Đề án Mở ngành công nghệ thực phẩm

Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được xây dựng trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ về khung chương trình đào tạo bậc đại học. Trong quá trình xây dựng chương trình, trường đã tham khảo thêm khung chương trình ngành Công nghệ thực phẩm của các trường đại học trong nước (đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phê duyệt khung chương trình đào tạo và mở ngành Công nghệ thực phẩm) như : Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mở ngành công nghệ thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------óóó --------- Thái nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2008 ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM I. SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 1.1 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về Công nghệ thực phẩm cho xã hội Công nghệ thực phẩm ngày nay có những bước tiến vũ bão, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao giá trị của các mặt hàng nông, lâm ngư nghiệp. Những năm gần đây, ở các nước trên thế giới và trong khu vực, công nghệ thực phẩm được chú trọng phát triển vì tiềm năng to lớn trong tương lai. Hiện nay, công nghệ thực phẩm đang trợ giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như: an toàn lương thực, xoá đói giảm nghèo…. Nhận thức rõ vai trò của công nghệ thực phẩm trong đời sống xã hội, các nước trên thế giới và trong khu vực đã đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao về công nghệ thực phẩm, đội ngũ này đang có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng. Việt Nam là quốc gia đi sau, tụt hậu so với thế giới về công nghệ thực phẩm, đội ngũ cán bộ khoa học rất thiếu so với nhu cầu thực tế. Nhu cầu nguồn cán bộ CNTP cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhất là các cơ sở thuộc địa bàn miền núi hầu như chưa được đáp ứng, chủ yếu dựa vào các giải pháp tạm thời, đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu công việc, tốn kém thời gian và kinh phí. Vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng trọng điểm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên gồm 15 tỉnh với diện tích 10.313.876 ha (chiếm 31 % diện tích toàn quốc), dân số 13.291.000 (40% là người dân tộc thiểu số) chiếm 15,1 % dân số cả nước, là vùng được xác định có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp. Chính sách của Đảng, Chính phủ thể hiện rõ việc ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp miền núi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển CNTP đang là tiềm năng to lớn ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền núi nói riêng. Ở khu vực miền núi phía Bắc, điều kiên tự nhiên và đất đai cho phép phát triển nông lâm nghiệp ở qui mô lớn và sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm nông nghiệp, rất cần thiết phải có sự trợ giúp của ngành CNTP. Các sản phẩm nông lâm nghiệp ở miền núi có thể được phân làm 2 loại với mức chế biến khác nhau trên thị trường: (i) sản phẩm lương thực và thực phẩm (lúa ngô, khoai, sắn, các loại thịt, trứng...), đa phần bán ở dạng sản phẩm thô vừa sau thu hoạch hoặc qua sơ chế. Kỹ thuật và thiết bị nghèo nàn không cho phép bảo quản sản phâm lâu ngày, sau thu hoạch phải bán ngay, vì vậy giá cả lên xuống thất thường gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất, nhiều gia đình nhất là các hộ nghèo rất khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. Điển hình cho việc bán sản phẩm thô là tỉnh Sơn La, có diện tích và sản lượng ngô hạt đứng đầu trong toàn quốc, nhưng 100 % số hộ ở đây bán ngô ngay sau khi thu hoạch. Theo tính toán, nếu người nông dân có thể tự chế biến hoặc bảo quản tốt, hiệu quả có thể lên đến 150% so với việc bán sản phẩm thô; (ii) các sản phẩm từ cây công nghiệp và hoa quả: miền núi phía Bắc có nhiều vùng sản xuất sản phẩm đặc sản như: chè Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, cam Tuyên Quang, Vải Thiều Lục Ngạn, mận Bắc Hà, soài Yên Châu, Điện Biên....Đối với sản phẩm chè, là loại sản phẩm tương đối dễ chế biến và bảo quản, người sản xuất chế biến sản phẩm chè chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, vì vậy độ an toàn không cao, chi phí đầu vào lớn làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Có nhiều nguyên nhân trong đó có việc chế biến thủ công rất khó kiểm soát chất lượng làm cho giá chè của Việt Nam trên thế giới thuộc loại rẻ nhất, ở phía sau rất xa so với chè của Srilanca, Ấn Độ.... Đối với các loại quả, việc chế biến và bảo quản sản phẩm còn là một bài toán chưa có lời giải đối với sản xuất. Đến vụ thu hoạch, quả thu hoạch với khối lượng lớn trong một thời gian ngắn, nhanh hư hỏng mất chất lượng do không được bảo quản. Ví dụ như ở Lục Ngạn, trong nhiều năm gần đây, vào thời điểm thu hoạch vải quả, giá giảm xuống chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg, người sản xuất chế biến sản phẩm chủ yếu là vải khô thông qua phơi sấy. Tuy nhiên thiết bị và kỹ thuật lạc hậu, không có khả năng đánh giá chất lượng và độ an toàn thực phẩm, vì thế giá cả thất thường và nhiều hộ gia đình sản xuất không có lãi. Hiện tượng sản phẩm ế đọng, hư hỏng do không có khả năng chế biến bảo quản rất phổ biến với các vùng sản xuất như: mận ở Bắc Hà, cam quýt ở Tuyên Quang, xoài Yên Châu.... Từ năm 2000 đến nay, chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nhấn mạnh việc ưu tiên đầu tư về chế biến, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, đa phần các tỉnh miền núi phía Bắc lúng túng, khó khăn trong triển khai do thiếu nguồn cán bộ thực hiên chương trình. Nhiều tỉnh đã không thể tiếp nhận chương trình do không có năng lực triển khai. Miền núi phía Bắc Việt Nam có 03 cơ sở đào tạo bậc đại học (Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Hùng Vương) và 01 cơ sở nghiên cứu (Viện KHKT Nông Nghiệp Đông Bắc), cả 04 cơ sở nêu trên hiện tại chưa có ngành đào tạo về CNTP phục vụ nhu cầu phát triển vùng. Trước đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên xây dựng đề án mở ngành đào tạo “Công nghệ thực phẩm”, như một yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi phía Bắc Việt Nam. 1.2 Chiến lược phát triển Công nghệ thực phẩm ở Việt Nam. Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Ngày nay, việc ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến đã trở thành nền tảng của phát triển kinh tế đất nước. Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của khoa học- công nghệ. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đặt ra nhiệm vụ: “...nắm bắt công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới để có thể tiến nhanh vào hiện đại hoá ở những khâu quyết định...”. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1996) đã ban hành nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010, khẳng định chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao nhằm nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân. Quyết tâm phát triển công nghệ cao trong đó có Công nghệ thực phẩm được thể hiện qua hàng loạt các văn bản của Đảng và Chính phu kế tiếp nhau theo thời gian: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm trên được cụ thể hoá, phát triển phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế khi Việt Nam ra nhập WTO. Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngang bằng với các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn ở Việt Nam. Công nghệ thực phẩm được trú trọng phát triển các lĩnh vực sau: Công nghệ sơ chế: đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ trong sơ chế, phân loại, làm sạch, đóng gói với những loại bao bì thích hợp, màng thông minh nhằm tạo ra các nông phẩm chất lượng cao, ổn định và đồng nhất phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Tập trung giải quyết các công nghệ có quy mô nhỏ và vừa phục vụ yêu cầu sơ chế tại chỗ của các hộ, nhóm hộ, nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt cho các cơ sở chế biến tập trung. Công nghệ bảo quản: Chú trọng phổ cập các công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch. Tiếp thu và phổ cập các công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để bảo quản rau, hoa, quả tươi, các mặt hàng thuỷ sản, các sản phẩm chăn nuôi phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nghiên cứu sử dụng chất bảo quản sinh học, chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên, từng bước thay thế chất bảo quản hoá học có độc tính cao. Công nghệ chế biến: Tận dụng mọi khả năng để tiếp cận các công nghệ chế biến tiên tiến phù hợp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, chú trọng nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ chế biến đối với một số sản phẩm có lợi thế và có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thuỷ sản, cà phê, chè, điều, cao su, sản phẩm thịt, sữa, rau, quả, nước quả, dầu thực vật v.v... Hiện đại hoá hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước. An toàn thực phẩm: Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản về an toàn sinh học, trong đó vấn đề an toàn thực phẩm rất được quan tâm phát triển nhằm ngăn chặn tình trạng mất an toàn hiện nay. Tháng 10 năm 2004, Việt Nam ban hành về chương trình hành động thực hiện "an toàn sinh học" theo hiệp ước "Cartagena". Trong đó nhấn mạnh thực hiện trên cơ sở pháp lý về an toàn sinh học, các hoạt động được đề cập là vấn đề quản lý, kiểm soát an toàn sinh học đối với các lĩnh vực như: sức khỏe, môi trường, thực phẩm, công nghệ gen... Chính phủ Việt Nam thông qua các Bộ (như Bộ KHCN, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Y Tế...) phát triển nhiều chương trình nghiên cứu, đánh giá và chuyển giao về an toàn sinh học trong đó có an toàn thực phẩm, hướng tới việc sử dụng sản phẩm an toàn, sạch và nâng cao sức khỏe. 1.3 Thực tiễn đào tạo công nghệ thực phẩm ở Việt nam Đào tạo về Công nghệ thực phẩm bậc đại học của Việt Nam thực hiện đầu tiên là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội theo mô hình của Liên Xô cũ. Đến nay, đào tạo về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm mới chỉ có ở một số trường Đại học sau đây: Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, là đơn vị đào tạo kỹ sư thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội. Hàng năm đào tạo từ 200-300 kỹ sư thuộc 4 chuyên ngành: Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghê lên men, Công nghệ lương thực, Công nghệ sản phẩm nhiệt đới và Quản lý chất lượng thực phẩm. Sự khác biệt về số lượng kiến thức và môn học giữa các ngành này vào khoảng 20 %. Đại học Bách khoa cũng là đơn vị đào tạo sau đại học có uy tín về CNTP. Trong đó có nhiều chương trình liên kết đào tạo tại chỗ bằng tiếng Anh hoặc Pháp và do các trường Đại học có uy tín của nước ngoài cấp bằng. Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Công nghệ thực phẩm được thành lập từ năm 2001, đến nay đã có 4 khóa tốt nghiệp. Hàng năm khoa CNTP Đại học Nông nghiệp Hà Nội đào tạo khoảng 100-150 kỹ sư/năm gồm 2 ngành: Công nghệ sau thu hoạch, và Công nghệ thực phẩm. Sự khác biệt về kiến thức và môn học của hai ngành vào khoảng 27%. Năm 2007, Đại học Nông nghiệp Hà Nội bắt đầu mở hệ cao học về Công nghệ thực phẩm, lượng đào tạo từ 30-50 thạc sĩ/khóa. Đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Thành lập Khoa Công nghệ thực phẩm năm 1983, hiện nay khoa đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, khoảng 100 kỹ sư được đào tạo hàng năm. Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập khoa Công nghệ thực phẩm từ 1998, đào tạo 2 ngành chính là: Bảo quản và chế biến nông sản, và Chế biến thủy sản. Hàng năm đào tạo khoảng 100-200 kỹ sư thuộc hai ngành trên. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các công ty nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam, trong đó có rất nhiều công ty đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, đồ uống như: đồ giải khát, bia, rươu, các nhà máy sản xuất đồ hộp, mì sợi, các loại thực phẩm chức năng.... nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động về CNTP còn rất thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực kiến thức. II NHỮNG CĂN CỨ MỞ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 2.1 Thực hiện chức năng đào tạo đa ngành của Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên là một Đại học trọng điểm vùng, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trong đó, Đại học Nông Lâm là trường thành viên, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Kể từ khi thành lập (năm 1970) đến nay, trường Đại học Nông Lâm đã đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư nông nghiệp có chất lượng cao về chuyên môn, phần lớn trong số đó hiện đang phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong khu vực. Nhiều sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã giữ trọng trách cao ở huyện và tỉnh miền núi phía Bắc. Trước thực tiễn phát triển nông nghiệp cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phương thức sản xuất hàng hoá, vừa có khả năng phát triển bền vững, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường sống, và phát triển công nghệ theo hướng ứng dụng các thành tựu - nguyên lý sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã mở thêm nhiều ngành đào tạo mới như: Tài nguyên và môi trường, Hoa viên – cây cảnh, Nông –lâm kết hợp, Công nghệ sinh học…vv. Tuy nhiên, các chương trình về nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thực phẩm ở các tỉnh Miền núi phía Bắc đang cần nhiều kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm. Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp, Trồng trọt, Chăn nuôi thú y đang công tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc cũng cần phải được bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức về công nghệ thực phẩm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng có hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt chức năng đa ngành của Đại học Thái Nguyên, phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học nhà trường, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển miền núi phía Bắc, việc mở ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học nông lâm là hợp lý và rất cần thiết. 2.2 Đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng giảng dạy các môn học của ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có 8 khoa: Khoa Cơ bản, Nông học, Chăn nuôi-Thú y, Khuyến nông và phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp và khoa Sau đại học với 17 chuyên ngành đào tạo. Hiện nay trường có 350 cán bộ giảng dạy chuyên ngành, trong đó có 17 phó giáo sư, 61 tiến sĩ, 107 thạc sĩ và trên 60 người đang được đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường kết hợp với đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên (như Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - giảng dạy một số môn học về thiết bị công nghệ....), có đủ năng lực và trình độ đảm nhận trên 80% các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo Công nghệ thực phẩm. Đồng thời nhà trường tiến hành chương trình hợp tác nghiên cứu với các Viện có uy tín về Công nghệ thực phẩm trong nước như: Viện công nghệ thực phẩm của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội…vv. Khối Viện Trường sẽ là nguồn giáo viên bổ sung cho một số môn học chuyên ngành đang là thế mạnh của các Viện – Trường vừa nêu trên. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ hiện có, Trường đại học nông lâm đã thành lập Bộ môn "Công nghệ sinh học và Chế biến Bảo quản” trực thuộc Khoa Nông học. Môn học về Chế biến bảo quản đang được giảng dạy bậc đại học cho các khoa: Nông học, Tài nguyên- Môi trường, Lâm Nghiệp và khoa Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, giảng dạy cao học thuộc chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Ngành học Bảo quản Chế biến đã được giảng dạy tại trường từ năm 2007. Để chuẩn bị mở ngành Công nghệ thực phẩm, đến nay trường Đại học Nông Lâm đã tuyển dụng và được 14 cán bộ thuộc chuyên ngành Công nghệ thực phẩm và các chuyên ngành liên quan có thể phục vụ giảng dạy đúng chuyên môn cho ngành Công nghệ thực phẩm. Đây là những cán bộ cơ hữu đáp ứng tiêu chuẩn mở ngành của Đại học Thái Nguyên. Thêm nữa, chương trình đào tạo ngành Chế biến bảo quản (trực thuộc Bộ môn CNSH và CBBQ) có tới 70% số môn học giống với ngành Công nghệ thực phẩm, vì vậy giáo viên của Bô môn đang giảng ngành học này có thể tham gia giảng dạy cho ngành Công nghệ thực phẩm. Dách cán bộ cơ hữu thuộc ngành CNTP đã được tuyển dụng trực thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. TT Họ và tên Học hàm /Học vị Tốt nghiệp trường ĐH, Cao học và trên Cao học Chuyên ngành 1 Nguyễn Đức Tuân Th.S Đại học Nông nghiệp Hà Nội Công nghệ thực phẩm 2 Lương Hùng Tiến Kỹ sư Đại học Bách khoa Hà Nội Công nghệ thực phẩm 3 Trần Văn Chí Kỹ sư Đại học tổng hợp sản xuất thực phẩm, LB Nga Công nghệ thực phẩm 4 Phạm Thị Tuyết Mai Kỹ sư Đại học tổng hợp sản xuất thực phẩm, LB Nga Công nghệ thực phẩm 5 Hà Huy Hoàng Kỹ sư Liên Bang Nga Công nghệ sinh học thực phẩm 6 Hoàng Lan Phượng Kỹ sư Đại học Nông nghiệp Hà Nội Bảo quản chế biến 7 Nguyễn Hữu Nghị Kỹ sư Đại học Nông nghiệp Hà Nội Bảo quản chế biến 8 Nguyễn Văn Bình Kỹ sư Đại học Bách khoa Hà Nội Công nghệ thực phẩm 9 Trịnh Thị Chung Kỹ sư Đại học Nông nghiệp Hà Nội Chế biến bảo quản 10 Nguyễn Thị Đoàn Kỹ sư Đại học Bách Khoa Hà Nội Công nghệ thực phẩm 11 Phí Thị Thu Huyền Kỹ sư Đại học Bách khoa Hà Nội Công nghệ thực phẩm 12 Vũ Thị Hạnh Thạc sĩ Đại học Bách Khoa Hà Nội Công nghệ thực phẩm 13 Nguyễn Thị Hương Thạc sĩ Hàn Quốc Công nghệ thực phẩm 14 Lê Minh Châu Thạc sĩ Đại học Nha Trang Chế biến Thủy sản 2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị và phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy ngành Công nghệ thực phẩm đã được chuẩn bị. Hiện nay, trường Đại học Nông Lâm đã hoàn thành xây dựng hệ thống trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ triển khai nghiên cứu và thực hành thực tập của sinh viên về lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm. Phòng thí nghiệm công nghệ tế bào (110 m2, theo dự án TRIG): được trang bị các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm hiện đại. Đảm bảo điều kiện thực hành thực tập môn học Công nghệ Vi sinh, Công nghệ lên men cho sinh viên các khoa Nông học (ngành Công nghệ sinh học và Bảo quản Chế biến), Tài nguyên môi trường, Chăn nuôi thú y,… cũng như ngành Công nghệ Thực phẩm sau này. Có thể triển khai các đề tài nghiên cứu về Công nghệ nuôi cấy tế bào, Công nghệ vi sinh, Công nghệ lên men, phân tích chất lượng thực phẩm.... Phục vụ tốt cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài tốt nghiệp. Phòng thí nghiệm công nghệ vi sinh (250 m2, theo dự án Xây dựng PTN Công nghệ vi sinh tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên): PTN sẽ được trang bị đầy đủ và đồng bộ các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm hiện đại. Đáp ứng điều kiện thực hành, thực tập, cũng như nghiên cứu cho sinh viên và học viên các ngành Công nghệ sinh học, Bảo quản chế biến, Công nghệ thực phẩm. Phòng thí nghiệm Trung tâm: Thành lập năm 2001, là đơn vị tập trung các thiết bị dụng cụ thí nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hành thực tập, nghiên cứu trình độ cao của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giáo viên thuộc các ngành Chăn nuôi thú y, Trồng trọt, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Bảo quản chế biến. Phòng thí nghiệm Trung tâm quản lý hệ thống phòng thí nghiệm với diện tích sử dụng trên 1000 m2. Thiết bị thí nghiệm được trang bị hiện đại, có thể đáp ứng các nghiên cứu và thực hành thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm như: phân tích di truyền (ADN), công nghệ protein – enzyme; công nghệ vi sinh và kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm; sinh lý và sinh hoá ở động-thực vật. Dự án nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực Chế biến và Công nghệ thực phẩm: Dự án do chính phủ Italia tài trợ với khoản kinh phí 1,5 triệu USD, được khởi động năm 1998 và triển khai thực hiện vào năm 2006, theo đó dự án đã tài trợ cho Đại học Nông lâm Thái Nguyên hơn 100 thiết bị chế biến, bảo quản và đánh giá chất lương thực phẩm các loại. Phòng thí nghiêm trung tâm là đơn vị tiếp nhận và quản lý thiết bị. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị, dự án còn tài trợ hệ thống nhà kính, nhà lưới, hệ thống này có thể trợ giúp cho các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: cây trồng, Công nghệ sinh học, Chế biến bảo quản và Công nghệ thực phẩm. Trong khuôn khổ của dự án đã tài trợ đào tạo 4 cán bộ phòng thí nghiệm được học tập tại Italia về công nghệ chế biến, các cán bộ này có thể tham gia vào quá trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm. Phòng thí nghiệm của bộ môn Công nghệ sinh học và Chế biên bảo quản: Thành lập từ năm 2005. Diện tích trên 60m2, là nơi thực hành và nghiên cứu của sinh viên các ngành Công nghệ sinh học và Chế biến bảo quản, Có hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh dành cho các mục đích đào tạo cũng như nghiên cứu về CNSH, CBBQ & CNTP. Trong chương trình đầu tư chiều sâu, năm 2008, phòng thí nghiệm CNSH và CBBQ tiếp tục được Đại học Thái Nguyên đầu tư vể trang thiết bị về chế biến thực phẩm, hệ thống thiết bị được bổ sung sẽ góp phần tăng cường khả năng về đào tạo ngành CNTP của trường Đai học Nông Lâm Thái Nguyên. Các hệ thống phòng thí nghiệm khác: Các khoa chuyên ngành như Nông học, Chăn nuôi thú y; Lâm nghiệp; Tài nguyên môi trường… có hệ thống phòng thí nghiệm riêng cho các môn học chuyên môn. Hệ thống phòng thí nghiệm này có thể tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Nhà trường có hệ thống giảng đường tương đối hiện đại gồm 1 nhà 5 tầng, 1 nhà 3 tầng, 3 nhà 2 tầng và 5 nhà cấp 4 với tổng số trên 70 phòng học đảm bảo cho việc giảng dạy khi mở thêm ngành mới. Các thiết bị giảng dạy: overhead, slide, projector, máy tính... đã được trang bị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Với sự hỗ trợ của Đại học Thái Nguyên, nhà trường đang khẩn trương xây dựng thêm 01 giảng đường với 20 phòng học kịp đưa vào sử dụng từ năm 2009. Các cơ sở vật chất nói trên có đủ khả năng phục vụ công tác đào tạo các ngành hiện có và ngành mới. 2.4. Giáo trình, tài liệu giảng dạy và dịch vụ sinh viên phục vụ cho ngành học Trường Đại học Nông Lâm có thư viện với trên 45.000 đầu sách trong nước, sách dịch và sách nước ngoài; trên 200 loại tạp chí chuyên ngành xuất bản ở trong nước và trên thế giới, trong đó có nhiều tài liệu có nội dung liên quan tới Ngành Công nghệ Thực phẩm. Các khoa đều có phòng tư liệu với nhiều đầu sách, tạp chí, luận văn tốt nghiệp... để giáo viên và sinh viên tham khảo. Các loại sách và tạp chí thường xuyên được bổ sung hàng năm. Hệ thống thư viện điện tử với 60 máy tính nối mạng internet là điều kiện để khai thác các tài liệu mới phục vụ công tác dạy và học. Ngoài ra, còn có hệ thống chương trình nguồn được cài đặt trên 300 đĩa CD với sự giúp đỡ của trường Đại học Corrnell (Mỹ) và trường Đại học Saakarchewan (Canada). Đại học Thái Nguyên có một trung tâm thông tin thư viện đã nối mạng internet phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên. Hiện nay, tài liệu sử dụng cho đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đã chuẩn bị được hơn 100 đầu sách (gồm giáo trình, tài liệu tham khảo), số tài liệu trên đang được lưu giữ tại: “Trung tâm học liệu” – Đại học Thái Nguyên, Thư viện- Đại học Nông Lâm và tại Bộ môn CNSH – CBBQ- Khoa nông học – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Danh mục sách và tài liệu tham khảo cho các môn học ngành Công nghệ thực phẩm được tóm tắt ở phụ lục 1 (trang 172). Hệ thống dịch vụ phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên bao gồm khu ký túc xá với 60% chỗ ở nội trú cho sinh viên, nhà ăn khang trang, đầy đủ đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho sinh viên. Với đội ngũ giáo viên đang ngày càng được tăng cường về số lượng và không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao trình mọi mặt, cùng với điều kiện về cơ sở vật chất nêu trên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có đủ điều kiện và khả năng để mở ngành Công nghệ Thực phẩm. 2.5 Thực hiện liên kết với “Công giới” trong đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao, thực hiện chủ trương gắn liền đào tạo với thị trường tuyển dụng lao động- “Công giới” của Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Nông Lâm đã liên kết chặt chẽ với Công giới trong việc đào tạo bậc đại học. Công giới tham gia vào việc đóng góp chỉnh sửa khung chương trình giảng dạy, cung cấp giảng viên thỉnh giảng, cung cấp địa bàn thực tập nghề nghiệp cho sinh viên…. Đối với ngành Công nghệ thực phẩm và ngành Chế biến bảo quản, trường Đại học Nông Lâm đã liên kết với một số doanh nghiệp, công ty, tập đoàn…nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Các doanh nghiệp, công ty sẽ cung cấp địa bàn thực hành thực tập, đồng thời cũng là cơ quan tuyển dụng sau khi sinh viên tốt nghiệp. Các công ty dưới đây đang có liên kết đào tạo và chuyển giao kỹ thuật với trường Đại học Nông Lâm, đại diện của các công ty này đang tham gia vào hội đồng “Công giới” của khoa Nông học: Công ty sữa ElOVI Địa chỉ: Phổ Yên – Thái Nguyên Năm thành lập: 1998 Số lượng cán bộ công nhân viên: 500 Diện tích nhà xưởng: 5000 m2 Doanh thu: 300 tỷ Các loại sản phẩm chính: sữa tươi, sữa hộp, sữa chua, sữa bột…vv. Thị trường: Các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu. Số lượng sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể thực tập nghề nghiệp hàng năm (từ 2 tuần đến 6 tháng): 40 sinh viên. Công ty Chè Sông Cầu Địa chỉ: Đồng Hỷ – Thái Nguyên Năm thành lập: 1998 Số lượng cán bộ công nhân viên: 200 Diện tích nhà xưởng: 3000 m2 Doanh thu: 50 tỷ Các loại sản phẩm: Chè xanh, chè đen…. Thị trường: trên toàn quốc và xuất khẩu. Số lượng sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể thực tập nghề nghiệp hàng năm (từ 2 tuần đến 6 tháng): 20 sinh viên. Công ty Sơn Lâm Địa chỉ: thành phố Thái Nguyên – Thái Nguyên Năm thành lập: 2003 Số lượng cán bộ công nhân viên: 50 Diện tích nhà xưởng: 4000 m2 Doanh thu: 65 tỷ Các loại sản phẩm: Các loại phân vi sinh, phân tổng hợp, các sản phẩm chế biến từ sắn như: bột sắn…. Thị trường: Các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu. Số lượng sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể thực tập nghề nghiệp hàng năm (từ 2 tuần đến 6 tháng): 25 sinh viên. Công ty chế biến thức ăn gia súc Đại Minh Địa chỉ: Thị xã Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên Năm thành lập: 2002 Số lượng cán bộ công nhân: 60 Diện tích nhà xưởng: 2000 m2 Doanh thu hàng năm: 105 tỷ Loại sản phẩm chính: Các loại thức ăn gia súc. Thị trường: Các tỉnh miền núi phía Bắc. Số lượng sinh viên ngành CNTP có thể thực tập hàng năm: 20 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh 1 Địa chỉ: phố Bến Tàu – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh Năm thành lập: 2001 Số lượng cán bộ công nhân: 300 Diện tích nhà xưởng: 5000 m2 Doanh thu hàng năm: 250 tỷ Sản phẩm chính: Sản phẩm đông lạnh và đồ hộp, chế biến nước mắm…vv. Thị trường: Xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, và thị trường nội địa trong toàn quốc. Số lượng sinh viên ngành CNTP có thể thực tập hàng năm: 40 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh 2 Địa chỉ: Yên Hưng – Quảng Ninh Năm thành lập: 2001 Số lượng cán bộ công nhân: 600 Diện tích nhà xưởng: 6000 m2 Doanh thu hàng năm: 350 tỷ Sản phẩm chính: Sản phẩm đông lạnh và đồ hộp, chế biến nước mắm…vv. Thị trường: Xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, và thị trường nội địa trong toàn quốc. Số lượng sinh viên ngành CNTP có thể thực tập hàng năm: 40 III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 3.1 Mục tiêu chung Đào tạo kỹ sư có đủ năng lực chuyên môn về Khoa học và Công nghệ thực phẩm, có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành ‘Công nghệ thực phẩm’. 3.2 Mục tiêu cụ thể Kỹ sư được đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm có các năng lực sau đây: Nắm vững lý luận khoa học, nguyên lý cơ bản các quá trình hóa học, sinh hóa, biến đổi hóa lý trong quá trình sản xuất thực phẩm ở mức độ công nghiệp. Kiến thức về quản lý an toàn và đảm bảo chất lượng thực phẩm. Có khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp thí nghiệm và thực nghiệm khoa học để giải quyết các vấn sản xuất đặt ra đối với ngành ‘Công nghệ thực phẩm’ Có kỹ năng ứng dụng các qui trình sản xuất chế biến thực phẩm ở mức độ công nghiệp đạt chất lượng cao và an toàn. 4. Có thái độ làm việc đúng mực và trách nhiệm cao với xã hội. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, kỹ sư Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận các công việc sau : Nghiên cứu và chuyển giao KHKT hoặc trực tiếp chỉ đạo chuyển giao kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. Làm việc tại các cơ quan quản lý, các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến Bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm. Thực hiện các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất hoặc các phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. Tư vấn kỹ thuật hoặc mở công ty tư nhân. Kỹ sư tốt nghiệp loại xuất sắc có thể được bồi dưỡng để giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề khối nông lâm ngư nghiệp. IV. THỜI GIAN, HÌNH THỨC VÀ VĂN BẰNG ĐÀO TẠO 4.1 Thời gian, hình thức đào tạo : 04 năm hệ chính quy, đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo được chia làm 2 phần : Kiến thức giáo dục đại cương : 1 năm Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 3 năm 4.2. Đối tượng đào tạo: Học sinh đã tốt nghiệp phổ thông: học cả hai học phần. Học sinh đã hoàn thành phần kiến thức giáo dục đại cương của cùng nhóm ngành đào tạo: học phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. 4.3 Văn bằng đào tạo : Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm V. ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP NGÀNH CNTP Bộ môn Công nghệ sinh học và Chế biến bảo quản, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. VI. KHỐI TUYỂN SINH VÀ SỐ LƯỢNG TUYỂN SINH 6.1. Khối tuyển sinh: thi tuyển sinh khối A 6.2. Số lượng sinh viên tuyển hàng năm: 4 năm đầu tiên : 50 -60 sinh viên/năm Sau 4 năm, số lượng tuyển: 100 sinh viên/năm VII. NGUỒN KINH PHÍ Nguồn kinh phí hoạt động được nhận từ kinh phí nhà nước hàng năm, khoản thu học phí và các khoản tài trợ khác. VIII. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 8.1 Khung chương trình đào tạo Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được xây dựng trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ về khung chương trình đào tạo bậc đại học. Trong quá trình xây dựng chương trình, trường đã tham khảo thêm khung chương trình ngành Công nghệ thực phẩm của các trường đại học trong nước (đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phê duyệt khung chương trình đào tạo và mở ngành Công nghệ thực phẩm) như : Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Khung chương trình được xây dựng với tổng số 140 tín chỉ bao gồm : Kiến thức giáo dục đại cương: 45 tín chỉ, trong đó: Chủ nghĩa Mác Lênin: 10 tín chỉ; khoa học xã hội – nhân văn: 4 tín chỉ; ngoại ngữ 9 tín chỉ; khoa học tự nhiên: 22 tín chỉ. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ, trong đó: kiến thức cơ sở ngành: 20 tín chỉ; kiến thức ngành: 45 tín chỉ; kiến thức tự chọn: 4 tín chỉ, kiến thức bổ trợ 4 tín chỉ; thực tập nghề nghiệp: 12 tín chỉ; thực tập tốt nghiệp: 10 tín chỉ. Các học phần khác: Gồm các phần học như: Giáo dục thể chất: 150 tiết; Giáo dục quốc phòng: 165 tiết. 8.2 Phân bổ thời gian cho chương trình đào tạo (tuần) ngành Công nghệ TP. Năm Học Thi Thi TN THNN TTNN TTTN QS Tết Hè LĐ Dự trữ Cộng I 29 8 4 3 5 1 2 52 II 29 9 1 3 5 1 2 52 III 31 8 4 1 1 3 5 1 0 52 IV 11 3 2 3 1 24 5 1 2 52 Tổng 100 28 2 7 2 24 6 9 20 4 6 208 8.3 Nôi dung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm 8.3.1 Kiến thức giáo dục đại cương: 45 tín chỉ TT Tên học phần Tín chỉ I Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 10 1 Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lenin 5 2 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 3 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 II Khoa học xã hội – nhân văn 4 1 Nhà nước và pháp luật 2 2 Tiếng Việt thực hành 2 III Ngoại ngữ 7 1 Tiếng Anh cơ bản 1 4 2 Tiếng Anh cơ bản 2 3 IV Khoa học tự nhiên 24 1 Hóa học (vô cơ, hữu cơ, phân tích) 4 2 Sinh học đại cương 3 3 Vật lý 2 4 Toán cao cấp 2 5 Xác suất thống kê 3 6 Tin học B 3 7 Phương pháp tiếp cận khoa học 2 8 Hóa lý 3 9 Vẽ kỹ thuật 2 IV Các học phần khác 1 Giáo dục thể chất 150 tiết 2 Giáo dục quốc phòng 165 tiết 8.3.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ A. Kiến thức cơ sở 20 1 Hóa học thực phẩm 3 2 Vi sinh vật học đại cương 2 3 Kỹ thuật thực phẩm 5 4 Hoá sinh thực phẩm 3 5 Kỹ thuật điện 2 6 Kỹ thuật nhiệt 2 7 Phân tích thực phẩm 3 B. Kiến thức ngành 45 1 Vi sinh vật thực phẩm 2 2 Dinh dưỡng học 3 3 Tiếng Anh chuyên ngành 4 4 Tự động hoá và tối ưu hóa trong CNTP 2 5 Phát triển sản phẩm (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới) 2 6 Quản lý chất lượng sản phẩm 2 7 Phân tích cảm quan thực phẩm 2 8 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2 9 Công nghệ bao gói thực phẩm 1 10 Công nghệ lạnh 2 11 Thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống 2 12 Phụ gia thực phẩm 2 13 Công nghệ chế biến ngũ cốc 2 14 Công nghệ chế biến rau quả 2 15 Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa 2 16 Công nghệ chế biến chè, cafe, cacao 2 17 Công nghệ chế biến dầu thực vật 2 18 Công nghệ sau thu hoạch 2 19 Công nghệ lên men 2 20 Xử lý nước thải và phế phụ phẩm 2 21 Công nghệ chế biến thuỷ hải sản 3 Phần tự chọn (chọn 4 tín chỉ trong các học phần sau) 4 1 Công nghệ sản xuất đường mía, bánh kẹo 2 2 Công nghệ chế biến đậu đỗ 1 3 Công nghệ sản xuất rượu bia 2 4 Công nghệ chế biến thức ăn gia súc 1 5 Công nghệ enzyme 1 C. Kiến thức bổ trợ 4 1 Nguyên lý kinh tế 2 2 Quản trị doanh nghiệp 2 D. Thực hành và thực tập nghề nghiệp (sinh viên chọn 1 trong những chủ đề sau) 12 1 Chế biến rau quả, chè 2 Chế biến mía đường, bánh kẹo, rượu bia 3 Chế biến sữa, thịt E. Khoá luận tốt nghiệp 10 Cộng 140 8.4 Phân bổ chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo từng học kỳ TT Mã số Tên học phần Số tín chỉ Học kỳ   1 2 3 4 5 6 7 8 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 95 A. Kiến thức cơ sở 20 1 Hóa học thực phẩm 3 3 2 Vi sinh vật học đại cương 2 2 3 Kỹ thuật thực phẩm 5 5 4 Hoá sinh thực phẩm 3 3 5 Kỹ thuật điện 2 2 6 Kỹ thuật nhiệt 2 2 7 Phân tích thực phẩm 3 3  B. Kiến thức ngành và bổ trợ 49 1 Vi sinh vật học thực phẩm 2 2 2 Dinh dưỡng học 3 3 3 Phân tích cảm quan thực phẩm 2 2 4 Phụ gia thực phẩm 2 2 5 Công nghệ sau thu hoạch 2 2 6 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2 2 7 Thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống 3 3 8 Công nghệ lạnh 2 2 9 Xử lý nước thải và phế phụ phẩm 2 2 10 Công nghệ lên men 2 2 11 Nguyên lý kinh tế 2 2 12 Công nghệ chế biến thuỷ hải sản 3 3 13 Tiếng Anh chuyên ngành 1 4 2 14 Công nghệ chế biến dầu thực vật 2 2 15 Công nghệ chế biến ngũ cốc 2 2 16 Công nghệ chế biến rau quả 2 2 17 Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa 2 2 18 Tiếng Anh chuyên ngành 2 2 19 Công nghệ chế biến chè, cafe, cacao 2 2 20 Tự động hoá và tối ưu hóa trong CNTP 2 2 21 Phát triển sản phẩm (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới) 2 2 22 Quản lý chất lượng sản phẩm 2 2 23 Công nghệ bao gói thực phẩm 1 1 24 Quản trị kinh doanh 2 2 Phần tự chọn (chọn 4 tín chỉ trong các học phần sau) 4 4 1 Công nghệ sản xuất đường mía, bánh kẹo 2 2 Công nghệ chế biến đậu đỗ 1 3 Công nghệ sản xuất rượu bia 2 4 Công nghệ chế biến thức ăn gia súc 1 5 Công nghệ enzyme 1 D. Thực tập nghề nghiệp (rèn nghề) (sinh viên chọn 1 trong những chủ đề sau) 12 1 Chế biến rau quả, chè x 2 Chế biến mía đường, bánh kẹo, rượu bia x 3 Chế biến sữa, thịt x E. Khoá luận tốt nghiệp 10 x 8.5 Phân công giảng dạy các học phần ngành Công nghệ thực phẩm TT Tên môn học Giảng viên Học vị Địa chỉ 1 Hóa học thực phẩm Food Chemistry Nguyễn Văn Bảng Phạm Thị Tuyết Mai TS Kỹ sư ĐH NN –HN ĐHNL –TN 2 Vi sinh vật học đại cương General micro organism Nguyễn Quang Tuyên Nguyễn Thế Đặng PGS.TS PGS.TS ĐHNL –TN ĐHNL- TN 3 Kỹ thuật thực phẩm Food technology Đặng Minh Tuấn Lương Hùng Tiến Thạc sĩ Kỹ sư ĐHBK - HN ĐHNL- TN 4 Hóa sinh thực phẩm Food biochmistry Trịnh Thị Chung Hoàng Lan Phượng Kỹ sư Kỹ sư ĐHNL –TN ĐHNL- TN 5 Kỹ thuật điện Electrical technology Ngô Xuân Hòa Lại Khắc Lãi Thạc sĩ PGS. TS ĐHKTCN- TN ĐHKTCN - TN 6 Kỹ thuật nhiệt Thermal technology Đỗ Văn Quân Vũ Văn Hải Thạc sĩ Thạc sĩ ĐHKTCN –TN ĐHKTCN - TN 7 Phân tích thực phẩm Food analysis Phí Thị Thu Huyền Trần Văn Chí Kỹ sư Kỹ sư ĐHNL –TN ĐHNL- TN 8 Vi sinh vật thực phẩm Food micro-organism Nguyễn Quang Tuyên Nguyễn Mạnh Tuấn PGS.TS Kỹ sư ĐHNL –TN ĐHNL -TN 9 Dinh dưỡng học Sitology Vũ Thị Thư Nguyễn Đức Tuân PGS.TS Thạc sĩ ĐH NN - HN ĐHNL- TN 10 Tự động hoá và tối ưu hoá trong CNTP Automation and optimization in food technology Trần Xuân Minh Nguyễn Văn Bình TS Kỹ sư ĐHKTCN-TN ĐHNL-TN 11 Phát triển sản phẩm Product development Cao Dũng Nguyễn Dũng Thạc sĩ Thạc sĩ Công ty CNSH Bio-rad VN 12 Quản lý chất lượng sản phẩm Product quality management Phạm Thị Vân Phí Thị Thu Huyền Thạc sĩ Kỹ sư ĐHNN – HN ĐHNL-TN 13 Phân tích cảm quan thực phẩm Food perceptible analysis Từ Việt Phú Nguyễn Đức Tuân TS Thạc sĩ ĐHBK - HN ĐHNL- TN 14 Vệ sinh an toàn thực phẩm Food hygiene and safety Nguyễn Thị Hằng Phạm Thị Tuyết Mai TS Kỹ Sư ĐHBK –HN ĐHNL- TN 15 Công nghệ bao gói thực phẩm Food packing technology Nguyễn Hữu Nghị Nguyễn Mạnh Khải Kỹ sư Thạc sĩ ĐHNL- TN ĐHNN-HN 16 Công nghệ lạnh Cooling technology Vũ Văn Hải Thạc sĩ ĐHKTCN-TN 17 Thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống Funtional and traditional food Tô Kim Anh Trịnh Thị Chung PGS. TS Kỹ sư ĐHBK - HN ĐHNL –TN 18 Phụ gia thực phẩm Food additive Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Văn Bình PGS.TS Kỹ sư ĐHBK-HN ĐHNL-TN 19 Công nghệ chế biến ngũ cốc Cereal processing technology Phạm Thị Vân Vũ Thị Hạnh Thạc sĩ Thạc sĩ ĐHNN – HN ĐHNL –TN 20 Công nghệ chế biến rau quả Fruit and vegetable processing technology Nguyễn Hữu Nghị Nguyễn Thị Hương Kỹ sư Thạc sĩ ĐHNL –TN ĐHNL- TN 21 Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa Animal products processing technology Nguyễn Đức Doan Lê Minh Châu Thạc sĩ Thạc sĩ ĐHNN – HN ĐHNL-TN 22 Công nghệ chế biến chè, cafe, ca cao Tea, coffee, cocoa processing technology Vũ Thị Hạnh Thạc sĩ ĐHNL-TN 23 Công nghệ chế biến dầu thực vật Plant oil processing technology Nguyễn Thị Hương Nguyễn Đức Tuân Thạc sĩ Thạc sĩ ĐHNL –TN ĐHNL- TN 24 Công nghệ sau thu hoạch Post harvest technology Hoàng Lan Phượng Kỹ sư ĐHNL- TN 25 Công nghệ lên men Fermented technology Trần Văn Chí Hà Huy Hoàng Kỹ sư Kỹ sư ĐHNL - TN ĐHNL- TN 26 Xử lý nước thải và phế phụ phẩm Treatment of waste water and by-products Hoàng Hải Hà Huy Hoàng Tiến sĩ Kỹ sư ĐHNL –TN ĐHNL- TN 27 Công nghệ bảo quản và chế biến thủy hải sản Aqua-product conserving and processing technology Nguyễn Thị Hiền Lê Minh Châu PGS.TS Thạc sĩ ĐHBK-HN ĐHNL- TN 28 CN sản xuất đường mía bánh kẹo Sugar cane and confectionery production technology Trần Thị Nắng Thu Nguyễn Thị Đoàn Tiến sĩ Kỹ sư ĐHNN - HN ĐHNL- TN 29 CN chế biến đậu đỗ Bean processing technology Nguyễn Thị Đoàn Kỹ sư ĐHNL –TN 30 CN sản xuất rượu, bia Alcohol and Beer production technology Trần Thị Nắng Thu Lương Hùng Tiến TS Kỹ sư ĐHNN-HN ĐHNL- TN 31 CN chế biến thức ăn gia súc Animal food processing technology Trần Văn Phùng Nguyễn Hưng Quang PGS.TS TS ĐHNL- TN ĐHNL- TN 32 Công nghệ enzyme Enzyme technology Hà Huy Hoàng Trần Văn Chí Kỹ Sư Kỹ sư ĐHNL - TN ĐHNL- TN 33 Nguyên lý kinh tế Principle economy Bùi Đình Hòa Vũ Thị Hải Anh TS Cử nhân ĐHNL-TN ĐHNL –TN 34 Quản trị kinh doanh Management business administration Trần Công Quân Vũ Thị Hải Anh Thạc sỹ Cử nhân ĐHNL –TN ĐHNL- TN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2_de_an_mo_nganh_cntp_2_thay_binh_sua_4877.doc