MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 1
LỜI MỞ ĐẦU .2
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
– PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .3
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3
1.1.1.Khái niệm ,đối tượng phân tích tài chính . 3
1.1.1.1.Khái niệm 3
1.1.1.2.Đối tượng của phân tích tài chính . 3
1.1.2.Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính . .4
1.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5
1.2.1. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính .5
1.2.1.1.Bảng cân đối kế toán 5
1.2.1.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 5
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính .5
1.2.2.1. Phương pháp so sánh . . 5
1.2.2.2.Phương pháp tỷ lệ 6
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN AN 7
2.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH .8
2.2.1. Phân tích tình hình hiệu quả kinh tế tổng hợp 11
a)Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: .11
b)Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .11
c) tỷ suất lợi nhuận ảnh hưởng bởi các yếu tố khác: 12
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn . 14
a) Sức sản xuất của vốn cố định 14
b) Sức sinh lời của vốn cố định . .14
c) Sức sản xuất của vốn lưu động 15
d) Sức sinh lời của vốn lưu động .16
e) Sức sinh lợi của vốn kinh doanh: . . . 16
f) Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu: . 17
2.2.3. Phân tích chung tình hình tài chính: . . 18
a) Hệ số tài trợ: .18
b) Hệ số nợ trên nguồn vốn qua CSH: .19
c) Hệ số nợ trên tổng tài sản: . .19
2.2.4. Tình hình thanh toán: . 20
2.2.5. Phân tích khả năng thanh toán: . . . .21
2.2.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 21
2.2.6.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp . .21
2.2.6.2. Các yếu tố bên ngoài 22
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ . 24
3.1. GIẢI PHÁP . 24
3.1.1. Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty . 24
3.1.2 Giải pháp về tài chính vốn 25
3.1.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 25
3.1.4. Giải pháp về thị trường 26
3.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY 26
KẾT LUẬN: . . .37
DANH MỤC BẢNG BIỂU.
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Thiên An qua 3 năm 2008 – 2010.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thiên An.
Bảng 3 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí và doanh thu của công ty.
Bảng 4: Sức sản xuất của vốn cố định.
Bảng 5: Sức sinh lời của vốn cố định.
Bảng 6: Sức sản xuất của vốn lưu động.
Bảng 7: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Bảng 8: Sức sinh lời của vốn kinh doanh.
Bảng 9: Sức sinh lời của vốn lưu động.
Bảng 10: hệ số tài trợ.
Bảng 11: hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 12: Hệ số nợ trên tổng tài sản.
Bảng 13: Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả.
Bảng 14. Khả năng thanh toán tổng quát.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích hoạt động sản xuất, tài chính của công ty cổ phần Thiên An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU.
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Thiên An qua 3 năm 2008 – 2010.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thiên An.
Bảng 3 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí và doanh thu của công ty.
Bảng 4: Sức sản xuất của vốn cố định.
Bảng 5: Sức sinh lời của vốn cố định.
Bảng 6: Sức sản xuất của vốn lưu động.
Bảng 7: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Bảng 8: Sức sinh lời của vốn kinh doanh.
Bảng 9: Sức sinh lời của vốn lưu động.
Bảng 10: hệ số tài trợ.
Bảng 11: hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 12: Hệ số nợ trên tổng tài sản.
Bảng 13: Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả.
Bảng 14. Khả năng thanh toán tổng quát.
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp.Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp,ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh.Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai.Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục.Qua đó các nhà tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thời gian tới.
Xuất phát từ đó, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên An thông qua phân tích tài chính Công ty trong 3 năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích tài chính nói riêng.Vì vậy, em chon đề tài “Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Thiên An” làm đề tài thực hành.
Đề tài của em được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1 –Cơ sở lí luận chung về phân tích tài chính – Phương pháp phân tích tài chính.
CHƯƠNG 2 – Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thiên An.
CHƯƠNG 3 – Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lưc tài chính của Công ty cổ phần Thiên An.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn. Vũ Kim Thanh cùng Công ty cổ phần Thiên An đã giúp đỡ em thưc hiện đề tài này!.
CHƯƠNG 1:
CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
– PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1.1.1. Khái niệm ,đối tượng phân tích tài chính.
1.1.1.1.Khái niệm.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu nhập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cac hiệu quả sử dụng vốn củng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tủy theo mục tiêu theo đuổi.
1.1.1.2.Đối tượng của phân tích tài chính.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua nghững công cụ tài chính và vật chất.Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước.Quan hệ này biệu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức :
- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định.
- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp hoặc tham gia với tư cách người góp vốn.
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh
Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra.
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.Đó là khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như:Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng …Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ.Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí…Tuy nhiên,doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy,họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hửu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư,họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công ty ,vong quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp …Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư vào công ty trong tương lai.
Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thỏa mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp.
1.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1.2.1.Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính
Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
1.2.1.1.Bảng cân đối kế toán :
Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.Nó được thành lập từ 2 phần : Tài sản và nguồn vốn.
1.2.1.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là một báo cáo tài chính tổng hợp ,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ.Nội dung của báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh đươch 4 nội dung cơ bản là :doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi lỗ.Số liệu trong báo cáo này cung cấp nhuengx thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn , đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kihn nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính .
1.2.2.1. Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kì này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa so với doanh nghiệp cùng nghành.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
-Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
-Điều kiện hai : Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
1.2.2.2.Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp,trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc thời gian giai đoạn.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN AN
Công ty cổ phần Thiên An
Tên giao dịch: Thien An Joint Stock Company
Tên viết tắt: THA ISC
Số giấy phép đăng kí kinh doanh: 0103000971. Với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 VND
Mã số thuế: 0101243150
Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thiên An gồm:
- Dịc vụ tư vấn nghiên cứu và triển khai, ứng dụng CNTT.
- Sản xuất phần mềm máy tính.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao CNTT.
-Dịch vụ xúc tiến hỗ trợ các dự án đầu tư và phát triển về CNTT.
- Buôn bán thiết bị tin học.
- Đại lý mua bán kí gửi hàng hoá.
- Kinh doanh thiết bị điện thoại và các dịch vụ viễn thông.
Thiên An có trụ sở chính tại Hà Nội, 01 trung tâm Phát triển phần mềm và 04 văn phòng đại diện tại Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh. Tp. Đà Nẵng.
Thiên An là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm Công ty cổ phần Thiên An có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động Tin học công tác quản lý tại nhiều Bộ, Ngành và tại nhiều tỉnh thành. Sản phẩm của Thiên An được ban lãnh đạo Chương trình Quốc gia và CNTT khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc. Với mục tiêu trở thành phần mềm phổ biến nhất, với những thành công và nhiều giải thưởng lớn có uy tín đã đạt được, Thiên An đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
2.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Cũng như các doanh nghiệp khác công ty cổ phần Thiên An luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh vì kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh chỉ tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế và là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường là sức mạnh của doanh nghiệp trên đường đua tranh với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp có được nguồn vốn lớn thì sức mạnh hay khả năng kinh doanh của doanh nghiệ ngày càng được khẳng định mà vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy để đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp ta phải xem xét toàn bộ vốn của doanh nghiệp theo hai hình thái biểu hiện đó là: Giá trị tài sản và nguồn vốn.
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Thiên An qua 3 năm 2008 – 2010
Đơn vị:triệu đồng
Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Misa 2008 – 2010
So sánh
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
09/08
10/09
BQ
Giá trị
Cơ cấu(%)
Giá trị
Cơ cấu(%)
Giá trị
Cơ cấu(%)
A. Tài sản
19917.34
100
20775.72
100
22486.71
100
104.3097
108.2355
106.2726
I. TSLĐ
7092.89
35.61
7568.43
36.43
9034.65
40.18
106.7045
119.3728
113.0387
1.Tiền
5246.87
26.34
6021.56
28.98
6553.48
29.14
114.7648
108.8336
111.7992
2. Các Khoản phải thu
320.45
1.61
460.2
2.22
1033.56
4.6
143.6105
224.5893
184.0999
3. Hàng tồn kho
1102.36
5.53
422.34
2.03
1036.78
4.61
38.31235
245.4847
141.8985
4. TSLĐ khác
423.21
2.12
664.33
3.2
410.83
1.83
156.9741
61.84125
109.4077
II. TSCĐ
12824.45
64.39
13207.29
63.57
13452.06
59.82
102.9852
101.8533
102.4193
1. TSCĐ
6543.65
32.85
7520
36.2
9234.68
41.07
114.9206
122.8016
118.8611
2.CP XDCB dở dang
2048.87
10.29
2243.64
10.8
1264.99
5.63
109.5062
56.38115
82.94368
3. Tài sản dài hạn
4231.93
21.25
3443.65
16.58
2952.39
13.13
81.37304
85.73432
83.55368
B. Nguồn vốn
19917.34
100
20775.72
100
22486.71
100
104.3097
108.2355
106.2726
I. Nợ phải trả
4274.99
21.46
4395.26
21.16
3054.78
13.58
102.8133
69.50169
86.15752
1. Nợ ngắn hạn
4274.99
21.46
4395.26
21.16
3054.78
13.58
102.8133
69.50169
86.15752
2. Nợ dài hạn
0
0
0
0
0
0
II. Vốn chủ sở hữu
15642.35
78.54
16380.46
78.84
19431.93
86.42
104.7187
118.6287
111.6737
1. Vốn chủ sở hữu
13973.44
70.16
14246.21
68.57
15409.3
68.53
101.9521
108.1642
105.0581
2.Nguồn quỹ khác
1668.91
8.38
2134.25
10.27
4022.63
17.89
127.8829
188.4798
158.1813
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thiên An.
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
09/08
( %)
10/09
(%)
Bình quân
1. Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
2. Các khoản giảm trừ DT
55
88.95
102.40
161.73
115.12
138.42
3. DT Thuần về BH& CCDV(3=1-2)
22,784.38
33,858.44
38,032.20
148.96
112.33
130.65
4. Giá vốn hàng bán
1,609.08
2,652.90
3,012.60
164.87
113.56
139.21
5. LN gộp về BH & CCDV(5=3-4)
21,175.30
31,205.54
35,019.60
147.75
112.22
129.99
6.Chi phí bán hàng
9,250.60
15,071.35
17,075.25
162.92
113.30
138.11
7. Chi phí quản lý
2,081.40
5,686.85
6,892.70
273.22
121.20
197.21
8. Lợi nhuận từ HĐSXKD(8=5-6-7)
9,843.30
10,447.34
11,051.65
106.73
105.78
106.26
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
12.40
18.30
22.25
147.58
121.58
130.00
Doanh thu HĐTC
82.00
109.90
134.55
134.02
122.43
128.23
Chi phí HĐTC
55
128.20
156.80
233.09
122.31
177.70
10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD(10=8+9)
9,843.30
10,429.04
11,029.40
106.41
105.76
106.08
11. Lợi nhuận khác
104.05
0.85
0.25
0.82
29.41
15.11
12. Tổng lợi nhuận trước thuế(12=10+11)
9,947.35
10,429.89
11,029.65
105.30
105.75
105.53
13. Thuế thu nhập
1,392.63
1,460.18
1,544.15
105.30
105.75
105.53
14. Lợi nhuận sau thuế
8,554.72
8,969.71
9,485.50
105.30
105.75
105.53
Nguồn: Phòng kế toán
2.2.1. Phân tích tình hình hiệu quả kinh tế tổng hợp
Bảng 3 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí và doanh thu của công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/09
BQ
Doanh thu thuần
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Tổng chi phí bỏ ra
13,018.78
23,539.27
26,137.30
180.81
111.04
145.92
Lợi nhuận
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
Tỷ suất lợi nhuận theo CP
0.76
0.44
0.42
58.60
95.24
76.92
Tỷ suất lợi nhuận theo DT
0.43
0.31
0.29
71.11
94.14
82.63
a)Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí =
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ
Trong đó: Chi phí kinh doanh bao gồm giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng các loại chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Qua bảng .. ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trong 3 năm liên tục giảm cụ thể: Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là 0,44 đơn vị giảm 41,64% so với năm 2008. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận giảm so với 2009 là 13,5%. Bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm 27,35%. Nguyên nhân của tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm là lợi nhuận qua 3 năm tăng hay giảm không đáng kể trong khi đó tổng chi phí liên tục tăng trong 3 năm.
b)Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên DT =
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là 0,31 đơn vị có nghĩa là một đồng doanh thu có 0,31 đồng lợi nhuận, so với năm 2008 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 28,65%. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 9,59%. Bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 19,12%.
c) tỷ suất lợi nhuận ảnh hưởng bởi các yếu tố khác:
Qua bảng 3 ta thấy nhìn chung lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua 3 năm: Mức lợi nhuận năm 2008 đạt 9,843.30 nhưng đến năm 2009 mức lợi nhuận đạt 10,429.04 tăng 6,41% so với năm 2008. Năm 2010 mức lợi nhuận tiếp tục tăng lên 11,029.40 tăng 5,76% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm lợi nhuận của công ty tăng 6,08%. Có được kết quả trên là do ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Tổng doanh thu tăng: Năm 2008 tổng doanh thu đạt 22,784.38 triệu đồng; năm 2009 đạt 33,947.39 triệu đồng tăng 48,99% so với năm 2008 đến năm 2010 tổng doanh thu đạt 38,134.60. Năm 2009 doanh thu thuần đạt 33,858.44 triệu đồng tăng 48,96% so với năm 2008. Năm 2010 doanh thu thuần đạt 38,032.20 triệu đồng tăng 12,33% so với năm 2009. Doanh thu thuần bình quân qua 3 năm tăng 30,65% nguyên nhân là tốc độ tăng doanh thu cao trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu hầu như không biến động.
- Giá vốn hàng bán biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2009 là 2,652.90 triệu đồng tăng 64,87% so với năm 2008. Năm 2010 giá vốn hang bán là 3,012.60 triệu đồng tăng 13,56% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm giá vốn hang bán tăng 39,21%.
Mặc dù giá vốn hàng bán tăng mạnh qua 3 năm nhưng do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn nên lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng mạnh qua 3 năm cụ thể: năm 2009 lợi nhuận gộp của công ty là 10,447.34 triệu đồng tăng 47,75% so với năm 2008, đến năm 2010 lợi nhuận gộp của công ty là 35,019.60 triệu đồng tăng 12,33% so với năm 2009. Bình quân 3 năm lợi nhuận gộp tăng 29,99%
- Do chi phí bán hàng thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí này tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Năm 2009 chi phí bán hàng của công ty là 15,071.35 triệu đồng tăng 62,92% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí bán hàng là 17,075.25 triệu đồng tăng 13,30% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm chi phí bán hàng tăng 38,11%
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Hoạt động tài chính trong 3 năm chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hang nên đã làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Lợi nhuận sau thuế: 3 năm qua công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế.
Nhìn chung trong những năm qua chi phí có sự tăng lên nhưng công ty vẫn có mức lợi nhuận tăng. Để đạt tốc độ như vậy công ty đã không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
a) Sức sản xuất của vốn cố định:
Sức sản xuất của vốn =
Doanh thu tiêu thụ
Vốn cố định
Bảng 4: Sức sản xuất của vốn cố định:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/9
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
1. Vốn cố định
12,824.45
13,207.29
13,452.06
102.99
101.85
102.42
Sức sản xuất của
VCĐ
1.78
2.57
2.83
144.68
110.29
127.48
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định cho ta biết mức doanh thu tạo ra bởi một đồng vốn cố định trong kỳ. Sức sản xuất của vốn cố định bình quân 3 năm tăng lên 27,48%. Năm 2009 sức sản xuất của vốn cố định là 2,57 đơn vị (có nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn cố định thì tạo ra được 2,57 đồng doanh thu tăng 44,68% so với năm 2008. Đến năm 2010 sức sản xuất của vốn cố định vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Tăng 10,29% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự biến động như vậy là do doanh thu và vốn cố định của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2009 tốc độ tăng doanh thu đạt ở mức cao. Bình quân trong 3 năm doanh thu tăng 30,66%. Trong khi đó vốn cố định của công ty không ngừng tăng lên, nhưng bình quân 3 năm vốn cố định chỉ tăng 2,42% do công ty đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, mở rộng thị trường.
b) Sức sinh lời của vốn cố định:
Sức sinh lời của vốn =
Lợi nhuận
Vốn cố định
Bảng 5: Sức sinh lời của vốn cố định:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/09
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
1. Vốn cố định
12,824.45
13,207.29
13,452.06
102.99
101.85
102.42
Sức sinh lợi của
VCĐ
0.77
0.79
0.82
102.88
103.83
103.36
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định cho biết mức lợi nhuận tạo ra bởi một đồng vốn cố định trong kỳ. Qua kết quả được tính ở trên ta thấy sức sinh lợi của vốn cố định bình quân giảm 1,29%. Năm 2009 sức sinh lời của vốn cố định là 0,79 đơn vị tăng 2,88% so với năm 2008. Năm 2010 sức sinh lời của vốn cố định tiếp tục tăng lên 0,82 đơn vị tăng 3,83% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm sức sinh lợi của vốn cố định tăng 3,36%.
c) Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn LĐ =
Doanh thu tiêu thụ
Vốn LĐ
Bảng 6: Sức sản xuất của vốn lưu động:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/09
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
1. Vốn lưu động
7,092.89
7,568.43
9,034.65
106.70
119.37
113.04
Sức sản xuất của
VLĐ
3.21
4.49
4.22
139.63
94.10
116.87
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động thể hiện số đồng doanh thu được sinh ra bởi 1 vốn lưu động. Qua kết quả tính toán cho thấy sức sản xuất của vốn lưu động qua 3 năm biến đổi không đồng đều: Năm 2009 sức sản xuất của vốn lưu động là 4,49 đơn vị tăng 9,63% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 sức sản xuất của vốn lưu động lại giảm 5,90% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm sức sản xuất của vốn lưu động tăng 16,87%. Nguyên nhân biến động của chỉ tiêu này là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thấp trong khi đó vốn lưu động của công ty lại tăng cao.
d) Sức sinh lời của vốn lưu động:
Bảng 7: Sức sinh lời của vốn lưu động:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
1. Vốn lưu động
7,092.89
7,568.43
9,034.65
106.70
119.37
113.04
Sức sinh lợi của
VLĐ
1.39
1.38
1.22
99.29
88.59
93.94
Với kết quả tính được ở trên ta thấy sức sinh lợi của vốn lưu động và vốn cố định của công ty có chiều hướng giảm. Vì vậy công ty cần có kế hoạch sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của mình hiệu quả hơn, hợp lý hơn.
e) Sức sinh lợi của vốn kinh doanh
Bảng 8: Sức sinh lời của vốn kinh doanh
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/09
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
3. Tổng VKD
19,917.34
20,775.72
22,486.71
104.31
108.24
106.27
Sức sinh lợi của
VKD
0.49
0.50
0.49
101.57
97.71
99.64
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua tính toán ở bảng .. ta thấy sức sinh lợi của vốn kinh doanh giảm dần trong 3 năm: Năm 2008 sức sinh lợi của vốn kinh doanh là 0,49 đơn vị tức là bỏ một đồng vốn kinh doanh thu được 0,49 đồng lợi nhuận, năm 2009 sức sinh lợi của vốn tăng 0,01 đơn vị so với năm 2008 tưong ứng 1,65%. Nhưng đến năm 2010 sức sinh lợi của vốn kinh doanh lại giảm xuống còn 0,45. Trong 3 năm sức sinh lợi bình quân của vốn kinh doanh giảm 4,73%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại việc sử dụng vốn kinh doanh sao cho hợp lý.
f) Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Bảng 9: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2008
2009
2010
09/08
10/09
BQ
Tổng doanh thu
22,784.38
33,947.39
38,134.60
148.99
112.33
130.66
Lãi từ HĐSXKD
9,843.30
10,429.04
11,029.40
105.95
105.76
105.85
4. Vốn CSH
15,642.35
16,380.46
19,431.93
104.72
118.63
111.67
Tỷ suất sinh lợi
VCSH
0.63
0.64
0.57
1.01
0.89
0.95
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giúp cho ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của công ty, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Qua bảng .., ta thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu của công ty biến động không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 cứ một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 0,64 đồng lợi nhuận tăng 1,18% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,57 đồng lợi nhuận giảm 18,9% so với năm 2009. Xét bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu của công ty giảm 4,84%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu qua 3 năm liên tục tăng: năm 2009 vốn chủ sở hữu là 16,380.46 triệu đồng tăng 4,72% so với năm 2008; năm 2010 vốn chủ sở hữu là 19,431.93 triệu đồng tăng 18,63% so với năm 2009. Trong khi đó lợi nhuận của công ty năm 2009 là 10,447.36 triệu đồng tăng 5,95% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận của công ty đạt 11,029.40 triệu đồng tăng 5,76% so với năm 2009. Như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng lợi nhuận có chiều hướng giảm xuống trong khi đó Vốn cố định và vốn lưu động lại tăng lên nên cũng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty không ổn định. Trong những năm tới công ty cần phát huy và nâng cao dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hũu lên bằng cách nâng số vòng quay của vốn là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
2.2.3. Phân tích chung tình hình tài chính:
a) Hệ số tài trợ:
Hệ số tài trợ.=
Tổng nguồn vốn CSH
Tổng số nguồn vốn
Bảng 10: hệ số tài trợ.
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số nguồn vốn CSH.
15642.35
16380.46
19431.93
Tổng số nguồn vốn.
19917.34
20775.72
22486.71
Hệ số tài trợ.
0.7853
0.7884
0.8641
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số tài trợ của công ty các năm là không đều nhau,và có xu hướng tăng dần. năm 2008 hệ số tài trợ của công ty là 0.7853, năm 2009 hệ số tài trợ của công ty là 0.7884 tăng 0.0031 tức tăng 0.31%. Đến năm 2010 hệ số tài trợ của công ty là 0.8641cao nhất tong vòng 3 năm qua, tăng 0.0157 so với năm 2009. Tỷ lệ số vốn của CSH tăng mạnh hơn đã làm cho hệ số tài trợ của công ty tăng đề qua các năm. Điều đó cho thấy sự mạo hiểm trong cơ cấu vốn của công ty, trong thời gian tới công ty nên điều chỉnh hợp lý hơn hệ số này để có được kết quả tốt nhất.
b) Hệ số nợ trên nguồn vốn qua CSH:
Hệ số nợ trên = vốn CSH
Tổng số nợi phải trả
Tổng nguồn vốn CSH
Bảng 11: hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số nợ phải trả.
4274.99
4395.26
3054.78
Tổng số nguồn vốn CSH
15642.35
16380.46
19431.93
Hệ số nợ trên nguồn vốn CSH
0.2733
0.2683
0.1572
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Hệ số nợ năm 2009 và năm 2010 tuy đã được cải thiện đáng kể hơn so với năm 2008, cụ thể hệ số nợ năm 2009 là 0.2683 giảm mạnh so với năm 2008. Năm 2010 hệ số nợ của công ty tiếp tục duy trì ở mức giảm cần thiết khi chỉ còn lại 0.1572, nhưng theo thống kê cho thấy hệ số nợ của công ty qua các năm đều cao hơn so với mức trung bình của ngành. Có thể đây là chính sách tài chính để khuyếch đại lợi nhuận của công ty song với hệ số nợ này, khả năng huy động thêm vốn bằng con đường đi vay của công ty sẽ là khó khăn. Hơn thế nữa, với hệ số nợ cao hơn so với mức trung bình của ngành, tức là công ty đã và đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm, vì có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, chỉ cần một sự giảm sút về doanh thu hoặc sự gia tăng về chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, đặc biệt nếu xét trong điều kiện công ty mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2001.
c) Hệ số nợ trên tổng tài sản:
Hệ số nợ trên tổng = tài sản
Tổng số nợ phải trả.
Tổng số tài sản hiên có.
Bảng 12: Hệ số nợ trên tổng tài sản:
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số nợi phải trả
4274.99
4395.26
3054.78
Tổng số tài sản hiên có
19917.34
20775.72
22486.71
Hệ số nợ trên tổng tài sản.
0.2146
0.2115
0.1358
Hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty qua các năm đang xu hướng giảm, cụ thể: năm 2008 tỷ lệ này là 0.2146, năm 2009 giảm xuống còn 0.2115, đén năm 2010 tỷ lệ này giảm mạnh nhất và còn 0.1358. đó là những dấu hiệu tích cực cho công ty. Nguyên nhân làm giảm hệ số này là do tổng số nợ phải trả của công ty đang giảm dần và tổng tài sản hiện có của công ty đang tăng dần qua các năm. Điều này khiến cho công ty có thể yên tâm vào các đầu tư tài chính khác.
2.2.4.Tình hình thanh toán .
Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu =
So với các khoản nợ phải trả
x 100%
Tổng số nợ phải thu
Tổng số nợ phải trả
Bảng 13: Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số nợ phải thu.
320.45
460.2
1033.56
Tổng số nợ phải trả.
4274.99
4395.26
3054.78
Tỉ lệ.
7.49%
9.24%
33.83%
Qua bảng số liêu ta thấy tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả đang có xu hướng tăng nhanh. Năm 2008 tỷ lệ này là 7.49%, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng thêm và đạt 9.24%, năm 2010 tỷ lệ này tăng mạnh nhất với 33.83%. nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 tổng số nợ phải trả của công ty tăng mạnh kéo theo đó là tăng tỷ lệ thanh toán. Điều này là rất nguy hiểm với công ty nếu vẫn tiếp diên trong thời gian tới. công ty cần có ngay biện pháp tích cực để giảm thiểu tỉ lệ này nằm trong tầm kiểm soát như thu hồi các khoản nợ phải thu nhanh hơn để có thể xoay vòng vốn kinh doanh nhanh hơn. Thu hồi vốn để tái cơ cấu đầu tư vào việc khác cho công ty.
2.2.5. Phân tích khả năng thanh toán
khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng TS của công ty.
Nợ phải trả của công ty.
Bảng số 14. Khả năng thanh toán tổng quát
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng tài sản của công ty (trđ)
19917.34
20775.72
22486.71
2. Nợ phải trả của công ty(trđ)
4274.99
4395.26
3054.78
3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
4.66
4.73
7.36
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Năm 2008, hệ số này là 4.66; năm 2009 hệ số này là 4.73 và năm 2010 hệ số này có giá trị là 7.36, tức là: 2 năm sau khả năng thanh toán tổng quát nhìn chung là được cải thiện nhiều so với năm trước đó( năm 2008), đăc biệt là năm 2010 hệ số khả năng thanh toán của công ty tăng mạnh.đây có thể coi là biểu hiện sự cố gắng của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ nói chung; hệ số này la rất cao, trong thời gian tơi công ty cần tiếp tục cos các chính sách để duy trì cao hệ số này.
2.2.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp và yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Thiên An là đơn vị kinh tế chuyên về phần mềm kế toán nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
2.2.6.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Điều kiện cơ sở vật chất
- Nguồn nhân lực
Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho sự thành công là yếu tố thuộc về con người, tức là con người phải có năng lực thực sự, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn, kỹ thuật công nghệ … thì mới có thể đưa doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng, sắp xếp lao động một cách hợp lý nhất để có thể phát huy hết khả năng và tính sáng tạo của người lao động.
- Chất lượng sản phẩm
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có.Xuất phát từ quan điểm trên nên sản phẩm phần mềm mà công ty tạo ra luôn hướng tới sự hoàn thiện về tính năng của sản phẩm nhằm đáp ứng ngày một khắt khe của khách hàng.Theo những nghiên cứu ở trên từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm của công ty không ngừng được hoàn thiện để thoả mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng đồng thời công ty luôn tạo ra những sản phẩm mới, có nhiều ứng dụng phù hợp với từng đơn vị kinh tế.
- Tổ chức bán hàng
Hiện nay vấn đề tiếp thị quảng cáo sản phẩm của công ty đang dần một hoàn thiện và được quảng bá rất rộng rãi trên thị trường.Nhưng điều đặc biệt là công ty luôn áp dụng những hình thức Emarketing có nghĩa là sử dụng mạng internet để thực hiện việc bán hang ngoài cách bán hàng truyền thống là mua bán trực tiếp, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
2.2.6.2. Các yếu tố bên ngoài
a. Thị trường tiêu thụ
*Nhân tố khách hàng
Công ty cổ phần Thiên An để có được chỗ đứng trên thị trường cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, xác định rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm phần mềm của công ty đó là sự phù hợp, sự hiện đại, độ ổn định, giá cả, chế độ chăm sóc khách hàng…khả năng đáp ứng của công ty. Để từ đó đề ra chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách cạnh tranh cho phù hợp. Khách hàng lúc này là sự quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược của mình.
*Đối thủ cạnh tranh
Do thị trường và khách hàng của hoạt động kinh doanh phần mềm tại Việt Nam còn hạn chế và nhỏ hẹp, do vậy công ty Thiên An chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tham gia vào cung cấp các sản phẩm phần mềm về kế toán và phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, trong dó có các công ty sau cung tham gia vào việc sản xuất và phát hành phần mềm kết toán nổi trội là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Thiên An:
- CDIT: là công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm phần mềm trong ngành bưu chính viễn thông và đã có nhiều sản phẩm ứng dụng thành công và tích hợp tốt.
- VDC: Đã có phần mềm kế toán trong bưu điện được ứng dụng trong toàn thể công ty
- Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST
- Công ty cổ phần phần mềm EFFECT
- Công ty phần mềm kết toán Bravo
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. GIẢI PHÁP.
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như ở phần trên đã trình bày. Từ đó, nhận thấy công ty đã đạt một số kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế cần được khắc phục như: Vấn đề marketing nhằm phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm; quay vòng vốn nhanh; đào tạo nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên. Khi các vấn đề này được giải quyết thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao tạo ưu thế và thị phần trong xã hội. Muốn vậy Công ty phải tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đích thực, có ý nghĩa và hơn thế nữa có tính khả thi cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới và lâu dài.
3.1.1. Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác Công ty cổ phần Thiên An khi tham gia sản xuất kinh doanh đều theo đuổi mục tiêu thu lợi nhuận cao. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu hang đầu vì nó quyết định sự sống còn và chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải coi trọng các mục tiêu khác: Tạo việc làm cho người lao động, chú ý tới hiệu quả chung của toàn xã hội.
Bên cạnh các mục tiêu dài hạn, công ty cần xác định mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu cụ thể mục tiêu hàng đầu để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Để thực hiện mục tiêu của công ty với kết quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn nguồn nhân lực như hiện nay, công ty cần xác định phương hướng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và biện pháp đầu tư phù hợp để sử dụng triệt để nguồn lực đã có, hạn chế rủi ro và tận dụng thời cơ. Mục tiêu trước mắt Công ty cần xác định tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tới nhiều đối tượng ngoài các doanh nghiệp mà phải hướng tới các tổ chức kinh tế nói chung.
3.1.2 Giải pháp về tài chính vốn.
- Nâng cao chất lượng công tác hạch toán kinh doanh, tiến hành phân tích kinh tế, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hoạt động kém hiệu quả, các chi phí vượt định mức trong sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng công tác khi ký kết hợp đồng kinh tế, công tác ký kết các hợp đồng kinh tế phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của công ty.
- Lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính chi tiết, phân tích tính toán kỹ thuật trước khi đầu tư.
- Có các biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, khoa học. Luôn đề ra các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược giá thành sản phẩm để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh.
3.1.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
Để hoạt động của công ty có hiệu quả cao đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, nghiệp vụ giỏi. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm phát triển nguồn nhân lực để mở rộng quy mô thị trường và để có được bộ máy hoạt động có trình độ phù hợp với tình hình hiện nay.
Công ty cần phải có một phương hướng và kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Việc đào tạo phải có tính chọn lọc, sắp xếp theo trình tự ưu tiên. Công ty có thể đa dạng hoá các hình thức đào tạo phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để tuyển dụng nhân viên phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.
Trong những năm tới, dự đoán quy mô hoạt động của công ty sẽ tăng lên, do đó công ty có thể có nhu cầu tuyển thêm lao động. Đây là điều kiện để công ty có thể bổ sung thêm cán bộ có trình độ cao, do vậy công ty cần phải có kế hoạch tuyển dụng hợp lý và việc tuyển lao động cần phải dựa trên các điều kiện: Là người có bằng cấp, có trình độ thật sự trong kinh doanh, có trình độ tay nghề, có đạo đức, có sức khoẻ, …
3.1.4. Giải pháp về thị trường
Công ty phải hình thành một bộ phận chuyên làm công tác điều tra nghiên cứu và phân tích thị trường. Bộ phận này nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, hoạt động marketing nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ thị trường, từ việc tiếp cận khách hang để thấy được hiện nay trên thị trường xu hướng tiêu dùng loại sản phẩm nào, chất lượng ra sao, … trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt được mục tiêu như mong muốn.
3.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY.
- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà nước.
- Cần chú trọng hơn nữa đến chiến lược marketing, tiếp tục mở rộng thị trường và đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm về công nghệ thông tin
- Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quả lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý.
- Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tăng cường liên minh với các doanh nghiệp đồng nghành để hỗ trợ nhau cùng phát triển.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, xong qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy sản xuất kinh doanh các loại phần mềm còn phức tạp hơn nhiều đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, khả năng và bản lĩnh và khả năng làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố thuận lợi luôn là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất lâu dài nhất.
Qua quá trình phân tích, em thấy việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hết sức cấn thiết. Chỉ thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mới thấy được kết quả cuối cùng mà công ty đã đạt được sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, những khả năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết cũng như những hạn chế. Đồng thời cũng tìm ra những thiếu sót, tìm ra nguồn gốc phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Phân tích tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục yếu kém cũng như giải pháp về sản phẩm, thị trường tiêu thụ…
Với những kết quả đạt được trong những năm qua trong những năm tới công ty cần phát huy thế mạnh và có kế hoạch sản xuất kinh doanh thật hơp lý để có được kết quả tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động sản xuất, tài chính của công ty cổ phần Thiên An.docx