Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắc khe. Chính vì vậy
mà việc hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp sớm sẽ tạo được nhiều lợi thế cho sinh
viên. Sau tám tuần thực tập, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như nâng
cao được một số kỹ năng cho bản thân. Đồng thời, tôi cũng mở rộng được mối quan hệ của
mình trong một lĩnh vực mới. Có cả những khó khăn và thuận lợi, và tất cả đều đã trui rèn
cho tôi trưởng thành hơn và nhìn nhận vấn đề thực tế hơn.
Qua quyển báo cáo này, tôi muốn chia sẻ đến người đọc những việc làm thực tế
cũng như những nhận xét, kinh nghiệm mà tự bản thân tôi đã đúc kết nên. Đây sẽ là một
hành trang quan trọng trong quá trình vào đời sắp tới của bản thân tôi cũng như nhiều sinh
viên khác.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam thương tín – phòng giao dịch Lê Văn Khương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên đề án:
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN –
PHÒNG GIAO DỊCH LÊ VĂN KHƯƠNG
Tháng 03/2013
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên đề án:
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN –
PHÒNG GIAO DỊCH LÊ VĂN KHƯƠNG
Tên cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín – PGD Lê Văn Khương.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lý Uyên
Lớp: TC101
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Ngô Hữu Hùng
Ngày nộp báo cáo: 06/03/2013
Tháng 03/2013
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Họ tên ngƣời nhận xét
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
THỰC TẬP
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Họ tên GVHD
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức iii
TRÍCH YẾU
Đề án thực tập nhận thức này là xuyên suốt cả một quá trình làm việc của tôi, là 8
tuần trải nghiệm bổ ích, giúp tôi hiểu rõ về cơ cấu tổ chức một ngân hàng và có thể vận
dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế. Ngoài những kiến thức đã thu nhận
đuọc, tôi còn được mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, cùng với một số kĩ
năng mềm khác ,… thông qua các công việc tại phòng kinh doanh của ngân hàng.
Sự hướng dẫn nhiệt tình cùng việc trao đổi những kinh nghiệm của các anh chị tại
ngân hàng đã giúp tôi tích lũy cho mình thêm những kiến thức mới, phục vụ tốt cho việc
học tập hiện tại và công việc của tôi sau này.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức iv
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) – PGD Q. 12,
tôi đã có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu cũng như ứng dụng
những gì được học vào thực tiễn công việc.
Để đạt được kết quả đó, tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Trường Đại học Hoa
Sen – nơi đã đào tạo tôi ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường học thuật, cùng
Quý thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi làm quen với môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Ngô Hữu Hùng – người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi về cách thực hiện bài báo cáo này.
Tôi đặc biệt cảm ơn chị Vũ Hương Giang – Giám đốc kinh doanh đã đồng ý tiếp
nhận tôi vào thực tập, anh Võ Phú Lộc - người hướng dẫn, cùng toàn thể các anh chị làm
việc tại NHVNTT – PGD Q. 12 đã chỉ bảo, truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong
công việc cũng như cuộc sống trong suốt quá trình tôi thực tập tại phòng kinh doanh.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn ngủi và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài
báo cáo sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu và bổ ích
của Quý thầy cô cùng các anh chị đang làm việc tại Vietbank – PGD Q. 12.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................... I
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN THỰC TẬP .................. II
TRÍCH YẾU ................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. IV
MỤC LỤC ....................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... VII
DẪN NHẬP ................................................................................................. VIII
1. GIỚI THIỆU VỀ VIETBANK ................................................................... 1
1.1. Thông điệp từ BLĐ - Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi .................................... 1
1.1.1. Thông điệp từ Ban lãnh đạo ..................................................................................... 1
1.1.2. Tầm nhìn .................................................................................................................. 2
1.1.3. Sứ mệnh ................................................................................................................... 2
1.1.4. Giá trị cốt lõi ............................................................................................................ 2
1.2. Chính sách chất lƣợng .................................................................................................. 2
1.3. Quá trình hình thành và phát triển: ........................................................................... 3
1.4. Ban lãnh đạo ................................................................................................................. 5
1.4.1. Hội đồng quản trị ..................................................................................................... 5
1.4.2. Ban Kiểm soát .......................................................................................................... 6
1.4.3. Ban Giám đốc .......................................................................................................... 6
2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP .......................................................................... 7
2.1. Tìm hiểu Chính sách tín dụng của Vietbank ............................................................. 7
2.1.1. Quy trình tín dụng .................................................................................................... 7
2.1.2. Quy trình xem xét quyết định cấp tín dụng ............................................................. 8
2.1.3. Những trường hợp không được cấp tín dụng ......... Error! Bookmark not defined.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức vi
2.2. Tìm hiểu cách làm hồ sơ Vay sinh hoạt tiêu dùng ..................................................... 9
2.2.1. Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu ............................................................. 9
2.2.2. Thẩm định .............................................................................................................. 11
2.2.3. Phê duyệt ................................................................................................................ 11
2.2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết ........................................................... 15
2.2.5. Quản lý và thu hồi nợ............................................................................................. 15
3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN .............................................. 21
3.1. Nhận xét ....................................................................................................................... 21
3.2.Thuận lợi – Khó khăn ................................................................................................. 21
3.2.1. Thuận lợi ................................................................................................................ 21
3.2.2 Khó khăn ................................................................................................................. 22
3.3. Đánh giá ....................................................................................................................... 22
KẾT LUẬN ..................................................................................................... IX
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. X
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NHVNTT: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank)
PGD Q. 12: Phòng giao dịch Quận 12
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSĐB: Tài sản đảm bảo
TGĐ: Tổng giám đốc
HĐQT: Hội đồng quản trị
BLĐ: Ban lãnh đạo
BGĐ: Ban giám đốc
BKS: Ban kiểm soát
PTGĐ: Phó tổng giám đốc
CMND: Chứng minh nhân dân
ĐKKH: Đăng kí kết hôn
BĐS: Bất động sản
KH: Khách hàng
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức viii
DẪN NHẬP
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước ta vào nền kinh tế toàn
cầu, ngành tài chính ngân hàng có một tầm quan trọng chiến lược. Vì ngân hàng được
đánh giá là một định chế tài chính quan trọng, ngân hàng mạnh thì nền kinh tế mạnh, ngân
hàng yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cả nước. Trong bối cảnh hậu gia nhập
WTO, vai trò của ngành ngân hàng lại càng quan trọng. Chính phủ Việt Nam đang mong
muốn có được những ngân hàng mạnh, hàng đầu và hoạt động có hiệu quả theo xu hướng
mới. Và Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín (Vietbank) - một ngân hàng trẻ luôn muốn
xây dựng mình thành một ngân hàng bán lẻ năng động , hiện đại có chất lượng phục vụ tốt
nhất tại Việt Nam, có đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới . Vì thế
ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những
thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Vietbank là một
cơ hội để tôi có thể học hỏi và trải nghiệm bản thân. Khi mới bắt đầu vào đợt thực tập, tôi
đã đặt ra cho bản thân các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức.
Mục tiêu 2: Làm quen với môi trường thực tế tại.
Mục tiêu 3: Xây dựng mối quan hệ tốt với các anh chị tại Ngân hàng.
Mục tiêu 4: Áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế.
Qua đợt thực tập nhận thức này, tôi đã hoàn thành được phần nào các mục tiêu đề ra.
Tuy chưa hoàn thiện nhưng cũng giúp tôi nhận thức được công việc của một nhân viên tín
dụng ngân hàng và có được những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử và tác phong làm
việc trong tập thể.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 1
1. GIỚI THIỆU VỀ VIETBANK
1.1. Thông điệp từ BLĐ - Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
1.1.1. Thông điệp từ Ban lãnh đạo
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được thành lập vào tháng 2/2007 trong
giai đoạn phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Với các cổ đông
sáng lập có tiềm lực tài chính vững mạnh, giàu kinh nghiệm quản lý tài chính và kinh
doanh, Vietbank đã có sự chuẩn bị chu đáo về năng lực tài chính, nguồn nhân lực và trình
độ công nghệ, vững vàng đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế.
Vượt qua mọi khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua, cuối năm 2011 Vietbank
đã nâng vốn chủ sở hữu đạt 3.386 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 18.255 tỷ đồng. Vietbank
cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động (từ tháng 2/2009) với 95 điểm giao dịch
đặt tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước và tuyển dụng hơn 1.400 nhân sự trẻ,
năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu
của KH.
Trong quá trình phát triển, Vietbank đã đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống công
nghệ thông tin thông qua xây dựng trung tâm dữ liệu và hệ thống ngân hàng lõi core
banking. Bên cạnh đó, Vietbank đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm kiểm soát, hoàn thiện chất lượng quản lý và phục vụ KH.
Thương hiệu Vietbank cũng đang dần trở nên quen thuộc với KH thông qua hệ thống các
sản phẩm dịch vụ phong phú, phục vụ nhu cầu đa dạng cho từng nhóm KH cụ thể. Ngoài
ra, các chính sách linh hoạt trong hoạt động kinh doanh cũng là một trong những thế mạnh
của Vietbank trước nhu cầu ngày càng đa dạng của KH.
Ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ nhân viên của Vietbank quyết tâm phấn đấu để
thực hiện mục tiêu đưa Vietbank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu Việt Nam trong thời gian tới.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 2
Chúng tôi tin tưởng rằng với định hướng đúng đắn của HĐQT, kinh nghiệm về quản
trị của Ban Điều hành, nhiệt huyết của đội ngũ CBNV; cùng với sự hợp tác và ủng hộ của
các cổ đông, Quý KH, Vietbank sẽ tiếp tục hoạt động ổn định, bền vững và ngày càng
được nhiều KH tin tưởng.
1.1.2. Tầm nhìn
Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương
hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
1.1.3. Sứ mệnh
Xây dựng Vietbank trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất
lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai
đoạn mới.
1.1.4. Giá trị cốt lõi
Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
Mô hình tổ chức và quản lý khoa học
1.2. Chính sách chất lƣợng
Thỏa mãn các nhu cầu KH
Luôn phục vụ KH với thái độ tận tâm;
Mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp với
từng đối tượng KH;
Đầu tư công nghệ thông tin, làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm ứng
dụng phương thức giao dịch hiện đại giữa KH với Vietbank;
Không ngừng học hỏi, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, quy trình nghiệp
vụ và các hoạt động của Vietbank.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 3
Tôn trọng & đảm bảo quyền lợi thỏa đáng của nhân viên
Mỗi CBNV của Vietbank được xem là một cổ đông với vốn góp là năng lực, nhiệt
huyết, sự tận tâm hết mình vì công việc. CBNV của Vietbank được hưởng:
Mức thu nhập cạnh tranh;
Chế độ phúc lợi thỏa đáng;
Sự thăng tiến về vị trí và chuyên môn;
Cơ hội được rèn luyện.
Duy trì nguyên tắc quản trị & điều hành minh bạch
Đảm bảo sự phát triển an toàn của Vietbank;
Giữ gìn đạo đức trong kinh doanh.
Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng
Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật;
Mỗi thành viên của Vietbank có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng & môi
trường thể hiện qua các hành động cụ thể hàng ngày.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) chính thức được thành lập tại
số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, tạo tiền đề cho việc phát triển
mạng lưới trên toàn quốc.
Ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường
Bến Nghé, quận 1 – chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày 26/2/2009, khai trương chi nhánh Hà Nội - chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại
khu vực miền Bắc.
Ngày 12/3/2009, khai trương chi nhánh Cần Thơ - chi nhánh thứ hai của Vietbank tại
khu vực miền Tây.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 4
Ngày 7/4/2009, khai trương chi nhánh Hải Phòng - chi nhánh thứ hai của Vietbank
tại khu vực miền Bắc.
Ngày 15/4/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng - chi nhánh đầu tiên của Vietbank
tại khu vực miền Trung.
Ngày 4/6/2010, khai trương Chi nhánh Khánh Hòa – chi nhánh thứ hai của Vietbank
tại khu vực miền Trung.
Ngày 8/6/2010, khai trương Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu - chi nhánh đầu tiên của
Vietbank tại khu vực Đông Nam Bộ.
Ngày 29/9/2010, khai trương Chi nhánh Long An – chi nhánh thứ ba của Vietbank
tại khu vực miền Tây
Ngày 8/11/2010, khai trương chi nhánh Nghệ An - chi nhánh thứ ba của Vietbank tại
khu vực miền Trung và là chi nhánh thứ 10 của Vietbank trên toàn quốc.
Tính đến hết quý III năm 2011, Vietbank đã có 91 điểm giao dịch tại khắp các
vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển
nhanh, an toàn và bền vững của Vietbank trong bối cảnh hiện nay.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 5
1.4. Ban lãnh đạo
1.4.1. Hội đồng quản trị
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 6
1.4.2. Ban Kiểm soát
1.4.3. Ban Giám đốc
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 7
2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Trong tuần thực tập vừa qua, dưới sự hướng dẫn tận tình của Anh Võ Phú Lộc cùng
các anh chị tại Vietbank – Phòng giao dịch Q. 12, tôi đã hoàn thành tốt các công việc được
giao. Đặc biệt, tôi đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ngân hàng, môi trường làm
việc và công việc của một chuyên viên tín dụng là như thế nào, từ đó giúp tôi hình dung
một phần nào kiến thức chuyên ngành. Sau đây là các công việc mà tôi đã thực hiện trong
thời gian qua:
2.1. Tìm hiểu Chính sách tín dụng của Vietbank
Ngay từ những buổi đầu khi thực tập tại ngân hàng, tôi đã được anh Võ Phú Lộc –
người hướng dẫn cho xem Chính sách tín dụng của Vietbank vì tính quan trọng và cần
thiết của nó. Để có thể hoàn thành tốt một bộ hồ sơ tín dụng thì người chuyên viên tín
dụng cần nắm rõ tất cả các điều khoản trong Chính sách tín dụng để làm theo quy định của
pháp luật cũng như định hướng mà ngân hàng đã đề ra. Sau đây là một số điều quan trọng
mà tôi đã ghi nhận:
2.1.1. Quy trình tín dụng
Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng Vietbank gồm các bước cơ bản sau:
Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu
Tại bước này, Vietbank thực hiện tìm kiếm, tiếp thị KH, hướng dẫn KH hoàn tất hồ
sơ, thủ tục theo quy định. Trong một số trường hợp, công tác thẩm định, phê duyệt khoản
vay được thực hiện ngay tại bước này.
Thẩm định
Vietbank tiến hành xác minh và thẩm định hồ sơ khác hàng, làm cơ sở tham mưu cho
cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 8
Phê duyệt
Vietbank phân định hạn mức phê duyệt cấp tín dụng theo từng cá nhân, doanh nghiệp
tùy vào đặc điểm của từng khoản cấp tín dụng cụ thể.
Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết
Vietbank phải đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín
dụng và thực hiện các thủ tục khác để triển khai khoản cấp tín dụng theo đúng nội dung
phán quyết của cấp phê duyệt.
Quản lý và thu hồi nợ
Vietbank có trách nhiệm quản lý và theo dõi khoản vay thường xuyên, liên tục nhằm
đảm bảo khoản vạy luôn trong tình trạng nợ tốt.
Tất toán
Sau khi KH hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và
phí phát sinh), Vietbank tiến hành tất toàn hồ sơ tín dụng của KH.
Lưu hồ sơ
Vietbank tiến hành lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định.
2.1.2. Quy trình xem xét quyết định cấp tín dụng
Tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của KH.
Kiểm tra hồ sơ pháp lý, thủ tục ban đầu.
Đối chiếu với các quy định về cấp tín dụng của Vietbank.
Chấm điểm, xếp hạng tín dụng.
Tham khảo thông tin về KH từ các nguồn thông tin như Trung tâm thông tin tín dụng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( …
Phân tích và đánh giá mục đích vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng
trả nợ của KH.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 9
Trong trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Vietbank sẽ xem xét việc xác định lãi suất
cấp tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng cụ thể.
Qua từng bước xem xét, đối chiếu nêu trên, nếu KH không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối
ngay và Vietbank sẽ tổ chức thống kê, lưu trữ thông tin về các KH này.
Vietbank có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho KH về việc từ chối/ chấp nhận
cấp tín dụng.
Mục tiêu ban đầu:
- Hiểu được phần nào ý nghĩa của các quy định trong Chính sách tín dụng.
- Nắm được những điểm quan trọng trong quy trình tín dụng.
Nhận xét: Tôi đã đạt được những mục tiêu ban đầu do mình đề ra.
Kinh nghiệm tích lũy: Qua chính sách tín dụng của Vietbank, tôi đã hiểu rõ hơn về
quy trình, cũng như những quy định trong quá trình cấp tín dụng tại ngân hàng.
2.2. Tìm hiểu cách làm hồ sơ Vay sinh hoạt tiêu dùng
Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết sản phẩm Vay sinh hoạt tiêu dùng cung cấp dịch
vụ tín dụng dành cho KH cá nhân để phục vụ cho cuộc sống; từ chi trả học phí, cưới hỏi,
du lịch, mua laptop, mua xe,… với thời hạn vay tối thiểu 1 tháng và tối đa có thể lên đến
25 năm. Nhận thấy được tính thiết thực của loại sản phẩm này, tôi đã quyết định tìm hiểu
sâu hơn về nó, cụ thể là tìm kiếm các thông tin về cách làm hồ sơ vay, các chính sách cũng
như quy định có liên quan. Bên cạnh đó, tôi đã may mắn được theo sát anh Võ Phú Lộc
trong quá trình lập một bộ hồ sơ Vay sinh hoạt tiêu dùng cho KH. Cụ thể là:
2.2.1. Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu
KH Mai Văn T. có nhu cầu Vay sinh hoạt tiêu dùng 300 triệu đồng trong 12 tháng để
mua 01 xe ô tô 4 chỗ làm phương tiện đi lại phục vụ cho công việc hằng ngày của anh.
Đây là lần đầu tiên KH quan hệ tín dụng với Vietbank. Vợ chồng KH hiện đang sống cùng
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 10
gia đình tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM và đây TSĐB
thuộc sở hữu của KH.
Nguồn thu nhập chủ yếu của KH là từ lương ở công ty Cổ phần Hoàng Việt và từ
lương của vợ KH từ Lữ Đoàn 596, Bộ Tư lệnh thông tin – Bộ Quốc phòng, bên cạnh đó
KH còn có thu nhập từ việc cho thuê 02 bất động sản tại Quận 12. Tổng thu nhập hàng
tháng của vợ chồng KH ổn định.
Nhận thấy nhu cầu của KH Mai Văn T. là hợp pháp và thiết thực, có khả năng thanh
toán lãi vay nên tiến hành thu thập hồ sơ KH bao gồm:
Hồ sơ pháp lý KH
CMND của vợ và KH Mai Văn T.
Hộ khẩu.
Giấy ĐKKH.
Hợp đồng lao động của KH và vợ.
Hồ sơ tài sản đảm bảo
Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà cửa của căn nhà tại Đường Phạm Văn
Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM .
Bản vẽ căn nhà tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.
HCM .
Giấy phép sửa chữa căn nhà tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò
Vấp, TP. HCM.
Tờ khai chuyển dịch tài cản nộp thuế trước bạ.
Hợp đồng mua bán căn nhà tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò
Vấp, TP. HCM.
Tờ khai lệ phí trước bạ.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 11
Tất cả giấy tờ liên quan đến TSĐB của KH sẽ được lưu trữ tại PGD Lê Văn Khương
dưới dạng photo đã qua công chứng.
2.2.2. Thẩm định
Sau khi thu thập các giấy tờ có liên quan đến KH, chuyên viên tín dụng đi thẩm định
thông tin quan hệ tín dụng của KH và vợ bằng cách kiểm tra lịch sử tín dụng của KH trên
website www.cic.org.vn để xem KH có đang vay nợ tại các tổ chức tín dụng nào khác hay
không, có nợ xấu không,.. Kết quả được in ra để lưu vào hồ sơ KH.
Theo thông tin CIC cung cấp ngày 18/01/2013, hiện tại KH Mai Văn T. không có
quan hệ với bất kì TCTD nào khác, và đây là lần đầu tiên KH quan hệ với VIETBANK.
Trước đây, vợ chồng KH đã từng phát sinh quan hệ tín dụng với Ngân hàng VIB với số
tiền vay 250 triệu đồng để bổ sung tiền mua 01 bất động sản tại Quận 12 ( hiện đang được
cho thuê lại) và đã tất toán khoản vay trên vào tháng 05/2012.
2.2.3. Phê duyệt
Nhận thấy KH Mai Văn T. và vợ có nguồn thu nhập ổn định, nhu cầu vay vốn hợp
pháp, thiết thực và có khả năng thanh toán lãi vay nên chuyên viên tín dụng bắt đầu làm
Tờ trình thẩm định KH đề xuất lên cấp trên cấp hạn mức tín dụng cho KH 300 triệu đồng.
Sau đó, chuyên viên trình lên cấp trên xem xét và phê duyệt.
Tờ trình thẩm định KH có các mục sau:
Thông tin KH vay
Tên KH: Mai Văn T., Năm sinh : xxx, Giới tính : Nam
CMND số: xxx, Ngày cấp: xx/xx/xxxx, Nơi cấp: xxx
Địa chỉ thường trú: Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Nghề nghiệp: Nhân viên kinh doanh.
Tên vợ/ chồng: Đỗ Thị Diệu, Năm sinh : xxx, Giới tính : Nam
CMND số: xxx, Ngày cấp: xx/xx/xxxx, Nơi cấp: xxx
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 12
Địa chỉ thường trú: Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Nghề nghiệp: Quân nhân.
Nhận xét tư cách KH: KH rất trung thực, thiện chí, nhân thân tốt, gia cảnh tốt, nghề
nghiệp ổn định.
Mô tả và nhận xét nhu cầu của KH
Thời hạn vay: 12 tháng
Phương thức thanh toán: Lãi trả hàng tháng, vốn trả cuối kỳ
Tổng vốn: 400.000.000 đồng
Vốn tự có: 100.000.000 đồng
Vốn vay: 300.000.000 đồng
Tỷ lệ vốn vay/ Tổng vốn: 75%
Mục đích sử dụng vốn: Mua xe ô tô du lịch 4 chỗ ngồi
Chi tiết mục đích sử dụng vốn:
KH Mai Văn T. hiện đang là Trưởng phòng Kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàng
Việt, thường hay đi công tác xa nên gia đình anh có nhu cầu mua 01 xe ô tô 4 chỗ làm
phương tiện đi lại và phục vụ cho công việc hàng ngày của anh. Chi tiết như sau:
Loại xe, hãng sản xuất: Xe FIAT
Năm sản xuất: 2006
Tình trạng xe: Đã qua sử dụng, còn mới 85%
Loại xe: Du lịch
Màu sơn: Nâu
Trị giá xe : 400.000.000 đồng
Tiến trình thanh toán : Thanh toán làm 02 đợt :
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 13
_ Đợt 1: Đặt cọc trước 50.000.000 đồng (ngày 10/01/2013)
_ Đợt 2 : Thanh toán hết 350.000.000 đồng còn lại và nhận xe trong thời hạn 20
ngày kể từ ngày đặt cọc (đến hết ngày 30/01/2013)
Căn cứ xác định trị giá xe : Theo biên nhận đặt cọc được ký giữa hai bên vào ngày
10/01/2013
Quan hệ với các TCTD
Theo thông tin CIC cung cấp ngày 18/01/2013, hiện tại KH Mai Văn T. không có
quan hệ với bất kì TCTD nào khác, và đây là lần đầu tiên KH quan hệ với Vietbank. Trước
đây, vợ chồng KH đã từng phát sinh quan hệ tín dụng với Ngân hàng VIB với số tiền vay
250 triệu đồng để bổ sung tiền mua 01 bất động sản tại Quận 12 và đã hoản vay trên vào
tháng 05/2012.
Tình hình tài chính của KH
Các tài sản KH đang sở hữu:
Tiền mặt: 100.000.000 đồng. (Đây là số tiền KH đã tích lũy với mục đích mua xe)
Bất động sản: KH hiện sở hữu 03 BĐS, bao gồm:
1. 01 BĐS tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp. Giá thẩm
định theo Arev là 1.700.000.000 đồng (Đây là TSĐB cho khoản vay lần
này).
2. 01 BĐS tại Đường TX 22, Phường Thạnh Xuân, Quận 12. Trị giá là
500.000.000 đồng (Ước tính theo giá thị trường. Đây là BĐS mà KH đang
cho thuê).
3. 01 BĐS tại Đường TL 28, Phường Thạnh Lộc, Quận 12. Trị giá là
960.000.000 đồng (Ước tính theo giá thị trường. Đây là BĐS mà KH đang
cho thuê).
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 14
4. Phương tiện đi lại: 70.000.000 đồng. KH đang sở hữu 02 xe gắn máy: 01 xe
Ablade (40.000.000 đồng) và 01 xe Atila Elizabeth (30.000.000 đồng).
5. Khác: 100.000.000 đồng, gồm các đồ dùng tại nhà KH như: Tủ gỗ, bàn ghế gỗ,
laptop, …
Các nguồn thu nhập của KH: Nguồn thu nhập chủ yếu của vợ chồng KH và tiền thu
được từ việc cho thuê BĐS.
Nhận xét: Căn cứ vào tình hình tài chính của KH, chuyên viên tín dụng nhận thấy
KH có tình hình tài chính ổn định và năng lực tài chính tốt.
Tài sản đảm bảo
BĐS tại Đường Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Quận Gò Vấp trị giá 1.700.000.000
đồng. Với mức cấp tín dụng 300.000.000 triệu đồng thì tỷ lệ cấp tín dụng trên TSĐB là
17,6 %.
Mô tả tài sản đảm bảo và chứng từ sở hữu:
Vị trí: BĐS thuộc thửa đất số 907, tờ bản đồ số 37, cách ngã ba TX 25 khoảng 300m,
cách UBND Phường Thạnh Xuân 1km.
Chủ sở hữu: MAI VĂN T.
Đồng sở hữu : Đỗ Thị D.
Diện tích sử dụng đất thực tế: 143,8 m2
Diện tích đất sử dụng được công nhận : 79,5 m2
Diện tích sàn xây dựng thực tế : 6,5 m2
Diện tích sàn xây dựng được công nhận : 6,5 m2
Trị giá : 1.700.000.000 đồng
Nhận xét :
Chứng từ pháp lý : Có chủ quyền
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 15
Hiện trạng sử dụng : Đang ở
Khả năng chuyển nhượng : Trung bình
Quan hệ của chủ tài sản và người đi vay : Chủ tài sản là KH vay
Căn cứ định giá: Từ phiếu thẩm định TS số 6323/TĐTS – 13/01 do Arev định giá
ngày 18/01/2013
Tổng giá trị TSĐB: 1.700.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỉ trăm triệu đồng)
2.2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết
Sau khi được cấp trên phê duyệt và chấp nhận Tờ trình thẩm định KH, chuyên viên
tín dụng tổng hợp lại tất cả hồ sơ của KH, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ TSĐB, Báo cáo
thông tin quan hệ tín dụng và Tờ trình thẩm định KH đưa lên cho BTD Hội sở để làm Hợp
đồng tín dụng, Phụ lục TSĐB, Giấy đề nghị/ cam kết của KH, Giấy đề nghĩ kiêm phương
án vay, Giấy nhận nợ để trình BGĐ ký giải ngân.
Sau đó, BTD Hội sở sẽ tiến hành giải ngân
Trước khi giải ngân: đề nghị KH công chứng, đăng ký TSĐB theo quy định của
Vietbank. Ngân hàng thực hiện giải ngân khi có kết quả dăng ký giao dịch đảm
bảo.
Khi giải ngân: Theo quy định của Vietbank.
Sau giải ngân: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau giải ngân 60 ngày.
2.2.5. Quản lý và thu hồi nợ
Lưu tất cả giấy tờ có liên quan vào hồ sơ, dán mã số vào gáy hồ sơ để tiện theo dõi,
kiểm tra, sau đó, xếp vào tủ hồ sơ.
Một số thắc mắc thƣờng gặp ở KH:
1. Tôi cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì để hoàn tất bộ hồ sơ vay?
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 16
Các loại giấy tờ mà KH cần cung cấp cho chuyên viên Tín dụng gồm các loại hồ sơ
pháp lý, hồ sơ vay, hồ sơ TSĐB, hồ sơ tài chính và thu nhập, hồ sơ chứng minh mục đích
vay.
Xét trường hợp cụ thể của ông Mai Văn T., ông cần cung cấp cho chuyên viên tín
dụng những hồ sơ sau đây:
Hồ sơ pháp lý gồm:
- CMND của ông Mai Văn T. và vợ, Hộ khẩu.
- Giấy ĐKKH.
Hồ sơ vay gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất/ kinh doanh/ dịch vụ/ phục vụ đời sống.
- Giấy đăng ký thông tin giao dịch.
Hồ sơ TSĐB gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Biên bản thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp.
- Tờ khai lệ phí trước bạ.
- Cam kết thế chấp.
Hồ sơ tài chính và thu nhập gồm:
- Bảng lương của KH và vợ.
- Hợp đồng lao động của KH và vợ.
- Danh sách người phụ cấp.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Hợp đồng thuê nhà.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 17
- Bảng đồ hiện trạng.
Hồ sơ chứng minh mục đích vay gồm:
- Biên nhận đặt cọc.
Theo anh Võ Phú Lộc, thông thường KH không nắm được các loại giấy tờ cần thiết cho
việc hoàn tất hồ sơ vay, chính vì vậy mà người chuyên viên tín dụng cần thông báo cụ thể
cho KH trước khi tiến hành lập hồ sơ. Nhờ vậy, cả KH lẫn chuyên viên tín dụng đều tiết
kiệm được thời gian đi lại.
2. Đối với các loại giấy tờ liên quan đến TSĐB, liệu tôi có được giữ lại bản chính và giao
cho phía Ngân hàng bản photo đã qua công chứng không?
Không, KH không được quyền giữ lại bản chính của các loại giấy tờ liên quan đến
TSĐB.
Bổ sung thêm:
Các loại giấy tờ liên quan đến TSĐB có thể là:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở (có kèm theo trích lục sơ đồ địa chính của
khu đất).
Tại Vietbank, các loại giấy tờ liên quan này sẽ được lưu giữ dưới hai dạng: một là,
bản chính được lưu giữ tại kho; hai là, bản photo (đã qua công chứng) được lưu giữ cùng
với bộ hồ sơ vay của KH.
Việc lưu giữ bản chính mà Ngân hàng thực hiện nhằm tránh các trường hợp cố ý
bán, trao đổi, chuyển nhượng,. của KH, đồng thời, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra,
làm hư hại đến các loại giấy tờ trên.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 18
3. Tôi có được giải ngân bằng USD không?
Không, Ngân hàng không thể giải ngân cho KH bằng USD.
Bổ sung:
Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ có quy định phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định
của pháp luật;
b) Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp
luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy
định của pháp luật;
d) Mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp
luật;
e) Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.”
4. Tôi có được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt không?
Không, KH sẽ không được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt.
Bổ sung:
Nhằm mục đích kiểm soát dòng tiền của KH, chuyên viên tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng
tạo một tài khoản Allotment. Và KH sẽ được giải ngân thông qua tài khoản này.
Ví dụ, trường hợp của KH Mai Văn T.:
Chuyên viên tín dụng kiểm soát dòng tiền của KH với mục đích:
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 19
- Kiểm soát dòng tiền vào như là phần vốn vay được ngân hàng giải ngân, phần lãi
vay và vốn gốc mà KH gửi vào tài khoản để tất toán lãi vay và vốn gốc.
- Kiểm soát dòng tiền ra như là việc KH sử dụng tài khoản này để thanh toán hợp
đồng bán xe với bên bán.
Tài khoản Allotment có ý nghĩa quan trọng trong việc giải ngân, vì:
- Cả chuyên viên tín dụng lẫn KH đều có thể dễ dàng truy vấn tài khoản để biết được lịch
sử giao dịch.
- Đối với KH, tài khoản này giúp họ tiết kiệm được thời gian đến Ngân hàng để kí các
biên bản giải ngân.
- Đối với chuyên viên tín dụng, tài khoản này sẽ hỗ trợ chuyên viên tín dụng trong việc
xác đinh xem liệu KH có sử dụng vốn vay vào đúng mục đích ban đầu không.
Nhận xét: Hoàn thành khá tốt.
Kinh nghiệm tích lũy: Dưới sự hướng dẫn của Anh Võ Phú Lộc, tôi đã từng bước
tiếp cận với cách làm hồ sơ cho vay tại Vietbank. Qua công việc thực tế là thiết lập
một bộ hồ sơ cho Vay sinh hoạt tiêu dùng cho KH, tôi nhận thức rõ hơn về công
việc của một chuyên viên tín dụng, nhờ đó ý thức được khoảng cách giữa lý thuyết
và thực tiễn công việc. Và sau đây là những điều tôi ghi nhận lại được sau quá trình
hỗ trợ anh Võ Phú Lộc lập hồ sơ vay:
- Phải luôn nắm bắt được nhu cầu của KH và tư vấn sản phẩm đúng với mục đích
và mong muốn sử dụng của KH.
- Phải thật tỉ mỉ và cẩn trọng trong khi nhận hồ sơ nhằm tránh những sai sót đáng
tiếc có thể xảy ra.
- Phải thu thập đầy đủ hồ sơ khách hàng trong 01 lần để tránh làm phiền KH và tiết
kiệm thời gian đi lại cho bản thân.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 20
- Giải quyết hồ sơ KH nhanh chóng, tránh để tình trạng kéo dài, sẽ ảnh hưởng
không tốt đến tâm lý KH trong quyết định quay lại quan hệ tín dụng với Ngân
hàng lần sau.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 21
3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
3.1. Nhận xét
Tôi đã thích nghi khá tốt trong môi trường công việc mới, trong sự quan tâm cũng
như cảm tình của một số anh chị làm chung. Và điều quan trọng nhất là tôi học hỏi được
nhiều điều bổ ích từ công việc này. Môi trường công việc thực tế khác nhiều so với môi
trường học tập trên giảng đường. Bên cạnh đó, qua nhiều tuần thực tập tại Vietbank, tôi đã
định hình cho mình kỹ năng và phong cách làm việc của mình cho công việc tương lai.
Những điều tôi đã học được từ quá trình thực tập nhận thức:
Biết đến khái niệm thời gian làm việc như một nhân viên thực thụ (giờ làm việc
buổi sáng 8h đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 16h30).
Tác phong ăn mặc: phải ăn mặc nghiêm túc, lịch sự ( Quần tây đen, áo sơ mi
trắng, giày bít mũi).
Giao tiếp: lịch sự, nhã nhặn và thân thiện.
Tạo được những mối quan hệ mới, biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng
và năng động.
Tạo được niềm tin và mối quan hệ tốt với các nhân viên trong công ty, đồng
thời, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để có được sự tự tin trong giao tiếp.
Sử dụng tốt hầu hết các dụng cụ văn phòng.
3.2.Thuận lợi – Khó khăn
3.2.1. Thuận lợi
Tôi đã vinh dự được thực tập tại môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp tại
NHVNTT, với áp lực công việc cao đã tạo nhiều động lực làm việc cho tôi. Qua đó, tôi
được thử sức với nhiều công việc khác nhau và từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiến,
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 22
phục vụ cho công việc sau này. Đặc biệt, em thật may mắn khi được các anh chị là những
người đi trước đã chỉ dẫn tận tình, tạo nhiều điều kiện phù hợp để tôi hoàn thành công
việc. Bên cạnh đó, tôi đã được tiếp xúc với nhiều đối tượng KH, học hỏi thêm được cách
ứng xử đa dạng.
3.2.2 Khó khăn
Tám tuần thực tập tại môi trường thực tế là một trải nghiệm quan trọng đối với bản
thân tôi nói chung và với các bạn sinh viên thực tập nói chung. Nhưng vì đây là lần đầu
tiếp cận với doanh nghiệp nên tôi cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu xót:
Những nền tảng kiến thức mà tôi được trang bị trong thời gian 2 năm đầu tiên đại học
đã không được áp dụng nhiều.
Nhận thấy có một sự chênh lệch lớn giữa kiến thức và thực tiễn.
Còn nhiều thiếu xót trong quá trình thực tập tại môi trường doanh nghiệp.
Có nhiều công việc mới cần học hỏi và làm quen để thành thạo.
3.3. Đánh giá
Sau tám tuần thực tập tại Phòng kinh doanh của PGD Lê Văn Khương, với tất cả sự
cố gắng và kiến thức đã tích lũy được, tôi đã học hỏi và quan sát công việc của mọi người
xung quanh, cũng như hoàn thành tốt những công việc được giao.
Tôi đã phần nào hoàn thành những mục tiêu mà mình tự đặt ra từ những ngày đầu
của quá trình thực tập, cụ thể:
Mục tiêu 1: Hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức.
Mục tiêu 2: Làm quen với môi trường thực tế tại.
Mục tiêu 3: Xây dựng mối quan hệ tốt với các anh chị tại Ngân hàng.
Mục tiêu 4: Áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức 23
Tuy chưa hoàn thiện đến mức hoàn hảo, nhưng tôi tự thấy hài lòng với những kinh
nghiệm và kiến thức mà tôi được bô sung qua đợt thực tập này. Thực tập nhận thức thật sự
là một môn học đặc biệt cần thiết đối với bất kì sinh viên nào, nó đã giúp tôi định hình
được công việc, cũng những kỹ năng mà tôi cần trang bị trong thời gian tới
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức ix
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắc khe. Chính vì vậy
mà việc hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp sớm sẽ tạo được nhiều lợi thế cho sinh
viên. Sau tám tuần thực tập, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như nâng
cao được một số kỹ năng cho bản thân. Đồng thời, tôi cũng mở rộng được mối quan hệ của
mình trong một lĩnh vực mới. Có cả những khó khăn và thuận lợi, và tất cả đều đã trui rèn
cho tôi trưởng thành hơn và nhìn nhận vấn đề thực tế hơn.
Qua quyển báo cáo này, tôi muốn chia sẻ đến người đọc những việc làm thực tế
cũng như những nhận xét, kinh nghiệm mà tự bản thân tôi đã đúc kết nên. Đây sẽ là một
hành trang quan trọng trong quá trình vào đời sắp tới của bản thân tôi cũng như nhiều sinh
viên khác.
Trường Đại học Hoa Sen Nguyễn Thị Lý Uyên - 104571
Báo cáo thực tập nhận thức x
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành quyển báo cáo này, tôi đã tham khảo tài liệu từ các nguồn sau:
- www.vietbank.com.vn.
- Các văn bản đã được ban hành về Chính sách và quy trình cấp tín dụng của
Vietbank.
- Các văn bản về sản phẩm Vay sinh hoạt tiêu dùng.
- Hồ sơ vay của khách hàng Mai Văn T.
- Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_ttnt_nguyenthilyuyen_4565.pdf