Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ
đang lôi cuốn hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Tuy nhiên, hội nhập kinh
tế quốc tế như thế nào và hội nhập đến đâu là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng nước. Thái Lan là một nước đang phát triển, theo kinh tế t hị trường mở
cửa; vì vậy, việc xây dựng và phát triển các quan hệ nhiều mặt với các quốc gia
và các tổ chức quốc tế để hội nhậo vào nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu
khách quan và chính sách thương mại hướng về xuất khẩu trên đây cũng không
nằm ngoài tất yếu khách quan đó. Mặc dù chính sách này đã bộc lộ rất nhiều
thành công, nhiều bài học quý báu cho các nước đang phát triển như Việt Nam;
chúng ta cũng không thể không lưu ý tới những mặt trái còn tồn tại của nó. Chỉ
có phát triển kinh tế bền vững thì chúng ta mới có thành công trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề bài: Cơ hội và thách thức của thái lan trên con đƣờng phát triển công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng nền tảng thương mại ở những nơi vốn chưa từng
có, và tạo dựng những mục tiêu xác đáng trong kinh doanh."
Trong lĩnh vực nội thương, các thương nhân người Hoa nắm trong tay
nhiều mặt hàng kinh doanh độc quyền của nhà nước Xiêm: sổ xố, rượu....Ở kinh
đô Bawngkok thế kỉ XIX 200.000 người Hoa thì hầu hết các hoạt động thương
mại đều nằm trong tay họ. Họ thu mua, đáp ứng bất cư mặt hàng thiết yếu nào
cần thiết cho mỗi người dân, đảm bảo giá rẻ, khiến cho lợi nhuận của họ cao so
với các thương nhân khácTrong ngoại thương, nờ lợi thế của mình người Hoa đã
đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất trong việc tiếp thị buôn bán lúa gạo với
31
người ngoại quốc. Họ còn tăng cường vị trí của mình nhờ vai trò quan trọng
trong hoạt động xuất khẩu độc quyền của hoàng gia Thái Lan.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Người Hoa tham gia trồng mía và biến mía đường trở thành mặt hàng
xuất khẩu chủ chốt của Xiêm. Đến thập niên 1820, đường mía sản xuất ở Xiêm
có chất lượng hàng đầu Châu Á. Bởi vậy, trong giai đoạn 1820 - 1860, Xiêm
nhân dược nhiều đươn đặt hàng của thương nhân nước ngoài. Điều đó đã tác
động đến những chính sách của chính quyền Xiêm với người Hoa: " Cần tổ chức
một cách đúng đắn và hiệu quả để người Hoa và người Khmer và người Lào
trồng thật nhiều đường mía chưa từng có so với trước đó".
Ngoài ra, người Hoa cũng tham gia vào việc trồng các loại cây khác, đặc
biệt là cây lúa, có một đánh giá nhận xét rằng: " Không cần nghi ngờ gì nữa, trừ
Belgan thì Xiêm là nước xuất khẩu nhiều hơn so với bất kì nước nào khác của
Châu Á". Nhờ đó, sản phẩm lúa gạo thu được không những đáp ứng cho nhu cầu
nội địa mà còn xếp thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu của Xiêm vào năm 1850.
Lĩnh vực thủ công nghiệp.
Người Hoa ở Xiêm đóng vai trò chính trong việc chế biến mía thành
đường. Điều này được John Crawfurd, một người Châu Âu đến Xiêm vào năm
1822, đánh giá: " Những người trồng mía là người Thái nhưng những người sản
xuất đường từ mía bao giờ cũng là người Hoa". Ta có thể thấy tầm quan trọng
của Xiêm trong những ngành này.
Trong hoạt động xay xát gạo, người Hoa cũng chú trọng cung cấp sản
phẩm gạo từ các hoạt động này, bởi sản phẩm gạo mang lại lợi nhuậ cao hơn so
với các sản phẩm gạo sơ chế để đóng hàng của người Châu Âu. Người Hoa thay
thế vị trí của thương nhân Châu Âu trông việc xuất khẩu trong việc xuất khẩu
gạo trực tiếp với Hồng Kong và Sin gapore, đồng thời thiết lập nhiều chi nhánh
ở đó.
Bên cạnh các ngành các ngành chính nêu trên, người hoa còn than gia các
ngành khác như nhân viên kế toán, quản gia hay thợ rèn... và đặc biệt là đóng
tàu.
32
1.1.2. Những khó khăn của bộ phận cư dân người Hoa gây ra cho Thái
lan.
Người Hoa góp phần gia tăng nạn hút thuốc phiện và gây tổn thất nhiều
mặt cho vương quốc Xiêm.
Trong các hoạt động kinh tế thì trồng trọt và kinh doanh thuốc phiện là
phương cách mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Mỗi cộng đồng người Hoa trở thành
nơi cung ứng thuốc phiện cho Đông Nam Á. Riên ở Xiêm, nạn hút thuốc phiện
nhiều và dần trở thành mối nguy cho cả vương quốc. Để khắc phục tình trạng
trên, nhà nước đã ra những đạo luật cơ bản để cấm hút thuốc phiện, tuy nhiên do
sự kiểm soát lỏng lẻo nên tình trạng này vẫn gia tăng, gây nhiều bất ổn chính trị
- xã hội cho đất nước. Riêng trong lĩnh vực kinh tế thì: "Những kẻ tiêu thụ thuốc
phiện người Hoa và người Thái mang tiển bạc của đất nước ra ngoài để mua
thuốc phiệnkhiến ngân quỹ quốc gia bị thất thoát lớn".
Thứ hai,người Hoa đã lợi dụng những khó khăn về chính trị - xã hội để
trục lợi cho bản thân.
Điển hình là các hiệp ước bất bình đẳng của Xiêm Ký với Anh và Pháp,
người Hoa đã lợi dụng nội dung trong hiệp ước, giảm thuế đối với các mặt hàng
đến từ Châu Âu, từ đây người Hoa đã lợi dụng để chuộc lợi, họ đăng kí quốc
tịch Anh, Pháp để được hưởng những đăc quyền như vậy.
Tất cả những hành động trên đây đều thể hiện sự thiếu trung thành của
người Hoa với đất nước Xiêm, đồng thời gây khó khăn cho chính quyền Xiêm
trong việc thực hiện các chính sách. Sự trở mặt của người Hoa khiến cho chính
quyền và nhân dân Xiêm không còn tình cảm mật thiết và đặt niềm tin và người
Hoa như những giai đoạn trước.
Ở nhưng giai đoạn sau này, như Malaysia và các nước Đông Nam Á
khác, Thái Lan cũng đã thực hiện chính sách kiềm chế người Hoa trong sự phát
triển kinh tế của đất nước, Ngày 10/06/1942, sắc lệnh mới được ban hành , theo
đó 27 nghề được dành riêng cho người Thái. Người Trung Quốc và ngoại kiều
khác bị cấm không được hoạt động trong các ngành kể trên. đồng thời tiến hành
thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tạo điều kiện
33
cho người Thái phát triển. Tuy giai đoạn sau này, có nới rộng những quyền kinh
tế của người Hoa, nhưng trên thực tế vẫn có những hạn chế nhất định.
Từ năm 1952 về sau, mặc dù trong chính sách đối với Hoa kiều, Chính
phủ Thái Lan đã chuyển cách tiếp cận từ lập trường dân tộc sang lập trường giai
cấp, nhưng trong chính sách kinh tế họ vẫn là người ngoại quốc. Do đó, về mặt
công khai Chính phủ Thái Lan không áp dụng bất kì biện pháp nào chống lại
quyền lợi kinh tế của người Hoa, nhưng thông qua việc điều hành các bộ và các
công việc hành chính của các quan chức Thái Lan, hoạt động kinh tế của người
Trung Quốc ở Thái Lan gặp không ít trở ngại. Họ không được chính phủ cấp
môn bài để kinh doanh thuốc lá, đường, mở hiệu cà phê, buôn thịt lợn....
Người Hoa trong quá trình sinh sống và lao động đã có nhữngđóng góp
quan trọng cho sự phát triển trên nhiều phương diện của vương quốc Xiêm
trước hết là lĩnh vực kinh tế. Có thể nói, họ là những người đầu tiên góp phần
khai phá và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nội thương và ngoại thương
Thái Lan, không chỉ ở những vùng đông dân cư mà còn ở những nơi xa xôi hẻo
lánh. Tuy nhiên, cũng giống như các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ, bên cạnh
những đóng góp
Như vậy, qua đây ta thấy rằng những đóng góp của người Hoa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan cũng hết sức quan trọng trong lịch sử cũng
như hiện tại. Nhưng bên cạnh đó, người Hoa cũng gây ra những khó khăn cho
Thái Lan. Bởi vây, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc tận dụng
những điều kiện thuận lợi do tài kinh doanh của người Hoa là một chính sách
hết sức sáng suốt trong quá trình phát triển kinh tế của mình, đồng thời có những
cách hạn chế những khó khăn của người Hoa gây ra. Đó mới là cách tận dụng
những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để làm giàu cho đất nước.
4. Tiểu kết.
Qua những nét cơ bản về tình hình kinh tế Thái Lan, ta có thể thấy rõ
đây là một nền kinh tế phát triển hết sức năng động. Thái Lan đã tận dụng mọi
cơ hội để phát triển kinh tế thị trường. Đề ra những chính sách phù hợp ở
những thời kì khác nhau để đạt được tính thiết thực khi áp dụng vào thực tế.
34
Mặc dù, trong quá trình phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi
kinh tế bị chững lại do khủng hoảng, lạm phát, bất ổn chính trị.... nhưng kinh tế
Thái Lan luôn có chiều hướng phát triển đi lên qua từng năm, điều đó được thể
hiện rõ nét ở những số liệu kinh tế. Trong tương lai, theo kì vọng Thái Lan sẽ
khắc phục những khó khăn, phát triển kinh tế, trở thanh hiện tượng " thần kì
của Châu Á". Sự phát triển của kinh tế Thái Lan trên con đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa là những bài học cần thiết đối với Việt Nam.
III - Những cơ hội và thách thức trong sự phát triển
công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nền kinh tế Thái Lan.
Tất cả các quốc gia trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa của mình đều có những thuận lợi cũng như thách thức trên con đường
phát triển kinh tế. Thái Lan cũng là một trong số đó, điều đặc biệt hơn cả, đó là
ngay từ trong lịch sử nước này đã biết tận dụng những cơ hội " trời cho", hay
nói đúng hơn đó là sự lựa chọn giữa phát triển và tụt hậu, mà ngay trong thời kì
đó, nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam lựa chọn con đường tụt hậu, tức
là bảo thủ, với kết quả đó là gần 100 năm chịu sự nô dịch của thực dân Pháp.
Sự lựa chọn này của Thái lan, như tôi đã nêu ở trên, tất cả là nhờ vào
đường lối ngoại giao " cây sậy" mềm mỏng, điều đó đã khiến Thái lan thoát
khỏi nguy cơ trở thành một nước bị lệ thuộc như hầu hết các quốc gia khác.
Nói về các có hội phát triển kinh tế, như đã trình bày ở trên, nó bao gồm
những điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa - xã hội - chính trị - ngoại giao
1. Những cơ hội của sự phát triển.
Thái Lan là một trong số ít nước bị thiệt hại nặng nề nhất của cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 1997. Từ năm 1999 Thái Lan ra khỏi cuộc
khủng hoảng, kinh tế dần dần được phục hồi. Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc
nhiều vào việc xuất khẩu. Hai thị trường lớn nhất của Thái Lan là Mỹ và Nhật
Bản, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ là 20% và sang Nhật là 15% buôn bán của Thái
Lan đối với thế giới. Nhưng do tác động mạnh mẽ của sự suy giảm nền kinh tế
thế giới đặc biệt là ở hai nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cùng với sự giảm giá mạnh
35
của nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế, nhất là giá gạo đã làm cho
xuất khẩu của Thái Lan suy yếu. Sau sự kiện 11/9, sự phục hồi kinh tế Mỹ càng
chậm, dự kiến năm 2001 kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng dưới 1,5 % và kinh
tế thế giới cũng chỉ đạt 2,7%. Năm 2001 kinh tế Thái Lan cũng chỉ tăng từ 1,3 –
1,8%.
Do tác động của kinh tế Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, chính phủ đã điều
chỉnh kinh tế hướng vào nội lực, nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của
dân. Chính phủ đã đề ra hàng loạt chính sách, biên pháp như: tăng tiêu dùng
chính phủ, duy trì thuế giá trị gia tăng là 7% đến tháng 12-2003 để đảm bảo sức
mua của người dân, hoãn nợ cho nông dân, gây quỹ làng bản bằng cách cho vay
mỗi làng bản 1 Triệu Baht, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu – mỗi làng một sản
phẩm, đẩy mạnh du lịch và đánh thuế cao đối với một số mặt hàng xa xỉ như
rượu bia, thuốc lá v.v...
Kết quả là từ đầu năm 2002 kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi.
Bảng 1. 4: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 5 năm trở lại đây (1997 –
2002)
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế(%)
-1,7 -10,8 4,2 4,3 1,7 3,0
Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường Thái Lan năm 2001của Thương vụ
Việt Nam.
Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các chính sách quan trọng do chính
phủ đề ra vừa qua nội các Thái Lan đã xem xét lại kế hoach tổng thể 5 năm 2001
– 2006 và điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế hằng năm như sau:
Bảng 1.5: Tốc độ phát triển kinh tế từ năm 2001-2006(%)
Năm
2001
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1,3 – 2 % 3 % 4 % 5 % 5 % 5,5 %
36
Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường Thái Lan 6 tháng đầu năm 2002
của Thương vụ Việt Nam.
Về công nghiệp.
Sau 5 năm từ kể cuộc khủng hoảng 1997, công nghiệp Thái Lan có dấu hiệu
phục hồi. Quý 1 – 2002 chỉ số công nghiệp tăng lên 117,9 (thời điểm thấp nhất
quý 3 –1998 là 95,8) tổng công suất năm 2001 là 53,3 % do sức mua giảm và
xuất khẩu khó khăn.Tổng sản lượng công nghiệp năm 2001 xấp xỉ mức năm
khủng hoảng 1,97. Hàng công nghiệp xuất khẩu giảm 7%, chỉ đạt 40,3 tỷ USD.
Dầu khí giảm 11,5 % đạt 1,7 tỷUSD. Đồ điện và điện tử chiếm 20 % trị giá xuất
khẩu. Sang năm 2002 tình hình xuất khẩu sáng sủa hơn, 5 ngành công nghiệp
chiếm 1/3 tổng trị giá xuất khẩu tăng năm 2002 là: công nghiệp ôtô, chế biến
thực phẩm, điện tử, cao su và sản phẩm cao su, hàng dệt may.
Về nông nghiệp:
Lĩnh vực nông nghiệp được coi là cột sống của nền kinh tế Thái Lan, thu hút
hơn một nửa dân số và chiếm 42 % lực lượng lao động xã hội. Chính sách nông
nghiệp được chính phủ đặc biệt quan tâm. Từ khi thủ tướng Thaksin lên cầm
quyền, Chính phủ đã can thiệp giá thu mua thóc nhằm nâng giá gạo xuất khẩu
bên cạnh việc hợp tác với các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, Ấn Độ,
Pakistan và Miến Điện v.v...Xuất khẩu gạo năm 2001 đạt 7,52 triệu tấn trị giá
1,538 tỷ USD tăng 13,9 % so với mức 6,6 triệu tấn năm 2000. Năm 2002 Thái
Lan dự kiến lượng gạo xuất khẩu là 7 triệu tấn.Tuy nhiên theo đánh giá của
FAO,Thái Lan có thể xuất khẩu tăng so với năm 2001 gần 100 nghìn tấn
Chính phủ đề ra nhiều chương trình đầy tham vọng nhằm rút ngắn mức chênh
lệch giữa thành thị và nông thôn, nâng đỡ nông dân như chính sách: “ Mỗi làng
1 sản phẩm”, “Quỹ làng 1 triệu Bath”, “Ngân hàng nhân dân”, và hàng loạt các
biện pháp khác như trợ giá, mua tạm trữ nông sản, hoãn nợ cho nông dân.Tuy
nhiên những khó khăn do sự khủng hoảng kinh tế đã hạn chế đa dạng hoá sản
phẩm nông nghiệp ,nhất là việc thiếu vốn để mở rộng sản xuất. Do vậy Thái Lan
vẫn dừng lại ở xuất khẩu nông sản thô là chính như gạo, cao su, sắn lát, tôm
đông lạnh và gà đông lạnh.
37
Về thƣơng mại
Thái Lan luôn coi xuất khẩu là trọng tâm của hoạt động kinh tế đối ngoại
Bảng 2.1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan 3 năm gần đây
1. Năm
2. Mặt
hàng
1999 2000 2001
Triệu
tấn
Tr. USD Triệu tấn Tr. USD Triệu tấn Tr. USD
Gạo 6,84 1949 6,12 1641 7,52 1583
Cao su 2,03 1159 2,54 1525 2,55 1326
Hải sản hộp 0,55 2010 0,53 2067 0,57 2015
Tôm 0,14 1283 0,14 1510 1,15 1244
Sắn 5,31 609 4,62 513 5,97 577
Gà 0,26 560 0,31 615 0,4 800
Đƣờng 560 4,09 658 3,24 692
Nguồn: Bộ Thương mại
Trong đó:
Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ là 12,2 tỷ USD. Năm 2001, giảm 11% so
với năm 2000. Dự kiến năm 2002 xuất khẩu sang Mỹ đạt 14 tỷ USD
tăng 5,8 %.
Xuất khẩu của Thái Lan sang EU năm 2001 là 10,5tỷ USD giảm 4,1 %
so với năm 2000. Dự kiến năm 2002 xuất khẩu sang EU tăng 6,9 %.
Xuất sang Nhật năm 2001 là 10 tỷ USD giảm 2,5 % so với năm 2000.
Dự kiến xuất khẩu sang Nhật năm 2002 tăng trở lại 2,5%.
Xuất khẩu sang ASEAN năm 2001 là 10,5 tỷ USD giảm 7,5 %. Năm
2002 dự kiến 11,1 tỷ USD tăng 5,3 %.
Xuất khẩu sang Trung Đông năm 2001 đạt gần 2 tỷ USD .
Về đầu tƣ.
Năm 2001 có khoảng 842 dự án đầu tư trị giá 4,21 tỷ USD, giảm so
với 1142 dự án trị giá 10,59 tỷ USD năm 2000. Nửa đầu năm 2001 Thái Lan cấp
giấy phép cho 295 dư án đầu tư trị giá gần 2 tỷ USD. Cục quản lý đầu tư BOI đã
38
từ chối không cấp giấy phép cho 4 dự án sản xuất xe máy của Trung Quốc nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước đối vơí 7 nhà máy của Thái Lan. Cục quản lý đầu tư
đã quyết định miễn thuế nhập khẩu máy móc cho dự án sản xuất ôtô để khuyến
khích xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan còn khuyến khích đầu tư nước ngoài thông
qua việc cho nứơc ngoài mua đất 99 năm và người nước ngòai góp cổ phần 49
% thay cho tối đa 25 % quy định trước đây trong kinh doanh viễn thông. Chính
phủ sẽ cho thành lập 1 Uỷ ban quản lý mới nhằm thu hút đầu tư trong thị trường
Chứng khoán (SET) Thái Lan sẽ áp dụng việc miễn giảm thuế đối với công ty
nước ngoài nhằm biến Thái Lan thành trung tâm thương mại ở Đông Nam á thay
thế Singapore. Trước đây Thái Lan đánh thuế cao nhất vùng 30% nay giảm
xuống còn 10%.
Về du lịch
Thái Lan là một “điểm đến” hết sức hấp dẫn với du khách thế giới. Sự
kiện 11/9 làm cho ngành hàng không và du lịch nhiều nước bị tổn hại nặng.
Riêng Thái Lan số du khách dự kiến năm 2001 là tăng 8,4% so với 10,3 triệu du
khách năm 2000, nhưng Cục du lịch Thái Lan đã phải điều chỉnh con số này
xuống còn 2 % .Trong 5 tháng đầu năm 2002 số du khách đến Thái Lan đạt 4,6
triệu người. Dự kiến số du khách đến Thái Lan đạt 10,86 triệu người .
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Thái Lan năm 2003 số lượng du
khách đến Thái Lan sẽ đạt 11,13 triệu người, doanh thu đạt 8,4 tỷ USD. Năm
2003 phấn đấu trở thành “ thủ đô du lịch của Châu Á” nhằm thu hút số lượng
lớn du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Trung Đông.
Các lĩnh vực khác như Ngân hàng Tài chính tương đối ổn định, các
khoản vay khống giảm lãi suất tăng và tỷ giá đồng Baht so với ĐôLa Mỹ cũng
tăng lên chút ít. Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 6/2002 là 36,3 tỷ USD. Nợ nước
ngoài 64,4 tỷ USD, tỷ lệ lạm phát là 1,5 %, thất nghiệp chỉ khoảng 2,9 %.
Ngoài những cơ hội nội tại của Thái Lan để phát triển kinh tế như điều
kiện tự nhiên, điều kiện về văn hóa - xã hội, thể chế chính trị, chính sách ngoại
giao..... Thái Lan còn tận dụng những cơ hội khác để phát triển kinh tế.
39
Thứ nhất, về vị trí địa lý, trong lịch sử phát triển đất nước, Thái Lan đã
tận dụng tốt những cơ hội của lịch sử đưa lại để phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương, vị trí của Thái Lan
ngày càng trở nên quan trọng đối với Mỹ, nhất là từ khi Mỹ tiến hành chiến
tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc thì
viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan ngày càng tăng. Từ năm 1962 đến năm
1970, viện trợ kinh tế không hoàn lại , chiếm gần 70% tổng số viện trợ không
hoàn lại của các nước dành cho Thái Lan. Ngoài ra, Thái Lan còn thu được
những khoản tiền lớn do hoạt động của quân đội Mỹ đóng trên đất nước Thái
Lan đưa lại như: chi phí khách sạn và tiêu dùng của lính Mỹ ở các căn cứ quân
sự trên đất Thái Lan hoặc của binh lính, sĩ quan Mỹ ở Đông Dương sang nghỉ
cuối tuần....Số tiền này đã tăng lên nhanh chóng sau mỗi năm: năm 1964 - 34
triệu đôla, năm 1966 - 183 triệu đôla, năm 1969 - 278 triệu đôla.
Chiến tranh Đông Dương không chỉ giúp Thái Lan giải quyết một phần
đáng kể khó khăn về vốn cho chương trình công nghiệp hóa mà còn kích thích
sự phát triển mạnh mẽ một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công
nghiệp xây dựng khách sạn và công nghiệp dịch vụ, du lịch....Sự phát triển của
những ngành công nghiệp này, đến lượt nó, lại góp phần giải quyết nạn tồn
đọng nhân lực ở nông thôn và thành thị. Điều đó giúp Thái Lan tăng trưởng
kinh tế nhanh và ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.
Nhằm thu hút được vốn đầu tư của tư bản tư nhân nước ngoài, chính
phủ Thái Lan đã tìm cách tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài. Môi trường này không chỉ đòi hỏi một cơ sở hạ tầng tốt,
những khuyến khích đầu tư cần thiết mà còn cả không khí đầu tư thuận lợi,
trong đó bao gồm cả thái độ của các nhà lãnh đạo đất nước đối với công cuộc
đầu tư của các nhà kinh doanh nước ngoài.
Đối với mỗi sự phát triển kinh tế, cần phải có những điều kiện tiên
quyết để một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cần có những
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển, đó là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên, vốn, chính sách của nhà nước và khoa học kĩ thuật.
40
Thứ nhất , về nguồn nhân lực, cũng như Việt Nam và nhiều nước Đông
Nam Á khác, Thái Lan có lực lượng lao động khá dồi dào. Năm 1960 trong
tổng số trên dưới 20 triệu dân, có tới 13 triệu 837 nghìn người đến độ tuổi lao
động, nhưng chất lượng lao động không cao. Đại đa số lao động hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp (82%). Số lao động làm việc trong ngành công
nghiệp chế tạo và chế biến chiếm 3,4%; trong các ngành điện máy, máy hơi
nước, vệ sinh - 0,1%; giao thông, thông tin liên lạc - 1,2%; dịch vụ - 4,7%, xây
dựng - 5%.
Nhưng trong lực lượng lao động trên những người có trình độ học vấn
rất cao. Vào đầu thập kỉ 60, Thái lan có ba trường Đại học trong đó chỉ có
trường Đại học Chulalongcon và Đại học Tham ma xắc có các khoa đào tạo kỹ
sư cơ khí. Qua một quá trình phát triển, hiện tại Thái Lan đã xây dựng thêm
những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đa dạng, phục vụ
cho quá trình phát triển hiện nay.
Thứ hai đó là điều kiện tự nhiên, ngoài những vấn đề đã nêu ở đầu bài,
ta có thể thấy rằng tuy Thái Lan không có nguồn khoáng sản giàu có để phát
triển công nghiệp nặng như các nước khác, mặc dù họ cũng có ý thức rất rõ về
vai trò củ công nghiệp nặng đối với sự phat triển của nền kinh tế quốc dân.
Nhưng Thái lan đã tận dụng những điều kiện họ sẵn có để phát triển kinh tế, Ví
dụ Thái lan là một nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhờ họ đã tận dụng
những điều kiện về đất đai, khí hậu sẵn có của mình để phát triển.
Thứ ba, đó là về nguồn vốn. Thái Lan rất biết cách tận dụng những
nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để phát triển
nền kinh tế trong nước. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam, nhưng Thái Lan đã sớm nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Thái Lan thực hiện
chính sách: thúc đẩy cải cách chính trị, tăng cường đoàn kết quốc gia, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách về thu nhập và củng cố pháp quyền hạn
chế tham nhũng. Để cải thiện tính minh bạch của môi trường đầu tư, Thái Lan
sẽ tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ, tìm nguồn tài
41
chính từ lĩnh vực đầu tư, cải thiện giáo dục nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước
vào toàn cầu hóa. Thái lan chào đón các nhà đầu tư nước ngoài vì chính họ đã
giúp Bangkok phát triển một xã hội tri thức.
Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển
đúng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Thái Lan có chính sách buộc các
nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định sản xuất , kinh doanh thay đổi chiến lược, để
tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này đã kéo theo những dự án đầu tư mở
rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn
lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại
Thái Lan.
Chính sách phát triển khoa học - kĩ thuật, Thái lan chú trọng đến việc
phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng những phát minh khoa học và sản xuất
và đời sống. Tiến hành mua bằng phát minh sáng chế để áp dụng và nền kinh tế
trong nước. Ví dụ Thái lan đã ứng dụng thành công khoa học kĩ thuật và sản
xuất nông nghiệp. Thái Lan là nước dẫn đầu Đông Nam Á về việc sử dụng
khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất nên ngay từ những năm, nông nghiệp của nước này phát triển hết
sức ấn tượng. Nhiều năm Thái Lan giữ vị trí độc tôn về xuất khẩu gạo và được
mệnh danh là " bếp ăn" của thế giới. Hiện nay, mặc dù diện tích đất nông
nghiệp của Thái Lan bị thu hẹp, lực lượng lao động trong nông nghiệp bị giảm
sút, song do phát triển mạnh khoa học - công nghệ nên Thái Lan vẫn giữ được
thị phần và thương hiệu trên thị trường xuất khẩu nông sản. Chính phủ khuyến
khích các công ty tư nhân phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường
như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thay thế....Đó là một ví dụ điển hình trong
việc Thái Lan ứng dụng khoa học kic thuật vào sản xuất, không chỉ ứng dụng
trong nông nghiệp mà còn trong công nghiệp, dịch vụ....
Chính sách thị trường là một phần quan trọng trong chính sách thương
mại của Thái Lan. Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với trên 170 nước và
xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng như: nông sản, thực phẩm chế biến, đá
quý, nguyên vật liệu, các mặt hàng chế tạo, hàng dệt may, hóa chất… Các đối
42
tác thương mại của Thái Lan cũng rất đa dạng, từ các nước phát triển đến các
nước đang phát triển ở nhiều châu lục. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu
của Thái Lan vẫn là các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, các
nước Liên minh EU, sau đó đến các nước ở Đông Bắc Á (Hồng Kông, Đài
Loan, Hàn Quốc), rồi đến các quốc gia trong hiệp hội ASEAN và Trung Quốc...
Việc Thái Lan luôn chọn đối tác xuất khẩu lớn là các nước công nghiệp phát
triển được.
Thái Lan triệt để tận dụng cơ hội để trở thành một trong năm nước châu
Á đóng vai trò nổi bật trên thương trường quốc tế với những yếu tố tích cực sẵn
có. Thứ nhất, hiện nay Thái Lan vẫn được đánh giá là có năng lực tốt trong sản
xuất và chiếm vị trí hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng
quan trọng, đặc biệt là gạo (đứng đầu thế giới về xuất khẩu), mía đường (đứng
thứ ba thế giới), các loại nông sản , thực phẩm chế biến. Thứ hai, về mặt địa lý,
Thái lan vẫn được coi là trạm trung chuyển, là cửa ngõ thương mại quan trọng
đối với nhiều nước. Thứ ba, Thái lan có hệ thống pháp luật thương mại tự do
theo tiêu chuẩn quốc tế để từ đó có thể tiếp nhận quá trình tự do hóa thương mại.
Bên cạnh đó, Thái lan cũng có những điều chỉnh nhằm khắc phục những nhựợc
điểm của mình. Đặc biệt là trong những năm gần đây, chính phủ Thái Lan chú
trọng tháo gỡ các trở ngại trong quan hệ thương mại với các nước làng giềng.
Điều này được thể hiện khi Thái Lan ký kết các hợp tác kinh tế đối với tất cả các
nước láng giềng, chẳng hạn như: Tam giác kinh tế phía Nam, tứ giác kinh tế
phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mê Kông.
Trong thời gian chiến tranh, công nghiệp du lịch ở Thái Lan hết sức phát
triển. Mặc dù ngành này bị suy sụp sau khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á nhưng
những kinh nghiệm mà Thái Lan tích lũy được đã trở thành vốn quý để họ tiếp
tục phục hồi và phát triển du lịch, biến nó trở thành một trong những ngành công
nghiệp quan trọng của Thái Lan.
Trên cơ sở nắm được sự bùng nổ nhu cầu tham quan, du lịch ở Châu Á -
Thái Bình Dương, khu vực được dự báo là vùng phát triển năng động nhất thế
giới, Thái Lan đã quyết định lấy năm 1987 là " Năm du lịch Thái Lan". Kết quả
43
mỹ mãn mà ngành du lịch thu được trong năm đó càng khiến người Thái tin
rằng: du lịch thật sự là " con ngỗng đẻ trứng vàng" cho đất nước họ. Thực thế
cho thấy, cho đến hiện nay Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về du lịch ở Châu Á.
Như vậy, đó là những thuận lợi cơ bản để Thái lan thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính những chính sách và biết áp dụng những
chính sách vào thực tiễn một cách hiệu quả, khoa học, Thái Lan đã ghi tên mình
vào danh sách các quốc gia có kinh tế phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, trở
thành hiện tượng "thần kì Châu Á" trong tương lai.
2. Những khó khăn của nền kinh tế Thái Lan.
Đối với mỗĩ quốc gia trong quá trình phát triển của mình bên cạnh những
thuận lợi cũng gặp những khó khăn nhất định. Thái lan cũng vậy. Mặc dù đạt
được những thành công đáng kể nhưng kinh tế Thái Lan đôi khi cũng gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, sự mất ổn định về chính trị,
sự thiếu sót trong quản lý cũng như chịu sự ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.....
Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng thế giới năm 2008 và tình hình
chính trị bất ổn trong nước đã làm kinh tế Thái Lan chững lại và suy thoái. Cực
phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan cho biết tình hình chính trị bất ổn trong nước
và tác động của kinh tế thế giới đã làm kinh tế Thái Lan trong hai năm 2008 và
2009 tổn thất tới 800 tỉ bạt (23,8 tỉ USD); khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP bị
mất tới từ 1,5 - 2%. Năm 2008, GDP chỉ tăng trưởng 2,5%, năm 2009 tăng
trưởng - 2,2%.
Trong trận lụt lịch sử hồi năm 2011, thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm
nghiêm trọng của nền kinh tế đất nước chùa vàng này. Trận lũ lụt kéo ầì vài
tháng đã giết chết hàng trăm người và gây thiệt hại nặng nề cho phía bắc khu
trung tâm công nghiệp Bangkok Thái lan, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa
tạm thời, lũ lụt nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà và các khu công nghiệp lớn đóng
cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế của Thái Lan chỉ tăng
trưởng 0,1%, sau khi tăng 7,8% trong năm 2010. Vào tháng 1 - 2012, Ngân hàng
trung ương Thái Lan lần thứ hai giảm mức lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm
xuống còn 3% trong ba tháng với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế suy yếu.
44
Người dân đi lại khó khăn trên một con đường bị ngập
sâu ở Bangkok
Ô nhiễm môi trường tự nhiên ở mức độ cao. sự tăng trưởng kinh tế cao
của Thái Lan đã phải trả giá khá đắt về sự ô nhiễm và sự hủy hoại môi trường
sống . Việc xây dựng nhà máy ồ ạt không được tiến hành một cách đồng bộ với
việc xây dựng hệ thống nước thải và rác công nghiệp đã làm các sông ngòi,
kênh, rạch bị ô nhiễm nặng. Hệ thống giao thông đô thị không phát triển kịp so
với số lượng xe hơi tăng nhanh cùng với sự quản lý lỏng lẻo đã tạo ra nạn kẹt
xe và ô nhiếm bầu khí quyển. Điều này điển hình nhất là ở Băngkok, vì phát
triển và tập trung dân quá cao gây ra rất nhiều bệnh cho con người như bênh về
hô hấp, ung thư....
Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm mất đi những cánh rừng nhiệt đới.
Nếu như năm 1961 diện tích rừng nhiệt đới của Thái Lan chiếm khoảng 50%
diện tích lãnh thổ, đến 1987 giảm còn 28%. suy giảm diện tích rừng nhanh như
vậy gây ra tình trạng lụt lội và làm bạc màu đất như đã nêu ở trên. Chính những
lí do trên làm năng suất cây trồng Thái Lan bị suy giảm nghiêm trọng.
45
Thứ hai là sự suy giảm đạo đức và lối sống xã hội đến mức báo động.
Việc tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá khiến cho không những tàn phá môi
trường tự nhiên mà còn hủy hoại từng phần môi trường xã hội nhân văn.Nạn
thất nghiệp và lối sống hưởng thu đẩy hàng vạn cô gái Thái vốn thuần hậu vào
các tiệm nhảy, nhà hàng mua vụ cho khách tứ phương. Đây là hậu quả của
chính sách "lấy du lịch để dựng nước", được quảng cáo rùm beng với khẩu hiệu
" Tuần lễ Thái đầy ngạc nhiên và ấn tượng", "Thái đẹp sững sờ". Hậu quả là
bệnh dịch thế kỉ đang hàng ngày đe doạn người dân Thái. Tính đến năm 1991
có hơn nửa triệu người nhiễm HIV, ước tính năm 2000 - 2001, Thái Lan sẽ chi
ít nhất 8 tỷ USD cho căn bệnh SIDA và sẽ có khoảng 2 triệu trẻ mồ côi do căn
bệnh và hậu quả này đem lại.
Tốc đọ tăng trưởng quá nóng đã tạo nên cơn sốt về lối sống của một bộ
phận dân cư vốn quen một xã hội nông nghiệp cổ truyền. Nhiều người không
theo kịp lối sống hiện đại, làm ăn thua lỗ chán đời và đi tự tử. Số khác do kiếm
được tiền nhanh, trở lên tiêu xài quá mức không phù hợp với thực trạng phát
triển đất nước.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bạn bè Thái khi tới thăm Việt Nam
đừng lấy tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, đừng vì tăng trưởng mà
chà đạp lên tất cả: thiên nhiên, môi trường, sinh thái và phẩm giá con người.
Những thành quả của kinh tế phát triển không được phân chia một cách
công bằng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Nên ngân hàng thế giới
năm 1996 đã đưa Thái Lan vào danh sách một trong năm nước có sự chênh
lệch giàu nghèo lớn nhất trên thế giới. Khủng hoảng tài chính thế giới 1997 đưa
đến hậu quả đó là có khoảng 2 triệu người bị thât nghiệp vào cuối năm 1998.
Theo lời của nhà xã hội học Thái lan Ungpakorn: " Trong quá trình phồn vinh
của kinh tế Thái Lan, những người nghèo có vai trò làm ra của cải cho xã hội,
nhưng hiện nay khi nền kinh tế suy sụp thì chẳng ai bảo vệ người nghèo cả".
Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa cũng đâò sâu thêm hố sâu ngăn
cách giữa thành thị và nông thôn, sự cách biệt về lối sống, thu nhập, giữa thành
thị và nông thôn ngày càng nhiều. Sự mất cân bằng trong lao động do lao động
46
đổ dồn về các thành phố lớn cũng là vấn đề dáng quan tâm. Mặc dầu hiện nay
Thái lan có những chính sách phát triển nông thôn, lập nên những khu du lịch ở
vùng sâu vùng xa nhưng kết quả thu được không lớn. Sự chênh lệch hầu như
không giảm.
Thứ nữa là , Thái lan có một nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không
bền vững. Cho đến năm 1996, kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng là 7% ,
sang giai đoạn 1987 - 1995, tăng từ 8 - 12%, thành tích được ngân hàng thế
giới coi như huyền thoại. Thế nhưng khủng hoảng kinh tế - tiền tế năm 1997 đã
làm bộc lộ bộ mặt khuyết tật, mặt trái của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế ca,
sự bùng nổ của việc xuất khẩu hàng tiêu dùng thực chất gắn liên với dòng chảy
vốn nước ngoài, sự tăng nhanh của FDI gắn với sự vay mượn ngoại tệ nước
này thực hiện năm 1990. Các khoản nợ nước ngoài tăng nhanh, đồng Bat mất
giá so với đồng USD dẫn đến khủng hoảng.
Kiểu văn hóa "mua trước - trả sau", " mua nhanh - trả chậm", nhiều
người Thái vay tiền ngân hàng để mua nhà, tậu xe. Một nước với 60 triệu dân
với thu nhập GDP chưa đạt 3000 USD nhưng Thái Lan trở thành thị trường tiêu
thụ xe Mercedes Benz lớn thứ hai thế giới vào giữa những năm 90.
Sự lạc hậu của trường học, và kém hiệu quả của bộ máy công quyền là
nguyên nhân sâu xa đưa tới khủng hoảng và phát triển thiếu bền vững.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững, nhưng thực tế
đầu tư của Thái Lan cho giáo dục rất thấp, điển hình là , đầu những năm 90,
Thái lan chỉ có 39% trẻ ở lứa tuổi trung học cơ sở tiếp tục đến trường. Năm 200
năng lên là 48%. Phương pháp dạy và học ở các trườngđào tạo chuyên nghiệp
và trường nghề mang nặng lý thuyết, ít kết hợp giữa học và hành. Đào tạo theo
lối mòn, học vẹt, thụ động hiệu quả kém.
Các trường đại học đào tạo nhân lực có cả trình độ chuyên môn và
ngoại ngữ rất hiếm. Điều này khiến Thái Lan rất khó phát triển nền kinh tế tri
thức cho mình.
Thứ ba sự bất ổn về chính trị, đó là sự tha đổi thường xuyên các người
đứng đầu chính phủ và nội các Thái Lan cũng là bất lợi cho việc triển khai
47
Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra tới Ủy ban chống
tham nhũng quốc gia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
những kế hoạch, dự án phát triển, đặc biệt hạn chế sự phát triển của các thể chế
dân chủ. Thêm vào đó, tình trạng gian lận mua cổ phiếu bầu cử, sự cấu kết chặt
chẽ giữa giới chính trị, các nhà tài phiệt và giới quân đội trong việc hoạch định
các chiến lược phát triển quốc gia chưa đồng bộ và thiếu dân chủ, tạo khe hở
cho người thân quen lợi dung cái " ô bảo trợ" trong việc vay mợn ngân hàng
đấu thầu kinh tế..... Điều này tạo nên nạn tham nhũng lan tràn, làm yếu đi bộ
máy công quyền, tạo thêm vật cản cho sự phát triển nói chung, dân chủ hóa xã
hội nói riêng tại Thái Lan.
Đặc biệt phải kể đến những bất ổn chính trị trong những năm gần đây
của Thái lan xảy ra ngay sau khi cựu thủ tướng Thái lan Thaksin shinawatra bị
lật đổ, những vụ biểu tình giữa phe Áo đỏ và phe Áo vàng đại diện cho hai thế
lực chính trị khác nhau đã đưa đến cho Thái Lan những sự trì trệ, khủng hoảng
về mọi mặt.
48
Hiện tại bà Yingluck Shinawatra lên làm thủ tướng nước này với kỳ
vọng đưa Thái lan thoát khỏi khủng hoảng chính trị, nhưng hiện tại có cáo buộc
thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra lạm quyền , như vậy hi vọng về
một Thái Lan yên bình thịnh vượng trở nên hết sức xa vời.
Xung đột giữa Thái Lan và nước láng giềng Campuchia là một vấn để
đáng quan ngại trong thời điểm hiện nay. Những bất ổn chính trị khiến cho
kinh tế Thái Lan phát triển chậm lại.
3. Tiểu kết.
Như vậy, với những điều mà ta vừa nêu ra , có thể thấy rằng kinh tế
Thái Lan vẫn tiềm ẩn những thuận lợi cần được nhà nước phát hiện, và tận
dụng nó để phát triển, nhưng đồng thời cũng có những nguy cơ mà Thái Lan
cần phải có những chính sách phù hợp để hạn chế những nguy cơ đó, tạo điều
kiện cho Thái Lan phát triển bền vững hơn.
VI - Quan hệ hợp tác của Thái Lan và Việt Nam - những
bƣớc thăng trầm trong lịch sử và hiện tại.
1. Quan hệ kinh tế của Việt Nam - Thái Lan.
Trong chiến tranh Đông Dương, Việt Nam - Thái Lan có mối quan hệ
không thể dung hòa được, do Thái Lan để Mỹ thiết lập căn cứ quân sự và Thái
Lan đưa quân sang cùng với mỹ thực hiện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
Sau đó, đỉnh điểm của mâu thuẫn
Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng ổn định và mở
đường cho các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Việt Nam luôn ưu tiên vấn
đề hợp tác kinh tế thương mại với Thái Lan lên àhng đầu. Trong con mắt các
doanh nghiệp Việt Nam thì Thái Lan không chỉ là nước cùng khu vực, cùng
khối kinh tế ASEAN mà nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế
Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế
của Thái Lan và khẳng định trong quan hệ kinh tế quốc tế có một sự phù hợp
sâu sắc, hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển.
49
Bảng 2.2: Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam
trong 3 năm qua: (Đơn vị USD)
Xuất phát từ những nhận định này Việt Nam luôn coi trọng và tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp Thái Lan tới làm ăn tại Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng
tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Thái Lan cạnh tranh bình đẳng với các
công ty nước khác tại thị trường Việt Nam.
Về phía Thái Lan, các doanh nghiệp Thái Lan phải nhìn lại các mối lợi
lớn tại thị trường Việt Nam rơi vào các công ty Nhật, Mỹ, Tây Đức do thiếu sự
nỗ lực tại thị trường Việt Nam. Dưới sức ép của giới doanh nghiệp, chính phủ
Thái Lan đã có nhiều cải cách đáng kể về chính sách ngoại giao cũng như chính
sách kinh tế - thương mại với Việt Nam để đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ của Thái Lan vào thị trường Việt Nam.
Các quan hệ ngoại giao làm nền tảng vững chắc cho các quan hệ kinh tế
thương mại phát triển. Sự ra đời của các hiệp định đã phần nào minh chứng cho
sự phát triển này. Bên cạnh đó kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước
tăng rất cao, với tốc độ từ 100% đến 200% mỗi năm.
50
Ngoài ra Việt Nam và Thái Lan là hai nước nhất nhì về xuất khẩu gạo
nên gặp nhau trong yêu cầu tự nhiên về việc phối hợp chính sách giả cả nhằm
đảm bảo lợi ích của những người sản xuất và xuất khẩu nước mình. Về chủng
loại hàng hoá Việt Nam xuất sang Thái Lan khá đa dạng gồm: Cà phê, gạo, hải
sản, hàng dệt may, rau quả, than đá... nhìn chung hàng hoá Việt Nam đã tìm
được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan đặc biệt là mặt hàng cà phê. Còn hàng
hoá Thái Lan xuất sang thị trường Việt Nam gồm: ôtô, xe máy các loại, xăng
dầu, sắt thép, xi măng, phân bón các loại... Trong đó sắt thép các loại chiếm tỷ
trọng cao nhất.
Về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tính đến giữa năm 2002 Thái Lan
đã đầu tư vào Việt Nam 105 dự án với số vốn là 1,052 tỷ USD đứng thứ 3 trong
các nước ASEAN sau Singalore, Malaysia.
Trong các dự án phần lớn là dự án vừa và nhỏ, chủ yếu trong các lĩnh vực
chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng (sơn tường, tấm lợp. thiết bị
vệ sinh...) lắp ráp xe máy, và xây dựng khách sạn sẽ phấn đấu cả trong lĩnh vực
điện tử. Bước phát triển mới là bắt đầu Thái Lan có những dự án tương đối lớn
như khu xây dựng hạ tầng công nghiệp Pang Pa Kông tại Đồng Nai (Industrial
Park), liên doanh xây dựng khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại của S.A.A
tại Hà Nội.
Trong lĩnh vực ngân hàng, các văn phòng đại diện và chi nhánh của 7
ngân hàng Thái Lan tại Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc hợp tác kinh tế.
Chương trình hợp tác phát triển 1995 -1997 với các lĩnh vực ưu tiên là y tế, giáo
dục - đào tạo, nông nghiệp, giao thông vận tải... đã đạt được những kết quả rất
khả quan.
Thông qua các dự án đầu tư của Thái Lan, Việt Nam đã tiếp thu được
những công nghệ, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đã giải quyết việc làm
cho hàng trăm nghìn lao động. Cùng với xí nghiệp liên doanh, số lượng các văn
phòng đại diện đã tăng lên nhanh chóng thể hiện sự hợp tác kinh tế Việt Nam
Thái Lan ngày càng phát triển.
51
Tuy nhiên trong thời gian qua ,quan hệ kinh tế thương mạiViệt Nam-Thái
Lan vẫn còn những tồn tại sau :
Kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước còn thấp chưa phản ánh đúng tiềm
năng của hai bên.Việt Nam vẫn là nước nhập siêu lớn hàng hoá của Thái Lan và
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Thái Lan còn lên xuống bấp
bênh.
Môi trường đầu tư của Việt Nam còn có mức độ rủi ro cao, thủ tục hành
chính phức tạp nên các nhà đầu tư của Thái Lan chưa thực sự tin vào chính sách
khuyến khích đầu tư của Việt Nam.
2. Nguyên nhân phát triển của Thái Lan.
Thứ nhất, trong quá trình phát triển kinh tế Thái Lan luôn có chính sách
ngọai giao đa phương và mềm dẻo. Là một nước chưa bao giờ bị các nước đế
quốc xâm chiếm làm thuộc địa, Thái Lan đã sớm ký kết những hiệp định thương
mại với các cường quốc như: Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp,
Đức. Và đến năm 1958, thủ tướng đương nhiệm lúc bấy giờ là Sarit Thanarat đã
đưa ra chính sách dựa vào Mỹ. Chính nhờ quyết định này mà sau chiến tranh thế
giới lần thứ 2, Mỹ đã đầu tư rất nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị vào Thái Lan.
Thứ hai, song song với việc thực hiện các chính sách, Thái Lan cũng
luôn coi trọng sự ổn định kinh tế vĩ mô như duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, đồng
Bath được cố định theo đồng đô la Mỹ cùng với tỷ lệ lạm phát thấp (5% trong
vòng nhiều năm kể từ năm 1980).
52
Thứ ba, chính phủ Thái Lan cũng giành phần lớn vốn viện trợ ODA và vốn
vay cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa trong
dài hạn góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ tư, trong thời gian này vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển
kinh tế vẫn luôn được coi trọng. Chính phủ Thái Lan đã đề ra việc thực hiện 9
kế hoạch 5 năm, ban hành kịp thời các bộ luật để quản lý, kiểm tra và sửa chữa
mọi hoạt động trong nền kinh tế.
Thứ năm, Chính phủ Thái Lan cũng hết sức mềm dẻo linh hoạt trong
triển khai chính sách kinh tế trong từng giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu. Trong những năm 70, với mục tiêu tận dụng lợi thế giá
nhân công và nguyên liệu rẻ, Thái Lan tập trung vào sản xuất và chế biến hàng
nông sản, dệt may, da giày,... Đây là các ngành công nghiệp nhẹ, đòi hỏi ít vốn,
nhiều lao động thủ công rất phù hợp với tình hình kinh tế Thái Lan lúc bấy giờ.
Còn trong những năm 80, khi lợi thế giá nhân công và nguyên liệu không còn
nữa Thái Lan lại chuyển sang đầu tư cho ngành lắp ráp đòi hỏi nhiều vốn hơn,
trình độ tay nghề cũng cao hơn. Bước sang những năm 90, những ngành chế tạo
có giá trị cao như điện tử viễn thông, máy vi tính, thiết bị điện,... lại là những
ngành đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước này.
Thứ sáu, một bài học tiêu biểu khác mà Việt Nam có thể học hỏi của
Thái Lan đó là nước này luôn tăng cường mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Và cuối cùng là Chính phủ Thái Lan luôn coi khu vực kinh tế tư nhân là
động lực phát triển, đóng góp một phần quan trọng đáng kể trong sự phát triển
của nền kinh tế nhờ đó nền kinh tế nước này có thể tận dụng được mọi nguồn
lực tiềm ẩn trong nhân dân.
VII - Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế Thái Lan, bài
học với Việt Nam.
1. Kinh nghiệm thành công của kinh tế Thái Lan.
1. Vị trí địa lý thuận lợi và họ đã khai thác triệt để lợi thế này.
53
2. Tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật và các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế như IMF, WB, ADB.
3. Đường lối ngoai giao khá mềm dẻo, luôn đặt lợi ích kinh tế lên
hàng đầu. Khả năng thích nghi của chính phủ Thái Lan được đánh giá cao, dù
thể chế chính trị có bị chao đảo nhưng trước sau như một, chính quyền Thái Lan
luôn giữ gìn và củng cố quan hệ với các nước trên thế giới cũng như trong khu
vực nhằm mở rộng thị trường, tăng thu hút vốn đầu tư.
4. Coi trọng xuất khẩu, nhất là từ khi chuyển sang chiến lược công
nghiệp hoá, hưóng về xuất khẩu, chính phủ luôn tìm cách gia tăng xuất khẩu.
5. Coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng, luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành này phát triển. Ngay cả lúc khó khăn nhất, chính phủ đã dùng du lịch
để thu hút ngoại tệ trong thời gian ngắn nhằm khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng. Phong trào người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, cả nước
làm du lịch, du lịch với giá rẻ bất ngờ đã góp phần làm sống lại nền kinh tế.
6. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Ngay từ dầu
những năm 80 chính phủ đã áp dụng một loạt các chính sách khuyến khích mạnh
mẽ như: ưu đãi cho ngành sản xuất xuất khẩu, miễn giảm thuế cho các công ty
liên doanh với nước ngoài, mở rộng khả năng góp vốn và tạo điều kiên thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài về nước. Thái Lan trở thành nam châm hút vốn
đầu tư của các công ty Nhật bản. Đến năm 1989, vốn đầu tư của Nhật Bản vào
Thái Lan đã vượt qua 1,2 tỷ USD.
7. Đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là một số loại sản phẩm như gạo,
thuỷ sản, trái cây, hoa… để tăng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả là sự phát triển
nhảy vọt trong công nghiệp chế biến. Xác định sớm: nghiệp chế biến thực phẩm
và hàng tiêu dung thông thường, không yêu cầu kỹ thuật cao chính là lối đi ra
thế giới của Thái Lan.
2. Bài học từ Thái Lan trong phát triển kinh tế đối với Việt Nam.
Trải qua 4 thập kỷ phát triển liên tục không gián đoan, Thái Lan được cả
thế giới biết đến và nể phục như một con hổ của Châu Á. Tuy nhiên, kinh tế
Thái Lan vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1997. Do đó
54
chính phủ Thái Lan dã phải nhìn nhận lại chính sách phát triển kinh tế của mình
để điều chỉnh và duy trì thế mạnh trong nước. Đó là:
Phải đảm bảo tốc độ đô thị hoá diễn ra đồng đều tại mọi khu vực để
tránh tình trạng phát triển cục bộ, làm mất cân bằng sinh thái và bất bình đẳng
xã hội gia tăng bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa, phát huy
tác dụng của hoạt động buôn bán, trao đổi hang hoá tại cửa khẩu biên giới với
các nước láng giềng.
Chú trọng hơn vấn đề phát triển bền vững để nền kinh tế phát triển lâu
dài mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong nước. Cần đầu tư hỗ trợ các
dự án công nghệ cao về chế biến để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô đồng thời
thu được nguồn lợi tối đa cho đất nước. Giảm thuế đối với mặt hàng là nguyên
liệu sản xuất.
Tận dụng vị trí địa lý là nơi trung chuyển giữa các nước nên có điều kiện
phát triển thương mại.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển hệ thống đào tạo công
nhân kỹ thuật cao, tạo thêm cơ hội học tập cho lớp trẻ để đầu tư vào những
ngành nghề có hàm lượng chất xám cao.
Thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao, phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm …). Đồng thời đảm
bảo cung cấp đội ngũ công nhân có tay nghề cao cũng như các yếu tố đầu vào
cho sản xuất.
Thâm nhập vào những nước mới để tìm kiếm thị trường mới và cơ hội
mới. Đặc biệt là các nước láng giềng để có lợi thế gần gũi về địa lý.
Như vậy ta có thể thấy, Việt Nam có thể học hỏi từ Thái Lan rất nhiều
kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đường lối đối ngoại,
như là:
Bài học trong việc phát triển du lịch: Phải xây dựng thương hiệu, phát
triển đồng bộ và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tham quan
du lịch. Xây dựng và phát triển du lịch thành một chuỗi có sự liên kết giữa các
thành viên tham gia. Giảm bớt các thủ tục nhập cảnh rườm rà phức tạp cho
55
khách du lịch, phát triển các dịch vụ thanh toán, xây dựng nhiều trung tâm
thương mại.
Bài học trong việc xuất khẩu gạo: Xây dựng các trung tâm sản xuất tại
địa phương nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển và phân phối giống có chất
lượng cao, đồng thời phát triển các dự án nghiên cứu làm tăng chất lượng cũng
như số lượng sản phẩm gạo xuất khẩu. Tạo ra các sản phẩm mới được làm từ
gạo như: dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm, đồ ăn liền. Phát triển công nghệ bảo
quản và chế biến sau khi thu hoạch để gạo có chất lượng cao nhất, nâng cao uy
tín cạnh tranh với các nước khác.
Bài học trong việc xây dựng hệ thống cảng biển: Quy hoạch hợp lý hệ
thống cảng biển. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt) kết
nối các cảng biển với các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp.
Bài học về đường lối đối ngoại: Chính sách đối ngoại linh hoạt, khôn
khéo.
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao
thông, phát triển dịch vụ logistic.
Chú trọng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển các giống lúa mới có chất lượng, đầu tư phát triển công nghệ
bảo quản, chế biến.
Đảm bảo tốc độ thị hóa diễn ra đồng đều, tránh tình trạng phát triển cục
bộ làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng bất bình đẳng xã hội và các tệ nạn xã hội.
Trong ất nhiều kinh nghiêm của Thái Lan kể trên thì Việt Nam nên chú
trọng đến 2 lĩnh vực chính đó là: du lich và xuất khẩu gạo. Đây là 2 lĩnh vực mà
Việt Nam có điều kiện để phát triển mạnh.
3. Giải pháp phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước, tổ chức các buổi tọa đàm
trao đổi kinh nghiệm, trao đổi cán bộ giữa hai nước.
Tổ chức các chương trình, hội chợ, triển lãm …
56
Thực hiện các dự án hợp tác phát triển kinh tế. Tăng cường trao đổi hợp
tác trên nhiều lĩnh vực mà Việt Nam và Thái Lan có lợi thế. Đặc biệt là trong
lĩnh vực điện tử, sản xuất nông nghiệp và du lịch.
Doanh nghiệp 2 nước có thể khai thác điểm thị yếu tiêu dùng khá đồng
nhất để thực hiện phân công lao động theo hướng hai bên cùng có lợi.
Việc nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của Thái Lan giúp cho Việt
Nam rút ra được những biện pháp phù hợp để phát triển kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ
đang lôi cuốn hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Tuy nhiên, hội nhập kinh
tế quốc tế như thế nào và hội nhập đến đâu là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng nước. Thái Lan là một nước đang phát triển, theo kinh tế thị trường mở
cửa; vì vậy, việc xây dựng và phát triển các quan hệ nhiều mặt với các quốc gia
và các tổ chức quốc tế để hội nhậo vào nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu
khách quan và chính sách thương mại hướng về xuất khẩu trên đây cũng không
nằm ngoài tất yếu khách quan đó. Mặc dù chính sách này đã bộc lộ rất nhiều
thành công, nhiều bài học quý báu cho các nước đang phát triển như Việt Nam;
chúng ta cũng không thể không lưu ý tới những mặt trái còn tồn tại của nó. Chỉ
có phát triển kinh tế bền vững thì chúng ta mới có thành công trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Chính. Từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan đến biến
động tiền tệ ở Đông Nam Á.-Tạp chí Phát triển kinh tế, 1997, số 83, tr.
25-30.
2. Nguyễn Thị Trang. 20 năm quan hệ Việt Nam-Thái Lan.- Tuần tin tức,
ngày 6/2/1996.
3. Huy Thành. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Thái Lan: 20 năm phát triển.-
Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội 1997, số 1, tr. 33-37.
4. Việt Nam-ASEAN. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 199
5. . Đặng Thu Mỹ, Đặng Bích Hà. Thái Lan - Cuộc hành trình tới câu lạc
bộ các nước công nghiệp mới. NXB Sự Thật, Hà Nội - 1992..
6. TSKH. Trần Khánh. Phát triển thiếu bền vững. Trường hợp Thái
Lan.Tạp chí Đông Nam Á.
7. Trang Web: Hồ sơ thị trường Thái Lan
8.
-12.pdf.
9. Bộ kế hoạch và đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_word_thai_lan_5856.pdf