Đề 1: Thừa kế đất đai

Đề bài số 1: Ông A là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất. Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất. Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Năm 1980, ông A đi xây dựng kinh mới tại Lâm Đồng. Anh B là cháu ruột tiếp tục sử dụng 02 thửa đất này. Cho đến nay, 02 thửa đất này vẫn chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản đồ địa chính xã lập năm 1998 đứng tên anh B là người kê khai, sử dụng những thửa đất này. Năm 2004, ông A mất có để lại di chúc cho anh B thừa kế 02 thửa đất của mình. Sinh thời vợ chồng ông A sinh được 2 người con là bà C và ông D (bố ông B). Năm 2006, bà C từ Lâm Đồng về kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đối với 02 thửa đất này. Hỏi: 1. Bà C có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng không? Vì sao? 2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này? Vì sao? 3. Vụ việc này được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bài làm: 1. Bà C không có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng. Vì: Thứ nhất: ông A có quyền để lại thừa kế hợp pháp cho anh B 2 thửa đất. Thứ 2, anh B có đủ điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của ông A. 2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc 3. Giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành * Thủ tục hòa giải: * Thủ tục tố tụng: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5444 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1: Thừa kế đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 1: Ông A là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất. Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất. Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Năm 1980, ông A đi xây dựng kinh mới tại Lâm Đồng. Anh B là cháu ruột tiếp tục sử dụng 02 thửa đất này. Cho đến nay, 02 thửa đất này vẫn chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản đồ địa chính xã lập năm 1998 đứng tên anh B là người kê khai, sử dụng những thửa đất này. Năm 2004, ông A mất có để lại di chúc cho anh B thừa kế 02 thửa đất của mình. Sinh thời vợ chồng ông A sinh được 2 người con là bà C và ông D (bố ông B). Năm 2006, bà C từ Lâm Đồng về kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đối với 02 thửa đất này. Hỏi: Bà C có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng không? Vì sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này? Vì sao? Vụ việc này được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bài làm: Bà C không có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng. Vì: Thứ nhất: ông A có quyền để lại thừa kế hợp pháp cho anh B 2 thửa đất. Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thành một chương riêng trong bộ luật Dân sự năm 1995 (chương VI). Luật đất đai năm 2003 (Điều 106) cũng khẳng định: quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của người sử dụng đất, vì vậy họ có quyền để lại thừa kế sau khi chết như đối với các loại tài sản khác. - Theo quy định tại Điều 739 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 734 Bộ luật dân sự 2005), quy định về những người được để thừa kế quyền sử dụng đất gồm: “ 1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản; Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở; Cá nhân có quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.” Và tại khoản 5 Điều 113 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Vì ông A là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất: Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất; Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội nên theo quy định của pháp luật đã nêu, ông A có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. - Năm 1980 ông A đi xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng, cháu ruột ông là anh B tiếp tục sử dụng 02 thửa đất này. Như vậy, theo dữ kiện đề bài đã cho thì giữa ông A và anh B thời điểm này không hề phát sinh quan hệ tặng cho, mua bán, chuyển quyền sử dụng đất (không trái với quy định của tại thời điểm đó theo hiến pháp và pháp luật về đất đai cấm mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất), nên ông A vẫn là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất này và đồng thời theo đó, ông A có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. - Bên cạnh đó, Điều 184. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 thì việc chuyển quyền sử dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện trước ngày 01/01/2007, sau ngày 01/01/2007 thì “… người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền về chuyển, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất…”. Như vậy, thời điểm khi ông A để lại di chúc thừa kế 2 thửa đất cho anh B năm 2004 là trước ngày 01/01/2007 khi mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông chỉ là người sử dụng hợp pháp vẫn được coi là hợp pháp. Thứ 2, anh B có đủ điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của ông A. Đối với quyền sử dụng đất ở, pháp luật không quy định điều kiện đặc thù khi được thừa kế. Nhưng với đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản thì người nhận thừa kế cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 740, Điều 741 Bộ luật dân sự năm 1995, người có đủ điều kiện sau đây thì được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản: “ - Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích, trực tiếp sản xuất nông nghiệp; - Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật.” (khoản 1 và khoản 2 Điều 740 Bộ luật dân sự năm 1995). Người có đầy đủ hai điều kiện trên mới có thể được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, đối với thửa đất thứ nhất (Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất) anh B được thừa kế theo di chúc của ông A không cần có điều kiện. Đối với thửa đất thứ 2 (Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất nông nghiệp trồng sắn), do anh B đã sử dụng mảnh đất này liên tục từ năm 1980 đến khi được thừa kế và đến năm 1998 anh đứng tên kê khai trong bản đồ địa chính xã, được mọi người thừa nhận mà không có tranh chấp hay vi phạm, như vậy anh B đã thỏa mãn yêu cầu quy định của pháp luật về đất đai là có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, trực tiếp sản xuất nông nghiệp… nên anh B cũng đủ điều kiện để thừa kế thửa đất này. Với các lý do trên việc ông A để lại di chúc cho anh B thừa kế 02 thừa đất này là hợp pháp. Vì vậy, 02 thửa đất này đã thuộc quyền sử dụng hợp pháp của anh B, nên bà C không có quyền kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất này. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc Điều 50 Luật Đất đai hiện hành quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất, gồm: giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; giấy tờ hợp pháp về thừa kế...”. (Khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) Theo quy định của luật này và căn cứ vào dữ kiện tình huống đã cho thì 02 thửa đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông A trước khi để lại thừa kế cho anh B. Thêm vào đó anh B đã có quá trình sử dụng đất ổn định, lâu dài kể từ năm 1980 đến trước năm 2006, có đứng tên là người kê khai, sử dụng trong bản đồ địa chính xã lập năm 1998, đã thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được mọi người thừa nhận mà không có tranh chấp hay vi phạm. Mà theo khoản 1 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;” Đối chiếu với quy định trên với tình huống tranh chấp đã cho, nếu như vụ việc không hòa giải thành tại UBND xã, thì vụ việc sẽ do Tòa án nhân dân huyện – nơi có 02 thửa đất này giải quyết. 3. Giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành Theo quy định của pháp luật về đất đai được thể hiện tại Luật đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy trình như sau: * Thủ tục hòa giải: Điều 135 Luật Đất đai 2003 quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. Trường hợp không hòa giải được tại UBND cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Như vậy hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn là bước bắt buộc đối với giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu chưa hòa giải mà gửi đơn khởi kiện tại Tòa Án thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điểm đ khoản 1 điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự trả lại đơn khởi kiện khi chưa đủ điều kiện khởi kiện. * Thủ tục tố tụng: Sau khi hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: “Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;”(khoản 1 Điều 136) Căn cứ vào quy định trên đây của pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp đất đai thì trong tình huống này, vụ việc nếu như hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi có 02 thửa đất tranh chấp, thì cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất, Hà Nội sẽ áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết vụ việc. Từ phần 1 và 2 trên đây đã khẳng định, bà C không có quyền kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đối với 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng. Vì vậy, Tòa án nhân dân huyện bác đơn kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất của bà C và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân các cấp mà trước hết là Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các thủ tục và tạo điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức cho anh B, sớm đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho anh B trong quyền sử dụng đối với 02 thửa đất mà anh đang sử dụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Đất đai. Trường ĐH Luật Hà Nội, 2010. Giáo trình Luật Dân sự. Trường ĐH Luật Hà Nội, 2006. Tư vấn và giải quyết các tình huống pháp luật về đất đai, Nxb Lao động xã hội, năm 2005 Pháp luật đất đai- bình luận và giải quyết tình huống.Nxb Tư pháp, năm 2005. VĂN BẢN PHÁP LUẬT Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005. Luật đất đai 2003. Nghị định số 71/2010/ NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở 2005. Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29-10-2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai. BẢNG TỪ VIẾT TẮT QSDĐ: Quyền sử dụng đất. UBND: Ủy ban nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ đất đai- đề 1, thừa kế đất đai.doc