với người lao động: Trong tổng số 17.465 người làm việc trong KCN, số lao động được tham gia BHXH là 11.797 người chiếm 67,5% tổng số lao động. Thu nhập của lao động làm việc trong KCN ngày càng được ổn định, điều kiện làm việc cũng như đời sống cho người lao động từng bước được nâng cao, cụ thể: Thu nhập bình quân đạt 2,1 triệu đồng/người/tháng.
- Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường: Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong số 90 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có 81 doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường.
II. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
1. Những tồn tại, hạn chế.
Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng các KCN đã đạt được những thành tựu nhất định, đó là: C¸c KCN ®· huy ®éng ®îc mét lîng vèn ®Çu t ®¸ng kÓ phôc vô sự nghiệp CNH, HĐH của tØnh, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, từng bước đóng góp vào ngân sách địa phương…
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:
- Về đầu tư hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của các KCN nghiệp về cơ bản chưa được đồng bộ. Một số chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng còn chậm triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lực xúc tiến đầu tư còn yếu.
- Về thu hút đầu tư: Thu hút được ít các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, công nghệ cao, cơ khí chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp sạch. Các dự án đầu tư đa số là có quy mô vừa và nhỏ, suất đầu tư chỉ ở mức trung bình: bình quân đạt 49,2 tỷ/1 ha. Dây chuyền công nghệ còn ở mức độ trung bình, chưa có sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mũi nhọn. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) còn thấp, cụ thể trong tổng số 117 dự án đầu tư vào các KCN thì chỉ có 37 dự án đầu tư có vốn nước ngoài.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp: Một số dự án đầu tư không mang lại hiệu quả, cụ thể đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 05 dự án đầu tư FDI và 06 dự án đầu tư trong nước với số vốn là 34 triệu USD và 483,1 tỷ đồng. Giá trị gia tăng trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN chưa cao. Mức độ đóng góp ngân sách của các dự án còn thấp: bình quân năm 2010 mới đạt 2,8 tỷ đồng/ dự án. Thu nhập của người lao động làm việc trong KCN chưa cao: Năm 2010 thu nhập bình quân của lao động mới đạt 2,1 triệu đồng/người/tháng. Việc thực hiện chính sách về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
3. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án.
Phát triển công nghiệp nói chung và phát triển các KCN nói riêng là hướng đi đúng để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực tiễn trong gần 10 năm xây dựng và phát triển KCN của tỉnh, chúng ta thấy c¸c khu c«ng nghiÖp đã mang lại hiệu quả rõ rệt vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh. Nhưng đồng thời, việc xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh cũng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại nhất định.
Do vậy cần phải có một chiến lược, chương trình cụ thể để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
PHẦN II
Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
I. Những thuận lợi, khó khăn.
1. Thuận lợi:
- Kinh tế thế giới đang dần hồi phục, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển các khu công nghiệp nói riêng.
- Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hà Nam là cửa ngõ phía nam Hà Nội và nằm trong Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, có các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế.
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định; có sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong nhân dân.
2. Khó khăn:
- Tình hình khu vực và thế giới đang thay đổi nhanh, có nhiều biến động, phức tạp, khó lường; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của nước ta.
- Nguy cơ lạm phát cao vẫn đang đe dọa nước ta gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, tài chính, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năng lực cạnh tranh của tỉnh chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, nhân lực chất lượng cao còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tình hình cung ứng điện còn nhiều khó khăn, số lượng còn thiếu, chất lượng không ổn định.
II. Phương hướng, mục tiêu.
1. Phương hướng:
- Phát triển các KCN trên cơ sở bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần vào việc xây dựng Hà Nam thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
- Phấn đấu phát triển các KCN của tỉnh trở thành các khu công nghiệp hiện đại, đảm bảo tính phát triển lâu dài và bền vững, có cơ cấu ngành hiện đại theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, tiết kiệm năng lượng …
- Mỗi KCN giành ít nhất 20% quỹ đất công nghiệp cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Phấn đấu nâng giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
2. Mục tiêu:
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, gắn việc phát triển khu công nghiệp với việc thực hiện các mục tiêu ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường với các chỉ tiêu chính sau:
- Đến hết năm 2013 hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hoà Mạc, CCN Tây Nam thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhà đầu tư. Đến hết năm 2015 cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN Liêm Phong, Kim Bảng, Liêm Cần – Thanh Bình được xây dựng cơ bản đồng bộ ( có nhà máy xử lý nước thải) đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
- Giai đoạn 2011 – 2015, thu hút thêm nhiều dự án mới đầu tư vào KCN, với tổng vốn đầu tư đăng ký từ 15.000 – 18.000 tỷ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt từ 400 – 500 triệu USD. Đến hết năm 2015 phấn đấu lấp đầy 100% diện tích các KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hòa Mạc và CCN Tây Nam thành phố Phủ Lý; phấn đấu lấp đầy 30- 50% diện tích đất các KCN còn lại.
- Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) trong KCN đạt khoảng 16.500 tỷ đồng chiếm 75% giá trị SXCN của tỉnh. Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp KCN năm 2015 đạt khoảng 1.000 tỷ đồng (bao gồm thu nội địa và XNK). Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt 230 triệu USD chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Giai đoạn 2011 – 2015, thu hút thêm khoảng 13.000 – 15.000 lao động vào làm việc trong các KCN.
III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
1. Nhiệm vụ:
- Đẩy nhanh tốc độ công tác chuẩn bị, công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt để có sẵn mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thứ cấp vào.
- Thực hiện đồng bộ, đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp.
- Chuẩn bị, đào tạo đủ nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Phát triển mạnh và đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp như: điện, nước, dịch vụ viễn thông, vận tải, nhà ở cho công nhân …
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về phát triển khu công nghiệp nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ và nhân dân.
2. Các giải pháp thực hiện Đề án:
a) Nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng KCN:
- Tăng cường quản lý công tác quản lý quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Cần phải tăng cường quản lý đất quy hoạch chặt chẽ, công bố quy hoạch rõ ràng cho nhân dân biết, kiên quyết giải toả các trường hợp không di dời hoặc tái chiếm, xây dựng trái phép trong khu quy hoạch.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, kết hợp giữa đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách với vốn doanh nghiệp. Chú trọng lựa chọn những nhà đầu tư hạ tầng KCN có tiềm lực về vốn, có kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi, thu hút đầu tư.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ KCN, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa phục vụ hoạt động của KCN.
- Xây dựng cảng thông quan nội địa (ICD) để tạo điều kiện hơn nữa cho những doanh nghiệp XNK trong và ngoài KCN.
- Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp. Đặc biệt chú ý đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN (như: nhà ở của công nhân, trường học, bệnh viện, khu vui chơi).
- Thường xuyên tiến hành rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng trong việc thực hiện các cam kết đầu tư. Kiên quyết thu hồi những chủ đầu tư có năng lực tài chính hạn chế, chậm triển khai xây dựng hạ tầng để giao cho những nhà đầu tư khác có tiềm lực mạnh để triển khai tiếp.
b) Nhóm giải pháp nhằm thu hút mạnh đầu tư vào KCN:
- Tăng cường công tác XTĐT trong và ngoài nước. Phối kết hợp với các Trung tâm tư vấn trong và ngoài nước có uy tín và kinh nghiệm để thu hút đầu tư. Quan tâm đến XTĐT đối với các nhà đầu tư FDI nhưng cũng không bỏ quên các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư trong Top 500…
- Cần thường xuyên tổ chức, tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu cho các nhà đầu tư nắm rõ được những tiềm năng, lợi thế của các KCN của tỉnh cũng như những cơ chế, chính sách khi đầu tư. Đặc biệt cần tập trung vào việc tăng cường xúc tiến tại các nước và khu vực trọng điểm như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đồng thời tổ chức mời gọi các tập đoàn, tổng công ty lớn trong nước về tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN của tỉnh.
- Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, tăng cường công tác cải cách hành chính.
- Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại chỗ, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng hình thức đào tạo nghề và huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Chú trọng việc đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
- Xây dựng các KCN và thu hút đầu tư theo hướng hiện đại, đa dạng, hướng về công nghệ cao, với tiêu chí: Quy hoạch hợp lý, kết hợp chặt chẽ với hạ tầng kỹ thuật và môi trường sống khu vực xung quanh; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN; nâng cao chất lượng dự án đầu tư theo hướng từng bước chọn lọc dự án đầu tư, khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
- Đa dạng hoá các loại hình cho thuê đất, cho thuê nhà xưởng để các nhà đầu tư lựa chọn.
c) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN:
- Các cơ quan chức năng quan tâm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết những yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khắc phục để hạn chế việc thiếu điện đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN để có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đồng thời xem xét thu hồi những dự án hoạt động kém hiệu quả để chuyển giao cho các nhà đầu tư khác.
- Cần xây dựng quy chế để xem xét việc không được hưởng ưu đãi đối với những dự án không thực hiện đúng cam kết khi đầu tư.
III. Tổ chức thực hiện.
1. Huy động nguồn lực để thực hiện đề án:
Tranh thủ mọi nguồn lực, huy động nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế vào việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp, trong đó nguồn vốn của doanh nghiệp là chủ yếu, kết hợp với vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương.
a) Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng của 8 KCN đã được Chính phủ chấp thuận và CCN Tây Nam thành phố Phủ Lý giai đoạn 2011 – 2015 là 6.527 tỷ đồng trong đó: KCN Đồng Văn I: 15 tỷ đồng; KCN Đồng Văn II: 324 tỷ đồng; KCN Châu Sơn: 195 tỷ đồng; KCN Hòa Mạc: 220 tỷ đồng; KCN Itahan: 1.650 tỷ đồng; KCN Liêm Phong: 1.100 tỷ đồng; KCN Kim Bảng: 1.650 tỷ đồng; KCN Liêm Cần – Thanh Bình: 1.100 tỷ đồng; CCN Tây Nam thành phố Phủ Lý: 273 tỷ đồng (dự kiến suất đầu tư bình quân các KCN mới là 5,5 tỷ đồng/ha).
b. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 là 20,0 tỷ đồng trong đó: Kinh phí do các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng chi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư là 15,0 tỷ đồng; Kinh phí ngân sách tỉnh chi cho hoạt động xúc tiến đầu tư là 5,0 tỷ đồng.
2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành:
- Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện; tiến hành tổ chức sơ kết vào năm 2013 và tổng kết vào năm 2015.
- Ban quản lý các KCN chịu trách nhiệm đôn đốc thực hiện đề án. Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, các sở ngành liên quan và các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN tổ chức thực hiện đề án một cách có hiệu quả.
- Các sở, ban, ngành, các huyện thành có liên quan: Có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý các KCN trong việc tổ chức thực hiện Đề án.
- Các cơ quan thông tin tuyên truyền và các đoàn thể nhân dân: làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh về phát triển các KCN cho mọi tổ chức, công dân và kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Đề án./.
Nơi nhận:
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Thường trực TU;
CHỦ TỊCH
- Các đ/c UVBTV, UVBCH Đảng bộ tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, CN.
Mai Tiến Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉn.doc