Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước – Điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO

MỞ ĐẦU . iv CHƯƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO . . 1 1.1 Tổng quan về Doanh nghiệp nhà nước . 1 1.1.1 Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước . 1 1.1.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp nhà nước 6 1.1.3 Vai trò và đặc trưng của Doanh nghiệp nhà nước 8 1.2 Xu thế đổi mới Doanh nghiệp nhà nước trên thế giới 11 1.3 Biện pháp và các bước tiến hành đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 12 1.3.1 Các biện pháp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 12 1.3.2 Các bước tiến hành đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 13 1.4 Những tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO 18 1.4.1 Về tổ chức thương mại thế giới – WTO 18 1.4.2 Những tác động tích cực-thời cơ đối với kinh tế Việt Nam 18 1.4.3 Những tác động tiêu cực-thách thức đối với kinh tế Việt Nam 19 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 21 2.1 Quá trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. . 21 2.1.1 Giai đoạn từ 1990 đến 1993 . 23 2.1.2 Giai đoạn từ 1994 đến 1997 26 2.2.3 Giai đoạn từ 1997 đến 2003 28 2.2 Đánh giá về hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước và thực trạng hoạt động trong thời gian qua . 33 2.2.1 Hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 33 2.2.2 Thực trạng hoạt động của DNNN . 36 2.3 Một số nguyên nhân và hạn chế của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN cần phải khắc phục . 43 2.3.1 Về cơ chế chính sách . 43 2.3.2 Về công tác chỉ đạo . 44 2.3.3 Về tổ chức thực hiện . 45 2.4 Đánh giá sơ lược quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua và năng lực cạnh tranh hiện nay . 46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 49 3.1 Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền của DNNN và thúc đẩy cạnh tranh . 50 3.1.1 Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền và độc quyền của DNNN 50 3.1.2 Nâng cao sức cạnh tranh và chú trọng đầu tư vào những DNNN hoạt động trong các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao 54 3.1.3 Thực hiện công ty hóa DNNN . 55 3.2 Các giải pháp thúc đẩy sắp xếp, CPH DNNN và hoàn thiện cơ chế tài chính . 57 3.2.1 Cơ chế cổ phần hóa, sắp xếp Doanh nghiệp nhà nước . 57 3.2.2 Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp và phương thức quản lý doanh nghiệp 60 3.3 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước 62 3.3.1 Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của khu vực Doanh nghiệp nhà nước . 62 3.3.2 Có chính sách hợp lý đầu tư vốn cho Doanh nghiệp Nhà nước 64 3.3.3 Củng cố, phát triển các Tổng công ty Nhà nước thành các tập đoàn kinh tế . 67 KẾT LUẬN viii PHỤ LỤC . ix TÀI LIỆU THAM KHẢO xxv MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài : Hiện nay, nền kinh tế các nước trên thế giới vận hành theo xu thế hội nhập với sự hình thành của các tổ chức hợp tác quốc tế, các khu vực mậu dịch tự do và tiến tới nhất thể hóa. Do vậy, cùng với quá trình đổi mới kinh tế nói chung, các nước đang phát triển cần phải phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới DNNN nhằm tạo ra một hệ thống DNNN đủ sức đương đầu trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc khi đàm phán vào WTO, đã nói với DNNN “Nếu Chu Dung Cơ này không cải cách được DNNN thì WTO sẽ cải cách doanh nghiệp. Chỉ e rằng lúc đó sẽ không thuận lợi như Chu này làm bây giờ”. Phát biểu này phần nào cho thấy sự cấp thiết phải đẩy nhanh tốc độ sắp xếp, đổi mới DNNN trước khi gia nhập WTO. Đối với Việt Nam, đổi mới DNNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới DNNN. Hiện nay, khi mà thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến gần, vấn đề đổi mới DNNN càng trở nên nóng bỏng và bức xúc. Tuy vậy, mặc dù chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN đã được đưa ra và thực hiện từ lâu, song cho đến nay tiến độ thực thi rất chậm, ngay cả khi Chính phủ đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Bộ, ngành trung ương và các địa phương. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng phải đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN trong bối cảnh mà thời điểm gia nhập WTO đã đến gần, đề tài luận văn cao học “Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO” được thực hiện nhằm đáp ứng một số vấn đề của yêu cầu trên. 2. Xác định vấn đề nghiên cứu : a. Xác định vấn đề nghiên cứu : Vấn đề trung tâm mà đề tài muốn giải quyết là thông qua việc tìm hiểu khái quát về DNNN, phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN, thực trạng và hiệu quả sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua, đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. b. Câu hỏi nghiên cứu : Đề tài sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể như : 1. Khái quát về DNNN và quá trình hình thành DNNN ? 2. Vai trò, đặc trưng của DNNN ? 3. Xu hướng đổi mới DNNN trên thế giới ? 4. Phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN ? 5. WTO là gì? Và nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu những tác động gì khi gia nhập WTO? 6. Quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam từ năm 1990-2003 ? 7. Hiệu quả của quá trình trên và những nguyên nhân cần khắc phục là gì?. Thực trạng hoạt động của DNNN trong thời gian qua? 8. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nào và năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay ra sao? 9.Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản nào nhằm thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO? c. Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài đã nhắm các mục tiêu sau : 1. Đưa ra một số khái niệm về DNNN và kết luận đặc điểm chung. 2. Chỉ ra xu thế đổi mới DNNN trên thế giới là một tất yếu. 3. Đưa ra phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN. 4. Trình bày WTO là gì và những tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO. 5. Trình bày quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam từ năm 1990- 2003 ở một số khía cạnh nhất định nhằm phục vụ cho đề tài. 6. Đánh giá về hiệu quả sắp xếp, đổi mới, thực trạng hoạt động của DNNN trong thời gian qua và nêu một số nguyên nhân cần khắc phục. 7. Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua. 8. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. 3. Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp; Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử; Phương pháp phân tích tổng hợp. 4. Phạm vi nghiên cứu : Đổi mới DNNN là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Để tiến hành đổi mới DNNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài xin phép chỉ trình bày một số giải pháp thuộc các lĩnh vực : Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh; Thúc đẩy quá trình sắp xếp, CPH DNNN; và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Các nhóm giải pháp này nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của Việt Nam. 5. Nội dung của luận văn: Với phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu gồm ba chương : Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về đổi mới Doanh nghiệp nhà nước và những tác động khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 2 : Thực trạng, hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước và đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3 : Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước. Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước – Điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp với tư cách là chủ đầu tư vốn doanh nghiệp. Về tổ chức quản lý, khi các doanh nghiệp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều phải tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng quản trị hoặc mô hình chủ tịch công ty. Như vậy, tài sản của pháp nhân doanh nghiệp hoàn toàn độc lập với tài sản của Nhà nước nói chung (công sản), Nhà nước chỉ sở hữu pháp nhân doanh nghiệp, chứ không sở hữu tài sản cụ thể của doanh nghiệp. Việc áp dụng biện pháp công ty hóa còn mới mẽ ở Việt Nam đòi hỏi phải tiến hành một cách thận trọng. Để công ty hóa thành công cần xúc tiến các biện pháp cụ thể sau: - Cho phép doanh nghiệp đã công ty hóa có quyền sở hữu tài sản của mình, có quyền nhân danh pháp nhân độc lập tham gia vào các quan hệ kinh tế và 66 quyết định các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, liên doanh, góp vốn, mua cổ phần, mua bán, thanh lý, cầm cố, chuyển nhượng các tài sản quan trọng… - Cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp trước khi công ty hóa. - Bãi bỏ can thiệp dưới nhiều hình thức của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp như điều chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp, quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản quan trọng của doanh nghiệp, v.v.. - Ban hành các văn bản pháp lý về công ty hóa, đồng thời xúc tiến làm thí điểm rút kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp và các doanh nghiệp liên quan. - Làm rõ hơn các quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi công ty hóa cũng như cơ chế quản lý (cụ thể hóa quyền sở hữu của Nhà nước). - Cải tiến thủ tục hành chính và tổ chức lại một số cơ quan quản lý Nhà nước và các thiết chế tài chính công liên quan. - Tăng cường hệ thống kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ để bảo đảm kiểm soát được về tài chính các DNNN sau khi công ty hóa. Công ty hóa trên thực tế là một quá trình, do vậy trong thời gian đầu, các DNNN chưa thể chuyển đổi đồng loạt thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà vẫn còn một số bộ phận DNNN tiếp tục hoạt động theo luật DNNN. 67 3.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẮP XẾP, CPH DNNN VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH : 3.2.1 Cơ chế cổ phần hóa, sắp xếp Doanh nghiệp nhà nước : Về cơ chế cổ phần hóa, sắp xếp DNNN, cần thực hiện các giải pháp sau : + Mở rộng đối tượng cổ phần hóa bao gồm cả các công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn và các nông, lâm trường quốc doanh, thu hẹp đối tượng Nhà nước giữ cổ phần chi phối theo hướng không căn cứ vào quy mô vốn mà căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ. Nhà nước chỉ công bố danh mục các DNNN cần nắm giữ 100%, còn lại thực hiện đa dạng hóa sở hữu bằng nhiều hình thức khác nhau theo lộ trình. + Kiên quyết không để CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, việc bán cổ phiếu phải công khai, minh bạch. Theo bản phân tích về thị trường đầu tư cổ phần của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), vẫn còn tồn tại tình trạng CPH kiểu nội bộ. Báo cáo của VAFI cũng cho thấy, có một số công ty kinh doanh có hiệu quả, vốn điều lệ lớn và đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lại được cổ phần hóa nội bộ 100%. Chẳng hạn như : Công ty CP nhựa Bình Minh, vốn điều lệ 107,18 tỷ đồng, nhưng Nhà nước nắm giữ đến 64,6%; Công ty CP Bia Thanh Hóa, vốn điều lệ 57,5 tỷ đồng, cổ phần Nhà nước chiếm đến 83,3%. Các công ty này không có cổ phần bán ra bên ngoài. Hoặc các công ty làm ăn có hiệu quả như : Công ty Pin Aéc qui miền Nam, vốn điều lệ 102,63 tỷ đồng nhưng tỷ lệ bán ra bên ngoài chỉ có 9,85% trên vốn điều lệ; Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, vốn điều lệ 79,15 tỷ đồng nhưng tỷ lệ bán ra ngoài chỉ có 8,09% trên vốn điều lệ. Suy cho cùng, cung cách CPH kiểu nội bộ không những chẳng mang lại lợi ích gì cho Nhà nước, cho bản thân 68 công ty đang thực hiện CPH mà còn làm nản lòng giới kinh doanh đầu tư tài chính, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. + Chuyển cơ chế giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp sang thực hiện đấu thầu bán doanh nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất) gắn liền với điều kiện đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo môi sinh. Cho phép áp dụng hình thức đấu thầu bán doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, du lịch. Mở rộng quyền mua cổ phần, tham gia góp vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để chuyển thành công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Đổi mới phương thức định giá doanh nghiệp: bỏ cơ chế định giá thông qua hội đồng, thực hiện định giá thông qua các tổ chức kế toán kiểm toán, thuê tư vấn tài chính trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện nâng cao uy tín, tính công khai minh bạch và nâng giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, mức giá do các tổ chức tư vấn đưa ra có tính chất tham khảo, còn yếu tố quyết định là thị trường thông qua hình thức đấu giá công khai. + Bổ sung giá trị hữu hình và vô hình, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cây, rừng trồng vào giá trị doanh nghiệp để thực hiện việc bán cổ phần hoặc bán đấu giá doanh nghiệp. + Đổi mới phương thức bán cổ phiếu đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng: - Đấu giá niêm yết qua trung tâm giao dịch chứng khoán (kể cả lần đầu đối với các DNNN có quy mô lớn, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết). - Đấu giá bán trực tiếp đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thông qua Hội đồng đấu giá. 69 - Xóa bỏ việc bán cổ phiếu ưu đãi theo giá sàn qua cơ chế Hội đồng định giá. Người lao động được dành 30% số cổ phiếu bán ra để mua với giá ưu đãi (≤ 50% giá giao dịch) và bỏ quy định bắt buộc sau 3 năm mới được bán ra. + Điều chỉnh chính sách đối với lao động dôi dư ở các doanh nghiệp sắp xếp lại theo hướng có thời hạn để đảm bảo tính kịp thời và sự giám sát của Nhà nước; bổ sung quy định khống chế về tỷ lệ lao động được áp dụng chính sách lao động dôi dư, cùng chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích doanh nghiệp sắp xếp lại sử dụng nhiều lao động, duy trì ổn định xã hội. + Hoàn thiện chính sách thuế, tiền thuê đất để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. + Hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144/2003/NĐ-CP) : + Giảm bớt can thiệp hành chính trực tiếp của Nhà nước vào thị trường, chuyển sang quản lý giám sát thị trường từ xa theo tiêu chuẩn, chuẩn mực đối với từng hình thức phát hành và sản phẩm trên thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, phát hành trực tiếp ra công chúng, v.v…) + Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng đặc biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, gắn việc phát hành cổ phiếu với niêm yết công khai trên thị trường. + Phát triển hệ thống trung gian tài chính trên thị trường như các công ty chứng khoán, các Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp bán ra trên thị trường chứng khoán. 70 3.2.2 Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp và phương thức quản lý doanh nghiệp : - Ban hành cơ chế tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm bớt sự can thiệp hành chính của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước chỉ đảm bảo cấp vốn điều lệ cho những DNNN cần năm giữ 100% vốn, các doanh nghiệp khác phải tự huy động vốn bằng các hình thức phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, cổ phiếu trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. - Ban hành cơ chế, chính sách xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý, bao cấp đối với các DNNN như : khoanh nợ, xóa nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi…chuyển cơ chế DNCI sang cơ chế sản phẩm và dịch vụ công ích để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu. - Chuyển từ chính sách hỗ trợ trực tiếp sang chính sách hỗ trợ gián tiếp phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh tranh, xúc tiến thương mại và xuất khẩu để từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập; khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, thị trường chứng khoán. - Ban hành cơ chế bắt buộc các DN phải chủ động xử lý các tồn tại về nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp để tình trạng trên tái diễn; thiết lập cơ chế kỷ luật thanh toán ở các doanh nghiệp, 71 đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp thông qua Công ty mua, bán nợ, tài sản tồn đọng và các định chế trung gian tài chính. - Đổi mới quản lí Nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ giám sát theo các chỉ tiêu tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. - Tăng cường tính công khai minh bạch về tài chính và hệ thống đánh giá rủi ro qua các công cụ như kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính… theo chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế với bước đi phù hợp với thực tế của Việt Nam. - Thống nhất quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp theo hướng xóa bỏ chia cắt về quyền sở hữu doanh nghiệp giữa các Bộ, địa phương và TCT; Nhà nước giữ vai trò là nhà đầu tư vốn thống nhất thông qua một tổ chức đầu tư vốn trung gian bằng việc thành lập Công ty đầu tư tài chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và tăng trưởng vốn Nhà nước trong doanh nghiệp. (sẽ đề cập lại loại hình công ty này ở mục 3.3.2) 3.3 CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC : 3.3.1 Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của khu vực Doanh nghiệp nhà nước: Còn khá nhiều DNNN có những khoản nợ dây dưa khó đòi. Theo ước tính số công nợ trong các DNNN thuộc diện phải sắp xếp lên tới 21.170 tỷ đồng, trong đó có khoản 7.260 tỷ đồng là nợ hệ thống ngân hàng thương mại. Nhằm lành mạnh hóa tài chính DNNN nói chung và các DNNN thuộc diện sắp xếp nói riêng, trong thời gian tới chúng ta cần xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng. 72 Nguyên tắc xử lý nợ là : nắm chắc và phân loại nợ để xử lý theo từng đối tượng nợ khác nhau; các DNNN không có khả năng thu hồi và trả nợ phải chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp xử lý; phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp về xử lý nợ; vừa chỉ đạo tập trung thống nhất, vừa hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, vừa có biện pháp xử lý các tồn tại để lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp; hình thành tổ chức trung gian mua bán nợ để giải phóng nợ cho doanh nghiệp. Hướng xử lý cụ thể đối với các khoản nợ tồn đọng của DNNN là: - Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi, DNNN phải lập hồ sơ xác định số liệu và nguyên nhân tồn đọng để xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm. Doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bù đắp, phần còn thiếu hụt, Nhà nước cho phép hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Đối với các khoản nợ phải trả ngân sách nhưng doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư hình thành tài sản, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ chiếm dụng của ngân sách. Chính phủ cần xem xét để lại cho doanh nghiệp bổ sung vốn Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp hoặc xóa các khoản nợ đó - Đối với các khoản nợ phải trả cho Ngân hàng thương mại nhà nước: Chính phủ xem xét khoanh các khoản nợ quá hạn hoặc cho phép xóa nợ lãi vay ngân hàng với mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ gốc còn lại, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức mua bán nợ để thực hiện xử lý theo hướng mua lại nợ - Đối với các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, tổn thất do khoanh nợ, xóa nợ cho DNNN được hạch toán vào chi phí của ngân 73 hàng, bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro. Sau khi huy động các nguồn vốn để xử lý không đủ thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ. Hiện nay, Chính phủ chỉ mới triển khai thí điểm việc xử lý nợ thông qua công ty mua bán nợ (xem phụ lục 13). Do vậy, cần gấp rút tổng kết và xây dựng cơ chế, chính sách cho hoạt động này. Đồng thời, phát triển loại hình công ty mua bán nợ để giúp các chủ nợ thu hồi các khoản nợ phải thu của mình, bởi vì, các doanh nghiệp không có đủ thông tin, kinh nghiệm, chuyên môn để thu hồi nợ mà một công ty chuyên nghiệp có cơ sở pháp lý sẽ thực hiện thu hồi nợ tốt hơn với chi phí thu hồi nợ thấp hơn. 3.3.2 Có chính sách hợp lý đầu tư vốn cho Doanh nghiệp Nhà nước : Hiện nay vốn bình quân của một DNNN khoản 22 tỷ đồng. Nếu bổ sung vốn cho mỗi DNNN mỗi năm là 1 tỷ đồng thì phải cần khoảng 278 năm nữa mỗi đơn vị mới có được 300 tỷ đồng (tương tương 20 triệu USD _ số vốn kinh doanh của một công ty nhỏ ở các nước công nghiệp phát triển). Tuy nhiên, thực tế hàng năm Nhà nước chỉ cấp bổ sung cho mỗi tổng công ty (có 20-40 công ty thành viên) được từ 1 đến 3 tỷ đồng. Việc bổ sung vốn kinh doanh cho DNNN như vậy là quá nhỏ, không nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, tiềm lực của ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam thấp, trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh thì ba ngân hàng có vốn chủ sở hữu là 1.000 tỷ đồng, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu là 2.000 tỷ đồng (tương đương từ 200 đến 400 triệu USD). Các tổng công ty có nhiều doanh nghiệp thành viên chỉ được ngân hàng bảo lãnh hoặc cho vay không quá 15% vốn sở hữu (khoảng 150 đến 300 tỷ đồng). Do vậy, các tổng công ty này không đủ vốn cho các doanh nghiệp thành viên sản xuất, 74 kinh doanh. Chính vì thế, trong thời gian tới, chúng ta cần cải tiến cơ chế cấp vốn bổ sung cho các DNNN một cách hợp lý. Có thể áp dụng một trong các đề xuất sau : i)Tập trung vốn cho các NHTM quốc doanh. Theo đề xuất này, chính phủ không cấp vốn tản mạn cho DNNN mà khẩn trương dồn vốn cho các NHTM quốc doanh. Sau đó, các ngân hàng này cấp cho các DNNN với lãi suất bằng tỷ lệ thu sử dụng vốn ngân sách trước đây cộng với phí ngân hàng. Số vốn ngân hàng cho DNNN vay ưu đãi cũng bằng kế hoạch cấp vốn của Bộ tài chính và các Bộ liên quan cho DNNN. Đồng thời, khi ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, bên cạnh việc bảo đảm an ninh tài chính của mình, các ngân hành thương mại quốc doanh sẽ có khả năng bảo lãnh hoặc cho các DNNN vay mọi hợp đồng kinh tế, mọi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, không làm lỡ cơ hội kinh doanh của các DNNN như trước đây. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước là rất thấp : Ngân hàng nông nghiệp&phát triển nông thôn :5,43%; Ngân hàng công thương : 3,64%; Ngân hàng ngoại thương : 3,73% và Ngân hàng đầu tư-phát triển: 4,76%. Theo Vụ chiến lược phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đạt được chỉ số an toàn về vốn theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% vào năm 2010 thì cần bổ sung vốn tự có khoảng 117 ngàn tỷ đồng. Con số này gấp 10 lần so với vốn mà Nhà nước đã cấp bổ sung trong giai đoạn 2001-2004 cho các ngân hàng. ii)Thành lập Ngân hàng phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã có Quỹ đầu tư phát triển để thực hiện các chính sách đầu tư, phát triển. 75 Tuy nhiên, với quan điểm kinh tế Nhà nước làm chủ đạo và để triển khai có hiệu quả chính sách đầu tư phát triển nói chung và tín dụng hỗ trợ phát triển nói riêng thì cần có một tổ chức đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ này một cách có hiệu quả, đặc biệt là nhiệm vụ tài trợ về vốn để tăng cường tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Về phương diện này, mô hình Quỹ đầu tư phát triển như hiện nay chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu, thể hiện ở nhiều mặt như tổ chức, công tác thanh toán, huy động vốn, chất lượng hoạt động vv…Mặc khác, xét về phương diện ngôn ngữ, tên gọi của tổ chức này cũng không thuận tiện dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế, bởi vì việc dùng thuật ngữ “hỗ trợ” dễ liên tưởng đến trợ cấp. Trên thế giới hầu hết các nước đều thành lập Ngân hàng phát triển để thực hiện nhiệm vụ trên. Ví dụ như Ngân hàng phát triển Trung Quốc được thành lập vào năm 1994, Hàn Quốc năm 1954, Malaysia năm 1973, Philipin năm 1958 vv…Như vậy, xét trên góc độ kinh nghiệm thế giới lẫn nhu cầu nội tại của đất nước, việc thành lập Ngân hàng Phát triển, trên cơ sở Quỹ đầu tư phát triển hiện nay, vừa có ý nghĩa tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước vừa có ý nghĩa trong việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với các DNNN. iii)Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Xúc tiến và đẩy nhanh việc Nhà nước thực hiện phương thức đầu tư và quản lý vốn tại các DNNN thông qua Công ty đầu tư tài chính Nhà nước, mà đầu mối là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Với mô hình Công ty đầu tư tài chính, Nhà nước chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp, xác lập rõ quyền sở hữu về vốn của Nhà nước và quyền sử dụng vốn của DNNN, chuyển phương thức quản lý tài chính mang tính hành chính đối với doanh nghiệp có vốn Nhà 76 nước sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường. Biến quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp từ quan hệ cấp trên – cấp dưới mang nặng tính xin – cho sang quan hệ giữa hai đối tác góp vốn, nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhanh quá trình công ty hóa DNNN và xóa bỏ chế độ chủ quản của cơ quan hành chính. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là một mô hình tổng công ty mới, chỉ mới được Luật DNNN năm 2003 qui định những nội dung có tính nguyên tắc. Vì vậy phải gấp rút ban hành những hướng dẫn cụ thể nhằm tạo điều kiện pháp lý rõ ràng hơn cho loại hình Tổng công ty này đi vào hoạt động. 3.3.3 Củng cố, phát triển các tổng công ty Nhà nước thành các tập đoàn kinh tế : Tập đoàn kinh tế là doanh nghiệp có qui mô lớn gồm nhiều thành viên có quan hệ về vốn và hợp tác kinh doanh theo chế độ hạch toán nhiều cấp, đủ sức mạnh về vốn, công nghệ. Cần chú ý rằng, tập đoàn kinh tế khác hẳn với Tổng công ty, thể hiện trên các mặt sau : -Tách khỏi quan hệ chủ quản toàn diện. Chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng về những lĩnh vực có liên quan. -Tập đoàn kinh tế không nhất thiết phải hoạt động theo ngành kinh tế mà có xu hướng hoạt động đa ngành. Có đủ sức mạnh về tài chính, đủ sức cạnh tranh và đầu tư trên phạm vi quốc tế. -Người lãnh đạo tối cao của tập đoàn phải có toàn quyền trong việc phân phối, nhân sự vv…theo đúng luật pháp. 77 -Phải có công ty tài chính, ngân hàng riêng để huy động vốn, điều hòa vốn phục vụ yêu cầu phát triển và đầu tư của tập đoàn. -Các doanh nghiệp thành viên được hình thành theo quan hệ công ty mẹ- công ty con. Các TCT hiện nay chưa trở thành các tập toàn kinh doanh mạnh như mục đích của Đảng, Chính phủ cũng như mong muốn của các TCT. Để có thể phát triển các Tổng ty thành mô hình tập đoàn kinh tế như trên cần phải thực hiện một số giải pháp theo hướng như sau : * Bằng nhiều biện pháp giúp cho các cá nhân, các tổ chức trong mọi thành phần kinh tế nhận thức về mô hình TĐKD để họ thấy rằng TĐKD là một hình thức hợp tác mới, phù hợp và phát huy thế mạnh trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới thì TĐKD là mô hình phù hợp để cạnh tranh, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Trên cơ sở nhận thức đúng về TĐKD, các doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn tối ưu và có quyết định khi tham gia TCT. Hình thức này sẽ có hiệu quả hơn mô hình TCT chỉ bao gồm các DNNN của một ngành, được thành lập theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý Nhà nước. * Nâng cao vai trò chủ sở hữu của Hội đồng quản trị. Cơ cấu hội đồng quản trị nên bao gồm đại diện Bộ tài chính, Bộ chuyên ngành, đại diện người lao động. Ngoài ra có thể mời một số chuyên gia giỏi về quản trị tham gia. Giao trách nhiệm cho Hội đồng quản trị về bảo toàn và phát triển vốn, chiến lược kinh doanh, giám sát hoạt động của TCT, tuyển chọn và bãi miễn Ban giám đốc. Mỗi thành viên của Hội đồng quản trị phải phát huy hết năng lực của mình, từ bỏ lối làm việc cũ như công chức hành chính. Hội đồng quản trị phải tạo điều 78 kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao hiệu quả của TCT, là chỗ dựa vững chắc cho Tổng Giám đốc. * Nếu cử cán bộ Nhà nước tham gia Hội đồng quản trị, cần cân nhắc kỹ, lựa chọn cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn. Xây dựng bộ máy trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của các TCT, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động. Cơ quan này vừa có thẩm quyền quyết định, vừa có trình độ chỉ đạo, định hướng, giám sát hoạt động. * Đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, chuyển từ TCT đơn ngành sang TCT đa ngành, đa sản phẩm, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, vừa hạn chế rủi ro trong đầu tư. * Không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động, đưa TCT thành Tập đoàn kinh doanh đa quốc gia bằng cách mở rộng liên doanh, liên kết, mở rộng nhiều văn phòng đại diện, tìm kiếm đối tác, tham gia đấu thầu trong và ngoài nước. * Thực hiện chuyên môn hóa các doanh nghiệp thành viên trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp, vừa chuyên môn hóa sản xuất, vừa tránh chồng chéo trùng lặp về sản phẩm, về thị trường. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong TCT với các doanh nghiệp ngoài TCT, tạo mạng lưới vệ tinh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài TCT. * Hạn chế tối đa và dần triệt tiêu cạnh tranh nội bộ trong các TCT, hướng sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài thị trường. Nếu chỉ có cạnh tranh nội bộ thì nên giải tán TCT để các doanh nghiệp tự cạnh tranh; Nếu có cạnh tranh khốc liệt với bên ngoài thì nên củng cố TCT và các doanh nghiệp thành viên; Nếu không có cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài thì sẽ hình thành độc quyền nghiêm trọng và cần giải tán để cạnh tranh hoặc tạo ra đối thủ cạnh tranh mới. Có như vậy TCT mới biểu lộ sức mạnh và đạt mục tiêu đề ra. 79 * Chỉ thành lập TCT trên cơ sở nhận thức đúng, tự nguyện, xuất phát từ thực tế hoạt động, từ trình độ tích tụ, tập trung và nhu cầu liên kết của các doanh nghiệp. Có thể liên kết theo nhiều mô hình: Liên kết vốn, liên kết trong sản xuất, liên kết trong nghiên cứu ứng dụng vv…với mức độ khác nhau. Tránh gán ghép theo mệnh lệnh hành chính, theo ý chí chủ quan dễ nảy sinh hiện tượng mỗi thành viên một tính toán riêng. Về mặt nguyên tắc, giữa các đơn vị thành viên TCT phải là con số cộng tạo nên sức mạnh của TCT nhưng nếu không xuất phát từ cơ sở trên thì nó sẽ trở thành con số trừ. Bởi vì trong thực tế, nhiều TCT chỉ như một văn phòng tổng hợp từ các đơn vị thành viên và làm một số việc của họ, ngược lại, nhiều công ty thành viên lại cho rằng họ mất chủ động do những ràng buộc từ TCT. * Thực hiện triệt để giao quyền cho các TCT. Các TCT có quyền quyết định chiến lược phát triển theo định hướng của Nhà nước, quyền quyết định về tài chính trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, quyền quyết định về tổ chức nhân sự vv… *Chính phủ nên lựa chọn và quyết định tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số TCT. Không nên cấp vốn dàn trải vì ngân sách Nhà nước không thể đủ khả năng bao cấp vốn cho tất cả những TCT hiện có, chỉ nên tập trung vốn để hình thành một số tập đoàn kinh doanh sao cho có đủ số vốn tương đương với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. * Phát hiện cơ bản của những cuộc kiểm toán TCT gần đây cho thấy, cơ cấu của các TCT hiện tại chưa hiệu quả, do vậy đã tạo nên sự yếu kém trong hoạt động của các DNNN. Do vậy, các TCT nên được cấu trúc theo mô hình công ty mẹ-con. Trong đó việc xác định chức năng và mục tiêu kinh doanh phải rõ ràng nhằm hướng tới việc đạt được lợi thế nhờ qui mô. Đồng thời phải xây 80 dựng một cơ chế hiệu quả và minh bạch để trao quyền và dẫn dắt DN theo mô hình công ty mẹ-con cho những cán bộ quản lý có năng lực. *Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện thí điểm tái cơ cấu ba TCT theo mô hình công ty mẹ-công ty con (TCT dệt may Việt Nam-Vinatex; TCT cà phê Việt Nam-Vinacafe và TCT thuỷ sản Việt Nam-Seaprodex) theo một dự án do Bộ phát triển và hợp tác quốc tế Vương quốc Anh tài trợ thông qua WB quản lý, cần phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình này nhằm rút ra những kinh nghiệm để có thể áp dụng cho những DNNN khác, như mục tiêu ban đầu mà dự án đề ra. Kết luận chương 3 : Có rất nhiều giải pháp sẽ áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng một cách đồng bộ đối với các DNNN trong thời gian tới. Các giải pháp này không chỉ tác động đến các DNNN mà còn đòi hỏi đổi mới cả ở các cơ quan chỉ đạo có liên quan. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở lý luận về các bước để tiến hành đổi mới DNNN, tình hình thực tế và phạm vi của đề tài, luận văn chỉ đề cập một số giải pháp cơ bản về các lĩnh vực : Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh; Thúc đẩy quá trình sắp xếp, CPH DNNN; và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Các nhóm giải pháp này nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của Việt Nam. #œ" 81 KẾT LUẬN Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, cần phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN để những doanh nghiệp này không những có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh có tính chất quốc tế mà còn giữ vững được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần thực hiện các nhóm giải pháp sau : * Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh: * Thúc đẩy quá trình sắp xếp, CPH DNNN: * Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN: Đây chỉ là một số giải pháp có tính chất cơ bản, cùng với việc kết hợp đồng bộ với các giải pháp đã và đang thực hiện sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước, phục vụ yêu cầu gia nhập WTO của Việt Nam. Với những thành công ban đầu của quá trình đổi mới DNNN trong thời gian qua, chúng ta hy vọng rằng, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo những bước đi thích hợp, Việt Nam sẽ thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế nói chung và đổi mới DNNN nói riêng, góp phần củng cố thế và lực của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế./. #œ" 82 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Tổ chức thương mại thế giới – WTO : 1. Bối cảnh ra đời : Tháng 12 năm 1947, tại La Havana, Cuba, Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm đã bàn việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO), chân thứ ba về kinh tế thế giới, cùng với Ngân hàng Thế giới và Qũy tiền tệ Quốc tế. Mục tiêu đề ra cho ITO mang tính tổng hợp: bảo đảm toàn dụng lao động, giảm thuế quan nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi của người lao động, ngăn ngừa sự khống chế và thao túng quá mức của các công ty lớn (chính sách cạnh tranh), hỗ trợ các nền kinh tế yếu về vốn và công nghệ và quản lý thương mại hàng hóa. Việc thành lập ITO không thành. Tháng 1/1948 đã thỏa thuận Tổng Hiệp định về Thuế quan và Thương mại (GATT) một số nhiệm vụ hẹp hơn nhiều so với những gì đã được đề ra cho ITO. Cho tới nay, GATT đã qua các vòng đàm phán Annecy (Pháp,1949), Torquay (Anh,1950), Dillon, Genève (Thụy sĩ, 1960-1961), Kennedy, Genève (Thụy sĩ, 1960-1961), Tokyo (Nhật, 1973-1979) và Uruquay (1986-1994). Từ vòng đàm phán Uruquay, kéo dài 8 năm được đánh dấu bằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Aâu, Tổ chức Thương mại Thế giới (TCTMTG, WTO) được thành lập. Tháng 12 năm 1996, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên của TCTMTG đã họp lần đầu tiên tại Singapore. Vòng họp thứ hai được định vào ngày 3/11/1999 tại Seattle (Mỹ) trên thực tế đã không thực hiện được. 83 Khi được thành lập tháng 1 năm 1948, GATT có 22 thành viên. Số thành viên của TCTMTG là 132 vào tháng 132 vào tháng 9 năm 1997, 144 ở thời điểm cuối năm 2001 và 148 vào cuối năm 2004. 2. Nhiệm vụ của WTO : Nhiệm vụ của TCTMTG là thực thi các hiệp định của vòng đàm phán Uruquay giữa các nước thành viên và tiếp tục thương thảo các quy định mới về thương mại, đầu tư và tự do hóa thương mại hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư. Thực thi các hiệp định, TCTMTG giám sát các cơ chế, định chế và chính sách của từng nước, và xử lý các tranh chấp giữa các thành viên. 3. Những nguyên tắc cơ bản trong WTO : WTO chứa đựng một hệ thống các quy định vô cùng phức tạp. Tuy nhiên tất cả những quy định đó đều dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau: a. Không phân biệt đối xử: - Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba (đãi ngộ tối huệ quốc-MFN). - Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của nước ngoài (đãi ngộ quốc gia-NT) b. Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán Hàng rào thương mại thuế quan và phi thuế quan…dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất kinh doanh tự do hoạch định các chiến lược kinh doanh dài hạn, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu phù hợp với lộ trình cắt giảm các hàng rào bảo hộ. c. Đảm bảo tính ổn định 84 Phải xây dựng và minh bạch hóa các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) trên các cam kết và biện pháp bị ràng buộc về mặt pháp lý của quốc tế. d. Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như: bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, dành một số đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. 85 Phụ lục 2 :Số lượng các Tổng công ty theo ngành STT Số lượng TCT 91 TCT 90 Cộng Ngành 1 Công nghiệp 7 12 19 2 Nông nghiệp 4 14 18 3 Giao thông vận tải 2 12 14 4 Xây dựng 1 11 12 5 Thuỷ sản - 3 3 6 Tài chính - 1 1 7 Ngân hàng - 5 5 8 Y tế - 2 2 9 Bưu chính viễn thông 1 1 10 Dầu khí 1 1 11 Hàng không 1 1 12 Văn hóa thông tin - 1 1 13 Thương mại - 2 2 (Nguồn : Ban đổi mới doanh nghiệp TW) 86 Phụ lục 3 : Qui mô của các Tổng công ty 91 STT Tên doanh nghiệp Lao động Tổng giá trị Vốn kinh doanh (người) tài sản(tr.đ) (tr.đ) 1 Tổng công ty Than Việt Nam 58,605 5,546,331 1,082,639 2 Tổng công ty Điện lực Việt Nam x 52,829,531 22,710,846 3 Tổng công ty Thép Việt Nam 19,478 3,037,396 1,405,900 4 Tổng công ty Dệt may Việt Nam 88,583 6,075,128 1,960,236 5 Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 8,421 2,245,681 761,259 6 Tổng công ty Giấy 11,911 2,536,702 1,026,200 7 Tổng công ty Hóa chất 32,080 4,034,369 1,546,800 8 Tổng công ty Dầu khí 7,431 28,435,676 11,395,678 9 Tổng công ty Cà phê x 2,485,894 520,457 10 Tổng công ty Cao su 77,442 6,212,076 3,597,376 11 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 6,528 1,659,869 289,422 12 Tổng công ty Lương thực Miền Nam 11,164 3,755,900 871,668 13 Tổng công ty Xi măng 15,897 8,927,535 3,146,797 14 Tổng công ty Hàng Hải 22,002 4,162,005 1,782,303 15 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ 7,668 1,093,670 355,101 16 Tổng công ty Bưu chính viễn thông x 28,016,260 9,510,062 17 Tổng công ty Hàng không Việt Nam 11,152 5,200,924 1,768,381 Tổng cộng 166,254,947 63,731,125 (Nguồn : 2001, Bộ tài chính- x: chưa có số thống kê) 87 Phụ lục 4 : Giới thiệu chương trình kiểm toán quốc tế. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ngành, các nhà thầu quốc tế, các tổng công ty và DN lựa chọn kiểm toán 47 DNNN, thuộc 9 Tổng công ty (Thuỷ sản, Hàng hải, Dệt may, Cao su, Mía đường, Thép, Giấy, Xi măng, Lương thực Miền Nam). Việc kiểm toán tại công ty này do các công ty kiểm toán quốc tế (KPMG- Australia, KPMG-Thái Lan, KPMG-Việt Nam, PWC-Việt Nam, Ernst&Young- Australia, Ernst&Young-Việt Nam, COWI-Đan Mạch) thực hiện và có sự tham gia của một số công ty kiểm toán Việt Nam (AASC, A&C …). Chương trình kiểm toán này đã đạt được nhiều kết quả lớn, giúp DN xác định được vai trò, vị thế, khả năng cũng như những định hướng phát triển trong tương lai. Ngày 20/10/2004 các chuyên gia kiểm toán đã công bố đánh giá kết quả kiểm toán 42 DN (trong số 47 DN được kiểm toán theo kế hoạch). Báo cáo kiểm toán giúp Chính phủ có căn cứ xây dựng cơ chế chính sách đổi mới để phát triển doanh nghiệp. (Nguồn : 2004, Cục Tài chính doanh nghiệp-Bộ Tài chính) 88 Phụ lục 5 : Kim ngạch XNK của Việt Nam qua các năm. Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng Nhập khẩu Tốc độ tăng (triệu USD) (%) (triệu USD) (%) 1992 2,580.70 23.7 2,540.00 8.7 1993 2,985.20 15.7 3,924.00 54.4 1994 4,054.30 35.8 5,825.80 48.5 1995 5,448.90 34.4 8,155.40 40 1996 7,255.90 33.2 11,143.60 36.6 1997 9,185.00 26.6 11,592.30 4 1998 9,360.30 1.9 11,499.60 -0.8 1999 11,541.40 23.3 11,742.10 2.1 2000 14,482.70 25.5 15,636.50 33.2 2001 15,027.00 3.8 16,162.00 3.4 2002 16,705.80 11.2 19,733.00 21.7 2003 19,880.00 19 24,995.00 26.7 (Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam-Kinh tế 2003-2004) 89 Phụ lục 6 :Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam. STT Năm Đơn vị tính 1999 2000 2001 2002 2003 Mặt hàng 1 Dầu thô nghìn tấn 14,881.90 15,423.50 16,731.60 16,879.00 17,169.00 2 Dệt may triệu USD 1,746.20 1,891.90 1,975.40 2,752.00 3,630.00 3 Giày dép triệu USD 1,387.10 1,471.70 1,578.40 1,867.00 2,225.00 4 Thuỷ sản triệu USD 973.60 1,478.50 1,816.40 2,023.00 2,217.00 5 Gạo nghìn tấn 4,508.30 3,476.70 3,721.00 3,241.00 3,820.00 6 Cà phê nghìn tấn 482.00 733.90 931.00 719.00 700.00 7 Điện tử máy tính triệu USD 585.00 788.60 695.60 505.00 686.00 8 Thủ công mỹ nghệ triệu USD 200.40 273.70 299.70 331.00 367.00 9 Hạt tiêu nghìn tấn 34.80 37.00 57.00 77.00 74.40 10 Hạt điều nghìn tấn 18.40 34.20 43.60 62.00 83.60 11 Cao su nghìn tấn 263.00 273.40 308.00 449.00 438.00 12 Rau quả triệu USD 106.50 213.10 344.30 201.00 152.00 13 Than đá nghìn tấn 3,260.00 3,251.20 4,292.00 6,049.00 7,049.00 14 Chè nghìn tấn 36.00 55.60 67.90 75.00 60.00 15 Lạc nghìn tấn 56.00 76.10 78.20 105.00 83.30 (Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam-Kinh tế 2003-2004) 90 Phụ lục 7 : Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước trong khu vực theo đánh giá của các tổ chức khác nhau, năm 2001-2002. STT Tên tổ chức Diễn đàn Tình báo Công nghệ Quỹ di sản Tính chung kinh tế kinh tế thông tin Nước thế giới toàn cầu 1 Singapore 1 1 1 2 1 2 Hồng Kông 3 2 2 1 2 3 Đài Loan 2 3 3 3 3 4 Malaysia 6 7 6 8 6 5 Nhật Bản 4 5 5 5 5 6 Indonesia 11 10 10 9 10 7 Thái Lan 7 6 7 4 7 8 Hàn Quốc 5 4 4 6 4 9 Trung Quốc 8 9 9 10 9 10 Philippines 9 8 8 7 8 11 Việt Nam 10 11 11 11 11 (Nguồn : Dự án Vie01/025-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2003) 91 Phụ lục 8 : Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới, 1999-2003 . STT Năm 2003 2002 2001 2000 1999 Nước 1 Singapore 6 4 4 2 1 2 Hàn Quốc 18 21 23 28 22 3 Malaysia 29 27 30 24 16 4 Thái Lan 32 31 33 30 30 5 Trung Quốc 44 33 47 41 32 6 Indonesia 72 67 55 44 37 7 Philippines 66 61 48 36 33 8 Nga 70 64 58 55 59 9 Ấn Độ 56 48 36 49 52 10 Việt Nam 60 65 60 53 48 … Tổng số nước 102 80 75 59 59 (Nguồn : Dự án Vie01/025-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2003) 92 Phụ lục 9 :Xếp hạng năng lực cạnh tranh kinh doanh năm 2002 và 2003. STT Năm 2003 2002 Nước 1 Phần Lan 1 2 2 Đài Loan 16 16 3 Malaysia 26 26 4 Thái Lan 31 35 5 Trung Quốc 46 38 6 Việt Nam 50 60 7 Philippines 64 61 8 Nga 65 58 (Nguồn : Dự án Vie01/025-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2003) 93 Phụ lục 10 : Thứ hạng cạnh tranh tăng trưởng năm 2003-2004. STT Năm 2004 2003 (trên 104 nước) (trên 102 nước) Nước 1 Singapore 7 6 2 Malaysia 31 29 3 Thái Lan 34 32 4 Indonesia 69 72 5 Trung Quốc 46 44 6 Philippines 76 66 7 Việt Nam 77 60 (Nguồn :Báo Tuổi trẻ ngày 16/10/2004) 94 Phụ lục 11 : Thứ hạng cạnh tranh kinh doanh năm 2003-2004. STT Năm 2004 2003 (trên 104 nước) (trên 102 nước) Nước 1 Singapore 10 8 2 Malaysia 23 26 3 Thái Lan 37 31 4 Indonesia 44 60 5 Trung Quốc 47 46 6 Philippines 70 64 7 Việt Nam 79 50 (Nguồn :Báo Tuổi trẻ ngày 16/10/2004) 95 Phụ lục 12 : Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, có thể tạm thời xác định một số sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao hơn các sản phẩm, dịch vụ khac khi so sánh các sản phẩm Việt Nam với nhau, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế, đặc biệt chú trọng đến vấn đề tiêu thụ và mở rộng thị trường quốc tế, đó là : e. Nhóm có khả năng cạnh tranh và đang cạnh tranh có hiệu quả : Bao gồm 19 loại sản phẩm, dịch vụ như sau: (1). Trái cây đặc sản (vải thiều, xoài, bưởi…); (2). Một số sản phẩm nông nghiệp ( mè, măng khô ); (3). Điều; (4). Tiêu; (5). Gạo; (6). Cà phê; (7). May mặc; (8). Da giày; (9). Đồ uống (rượu đặc sản, bia); (10). Động cơ Diesel công suất thấp (dưới 32 sức ngựa); (11). Giấy viết, photocopy; (12). Bóng đèn, bình thủy; (13). Săm lốp ô tô, xe máy; (14). Chất tẩy rửa; (15). Biến thế, cáp điện; (16). Du lịch; (17). Dịch vụ xây dựng (cầu, kết cấu kim loại); (18). Khoáng sản (dầu thô, than anthrazit, khí đốt, chromit…); (19). Hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren, đồ gỗ khảm). f. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện : Bao gồm 19 loại sản phẩm và dịch vụ sau: (1). Chè, (2). Cao su; (3). Rau; (4). Hoa tươi; (5). Thực phẩm chế biến (thịt, cá chế biến, bánh đậu xanh, keo dừa v.v…); (6). Lắp ráp điện tử dân dụng; (7). Một số sản phẩm cơ khí nhỏ; (8). Một số hóa chất; (9). Xi măng; (10). Công nghệ phần mềm; (11). Thịt heo; (12). Dịch vụ ngân hàng; (13). Dịch vụ viễn thông; (14). Vận tải hàng không; (15). Vận tải hàng hải; (16). Kiểm toán; (17). Dịch vụ bảo hiểm; (18). Dịch vụ tư vấn ( pháp luật, quản lý ); (19). Dịch vụ chữa bệnh (kết hợp đông tây y, v.v…); 96 g. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp : Bao gồm 8 sản phẩm và dịch vụ sau: (1). Mía đường; (2). Bông; (3). Cây có dầu; (4). Đỗ tương; (5). Ngô; (6). Sữa bò; (7). Gà chăn nuôi công nghiệp; (8). Thép. (Nguồn : Dự án VIE01/025-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2003) 97 Phụ lục 13 : 20 DNNN thí điểm xử lý nợ qua công ty mua bán nợ. Quyết định số 3308/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành đã yêu cầu 20 DNNN tồn đọng nợ phải phối hợp với các Công ty mua bán nợ xử lý nợ xấu trong thời gian sớm nhất, gồm : 5 DN của Bộ Xây dựng: Công ty Xây dựng số 18 và 19- Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng, Công ty Phát triển và kinh doanh nhà Cửu Long, Văn phòng Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng, Công ty Xi măng Hải Vân-Tổng công ty Xi măng Việt Nam 3 DN thuộc Bộ Công nghiệp: Công ty Giày Thăng Long, Công ty dệt Huế, Công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ-Tổng công ty Than Việt Nam. 2 DN thuộc Bộ Thủy sản: Công ty Dịch vụ nuôi trồng thủy sản TW, Công ty Xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản 3. 3 DN thuộc bộ Thương mại: Công ty Nông thổ sản II, Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 2, Công ty Dịch vụ, đầu tư XNK tổng hợp Đồng Tháp. 4 DN thuộc Bộ NN&PTNT: Công ty XNK Nông sản Hà Nội, Công ty XNK rau quả Hà Tĩnh, Công ty Dịch vụ XNK cà phê II, Công ty cà phê IASAO. Ngoài ra là các DN trực thuộc 3 tỉnh, thành phố: Công ty thương mại và dịch vụ Hachimex Hải Phòng-UBND TP Hải Phòng, Công ty Thương mại và dịch vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty Điện tử Giảng Võ-UBND TP Hà Nội. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : 1. Trương Văn Bân (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tài Chính (2004), Báo cáo về tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 3. Bộ tư pháp -Vụ công tác lập pháp (2003), Những vấn đề cơ bản của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thanh Hà (1997), Vai trò của khu vực DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Lâm (1994), Vấn đề đổi mới quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ngô Quang Minh (2001), Kỷ yếu khoa học “Kinh tế nhà nước và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Những vấn đề lý luận”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 9. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99 10. Nguyễn Văn Phúc (2003), Một số vấn đề về bán, khoán kinh doanh và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Bùi Hữu Phước (2001), “Những giải pháp tài chính cơ bản đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. 12. Tào Hữu Phùng (2003), An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Hà Thị Sáu (2004), “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vì sao còn trì trệ”, Tạp chí phát triển kinh tế, (167). 14. Thời báo kinh tế sài gòn, “Cổ phần hóa chậm: một nguyên nhân ít được nhắc tới”, (715). 15. Thời báo tài chính số 107, 109. 16. Hoàng Đức Tảo (1993), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước-kinh nghiệm thế giới”, NXB Thống kê, Hà Nội. 17. Lê Văn Tâm (2004), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Trần Ngọc Thơ (2004), “Tháo gỡ những rào cản không hợp lý trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền”, Tạp chí phát triển kinh tế, (165). 19. Thời báo kinh tế Việt Nam (2004), Kinh tế 2003-2004. 20. Phan Thị Cẩm Thy (2003),”Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực tài chính cho khu vực kinh tế Nhà nước ở Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 100 21. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới, Hà Nội. 22. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2003), Dự án VIE01/025-Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB GTVT, Hà Nội. 24. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2002), Dự án VIE97/016-Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB GTVT, Hà Nội. 25. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2003), Kinh tế Việt Nam 2002, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Lee Kang Woo (2003), Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986-2000, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 27. Báo Điện tử Vietnamnet. 28. -Trang web Bộ Tài Chính Việt Nam. 29. -Thời báo kinh tế Sài gòn. 30. -Viện nghiên cứu quản lý trung ương. Tiếng Anh : 1. Frank Rampersad (1991), The nationalization of the State enterprises sector”, Trinidad & Tobago Economic Association, ninth Annnual Conference. Port of Spain. 2. 2000 World Development Indicators. 3. John R. Nellis, Public Enterprises reform: Privatization and the World Bank, World Bank, Vol 17, No5. 101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO.pdf
Luận văn liên quan