Đất nước đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và mở cửa, điều này mang đến cho doanh nghiệp cả cơ hội và những thách thức. Cùng với sự phát triển về kinh tế và khoa học kỹ thuật, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cũng được nâng cao tạo điều kiện cho công ty phát triển. Để có thể tận dụng được những cơ hội và vượt qua những thách thức thì công ty phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mình.
Mục tiêu về sản xuất công nghiệp: Công ty tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm gạch tuynel, mua bán xăng dầu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ Công ty chủ chương đa dạng hoá sản phẩm, tập trung vào thị trường trong tỉnh Ninh Bình và phát triển thêm thị trường mới.từ đó đẩy mạnh tăng trưởng sản phẩm của công ty.
Tiến hành tập trung cho hoạt động xây lắp, với muc tiêu tới năm 2015 sẽ đạt khoảng 10% doanh thu, chiếm thị phần khoảng 5% thị trường tỉnh Ninh Bình tiến tới một số vùng sâu vùng xa như Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn
Về thị trường, công ty định hướng tới năm 2015 công ty tăng thị phần trên tỉnh Ninh Bình từ 12% hiện nay lên 17%, tăng thị phần tại tỉnh Thanh Hoá, Nam định lên 10%, tiếp tục mở rộng thị trường sang các tỉnh Hà Nam, Hoà Bình
Mục tiêu về kinh doanh: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong tỉnh về sản xuất gạch. Hoàn thiện cơ chế quản lý lao động quản lý kỹ thuật, phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác, nâng cao chất lượng của hoạt động đấu thầu xây lắp, thiết kế, tư vấn chuyển giao kỹ thuật Sử dụng triệt để và có hiệu quả trang thiết bị hiện có, tăng cường các biện pháp quản lý, phân tích hoạt động kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, loại trừ những chi phí bất hợp lý, dần tiến đến giảm giá thành sản phẩm. Nghiên cứu và đầu tư một cách hiệu quả, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
109 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a máy móc thiết bị, tra dầu mỡ, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Để có thể thực hiện giải pháp này, Công ty cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
Để đầu tư máy móc thiết bị công ty cần phải có một nguồn vốn lớn. Do đó công ty phải đề ra một số phương pháp để huy động các nguồn vốn như vay vốn, nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển…
Để có thể sử dụng hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp hài hoà của các thành phần công nghệ H, I, T, O và không được bỏ bớt bất kỳ một thành phần nào, do đó phải tiến hành xây dựng các thành phần công nghệ hợp lý.
Cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của công nghệ. Hệ thống quản lý chất lượng còn có vai trò giúp tạo lòng tin cho khách hàng.
Việc thực hiện những biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị, xuất được nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, bắt kịp với sự biến đổi mạnh mẽ của sự phát triển công nghệ kỹ thuật hiện nay.Tuy nhiên việc thực hiện giải pháp này có thể gặp phải những rủi ro viêc đầu tư công nghệ cần phải có số lượng vốn lớn nếu công ty hoạt động không hiệu quả sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, lãng phí nguồn lực. Khi huy động vốn để đầu tư máy móc thiết bị, nếu chỉ sử dụng quỹ đầu tư phát triển thì không đủ, nếu không đầu tư thì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty. Nếu đi vay hoàn toàn thì khoản trả lãi lớn, gây khó khăn cho việc quay vòng vốn. Do đó công ty phải nghiên cứu chính sách huy động vốn cho hiệu quả. Một công nghệ tốt đòi hỏi cần phải có nhiều yếu tố đi kèm như nhân lực, môi trường, thông tin,…Nếu những yếu tố này không đồng bộ thì việc sử dụng công nghệ hiện đại cũng không có được hiệu quả như mong muốn. Khoa học kỹ thuật đang phát triển theo từng ngày từng giờ, nếu việc lựa chọn công nghệ của công ty không đúng đắn sẽ dẫn tới việc đầu tư một khoản tiền lớn mà chỉ mua được công nghệ lạc hậu, không những chất lượng sản phẩm không tăng mà còn khiến cho giá cả tăng cao. Hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình lớn nhanh chóng làm cho sản phẩm của công ty trở nên lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng thương hiệu của các nhà máy
Thương hiệu hiện nay trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với một công ty trong thời kỳ mới. Đối với một công ty có bề dày hơn 40 năm hoạt động, việc cụ thể hoá hình ảnh của công ty là hoạt động cần thiết. Thương hiệu là một tài sản vô hình của công ty, nó được xây dựng từ uy tín, đẳng cấp của doanh nghiệp, nó là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc đem lại một hiệu quả kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp mình.
Hình 3.1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Xác lập nhãn hiệu
Đăng kí bản quyền sử dụng nhãn hiệu
Xây dựng nhãn hiệu mạnh
Quảng bá thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng một hình ảnh về hàng hoá hoặc dịch vụ trong tâm trí, nhận thức của người tiêu dùng. Để thực hiện được quá trình này cần phải có sự nỗi lực của toàn thể công ty, tận dụng tất cả các nguồn lực, và trong thời gian dài. Công ty tiến hành xây dựng thương hiệu cho mình sau đó tiến hành xây dựng thương hiệu cho các nhà máy. Do điều kiện nguồn vốn còn hạn chế nên hoạt động này được tiến hành trong thời gian dài nên việc triển khai một cách có hiệu quả.
Đầu tiên đó là nghiên cứu về thương hiệu, luật pháp liên quan tới thương hiệu, đăng ký bản quyền...Việc nghiên cứu thương hiệu và luật pháp liên quan tới thương hiệu công ty có thể thu thập từ cục sở hữu trí tuệ(384-386 Nguyễn Trãi Hà Nội), luật sở hữu trí tuệ, …Từ đó có kế hoạch cho việc xây dựng thương hiệu sau này. Việc thực hiện kế hoạch thương hiệu được thực hiện qua các bước sau:
Xác lập nhãn hiệu: Công ty tiến hành đặt tên gọi cho sản phẩm của công ty, sao cho tên gọi dễ nhớ, dễ nhận biết, dễ đọc. Để đặt ra được tên gọi hay, phù hợp công ty cần phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ về sản phẩm, khách hàng để có quyết định đúng đắn. Nhãn hiệu công ty đưa ra là nhãn hiệu cho sản phẩm Gạch Tam Điệp. Công ty biết chắc chắn rằng nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào nộp đơn đăng ký thì có thể tra qua Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng, đăng bạ Quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa lưu tại cục sở hữu công nghiệp, cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa (
Nhãn hiệu “Gạch Tam Điệp” được xây dựng cho nhà máy gạch Tam Điệp do nhà máy đã hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường, do đó có thể sử dụng nhãn hiệu Gạch Tam Điệp cho hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty trong giai đoạn trước mắt.
Đăng ký nhãn hiệu: Tiến hành đăng ký bản quyền cho những bộ phận bên ngoài của thương hiệu như nhãn hiệu hàng hóa (theo quy định tại điều 785 Bộ Luật Dân Sự), tên thương mại(điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP), xuất xứ hàng hóa(điều 786 Bộ Luật Dân sự), chỉ dẫn địa lý(điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP)... Việc đăng ký là đảm bảo sự bảo hộ của nhà nước đối với những yếu tố này. Công ty sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu Gạch Tam Điệp cho nhà máy gạch Tam Điệp hiện nay. Việc đăng kỹ nhãn hiệu phải qua nhiều bước và nhiều thủ tục.(xem phụ lục 4). Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa này cần phải tiền hành gấp một cách nhanh chóng trước khi có doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu này. Công ty có thể tự mình nộp đơn tới cục sở hữu trí tuệ hay thuê các công ty ngoài.(Danh sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được phép hành nghề- xem phụ lục 5)
Xây dựng nhãn hiệu mạnh trên thị trường: Để xây dựng được những nhãn hiệu mạnh nổi tiếng trên thị trường rõ ràng không phải chỉ là việc xác lập và đăng ký bản quyền nhãn hiệu mà còn có cả chiến lược và biện pháp marketing được hoạch định và thực hiện với nỗ lực trên toàn bộ thị trường. Để xây dựng nhãn hiệu mạnh trên thị trường, công ty cần xác lập văn hóa và triết lý kinh doanh đúng đắn, nhận thức đầy đủ về thương hiệu và hình thành thương hiệu, xây dựng một chiến lược đầu tư và phát triển thương hiệu , tiến hành những biện pháp cụ thể và đầu tư hợp lý. Công ty cũng phải nỗ lực trong việc nâng cao uy tín của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, tiến hành bồi dưỡng nhân lực cho thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu: Để có thể xây dựng được một hình ảnh trong lòng khách hàng, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của sản phẩm còn cần phải có một chính sách quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng. Có thể áp dụng nhiều biện pháp quảng bá thương hiệu, như quảng bá trên tivi, đài báo, thông qua kênh phân phối...Việc quản bá thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu, công ty có thể quảng bá thông qua việc xây dựng những mẩu tiểu phẩm ngắn trên truyền hình, hay những mẩu quảng các truyền thanh vui nhộn dễ đi sâu vào lòng người nghe, ngoài ra có thể đăng một số bài viết giới thiệu về công ty lên một số tờ báo địa phương như báo Ninh Bình, báo điện tử ninh bình, trang web của tổng công ty…Việc xây dựng thương hiệu phải đảm bảo thương hiệu dễ nhớ, có ý nghĩa, không bị trùng, không gây hiểu nhầm, được pháp luật bảo hộ, thương hiệu phải dễ dàng thích ứng và dễ phát triển.
Điều kiện thực hiện thành công giải pháp này là một biện pháp được thực hiện trong một thời gian dài nên cần phải có sự đầu tư lâu dài, có sự quyết tâm và nỗ lực đi tới đích. Để thực hiện giải pháp cũng cần phải có một số vốn lớn và lâu dài theo các giai đoạn, các hạng mục một cách có hiệu quả tránh tình trạng sử dụng vốn không có hiệu quả gây lãng phí. Ngoài ra công ty cần có chiến lược xây dựng một cách hiệu quả, sử dụng mọi nguồn lực để xây dựng thương hiệu của công ty, từ đó tập trung phát triển thương hiệu của các nhà máy.
Việc xây dựng thương hiệu đem lại lợi ích trước hết cho công ty, thứ hai là lợi ích đối với người tiêu dùng. Thứ nhất, lợi ích đối với công ty: Thương hiệu góp phần tạo nên một tài sản vô giá của một doanh nghiệp, nó có để đem lại một nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó. Nó là một sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn, giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đồng thời thương hiệu góp phần tạo dựng vị thế của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng, thương hiệu giúp cho họ có thể lựa chọn đúng sản phẩm mà mình mong muốn, tránh những rủi ro không đáng có, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chọn lựa sản phẩm, giảm chi phí nghiên cứu thị trường, chọn lựa được đúng sản phẩm phù hợp với túi tiền bỏ ra. Do vậy việc xây dựng thương hiệu là một trong những điều kiện giúp bất kỳ một công ty tồn tại trong thời kỳ mới kể cả các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Chứng minh và bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan có thẩm quyền, bảo vệ khỏi hàng giả, hàng nhái, tạo ra sự tín nhiệm với sản phẩm của công ty, tạo tâm lý làm việc, niềm tự hào cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, tạo ra được một thương hiệu mạnh trên thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh trong tâm trí khách hàng, khắc phục hạn chế trong tiêu thụ, tạo niềm tin với khách hàng truyền thống, tạo thêm nhiều bạn hàng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đây là một biện pháp mang tính lâu dài và tốn nhiều thời gian công sức nên chi phí bỏ ra cho việc thực hiên nhiều, thời gian thực hiên dài việc thực hiện đòi hỏi có sự kiên trì và hiểu biết sâu rộng về vấn đề... Tránh tình trạng bỏ dở giữa chừng. Do đó công ty phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu một cách đúng đắn, xây dựng được thương hiệu phải theo đúng kế hoạch, tạo ra hình ảnh đúng đắn về công ty, thương hiệu mang đúng nghĩa là thương hiệu chứ không chỉ là bề ngoài của sản phẩm.
Nhóm giải pháp về tổ chức tiêu thụ
Thành lập phòng kinh doanh của công ty tập trung vào hoạt động nghiên cứu thị trường.
Trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay, tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm cho khách hàng. Để có thể bán được sản phẩm việc hiểu rõ về thị trường, về đối thủ cạnh tranh và về sản phẩm trở nên rất quan trọng trong việc ra quyết định quản trị kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường là công việc góp phần có mọi thông tin về thị trường, giúp đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp cho hoạt động sản xuất chủ động hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được đầu tư, nhân lực cho việc nghiên cứu thị trường chưa được cụ thể. Hoạt động bán hàng còn chưa được quan tâm nhiều do đó hiệu quả của việc tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Cơ cấu tổ chưc tiêu thụ còn chồng chéo, kém hiệu quả, còn ỷ lại. Xuất phát từ những lý do trên, xây dựng phòng kinh doanh với đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi tiến hành quản lý việc kinh doanh của các nhà máy nói riêng và của công ty nói chung, thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiêu thụ và kế hoạch sản xuất tiêu thụ hợp lý.
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh của công ty
Do đặc điểm của công ty là ít nhân viên hoạt động gián tiếp, chủ yếu là công nhân, do đó việc thành lâp phòng kinh doanh cũng không quá rộng mà chỉ với quy mô nhỏ nhằm tiết kiệm chi phí. Phòng kinh doanh sẽ thành lập khoảng 10 người, trong đó có 1 bộ phận quản lý hành chính, 2 nhân viên cho nghiên cứu thị trường, 3 nhân viên cho hoạt động bán hàng, bộ phận kế hoạch sản xuất và tiêu thụ và bộ phận marketting, quảng cáo mỗi bộ phận có 2 người. Một trưởng phòng vừa chịu trách nhiệm quản lý và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, vừa tiến hành lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cho công ty.
Đối với bộ phận nghiên cứu thị trường, Công ty tiến hành tập trung vào hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua các việc sau:
Tổ chức nghiên cứu và thu thập thông tin:
Công ty tiến hành thu thập thông tin về nội bộ trong nội bộ công ty và thông tin bên ngoài công ty. Các thông tin bên trong nội bộ công ty như: Doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu, hoạt động tiêu thụ của công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…từ đó thống kê thành bảng, nhận định xu hướng phát triển của công ty. Ngoài ra có thể thu thập thêm một số thông tin như các mặt hàng sản phẩm của công ty, đánh giá về ưu và nhược điểm của các mặt hàng sản phẩm, trình độ công nghệ…
Các thông tin bên ngoài công ty có thể thu thập như: Nhu cầu hiện tại, tương lai của hàng hoá sản phẩm dịch vụ của công ty(Nhu cầu thị trường này sẽ biến đổi như thế nào trong thời gian tới, trong hoàn cảnh mới). Khách hàng của công ty là ai?(Nhóm khách hàng, đặc điểm khách hàng, khách hàng tiềm năng, phân nhóm khách hàng), đối thủ cạnh tranh(năng lực của các đối thủ cạnh tranh, thị phần, chính sách giá, chính sách quảng cáo của đối thủ, những tác động, phản ứng đối với các chính sách tiêu thụ của công ty). Ngoài ra còn thu thập một số thông tin khác như các thị trường, sự biến động của thị trường, các chính sách của nhà nước…Việc này có thể thực hiện thông qua những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, những nhận định của những cơ quan trong tỉnh, việc này có thể thực hiện thông qua phương pháp ngiên cứu trực tiếp như phiều điều tra, đánh giá, phiếu nhận xét của khách hàng, phiếu điều tra thị trường, phiếu đánh giá của các đại lý…
Xử lý thông tin
Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin, những thông tin này sẽ được những cán bộ nghiên cứu thị trường phân loại, xác định tính chính xác của thông tin, từ đó tìm ra những nguyên nhân cho sự biến đổi trong kinh doanh, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Trong quá trình xử lý thông tin cần phải loại bỏ những thông tin chưa chính xác tiến hành sử dụng một số công cụ thống kê nhằm phân tích số liệu. Từ những số liệu này, đưa ra những chính sách tiêu thụ hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra công ty cần áp dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để kết quả ngiên cứu thị trường chính xác nhằm làm căn cứ cho hoạt động lập kế hoạch sau này. Giải quyết tốt được khâu nghiên cứu thị trường, công ty có điều kiện làm chủ được thị trường, có cơ sở để ra những quyết định quản trị có hiệu quả, nâng cao chất lượng cho hoạt động tiêu thụ của công ty.
Đối với bộ phận bán hàng: có thể chia thành hai phần: phần quản lý bán hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng. Đội ngũ nhân viên bán hàng gồm 3 người, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm quản lý một đội tiếp thị ở mỗi nhà máy. Phần quản lý bán hàng có nhiệm vụ theo dõi số lượng bán hàng, số lượng đại lý của toàn công ty. Đội ngũ nhân viên bán hàng làm việc ở từng nhà máy nhưng chịu sự quản lý của bộ phận bán hàng của công ty. Đội ngũ này thường xuyên báo cáo về sản lượng, doanh thu từng thời kỳ cho nhân viên quản lý bán hàng và bộ phận kế toán tại các nhà máy để quản lý sản lượng tiêu thụ.
Công ty cần có chế độ xem xét tiền lương của đội ngũ bán hàng và nhân viên bán hàng trong thời kỳ mới. Đánh giá tuyển chọn nhân viên bán hàng có đầy đủ hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, có năng lực thuyết minh, có khả năng thuyết phục khách hàng…Đưa ra chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này một cách thoả đáng nhằm tạo điều kiện nâng cao sản lượng của công ty.
Đối với bộ phận kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, việc thành lập bộ phận này trong phòng kinh doanh đồng nghĩa với việc tách phần lập kế hoạch ra khỏi phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư, chuyển thành phòng thiết kế, kỹ thuật. Bộ phận này sẽ dựa vào hoạt động nghiên cứu thị trường trong phòng, kết hợp với những ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc, kết quả tiêu thụ trong từng giai đoạn để đưa ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh cho công ty. Kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ theo từng thời kỳ một cách cụ thể, có thể làm căn cứ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ phận marketing, quảng cáo là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực tiêu thụ của công ty. Bộ phận này dựa vào những kết quả của công tác nghiên cứu thị trường và kế hoạch chi phí của công ty đưa ra một số chính sách giá cả, chính sách tiêu thụ của sản phẩm. Những chính sách này phải tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng của công ty một cách hiệu quả. Chính sách này phải tạo thành động lực để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Ngoài việc xây dựng các bộ phận, cần phải xây dựng hệ thống kênh thông tin giữa bộ phận bán hàng tại các nhà máy với phòng kinh doanh, giữa các bộ phận trong phòng và giữa phòng với nhau, đảm bảo cho việc liên lạc thông tin nhanh chóng, kịp thời. Để có thể xây dựng được một phòng kinh doanh có hiệu quả thì cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc phân công lại nhiệm vụ của các phòng ban, thành lập phòng ban mới. Công ty tiến hành tuyền chọn, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cho phù hợp với nhiệm vụ của các bộ phận. nhất là bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận bán hàng của công ty. Công ty phải xác định chính sách trả lương cho cán bộ công nhân viên hoạt động trong phòng kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng cho đội ngũ nhân viên bán hàng cho phù hợp với điều kiện làm việc mới. Việc thành lập phòng kinh doanh cũng gây tốn kém chi phí của công ty. Do đó công ty xem xét các nguồn vốn để có thể chủ động trong đổi mới và sản xuất.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay thì việc đầu tư cho hoạt động này tốn nhiều chi phí có thể gặp rủi ro. Trong khi hoạt động kinh doanh trong những năm tới có thể gặp nhiều khó khăn,nếu phòng kinh doanh hoạt động không nhanh chóng có hiệu quả thì việc này sẽ gây tốn kém chi phí, tăng giá thành sản phẩm sẽ dẫn tới việc kinh doanh và tiêu thụ của công ty giảm sút. Trong thời kỳ mới, nếu không có sự thay đổi trong nhận thức, còn mang nặng tính bao cấp ỷ lại của một số cán bộ công nhân viên thì những hoạt động đổi mới này chỉ mang tính hình thức.
Trong công tác lập kế hoạch xây dựng, phải xây dựng một kế hoạch cụ thể và phù hợp với công ty, sắp xếp một cơ cấu tổ chức hợp lý cho công ty. Nếu không sẽ gây ra sự chồng chéo trong nhiệm vụ, không ai biết mình phải làm gì, không hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
Hoàn thiện các chính sách tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.
Tiêu thụ là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách tiêu thụ góp phần vào việc thu hút khách hàng, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, dần tạo ra hình ảnh của sản phẩm trong lòng khách hàng. Trên thực tế hiện nay các chính sách về sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến hoạt động tiêu thụ của công ty hoạt động chưa hiệu quả. Các chính sách này còn quá hời hợt, chưa thực sự tác động sâu vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Mặt khác, trong ngành xây dựng hiện nay cạnh tranh trở nên ngày càng mạnh mẽ, việc để ra các chính sách tiêu thụ hiệu quả sẽ góp phần tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của khách hàng hơn giúp cho doanh nghiệp nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Để tạo ra một chính sách tiêu thụ có hiệu quả công ty có thể thực hiện một số biện pháp như sau: trước hết công ty phải lập ra kế hoạch cho hoạt động này: Mục tiêu của việc đưa ra chính sách tiêu thụ này như thế nào? Những chính sách này yêu cầu như thế nào? Các chính sách có thể đưa ra là gì? Kết quả có thể đạt được của những chính sách này là gì? Ai sẽ thực hiện công việc này? Hạn chế và những rủi ro khi thực hiện chính sách này là gì? Các chính sách này đưa ra nhằm giúp cho sản phẩm của công ty có thể tiêu thụ được với số lượng lớn hơn, chính sách tiêu thụ được đưa ra phải đảm bảo áp dụng cho những hoạt động bán hàng chung vừa phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Ngoài ra công ty cũng phải nghiên cứu về ngân sách cho những hoạt động này là bao nhiêu? sẽ được huy động vốn từ những nguồn nào, đảm bảo cho hoạt động này không ảnh hưởng nhiều tới giá thành sản xuất sản phẩm và vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả. Công ty phải xác định các chính sách cụ thể, mang tính hệ thống, gồm nhiều chính sách như: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách quảng cáo,…Chính sách được đưa ra sẽ được tính vào chi phí bán hàng của công ty, chiếm khoảng 1% doanh thu cho việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ.
Chính sách sản phẩm: Đối với chính sách này, công ty cần có nhiều bịên pháp tạo ra sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ bằng nhiều bịên pháp như: Thay đổi công nghệ sản phẩm, tăng cường các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, tạo nên sự thoả mãn nhất của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Đặc điểm của ngành xây dựng là các sản phẩm ít sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm so với các ngành khác, do đó việc xây dựng chính sách sản phẩm hiệu quả đòi hỏi phải có sự sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Đối với chính sách sản phẩm, công ty có thể nghiên cứu mở rộng sản xuất phấn đấu tới năm 1010 có thể sản xuất một số loại gạch không nung như gạch block bê tông, gạch bê tông bọt khí nhẹ…
Chính sách giá cả: Công ty đưa ra chính sách giá cả chung với mọi đối tượng khách hàng và đối với mỗi thị trường, mỗi giai đoạn và mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì chính sách giá cả cũng có tác động khác nhau. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt, công ty cần chú trọng tới công tác phân đoạn thị trường để có chính sách giá cả cũng như chủng loại hàng hoá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Đối với khách hàng là công ty, mua với số lượng lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao, yêu cầu về uy tín của nhà cung cấp, độ co giãn giữa cầu và giá ít hơn so với những khách hàng khác. Do đó khi cung cấp sản phẩm công ty cần cung cấp sản phẩm có chất lượng. Ngoài ra cần có mức chiết khấu theo giá trị hợp đồng hay chiết khấu theo sản lượng tiêu thụ nhằm kích thích nhu cầu tiêu thụ của khách hàng này. Giá cả đối với khách hàng này có thể đưa ra theo đúng chất lượng của sản phẩm công ty có thể chiết khấu 3% đối với những khách hàng mua sản phẩm với giá trị hợp đồng trên 10 tr.đồng. Mặt khác, công ty cũng cần có những chính sách chăm sóc khách hàng cho những đối tượng này mua thường xuyên như áp dụng chế độ ưu đãi như giảm giá 5 đồng/viên đối với những khách hàng ký hợp đồng lần thứ 3 trên 10 triệu đồng, thường xuyên tạo ra những sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.
Đối với khách hàng là những cá nhân tiêu thụ sản phẩm cho mục đích xây dựng các công trình cho cá nhân, thì giá có tác động lớn đến cầu của khách hàng này. Việc xây dựng chính sách giá cả này phải có sự phân tích về khu vực: Khu vực tiêu thụ ở nông thôn, khu vực thị xã...Mỗi khu vực này có sự phản ứng về giá như thế nào. Ngoài ra còn phân tích chính sách giá cả của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những ưu và nhược điểm của chúng từ đó đưa ra chính sách của công ty cho phù hợp với thị trường và năng lực của công ty. Do độ co giãn của cầu với giá của đối tượng khách hàng cao do đó công ty cần đưa ra giá sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút lượng khách hàng này.
Chính sách quảng cáo: Công ty hiện nay chưa tập trung nhiều cho hoạt động quảng cáo, bán hàng chủ yếu là do tiếp thị và do khách hàng tự tìm tới mua sản phẩm của công ty, chi phí cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp thấp. Việc tạo ra hình ảnh của công ty và đem sản phẩm của công ty tới khách hàng là rất quan trọng. Để thực hiện hoạt động quảng cáo này thành công và có hiệu quả cao, ta cần tiến hành nghiên cứu các hình thức quảng cáo, đánh giá về hiệu quả các biện pháp quảng cáo, xem xét sự phù hợp của các hình thức quảng cáo này với công ty. Công ty cần tiến hành phối hợp nhiều biện pháp quảng cáo nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các hoạt động quảng cáo, tận dụng tối đa lượng vốn đầu tư. Các hình thức quảng cáo có thể thực hiện như: Quảng cáo thông qua catalogue, đĩa CD, tham gia hội chợ hàng xây dựng của địa phương, thiết kế website riêng cho công ty, quảng cáo trên trang báo điện tử của tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá, trang web của tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Quảng cáo trên các truyền hình, báo chí…Tiến hành một số hoạt động đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm như: Tài trợ, tổ chức sự kiện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động phúc lợi…
Để thực hiện tốt các chính sách tiêu thụ thì công ty phải có sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường đưa ra chính sách tiêu thụ phù hợp. Chính sách tiêu thụ nhằm thúc đẩy tiêu thụ tuy nhiên có nhiều chính sách mang tính lâu dài nên cần phải có nguồn vốn, ngân sách để đảm bảo cho việc thực hiện đúng tiến độ, không gián đoạn. Vì vậy phải có chính sách huy động vốn phù hợp tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện các chính sách này liên quan tới nhiều nguồn lực, liên quan tới nhiều bộ phận vì vậy việc thực hiện cần có sự quyết tâm của đông đảo đội ngũ công nhân viên nhất là các nhân viên bán hàng, ngoài ra cần có sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.
Việc thực hiện các chính sách này đem lại cho công ty một số lợi ích trong tương lai. Việc xây dựng chính sách tiêu thụ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tiêu thụ của doanh ngiệp góp phần tăng hiệu quả bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm tăng đi kèm với nó là doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên, thu nhập của người lao động cũng tăng theo.Các chính sách này giúp công ty thu hút thêm nhiều khách hàng mới và có được nhiều khách hàng trung thành và quen thuộc với công ty khiến cho việc kinh doanh của công ty sẽ ổn định hơn, và có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nếu chính sách đó được đặt đúng nơi, đúng đối tượng, và đúng thời điểm. Do đó hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải thực sự phát huy được hiệu quả thì các chính sách tiêu thụ mới thực sự có lợi cho công ty. Trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu cứ mải mê chạy theo những hoạt động quảng cáo, khuyến mại, giảm giá, chạy đua với đối thủ cạnh tranh mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm thì chính sách sản phẩm dù có tốt như thế nào thì cũng không tạo ra hiệu quả như ý muốn.
Phát triển và củng cố hệ thống kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý góp phần mở rộng thị trường
Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường cần có kênh phân phối, kênh phân phối càng hiệu quả bao nhiêu thì việc tiêu thụ sản phẩm càng tốt bấy nhiêu. Hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa thực sự bao quát thị trường, chưa kiểm soát được thị trường. Số lượng kênh phân phối ít, số lượng tham gia vào kênh phân phối ít tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả, kênh thông tin còn chưa hiệu quả, chưa tạo ra được một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác thị trường hiện tại đang có sự cạnh tranh gay gắt, ngoài việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại, công ty còn cần phải nghiên cứu mở rộng thị trường mới. Để mở rộng được hiệu quả thì việc mở rộng kênh phân phối và nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối là điều kiện không thể thiếu được.
Để có thể xây dựng được một hệ thống kênh phân phối có hiệu quả, bước đầu tiên công ty cần có sự phân tích về thị trường hiện tại, và hệ thống phân phối hiện tại việc này là một trong những hoạt động nhằm củng cố hệ thống phân phối cũ. Công ty cần có sự phân tích điểm mạnh điểm yếu của các trung gian phân phối trong hệ thống kênh phân phối và từng ứng viên trung gian. Trên cơ sở đó nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hệ thống phân phối hiện tại, tạo điều kiện mở rộng thêm kênh phân phối mới. Công ty cũng cần phải phân tích lại những đại lý của công ty, chi phí cho phân phối, sự phù hợp giữa kênh phân phối này với các chính sách của công ty. Từ những phân tích trên công ty đề ra những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng kênh phân phối hiện tại, phân công cụ thể ai làm? làm công việc gì? làm trong bao nhiêu lâu?...
Hiện nay kênh phân phối của công ty chủ yếu là kênh phân phối gián tiếp, vì thế công ty nên suy nghĩ tới việc mở rộng thêm kênh phân phối trực tiếp. Điều này góp phần đưa sản phẩm của công ty trực tiếp đến với người tiêu dùng. Công ty nên xây dựng thêm các cửa hàng phân phối sản phẩm trên địa bàn tiêu thụ hiện tại hoặc trên thị trường tiềm năng mà công ty đang định mở rộng. Việc mở thêm kênh phân phối gián tiếp đòi hỏi công ty cần phải xem xét mở thêm địa điểm bán hàng cho phù hợp với thị trường. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là dễ bảo quản, vì vậy có thể xây dựng nhiều cửa hàng ở xa nhà máy sản xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường ra xa hơn nữa. Phải cân nhắc nhằm xây dựng số lượng địa điểm bán hàng cho hợp lý. Việc xây dựng các địa điểm bán hàng này cần phải căn cứ vào kết quả của việc nghiên cứu thị trường, trung tâm dân cư, hệ thống giao thông,... và nguồn vốn của công ty. Công ty có thể xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm gần công ty, cạnh nhà máy sản xuất gạch Tam Điệp Cầu Rào, Hà Bắc. Ngoài ra công ty có thể xây dựng thêm một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Huyện Yên Mô và một số địa điểm khác.
Sau khi xây dựng thêm kênh phân phối mới, sau thời gian hoạt động công ty cần có sự đánh giá hoạt động của các kênh phân phối này. Đánh giá về góc độ kinh tế: Kênh phân phối này hoạt động có hiệu quả hay không, việc tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả không? so với chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu về ở từng kênh là bao nhiêu? phân tích ưu, nhược điểm và tìm ra những nguyên nhân đó, đưa ra những giải pháp để cải thiện hiệu quả của những kênh phân phối đó. Đánh giá về khả năng kiểm soát, và khả năng thích nghi của các hệ thống kênh phân phối này. Sau khi đánh giá trên các mặt, công ty đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hiện tại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ra xa hơn, tới nhiều vùng sâu vùng xa có nhu cầu xây dựng lớn.
Ngoài ra, để kích thích hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối và mở rộng kênh phân phối, công ty cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối nỗ lực cho việc tiêu thụ sản phẩm đưa sản phẩm tới cho khách hàng, đảm bảo cho hoạt động của kênh diễn ra đúng chính sách của công ty. Để thực hiện tốt giải pháp này công ty cần có một kế hoạch hết sức cụ thể cho việc mở rộng kênh phân phối và việc mở rộng thị trường. Công ty cũng cần có sự đánh giá một cách toàn diện về thị trường, khách hàng, sản phẩm, hệ thống kênh phân phối hiện tại,...để có sự lựa chọn các giải pháp một cách đúng đắn. Đồng thời công ty cần có các biện pháp huy động vốn nhằm đầu tư cho hoạt động mở rộng thị trường, các hoạt động như quảng cáo, khuyêch trương, xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng...
Việc mở rộng kênh phân phối gián tiếp sẽ đem lại lợi ích cho công ty, giúp cho bán hàng nhanh chóng hơn, tiếp xúc nhiều hơn với nhiều đối tượng khách hàng, có điều kiện thắt chặt hơn với bạn hàng và nhanh chóng nắm bắt được những phàn nàn, những ý kiến về sản phẩm từ đó có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, sản lượng tiêu thụ cao hơn, làm cho doanh thu sản phẩm tăng cao, hiệu quả sản xuất, lợi nhuận tăng, từ đó có thể nâng cao được thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này cũng cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm cho nguồn vốn được đầu tư một cách đúng đắn, tận dụng tốt nguồn lực của công ty tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn và nhân lực. Mở rộng thị trường phải đúng nơi, tránh tình trạng thua lỗ, ngoài đầu tư cho việc xây dựng cửa hàng, cần có đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ bán hàng tránh cho hệ thống kênh phân phối rộng mà hoạt động lại không có hiệu quả.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, tăng cường đào tạo kỹ năng cho đội ngũ bán hàng.
Con người là thành vai trò là nhân tố quyết định sự hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cán bộ nhân viên trong hoạt động tiêu thụ lại càng có vai trò quan trọng. Họ là những người tạo ra doanh thu cho công ty, góp phần đem sản phẩm tới tận tay khách hàng. Yêu cầu đối với những nhân viên này về trình độ chuyên môn là rất cao để họ có thể hoàn thành tốt những công việc của mình. Trên thực tế chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong công ty là tương đối thấp. Số lượng nhân viên có bằng đại học, cao đẳng chỉ chiếm chưa được 10% trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Mọi công việc được thực hiện hầu như được thực hiện theo kinh nghiệm và theo thói quen, chưa có tính chuyên nghiệp. Do đó hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên là rất quan trọng.
Đối với hoạt động tăng cường chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty đầu tiên ta cần phải tiến hành việc phân tích, rà soát lại các vị trí trong công ty, đưa ra tiêu chuẩn cho mỗi vị trí đó. Tiến hành thành lập một tổ đánh giá về tình hình thực hiện công việc và mục tiêu của các nhân viên trong công ty. Tổ đánh giá này phải đảm bảo thực hiện một cách chính xác các nhân viên, tránh tình trạng cả nể, sợ sệt...tốt nhất việc này nên được tiến hành một cách kín đáo do các nhân viên có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về các vị trí công việc.
Khi tiến hành đào tạo, đối với cả nhân viên trong công ty và đối với cả nhân viên bán hàng, đào tạo không nên tiến hành một cách toàn bộ và gấp rút quá. Tiến hành đào tạo phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, tránh làm tăng chi phí lên đột ngột. Công ty có thể kết hợp các hình thức đào tạo như đào tạo ngoài công việc, đào tạo trong công việc. Để khuyến khích việc tự đào tạo, tự học hỏi nâng cao trình độ công ty có thể tổ chức những lớp học ngắn ngày, lớp học chuyên môn để nâng cao trình độ tay nghề. Đồng thời có hình thức hỗ trợ kinh phí cho những người đi học, đề bạt lên vị trí mới cho những người hoàn thành khóa học mang tính chất cổ vũ cho hoạt động nâng cao tay nghề, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Đối với những nhân viên nhiều kinh nghiệm, thực hiện không tốt, khó thích ứng với môi trường làm việc mới, công ty có thể có hình thức cho nghỉ hưu sớm, tuyển thêm cán bộ công nhân viên nhằm trẻ hóa đội ngũ, nâng cao mặt bằng trình độ chuyên môn. Mặt khác, công ty có thể xem xét cho những nhân viên này đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, để các nhân viên này có thể trở thành những nhân viên nòng cốt, tiến hành đào tạo về công việc cho đội ngũ nhân viên hiện tại.
Đối với những vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, những vị trí đòi hỏi có sự thay thế mà lao động trong công ty không thể đáp ứng được thì công ty cũng cần có kế hoạch tuyển dụng thêm. Việc tuyển dụng này phải đảm bảo chính xác đúng người, đúng việc, tránh tình trạng tuyển thông qua giới thiệu, quen biết “con ông cháu cha” mà không đạt yêu cầu. Để tiết kiệm chi phí và nhân lực, quy mô tuyển dụng cũng không nhiều nên công ty cần xem xét các phương thức tuyển dụng một cách chính xác, đảm bảo hiệu quả trong tuyển dụng. Đầu tiên phải lập các tiêu chuẩn tuyển dụng, thông báo và xét hồ sơ tuyển dụng, sau đó công việc tuyển dụng, thử việc đánh giá và ký hợp đồng với người lao động. Sau khi, tuyển dụng cũng cần phải có các biện pháp để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về công việc.
Đối với đội ngũ bán hàng, hiện tại công ty cũng có một số lượng đông đảo. tuy nhiên trình độ chưa cao, công ty có thể tiến hành đào tạo tập trung nhằm nâng cao những kiến thức chuyên môn như kỹ năng bán hàng, kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thương thảo...Công ty có thể mời những giáo viên chuyên ngành về quản trị tiêu thụ, những người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động bán hàng về nói chuyện nhằm nâng cao trình độ thông qua những hoạt động này. Ngoài ra cần cử những cán bộ này đi tham quan thực tế những mô hình bán hàng có hiệu quả để mỗi nhân viên tự đánh giá trình độ của mình, tự rút ra kinh nghiệm cho mình.
Để thực hiện biện pháp này cần có một sự nhìn nhận thực tế về đội ngũ nhân viên trong công ty, dám mạnh dạn đầu tư cho những hoạt động này. Đây là hoạt động mang tính lâu dài nên đòi hỏi có sự nỗ lực, đầu tư tận dụng nhiều nguồn lực. Mỗi công việc thực hiện đều phải có kế hoạch cụ thể để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các quá trình thực hiện. Các cán bộ công nhân viên phải ý thức được vai trò của việc nâng cao trình độ chuyên môn và sẵn sàng thực hiện hoạt động này.
Việc nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên có tác động lâu dài tới cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nó tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, thoải mái hơn. Nhất là đối với bộ phận bán hàng, việc này giúp cho các nhân viên này có thể bán được nhiều hàng hơn cho công ty, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đối với cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ giúp cho họ có thể hoàn thành một cách tốt nhất công việc của họ. Đối với nhiều vị trí, việc nâng cao trình độ đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập của bản thân người làm việc.
Thực hiện không đúng theo kế hoạch, lập kế hoạch chưa chính xác, công tác phân tích còn nhiều hạn chế sẽ dẫn tới việc mất tiền mất của cho công tác đào tạo nhân công mà không đem lại lợi ích gì, gây lãng phí và kém hiệu quả. Việc đánh giá về cán bộ công nhân viên là công việc khó khăn nhất, đòi hỏi sự quyết tâm, đánh giá đúng, chính xác, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Một vài kiến nghị khác
Đối với tổng công ty.
Tăng cường liên kết giữa các thành viên trong tổng công ty nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Giúp đỡ công ty trong công tác đào tạo cán bộ.
Thực hiện một số công tác tư vấn, thiết kế xây dựng công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ.
Tư vấn cho công ty một số chính sách nhằm ổn định nguồn vốn, ổn định kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đối với nhà nước
Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các công ty phát triển một cách thuận lợi, khắc phục khó khăn thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính.
Cần có quy hoạch phát triển ngành xây dựng một cách có hệ thống, tạo môi trường thuận lợi cho các công ty vật liệu xây dựng, xây lắp có thị trường để phát triển. Hoàn thiện công tác đấu thầu, chính sách đấu thầu, công khai các dự án, công trình, hạn chế chỉ định thầu ...tạo điều kiện cho hoạt động xây lắp của công ty.
Cần có các kế hoạch khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách triệt để. Cần có chính sách nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra nguyên liệu thay thế cho ngành trong tương lai.
Có các giải pháp hỗ trợ về vốn kinh doanh, lãi suất vay để công ty có thể ổn định sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Tạo ra môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư của nhiều cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài.
LỜI KẾT LUẬN
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa sản phẩm từ giai đoạn sản xuất sang giai đoạn lưu thông trên thị trường và tới tay khách hàng. Tiêu thụ tốt sẽ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó giúp tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lý nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tạo ra doanh thu lớn và lợi nhuận cao. Tiêu thụ tốt thì công ty có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, làm không tốt công ty dần mất đi thị trường của mình, mất đi thị phần và dần bị đào thải. Để thực hiện tốt việc tiêu thụ nó là cả một quá trình, sự sáng tạo, nỗ lực và cố gắng không chỉ của riêng đội ngũ lãnh đạo trong công ty, mà là cả một tập thể cán bộ công nhân viên. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm thường xuyên.
Qua quá trình phân tích số liệu kinh doanh của công ty cùng với quá trình thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tiêu thụ của công ty. Đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế, khó khăn mà công ty đang gặp phải tạo tiền đề cho việc hình thành một chiến lược tiêu thụ hiệu quả cho công ty. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em còn có nhiều hạn chế, sự phân tích đánh giá của đề tài chưa thực sự sâu sắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Qua bài viết này em hy vọng phần nào giúp ích được cho công ty trong việc mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cũng như sự giúp đỡ từ các cán bộ, nhân viên trong công ty CP VLXD và xây lắp số 5 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của bộ máy quản trị của công ty
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty, thường niên một năm họp một lần và họp bất thường khi có những việc cần thiết đột xuất xảy ra. Thành viên của đại hội đồng cổ đông bao gồm những người đóng góp cổ phần cho công ty.
Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ năm năm; là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội dung bộ công ty, Báo các trước HĐCĐ thường niên hàng năm tính chính xác, trung thực, hợp pháp về công tác tài chính của công ty.
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Giúp việc cho giám độc là ba phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, nhân viên 3 phòng nghiệp vụ.
Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chung về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng ban: Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương. Dưới giám đốc có 4 phó giám đốc giúp việc tham mưu điều hành công ty bao gồm: Phó giám đốc quản lý phân xưởng đá phụ gia và đá xây dựng, phó giám đốc quản lý nhà máy gạch Tam Điệp, phó giám đốc quản lý nhà máy gạch Hà Bắc và phó giám đốc phụ trách nhà máy gạch Cầu rào.
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng tài chính kế toán : Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế, phòng phải thường xuyên hạch toán chi các khoản chi tiêu của công ty, tăng cường quản lý vốn, xây dựng bảo toàn và phát triển vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản thu, chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng thủ tục thanh toán với khách hàng. Đồng thời tính toán giá thành cho từng đơn vị sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh rồi báo cáo cho giám đốc và tổng công ty theo đúng định kỳ.Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định của nhà nước.
- Phòng kế hoạch vật tư, kỹ thuật : làm kế hoạch điều độ sản xuất cho toàn bộ công ty, khai thác, thu mua và vận chuyển vật tư về kho để phục vụ sản xuất. Xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng sản xuất theo từng thời kỳ, đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất cho sản xuất, lượng tồn kho và thiếu hụt dự tính theo kế hoạch, từ đó có thể đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Bên cạnh đó phòng còn tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất cho các phân xưởng, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm nguyên liệu và chi phí cho công ty.
- Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương : Có nhiệm vụ tiếp khách công ty, quản lý các giấy tờ hành chính. Lập kế hoạch kiểm tra trình độ lao dộng trong toàn công ty, tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ về lao động như lương, các khoản phụ cấp, bảo hộ lao động… Giúp giám đốc quản lý về mặt con người, nắm được năng lực của từng người để phân công bố chí cho phù hợp với trình độ của họ. Kết hợp với các phân xưởng sản xuất để quản lý định mức về lao động, giờ công từ đó hình thành lương, thưởng và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
PHỤ LỤC 2: Bảng số liệu sản lượng tiêu thụ của các tháng của công ty trong giai đoạn năm 2005-2008
Sản lượng tiêu thụ qua các tháng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
3 763 640
2 917 152
5 825 610
6 191 363
2
2 358 032
3 823 455
2 191 781
6 940 343
3
7 927 860
7 696 015
5 499 881
12 161 071
4
9 862 740
6 922 480
9 796 172
6 121 929
5
5 789 840
4 337 740
5 984 844
8 386 560
6
3 480 460
3 000 045
4 928 825
4 833 295
7
1 609 389
3 072 008
4 628 475
7 934 789
8
3 816 139
1 525 465
3 326 095
5 218 096
9
2 946 040
4 699 875
4 073 625
7 040 989
10
9 032 264
6 292 159
11 382 667
6 096 155
11
12 784 252
8 587 955
15 547 407
16 626 991
12
7 680 735
7 829 695
19 712 147
12 129 513
PHỤ LỤC 3: Báo cáo sử dụng định mức bình quân đất sét, than, điện năm 2008 của công ty CP VLXD và xây lắp số 5
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
So sánh
Định mức sử dụng kế hoạch giao cho SX 1000VTC
Tiêu hao thực tế sử dụng cho sản xuất 1000VTC
Tỷ lệ % Định mức thực tế sử dụng so với ĐM KH giao
1
2
3
4
5
6
7=6/5
I
Nhà máy gạch Tam Điệp
Đất sét
m3
49.559,1
1,4
1,33
95,29
Than cám
Kg
4.404.740
120
118,59
98,83
Điện
Kw
1.196.714
30
32,22
107,4
II
Nhà máy gạch Hà Bắc
Đất sét
m3
32.686
1,4
1,41
100,79
Than cám
Kg
3.367.200
120
145,38
121,15
Điện
Kw
687.014
30
29,66
98,87
III
Nhà máy gạch Cầu Rào
Đất sét
m3
47.644,5
1,5
1,54
102,6
Than cám
Kg
2.884.370
80
93,17
116,46
Điện
Kw
760.131
25
24,55
98,20
PHỤ LỤC 4: Cách thức và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, làm theo mẫu quy định.(03 bản)
Mẫu nhãn hiệu hàng hóa(15 bản)
Tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp, ví dụ giấu chứng nhận đăng lý kinh doanh(1 bản sao)
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng(được thừa kế. chuyển nhượng) quyền nộp đơn gồm 1 bản sao
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu chứa các thông tin đó. (01 bản)
Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp gồm 01 bản
Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn( 1 bản)
Các khoản phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu gồm:
Lệ phí nộp đơn (đối với nhóm sản phẩm dịch vụ)
150.000đ
Lệ phí thẩm định nội dung
250.000đ
Lệ phí đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký
200.000đ
Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký
150.000đ
Lệ phí gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký(10 năm/lần)
250.000đ
Đơn đăng ký phải nộp tại hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Lệ phí đăng ký có thể nộp bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu công nghiệp – 386 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội, tài khoản 920.90.006 Kho bạc nhà nước Thanh Xuân.
Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký thông báo kết quả xem xét hình thức đơn, trong đó tuyên bố chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.
Trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày đơn được chấp thuận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký thông báo kết quả xem xét nội dung đơn, trong đó tuyên bố chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đăng ký nhãn hiệu.
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP HÀNH NGHỀ
Công ty TNHH sở hữu trí tuệ D&N (D&N co., ltd.) tầng 12 phòng 4 Prime Centre, 53 Quang Trung, Hà Nội. Tel: 9535616;9435617;9435618; Fax:9435618;9435619
Công ty TNHH Nghiên cứu và tư vấn Chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI) 34 Lý Thường Kiệt Hà Nội; Tel: 824176 Fax: 8259786
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS.Nguyễn Thành Độ- TS.Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình quản trị kinh doanh- Nhà xuất bản lao động- xã hội -2004
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp- Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân- 2006
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân- Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty- NXB đại học kinh tế quốc dân- 2007
Tổng cục thống kê – Niên giám thống kê năm 2007-
Nguyễn Thị Duyên- Khóa luận tốt nghiệp “ Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thép tại công ty TNHH thương mại Hòa Phát”- Năm 2006
Hà Văn Đạt-Khóa luận tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty bê tông xây dựng Hà Nội”- năm 2006
Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung- TS. Trần Văn Huynh- Chủ tịch hội vật liệu xây dựng Việt Nam.
TÀI LIỆU CỦA CÔNG TY
Báo cáo tổng kết các năm 2004-2008- Phòng kế toán- Công ty CPVLXD và xây lắp số 5
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bản thuyết minh tài chính các năm 2004-2008 - Phòng kế toán- Công ty CPVLXD và xây lắp số 5
Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty CP VLXD và xây lắp số 5- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư- Từ năm 2004-2008
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty CP VLXD và xây lắp số 5- Phòng tổ chức hành chính, lao động, tiền lương.
Báo cáo kiểm điểm của hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2004-2004- Phòng tổ chức hành chính, lao động,tiền lương
Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp và xây lắp- doanh thu- sản phẩm của công ty CPVLXD và xây lắp số 5- Phòng kế toán- từ tháng 1- tháng 12 trong thời gian từ 2005-2008
Công ty tư vấn xây dựng và phát triển cơ khí- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Cầu Rào – Phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư- năm 2006
Kế hoạch bán số cổ phẩn nhà nước tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5- Phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư- năm 2008
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
Các thành phần của công nghệ -
Sơ đồ tổ chức của tổng công ty xây dựng sông Hồng, các đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng sông Hồng
Báo điện tử ninh bình- Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp số 5: Khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm
Ninh Bình: bao giờ bỏ các lò gạch thủ công- hiệp hội gốm xứ xây dựng Việt Nam -
Trang Web của bộ công thương- Ninh Bình: Tập trung xóa bỏ lò gạch thủ công gây ô nhiễm-
Trang web của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình
Trang web của chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam-
Trang web của công ty TNHH phát triển thị trường và công nghiệp TTM -
Siêu thị thông tin xây dựng- Tổng hội xây dựng Việt Nam-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
CP
Cổ phần
2.
VLXD
Vật liệu xây dựng
3.
BCH
Ban chấp hành
4.
NMG
Nhà máy gạch
5
PGĐ
Phó giám đốc
6.
CB CNV
Cán bộ công nhân viên
7.
SX CN
Sản xuất công nghiệp
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc