Đưa công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản thành công tác thường
niên, nhằm cập nhật các số liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ GIS khai thác hải
sản vùng biển xa bờ.
- Tăng cường đầu tư cho công tác dự báo ngư trường, tiến tới dự báo ngư
trường của một số loài cá kinh tế theo từng tháng trong năm.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tàu thuyền, cơ sở hậu cần nghề cá.
- Xây dựng và thực hiện qui hoạch cơ cấu nghề phù hợp với khả năng của
nguồn lợi ở vùng biển xa bờ.
- Phân bổ số lượng tàu khai thác trên từng vùng biển cho các địa phương
trên cơ sở hiệp thương hàng năm để hài hòa lợi ích giữa các địa phương ven
biển.
- Trên cơ sở đó quản lý khai thác bằng Giấy phép khai thác hải sản theo
vùng biển, kiểm soát hoạt động tàu khai thác hải sản từ trước khi ra khơi, đến
ngư trường, về cảng lên cá và tiêu thụ.
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủy sản
Có 352 doanh nghiệp chế biến với 439 xưởng sản xuất bao gồm: 296
doanh nghiệp chế biến đông lạnh, 32 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng khô;
69 doanh nghiệp kết hợp sản xuất hàng khô và các hàng khác; 9 doanh nghiệp
chuyên sản xuất đồ hộp, 12 doanh nghiệp sản xuất đồ hộp và mặt hàng khác; 22
doanh nghiệp sản xuất bột cá và các mặt hàng khác thủy sản. Hệ thống kho bãi
cũng phát triển mạnh trong những năm qua.
Cả nước có 126 kho lạnh, 120 nhà máy nước đá trong toàn quốc, đảm bảo
đủ nhu cầu sử dụng nước đá của các tàu và các nhà máy chế biến. Về chế biến
xuất khẩu, hiện có 245 cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong
đó có 52% số cơ sở chế biến được xuất khẩu trực tiếp vào EU. Sản phẩm thủy
sản của Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước, vùng lãnh thổ. Năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD.
Cơ bản hoạt động chế biến thủy sản đã giải quyết được lượng sản phẩm từ
khai thác thủy sản, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản để phục vụ cho thị trường
11
nội địa và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản.
3.2. Các hoạt động hỗ trợ khác
3.2.1 Thông tin ngư trường nguồn lợi
Hiện nay, công nghệ dự báo lạc hậu, thiếu kinh phí, trang thiết bị, cán bộ
chuyên môn để thu thập, phân tích, xử lý và xây dựng bản tin dự báo. Do vậy,
sản phẩm dự báo ngư trường khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn sản
xuất của ngư dân: tần suất dự báo thấp, độ chính xác của thông tin dự báo còn
hạn chế.
Chính vì vậy, ngư dân chủ yếu đánh bắt dựa vào kinh nghiệm, các thông
tin khoa học cung cấp cho ngư dân còn thiếu nên hiệu quả đánh bắt không cao.
3.2.2. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển
3.2.2.1. Phòng chống lụt bão và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn
trên biển
- Chưa có hệ thống tổ chức phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
chuyên ngành thủy sản thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Hiện nay
chỉ có 3 tỉnh có bộ phận PCLB&GNTT chuyên ngành thủy sản nằm chung trong
Ban chỉ huy PCLB&TKCN của Sở NN&PTNT.
- Hoạt động của Thường trực PCLB&GNTT chuyên ngành thủy sản còn
thiếu chủ động do hạn chế về kinh phí, phương tiện và trang thiết bị.
- Một số Sở, Chi cục còn lúng túng trong phương thức hoạt động, thiếu sự
phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ngành, các cấp: UBND các huyện, xã,
Biên phòng trong việc quản lý tàu cá và nắm thông tin về hoạt động của tàu cá
trên các vùng biển.
- Công tác PCLB đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa được quan
tâm chú trọng
- Chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với khai thác, nuôi
trồng thủy sản chưa được thỏa đáng, gây thiệt hại cho ngư dân so với ngành
nông nghiệp nói chung.
3.2.2.2. Quản lý chất lượng tàu cá và các trang thiết bị (đăng kiểm)
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Số lượng cán bộ còn thiếu về số lượng, chuyên môn không đồng đều.
- Chưa được quan tâm trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động.
4. Tổ chức khai thác hải sản trên biển
4.1. Các hình thức tổ chức khai thác hải sản
4.1.1. Hộ tư nhân
- Phương thức tổ chức khai thác nghề cá biển Việt Nam mang tính đặc thù
của nghề cá qui mô nhỏ, phần lớn hoạt động khai thác hải sản đều diễn ra trong
12
các vùng nước ven bờ độ sâu từ 30-50 m nước trở vào. Thời gian sản xuất thực
tế trên biển tuỳ theo loại nghề và công suất, song phần lớn ngắn, thường từ 3-4
tiếng/ ngày ở vùng ven bờ, vùng lộng, từ 10 -20 ngày/chuyến biển đối với vùng
xa bờ.
- Cùng với sự phát triển của ngành khai thác thủy sản trong những năm
qua, hộ tư nhân là chủ tàu thuyền làm nghề khai thác hoặc kết hợp làm dịch vụ
hậu cần nghề cá tăng lên đáng kể. Thống kê năm 2001 chỉ có 216 nghìn hộ; năm
2005 tăng lên khoảng 310 nghìn hộ và năm 2007 khoảng 330 nghìn hộ, chiếm
gần 54% tổng số hộ chuyên sản xuất kinh doanh ngành thủy sản cả nước (692
nghìn hộ). Hộ khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá tăng lên ở hầu hết các vùng,
nhưng nhanh nhất vẫn là các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn
2001 - 2005 tăng bình quân 4,5%/năm).
- Hiện hộ tư nhân sở hữu 99% số lượng tàu thuyền trên cả nước, chiếm
95% về sản lượng. Do nhanh nhạy trong kinh tế thị trường để tìm kiếm lợi
nhuận, họ đã nhanh chóng chuyển từ khai thác gần bờ ra xa bờ, sử dụng có hiệu
quả sản phẩm khai thác. Nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư đổi
mới thiết bị công nghệ gặp nhiều khó khăn, hiểu biết ít về luật pháp kinh tế,
thiếu kiến thức cạnh tranh trong kinh doanh, kế toán yếu kém nên ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.1.2. Tổ hợp tác
Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương, hiện nay cả nước có khoảng
trên 4.200 tổ, đội sản xuất trên các vùng biển xa bờ với trên 25.200 tàu thuyền
tham gia, chủ yếu các tàu cá làm nghề câu, rê, vây, kéo ...; các địa phương hình
thành được nhiều tổ đội như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định,
Bến Tre, đặc biệt tại Đà Nẵng các tổ, đội khai thác ở vùng biển ven bờ đã kết
hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Loại hình tổ hợp tác đang hoạt động ở một số địa phương được thành lập
theo nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, có sự hợp tác thực sự và các thành viên cùng
có lợi. Bên cạnh đó có các quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai
thác xa bờ, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, chỉ đạo và tổ chức quản lý sản xuất
trên biển có hiệu quả. Quy mô tổ thường từ 3 - 10 tàu chuyên đánh cá hoặc có
bố trí tàu làm dịch vụ.
Các tổ đều hình thành được quỹ hỗ trợ chung với nhiều tên gọi khác nhau
(quỹ phòng chống rủi ro; quỹ khai thác và hỗ trợ rủi ro;…), nguồn hình thành
do các tổ viên đóng góp. Mức quỹ bình quân khoảng 50 triệu đồng/tổ. Mục đích
của việc hình thành quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ nhau phục hồi sản xuất khi bị rủi ro
do thiên tai, gặp khó khăn, hoạn nạn bất khả kháng.
Trong điều kiện kinh tế tập thể nhất là hợp tác xã khai thác còn gặp nhiều
khó khăn thì việc phát triển hình thức tổ hợp tác đã bước đầu mang lại sức sống
mới đối với ngành khai thác hải sản, khắc phục được một bước về hiệu quả khai
thác xa bờ trước đây.
4.1.3. Hợp tác xã khai thác hải sản
13
Năm 1996 cả nước có 79 hợp tác xã đánh cá, quản lý và sử dụng 250 tàu.
Từ khi có chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đóng mới và cải hoán tàu đánh
bắt xa bờ (Quyết định 393/TTg ngày 9/6/1997) và cùng với chủ trương phát
triển kinh tế hợp tác, các hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ được khuyến khích
phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn 1997 - 2001 đã thành lập mới được 180
hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã khai thác hải sản cả nýớc lên trên 450 hợp
tác xã (chiếm 85,4% tổng số hợp tác xã thủy sản cả nước), quản lý và sử dụng
1.784 tàu cá các loại, trong đó có gần 1.200 tàu > 90 cv.
Tuy nhiên, do hiệu quả và quản lý còn nhiều yếu kém nên số lượng hợp
tác xã khai giảm mạnh từ năm 2002 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt
động kém hiệu quả.
Theo Liên minh hợp tác xã, từ 2003 - 2005 đã có 113 hợp tác xã khai thác
giải thể; năm 2007 cả nước còn khoảng 100 hợp tác xã khai thác, 11 hợp tác xã
đánh cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá, quản lý khoảng 450 tàu có công suất
75 cv trở lên.
4.1.4. Doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác
Thống kê năm 2001, cả nước có 21 doanh nghiệp đánh cá (2 đơn vị thuộc
Bộ Thủy sản, 4 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 15 đơn vị của các địa phương).
Số lượng tàu cá là 272 chiếc, tổng công suất 90.599 cv, trong đó có 185 tàu đánh
bắt xa bờ, lao động là 4.240 người, sản lượng khai thác khoảng 40.000 tấn/năm.
Các đội tàu quốc doanh vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa làm nhiệm vụ
bảo vệ và công ích trên các vùng biển, nên đã hỗ trợ cho ngư dân bám biển. Các
tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang là những địa phương điển hình
trong việc thành lập đội tàu Quốc doanh đánh cá với quy mô vài chục tàu công
suất 90 - 450 cv tham gia khai thác trên biển.
Tuy nhiên, do gặp nhiều rủi ro và khó khăn vì đặc thù nghề khai thác, mô
hình Quốc doanh đánh cá tỏ ra kém hiệu quả, dẫn đến hầu hết các đội tàu của
doanh nghiệp Nhà nước sản xuất không hiệu quả phải giải thể hoặc chuyển mục
đích sản xuất kinh doanh. Hiện chỉ còn một số đơn vị Hải quân (Công ty 126,
Công ty 128) đã đầu tư một số tàu đánh cá có công suất lớn kết hợp làm nhiệm
vụ bảo vệ trên các vùng biển. Các đội tàu của Hải quân hoạt động trên các vùng
biển đã lôi kéo và thu hút ngư dân đánh bắt xa bờ ở các vùng biển khơi, nhưng
do thiếu chính sách thỏa đáng trong điều kiện kinh tế thị trường nên các đơn vị
làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng của Hải quân cũng hoạt động không
thường xuyên và gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
4.2. Phương thức bảo quản sản phẩm trên các tàu cá
Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng nước đá,
sử dụng phương thức cấp đông ngay trên tàu chỉ đối với tàu lớn sản xuất dài
ngày trên biển, loại tàu này không nhiều, tình hình này dẫn đến những hao hụt
lớn sau khai thác, gây lãng phí nguồn lợi, hạn chế hiệu quả kinh tế. Tính trung
bình sản phẩm khai thác được đến người tiêu thụ cuối cùng thường bị hao hụt từ
25-30%. Một số tàu câu cá ngừ hiện nay sử dụng công nghệ xốp thổi đối với
hầm bảo quản, bảo quản công nghệ bằng nước biển nhưng còn ít và đang thử
14
nghiệm.
4.3. Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Sau khi tàu về cảng cá và lên cá, hầu hết các chủ tàu đều bán cá cho các
nậu, vựa, sau đó nậu vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, một phần bán
các chợ cá trong nội địa. Do phụ thuộc vào nậu vựa trong việc cung cấp xăng
dầu, vốn đóng tàu, mua các trang thiết bị .... nên các chủ tàu thường hay bị ép
giá khi được mùa. Các doanh nghiệp không thể mua được sản phẩm các chủ tàu
mà phải thông qua nậu vựa nên giá sản phẩm hải sản đánh bắt được đến bàn ăn
của người tiêu dùng cao.
Công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu cá chưa tốt, không đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cá bán cho người tiêu dùng cuối cùng cao.
Điều này làm lăng phí tài nguyên, người tiêu dùng mua giá cao do phải thông
qua nhiều trung gian, chủ tàu thiệt thòi.
Việc liên kết trong việc quản lý chuỗi sản phẩm khai thác chưa được thực
hiện giữa chủ tàu, doanh nghiệp, nhà quản lư nên giá cá bấp bênh, chất lượng
sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngư dân, uy tín của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước cũng chưa
quản lý được các hoạt động của chủ nậu vựa.
Do thiếu liên kết chặt chẽ nên cũng đã tạo kẽ hở cho các thương nhân
Trung Quốc lợi dụng để thu mua trực tiếp hải sản từ ngư dân.
5. Quản lý, kiểm soát khai thác hải sản
5.1. Hiện trạng hệ thống quản lý khai thác hải sản
5.1.1 Về tổ chức
Hệ thống tổ chức khai thác hải sản đã được thành lập và phát triển trên
phạm vi cả nước, với 2 cấp Trung ương và địa phương.
- Trung ương: Tổng cục Thủy sản (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản).
- Địa phương: có 28 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lương thủy sản,
Chi cục Thủy sản ...); Ủy ban nhân dân các huyên.
5.1.2. Về năng lực quản lý
- Về nguồn nhân lực: Sau 22 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức thuộc hệ thống tổ chức khai thác hải sản, từ 250 người ban
đầu đến nay đã lên đến trên 1.000 người với trên 85% có trình đại học và trên
đại học với nhiều chuyên ngành được đào tạo khác nhau, đáp ứng phần nào công
tác quản khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Từ vài tàu cá, cải hoán làm nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát trên biển đến nay cả nước đã có 67 tàu kiểm ngư các loại, tuy chưa
nhiều song cũng phần nào đáp ứng phần nào hoạt động của các cơ quan quản lý
về khai thác hải sản.
15
- Hoạt động phối hợp: Sự hình thành Hệ thống tổ chức đã có sự liên kết,
phối hợp từ Trung ương đến địa phương của các lực lượng: Thủy sản, Bộ đội
Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, Chính quyền các địa phương …
5.2. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khai thác hải sản trên biển
Năm 2007 sau khi hợp nhất Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp phát triển
nông thôn; Sở Thủy sản vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì lực
lương thanh tra chuyên ngành nằm trong thanh tra thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Tuy nhiên Thanh tra Sở có hoạt đông nhiều lĩnh vực, thanh
tra chuyên ngành thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu cở sở pháp lý
cho hệ thống thanh tra thủy sản hoạt động hiệu quả, hiệu lực; hầu hết các địa
phương thiếu cán bộ, thiếu phương tiện, trang thiết bị, nhiều địa phương không
có kinh phí và tàu kiểm ngư hoặc có nhưng công suất nhỏ (công suất tàu từ 150-
300CV) để kiểm soát hoạt động khai thác hải sản (tỉnh Quảng Ngãi không có tàu
Kiểm ngư).
Do vậy tình trạng lực lượng thanh tra thủy sản ở địa phương một số địa
phương không thực hiện kiểm tra thường xuyên ở vùng biển ven bờ và vùng
lộng nên dẫn đến tàu cá vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi
rất phổ biến trên các vùng biển. Trong khi đó ở vùng biển xa bờ không có lượng
lượng Kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên
vùng biển này nên tình trang tàu cá nước ngoài vào sâu trong vùng lộng của
vùng biển Việt Nam.
6. Những tồn tại, nguyên nhân
6.1. Những vấn đề tồn tại
6.1.1. Về nguồn lợi hải sản
- Công tác điều tra đánh giá, nguồn lợi hải sản đầu tư chưa tương xứng,
đầu tư dàn trải; chất lượng chưa đáp ứng cho công tác quản lý và chỉ đạo sản
xuất về khai thác hải sản.
- Nguồn lợi sản hản ven bờ bị khai thác quá mức giới hạn cho phép.
- Nguồn lợi hải sản vùng lộng và vùng biển xa bờ chưa được đánh giá và
dự báo chính xác.
6.1.2. Về năng lực khai thác hải sản
- Phương tiện khai thác hải sản phát triển tự phát, tỷ lệ tàu cá có công suất
máy nhỏ chiếm 80,3% trong tổng số tàu cá, chất lượng tàu thấp, phần lớn các tàu
cá thiếu trang thiết bị khai thác, an toàn hàng hải phục vụ sản xuất.
- Nghề khai thác hải sản quy mô sản xuất nhỏ, tình trạng sử dụng các
nghề, phương pháp cấm khai thác có tính hủy diệt còn phổ biến như: mắt lưới có
kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, đánh bắt cá con, các loài hải sản trong
mùa sinh sản, chất nổ, xung điện, chất độc…
- Tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, kích thước cho phép khai
thác vẫn thường xuyên xẩy ra.
16
- Nguồn vốn đầu tư và chi phí cho tàu cá, nghề và chi phí hoạt đông khai
thác hải sản thiếu.
- Đa số lao động phục vụ khai thác hải sản chưa được đào tạo và trang bị
các kiến thức về nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Số lao động phục
vụ khai thác hải sản thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu cho khai thác hải sản.
6.1.3. Phương thức tổ chức sản xuất khai thác hải sản.
- Do nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá qui mô nhỏ, đa loài, đa
ngư cụ, ngư dân vốn ít nên khó phát triển thành các công ty, tập đoàn lớn để
khai thác hải sản ở vùng biển khơi.
- Mặt khác việc tổ chức sản xuất trên biển còn đơn lẻ, độc lập, chưa có
tính liên kết trong sản xuất.
- Tính cộng đồng trong trong thác hải sản chưa có trong khai thác hải sản,
nên quá trình sản xuất của các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên tập đoàn, doanh
nghiệp nhà nước. Do vậy, hoạt động sản xuất khai thác hải sản không hiệu quả.
6.1.4. Quản lý, kiểm soát khai thác hải sản
Công tác tổ chức quản lý, kiếm tra, kiểm soát chưa được chú trọng, chưa
đồng bộ; thiếu quyết liệt của các cấp các ngành và chính quyền địa phương
trong thời gian qua.
6.1.5. Hệ thống hậu cầu, dịch vụ nghề cá
* Cở sở hạ tầng phục vụ:
- Hệ thống cảng cá, bến cá, chợ cá nhiều nơi chưa được qui hoạch, chưa
phát hiệu quả; quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng công trình và các điều kiện vệ
sinh môi trường không đảm bảo.
- Khu neo đậu tránh trú bão thiếu, chưa được qui hoạch và đầu tư.
- Cơ sở đóng sửa tàu cá thiếu phân tán, năng lực, cở sở vật chất không
đảm bảo; trình độ công nhân chưa được đào tạo, thiếu qui hoạch và đầu tư.
- Công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác hải sản nhỏ lẻ, manh mún.
* Hoạt động hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác hải sản
- Thu mua, kinh doanh nguyên liệu hải sản tính hệ thống chưa cao, phân
tán, manh mún, chưa được qui hoạch, các khu kinh doanh nguyên liệu hải sản
còn thiếu, yếu; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế chưa có biện pháp
quản lý tích cực; công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa được trú trọng.
- Hậu cần dịch vụ thu mua hải sản trên biển phát triển tự phát, các mô
hình phát triển nhỏ lẻ chưa được tổ chức, thiếu tính đồng bộ, chưa phát huy hiệu
quả; chưa đáp ứng được sản xuất trên biển.
17
- Hoạt động cung ứng nguyên, nhiên vật liệu khai thác hải sản chất lượng
dịch vụ còn nhiều hạn chế; cơ sở sản xuất nước đá chưa được quản lý, số lượng
và chất lượng không đảm bảo.
- Hoạt động phụ trợ sản xuất kinh doanh ngư lưới cụ phục vụ khai thác
hải sản còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngư lưới cụ chủ yếu là
nhập khẩu.
6.1.6. Các hoạt động hỗ trợ khai thác
- Công tác dự báo ngư trường chưa được quan tâm dúng mức, chưa trở
thành nhiệm vụ thường xuyên, thiều kinh phí, trang thiết bị, cán bộ chuyên môn
phục vụ cho công tác dự báo ngư trường.
- Hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển chưa được đầu tư và kiện
toàn về . Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá còn thiếu và yếu.
- Công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn chưa được quan tâm
đúng mức.
6.2. Nguyên nhân
- Cơ chế, chính sách chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế sản xuất.
- Hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ,
thiếu cán bộ về quản lý, nghiên cứu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(Khoa Khai thác thủy sản – Đại học Nha Trang đã chuyển thành Viện nghiên
Công nghệ khai thác thủy sản); cán bộ quản lý chưa được đào tạo về kỹ năng
quản lý nghề cá.
- Công tác điều tra cơ bản hoạt động khai thác hải sản thực hiện chậm,
thiếu tính động bộ, nhiều lĩnh vực chưa được triển khai.
- Chưa có Quy hoạch khai thác hải sản cụ thể cho từng vùng biển theo
nhóm nghề nên không quản lý và kiểm soát được cường lực khai thác hải sản.
- Chưa có định hướng quản lý và tổ chức sản xuất khai thác hải sản;
- Công tác điều tra, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi hải sản thiếu tập
trung, hiệu quả thấp.
- Các điều kiện đảm bảo về vốn, lao động ... phục vụ cho phát triển khai
thác hải sản chưa được đáp ứng trong sản xuất.
- Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các hình thức tổ chức
sản xuất trên biển còn chưa chặt chẽ.
7. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong tổ
chức, quản lý khai thác hải sản
7.1. Xu hướng phát triển
Nói chung, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có trình độ phát
triển nghề cá tương tự như nhau và có xu hướng tập trung phát triển nghề cá,
khai thác nguồn lợi mới và nghiên cứu kỹ thuật mới. Mặc dù các nước nhận thấy
18
rằng nguồn lợi hải sản, đặc biệt là vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức,
nhưng vẫn cải tiến và đa dạng hoá nghề khai thác hơn là giảm số lượng tàu cá;
chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến, giảm thất thoát sau thu
hoạch, hạn chế các va chạm xã hội giữa các nhóm ngư dân khác nhau và giữa
ngành thuỷ sản với các ngành khác.
* Về tàu thuyền đánh cá
Số lượng tàu cá qui mô nhỏ có chiếm tỉ lệ lớn, thường chiếm tới 70-80%
tổng số tàu thuyền. Những năm gần đây, số lượng những tàu có trọng tải < 50
tấn có xu hướng giảm dần; trong khi đó số lượng các tàu có trọng tải > 50 tấn có
xu hướng tăng dần.
* Về trang bị trên tàu và kỹ thuật khai thác
- Đối với nghề cá qui mô nhỏ: Nói chung không có gì khác biệt giữa các
nước về trang bị trên tàu và kỹ thuật khai thác hải sản.
- Đối với nghề cá qui mô lớn: Một số nước có sự phát triển vượt trội hơn
các nước khác. Thái Lan phát triển rất mạnh nghề lưới kéo, với số lượng tàu
kéo và công suất máy trang bị cho mỗi tàu khá lớn. Các mẫu lưới kéo được sử
dụng tương đối hợp lý nên đạt tốc độ kéo lưới cao. Tuy nhiên do phát triển
nghề lưới kéo một cách tự phát và quá mức nên dẫn đến nguồn lợi bị suy kiệt
nhanh chóng. Đây là bài học đắt giá cho sự phát triển thiếu sự quản lí chặt chẽ.
Ngoài ra đối với nghề kéo cá, các nước có xu hướng chuyển từ nghề kéo đơn
sang kéo đôi với những tàu kéo công suất lớn đã tăng đáng kể sản lượng cá
khai thác được.
Nghề lưới vây, đặc biệt là vây cá ngừ được phát triển mạnh ở Philippin,
Hàn Quốc, Thái lan. Các tàu lưới vây được trạng bị hệ thống máy hiện đại như
máy dò cá ngang, máy đo dòng chảy… vàng lưới vây được tăng cường kích
thước lớn cùng với kỹ thuật khai thác tiên tiến đã tăng năng suất của nghề này.
* Về nguồn lợi hải sản
Các nước trong vùng Đông Nam Á (trừ Indonesia) đều gặp phải tình
trạng khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ. Nguyên nhân đều do phát triển số
lượng tàu cá thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đến nay, các nước đều
nhận thức được vấn đề này và đang rất chú trọng đến việc quản lý nghề cá ven
bờ. Hầu hết các nước trong vùng đã thành lập Trung tâm quản lý nghề cá ven bờ
và đang áp dụng biện pháp “Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” để đảm bảo
cho nghề khai thác cá phát triển bền vững.
7.2. Các biện pháp quản lí
Mặc dù có sự khác nhau về mặt địa lý, nguồn lợi hải sản, các điều kiện
kinh tế xã hội, nhưng các nước trong khu vực đều phải đối mặt với những vấn đề
bức xúc như nhau trong quá trình phát triển nghề cá của mình.
Để phát triển bền vững và quản lý tốt nghề cá, các nước trong khu vực đã
đề ra các biện pháp quản lý và đã rất thành công trong quản lý nghề cá ven bờ.
Các biện pháp quản lí chủ yếu là:
19
- Ban hành luật nghề cá: Đây là cơ sở pháp lý để có thể quản lý nghề cá
hữu hiệu. Nhật Bản đưa ra luật nghề cá Meifi vào năm 1901 và sửa lại năm 1910
và 1949, Luật nghề cá hiện tại được thực hiện từ năm 1949, đã cụ thể hoá bộ
luật Meifi, đến nay Nhật bản có 19 Luật liên quan đến nghề cá. Trung Quốc ban
hành Luật nghề cá năm1986. Thái Lan 1947 và bổ sung năm 1953. Philipin
1975.
- Chương trình cấp giấy phép đánh cá
Đây là một phần rất quan trọng của cơ chế quản lý và tăng cường hiệu lực
quản lý nghề cá. Với một giấy phép đánh cá một tàu chỉ có thể khai thác ở một
vùng nhất định, một loại ngư cụ nhất định và đánh bắt một số loài cá đã cho
phép. Nhờ có giấy phép đánh cá, Nhà nước có thể khống chế được tổng công
suất của các tàu phải nằm trong một hạn mức cho phép đối với mỗi vùng biển.
Như vậy, hầu hết các nước trong khu vực đều sử dụng giấy phép đánh cá
như là một công cụ để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác và
quản lí chặt chẽ số lượng tàu cá.
- Các qui định đánh bắt
Để bảo vệ nguồn lợi cá biển và đạt được sự cân bằng tối ưu giữa năng lực
khai thác và nguồn lợi, các nước đã ban hành các qui định về hạn mức tổng công
suất máy tàu cho phép hoạt động ở mỗi vùng biển; Cấm các ngư cụ và phương
pháp đánh bắt có hại; Qui định mùa cấm, vùng cấm, kích thước cá được phép
đánh bắt, kích thước mắt lưới và giới hạn tỉ lệ cá tạp; Bảo vệ môi trường. Qui
định vùng cấm hoàn toàn sự hoạt động của nghề lưới kéo.
- Phân chia ngư trường
Hầu hết các nước Đông Á và Đông Nam Á đã thực hiện phân chia ngư
trường theo tuyến. Mỗi vùng sẽ qui định cỡ tàu và loại nghề được phép hoạt
động.
Qui định vùng biển cấm nghề lưới kéo hoạt động (thường là các vùng
biển ven bờ)
- Quản lí nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng
Thấy rõ được tầm quan trọng và sự phức tạp của quản lý nghề cá ven bờ,
nếu chỉ dựa vào số cán bộ ít ỏi của các cơ quan quản lý nghề cá cấp tỉnh sẽ
không thể quản lý, bảo vệ nguồn lợi ven bờ và duy trì được sự phát triển bền
vững của ngành khai thác cá biển.
Quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng đang là mô hình quản lý tốt vùng ven
bờ cho nghề cá qui mô nhỏ. Áp dụng mô hình này sẽ hạn chế đáng kể tình trạng
cạnh tranh vô ích trong khai thác và bảo vệ tốt được nguồn lợi ven bờ. Mô hình
này đang được nhiều nước nghiên cứu áp dụng.
7.3. Bài học rút ra trong công tác quản lí và phát triển nghề cá
Nói chung, nghề cá ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản đều
có những nét tương đồng. Đó là sự tồn tại của nghề cá qui mô nhỏ và nghề cá
20
thương mại. Ngư dân nghề cá qui mô nhỏ có số lượng lớn, sống rải rác dọc theo
bờ biển. Nguồn lợi nghề cá ven bờ đang chịu sức ép lớn và đang bị suy kiệt ở
một số vùng. Dưới tình trạng như thế, các bài học sau đây sẽ là rất hữu ích cho
việc giải quyết những vấn đề nêu trên:
* Khung pháp lý và sự tham gia của ngư dân là cần thiết.
- Để phát triển nghề cá ven bờ, việc ban hành một khung pháp lý là đặc
biệt cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có khung pháp lý đơn độc sẽ không tạo ra được hệ
thống quản lý nghề cá nếu thiếu sự tham gia tích cực của ngư dân.
- Nhà nước phải quản lý nghề cá bằng giấy phép đánh cá như là công cụ
hữu hiệu để quản lý.
* Tầm quan trọng của việc ngư dân tự quản nghề cá và nguồn lợi hải sản
Nói chung, ngư dân có xu hướng nghĩ rằng các điều khoản quản lý nghề
cá của Nhà nước được đề ra không sát với thực tế nghề cá của họ. Vì vậy họ
không tự nguyện thực hiện những qui định này. Ngược lại, nếu được tham gia
xây dựng những điều khoản quản lý, ngư dân sẽ rất cẩn thận tự đề ra các qui
định cho họ. Đây là những bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lý
nghề cá.
* Vai trò của hợp tác xã (kiểu mới) trong quản lý nghề cá.
- Hợp tác xã có vai trò lớn, như là chìa khoá dẫn tới thành công của quản
lý nghề cá ven bờ.
- Nghề cá qui mô nhỏ có số lượng lớn ngư dân phân bổ rải rác ở ven biển.
Vì vậy quản lý nghề cá phải thông qua một tổ chức ngư dân giống như Hợp tác
xã, Hợp tác xã sẽ là chiếc cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cộng
đồng ngư dân.
- Quản lý nghề cá ven bờ chỉ thành công khi tồn tại những Hợp tác xã
mạnh, với những ngư dân đã hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý nghề cá.
* Tiêu thụ cá là chìa khoá kinh tế của tổ chức ngư dân hợp tác xã.
Đây là hệ thống mà thông qua nó, ngư dân giao cá của họ cho hợp tác xã
để bán theo hình thức đấu giá. Việc tiêu thụ cá của hợp tác xã sẽ thúc đẩy ngư
dân tham gia vào hợp tác xã. (ở Nhật, nếu ngư dân không vào hợp tác xã thì họ
sẽ không bán được cá, vì vậy 100% ngư dân Nhật là xã viên hợp tác xã).
21
PHẦN II.
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM
- Xây dựng và triển khai Đề án tổ chức lại khai thác hải sản phải bám sát
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ IV Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Tổ chức lại khai thác hải sản phải phù hợp với định hướng phát ngành
Thủy sản trên cơ sở sắp xếp, phân bố lại tàu khai thác hải sản phù hợp với khả
năng nguồn lợi, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo.
- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản phải thu hút, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, nguồn lợi hải sản; gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái,
dịch vụ hậu cần theo chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, năng lực khai thác hải sản phải được sắp xếp phù hợp với
từng nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác hải sản trên
các vùng biển, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, nâng cao đời sống của cộng
đồng ngư dân ven biển, hướng đến nghề cá hiện đại, có trách nhiệm và bền
vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2013-2015
- Hệ thống quản lý nhà nước về khai thác hải sản từ trung ương đến địa
phương được nâng cao.
- Số lượng tàu thuyền theo cơ cấu nghề, khả năng nguồn lợi trên từng
vùng biển được xác định.
- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 20%.
- Xây dựng được mô hình thí điểm khai thác cá ngừ theo chuỗi.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá từ trung ương đến địa phương.
- Xây dựng được 02 Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm
(Khánh Hòa, Kiên Giang).
- Xây dựng được Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại huyện đảo
Trường Sa.
- Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống quản lý, giám sát
tàu cá trên biển tiếp tục được đầu tư.
22
Giai đoạn 2016-2020
- Hệ thống quản lý nhà nước về khai thác hải sản từ trung ương đến địa
phương được hoàn thiện.
- Số lượng tàu thuyền theo cơ cấu nghề được phân bổ phù hợp với khả
năng nguồn lợi cho phép khai thác trên từng vùng biển.
- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 10%.
- Mô hình khai thác cá ngừ theo chuỗi được hoàn thiện và nhân rộng.
- Xây dựng được 03 Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm (Hải
Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng).
- Xây dựng được 04 Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại các đảo Bạch
Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
- Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống quản lý, giám sát
tàu cá trên biển được hoàn thiện.
23
PHẦN III:
NHIỆM VỤ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
I. NHIỆM VỤ TỔ CHỨC LẠI KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG
BIỂN
1. Tổ chức lại khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng
1.1. Quản lý vùng biển trên ven bờ và vùng lộng
- Điều tra, đánh giá lại nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, xác định các ngư
trường, khu vực tập trung tàu thuyền khai thác hải sản của địa phương hoặc khu
vực liên tỉnh.
- Điều tra, đánh giá thực trạng năng lực khai thác hải sản vùng biển ven
bờ, vùng lộng của từng địa phương.
- Xây dựng bản đồ phân bố ngư trường, nghề, loài hải sản khai thác ở các
địa phương.
- Xây dựng và thực hiện qui hoạch khai thác hải sản, kế hoạch quản lý
cường lực khai thác hải sản phù hợp với khả năng nguồn lợi cho phép khai thác
ở vùng bờ và vùng lộng.
- Phân quyền quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi vùng ven
bờ và vùng lộng cho các địa phương.
- Các địa phương giao quyền khai thác, quản lý vùng ven bờ cho cộng
đồng ngư dân và quy định các biện pháp quản lý, tổ chức khai thác phù hợp với
điều kiện nguồn lợi hải sản của từng địa phương trên cơ sở các quy định của
Trung ương.
- Hỗ trợ ngư dân chuyển sang làm các ngành nghề khác như: nuôi trồng
thủy sản, khai thác xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, nông nghiệp và các
dịch vụ khác cho những tàu cá đang sử dụng các phương tiện cấm khai thác
hoặc các phương tiện khai thác không thân thiện với môi trường, khai thác
không hiệu quả, không đảm an toàn khi tham gia sản xuất trên biển.
- Hoàn thiện và xây dựng mô hình Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ.
1.2. Xây dựng và phát triển phương thức tổ chức quản lý khai thác
- Xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách để phát triển phương thức
"Đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ" phù hợp với điều kiện nghề cá ở các địa
phương.
- Hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã nghề cá, các Hiệp hội nghề cá theo nghề,
theo địa phương.
- Thí điểm giao việc khai thác, kinh doanh các cảng cá, bến cá cho Hợp
tác xã.
24
- Quy hoạch làng cá thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.3. Tổ chức lại công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát tàu cá khai thác
hải sản
- Tổ chức lại, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, kiểm tra, kiểm soát
hoạt động khai thác từ cấp xã đến cấp tỉnh.
- Xây dựng mô hình giám sát, kiểm tra, kiểm soát dựa vào cộng đồng.
2. Tổ chức lại khai thác hải sản trên vùng xa bờ
2.1. Quản lý vùng biển xa bờ
- Đưa công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản thành công tác thường
niên, nhằm cập nhật các số liệu nghiên cứu, xây dựng bản đồ GIS khai thác hải
sản vùng biển xa bờ.
- Tăng cường đầu tư cho công tác dự báo ngư trường, tiến tới dự báo ngư
trường của một số loài cá kinh tế theo từng tháng trong năm.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tàu thuyền, cơ sở hậu cần nghề cá.
- Xây dựng và thực hiện qui hoạch cơ cấu nghề phù hợp với khả năng của
nguồn lợi ở vùng biển xa bờ.
- Phân bổ số lượng tàu khai thác trên từng vùng biển cho các địa phương
trên cơ sở hiệp thương hàng năm để hài hòa lợi ích giữa các địa phương ven
biển.
- Trên cơ sở đó quản lý khai thác bằng Giấy phép khai thác hải sản theo
vùng biển, kiểm soát hoạt động tàu khai thác hải sản từ trước khi ra khơi, đến
ngư trường, về cảng lên cá và tiêu thụ.
2.2. Tổ chức khai thác hải sản theo chuỗi liên kết từ khai thác, bảo
quản, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm khai thác
- Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức khai thác cá ngừ đại dương và
một số đối tượng chính có giá trị kinh tế theo chuỗi liên kết từ khai thác, bảo
quản, dịch vụ hậu cần, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Liên kết ngư
dân, nậu vựa, doanh nghiệp chế biến và cơ quan quản lý.
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuổi nhằm quản lý các
sản phẩm khai thác, hạn chế trình trạng đánh bắt bất hợp pháp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp đóng tàu
dịch vụ hậu cần tổ chức sản xuất theo chuỗi.
2.3. Hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất trên biển
- Xây dựng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác kiểu mới theo
chuỗi liên kết khai thác, dịch vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với
bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo.
25
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác theo
chuỗi gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo.
- Hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã nghề cá, các Hiệp hội nghề cá theo nghề,
địa phương.
- Thí điểm giao việc khai thác, kinh doanh các cảng cá, bến cá cho Hợp
tác xã.
3. Phát triển khai thác hải sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam
- Hợp tác với các nước trong khu vực, quốc tế nhằm đưa tàu Việt Nam đi
khai thác. Trước mắt thực hiện các hiệp định hợp tác với các nước đã ký như:
Indonesia, Myanmar, Phillipin và tiến tới tham gia các tổ chức nghề cá quốc tế
như tổ chức Nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương.
- Tiếp tục đàm phán, ký kết hợp tác nghề cá với các nước có tiềm năng
nguồn lợi hải sản.
- Rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngư dân và doanh
nghiệp đi khai thác ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam trên cơ sở gắn khai
thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4. Cơ sở hậu cần, dịch vụ phục vụ cho khai thác hải sản
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá theo Quyết
định số 1349/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định
số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp các cảng cá ở các trung tâm
nghề cá trọng điểm có quy mô lớn cho tàu công suất từ 90CV đến trên 600 CV,
có công nghệ hiện đại, tiên tiến (Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Kiên Giang); Nâng cấp các cảng cá ở các đảo quan trọng, nhất là
nâng cấp hệ thống cấp nhiên liệu, nước đá, nước ngọt và tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư xây dựng các chợ thủy sản đầu mối quan trọng góp phần đô thị
hoá các vùng nông thôn ven biển, tạo môi trường phát triển nghề cá công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
- Xây dựng 5 Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm cấp vùng.
- Phát triển và mở rộng các cơ sở đóng, sửa tàu cá hiện có
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ngư cụ, bao bì và vật liệu tổng hợp
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngành Thuỷ sản và các ngành khác.
26
5. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, phòng chống lụt
bão và tìm kiếm cứu nạn
Tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn
trên biển giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các lực lượng Cảnh
sát biển, Biên phòng và lực lượng liên quan khác.
6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin giám sát hoạt động tàu
cá khai thác hải sản trên biển
- Tiếp tục triển khai Quyết định 878/QĐ-BTS ngày 31/10/2006 của Bộ
trưởng Bộ Thủy sản (cũ) phê duyệt dự án xây dựng hệ thống thống tin quản lư
nghề cá giai đoạn I, trong đó có việc trang bị máy thu trực canh cho tàu cá theo
Quyết định 137/2008/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về phê duyệt Đề án tổ chức
thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển và Quyết định
459/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm trang bị
máy thu trực canh cho ngư dân;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thống tin quản lý nghề cá trên biển giai
đoạn II, trên cơ sở kế thừa hợp phần “Giám sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ
tinh” bằng nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp và hệ thống thông tin giám sát
tàu cá được hình thành theo Quyết định 48/QĐ-TTg.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, khai thác sử dụng
các hệ thống thông tin phục vụ khai thác hải sản.
27
II. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
TT Tên dự án/đề án Mục tiêu
Cơ quan chủ
trì/ tham gia
Thời gian
Thực hiện
Kinh phí (tỷ.đ)
(nguồn ngân sách)
Ghi chú
1 Điều tra nguồn lợi hải sản 2011-2020 300
Quyết định
188/QĐ-TTg
ngày
13/2/2012
2
Đề án Dự báo ngư trường khai
thác hải sản
Bộ
NN&PTNT,
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2020 836
Theo ý kiến
kết luận của
Phó Thủ
tướng Hoàng
Trung Hải
(đã trình Bộ
NN&PTNT)
3
Điều tra năng lực khai thác và
dịch vụ hậu cần nghề cá và
phân bố lại cơ cấu sản xuất
- Làm cơ sơ khoa học cho
việc xây dựng qui hoạch, kế
hoạch quản lý cường lực khai
thác hải sản, hoạch định
chính sách quản lý khai thác
hải sản phát triển cơ sở hậu
cần nghề cá.
- Làm cơ sở cho việc kiểm
soát cường lực, phân bố lại
lực lượng khai thác hải sản
trên các vùng biển.
Bộ
NN&PTNT,
UBND các
tỉnh ven biển
2013 - 2014 30
28
4
Nâng cao năng lực quản lý
khai thác hải sản cho cán bộ
và đào tạo ngư dân
- Năng lực cán bộ quản lý,
nghiên cứu được nâng cao.
- Kỹ năng sản xuất của ngư
dân được nâng cao.
- Nhận thức về bảo vệ nguồn
lợi thủy sản của ngư dân và
cộng đồng được nâng cao.
Bộ
NN&PTNT,
Bộ Lao động
Thương Binh
xã hội, Bộ
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2020 300
5
Chuyển đổi nghề khai thác hải
sản
- Tạo sinh kế mới, ổn định
nâng cao đời sống cộng đồng
ngư dân.
- Giảm cường lực khai thác
ở vùng biển ven bờ.
Bộ
NN&PTNT,
Bộ Lao động
Thương Binh
xã hội, các
Hội: Liên hiệp
Phụ Nữ Việt
Nam, Nông
dân, Trung
ương đoàn
Thanh niên
CSHCM,
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2020 1.500
6
Xây dựng Trung tâm dịch vụ
hậu cần nghề cá trọng điểm
cấp vùng
- Tạo động lực phát triển
nghề cá trong vùng.
- Từng bước hiện đại hóa
nghề cá
Bộ
NN&PTNT,
Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư,
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2020 600
Quyết định
1690/QĐ-
TTg của Thủ
tướng Chính
phủ;
29
7
Xây dựng Trung tâm dịch vụ
hậu cần nghề cá tại đảo trọng
điểm
- Hỗ trợ ngư dân khai thác
trên vùng biển xa
- Phát triển kinh tế biển đảo
gắn với chủ quyền an ninh
Bộ
NN&PTNT,
Bộ Quốc
phòng, Bộ
Tài chính, Bộ
Kế hoạch và
Đầu tư,
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2020 1.200
Quyết định
số 486/QĐ-
TTg
8
Dự án phát triển đồng quản lý
nghề cá quy mô nhỏ.
- Năng lực quản lý nghề cá ở
vùng biển ven bờ được nâng
cao.
- Nguồn lợi hải sản vùng biển
ven bờ được bảo vệ và phát
triển
Bộ
NN&PTNT,
Tài nguyên
Môi trường,
UBND các
tỉnh ven biển,
Hội Nghề cá,
Hội liên hiệp
Phụ nữ Việt
Nam
2013 -2020 100
9
Thí điểm đóng mới, thay máy
mới cho tàu cá
- Nâng cao hiệu quả khai thác
hải sản.
- Đảm bảo an toàn cho người
và tàu cá.
- Tham gia bảo vệ chủ quyền
biển đảo
- Năng cao năng lực quản lý,
sản xuất, chế biến, tiêu thu cá
ngừ theo chuỗi
Bộ
NN&PTNT,
Bộ tài chính,
Bộ Quốc
phòng, Bộ
Giao thông,
UBND tỉnh
Quảng Ngãi,
Phú Yên,
Bình Định,
Khánh Hòa
2012-2015 500
Thông báo ý
kiến kết luận
của Thủ tứng
và Phó Thủ
tướng
30
10
Dự án Thông tin quản lý nghề
cá giai đoạn 2
Hệ thống thông tin giám sát
nghề cá được hoàn thiện
Bộ
NN&PTNT,
Bộ tài chính,
Bộ Quốc
phòng, Bộ
Thông tin và
truyền thông,
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ
Tài chính,
UBND các
tỉnh ven biển
2013-2015 500
Quyết định
137/QĐ-TTg
11
Hợp tác quốc tế trong khai
thác hải sản
- Mở rộng ngư trường khai
thác hải sản
- Phát triển nghề cá viễn
dương
Bộ
NN&PTNT,
Bộ tài chính,
Bộ Kế hoạch
và Đàu tư, Bộ
Quốc phòng,
Bộ Ngoại
giao, UBND
các tỉnh ven
biển
2013-2020 50
Tổng cộng 5.916
31
PHẦN IV:
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. GIẢI PHÁP
1. Về cơ chế, chính sách
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh
vực khai thác hải sản. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Luật Thủy sản
và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho ngư dân ở bãi ngang, hải đảo; Chính sách hỗ trợ, phát triển các
phương thức tổ chức chức sản xuất: đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ, tổ hợp
tác, Hợp tác xã;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi khai thác hải sản trên
biển.
- Xây dựng chính sách phát triển khoa học công nghệ khai thác, đóng tàu
cá, tàu dịch vụ hậu cần, cơ khí tàu cá và bảo quản sản phẩm khai thác sau thu
hoạch trên tàu; Chính sách đóng tàu, thay máy mới;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho con ngư dân, bộ đội phục viên học các
trường cao đẳng, đại học liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản; Cải thiện
môi trường làm việc cho các lao động nghề biển thông qua việc xây dựng và ban
hành các tiêu chuẩn về lao động làm việc trên các tàu cá.
2. Giải pháp về tổ chức
Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản từ trung ương đến địa phương; nâng cao vai trò, vị thế của chính
quyền các địa phương trong nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển
ven biển và vùng lộng
3. Về khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế
- Điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác: Đưa vấn đề điều tra
đánh giá nguồn lợi hải sản trở thành nhiệm vụ thường niên, cung cấp kịp thời
các thông tin cần thiết về nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường phục vụ cho việc
hoạch định chính sách và chỉ đạo sản xuất; áp dụng phương pháp tiên tiến, có độ
chính xác cao để dự báo nguồn lợi.
- Hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ: nghiên cứu, chuẩn hóa và
chế tạo các mẫu tàu mới phù hợp với khai thác hải sản xa bờ, tiến tới thay thế
tàu vỏ gỗ bằng vỏ thép, composite... ; cải tiến, hiện đại hóa các trang thiết bị
phục vụ khai thác, thông tin hàng hải: máy thông tin liên lạc, máy đo sâu dò cá,
máy tời, cẩu, máy thu lưới …để từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu
trong quá trình khai thác.
32
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngư cụ, phương pháp khai thác để chuyển
hướng khai thác theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; cải tiến,
chế tạo ngư cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác; đẩy mạnh phát triển
công nghiệp phụ trợ cho khai thác như: chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì... từng
bước thay thế hàng ngoại nhập; đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác
hải sản xa bờ.
- Về bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá: Áp dụng các công nghệ
và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu; tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ trên
biển; phát triển dịch vụ hậu cần tại các đảo, quần đảo như: Bạch Long Vĩ, Phú
Quí, Côn Sơn, Trường Sa...
4. Về Hợp tác quốc tế
- Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các tổ chức như: DANIDA, NORAD,
AUS, FAO … để thực hiện được mục tiêu về quản lý nghề khai thác hải sản.
- Tích cực tham gia trở thành thành viên chính thức hoặc có hợp tác với
các tổ chức quản lý nghề cá trong và ngoài khu vực (WCPFC, SEAFDEC,
APFIC, FAO...) để thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các quy
định quản lý nhằm mục tiêu phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
- Tăng cường hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các tổ chức
quản lý nghề cá khu vực nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về khai
thác.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để đưa tàu cá đi khai thác hợp pháp ở ngoài
vùng biển Việt Nam
5. Về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng văn bản qui định về tổ chức, biên chế cho hệ thống quản lý
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ trung ương đến địa phương.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khoa học, cán bộ quản lý
trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Đào tạo lao động nghề cá phù hợp với thực tế, khuyến khích con em ngư
dân theo nghề khai thác hải sản; xây dựng và nhân rộng mô hình đào tạo nghề
tại cộng đồng, khuyến khích lão ngư, những ngư dân có kinh nghiệm tham gia
đào tạo, truyền nghề cho ngư dân, lao động trẻ.
6. Về đầu tư, tài chính
- Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá.
- Đóng mới các tàu phục vụ công tác điều tra nguồn lợi hải sản.
- Đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng
điểm, cơ quan nghiên cứu, tổ chức đào tạo, đóng tàu …để thu hút các nguồn vốn
FDI, ODA …
Vốn thực hiện đề án
33
Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ: ngân sách nhà nước; các
doanh nghiệp; hộ gia đình và cá nhân.
Trong đó:
Tổng kinh phí đầu tư cho các dự án ưu tiên từ nguồn ngân sách nhà nước:
5.916 tỷ đồng.
(Chi tiết xem bảng cân đối kinh phí cho Đề án)
Các nguồn vốn và cơ chế sử dụng thực hiện Đề án
a. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
b. Nguồn vốn tín dụng
c. Nguồn vốn nước ngoài
Cơ chế quản lý các nguồn kinh phí
a. Ngân sách Trung ương tập trung cho đầu tư
b. Ngân sách địa phương đầu tư
c. Các nguồn khác, cơ chế thực hiện theo quy định của nguồn vốn
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo việc thực hiện Đề án tổ chức lại khai thác hải sản đạt mục tiêu đề
ra; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên nhằm thực hiện mục
tiêu của Đề án.
Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án trong
phạm vi cả nước.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố ven biển và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Đề án;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức giám sát đánh
giá việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Các bộ, ngành liên quan
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở Đề án, dự án đầu tư được
cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư, xây
dựng các chính sách tài chính phù hợp để thực hiện Đề án.
Bộ Quốc Phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân hoạt động nghề cá trên biển, tổ chức
cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trên các vùng biển và hải
đảo.
Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung
của Đề án có liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
34
1.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức thực
hiện Đề án thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát
triển thủy sản trên địa bàn lãnh thổ và các vùng biển thuộc địa phương quản lý.
1.4. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp
Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá
nhân đầu tư phát triển thủy sản gắn với tổ chức lại sản xuất bảo đảm sản xuất có
hiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các
thành viên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất,
bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy
tín và thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc xây chuổi liên kết
trong khai thác từ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2. Giám sát và đánh giá thực hiện đề án
2.1. Giám sát
Giám sát thực hiện Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản nhằm nâng cao
hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án thông qua cung cấp các thông tin, ý kiến
phản hồi cho các nhà hoạch định chính sách để điều chỉnh kế hoạch và có giải
pháp khắc phục kịp thời.
Các nội dung chính của công tác giám sát thực hiện:
- Giám sát tiến độ thực hiện các Dự án trong đề án để đảm bảo đúng nội
dung và tiến độ đặt ra;
- Giám sát tình hình huy động các nguồn lực và tài chính ở các cấp;
- Xác định và phân tích các vấn đề nổi cộm trong và ngoài ngành, mối
quan hệ quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Đề án và những điều
chỉnh cần thiết.
- Phân tích và đánh giá tác động trong quá trình thực hiện Đề án ở các
cấp;
2.2. Đánh giá
Tập trung đánh giá những tác động phát triển chủ yếu. Lập kế hoạch cụ
thể cho các đợt khảo sát, đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề
án. Để đảm bảo tính khách quan, việc đánh giá phải giao cho các tổ chức và cơ
quan độc lập bao gồm cả các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ.
Các nội dung đánh giá:
- Đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại theo các mục tiêu và tiến độ
thực hiện;
35
- Đánh giá những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường có
liên quan đến các mục tiêu của Đề án;
- Cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án như bảo
tồn đa dạng sinh học, tăng cường hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của người
dân, đóng góp của ngành thuỷ sản vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các
cấp;
- Đánh giá mức độ phối hợp giữa việc thực hiện Đề án với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Đánh giá những thay đổi về môi trường chính sách và tác động của các
giải pháp chính sách;
- Đánh giá tác động của Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản tới xóa
đói, giảm nghèo;
- Đánh giá việc triển khai thực hiện những cam kết quốc tế.
Đánh giá định kỳ vào cuối mỗi kế hoạch 5 năm. Đợt đánh giá đầu tiên sẽ
được thực hiện vào năm 2015 và kết quả sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch
5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2012_17_du_thao_de_an_to_chuc_lai_khai_thac_hai_san_1_1__376.pdf