Đề 1: Cá nhân công pháp

Đề số 4: Một số nhân viên cao cấp của tổ chức quốc tế khu vực IP được cử đến quốc gia A – không phải là thành viên của tổ chức IP để đàm phán, kí kết thỏa thuận về việc đặt một văn phòng của IP tại quốc gia A. Tuy nhiên, tại đây, 2 nhân viên của tổ chức đã bị bắt cóc và sát hại. Cho rằng quốc gia A đã có tình trì hoãn việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và trừng trị kẻ vi phạm nên một số quốc gia thành viên IP yêu cầu IP khởi kiện để đòi quốc gia A phải bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức. Đồng thời các quốc gia này cũng cho rằng, IP không có quyền kí kết các điều ước quốc tế với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức vì Hiệp ước thành lập tổ chức IP không có điều khoản nào quy định cụ thể về quyền này. Tuy nhiên, IP cho rằng tổ chức này hoàn toàn có quyền kí kết các điều ước quốc tế với quốc gia không phải là thành viên phù hợp với mục đích và hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, phần “Những quy định tổng thể và cuối cùng” của Hiệp ước thành lập IP quy định “IP là một thực thể pháp lý quốc tế”. Hãy cho biết: Theo quy định của luật quốc tế, IP có quyền khởi kiện quốc gia A yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức và có quyền kí kết điều ước quốc tế về việc đặt văn phòng đại diện với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức không? Giải thích tại sao?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1: Cá nhân công pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 4: Một số nhân viên cao cấp của tổ chức quốc tế khu vực IP được cử đến quốc gia A – không phải là thành viên của tổ chức IP để đàm phán, kí kết thỏa thuận về việc đặt một văn phòng của IP tại quốc gia A. Tuy nhiên, tại đây, 2 nhân viên của tổ chức đã bị bắt cóc và sát hại. Cho rằng quốc gia A đã có tình trì hoãn việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và trừng trị kẻ vi phạm nên một số quốc gia thành viên IP yêu cầu IP khởi kiện để đòi quốc gia A phải bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức. Đồng thời các quốc gia này cũng cho rằng, IP không có quyền kí kết các điều ước quốc tế với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức vì Hiệp ước thành lập tổ chức IP không có điều khoản nào quy định cụ thể về quyền này. Tuy nhiên, IP cho rằng tổ chức này hoàn toàn có quyền kí kết các điều ước quốc tế với quốc gia không phải là thành viên phù hợp với mục đích và hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, phần “Những quy định tổng thể và cuối cùng” của Hiệp ước thành lập IP quy định “IP là một thực thể pháp lý quốc tế”. Hãy cho biết: Theo quy định của luật quốc tế, IP có quyền khởi kiện quốc gia A yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức và có quyền kí kết điều ước quốc tế về việc đặt văn phòng đại diện với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức không? Giải thích tại sao? 1. Theo quy định của luật quốc tế, IP có quyền khởi kiện quốc gia A yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức. Vì các lý do sau: - Thứ nhất, Theo đề bài IP là một tổ chức quốc tể khu vực và ở phần “Những quy định tổng thể và cuối cùng” của Hiệp ước thành lập IP quy định “IP là một thực thể pháp lý quốc tế” chứng tỏ IP là tổ chức quốc tế liên chính phủ và là chủ thể của Luật quốc tế. Với tư cách chủ thể luật quốc tế, tổ chức quốc tế có những quyền năng cơ bản sau: “Quyền kí kết các điều ước quốc tế; Quyền được hưởng những ưu đãi và miễn trừ ngoại giao; Quyền ra tuyên bố kháng nghị mang tính chất pháp lí; Quyền bảo vệ đối với đại diện và quan chức của mình; Quyền đưa tranh chấp ra toà án quốc tế; Nghĩa vụ phải gánh chịu sự truy cứu trách nhiệm pháp lí”. IP là tổ chức quốc tế, là chủ thể của Luật quốc tế nên IP cũng có được những quyền năng cơ bản nêu trên, trong những quyền năng đó là quyền bảo vệ đối với đại diện và quan chức của mình. - Thứ hai, IP có quyền khởi kiện quốc gia A yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức được chứng minh bằng tập quán quốc tế, đó là những quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể Luật quốc tế chấp nhận rộng rãi là những quy tắc có tính chất pháp lý bắt buộc. Để bảo vệ quyền lợi nhân viên của mình về vụ công tước Bécnađốt bị sát hại tại Thụy Điển năm 1949, Liên hợp quốc đã tư vấn Tòa án quốc tế. Tòa án đã kết luận rằng Liên hợp quốc có quyền khởi kiện quốc gia nơi mà bá tước Bécnađốt bị sát hại để đòi bồi thường. Từ việc kết luận của Tòa án quốc tế, các quốc gia đương nhiên chấp nhận rộng rãi là những quy tắc có tính chất pháp lý bắt buộc và kết luận của Tòa án quốc tế đã trở thành tập quán quốc tế. Có thể nói đến một vụ việc mà đã sử dụng tập quán trên: Israel đã trả 10,5 triệu USD tiền bồi thường cho Liên hợp quốc (LHQ) hôm 22/1, do những thiệt hại về người và tài sản mà Israel gây ra cho cơ quan này trong chiến dịch quân sự tại Dải Gaza vào năm 2009. Tóm lại, từ những lí do nêu trên đã chứng tỏ: Theo quy định của luật quốc tế, IP có quyền khởi kiện quốc gia A yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nhân viên của tổ chức 2. Theo quy định của luật quốc tế, IP có quyền kí kết điều ước quốc tế về việc đặt văn phòng đại diện với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức. Vì: - Thứ nhất, như phần 1. đã phân tích chỉ rõ IP là chủ thể của Luật quốc tế. - Thứ hai, thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế đó và thường được ghi nhận trong Hiến chương và các văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế. Nếu không được ghi nhận trong bất kì văn bản pháp lý nào thì tổ chức quốc tế đó vẫn đương nhiên có quyền kí kết điều ước quốc tế với các quốc gia (cả quốc gia thành viên và quốc gia không thành viên) như các điều ước quốc tế về thuê trụ sở hoặc đặt văn phòng đại diện của tổ chức vì quyền kí kết điều ước quốc tế là quyền năng cơ bản và đương nhiên có của các chủ thể Luật quốc tế. Theo đề bài, trong Hiệp ước thành lập tổ chức IP không có điều khoản nào quy định cụ thể về quyền kí kết điều ước quốc tế của IP với quốc gia không phải là thành viên. Nhưng, IP là chủ thể của Luật quốc tế nên IP có quyền về kí kết điều ước quốc tế với các quốc gia (cả quốc gia thành viên và quốc gia không thành viên) cụ thể là IP có quyền kí kết điều ước quốc tế với quốc gia A (không phải là thành viên của IP) về việc đặt văn phòng đại diện của tổ chức tại quốc gia A. Vì kí kết điều ước quốc tế là quyền năng cơ bản và đương nhiên của tổ chức quốc tế, không nhất thiết phải được quy định trong hiệp ước thành lập mà tổ chức quốc tế đó vẫn đương nhiên có quyền kí kết điều ước quốc tế. Do đó, quyền kí kết điều ước quốc tế về việc đặt văn phòng đại diện với quốc gia không phải là thành viên của tổ chức là quyền đương nhiên của IP. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiến chương Liên hợp quốc. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths. Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề 1 cá nhân công pháp 8d.doc
Luận văn liên quan