Dạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ

Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó. Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi, là những giáo viên non mầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốn những đứa học trò thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho ga đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trao dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Và đó là lí do tôi chọn đề tài “ dạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ”

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7832 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/LÍ DO CHOÏN ÑEÀ TAØI Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó. Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi, là những giáo viên non mầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốn những đứa học trò thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho ga đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trao dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Và đó là lí do tôi chọn đề tài “ dạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ” II/ THÖÏC TRAÏNG CUÛA ÑEÀ TAØI 1) Đặc điểm tình hình của trường: - Trường Mẫu giáo Hòa Minh gồm có 11 lớp. Trong đó có 1 lớp mầm, 3 lớp chồi, 4 lớp lá và 3 lớp ghép. - Tổng số phòng học là 9 phòng. Nhưng 5 phòng học ở điểm lẻ là học nhờ phòng của tiểu học. Cơ sở vật chất còn hạn chế như về sân chơi, đồ dùng đồ chơi,….và nhất là chưa có nhà vệ sinh cho cô và cháu. 2) Đặc điểm tình hình của lớp: - Là lớp mẫu giáo bé 3—4 tuổi, tổng số cháu là 25 cháu, nữ 14là lớp ở điểm chính nên trẻ có điều kiện thuận lợi khi đến lớp như được phụ huynh đưa đón đúng giờ.Phòng học kiên cố có đầy đủ bàn ghế, phục vụ cho các hoạt đông học tập, lớp có đầy đủ các góc chơi , có trang trí lớp theo chủ đề bằng tranh, ảnh. Lớp của tôi phụ trách là lớp mẫu giáo bé, có một trẻ bị tật sức môi, không phải là dạng sức môi hở hàm ếch thông thường như chúng ta thường gặp, nhưng bé của lớp tôi thì bị sức môi rất nặng, mất cả một bên mũi và hư luôn một bên mắt. Phụ huynh của bé nói với tôi bé rất thích được đi học nhưng gia đình e ngại bé sẽ không học được nên không dám cho đi, nhưng vì bé khóc đòi đi nên phụ huynh đưa đến lớp để bé thử làm quen. Lần đầu tiên bé được đến trường được tiếp xúc với môi trường mới, bé rất thích thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. Đó là một điều rất đáng mừng cho những bật làm cha, làm mẹ và kể cả với chúng tôi, những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên với tất cả các trẻ còn lại của lớp thì chúng cảm thấy rất sợ và xa lánh bé bị tật. Tôi hiểu được điều đó , vì lần đầu tiên trẻ thấy một bạn “có khuôn mặt không tự nhiên giống các bạn khác” có những trẻ nhìn bạn rồi hỏi tôi “ cô ơi mặt bạn bị dính gì hả cô? Cô ơi bạn bị gì thấy ghê quá. ” có những trẻ, khóc thét lên khi thấy mặt bạn, có những trẻ rất sợ khi nhìn thấy mặt bạn rồi không dám đi học. Là một giáo viên dạy lớp, hằng ngày gần gủi với trẻ tôi dễ dàng nhận ra được thái độ, tình cảm của từng trẻ. Từ đây tôi sẽ tìm ra những nội dung, phương pháp, hình thức nhầm giáo dục trẻ trở thành người luôn biết yêu thương, cảm thông và chia sẽ với bé bị tật nói riêng và với tất cả mọi người xung quanh nói chung. III BIỆN PHAÙP THÖÏC HIEÄN FMục đích yêu cầu Nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với những người xung quanh.Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình yêu thương, được giáo dục để biết yêu thương, chúng sẽ sớm biết cách chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh Một đứa trẻ biết cách yêu thương, sẽ không thể trở thành những kẻ giết người hay những kẻ ích kỷ chỉ biết đến bản thân khi lớn lến.Việc giáo dục tình yêu thương cho trẻ ngay từ những năm đầu đời là cái gốc để hình thành nhân cách của một con người sau này. Một số đứa trẻ luôn tỏ ra ích kỷ, hiếu chiến trong cách sinh hoạt, cư xử hàng ngày. Chúng không biết nhường nhịn và luôn tỏ ra ganh tị trước bạn bè và cả cha mẹ, ông bà. Có một số quan điểm rằng “ Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, đổ lỗi đó là tại bản tính sẵn có của trẻ, chứ không phải do cách giáo dục, dạy dỗ từ phía cha mẹ, nhà trường. Sẽ thật sai lầm khi có những suy nghĩ, quan điểm đó. Tình yêu thương là điều mỗi con người cần nhất khi sống trong gia đình, xã hội, cộng đồng. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, được dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó. F Giới hạn đề tài: Giới hạn của đề tài là giáo viên tìm và đưa ra những phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức với mục đích giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẽ với mọi người. thái độ của trẻ đối với cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách trong những ngày tháng sau này . Vì vậy những người thân yêu của trẻ sẽ làm gì để giáo dục trẻ luôn biết yêu thương và chia sẽ với mọi người F Giải quyết vấn đề Trong cuộc sống hiện đại, khi mà guồng quay vội vã xã hội dễ khiến cho người ta hờ hững và thờ ơ với nhau hơn, thì chuyện nhắc đến lòng nhân ái nhất là giáo dục cho trẻ, những mầm non ban đầu có được đức tính này cần xem là sự đầu tư cần thiết. Lòng nhân ái chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp. Không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ cho mình sẽ không làm được chuyện lớn. Nó càng không thể nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Việc xây dựng lòng nhân ái cho trẻ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu người khác, rất thuận lợi cho quan hệ giao tiếp cá nhân của trẻ. Nhân ái là cái gốc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng như nói đến dân tộc Việt Nam, người ta tự hào bởi lòng nhân ái là truyền thống lâu đời của người Việt. Bởi vậy, không ai hơn các nhà giáo dục hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ sống nhân ái. Đây có thể coi là nền tảng quan trọng để trẻ trở thành công dân tốt sau nay cũng như đó là tiền đề cho việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức và phát triển tài năng của trẻ. Yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình, rồi đến trường lớp. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thầy cô giáo có yêu thương học trò mới tận tình gần gủi chăm sóc giáo dục chúng thành người. Và là một người con, một đứa trẻ ngoan cũng phải biết ơn, biết yêu thương cha mẹ, thầy cô giáo để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống, trong học tập và công việc và trở thành điểm tựa của gia đình, của cha mẹ, Giáo dục trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình: cần giáo dục trẻ từ những cái gì gần gủi quen thuộc với trẻ nhất. cô nên dạy trẻ biết yêu thương ba mẹ những người thân trong gia đình, “ba mẹ rất yêu thương các con, luôn giành những gì tốt đẹp nhất cho các con, nhờ có ba mẹ yêu thương chăm sóc các con mới được lớn khôn. Vì vậy các con biết yêu thương ba mẹ vâng lời, là bé ngoan để ba mẹ được vui”. Cha mẹ và thầy cô nên thể hiện tình yêu thương khi giao tiếp với trẻ. Ở tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, trẻ thích thể hiện mình, thích mọi thứ điều là của mình nên hay giành đồ chơi. Lúc này giáo viên sẽ gần gủi nhẹ nhàng nói với trẻ “chơi một mình sẽ không vui, bây giờ mình cùng để đồ chơi và chơi cùng nhau xem có vui không nhé”. Lúc này trẻ sẽ có phản ứng là sẽ không đồng ý hoặc khóc thét lên, cô sẽ nói nếu con giành đồ chơi hết bạn sẽ không có đồ chơi để chơi, sẽ rất tội nghiệp bạn, bây giờ cô sẽ lấy hết đồ chơi lại cho bạn chơi thì con có buồn không?” Giáo viên không nên la mắng vì trẻ không ngoan, mà cô từ từ nhẹ nhàng giáo dục trẻ biết chia sẽ đồ chơi, để chơi cùng nhau. Trong các giờ học cô luôn giáo dục trẻ biết yêu thương, biết ơn, biết chia sẽ với mọi người, ví dụ : trong chủ đề ngành nghề cô dạy trẻ biết trong xã hội có nhiều ngành nghề lao động khác nhau, mỗi nghề có công việc lao động khác nhau,tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống, mỗi công việc điều rất đáng quý. Qua đó cô giáo dục trẻ biết ơn, biết yêu quý những người lao động Nhận thức của trẻ thông qua những hình ảnh trực quan, vì vậy cô nên cho trẻ thấy được những hình ảnh cụ thể để trẻ bắt chướt. ví dụ qua những câu chuyện kể cô giáo dục trẻ phải biết yêu thương chia sẽ cho nhau. ví dụ qua câu chuyện “củ cải trắng” cô giáo dục trẻ giống như bạn thỏ, bạn dê, bạn hươu biết nghĩ đến người khác, biết tặng củ cải cho nhau. Trẻ rất thích được khen tặng, được tuyên dương nên khi trẻ có những hành động tốt biết chia sẽ biết giúp đỡ người khác, cô sẵn sàng khuyến khích động viên trẻ, khi đó trẻ biết được những hành động đó là đúng và trẻ sẽ làm được nhiều điều tốt hơn, khi trẻ có những hành động sai như hay đánh bạn thì cô nhẹ nhàng giáo dục trẻ cho trẻ biết đó là hành động sai và cho trẻ hứa không vi phạm nữa. Dạy trẻ biết chia sẽ với những người kém may mắn. cụ thể với bé bị sức môi ở lớp, cô nên nói với các trẻ “bạn bị bệnh nên như thế, bạn cũng giống con, cũng đáng yêu giống con, cũng học ngoan như con, bạn rất dũng cảm, bạn bị tật mà vẫn đi học ngoan nên các con biết yêu thương bạn, rủ bạn cùng chơi với con, lấy đồ chơi cho bạn chơi cùng. Với những người nhặc ve chai cô cho trẻ những chai nhựa và bảo trẻ đem đến cho, như thế cô đã dần hình thành cho trẻ lòng yêu thương sự cảm thông chia sẽ với những người xung quanh Cô giáo luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo, hằng ngày đến lớp cô luôn thể hiện thái độ yêu thương, ân cần, gần gủi với trẻ. Cô giúp đỡ chăm sóc những trẻ kém may mắn. Đó sẽ là một hình thức giáo dục trẻ một cách cụ thể và hiệu quả nhất. Dạy trẻ làm những việc làm dù nhỏ nhưng cũng góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ. Ví dụ : giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi qui định , như thế sẽ làm cho sân trường thêm sạch đẹp và bác bảo vệ đỡ vất vã hơn. Khi trẻ bắt một con con vật nào đó để chơi, thì cô giáo dục con không nên bắt nó, vì như thế sẽ tội nghiệp nó, nó sẽ không về được với mẹ nó, nó sẽ rất buồn và mẹ nó cũng sẽ buồn. Thông qua những hình ảnh trên báo đài ti vi mà trẻ thấy được.Qua đó cô giáo dục trẻ biết quan tâm những người gặp hoạn nạn thiên tai. Ví dụ: qua ti vi trẻ thấy được những hình ảnh về lũ lụt, sống thần, với trẻ nhỏ có thể chưa nhận thức được những khó khăn do thiên tai gây ra, cô sẽ giáo dục cho trẻ biết: lũ lụt mọi người bị nước ngập nhà, không có nhà để ở, không có quần áo để mặc,không có gì để ăn, rất đáng thương,vậy con sẽ làm gì để giúp đỡ những người kém may mắn đó. Qua đó trẻ sẽ có những câu trả lời khác nhau, và cô sẽ giáo dục trẻ biết chia sẽ với những người gặp hoạn nạn * Giải pháp thực hiện 1. Dạy trẻ tình cảm yêu thương biết chia sẽ với người khác trước hết chúng ra nên dạy trẻ biết yêu thương những người gần gủi quen thuộc với trẻ như ba mẹ, ông bà, anh chị em, sau đó đến bạn bè cô giáo, những người xung quanh trẻ: chúng ta nên bắt đầu giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẽ với mọi người gần gủi với trẻ . Đối với trẻ ba, mẹ, ông, bà, anh, chị ,em trong gia đình là những người gần gủi nhất với trẻ, nên trẻ đã được đón nhận những tình cảm yêu thương từ những người thân thì trẻ cũng sẽ dễ dàng thể hiện tình cảm yêu thương của mình trước những người thân. Khi trẻ đã hiểu được sự yêu thương mọi người sẽ đem đến niềm vui cho mình và người khác sau đó chúng ta sẽ dạy trẻ biết yêu thương những người bên môi trường lớp học, ngoài xã hội như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn là chúng ta bắt trẻ phải yêu thương ngay những người mà trẻ mới quen. Ví dụ: trong chủ đề gia đình chúng ta cần hỏi trẻ “Ở nhà ba mẹ con có yêu thương con không? yêu thương con như thế nào? Con có yêu thương ba mẹ không? yêu thương ba mẹ các con sẽ làm gì để ba mẹ được vui? Với chủ đề trường lớp mẫu giáo chúng ta dạy trẻ biết ở nhà các con có ba mẹ yêu thương đến trường các con được cô yêu thương dạy dỗ, biết được nhiều bạn mới , có nhiều bạn chơi chung với nhau sẽ rất vui. Khi chơi không tranh giành đồ chơi, không chọc đánh ban. Nếu con chơi không ngoan giành chơi một mình sẽ không vui…. Chúng ta nên dạy trẻ biết yêu thương chia sẽ với mọi người từ những việc làm đơn giản như thế sẽ đạt hiệu quả hơn. 2.Giáo dục trẻ thông qua những câu chuyện kể, bài thơ, bài hát: tôi thường xuyên dùng những câu chuyện kể, bài thơ bài hát giáo dục trẻ về tình yêu thương, chia sẽ với mọi người. ví dụ qua câu chuyện kể “ củ cải trắng” chúng ta dạy trẻ phải biết giống như bạn thỏ, bạn dê bạn hươu luôn biết quan tâm,chia sẽ với những người bạn của mình. 3.Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẽ ở mọi lúc mọi nơi: chúng ta dạy trẻ không phải chỉ biết yêu thương mọi người trong gia đình trong lớp học mà cả là với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. Trong giờ chơi thấy bạn ngã biết đỡ bạn lên, thấy bạn khóc biết dỗ bạn… 4.Dạy trẻ biết yêu thương với mọi người mọi đối tượng: chúng ta cần dạy trẻ biết yêu thương tất cả mọi đối tượng như cây cối, con vật . giáo dục trẻ không bắt những con vật nhỏ như chuồn chuồn, bướm, chim … để chơi như thế sẽ tội nghiệp chúng, như thế mẹ chúng sẽ buồn, và chúng cũng sẽ rất buồn, sẽ làm chúng bị đau… *Hình thức cụ thể Luôn là tấm gương để trẻ noi theo: luôn yêu thương gần gủi quan tâm với trẻ trong lớp, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật. Dùng sách , truyện kể , tranh ảnh có hành ảnh minh họa để trẻ dễ dàng hiểu được và thể hiện bằng hành động cụ thể. Giáo dục tình yêu thương cho trẻ bắt đầu bằng giáo dục trẻ lòng biết ơn, biết kính trọng lễ phép với mọi người Khi trẻ có những hành động không đúng như đánh bạn, xô đẩy bạn, giáo viên kịp thời gần gủi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ giáo dục trẻ đúng mức Giáo dục trẻ không áp đặt mà cần nhẹ nhàng gần gủi để hiểu được những suy ngĩ và mong muốn của trẻ để trẻ có một tình cảm yêu thương thật sự chứ không phải là những hành động để lấy có. Thường xuyên gần gủi quan tâm để hiểu được hoàn cảnh của mỗi cháu mà có những biện pháp giáo dục trẻ phù hợp và đúng đắn Phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẽ với mọi người Kể chuyện cho trẻ nghe, qua từng câu chuyện cho trẻ nói lên tình cảm suy nghĩ của mình để trẻ có thái độ sống tốt đẹp hơn. IV/ KEÁT QUAÛ ĐẠT ĐƯỢC Trên đây là những biện pháp tôi đã thực nhầm “giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẽ”. Giáo dục xây dựng nhân cách trẻ phải được bắt đầu từ lúc nhỏ và được diễn ra thường xuyên không phải là một giai đoạn nào đó , mà là một quá trình diễn ra liên tục. Nên cô giáo cần phối hợp với phụ huynh đề thường xuyên gần gủi giáo dục trẻ, kịp thời uốn nắn khi trẻ có những hành vi không đúng, không nên cưng chiều trẻ qua mức để trẻ luôn xem mình là số 1 Sau một thời gian đưa những biện pháp vào thực hiện ở lớp, tôi đã thấy có những kết quả rất tốt. với bé bị sức môi đã mạnh dạn đến lớp và các bạn học chung lớp luôn gần gủi không còn xa lánh như lúc đầu các cháu trong lớp biết nhường bạn khi chơi, khi thấy bạn khóc biết dỗ bạn, biết giúp đỡ bạn. V/ BAØI HOÏC KINH NGIEÄM Để tạo những tiền để nhân cách cho trẻ, giúp trẻ trở thành người có đạo đức biết yêu thương giúp đỡ mọi người là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nên giáo viên và phụ huynh luôn là tấm gương tốt cho trẻ. Trẻ nhỏ chưa biết cái gì là đúng sai, chúng chỉ bắt chước một cách thụ động. Do đó hãy để trẻ được bắt chước những hành động chuẩn mực chứ không phải những hành động lệch lạc. luôn tạo cho trẻ được sống trong môi trường được yêu thương để trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho mình và trẻ cũng sẵn sàng biết yêu thương và chia sẽ với mọi người Nhöõng bieän phaùp toâi ñöa ra ñeå “dạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ ” coøn nhieàu thieáu soùt raát mong ñöôïc söï ñoùng goùp cuûa BGH vaø ñoàng nghieäp ñeå ñeà taøi cuûa toâi ñöôïc hoaøn thieän hôn. BGH Hoøa Minh ngaøy 15 thaùng11 naêm 2011 GV Thöïc hieän Baïch Thò Haïnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDạy trẻ biết yêu thương và chia sẽ.doc
Luận văn liên quan