Về mục tiêu 1: Tôi đã hiểu được môi trường ngân hàng ra sao? Nó gồm
những phần gì? Kết cấu tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp ở đó.
Về mục tiêu 2: Nhờ vào những môn học chuyên ngành như Tài Chính
Doanh Ngiệp cùng các môn học kỹ năng mềm vô cùng quan trọng đã
giúp tôi có thêm những động lực để làm tốt các công việc được giao
cũng như nhanh chóng tiếp thu những điều mới.
Về mục tiêu 3: Sau những ngày luyện tập các công việc đó đã giúp tôi
gặt hái thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đó chắc hẳn sẽ là hành trang vô
cùng quý giá cho tôi sau này.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank – chi nhánh An Phú từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 1
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề án:
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI
NHÁNH AN PHÚ TỪ THÁNG 1 ĐẾN
THÁNG 3 NĂM 2013
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 2
Tháng 03/2013
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề án:
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI
NHÁNH AN PHÚ TỪ THÁNG 1 ĐẾN
THÁNG 3 NĂM 2013
Tên cơ quan thực tập: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi
nhánh An Phú – phòng giao dịch Nguyễn Trọng Tuyển.
Sinh viên thực hiện: Trần Mai Vũ
Lớp: TC1011
Giảng viên hướng dẫn: thầy Ngô Hữu Hùng.
Ngày nộp báo cáo: 06/03/2013.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 3
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………………
Họ tên người nhận xét
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………………
Họ tên GVHD
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 5
TRÍCH YẾU
Khi thực tập nhận thức, tôi đã xác định các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Hiểu về môi trường doanh nghiệp là như thế nào.
Mục tiêu 2: Làm quen các nghiệp vụ của 1 nhân viên ngân hàng.
Mục tiêu 3: Vận dụng được các kiến thức đã học vào công việc.
Báo cáo thực tập nhận thức này là cả quá trình làm việc của tôi tại ngân
hàng. Đây là sự trải nghiệm thực tế vô cùng bổ ích và sống động của tôi.
Không chỉ được hiểu về cơ cấu của ngân hàng mà còn được vận dụng những
bài học trên giảng đường để áp dụng vào các công việc. Thông qua đó không
chỉ giúp tôi nâng cao nghiệp vụ mà còn trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và các
kỹ năng mềm khác để hoàn thiện mình.
Sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong ngân hàng cùng sự cố
vấn của người hướng dẫn và những chia sẻ thân tình về kinh nghiệm làm việc
đã giúp ích cho tôi trong việc học tập hôm nay và hành trang để làm việc sau
này.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 6
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn trường đại học Hoa Sen – cái nôi đã đào
tạo tôi ngay từ những bước chân đầu tiên vào giảng đường đại học, đã tạo điều
kiện cho tôi tham gia vào đợt thực tập nhận thức bổ ích này nhằm tích lũy
thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn quý báu, tạo tiền đề vững chắc cho
sự nghiệp tương lai.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Hữu Hùng – giáo
viên hướng dẫn cho kỳ thực tập của tôi đã giúpcho tôi hoàn thành bài báo cáo
này.
Tôi đặc biệt cảm ơn cô Đoàn Bích Thủy – phó giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh An Phú phòng giao
dịch Nguyễn Trọng Tuyển đã đồng ý tiếp nhận tôi vào thực tập và đã là người
hướng dẫn cho tôi bằng những sự chỉ bảo tận tình.
Và xin được cảm ơn toàn thể các anh chị làm việc tại phòng tín dụng
đã chia sẻ, truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như
cuộc sống trong suốt quá trình tôi thực tập tại phòng tín dụng.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 7
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................... 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ........................................................ 4
TRÍCH YẾU ....................................................................................................................................... 5
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... 6
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 7
DẪN NHẬP ....................................................................................................................................... 9
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................... 10
1.GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM: .................................................................................................................................... 10
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: .................................................................... 10
1.2. Ý NGHĨA THƯƠNG HIỆU: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG” ............... 11
1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK: ................................................................ 11
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC ................................ 13
1.5: CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN: ...................................................................................... 14
1.6. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................................... 17
1.7 LỢI THẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC............................................................................... 19
2. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH AN PHÚ .......................................................................................................................... 21
2.1. SỰ THÀNH LẬP: .................................................................................................................. 21
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 8
2.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH AN PHÚ TRONG NĂM
2013: .............................................................................................................................................. 22
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN ............... 22
2.3.1.Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam
– Chi nhánh An Phú : .................................................................................................................................. 22
2.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................................................... 23
2.3.3.Thuận lợi và khó khăn hiện tại CN An Phú ........................................................................................ 27
CÔNG VIỆC THỰC TẬP .............................................................................................................. 28
Hình 6: Quy trình tín dụng của CN An Phú .................................................................................................. 34
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ................................................................................... 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 38
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 9
DẪN NHẬP
Vào đợt thực tập nhận thức này, tôi đã đưa ra cho mình các mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1: Hiểu về môi trường doanh nghiệp là như thế nào.
Mục tiêu 2: Làm quen các nghiệp vụ của 1 nhân viên ngân hàng.
Mục tiêu 3: Vận dụng được các kiến thức đã học vào công việc.
Với chuyên ngành của mình là Tài chính – Ngân hàng, tôi đã xin vào
thực tập tại vị trí nhân viên tín dụng của phòng tín dụng Agribank.
Tuy đợt thực tập này chỉ giới hạn trong 8 tuần nhưng tôi đã hoàn thành
khá tốt các mục tiêu đề ra. Tuy chưa thực sự hoàn thiện nhưng đã giúp tôi
nhận thức được công việc của một nhân viên tín dụng ngân hàng và có được
những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử và tác phong làm việc trong tập
thể.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
10
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1.GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên đầy đủ: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Tên gọi tắt: AGRIBANK
Trụ sở chính: 18, Trần Hữu Dục, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 8313694
Fax: (84-4) 8313717-8313719
Website: www.agribank.com.vn
Email: webmaster@agribank.com.vn
Mã số thuế: 0100686174-066
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị
thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng.
Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng.
Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi
nhánh Campuchia.
Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
11
1.2. Ý nghĩa thương hiệu: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”
Hình 1: Logo của Agribank
Agribank mong muốn các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ giúp ích cho
khách hàng và đam lại phồn thịnh, tài lộc cho khách hàng nói riêng và đất
nước nói chung.
1.3. Quá trình phát triển của Agribank:
- Năm 1988: Được thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp Việt Nam.
- Năm 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Năm 1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân
hàng Chính sách xã hội.
- Năm 1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam.
- Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
- Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện tại Campuchia.
- Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
- Năm 2007: Được UNDP xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam.
- Năm 2008: Đảm nhận chức Chủ tịch APRACA; Đạt Top 10 Giải thưởng Sao
Vàng đất Việt.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
12
- Năm 2009: Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Vinh dự được đón Tổng Bí thư tới
thăm và làm việc. Là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10
Sao Vàng đất Việt.
- Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tiếp tục là Định
chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Agribank bứt phá vươn lên vị trí
Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ.
Năm 2011: Chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
13
1.4. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức và nguồn nhân lực
Hình 2: Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy nhà nước quản lý điều hành của
NHNo&PTNT Việt Nam
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
14
Hình 3: Cơ cấu tổ chức Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh Tín dụng
1.5: Chức năng các phòng ban:
Giám đốc
- Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của CN
phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động của các
NHNo và kinh tế tại địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng GĐ,
chịu trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT và Tổng GĐ về các quyết định của
mình.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các phòng nghiệp vụ tại CN.
Phó giám đốc
- Giúp GĐ chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do GĐ phân công phụ trách và
chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về các quy định của mình.
- Thay mặt GĐ điều hành công việc khi GĐ ủy quyền.
TRƯ NG PH NG
T N D NG
PH PH NG
N
PH PH NG
TH M Đ NH
PH PH NG
KẾ HOẠCH V N
NV NV NV NV NV NV NV NV NV
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
15
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với GĐ trong việc thực hiện các nghĩa vụ của CN
theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán. Xây dựng
chi tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và nghiệp vụ thanh toán theo
quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doah
theo quy định.
Phòng Điện toán
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
CN. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên qua đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
Phòng Hành chính và Nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của CN
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng,
hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động...
- Trực tiếp quản lý con dấu của CN, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ
tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của CN.
- Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý hồ sơ cán bộ
thuộc CN quản lý và hoàn tất hồ sơ.
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh ( Tín dụng )
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn về các hệ số an toàn theo quy định.
- Tham mưu cho GĐ CN điều hành về giải pháp phát triển nguồn vốn, xây
dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
16
- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và
kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, tài sản nợ.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phân tích các hoạt
động kinh doanh quý, năm.
Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ
- Xây dựng chương trình phù hợp với các công tác kiểm tra của CN.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết các chuyên đề về báo cáo kịp thời các kết quả.
- Đầu mối phù hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo , các cơ quan thanh tra để
thực hiện các cuộc kiểm tra tại CN theo quy định.
Phòng Kinh doanh ngoại hối
- Các nghiệp vụ kinh doanh, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
- Thực hiện công tác thah toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản tại nước ngoài.
Phòng Dịch vụ và Marketing
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản
phẩm, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ.
- Đề xuất, tham mưu chính sách phát triển dịch vụ cải tiến quy trình…
- Triển khai phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo, xây dựng
và lưu trữ kế hoạch quảng bá thương hiệu như ấn phẩm, catalog…
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
17
1.6. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu của Ngân
hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng
khắp trên toàn quốc với hơn 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực
tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính
thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.
Hình 4: Số CN và PGD của Agribank và các Ngân hàng khác
Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường
tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động
rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng,
miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay,
Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30
nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh
vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập
nhưng nhiều thách thức.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong
và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong
khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.065 ngân
hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành ký
kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA
0
500
1000
1500
20 0
2500
Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB Sacombank
2400
1150
614
153 280 230
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
18
Campuchia , Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ABC , Ngân hàng Trung Quốc
BOC , Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc CCB , Ngân hàng Công thương Trung
Quốc ICBC triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho
đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng
với hơn 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngoài tại
Campuchia, Agribank hiện có 9 công ty trực thuộc, đó là: Tổng Công ty Vàng
Agribank AJC , Công ty In thương mại và dịch vụ PCC , Công ty Cổ phần chứng
khoán Agriseco , Công ty Du lịch thương mại Agribank tours , Công ty Vàng bạc
đá quý TP Hồ Chí Minh VJC , Công ty Cổ phẩn bảo hiểm ABIC , Công ty cho
thuê Tài chính I ALC I , Công ty cho thuê Tài chính II ALC II , Công ty Kinh
doanh lương thực và Đầu tư Phát triển.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
19
1.7 Lợi thế, cơ hội và thách thức
Để hiểu rõ hơn về NH Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam thì
chúng ta sẽ tiến hành đi phân tích theo mô hình SWOT để thấy được điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nền kinh tế hiện nay.
PHÂN TÍCH SWOT
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Mạng lưới hoạt động rộng khắp nhất
trên cả nước nên:
+ Thị phần ổn định.
+ Khách hàng dồi dào.
+ Phát triển thị trường bán lẻ.
- Liên tục đổi mới công nghệ trong
việc quản lý NH nói chung và trong
hoạt động nghiệp vụ NH Quốc tế nói
riêng.
- Các sản phẩm dịch vụ được đa dạng
hóa.
- Năng lực còn thấp so với yêu cầu hội
nhập.
- Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu
chuẩn quốc tế chưa cao.
- Chịu sự chi phối từ Chính phủ, hoạt
động không hoàn toàn vì mục đích
thương mại.
- Cơ chế quản lý chưa phù hợp.
- Công tác kiểm soát quản trị rủi ro
thấp, chưa có khả năng dự đoán và
dự báo rủi ro.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Mở cửa nền kinh tế giúp NH mở
rộng quan hệ hợp tác, liên doanh,
liên kết với các NH nước ngoài.
- Cơ hội mở rộng thị trường từ việc
Việt Nam tham gia WTO việc tiếp
- Sự tham gia của các đối thủ cạnh
tranh trong tương lai, với công nghệ
hiện đại, năng lực tài chính lớn
mạnh, trình độ chuyên nghiệp từ các
NH trong nước và nước ngoài tham
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
20
cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý
từ các NH nước ngoài rất cao.
- Nhu cầu về chất lượng và việc sử
dụng các tiện ích NH lớn, tạo cơ hội
phát triển các sản phẩm mang tính
công nghệ có triển vọng cao.
gia vào thị trường trong nước.
- Áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín
dụng phi NH và quỹ đầu tư trong và
ngoài nước càng gia tăng, đặc biệt là
sự lớn mạnh của các NH thương mại
cổ phần, liên doanh.
- Rủi ro thị trường tài chính như: lãi
suất, tỷ giá, và cán cân vốn tự do
hóa, khủng hoảng tài chính quốc tế.
- Nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập
và phát triển.
- Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo
bởi các đối thủ cạnh tranh khác
Từ bảng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức,
ta có thể thấy được Agribank là một ngân hàng lớn và có đủ sức mạnh cũng như
năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường tài chính khi nền kinh tế đang đi vào
hội nhập như ngày nay. Và nếu ngân hàng biết tận dụng được các cơ hội cũng như
thế mạnh của mình để khắc phục những nhược điểm và thách thức hiện nay thì sẽ là
NH có tiềm năng phát triển vượt bậc và cạnh tranh được trong thị trường tài chính
trong tương lai.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
21
2. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN PHÚ
2.1. Sự thành lập:
Được thành lập tháng 06/2003 theo quyết định số 153/QĐ/HĐQT - TCCB của
Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam với:
- Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh An
Phú.
- Địa chỉ: 472-476 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, Tp.HCM
- Slogan: Mang phồn thịnh đến với khách hàng
- Điện thoại: 08. 38121227 - 08. 38121225
- Fax: 08.38110213
- Email: info@agribankanphu.com.vn
- Người đại diện: Võ Bá - Giám đốc chi nhánh
Agribank An Phú là đơn vị được xếp hạng loại II hạng I, trực thuộc Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Hoà cùng nhịp độ phát triển của đất nước, qua 7 năm xây dựng và trưởng
thành; đặc biệt từ khi mới thành lập trở lại đây thực hiện đề án phát triển hoạt động
kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh NHNo&PTNT An Phú đã có những
bước đi vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt
hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện, cụ thể là:
- Về mạng lưới, ngoài Hội sở đến nay Ngân hàng đã có 6 phòng giao dịch và 1 điểm
giao dịch trực thuộc trên địa bàn thành phố.
- Về công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ
thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
22
Từ năm 2005 đến nay họat động kinh doanh của Ngân hàng đã có bước tăng
trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40%, dư nợ tăng trưởng
bình quân hàng năm 25%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm 20%/năm.
Họat động thanh tóan quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân hàng
năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh tóan với trên 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ; uy tín vị thế của Chi nhánh trên địa bàn đối với các đối tác và khách hàng
tiếp tục được nâng cao.
Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Agribank An Phú đã quy tụ đội ngũ
CBNV có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, đạo đức nghề nghiệp, nhạy bén
trong quan hệ giao tiếp. Với đội ngũ trẻ và năng động chúng tôi tin tưởng sẽ mang
lại cho quý khách hàng những dịch vụ ngân hàng tốt nhất. Hiện giám đốc
Agribank An Phú là thành viên của hội doanh nghiệp Q.Tân Bình và Tp.HCM.
2.2. Mục tiêu hoạt động của Agribank Chi nhánh An Phú
trong năm 2013:
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn, với những nỗ lực của mình
Agribank An Phú đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt
động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần
quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ , mang lại
lợi nhuận cho ngân hàng
2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.3.1.Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh An Phú :
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
23
Hình 5: Cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của Agribank An Phú.
2.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn và các hệ số an toàn theo quy định.
Tham mưu cho GĐ CN điều hành và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Đầu mối, tham mưu cho GĐ xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung và dài hạn. Đầu mối quản lý thông tin và kế hoạch phát triển, tình
hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín
dụng, thông tin nguồn vốn và huy động vốn, thông tin KH theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn
và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài
sản nợ.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các CN trực thuộc.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các
CN loại 3 nếu có .
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
24
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo
sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do GĐ CN giao.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán.Xây dựng
chi tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền
lương. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.
Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và
nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Phòng Điện toán
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của CN. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán,
kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác
phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo
quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
Làm dịch vụ tin học và thực hiện các nhiệm vụ được GĐ CN giao.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
25
Phòng Hành chính và Nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của CN và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được GĐ CN
duyệt.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,
hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của CN.
Trực tiếp quản lý con dấu của CN, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của CN. Thực hiện công
tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao
động…Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở
rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến PGD, CN.
Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý hồ sơ cán bộ
thuộc CN quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghị hưu, nghỉ
chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành NH.
Thực hiện các nhiệm vụ khách do GĐ giao.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ
Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công
tác kiểm tra, kiểm soát của NH Nông nghiệp và đặc điểm của đơn vị.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ. Tổng hợp và báo cáo
kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu
sót của CN, đơn vị mình theo định kỳ.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho GĐ giải quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền. Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
26
tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin và lập các
báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng GĐ, trưởng Ban Kiểm tra, Kiểm
soát nội bộ hoặc GĐ giao.
Phòng Kinh doanh Ngoại hối
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mua, bán, chuyển đổi thanh toán
quốc tế trực tiếp theo quy định.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NH Nông
nghiệp.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến
thanh toán quốc tế.
Thực hiện quản lý thông tin và các nhiệm vụ khác do GĐ giao.
Phòng Dịch vụ và Marketing
Trực tiếp giao dịch với KH. Đề xuất tham mưu với GĐ về chính sách phát
triển sản phẩm dịch vụ NH mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ
KH… đặc biệt là các hoạt động của CN các dịch vụ, sản phẩm cung ứng
trên thị trường.
Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của
NH nông nghiệp và GĐ CN. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin truyền
thông, tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ và giải
đáp thắc mắc của KH, xử lí các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến hoạt
động kinh doanh thẻ thuộc phạm vi quản lý.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do GĐ giao.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
27
2.3.3.Thuận lợi và khó khăn hiện tại CN An Phú
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Nguồn vốn huy động ngắn hạn
qua các năm đều tăng qua các
năm.
Nợ quá hạn có xu hưởng giảm
qua các năm và có nợ quá hạn
thấp hơn chi nhánh có cùng quy
mô hoạt động.
Vòng quay vốn tín dụng tương
đối nhanh nên làm tăng hiệu quả
sử dụng vốn của CN.
Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn trung bình
ngành và quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
Thủ tục và thời gian giao dịch vẫn
còn khá rườm rà và mất thời gian
khiến cho người vay không có
vốn kịp thời cho phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
Nợ xấu tăng qua các năm từ 2,4%
đến 2,8%.
Công tác TĐTD chưa hiệu quả.
Hình thức cho vay ngắn hạn chưa
phong phú.
Năng lực của CBTD còn hạn chế.
Công tác giám sát trong khi vay
chưa được thực hiện hiệu quả.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Có nhiều Doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn.
Dân cư đông
CN nằm ở vị trí trung tâm quận
Tân Bình.
Người dân tin tưởng vào NH nên
nguồn vốn sẽ tiếp tục gia tăng
Có nhiều NH đặt CN tại quận Tân
Bình.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của
Nhà Nước để kiềm chế lạm phát.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
28
CÔNG VIỆC THỰC TẬP
1. M C TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu 1: Hiểu về môi trường doanh nghiệp là như thế nào.
Mục tiêu 2: Làm quen các nghiệp vụ của 1 nhân viên ngân hàng.
Mục tiêu 3: Vận dụng được các kiến thức đã học vào công việc.
2. CÁC CÔNG VIỆC
BỘ PHẬN THỰC TẬP: Phòng tín dụng
Trưởng bộ phận: Cô :Trần Thị Kim Quy
Nêu công việc của trưởng bộ phận
1. Công việc 1: Sắp xếp hồ sơ tín dụng
2. Công việc 2 : Chuyển các giấy tờ qua phòng kế toán để in, fax.
3. Công việc 3 : Thu lãi định kỳ của khách hàng.
4. Công việc 4 : Cùng giám đốc đi thu nợ khó đòi.
Cán bộ quản lý: Cô Đoàn Bích Thủy
Nêu công việc của cán bộ quản lý
1. Công việc 1 : Là người hậu kiểm cho các biểu mẫu ở quầy giao dịch.
2. Công việc 2 : Đi đến trụ sở để nhận nhiệm vụ.
3. Công việc 3 : Thay mặt giám đốc làm các nhiệm vụ được giao phó.
4. Công việc 4 : Ra ngoài gặp khách hàng .
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
29
Cán bộ kế toán:
Nêu công việc của cán bộ kế toán
1. Công việc 1 : Giúp khách hàng mở sổ tiết kiệm.
2. Công việc 2 : Giúp khách hàng mở và sử dụng thẻ nội địa, quốc tế…
3. Công việc 3 : Làm các giao dịch liên quan đến tài khoản của khách hàng.
4. Công việc 4 : Giới thiệu khách hàng lên phòng tín dụng khi có nhu cầu.
Các công việc đã làm:
2.1 Photo giấy tờ :
Cách thực hiện :
Bước 1: Chọn FC Function clear để máy trở về chế độ mặc định.
Bước 2: Chọn khay giấy A3 hay A4.
Bước 3: Chế độ thu nhỏ, phóng to Bỏ qua nếu không cần
Bước 4: Sao chụp đảo mặt Bỏ qua nếu không cần
Bước 5: Chọn phím số 1,2,3,…,999 để chọn số bộ cần sao chụp.
Bước 6: Chọn phím start để bắt đầu photo.
Khó khăn ban đầu : Lần đầu làm nên thao tác còn chậm và chưa thành thạo.
Kinh nghiệm : Nên để giấy đúng hàng sẽ in, photo đẹp hơn
Kết quả đạt được : Photo đủ giấy tờ được giao.
2.2 Hướng dẫn khách hàng khi vào quầy giao dịch:
Cách thực hiên:
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
30
Bước 1: Hỏi xem khách hàng cần làm gì ?
Bước 2: Giới thiệu khách hàng các loại sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có.
Ví dụ như về lãi suất, kỳ hạn….
Bước 3: Đưa các biểu mẫu và hướng dẫn cách điền thông tin cho khách hàng.
Bước 4: Nhận lại biểu mẫu và tiền từ khách hàng.
Bước 5: Trao lại sổ tiết kiệm hay các giấy hẹn cho khách hàng và nói cảm ơn.
Khó khăn ban đầu : Chưa nắm rõ các quy trình cũng như các loại biểu mẫu
nên phải dành thời gian ngồi học hỏi. Chưa biết cách giới thiệu với khách
hàng sao cho đủ và đúng nhất.
Kết quả đạt được : Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị đã chỉ dẫn tận tình mà em
đã hoàn thành được nhiệm vụ thật tốt.
Kinh nghiệm : Nên học cách lắng nghe thật nhanh và kĩ từ khách hàng. Đồng
thời chọn ra nhanh trong đầu sản phẩm nào là tốt nhất cho khách hàng để nhận
được sự đồng tình từ phía khách hàng.
2.3 Gặp gỡ khách có nhu cầu vay tiền :
Cách thực hiện :
Bước 1: Hỏi khách cần vay bao nhiêu? Cần vay để làm gì?
Bước 2: Hỏi xem khách có tài sản hay thứ gì để thế chấp, đảm bảo không?
Bước 3: Nhắn với khách chờ cô trưởng phòng hay giám đốc qua sẽ cho câu trả
lời cuối cùng.
Bước 4: Trả lời khách là được hay không và vì sao.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
31
Khó khăn ban đầu : Trả lời và hỏi khách chưa nhanh nhẹn, còn rụt rè.
Kết quả đạt được : Giải quyết cho 1 khách vay tín dụng nhờ sự chỉ bảo của
cô trưởng phòng.
Kinh ngiệm : Nên tính toán nhanh trong đầu về tài sản đảm bảo và nhanh
chóng tìm cách liên lạc trưởng phòng để được xử lý.
2.4 Học cách nghe và nói chuyện qua điện thoại
Cách thực hiện:
Bước 1: Mở sổ để tìm số điện thoại của khách hàng cần gọi.
Bước 2: Đầu tiên đặt câu hỏi để biết phải là người cần gặp không và gửi lời
chào.
Bước 3: Hỏi thăm khách hàng và vào vấn đề như cần trả lãi hay nợ gốc, thời
gian bao lâu…
Bước 4: Gửi lời chào.
Kinh nghiệm : Nên nói vừa phải, không quá nhanh, giọng rõ ràng. Lắng nghe
từ phía khách hàng cẩn thận và kỹ càng. Nhanh chóng giải đáp thắc mắc khi
cần thiết. Khi cần nhắc nhở về nợ thì cần giọng cứng rắn, dứt khoát nhất để
nhấn mạnh với khách hàng.
2.5 Các quy trình thực hiện để cho ra những bộ hồ sơ :
- Quy trình thẩm định tín dụng, đề xuất tín dụng và quyết định cấp tín
dụng:
* Thẩm định Tài sản đảm bảo: là đi đánh giá được 5 tiêu chuẩn của Tài sản đảm
bảo
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
32
- Xác định được cơ sở pháp lý. Chứng minh tài sản đảm bảo là của người
vay hoặc của người bảo lãnh cho người vay.
- Xác định được giá trị của tài sản.
- Tài sản phải có thị trường hiện tại và thị trường trong tương lai như vàng,
đất, sổ tiết kiệm, đồ cổ….
- Cùng với tài sản, NH phải nắm được một văn thư chuyển quyền sở hữu tài
sản đó cho NH.
- Tài sản không bị cấm lưu thông.
Bên cạnh đó, căn cứ vào chính sách tín dụng của NH để xác định mức cho
vay và ra quyết định cho vay hay không đối với yêu cầu của KH. Kết quả phân
tích sẽ được thể hiện trong một báo cáo tóm tắt để gửi cho những người có thẩm
quyền theo quy định của NH xem xét ra quyết định.
Bước 3: Ra quyết định
Sau khi TĐTD sẽ không có một KH nào có đủ toàn bộ các yếu tố của lòng tin.
Do đó, ra quyết định cho vay hay từ chối được dựa trên ba nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Nếu KH thiếu một trong các yếu tố định tính trong TĐTD thì một
quyết định từ chối được hình thành bất chấp các yếu tố định lượng.
Nguyên tắc 2: Nếu KH có đủ các yếu tố định tính trong TĐTD tốt nhưng các yếu tố
định lượng bị yếu một khâu nào đó, KH nằm ngoài chính sách tín dụng của NH thì
một quyết định từ chối được hình thành.
Nguyên tắc 3: Nếu các yếu tố định lượng thiếu một khâu nào đó, các yếu tố định
tính tốt, đồng thời nằm trong chính sách tín dụng của NH thì một quyết định cho vay
được hình thành.
Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng và tiến hành giải ngân
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
33
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đơn xin vay của KH được chấp
nhận, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất và các bên liên quan sẽ ký hợp đồng tín
dụng. Kế toán NH tiến hành giải ngân theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa
NH và KH.
Bước 5: Kiểm soát trong khi cho vay và kết thúc hợp đồng:
Trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ luôn theo dõi khoản
vay này để đảm bảo rằng KH sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, và sử
dụng vốn có hiệu quả. Nếu có bất cứ một dấu hiệu nào đáng ngờ đều được xem xét
cẩn thận, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý như ngừng giải ngân, hoặc huỷ bỏ
hợp đồng…
Kết thúc một khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ tổng kết và lưu trữ thông tin về
khoản vay để có thể sử dụng khi cần thiết.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
34
Hình 6: Quy trình tín dụng của CN An Phú
ác định thị
trường và các
thị trường mục
tiêu
ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG
NHU CẦU KHÁCH
HÀNG
Tiếp nhận yêu cầu khách
hàng
Tìm hiểu triển vọng
Tham khảo ý kiến bên
ngoài
THẨM ĐỊNH
Mục đích vay
HĐKD
Quản lý
Số liệu
THƯƠNG Ư NG
Kỳ hạn
Thanh toán
Các điều khoản
Bảo đảm tiền vay
Các vấn đề khác
PHÊ DUYỆT
Cán bộ quản trị
rủi ro
Giám đốc/Tổng
giám đốc
THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN
THỦ TỤC HỒ SƠ
Dự thảo hợp đồng
Xem xét hồ sơ
Kiểm tra tài sản bảo đảm
Miễn bỏ giấy tờ pháplý
Các vấn đề khác
GIẢI NGÂN
Thủ tục hồ sơ hoàn tất
Chuyển tiền
QUẢN DANH M C
QUẢN LÝ TD
Số liệu
Các điều khoản
Bảo đảm tiền vay
Thanh toán
Đánh giá tín dụng Nhận biết sớm
Chính sách xử lý
Quản lý
Dấu hiệu cảnh báo
Cố gắng thu hồi nợ
Biện pháp pháp lý
Tái cơ cấu
Dấu hiệu bất thường
Trả nợ đúng hạn
TỔN THẤT
Không trả nợ gốc
Không trả nợ lãi
THANH TOÁN
Trả đủ gốc
Trả đủ lãi
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
35
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1. Nhận xét:
Qua gần 8 tuần thực tập, tôi cảm thấy mình đã tích lũy thêm nhiều điều mới
mẻ, kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không chỉ áp
dụng mà còn học thêm các kỹ năng mềm rất cần thiết khác một cách thực tiễn
nhất. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất yêu thích và đam mê công việc của 1
nhân viên ngân hàng.
2. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Được các anh chị và cô hướng dẫn giúp đỡ tận tình nên học hỏi và giải
đáp cho bản thân rất nhiều.
Được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp gần gũi chuyên ngành.
Nơi làm việc gần nhà nên việc đi lại thuận tiện.
Khó khăn
Bước đầu chưa quen với công việc vì còn mới mẻ và lạ lẫm.
Giọng nói còn rụt rè gây khó nghe cho khách hàng.
Vừa quen nơi làm việc đã chuyển qua phòng giao dịch khác nên phải
tìm hiểu lại, làm quen lại.
3. Đánh giá
a.Điểm mạnh:
Chịu khó học hỏi, tiếp thu những điều mới.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
36
Nhanh nhẹn trong công việc được giao.
b.Điểm yếu:
Làm việc nhanh nên đôi khi bị sai sót.
Giọng nói rụt rè gây khó khăn trong giao tiếp lúc ban đầu vào làm.
Sau tám tuần thực tập tại phòng tín dụng chi nhánh, với tất cả sự cố gắng và
kiến thức đã tích lũy được, tôi đã học hỏi và quan sát công việc của mọi người
xung quanh, cũng như hoàn thành tốt những công việc được giao. Tôi đã đạt
được những mục tiêu do mình đề ra là:
Mục tiêu 1: Hiểu biết về môi trường doanh nghiệp.
Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc.
Mục tiêu 3: Nâng cao trình độ và kinh ngiệm của bản thân để chuẩn bị
cho sau này.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
37
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra nhiều thuận lợi
cho nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn và
thách thức. Ngành ngân hàng cũng chịu tác động mạnh mẽ từ xu hướng ấy,
hội nhập kinh tế quốc tế giúp các ngân hàng mở rộng thị trường, tiếp cận với
nền kinh tế phát triển của các nước, đồng thời thừa hưởng nhiều thành tựu
khoa học kỹ thuật trên thế giới..., nhưng lại đối mặt với sự cạnh tranh khóc liệt
cùng với thị phần bị chia sẽ mạnh mẽ.
Sau 2 tháng thực tập tôi nhận thấy:
Về mục tiêu 1: Tôi đã hiểu được môi trường ngân hàng ra sao? Nó gồm
những phần gì? Kết cấu tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp ở đó.
Về mục tiêu 2: Nhờ vào những môn học chuyên ngành như Tài Chính
Doanh Ngiệp cùng các môn học kỹ năng mềm vô cùng quan trọng đã
giúp tôi có thêm những động lực để làm tốt các công việc được giao
cũng như nhanh chóng tiếp thu những điều mới.
Về mục tiêu 3: Sau những ngày luyện tập các công việc đó đã giúp tôi
gặt hái thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đó chắc hẳn sẽ là hành trang vô
cùng quý giá cho tôi sau này.
Tôi xin cảm ơn thầy Ngô Hữu Hùng cùng toàn thể các anh chị nhân
viên tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam - chi
nhánh An Phú – phòng giao dịch Nguyễn Trọng Tuyển đã giúp tôi hoàn thành
bài báo cáo này.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tiền Tệ Ngân Hàng, N B ao Động ã Hội,
TP.HCM.
2. uật các Tổ chức tín dụng nước Cộng hòa ã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam.
4. Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi
nhánh An Phú năm 2009 – 2011.
5. Một số website và báo chuyên ngành.
6. Báo cáo của các anh chị khóa trước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_mai_vu_tc1011_104543_2238.pdf