Đề án Chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn

- Quý IV năm 2008: khảo sát thực trạng cán bộ công chức hiện nay, thống kê số sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm tại các xã, thị trấn, xây dựng dự thảo đề án thông qua Ban Thường vụ Huyện uỷ. - Quý I năm 2009: Tổ chức hội thảo, Ban Thường vụ Huyện uỷ thống nhất đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt đề án và triển khai đề án. - Từ quý II năm 2009: Tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn toàn huyện theo các nội dung của đề án. 5- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc hoặc có thay đổi chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, Ban Thường vụ Huyện uỷ sẽ xem xét, thảo luận; Xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các sở ban ngành của Tỉnh để bổ sung, sửa đổi đề án. 6- Đề án này được triển khai rộng rãi đến các Chi bộ, các ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân để thu hút sinh viên có trình độ Đại học về công tác tại các xã, thị trấn./.

ppt60 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁNChính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn TÊN GỌI VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỀ ÁNTên gọi: “Đề án Chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn” Phạm vi đề án: Đề án điều chỉnh 2 chính sách:+ Chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã hiện có (Đào tạo lại).+ Chính sách tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn.Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chung đề án có đề cập đến 1 số giải pháp chủ yếu của các khâu khác trong công tác cán bộ như: công tác đánh giá, bố trí, sắp xếp lại,tuyển dụng, thực hiện chính sách nghỉ BHXHđối với cán bộvà tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bầu cử.BỐ CỤC ĐỀ ÁNPHẦN 1: CĂN CỨ, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁNPHẤN 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁNPHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆNPhần thứ nhấtCĂN CỨ, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁNI- CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:II- SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁNIII- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ ÁNI- CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:1- Các văn bản của Trung ương.2- Các văn bản của Tỉnh.3- Các văn bản của BCH Đảng bộ Huyện.1- Các văn bản của Trung ương: - Căn cứ NQ TW3 (khoá VIII), NQ TW5 (khoá IX), NQ TW5, NQ TW6 (khoá X) của Ban chấp hành TW Đảng.- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, Quyết định số 04/2004-QĐ-BNV.2- Các văn bản của Tỉnh: - Quyết định số 957-QĐ/TU ngày 28/4/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/3/2007 của UBND Tỉnh về ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.- Nghị quyết số 29/2005/NQ-HĐND, ngày 28/12/2005, Quyết định số 746/2006/QĐ-UBND “Về việc quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng”.- Chương trình hành động của BCH Đảng bộ Tỉnh thực hiện NQ TW3 (khoá VIII), NQ TW5 (khoá IX), NQ TW 5, TW 6 (khoá X).- Thông báo số 71-TB/VPTU ngày 17/10/2008 của văn phòng Tỉnh uỷ cho phép huyện Thạch Thành làm điểm tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về làm cán bộ xã, Thị trấn.3- Các văn bản của BCH Đảng bộ Huyện:- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXII.- Quyết định số 343-QĐ/HU ngày 10/6/2008 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.- Các chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thực hiện NQ TW3 (khoá VIII), TW5 (khoá IX), TW5, TW6 (khoá X).II- SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:1- Xuất phát từ vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.2- Xuất phát từ thực trạng công tác bố trí, sắp xếp và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay:3- Xuất phát từ thực tế số sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm trên địa bàn Huyện hiện nay:4- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh của Huyện Thạch Thành trong giai đoạn mới:1- Xuất phát từ vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở, trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của dân, gắn bó với đời sống của nhân dân. Năng lực, hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ công, chức cấp xã có tác động trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh ở cơ sở.2- Xuất phát từ thực trạng công tác bố trí, sắp xếp và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay:Sau 10 năm thực hiện NQ TW3 (khoá VIII) đội ngũ cán bộ xã, thị trấn của huyện Thạch Thành ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng đã cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện tạo nên những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới của huyện Thạch Thành.Tuy nhiên, việc bố trí sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay chưa hợp lý, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.- Về bố trí sắp xếp, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã:+ Tổng số cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn theo biên chế Tỉnh giao cho toàn huyện là: 541 người (chuyên trách: 298, chuyên môn: 243).+ Tổng số cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn hiện có là: 519 người (cán bộ chuyên trách: 297 người; công chức chuyên môn: 222 người, thiếu 21 người).Nhưng số công chức chuyên môn được chuyển ngạch, tuyển dụng mới chỉ có: 157 người đạt 64,6% so với biên chế, còn 65 người đang hợp đồng theo các chức danh. Có 21 chỉ tiêu công chức chuyên môn chưa được bố trí; Có 36 người của 5 chức danh được bố trí 2 người đảm nhận 1 chức danh trong 1 đơn vị.Như vậy, nếu bố trí sắp xếp lại cán bộ, công chức, chuyên môn cấp xã hiện nay thì vẫn có thể bố trí, sắp xếp lại cho hợp lý trên địa bàn toàn huyện; đồng thời tuyển dụng mới được: 21 người theo biên chế Tỉnh giao.TTChức danhBiên chế Tỉnh giaoSố lượng hiện cóĐã xếp ngạchChưa xếp ngạch1Trưởng công an2812162Chỉ huy trưởng quân sự2816123Văn phòng - Thống kê4230124Địa chính - Xây dựng332765Tài chính -Kế toán333306Tư pháp - Hộ tịch292907Văn hoá - Xã hội291019cộng24322215765SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN XÃ, THỊ TRẤN- Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:Trình độ văn hoá bậc THCS vẫn còn 30 người bằng 5,7%; số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn tỷ lệ còn cao 204 người chiếm 39,3%; cán bộ, công chức có trình độ Cao đẳng, Đại học còn ít: Cao đẳng 45 người bằng 8,6%; Đại học 28 người bằng 5,3% (có các biểu tổng hợp kèm theo). BIỂU ĐỒ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃchÊt l­îng c¸n bé chỦ CHỐT CẤP XÃchÊt l­îng c¸n bé TR¦ëNG ®oµn thÓ CÊP X·chÊt l­îng ®éi ngò c«ng chøc CHUY£N M¤N cÊp x·BIỂU ĐỒ SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤNNguyên nhân chính về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thấp là do công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp và tuyển dụng cán bộ, công chức chưa khoa học; Chưa có chính sách hỗ trợ cho cán bộ chủ chốt đi đào tạo; Chưa có chính sách thu hút người có trình độ Đại học về công tác tại các xã, thị trấn. Vì vậy việc ban hành chính sách đào tạo cán bộ, công chức và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại các xã, thị trấn là đòi hỏi bức thiết, tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.3- Xuất phát từ thực tế số sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm trên địa bàn Huyện hiện nay:Theo Thống kê chưa đầy đủ của các xã, thị trấn số sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm trên địa bàn toàn Huyện hiện nay là: 27 người ( có 12 đơn vị báo cáo)Trong đó: ĐH chuyên ngành Kinh tế - tài chính:1 người Khoa học - kỹ thuật: 3 người Nông, lâm nghiệp: 5 người Sư phạm: 16 người Các chuyên ngành khác: 2 ngườiTTĐƠN VỊTổng sốCHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠOKhoa học -kỹ thuậtKinh tế - Tài chínhNông, Lâm nghiệpSư phạmChuyên ngành khác1THẠCH ĐỊNH332THẠCH TƯỢNG 411113THẠCH TÂN114NGỌC TRẠO115T.T. VÂN DU61326THẠCH SƠN227THÀNH LONG118THÀNH TRỰC2119T.T.KIM TÂN1110THẠCH CẨM1111THÀNH VÂN3312THÀNH THỌ211Tổng27315162SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU NGÀNH SINH VIÊN MỚI TN ĐẠI HỌC CHƯA CÓ VIỆC LÀM4- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh của Huyện Thạch Thành trong giai đoạn mới:Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXII đã đề ra mục tiêu: “Tập trung phát triển toàn diện, vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội X của Đảng, quyết định 37 của Bộ chính trị về đầu tư phát triển miền núi, Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Tỉnh vào điều kiện thực tế của địa phương, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Huyện phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”.Mục tiêu đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó việc đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết có ý nghĩa quyết định đối với huyện Thạch Thành. III- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ ÁN:Dùng chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, thị trấn làm chất xúc tác để tạo ra phong trào học tập trong cán bộ, công chức hiện có và thu hút người có bằng Đại học về công tác tại xã, thị trấn nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao, hoạt động có hiệu quả, để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết TW5 khoá IX.Phần thứ haiMỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁNI- MỤC TIÊU:II- NỘI DUNG CHÍNH SÁCH:III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: I- MỤC TIÊU:1- Mục tiêu chung.2- Mục tiêu cụ thể của chính sách.1- Mục tiêu chung: Phấn đấu đến 2015 có:- 100% Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã, thị trấn có trình độ chuyên môn Đại học; trình độ chính trị Trung cấp trở lên.- 80% cán bộ xã, thị trấn thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có trình độ chuyên môn Đại học; 100% trình độ chính trị Trung cấp trở lên.- 100% Trưởng các đoàn thể đạt chuẩn, trong đó có 40% có trình độ Cao đẳng, Đại học.- 100% công chức chuyên môn đạt chuẩn, trong đó có 40% có trình độ Cao đẳng, Đại học.Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, số cán bộ, công chức cấp xã cần được đào tạo và tuyển dụng mới trình độ Đại học là 261đ/c; Đào tạo về chính trị là 211 đ/c (có biểu chi tiết kèm theo).TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH CẦN ĐÀO TẠO, TUYỂN DỤNG MỚI THEO MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁNTTChức danhTổng sốĐã có trình độ ĐH CMSố cần đào tạo và tuyển dụng mới ĐH CM theo mục tiêuSố cần đào tạo lý luận chính trị theo mục tiêu%Số lượng    1.   Bí thư Đảng uỷ282100%2611    2.   CT UBND xã283100%259    3.   TV trực Đảng28380%199    4.   Phó CT HĐND28380%1912    5.   PCT UBND 45580%3118    6.   Trưởng các đoàn thể140440%5236    7.   Công chức chuyên môn243840%89116 Tổng cộng:54028 261211SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN2- Mục tiêu cụ thể của chính sách:- Có chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ Đại học chuyên môn cho 84 đ/c bằng 17,8% so với tổng số cần đào tạo theo mục tiêu cả chuyên môn và lý luận chính trị.- Có chính sách thu hút 56 sinh viên có trình độ Đại học về công tác tại các xã, thị trấn (ngoài biên chế Tỉnh giao).II- NỘI DUNG CHÍNH SÁCH:1- Chính sách đào tạo cán bộ công chức cấp xã:2- Chính sách tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, thị trấn1- Chính sách đào tạo cán bộ công chức cấp xã: 1.1- Đối tượng:- Đối tượng đào tạo: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn theo học các lớp Cao đẳng, Đại học chuyên môn và trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị.- Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Huyện: Mỗi xã, thị trấn được huyện hỗ trợ đào tạo trình độ Đại học chuyên môn cho 3 đ/c gồm các chức danh: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Thường vụ trực Đảng (cả đương chức và nguồn quy hoạch).1.2- Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ của Huyện: Các đồng chí thuộc các chức danh Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, Thường vụ trực Đảng uỷ (cả đương chức và nguồn quy hoạch) đủ các điều kiện sau:- Trong 5 năm công tác có ít nhất 2 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.- Được BCH Đảng bộ xã, thị trấn thống nhất chọn cử đi học và được hưởng chính sách hỗ trợ của Huyện.- Được Ban Tổ chức Huyện uỷ, các cơ quan, Ban phòng quản lý trực tiếp đồng ý đề nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ phê duyệt danh sách.1.3- Chính sách cụ thể:- Tất cả cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn được cấp có thẩm quyền cử đi học, trong thời gian đi học được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có), các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.- Cán bộ, công chức các xã thuộc vùng 135 được cử đi đào tạo Đại học, Trung cấp chuyên môn, lý luận chính trị được hưởng chế độ phụ cấp theo Nghị quyết số 29/2005/NQ-HĐND Tỉnh, Quyết định số 746/2006/QĐ-UBND “Về việc quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng”.- Các đối tượng được nêu tại Điểm 1.2 mục 1 ở trên được hưởng thêm mức trợ cấp 400.000đ/tháng (tính theo tháng thực học quy chuẩn, trong 4 năm đào tạo tại chức thời gian được tính thực học quy chuẩn là 24 tháng - tổng số tiền được trợ cấp là 9.600.000đ/1 người/khoá học) cán bộ nữ được tăng thêm 500.000đ/người/khoá học.- Ngoài những chính sách theo quy định của Nhà nước, của tỉnh, của huyện, các xã, thị trấn căn cứ vào điều kiện thực tế nguồn ngân sách của đơn vị mình, tiết kiệm chi thường xuyên, BCH Đảng bộ ban hành quy định, UBND xã, thị trấn đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ được cử đi học.1.4- Thẩm quyền xem xét quyết định đào tạo:- Thẩm quyền xem xét quyết định cử cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn đi đào tạo được thực hiện theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ.- Ban chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn xem xét, quyết định, cử cán bộ do cấp mình quản lý đi đào tạo; xem xét đề nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ cử cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý đi đào tạo theo chính sách hỗ trợ của Huyện.- Ban Thường vụ Huyện uỷ quyết định phê duyệt danh sách cán bộ đi học được hưởng chính sách hỗ trợ của Huyện.- UBND Huyện quy định cụ thể thẩm quyền xem xét, quyết định đào tạo đối với công chức chuyên môn đảm bảo 40% công chức chuyên môn có trình độ Cao đẳng, Đại học .- MTTQ và các đoàn thể cấp Huyện phối hợp với Đảng uỷ các xã, thị trấn cử cán bộ, trưởng các đoàn thể đi học, bảo đảm mỗi đoàn thể đạt 40% cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học.2- Chính sách tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, thị trấn:2.1- Đối tượng tuyển dụng:-Khuyến khích, ưu tiên, tạo mọi điều kiện để sinh viên mới tốt nghiệp đại học có chuyên ngành đào tạo phù hợp được tuyển dụng mới vào các chức danh công chức chuyên môn còn thiếu so với biên chế Tỉnh giao.- Có chính sách tăng cường 56 sinh viên mới tốt nghiệp đại học gồm: Đại học Luật: 28 người; Đại học Kinh tế-Tài chính: 6 người.; Đại học Nông – lâm- ngư nghiệp 22 người về công tác tại các xã, thị trấn (ngoài biên chế Tỉnh giao).2.2- Điều kiện được hưởng chính sách: Những người được tuyển dụng theo chính sách của Huyện phải thoả mãn các điều kiện sau:- Có chuyên ngành đào tạo gồm: Đại học Luật, Đại học Kinh tế- Tài chính, Đại học Nông – lâm- ngư nghiệp.- Tuổi đời không quá 30 tuổi.- Có nguyện vọng và tự nguyện công tác tại xã, thị trấn ít nhất 5 năm.- Có đầy đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định.- Được cấp có thẩm quyền quyết định tuyển dụng.2.3- Chính sách thu hút và quyền lợi của người được hưởng chính sách:Những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút của Huyện được hưởng chính sách và các quyền lợi cụ thể như sau:- Được nhận trợ cấp thu hút ban đầu: 5.000.000đ (Năm triệu đồng).- Được hưởng mức lương hàng tháng tương đương hệ số của bậc 1 ngạch chuyên viên nhân với mức lương tối thiểu hiện hành và phụ cấp khu vực (nếu có).- Được ký hợp đồng lao động có thời hạn trong thời gian 2 năm. Trong thời gian hợp đồng được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định hiện hành như công chức chuyên môn cấp xã.- Sau 2 năm hợp đồng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đủ điều kiện theo quy định được xem xét tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ hoặc công chức, viên chức các cơ quan cấp Huyện nếu có năng lực, có chiều hướng phát triển tốt.- Nếu được tuyển dụng vào công chức thì không phải trải qua công chức dự bị, thời gian nâng lương được tính theo quy định hiện hành như công chức ngạch chuyên viên.- Được địa phương tạo điều kiện bố trí hoặc liên hệ chỗ ở nếu làm việc cách nhà 20km trở lên. Nếu có nhu cầu về đất ở được địa phương tạo điều kiện cấp đất ở theo quy định và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với các xã vùng 135 được cấp đất không thu tiền sử dụng đất. Đối với các xã, thị trấn còn lại được cấp đất ở và thu tiền theo giá sàn không phải tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.2.4- Nghĩa vụ và trách nhiệm vật chất của người được hưởng chính sách:- Về nghĩa vụ:+ Chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý.+ Nghiên cứu, xây dựng hoặc ứng dụng ít nhất 1 đề án, đề tài về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương và tham mưu cho địa phương thực hiện có hiệu quả.+ Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo xã, thị trấn về những vấn đề có tính chất thiết thực đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn.+ Tham mưu cho lãnh đạo xã, thị trấn về lĩnh vực chuyên môn theo chuyên ngành đào tạo của mình.- Về trách nhiệm vật chất: Người được hưởng chính sách thu hút được nêu tại điểm 2.3 phần 2 ở trên nếu tự ý bỏ việc hoặc nghỉ việc trước thời hạn 5 năm theo cam kết ban đầu mà không được Chủ tịch UBND Huyện đồng ý bằng văn bản thì phải hoàn trả lại toàn bộ chế độ, chính sách hỗ trợ đã được hưởng (bao gồm tất cả các chế độ được nêu tại điểm 2.3 phần 2). Thời gian hoàn trả không quá 1 năm sau khi có quyết định thu hồi tiền hỗ trợ). UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí và nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Nếu không thực hiện việc hoàn trả đúng quy định, Chủ tịch UBND xã, thị trấn lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hîp ®ång lao ®éng.2.5- Phạm vi và ưu tiên trong tuyển dụng:- Phạm vi tuyển dụng: Tuyển dụng rộng rãi, không giới hạn trong địa bàn huyện và Tỉnh.- Ưu tiên trong tuyển dụng: + Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đặc biệt loại khá, giỏi.+ Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoặc là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.+ Là con của gia đình chính sách, người có công với cách mạng.+ Là người dân tộc thiểu số, hoặc sinh sống tại các xã vùng 135.2.6- Hồ sơ tuyển dụng:- Đơn xin tự nguyện công tác.- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú).- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học (có chứng thực)- Bản sao bảng điểm học tập ở bậc đại học (có chứng thực).- Bản cam, kết, phục vụ công tác tại xã, thị trấn ít nhất 5 năm.- Giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp - thời hạn không quá 6 tháng).- Văn bản chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).2.7- Trách nhiệm và thẩm quyền xem xét quyết định tuyển dụng:- Ban Thường vụ Huyện uỷ giao cho Chñ tÞch UBND HuyÖn quyết định thành lập hội đồng xét tuyển sinh viên có trình độ đại học về công tác tại các xã, thị trấn.- Hội đồng xét tuyển có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức xét tuyển, tham mưu đề xuất danh sách những người được tuyển dụng trình Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét, phê duyệt.- Ban Thường vụ xem xét quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng.- Chủ tịch UBND Huyện ra quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho các đối tượng sau khi được Ban Thường vụ Huyện uỷ phê duyệt kết quả tuyển dụng.- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ cho người được tuyển dụng công tác tại đơn mình và chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện uỷ về việc quản lý cán bộ.III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:1- Giải pháp để thực hiện mục tiêu chung:2- Giải pháp để thực hiện chính sách đào tạo:3- Giải pháp để thực hiện chính sách tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công tác tại các xã, thị trấn:4- Giải pháp về kinh phí.1- Giải pháp để thực hiện mục tiêu chung:- Đánh giá chất lượng, rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn các xã, thị trấn; Cho nghỉ thực hiện chế độ BHXH đối với những cán bộ yếu, những cán bộ không có khả năng đào tạo đạt chuẩn, để tuyển dụng mới những cán bộ có trình độ đại học được tuyển dụng theo đề án.- Xây dựng kế hoạch đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ hiện có. Tích cực đấu mối với các trường, các ngành của Tỉnh xin mở các lớp đào tạo đại học chuyên môn, Trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ các xã, thị trấn.- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử HĐND; Đại hội MTTQ, các đoàn thể cấp xã; Kiên quyết không công nhận kết quả bầu cử nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của cấp có thẩm quyền.- Chấm dứt việc tuyển dụng mới công chức chuyên môn có trình độ từ trung cấp trở xuống đối với các đơn vị còn thiếu cán bộ.2- Giải pháp để thực hiện chính sách đào tạo:- Trên cơ sở quy hoạch, năng lực, chiều hướng phát triển của cán bộ, BCH Đảng bộ các xã, thị trấn xét lựa chọn cán bộ đi học, nhu cầu chuyên ngành cần đào tạo, lập danh sách báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ (qua Ban tổ chức).- Ban Tổ chức, các phòng ban, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ xem xét thẩm định tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ quyết định phê duyệt danh sách cán bộ đi học được hưởng chính sách hỗ trợ của Huyện. Sau khi Ban Thường vụ Huyện uỷ đã phê duyệt danh sách, cán bộ được cử đi học có thể tự thi, lựa chọn lớp học hoặc tham gia khoá học do Huyện Tổ chức đào tạo.- Giao cho UBND Huyện đấu mới với các ngành, các Huyện, các Trường và xin UBND tỉnh mở các lớp đào tạo Đại học cho cán bộ xã, thị trấn.YÊU CẦU ĐÀO TẠO VỀ ĐẠI HỌC CHUYÊN MÔN THEO MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁNTTCHỨC DANHSố lượng cần đào tạoNHÓM CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠOKinh tế- nông lâmX.D Đảng- T.tưởng- V. hoáQ.L hành chính - Luật1Bí thư 2661552Chủ tịch UBND2515103Trực Đảng19194Phó CT HĐND195145Phó CT UBND3121106Trưởng Đoàn thể521523147Công chức chuyên môn33101013 Cộng2057267663- Giải pháp để thực hiện chính sách tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công tác tại các xã, thị trấn:- Tổ chức triển khai chính sách của Huyện trong phạm vi rộng từ Huyện đến cơ sở và thông qua hệ thống thông tin tuyên truyền, nhằm thu hút đông đảo sinh viên mới tốt nghiệp đại học tham gia dự tuyển.- Dự kiến tuyển dụng trong 3 năm: Năm 2009, 2010 mỗi năm tuyển 20 cán bộ; Năm 2011 tuyển 16 cán bộ; Căn cứ vào số lượng sinh viên đăng ký tham gia dự tuyển hàng năm để tuyển dụng các chuyên ngành và bố trí công tác tại các xã, thị trấn cho phù hợp.- Giao cho Hội đồng tuyển dụng của Huyện xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chính sách theo đề án. UBND Huyện chỉ đạo các Phòng ban chức năng tham mưu, triển khai, tổ chức thực hiện đề án và chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đề án. 4- Giải pháp về kinh phí:- Tổng kinh phí thực hiện chính sách: 3.218.447.000đTrong đó: + Kinh phí hỗ trợ chính sách đào tạo: 811.400.000đBao gồm: Phụ cấp theo quy định: 806.400.000đ Phụ cấp cho cán bộ nữ: 5.000.000đ+ Kinh phí thực hiện chính sách tăng cường sinh viên: 2.407.047.000đ Bao gồm: Thu hút ban đầu: 280.000.000đ Lương: 1.698.278.400đ Phụ cấp khu vực: 95.904.000đ BH y tế, BHXH: 332.864.600đ THUYẾT MINH CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THEO ĐỀ ÁN I- CHÍNH SÁCH ĐÀOTẠO: Tổng kinh phí: 811.400.000đ Bao gồm:1.Hỗ trợ đào tạo: 84 người x 400.000đ x 24 tháng quy chuẩn = 806.400.000đ2. Hỗ trợ cán bộ nữ: 10 người x 500.000đ = 5.000.000đII- CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG SINH VIÊN:Tổng kinh phí: 2.407.047.000đBao gồm các khoản sau: 1. Thu hút ban đầu: 56 người x 5.000.000đ = 280.000.000đ2. Lương: 56 người x hệ số 2,34 x 540.000đ x 24 tháng = 1.698.278.400đ3. Phụ cấp khu vực: Tổng số: 95.904.000đ Cụ thể: - 4 xã hệ số 0,3: 0,3 x 4 xã x 2 người x 24 tháng x 540.000đ = 31.104.000đ- 3 xã hệ số 0,2: 0,2 x 3 xã x 2 người x 24 tháng x 540.000đ = 15.552.000đ-19 xã hệ số 0,1: 0,1 x 19 xã x 2 người x 24 tháng x 540.000đ = 49.248.000đ4. Bảo hiểm XH, BH y tế: (17% của tổng (2) và (3). 17% x 1.794.182.400đ = 332.864.600đ Tổng cộng I và II = 3.218.447.000đPhân kỳ kinh phí:Năm 2009: 682.680.600đNăm 2010: 1.062.511.200đNăm 2011: 966.542.900đNăm 2012: 506.712.300đTrong tổng kinh phí và phân kỳ kinh phí chưa có dự kiến chính sách tăng lương và tăng mức lương tối thiểu.- Phương thức, cách thức chi trả:+ Kinh phí thu hút ban đầu đối với sinh viên cấp 1 lần trực tiếp tại các xã, thị trấn khi ký kết hợp đồng.+ Kinh phí hỗ trợ chính sách đào tạo, lương, phụ cấp và các khoản khác của người đi học và người được tuyển dụng được phân bổ trong ngân sách hàng năm của các xã, thị trấn, được thanh toán tại đơn vị theo kỳ đào tạo, theo kỳ lương hàng tháng của cán bộ xã, thị trấn. NămĐề nghị Tỉnh hỗ trợNgân sách HuyệnTổng cộng2009409.608.000273.072.600682.680.6002010637.506.000425.005.2001.062.511.2002011579.925.000386.617.900966.542.9002012304.027.000202.685.300506.712.300Tổng cộng1.931.006.0001.287.381.0003.218.447.000-         Nguồn kinh phí: Đề nghị tỉnh hỗ trợ 60%; Huyện tự cân đối ngân sách hàng năm 40% cụ thể:- Lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí.+ Hàng năm Phòng Tài chính kế hoạch Huyện tham mưu cho UBND Huyện lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính trình UBND Tỉnh – HĐND Tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí cho Huyện đồng thời lập dự toán kinh phí cấp Huyện trình HĐND Huyện phê duyệt dự toán kinh phí hàng năm của Huyện.+ Các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng kinh phí chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh toán đúng thời gian, quyết toán theo quy định, hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán phải đảm bảo theo quy định của luật ngân sách.Phần thứ baTỔ CHỨC THỰC HIỆN1- Ban tổ chức Huyện uỷ chủ trì phối hợp các phòng ban liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng, thảo luận, thống nhất đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét phê duyệt đề án. Đồng thời theo dõi việc triển khai thực hiện khi đề án đã được phê duyệt. Định kỳ hàng năm tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.2- UBND Huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý để thực hiện đề án. Định kỳ hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện trước Ban Thường vụ Huyện uỷ.3- Các Đảng uỷ, Chi uỷ trực thuộc Huyện uỷ, các cơ quan, ban ngành, MTTQ, các đoàn thể có trách nhiệm triển khai đề án đến cán bộ, Đảng viên, hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân trong và ngoài Huyện. Đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung thuộc thẩm quyền được nêu trong đề án. 4- Thời gian thực hiện:- Quý IV năm 2008: khảo sát thực trạng cán bộ công chức hiện nay, thống kê số sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm tại các xã, thị trấn, xây dựng dự thảo đề án thông qua Ban Thường vụ Huyện uỷ.- Quý I năm 2009: Tổ chức hội thảo, Ban Thường vụ Huyện uỷ thống nhất đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt đề án và triển khai đề án.- Từ quý II năm 2009: Tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn toàn huyện theo các nội dung của đề án. 5- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc hoặc có thay đổi chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, Ban Thường vụ Huyện uỷ sẽ xem xét, thảo luận; Xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các sở ban ngành của Tỉnh để bổ sung, sửa đổi đề án. 6- Đề án này được triển khai rộng rãi đến các Chi bộ, các ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân để thu hút sinh viên có trình độ Đại học về công tác tại các xã, thị trấn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptde_an_dao_tao_can_bo_xa_thi_tran_ppt1_9003.ppt
Luận văn liên quan