uật cạnh tranh 2004 với những quy định mới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, điển hình là chế định về hạn chế cạnh tranh. Sau đây, bài viết sẽ đề cập đến những căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng nhằm làm rõ hơn vấn đề này.
I. Căn cứ xác định những hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004.
1. Căn cứ xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( TTHCCT)
Để loại bỏ sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường có xu hướng “bắt tay nhau” bằng hình thức thỏa thuận. Thông qua thỏa thuận, các doanh nghiệp tham gia có thể tiêu diệt sự cạnh tranh giữa chúng và trong nhiều trường hợp thỏa thuận còn tạo nên sức mạnh để các bên tham gia có thể hoạt động khống chế và lũng đoạn thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những thủ đoạn bóp méo và thủ tiêu cạnh tranh.
Hiểu một cách khái quát thì TTHCCT là sự thông đồng của một số chủ thể kinh doanh có lợi trên thị trường nhất định mà nội dung của những thỏa thuận này nhằm vào việc duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của các thành viên thỏa thuận, đồng thời hạn chế cạnh tranh của đối thủ khác.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn có sự tham gia của ít nhất hai bên, mỗi bên đều có tư cách pháp lý độc lập. Bên cạnh đó, chủ thể TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Để có thể xác định dấu hiệu này, phải chứng minh được những điểm sau:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên cùng một thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của công ty mẹ công ty con không được pháp luật cnhj tranh coi là thỏa thuận bởi các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
Nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, công nghệ, điều kiện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng. Đó là sự ghi nhận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc thực hiện hay chưa thực hiện không quan trọng trong việc định danh TTHCCT. Do vậy, chỉ cần có được bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận về sự tồn tại của hành vi TTHCCT.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, cũng có khi được thể hiện dưới hình thức các thiết chế, quy chế nghề nghiệp, nội quy của hiệp hội ngành nghề hay nghiệp đoàn, cũng có thể là các thỏa thuận ngầm.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5640 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 17: Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: LCT&BVNTD.HK- 17. Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng.
Luật cạnh tranh 2004 với những quy định mới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, điển hình là chế định về hạn chế cạnh tranh. Sau đây, bài viết sẽ đề cập đến những căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng nhằm làm rõ hơn vấn đề này.
Căn cứ xác định những hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004.
Căn cứ xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( TTHCCT)
Để loại bỏ sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường có xu hướng “bắt tay nhau” bằng hình thức thỏa thuận. Thông qua thỏa thuận, các doanh nghiệp tham gia có thể tiêu diệt sự cạnh tranh giữa chúng và trong nhiều trường hợp thỏa thuận còn tạo nên sức mạnh để các bên tham gia có thể hoạt động khống chế và lũng đoạn thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những thủ đoạn bóp méo và thủ tiêu cạnh tranh.
Hiểu một cách khái quát thì TTHCCT là sự thông đồng của một số chủ thể kinh doanh có lợi trên thị trường nhất định mà nội dung của những thỏa thuận này nhằm vào việc duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của các thành viên thỏa thuận, đồng thời hạn chế cạnh tranh của đối thủ khác.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn có sự tham gia của ít nhất hai bên, mỗi bên đều có tư cách pháp lý độc lập. Bên cạnh đó, chủ thể TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Để có thể xác định dấu hiệu này, phải chứng minh được những điểm sau:
Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên cùng một thị trường liên quan;
Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của công ty mẹ công ty con không được pháp luật cnhj tranh coi là thỏa thuận bởi các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
Nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, công nghệ, điều kiện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng. Đó là sự ghi nhận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc thực hiện hay chưa thực hiện không quan trọng trong việc định danh TTHCCT. Do vậy, chỉ cần có được bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận về sự tồn tại của hành vi TTHCCT.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, cũng có khi được thể hiện dưới hình thức các thiết chế, quy chế nghề nghiệp, nội quy của hiệp hội ngành nghề hay nghiệp đoàn, cũng có thể là các thỏa thuận ngầm.
Căn cứ xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lính, vị trí độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh.
Khái niệm:
Theo quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc và Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD thì “hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sử dụng để suy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh”.
Luật cạnh tranh 2004 của VN không đưa ra một khái niệm cụ thể mà đưa ra các dạng hành vi lạm dụng VTTL, VTĐQ tại Điều 13,14 luật này. Theo đó, có 6 dạng hành vi lạm dụng VTTL và 8 dạng hành vi lạm dụng VTĐQ. Việc liệt kê có ý nghĩa đưa ra dấu hiệu pháp lý cho các hành vi vi phạm cụ thể , tuy nhiên việc không có khái niệm cụ thể sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các cơ quan công quyền khi có những hành vi vi phạm mới xảy ra, tinh vi hơn, mới mẻ hơn và dẫn đến không có pháp luật điều chỉnh chúng.
Tuy nhiên, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh được hiểu là: “Hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền sử dụng mọi thủ đoạn để loại bỏ và tiêu diệt đối thủ cạnh tranh khỏi rào cản phát triển của mình, qua đó, duy trì và nâng cao hơn nữa vị trí đó trên thị trường”.
Căn cứ xác định hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và vị trí thống lĩnh thị trường:
Đầu tiên, phải xác định được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp là như thế nào. Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định trên cơ sở xem xét các yếu tố:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp
Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của công ty mẹ
Năng lực công nghệ
Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Quy mô của mạng lưới phân phối
(Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:
Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan
Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan
Việc xác định doanh thu, doanh số, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được quy định chi tiết trong Điều 10, 11, 12 và 13 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Theo Điều 12, Luật cạnh tranh thì “ doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan”. Như vậy, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan quản lý chỉ cần xác định thị trường liên quan và xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Về bản chất, doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nắm giữ 100% thị phần trên thị trường liên quan. Do đó, các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bao gồm toàn bộ các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, Điều 14 Luật cạnh tranh còn quy định thêm hai hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Quy định cụ thể về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm được đưa ra tại các Điều 23-33 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Thứ hai, Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong Điều 13 Luật Cạnh tranh nghiêm cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh sau:
Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tốithiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự pháttriển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bìnhđẳng trong cạnh tranh;
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịchvụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếpđến đối tượng của hợp đồng;
Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Với các doanh nghiệp độc quyền, ngoài những hành vi trên, Điều 14 Luật Cạnh tranh còn quy định cấm thực hiện những hành vi sau:
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Như vậy, pháp luật đòi hỏi hai yếu tố về vị trí của doanh nghiệp phải là vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền và doanh nghiệp đã thực hiện hành vi lạm dụng nói trên thì mới được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ xác định hành vi tập trung kinh tế
Bất cứ người kinh doanh nào cũng mong muốn có được vị trí độc quyền vì độc quyền giúp họ thoát khỏi sức ép của cạnh tranh. Một trong những cách thức để đạt được mục tiêu đó là tập trung kinh tế.
Thông thường tập trung kinh tế được biểu hiện dưới dạng phổ biến là sáp nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp. tập trung kinh tế có thể được diễn ra dưới các hình thức là lien kết ngang (liên kết giữa các doanh nghiệp cũng ngành nghề) hoặc liên kết dọc (liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các khâu, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh) hay liên kết thành một khối (liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau để hợp thành một tổ chức duy trì lợi ích chung).
Luật cạnh tranh không đưa ra định nghĩa về tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, Điều 3, khoản 3, khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh, Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp, bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác.
Từ đó, có thể thấy tập trung kinh tế có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp trên cùng hoặc không cùng họat động trên thị trường liên quan. Từ dấu hiệu này, có thể phânbiệt các hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp với họat đầu đầu tư vào nhiềudoanh nghiệp của các nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp. Với vai trò là nhà đầutư, các cá nhân có thể góp vốn vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu (đồng chủsở hữu) của các đơn vị kinh doanh cùng hoặc không cùng ngành nghề. Lúc đó, các doanh nghiệp cho dù có chung chủ sở hữu nhưng cũng không thuộc phạm vi của kháiniệm tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là hành vi của các chủ thể đang họat động kinhdoanh trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định phạm vi của khái niệm doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ kinh doanh cáthể. Đối chiếu bốn hành vi tập trung kinh tế nói trên với các quy định có liên quan đếnchúng trong pháp luật về doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng, chủ thể của hành vi sápnhập, hợp nhất chỉ có thể là:
Các lọai công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (công ty cổ phần, công ty hợpdanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên)
Công ty Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003
Các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2003.
Như vậy, không phải mọi lọai doanh nghiệp đều có thể tham gia vào các hành vi tậptrung kinh tế mà với mỗi hình thức tập trung kinh tế khác nhau sẽ có giới hạn khác nhauvề chủ thể tham gia nhất định.Hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh chỉ xảy ra khi có nhiều doanhnghiệp cùng tham gia thực hiện. Có nghĩa là, trước khi thực hiện các hành vi tập trungkinh tế, các doanh nghiệp tham gia đã tồn tại và đang họat động trên thị trường. Hành vi tập trung kinh tế không phải là hành vi đơn phương của doanh nghiệp. Vì vậy, hànhvi đầu tư vốn để thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của mộtdoanh nghiệp nào đó có thể tạo ra nhóm kinh doanh nhưng sẽ không là hiện tượng tậptrung kinh tế theo Luật Cạnh tranh.
Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liêndoanh giữa các doanh nghiệp.Các hiện tượng tập trung kinh tế đòi hỏi sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thị trường. Hậu quả của nó là sự hình thành các tập đoàn kinh tế, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung kinh tế được xếp vào một trong những hành vi có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh bởi tập trung kinh tế có thể dẫn đến hậu quả là sự xuất hiện đột ngột (không thông qua sự gia tăng kinh tế hay tăng trưởng , mở rộng kinh doanh) của một doanh nghiệp độc quyền hoặc một doanh nghiệp mất đi năng lực cạnh tranh. Tập trung kinh tế cũng có thể đưa đến một nguy cơ là các doanh nghiệp khác cũng có thể thực hiện các hành vi tương tự để đối phó với doanh nghiệp mới hình thành sau vụ tập trung kinh tế.
Tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chúng ta đã nghiên cứu về các căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh do vậy cũng cần phải biết được hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh. Tôi cũng cho rằng, hậu quả của hành vi là một trong những yếu tố cho thấy đặc trưng của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Theo như Luật cạnh tranh thì hậu quả của hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Dù được biểu hiện dưới hình thức nào thì hành vi hạn chế cạnh tranh cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường lien quan. Hạn chế cạnh tranh còn có nguy cơ gây ra tình trạng một doanh nghiệp mất đi ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường không phải do sự yếu kém của năng lực sản xuất kinh doanh mà do tác động của những hành vi cản trở, thủ tiêu cạnh tranh từ phía đối thủ khác. Trong một môi trường kinh doanh mà các hành vi hạn chế cạnh tranh còn ngang nhiên tồn tại thì không thể khuyến khích việc doanh nghiệp khi tham gia phải toàn tâm toàn ý phát huy hết khả năng của mình để đạt được vị trí xứng đáng. Một môi trường kinh doanh không an toàn tự nó khiến cho không ít người đang nuôi ý tưởng kinh doanh sẽ từ bỏ ước mơ này. Điều này đồng nghĩa với tương lai ảm đạm của nền kinh tế.
Đứng dưới góc độ của người tiêu dùng thì vào thời điểm mà một doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, người tiêu dùng có thể đạt được một số lợi ích nhất định. Nhưng thông thường, khi thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp sẽ tính đến lợi ích lâu dài mà họ đạt được sau khi đã thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh: đó là thâu tóm được quyền lực thị trường. Với quyền lực thị trường, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có xu hướng tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ. giảm sản lượng sản xuất. Do đó, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị xâm phạm.
Khi không còn đối thủ cạnh tranh hay khi các đối thủ cạnh tranh không còn có vai trò quan trọng, cạnh tranh bị tiêu diệt thì doanh nghiệp không còn chú trọng tới bài toán về đổi mới công nghệ kĩ thuật, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực sản xuất. Điều đó là dự báo cho một nền kinh tế kém phát triển và trì trệ.
Ngoài những tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, người tiêu dùng thì hạn chế cạnh tranh còn gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Các vấn đề xã hội khi nhân công bị cắt giảm, chi phí đời sống tăng dẫn đến nạn thất nghiệp, nghèo đói, phân biệt giàu nghèo và khủng hoảng kinh tế.
Thực tiễn áp dụng
Với các quy định của Luật cạnh tranh về hạn chế cạnh tranh, pháp luật Việt Nam đã có những cơ sở mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cạnh tranh công bằng.
Luật cạnh tranh đã tạo nền tảng cho việc chống và giải quyết một số lượng lớn các hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng cho thấy nhiều bất cập của Luật cạnh tranh 2004 về mảng hạn chế cạnh tranh.
Thứ nhất, cần phải thống nhất cach hiểu về đối tượng áp dụng của luật Ct. tại Điều 2 LCT quy định “ Luật này áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh và Hiệp hội ngành nghề”. Khi định nghĩa về hành vi hạn chế cạnh tranh, tại Khoản 3, điều 3, nhà làm luật ghi nhận nội dung “hành vi HCCT là hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường”. Cách quy định này có thể dẫn đến lập luận rằng: hành vi hạn chế cạnh trah do hiệp hội ngành nghề thực hiện sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của luật này. Do vậy, cần phải có sự thống nhất giữa điều 2 và điều 3LCT để bả bảo tính chặt chẽ của quy định pháp luật.
Thứ hai, cần xác định rõ dấu hiệu chung của HCCT. Khoản 3 Điều 3 LCT có quy đig “ HVHCCT là hành vi của doanh nghiệp là giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường”. Cách quy định này cho thấy nhà làm luật đã tiếp cận hành vi HCCT theo hướng bản chất của hành vi chứ không dừng lại ở biểu hiện bề mặt của hành vi. Điều này có ý nghĩa định hướng cho người thực thi LCT khi xem xét đến các hành vi có dấu hiệu TTHCCT LDVTTL,VTĐQ hoặc TTKT thì phải luôn đặt ra câu hỏi hành vi đó về bản chất có làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường hay không. Tuy nhiên, sẽ là hoàn thiện hơn nếu nhà là luaatj quy định rõ yếu tố “giảm, sai lệch,cản trở cạnh tranh trên thị trường” được đánh giá thông qua tiêu chí mục đích của hành vi hay tiêu chí hậu quả của hành vi.
Thứ ba, không nên quy định một danh sách đóng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như tại Điều 8 LCT và đối với các hành vi lạm dụng VTTL, VTĐQ bị cấm tại Điều 13, 14 LCT. Bởi lẽ, sự thôi thúc của lợi nhuận sẽ khiến các nhà kinh doanh sang tạo vô vàn cách thức để thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, ngày càng tinh vi, khó đoán hơn, và dẫn đến quyền lợi NTD bị ảnh hưởng. Việc quy định đóng như vậy sẽ có khả năng bỏ sót các hành vi thỏa thuận gây hạn chế CT hay hành vi lạm dụng VTTL, VTĐQ bị cấm.
Việc đổi mới quy định của LCT liên quan đến các hành vi TTHCCT có thể tiến hành theo hướng mà cộng đông Câu đã áp dụng. Theo đó, việc liệt kê danh sách TTHCCT chỉ mang tính ví dụ, còn trong thực tiễn, các hành vi thỏa thuận HCCT bất kỳ giữa các doanh nghiệp đều có thể bị coi là vi phạm nếu thỏa mãn dấu hiệu mục đích hoặc hậu quả hạn chế cạnh tranh. Cách quy định như vậy sẽ có tác dụng bao quát và giúp ngăn ngừa các nguy cơ là các thỏa thuận HCCT thoát khỏi sự kiểm soát của pháp luật.
Thứ tư, liên quan đến các quy định về TTHCCT nên phân biệt thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc. Bởi trên thực tế áp dụng đã cho thấy, hai sự thảo thuận này có sự khác nhau về bản chất và mức độ gây hại của từng loại hành vi đối với thị trường. Trong điều kiện thương mại thông thường thì thỏa thuận ngang có nhiều tác động tiêu cực tới thị trường hơn thỏa thuận dọc. Thỏa thuận dọc chỉ nguy hiểm khi nó được thực hiện bởi một doanh nghiệp trong một dây chuyền đang chiếm vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh trên thị trường liên quan. Xác định và phân biệt thỏa thuận dọc, thỏa thuận ngang giúp việc đề ra ngưỡng kiểm soát đối với hai loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này được hợp lý.
Thứ năm, cần có bổ sung về quy định về tập trung kinh tế. Bởi ẽ ở VN hiện nay đã có xu hướng HCCT bằng cách thôn tính cổ phần của doanh nghiệp khác. Nếu không có những quy định về vấn đề này thì sẽ có nhiều tác động đến những chủ thể khác nhau, làm thay đổi cơ cấu thị trường.
Thứ sáu, về quy định liên quan đến ngưỡng để kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,vị trí độc quyền: không nên chỉ căn cứ vào tiêu chí thị phần mà cần phải cân nhắc đến nhiều tiêu chí khác nhau. Đối với hành vi TTHCCT cần xem xét tiêu chí như giá cả hàng hóa, dịch vụ, số lượng thương nhân tham gia thị trường. Đối với hành vi LDV TTL,VTĐQ cần xem xét các tiêu chí như : mức độ kiểm soát thị trường, rào cản gia nhập, cấu trúc thị trường của nhóm DN này…
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình Luật cạnh tranh – Đại học kinh tế Luật – ĐH Quốc Gia.
Luận văn tốt nghiệp: Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nguyễn Duy Linh, hướng dẫn TS Bùi Ngọc Cường.
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật CT 2004 của VN. Lê Thanh Thúy.
Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề 17- Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng.docx