Đề 10 cá nhân cạnh tranh K33

Đề số 10: Cho ý kiến anh chị về những khẳng định sau a. Bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện là trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ b. Các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ sẽ bị cấm nếu có hành vi tiếp thị hàng hóa dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng hoặc gây cản trở, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 10 cá nhân cạnh tranh K33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM 1. Bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện là trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Khẳng định trên là một khẳng định Sai. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 3 và Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong xã hội hiện nay, chất lượng sản phẩm là điều rất quan trọng đối với người tiêu dùng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người tiêu dùng, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng là người trả tiền mua những sản phẩm đó, chính vì những lẽ đó mà người tiêu dùng cần được bảo đảm với những gì mình đã bỏ tiền ra mua, và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng phải có trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra. Tuy vậy, trên thực tế không phải bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng có thể được bảo hành, sẽ vô cùng khó khăn để bảo hành một cốc nước trà đá, một chiếc bánh mỳ bán rong… Vì những lí do đó, Luật Bảo vệ người tiêu dùng có quy định tại Điều 21 về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như sau: “Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:…” Theo quy định này thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được quy định rất cụ thể. Theo đó, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành (thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện). Tóm lại, căn cứ theo quy định trên thì bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện không phải là trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vì việc bảo hành chỉ được thực hiện nếu các bên có thỏa thuận hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa nếu như những loại hàng hóa không thuộc loại hàng hóa không bị bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật mà hai bên không có thỏa thuận bảo hành thì bên kinh doanh hàng hóa dịch vụ không có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, dịch vụ đó. 2. Các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ sẽ bị cấm nếu có hành vi tiếp thị hàng hóa dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng hoặc gây cản trở, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng. Khẳng định trên là một khẳng định Sai. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 3; Khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong kinh doanh hàng hóa dịch vụ, để đạt được mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận việc tiếp thị hàng hóa dịch vụ là một khâu hết sức quan trọng được các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ chú trọng, và tìm mọi cách triển khai sao cho đặt được hiệu quả cao nhất là quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi nhất, thu hút được khách hàng. Song để đặt được mục đích này, trên thực tế các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ không ngại áp dụng những kiểu tiếp thị thiếu văn hóa và những hành vi này gây cản trở, ảnh hưởng tới công việc, gây khó chịu, cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của của người tiêu dùng. Những hành động tiếp thị như thế cần được ngăn chặn để bảo vệ sức khỏe, cũng như cuộc sống bình yên cho người tiêu dùng. Theo tiêu chí đó, Khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định: “2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ hai lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.” Căn cứ theo quy định này thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ bị cấm nếu có hành vi quấy rối người tiêu dùng thông qua các hình thức tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ hai lần trở lên, hoặc có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng. Quy định này rất cần thiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng không còn phải bị quấy rầy bởi những kiểu tiếp thị thiếu văn hóa nữa. Tuy nhiên theo quy định này thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hoàng hóa, dịch vụ chỉ bị cấm nếu họ thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng thông qua hình thức tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn người tiêu dùng từ hai lần trở lên, chứ không phải sẽ bị cấm ngay từ lần đầu tiên. Vì vậy, khẳng định trên là sai. Danh mục tài liệu tham khảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 Nguồn Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề 10 cá nhân cạnh tranh K33.doc
Luận văn liên quan