Nguyễn Lan A nhân viên Phòng hành chính tổng hợp của Công ty X từ tháng 1/2000. Năm 2005, A thỏa thuận với công ty xin nghỉ 2 năm để đi học nâng cao trình độ, công ty hỗ trợ học phí là 800.000 đồng/tháng, phần còn lại A đảm bảo thanh toán. Tháng 5/2007, do những bất lợi của biến động kinh tế, công ty làm ăn thua lỗ nên đã sáp nhập với công ty cổ phần M nhằm tạo cơ hội tồn tại và phát triển. Công ty M tuyên bố chấm dứt HĐLĐ với 20 người, cho hưởng trợ cấp thôi việc và hỗ trợ mỗi người 1 tháng lương, trong đó có A. Hỏi: a/ Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng đối với số lao động dư thừa trên? b/ Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty? c/ Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu/tháng.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 - Lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 18:
Nguyễn Lan A nhân viên Phòng hành chính tổng hợp của Công ty X từ tháng 1/2000. Năm 2005, A thỏa thuận với công ty xin nghỉ 2 năm để đi học nâng cao trình độ, công ty hỗ trợ học phí là 800.000 đồng/tháng, phần còn lại A đảm bảo thanh toán. Tháng 5/2007, do những bất lợi của biến động kinh tế, công ty làm ăn thua lỗ nên đã sáp nhập với công ty cổ phần M nhằm tạo cơ hội tồn tại và phát triển. Công ty M tuyên bố chấm dứt HĐLĐ với 20 người, cho hưởng trợ cấp thôi việc và hỗ trợ mỗi người 1 tháng lương, trong đó có A. Hỏi:
a/ Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng đối với số lao động dư thừa trên?
b/ Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty?
c/ Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu/tháng.
a/ Thủ tục mà công ty M cần phải làm để đảm bảo chấm dứt hợp đồng đối với số lao động dư thừa.
Khoản 1 Điều 17 quy định: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.”
Mặt khác, Điều 11 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm như sau: “Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
…3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.”
Như vậy, việc công ty M cho 20 lao động nghỉ việc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động. Khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động quy định: “Khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phươngbiết.”
Xét thấy, A và những người lao động khác đều có hợp đồng lao động với công ty M là hợp đồng vô thời hạn. Do đó, áp dụng Điểm a, khoản 3, Điều 38 Bộ luật Lao động, công ty M phải báo trước cho số lao động trên ít nhất 45 ngày.
Như vậy, thủ tục cần thiết để công ty M cho 20 lao động dư thừa nghỉ việc sẽ phải làm theo các bước sau:
- Công bố danh sách số lao động cho nghỉ việc (báo trước cho người lao động ít
nhất 45 ngày).
- Trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp (theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật Lao động).
- Báo cho cơ quan lao động địa phương biết.
Sau khi thực hiện thủ tục này, công ty M mới có thể chấm dứt hợp đồng lao động đối với số lao động dư thừa trên.
b/ Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty?
Việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty M là KHÔNG ĐÚNG. Trong trường hợp này, người lao động phải được hưởng trợ cấp mất việc làm mà không phải trợ cấp thôi việc như công ty M đưa ra.
Theo khoản 1 Điều 17 Luật lao động quy định: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”.
Xét điều kiện thứ nhất, A làm việc từ tháng 1/2000 đến 5/2007, tức là đã làm việc hơn năm. Do dữ kiện không đưa ra cụ thể thời gian làm việc của từng người nên mặc định họ đều làm việc tại công ty M hơn một năm.
Xét điều kiện thứ hai, công ty M cho 20 người nghỉ việc là do không thể giải quyết được việc làm mới cho số lao động dư thừa trên. Vì vậy, trường hợp cho người lao động dư thừa nghỉ việc này phải áp dụng theo Điều 17, tức là cho họ hưởng trợ cấp mất việc làm.
Thực chất trong trợ cấp mất việc làm đã bao hàm trợ cấp thôi việc. Việc giải quyết nghỉ việc của công ty M như vậy đã khiến cho cho quyền lợi của 20 lao động bị
chấm dứt hợp đồng của công ty M bị công ty xâm hại. Công ty đã không giải quyết hết quyền lợi cho người lao động.
c/ Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồng/tháng?
Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A ĐƯỢC tính để hưởng trợ cấp mất việc làm. Theo Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ - CP được hướng dẫn mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động được quy định theo công thức tính như sau:
Tiền trợ cấp mất việc làm = Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp x 01.
Trong đó:
Số năm hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó đến khi mất việc. Trường hợp của chị A, chị bắt đầu làm việc cho công ty X từ 01/2000 và đến tháng 5/2007, công ty M chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị A. Do đó, tổng thời gian chị A làm việc tại công ty M (gồm cả thời gian làm việc tại công ty X) là 7 năm 4 tháng. Tuy nhiên, tổng thời gian làm việc thực tế của chị A cho công ty M có tháng lẻ, theo Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 thì những tháng lẻ được làm tròn: từ đủ 1 tháng đến dưới 7 tháng được làm tròn 6 tháng làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm bằng ½ tháng lương.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề của người lao động trước khi mất việc làm. Lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồng/tháng, đây là tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm.
Vậy số tiền trợ cấp mất việc làm mà chị A được hưởng là:
½ x 5.000.000 + (5.000.000 x 7) = 37.500.000 đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cá nhân 2 - lao động.doc