Đề án môn học: CÔNG TÁC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Trình bày tính cấp thiết, lý do chọn đề tài và giới thiệu kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
. Khái quát về lao độngLao độngPhân loại lao động1.2. Khái quát tiền lương
1.2.1. Tiền lương
1.2.2. Phân loại tiền lương
1.2.3. Quỹ lương
1.2.3.1. Quỹ tiền lương doanh nghiệp
1.2.3.2. Cách tính quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
1.3. Các khoản trích theo lương
1.3.1. BHXH
1.3.2. BHTN
1.3.3. BHYT
1.3.4. KPCĐ
-> Nêu mục đích của các khoản này và cách tính
1.4. Các khoản phụ cấp lương trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
2.1. Nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán hạch toán
2.2. Chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.3. Sổ sách kế toán áp dụng
2.4. Tài khoản sử dụng
2.5. Phương pháp hạch toán lao động – tiền lương
2.5.1. Hach toán số lượng lao động
2.5.2. Hạch toán thời gian lao động
2.5.3. Hạch toán kết quả lao động
2.6. Phương pháp Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
2.6.1. Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động
2.6.2. Kế toán các khoản trích theo lương
2.6.3. Kế toán tiền lương phép trong doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4456 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đ
ể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học nói chung và theo mục tiêu và chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán của trường Đại học Quy Nhơn trước khi kết thúc khóa học mỗi học viên trên cơ sở kiến thức chuyên ngành đã được học xây dựng cho mình một kế hoạch đề án môn học.
Qua thời gian học tập và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cùng với sự nổ lực của bản thân với lượng kiến thức non trẻ chưa va chạm thực tế mà cụ thể là lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. Do vậy, trong quá trình viết đề án không tránh khỏi những khiếm khuyết đáng kể, kính mong Thầy giáo hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Tiến cùng các thầy cô trong tổ bộ môn đóng góp những ý kiến quý báu để đề tài của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, Em xin trân thành cảm ơn Thầy giáo - ThS: Nguyễn Ngọc Tiến đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất dù nó có qui trình sản xuất hiện đại hay lạc hậu thì cũng chính là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cần thiết cho xã hội. Như vậy, một quá trình sản xuất bao giờ cũng cần phải có 3 yếu tố: lao động, tư liệu sản xuất và đối tượng lao động; nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì sẽ không có quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Vậy lao động là một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Như chúng ta đã biết, trong mỗi quá trình sản xuất thì con người phải mất đi một lượng lao động sống và lao động vật hóa và con người cần phải bù đắp lại lượng lao động này thông qua các chế độ trả lương trả công để tái tạo lại sức lao động.
Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, có thể là về lợi ích kinh tế hay về việc thỏa mãn nhu cầu nào đó. Hay nói cách khác, sự hao phí sức lao động của con người là có mục đích rõ ràng, từ mục đích này đã thúc đẩy con người tham gia vào các quá trình sản xuất xã hội.
Đối với nước ta hiện nay đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần; nhưng để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần này theo hướng XHCN thì Đảng và Nhà nước ta đề ra phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thành cơ chế thị trường với sự quản lý quỹ mô của Nhà nước cho nên nhu cầu lao động là một vấn đề rất cần thiết.
Trong hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc, để củng cố và giữ vững thành quả đã đạt được, khắc phục những sai lầm và khuyết điểm, vượt qua những khó khăn bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước đi theo con đường Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Và các cấp lãnh đạo đã và đang quan tâm không ít đó là các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán cho công nhân viên.
Đứng trước tình hình đó các đơn vị kinh tế phải tổ chức cho đơn vị mình một bộ máy kế toán, nhưng công tác kế toán ở các đơn vị thì hoàn toàn không giống nhau. Tùy theo sự phát triển của các đơn vị mà công tác kế toán ở các đơn vị sử dụng một hình thức kế toán thích hợp theo chế độ Nhà nước qui định, nhưng với hình thức nào tất cả các đơn vị cũng phải có phần kế toán lao động và tiền lương.
Thật vậy, công tác lao động và tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng, nếu làm tốt công tác lao động sẽ phục vụ đắt lực cho công tác tổ chức quản lí trong doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất của các doanh nghiệp phát triển cao. Đồng thời còn phục vụ tốt cho công tác tính và trả lương được chính xác. Nếu sử dụng đúng đắn quỹ tiền lương thì đây sẽ là một đoàn bẫy kinh tế rất quan trọng, sẽ kích thích người lao động tích cực hơn nhằm phát huy những tiềm năng, những sáng kiến và giúp cho họ có điều kiện vượt bậc. Đồng thời cũng là biện pháp để tăng trưởng nền kinh tế. Do đó kế toán lao động và tiền lương cũng là một vấn đề cần nghiên cứu.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
Khái quát về lao động
Lao động:
- Lao động là hoạt động trí óc và chân tay của con người, nhằm tác động vào đối tượng tự nhiên để biến đổi những đối tượng tự nhiên thành những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các chi phí cơ bản để cấu thành nên giá trị sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lí lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao về đời sống về vật chất và tinh thần cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
Phân loại lao động:
Tại các doanh nghiệp, kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích teo lương là một bộ phận công việc phức tạp trong kế toán chi phí kinh doanh, bỡi vì cách trả thù lao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị, các thời kỳ … Việc kế toán chính xác cho phí về tiền lương và các khoản trích theo lương có vị trí quan trọng , là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm. Đồng thời, nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho Ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội.
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau teo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau:
- Phân loại lao động theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước được chính xác.
- Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất:
Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, má móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguên, vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguên, vật liệu trước khi đưa vào sản xuất ….)
+ Lao động gián tiếp sản xuất:
Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê, …), nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị, …).
Cách phân loại nà giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với êu cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp.
- Phân theo chức năng lao động của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách này toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại:
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến.
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng.
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
1.2 Khái quát tiền lương
1.2.1 Tiền lương:
- Tiền lương là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ dùng để bồi đắp lao động đã hao phí, được các doanh nghiệp căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động đã cống hiến để chi trả cho người lao động.
- Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất lao động.Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện.
- Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
1.2.2 Phân loại tiền lương:
a. Các hình thức tiền lương:
Hiện nay ở nước ta việc tính trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của cế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức (chế độ) tiền lương theo thời gian, tiền lương thưo sản phẩm và tiền lương khoán.
+ Hình thức trả lương theo thời gian:
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định.
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ- kế toán,… Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thưo thời gian có thể chia ra:
- Tiền lương tháng: là tiền lương trả định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
- Tiền lưong tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhâ n (x) (với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần
- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng.
- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của Luật lao động (không quá 8 giờ/ngày.
* Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức tiền lương này dễ làm, dễ tính toán nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì hình thức tiền lương này chưa được tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến.
- Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất nhân (x) đơn giá tiền lương quy định cho 1 sản phẩm, ngoài ra không chịu 1 sự hạn chế nào.
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp:
Áp dụng để trả lương cho công nhân phục vụ sản xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng, máy móc, thiết bị, …). Mặc dầu lao động của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công nân trực tiếp sản xuất. Vì thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho công nhân phục vụ. Nhờ đó, bộ phận công nhân phục vụ sẽ phục vụ tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất, từ đó có giải pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất.
- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản sản phẩm (trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí, ….). Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, …
- Tiền lương lao động lũy tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức độ hoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương luỹ tiến càng lớn. Nhờ vậy, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến sẽ kích thích được người lao động tăng nhanh năng suất lao động.
- Tiền lương khoán theo thời gian công việc:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành.
Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiêm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến ,….).
Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản, … các qũy này đựơc hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Quỹ lương
1.2.3.1 Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất dùng để trả cho các loại lao động giản đơn trong các điều kiện làm việc bình thường. Vì vậy khi xây dựng mức lương tối thiểu Chính phủ đã căn cứ vào một số yếu tố sau:
Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu của mức sống tối thiểu cho họ và gia đình họ, những nhu cầu đó là: ăn mặc, đi lại, giải trí, …
Căn cứ vào mức lương trung bình của cả nước: xuất phát từ mức lương trung bình để xây dựng mức lương tối thiểu.
Căn cứ vào sự biến động giá cả.
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng năng suất lao động tùy theo tình hình thực tế về các nhân tố tác động.
1.2.3.2. Cách tính quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
Dựa trên cơ sở hình thành mức lương tối thiểu của nền kinh tế Nhà nước xây dựng hệ thống tiền lương cấp bậc áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm thanh lương và bẳng lương.
Thang lương áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Bảng lương được áp dụng cho lao động gián tiếp và viên chức Nhà nước
Tùy theo ngành nghề và mức độ phức tạp của công việc mang tính chất khác nhau mà hệ thống thang lương và bảng lương bao gồm 3 bộ phận:
* Số lương cấp bậc: thể hiện mức độ phức tạp của từng loại công việc trong ngành nghề đó.
* Hệ số cấp bậc: thể hiện về mới quan hệ về tiền lương giữa một bậc nào đó so với bậc 1.
* Mức lương: Nhà nước xây dựng mức lương bậc 1 cho từng loại ngành nghề.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và chi trả lương bao gồm các khoản:
+ Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán.
+ Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhận khách quan trong thời gian điều động đi công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ qui định, thời gian nghỉ phép thời gian đi học, …
+ Các loại phụ cấp làm đêm thêm giờ.
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra, trong quỹ tiền lương còn có cả các khoản tiền trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Về phương diện hạch toán, tiền lương công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại:
* Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các phụ cấp kèm theo.
* Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng lương theo qui định của chế độ.
Việc phân chia tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm mà được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Quản lý quỹ tiền lương phải trong quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhằm sử dụng hợp lý tiền thưởng thúc đẩy tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm
1.3 Các khoản trích lương:
1.3.1 BHXH:
- Bảo hiểm xã hội cũng là một bộ phận của giá trị sản phẩm được sử dụng để phân phối lại, nhằm giải quyết các trường hợp cho công nhân viên.
- BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động: như đau ốm, thai sản, tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
- Cùng với tiền lương và các khoản trích lập của quỹ nói trên hợp thành các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm,việc tinhứ toán chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lí và theo dõi quá trình hoạt động sử dụng thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản tiền liên quan cho người lao động. Một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động. Mặt khác, kết thúc việc sử dụng lao động hợp lí có hiệu quả.
- Mức đóng BHXH bắt buộc: Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng; trong đó: người lao động đóng 6%, đơn vị SDLĐ đóng 16%.
1.3.2 BHTN:
Người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc.
Mức đóng BHTN: Mức đóng BHTN hàng tháng bằng 2% mức tiền lương, tiền công tháng; trong đó: Người lao động đóng 1%, đơn vị SDLĐ đóng 1%
1.3.3 BHYT:
Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Theo chế độ qui định doanh nghiệp chịu một phần và sẽ được tính trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng, phần còn lại do người lao động phải nộp, thông thường trừ vào tiền lương công nhân viên, BHYT được nộp lên cơ quan quản lí chuyên môn để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của công nhân viên.
- Mức đóng BHYT bắt buộc: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng; trong đó: Người lao động đóng 1,5%, đơn vị SDLĐ đóng 3%
1.3.4 KPCĐ:
Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức, của giới lao động,chăm sóc bảo vệ sức khỏe của người lao động.
KPCĐ cũng được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp hàng tháng, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp quản lí và chi tiêu theo chế độ qui định, một phần nộp cho công đoàn cấp trên và một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
- Mức đóng KPCĐ: Mức đóng KPCĐ hàng tháng bằng 2% mức tiền lương tiền công tháng; trong đó: Người SDLĐ đóng 2%.
Việc quản lí và trích lập các quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN có ý nghĩa quan trọng cả đối với việc tính chi phí sản xuất kinh doanh và cả đối với việc đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong doanh ngiệp.
1.4. Các khoản phụ cấp lương trong doanh nghiệp
Các khoản phụ cấp lương trong doang nghiệp gồm có:
Phụ cấp chức vụ
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp độc hại nguy hiểm
CHƯƠNG 2:
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Nhiệm vụ nguyên tắc hạch toán:
Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ là vấn đề quan tâm riêng của công nhân viên mà là vấn đề doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Vì vậy, kế toán lao động và thù lao lao động có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời về số lượng và chất lượng, thời gian và kết quả lao động, tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động, kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ tiền lương, trợ cấp BHXH và việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH.
- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động. Tiền lương và BHXH mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương và BHXH đúng chế độ.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương và BHXH phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả, tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỹ thuật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và BHXH.
2.2 Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chứng từ chủ yếu sau:
- Bảng chấm công (mẫu số 01a-LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02- LĐTL
- Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 03- LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 05- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06- LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08- L ĐTL)
- Biên bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (mẫu số 09- LĐTL)
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10- LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11- LĐTL)
Các chứng từ trên có thể sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp ghi sổ
2.3. Sổ sách kế toán áp dụng:
Sổ kế toán dụng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có lien quan đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các qu định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ_CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ qu định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký, Sổ Cái.
Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.4 Tài khoản sử dụng:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”
Nội dung kinh tế:
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
Nội dung kết cấu:
Bên nợ:
Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của người lao động.
Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động.
Bên có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong kỳ.
Số dư bên có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho người lao động
Số dư bên nợ (nếu có):
Số trả thừa cho người lao động
Tài khoản này bao gồm 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 3341 “Phải trả công nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
+ Tài khoản 3348 “Phải trả người lao động khác”: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài người lao động của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của họ.
* Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”:
Nội dung kinh tế:
Tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả và phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản thanh toán nợ phải trả (từ tài khoản 331 đến tài tài khoản 337) ở trên.
Nội dung kết cấu:
Bên nợ:
- Xử lý giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân;
- BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động;
- Nộp kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý;
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện khi đến kỳ;
- Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm các khoản phải trả, phải nộp khác (chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi hợp đồng cho thuê tài sản bỏ dở; …)
Bên nợ:
- Giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý;
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định;
- Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ;
- Các khoản phải trả liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Các khoản phải trả phải nộp khác;
- Các khoản chi hộ, chi vượt được thanh toán.
Số dư bên có:
Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử lý và các khoản còn phải trả, phải nộp khác.
Số dư bên nợ (nếu có):
Phản ánh số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp và số chi BHXH, KPCĐ chi hộ, chi vượt chưa được cấp bù.
Tài khoản 338 chi tiết làm 8 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết”;
+ Tài khoản 3382 “Kinh phí công đoàn”;
+ Tài khoản 3383 “Bảo hiểm xã hội”;
+ Tài khoản 3384 “Bảo hiểm y tế”;
+ Tài khoản 3385 “Phải trả về cổ phần hóa”;
+ Tài khoản 3386 “Nhận ký quĩ, ký cược ngắn hạn”;
+ Tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”;
+ Tài khoản 3388 “Phải nộp khác”.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 138, 141, …
2.5 Phương pháp hạch toán lao động - tiền lương:
- Hàng tháng, tính ra tổng số tiền lương và các khoản phu cấp mang tính chất tiền lương phải trả công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ, tiền thưởng trong sản xuất- kể cả lương phép trong các doanh nghiệp không trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất …) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 623 (6231): phải trả công nhân sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 (6271- chi tiết phân xưởng): phải trả nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ TK 641 (6411): phải trả cho nhân viên bán hang, tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 642 (6421): phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241: phải trả lao động bộ phận xây dựng cơ bản.
Có TK 334: tổng số thù lao lao động phải trả
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 623 (6231): phải trả công nhân sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 (6271- chi tiết phân xưởng): phải trả nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ TK 641 (6411): phải trả cho nhân viên bán hang, tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 642 (6421): phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241: phải trả lao động bộ phận xây dựng cơ bản.
Nợ TK 334: phần trừ vào thu nhập của công nhân viên chức.
Có TK 338 (3382,3383,3384,3388): tổng số kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải trích.
- Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ:
Nợ TK tập hợp chi phí liên quan (622, 623, 627, 641, 642, 241,…): phải trả người lao động ở các bộ phận.
Nợ TK 431 (4312): số tiền ăn ca vượt mức qui định (phần chi vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước qui định đối với công chức).
Có TK 334: tổng số tiền ăn ca phải trả trong kỳ.
- Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối qui, cuối năm):
Nợ TK 431 (4311): thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
Có TK 334: tổng số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.
- Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong ốm đau, thai sản , tai nạn lao động …)
Nợ TK 338 (3383): ghi giảm quỹ bảo hiểm xã hội.
Có TK 334: ghi tăng số phải trả người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên :
Nợ TK 334: tổng số các khoản khấu trừ.
Có TK 333 (3335): thuế thu nhập cá nhân phải nộp.
Có TK 141: số tạm ứng trừ vào lương.
Có TK 138: các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại …
- Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương …), bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho công nhân viên chức:
+ Nếu thanh toán bằng tiền mặt:
Nợ TK 334: các khoản đã thanh toán.
Có TK 111: thanh toán bằng tiền mặt.
Có TK 112: thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng.
+ Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá:
. Ghi nhận giá vốn vật tư hàng hoá:
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hang bán trong kỳ.
Có TK liên quan (152, 153, 154, 155, …)
. Ghi nhận giá thanh toán:
Nợ TK 334: tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT).
Có TK 512: giá tanh toán không có thuế GTGT.
Có TK 3331 (33311): thuế GTGT đầu ra phải nộp.
- Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp:
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388): ghi giảm số phải nộp.
Có TK có liên quan (111, 112, …)
- Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp:
Nợ TK 338 (3382): ghi giảm kinh phí công đoàn.
Có TK 111, 112, …” ghi giảm số tiền.
- Cuối kỳ, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334: ghi giảm số phải trả người lao động.
Có TK 338 (3388): ghi tăng số phải trả khác.
- Trường hợp số đã trả, đã nộp về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội (kể cả số vượt chi ) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi:
Nợ TK 111, 112: số tiền được cấp bù đã nhận.
Có TK 338: số được cấp bù (3382, 3383)
- Đối với doanh ngiệp sản xuất mang tính thời vụ và doanh nghiệp có trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh lương phép thực tế phải trả cho người lao động trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 335: phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK liên quan (627, 641, 642): phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334: tổng số lương phép phải trả cho người lao động trong kỳ.
- Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, tiến hành trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 622 )chi tiết đối tượng): trích trước lương phép tính vào chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335: trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch.
KẾT LUẬN
Đây là giai đoạn đầu để bản thân em có điều kiện làm quen với công việc để sau này khi thực tập tiếp xúc với thực tế, làm quen với công việc ngoài xã hội không có gì gọi là bỡ ngỡ nữa.
Thời gian viết đề án môn học là thời gian để học viên vận dụng những kiến thức đã học, mỗi học viên tự chọn cho mình một chuyên đề và em đã chọn chuyên đề kế toán lao động- tiền lương để làm đề tài môn học.
Mặc dù đề tài kế toán lao động- tiền lương nó không được phong phú và đa dạng như các chuyên đề khác nhưng em thiết nghĩ nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá thì điều cơ bản và cần thiết đó là nhân tố lao động.
Trong mọi thời đại, mọi chế độ xã hội lao động vẫn là nhân tố không thể thiếu được nhưng ở mỗi một chế độ xã hội, mỗi một đơn vị kinh tế có một cách tính và trả lương cho người lao động khác nhau, có bộ phận thì tính lương theo thời gian, có bộ phận thì tính lương theo sản phẩm.
Thời gian viết đề tài môn học có hạn, việc tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những thiếu soát. Em rất mong sự góp ý của ban lãnh đạo nhà trường và thầy cô, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Tiến để em bổ sung cho phần kiến thức được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp- Nhà xuất bản Tài chính năm 2006
3. Tài liệu học tập.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Sự cần thiết của kế toán lao động – tiền lương 2
Chương I: Tổng quát về kế toán lao động – tiền lương 4
1.1 Khái quát về lao động 4
1.1.1 Lao động 4
1.1.2 Phân loại lao động 4
1.2 Khái quát tiền lương 6
1.2.1 Tiền lương 6
1.2.2 Phân loại tiền lương 6
1.2.3 Quỹ lương 9
1.2.3.1 Quỹ lương của doanh nghiệp 9
1.2.3.2 Cách tính quỹ lương của doanh nghiệp 9
1.3 Các khoản trích theo lương lương 11
1.3.1 BHXH 11
1.3.2 BHTN 11
1.3.3 BHYT 11
1.3.4 KPCĐ 12
1.4 Các khoản phụ cấp lương 12
Chương II: kế toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất 13
2.1 Nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán 13
2.2 Chứng từ và luân chuyển chứng từ 13
2.3 Sổ sách kế toán áp dụng 14
2.4 Tài khoản sử dụng 14
2.5 Phương pháp hạch toán lao động – tiền lương 17
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA Nguyen Thi Xuan Lieu.doc
- DECUONGCHITIETlieu..doc