Đề cương chi tiết đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu vui chơi thiếu nhi ở xã hòa phú huyện củ chi thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động môi trường của dự án “ xây dựng khu vui chơi thiếu nhi ở xã Hòa Phú huyện Củ Chi” của chủ đầu tư Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số kết luận như sau: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án phù hợp với việc phát triển các khu vui chơi cho trẻ em, nơi đến hợ lí cho các gia đình địa phương và các vùng lân cận. Việc xây dựng khu vui chơi mang tính chất góp phần vào phát triển kinh tế xã Hòa Phú nói riêng huyện Củ Chi nói chung. Không những thế, dự án còn góp phần làm tăng dân trí, tạo điều kiện cho trẻ em vui chơi lành mạnh.

docx34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương chi tiết đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu vui chơi thiếu nhi ở xã hòa phú huyện củ chi thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU VUI CHƠI THIẾU NHI Ở XÃ HÒA PHÚ HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: TiếnSĩ. Nguyễn Vinh Quy Nhóm thực hiện: Nhóm 3- Thứ 4 - Tiết 123 Vũ Thị Thanh Thảo(NT) DH11DL 11157283 01658363163 Nguyễn Huyền Trang DH11KM 11143108 01686911118 Trần Thị Kiều Trang DH11KM 11143142 01639853164 TrầnThị Hương Trà DH11KM 11143196 01669055454 Trần Thị Thịnh DH11KM 11143201 01654788979 Nguyễn Đoàn Hồng Thanh DH11KM 11143209 01225095330 Trần Nguyễn Anh Thư DH11KM 11143213 0933376709 Đặng Thị Nga DH11KM 11143237 01659122115 Trần Thị Thảo DH11QM 11149341 0986204101 Huỳnh Đặng Diễm Trinh DH11DL 11157039 01662075742 Nguyễn Thị Thúy Ngọc DH11DL 11157375 01652160256 Nguyễn Hoàng Thảo Nguyên DH11DL 11157376 01659959195 Lê Thị Kim Yến DH11DL 11157377 01228806286 Trương Thị Hội DH11DL 11157452 01682316903 15.Nguyễn Hoàng Thảo CD11CQ 111333117 01645862277 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ dự án: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ, từ một nền kinh tế nông nghiệp nông thôn dần sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại và dịch vụ. Ủy ban nhân dân Thành phố vừa có quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi, với tổng diện tích 43.496,6 ha,  tăng thêm 648,3ha so với quy hoạch duyệt 1998 là 42.848,3ha. Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp. Củ Chi có tính chất đặc thù so với các quận huyện khác là hệ thống kênh đào hiện hữu, sông rạch nhiều nên về Phía Đông và Nam huyện lỵ (dọc kênh Xáng và sông Sài Gòn) phát triển các khu công viên vui chơi giải trí nghỉ ngơi quốc tế và dọc sông Sài Gòn tổ chức mảng xanh liên hoàn tạo cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái... Khu cây xanh sẽ bố trí tập trung thành từng mảng xanh lớn kết hợp mặt nước, rừng bảo vệ môi trường tạo không gian xanh cho đô thị và khu vực, dự kiến quy hoạch như sau: Thảo Cầm viên Sài Gòn 456,5ha;  Khu công viên cây xanh thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố 1.139ha (trong đó có khu sân golf  200ha); Công viên giải trí quốc tế (Song Kim) tại xã Tân Phú Trung 128,6ha; Một thoáng Việt Nam tại xã An Phú 50ha; Công viên hồ cảnh quan tại xã Nhuận Đức 90ha và xã An Nhơn Tây 50ha; Khu Địa đạo Bến Dược110ha; Khu Địa đạo Bến Đình 50ha; Khu Địa đạo Tân Phú Trung 20ha; Công viên du lịch sinh thái Phạm Vãn Cội 70ha; Công viên nước Phước Vĩnh An 28ha….. Kéo theo đó, đời sống của mỗi người dân ngày một nâng cao, trong đó có một phần không thể thiếu đó là đời sống tinh thần mà đặc biệt là vui chơi giải trí. Xã Hòa Phú, huyện Củ Chi đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực nhưng vẫn còn thiếu trung tâm giải trí đẹp và hấp dẫn, nhu cầu sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí của người dân ở khu vực này một lớn hơn. Chính vì vậy, đây là một thị trường có tiềm năng cho sự phát triển cho ngành dịch vụ nói chung cũng như ngành vui chơi giải trí nói riêng giúp cho ngành giải trí ở địa phương phát triển. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng tôi có đề xuất dự án xây dựng khu giải trí cao cấp hiện đại, phù hợp với mọi lứa tuổi, hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích cả về mặt kinh tế và xã hội. Nhận thấy những thế mạnh của địa phương và được sự chấp thuận của UBND thành phố Hồ Chí Minh, đại học Nông Lâm đã đi tiên phong với chiến lược đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí ở xã Hòa Phú, huyện Củ Chi nhằm phục vụ, thỏa mãn du khách khi muốn lựa chọn một địa điểm phù hợp để vui chơi, thư giản sau những giờ làm việc mệt mỏi. Việc triển khai dự án nhằm hướng đến các mục tiêu sau: Khai thác tiềm năng và lợi thế của khu vực. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự án. Xây dựng một khu vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, học tập, tham quan của du khách trong nước và quốc tế. Thu hút du khách trong nước và quốc tế, đẩy mạnh quảng bá du lịch trong trong nước. Tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong địa bàn. Đóng góp ngân sách cho huyện. Ngăn chặn, giảm tải tệ nạn xã hội, trộm cắp. Theo khoản 4, điều 22, Luật Luận Văn- Đề Án-Tiểu Luận Luật Học Bảo vệ môi trường quy định “ các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (DTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo DTM đã được phê duyệt”. Công ty Luận Văn-Đề Án- Tiểu Luận Thương Mại lập báo cáo DTM cho dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí xã Hòa Phú, huyện Củ Chi để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt. 2. Căn cứ pháp luật và kĩ thuật của việc đánh giá môi trường 2.1 Căn cứ vào pháp luật Việc lập Dự án đầu tư xây dựng” khu vui chơi giải trí” dựa trên những cơ sở pháp lý sau: - Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành - Luật đầu tư 2005 - Nghị định 80/2006/NĐ –CP hướng dẫn luật bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan. -  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2.1.1:Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật chính: - Luật Xây dựng số 38/2008/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;Dự Án Khu Vui Chơi Giải Trí xã Hòa Phú, huyện Củ Chi. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình ngầm đô thị mang mã số QCVN 08: 2009/BXD 2.1.2:Văn bản về luật đầu tư xây dựng - Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP ngày 8/ 7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lí đầu tư và xây dựng. - Nghị định số 49/2008/ NĐ- CP ngày 18/4/ 2008 về việc sửa đổi , bổ sung một số điều của nghị định số 209/2004/ NĐ- CP ngày 16/12/ 2004 của Chính phủ về Quản lí chất lượng công trình xây dựng. 2.1.3:Các văn bản về du lịch - Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch. - Thông tư ngày 29/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, Quyền hạn và cơ cấu tổ chức cuả cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lí nhà nước về du lịch ở địa phương. - Quyết định ngày 16/ 03/1963 của Bộ Ngoại thương về việc quy định nhiệm vu, quyền hạn và tổ chức Công Ty Du Lịch Việt Nam. - Nghị định 149/2007/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. 2.2 Căn cứ vào kĩ thuật - QCVN 05:2009/ BTNMT – QC kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT- QC một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 07:2009/ BTNMT – QC kĩ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại. - QCVN 08:2008/ BTNMT – QC kĩ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2008/ BTNMT – QC kĩ thuật quốc gia về Chất lượng nước ngầm. - QCVN 26:2010/ BTNMT – QC kĩ thuật quốc gia về Tiếng ồn. - Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động của Bộ Y Tế tại quyết định số 3733/2002/ QĐ- BYT ngày 10/ 10/2002 của bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành 21Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số Vệ sinh Lao động. 2.2.1:Các tài liệu dữ liệu khác Số liệu hiện trạng môi trường, thời tiết- khí hậu của khu vực. Số liệu thống kê về khí tượng, thủy văn và kinh tế- xã hội tại khu vực dự án. Các báo cáo ĐTM của các dự án tương tự được tham khảo. Số liệu thu được từ lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực Dự án. Các tài liệu đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Y Tế thế giới thiết lập nhằm đánh giá tải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường. Giấy phép khai thác nước dưới đất số 101/GP- STNMT ngày 4/6/2010. Các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp. Các tài liệu và số liệu về Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Các số liệu điều tra đưa vào phương pháp chung để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường( không khí , nước mặt) ban đầu, các số liệu về vị trí địa lí, tình hình kinh tế xã hội hiện tại của khu vực . 2.2.2:Các phương pháp nhằm đánh giá tác động môi trường: Phương pháp tham vấn cộng đồng: phương pháp này sử dụng trong qua trình phỏng vấn lãnh đạo nhà trường, sinh viên , nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án về những ảnh hưởng có thể tác động tới họ trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Phương án đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động khi tiến hành thực hiện dự án. Phương pháp liệt kê: liệt kê những tác động cử dự án, những thông số môi trường bị ảnh hưởng, những biện pháp giảm thiểu... Phương pháp thống kê: phương pháp này nhăm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thủy văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu trong phòng thí nghiệm: được thực hiện theo quy định của TCVN 1995 để phân tích các thong số môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường ở khu vực dự án. Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN 1995 và TCVN 2005. Phương pháp ma trận: xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng quá trình sử dụng và các tác động tới các yếu tố môi trường đồng để xem xét đồng thời nhiều tác động… CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1.Tên dự án: XÂY DỰNG KHU VUI CHƠI THIẾU NHI Ở XÃ HÒA PHÚ HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.2.Chủ dự án: Chủ đầu tư: Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Địa Chỉ: Khu phố 6- phường Linh Trung- Quận Thủ Đức- TPHCM 1.3.Vị trí địa lí của dự án: Củ Chi nằm về phía tây bắc thành phố HCM , cách trung tâm thành phố khoảng 60km theo đường Xuyên Ái . Phía bắc giáp huyện Trảng Bàng thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phía nam giáp huyện Hóc môn, phía đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn và phía tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An ..huyện Củ Chi gồm có 1 thị trấn và 20 xã. 1.4.Nội dung chủ yếu của dự án: 1.4.1.Mục tiêu của dự án: Góp phần vào sự phát triển kinh tế ở xã Hòa Phú huyện Củ Chi. Tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi, góp phần giúp cho các trẻ em trong khu vực này được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Tạo công ăn việc làm cho người dân. 1.4.2.Các hạng mục công trình của dự án: Tổng diện tích: STT Hạng mục công trình Diện tích(m2) 1 Văn phòng điều hành 1000 2 Hồ bơi nhân tạo 2300 3 Sân cỏ nhân tạo 1200 4 Khu tàu lượn siêu tốc 2000 5 Bãi thả diều 1500 6 Khu trò chơi mô hình 1500 7 Khu vui chơi trong nhà 1000 8 Khu ăn uống 1000 9 Khu WC 700 10 Bãi giữ xe 2000 11 Khu bán vé 100 12 Khu dich vụ y tế 200 13 Công trình cây xanh 350 1.4.3.Thông tin cơ bản về hoạt động của dự án: Tổng vốn đầu tư: 125 tỷ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình: 45 tỷ Chi phí mua thiết bị: 30 tỷ Chi phí nhân công: 30 tỷ Chi phí khác: 20 tỷ 1.4.4.Các thiết bị máy móc sử dụng trong hoạt động xây dựng dự án: Tên thiết bị Số lượng Công suất Xe ủi 6 120kw Xe tải 20 375kw Xe vục 8 200kw Máy trộn bê tông 20 250kw Xe lu 23 400kw Máy bơm nước 9 250kw 1.4.5.Nhu cầu lao động của dự án: Kiến trúc sư: 3 Kỹ sư: 8 Số nhân công chuyên nghiệp, tay nghề cao: 200 1.4.6.Nhu cầu nước của dự án: Loại nước Lượng cần(m3/ thang) Nước sinh hoạt 2500 Nước dùng cho công tác vệ sinh 1500 Nước dùng cho trao đổi nước ở khu hồ bơi nhân tạo 7000 1.4.7.Nhu cầu điện của dự án: Theo tính toán ban đầu, khu vự dự án cần lượng điện 10000kw.Với nhu cầu lớn như vậy ta có thể sử dụng điện trong mạng lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn sử dụng 2 máy phát điện dự phòng công suất 150KVA. 1.5.Sơ đồ bố trí của dự án 1.6.Tiến độ dự án: Dự án đang trong giai đoạn dự kiến và sẽ bắt đầu khởi công sau khi nhận được sự đồng ý của các cấp cũng như hoàn toàn thuyết phục trong việc đánh giá tác động môi trường, hạch toán giá thành công trình xây dựng, nguồn vốn. Thời gian khởi công : 20/06/2013 Thời gian dự kiến: 2 năm( từ 20/06/2013 đến 20/05/2015) CHƯƠNG 2:ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI 2.1:Điều kiện tự nhiên:  Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC. - Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể. - Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.  2.1.1:Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng thủy văn: 2.1.1.1Thủy văn: Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m  Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. ·   Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.    2.1.1.2:Địa hình, địa mạo:  Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. 2.1.2:Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau: Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. Nhóm đất xám: Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nhóm đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. 2.1.3:Tài nguyên nước: Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m. 2.1.4:Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế. 2.1.5:Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm có các loại chủ yếu sau: - Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn. - Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn. - Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn. Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không đáng kể. 2.2:Tình hình dân sinh-kinh tế-xã hội: 2.2.1:Mối tương quan với tự nhiên: Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều. 2.2.2:Phát triển kinh tế: Sản xuất nông nghiệp:Trong năm 2004 trị giá sản xuất nông nghiệp ước thực hiện được 612 tỷ 875 triệu đồng (giá cố định 94) đạt 99,81% kế hoạch tăng 3,39% so cùng kỳ. Trong đó giá trị trồng trọt 340 tỷ 103 triệu đồng đạt 99,31% KH, giá trị chăn nuôi là 181 tỷ 869 triệu đồng đạt 97,89% KH tăng 5,32% so cùng kỳ.Dịch vụ nông nghiệp thực hiện được 75 tỷ 859 triệu đồng đạt 104,07%KH, lâm nghiệp 9 tỷ 612 triệu đồng đạt 103,54%KH, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản thực hiện được 5 tỷ 432 triệu đồng đạt 149,85%KH.Trong công tác thuỷ lợi phát huy kết quả được năm 2003, trong năm 2004 Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1334/QD-UB ghi vốn kiên cố hoá.Công tác thú y trạm đã phối hợp chặt chẽ với BCĐ phòng chống dịch cúm gia cầm thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát hướng dẫn tiêu huỷ gia cầm, xử lý hố chôn sau khi huỷ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tái phát. Công tác bảo vệ thực vật trạm bảo vệ thực vật tiếp tục huấn luyện chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, trình diễn quy trình kỹ thuật sản xuất và hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu an toàn - hiệu quả, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, và tiếp tục tập huấn pháp lệnh bảo vệ thực vật và tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn nân không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra. Công tác khuyến nông: mở một số lớp tập huấn, tham quan, hội thảo, trình diễn thực nghiệm nhưng chưa nhân rộng các mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển nhanh, ngoài một số vật nuôi phổ biến, nông dân còn tìm hiểu và nuôi trồng một số loài đặc sản quý hiếm. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất CN - TTCN ước thực hiện tháng 12/2004 (Giá CĐ94), cộng dồn từ đầu năm đạt 873 tỷ 641 triệu đồng tăng 39,59% so với cùng kỳ năm 2003 Giá trị sản xuất thực tế CN-TTCN, ước thực hiện tháng 12/2004 (Giá hiện hành): 176,863 triệu đồng tăng 13,44% so tháng trước, so với luỹ tuyến cùng kỳ đạt 1,441 tỷ 830 triệu đồng tăng 63,09%. 2.2.3:Giao thông vận tải-xây dựng: Tình hình vận chuyển, luân chuyển hàng hoá, hành khách trong tháng và ước thực hiện 12 tháng năm 2004: - Hàng hoá ước TH tháng 12/2004: 7.500 tấn với 500.000 tấn/ km - Hành khách ước TH tháng 12/2004: 110.000 tấn với 2.918.643 KH/km - Tổng doanh thu ước tháng 12/2004: 798 triệu đồng Công trình được cấp phép xây dựng và sửa chữa lớn: - Công trình nhà ở xây dựng mới: Luỹ tiến năm 2004: Cấp phép 473 căn với tổng diện tích sàn XD là 92.471 M2. 2.2.4:Xây dựng cơ bản: Tình hình thực hiện cấp vốn theo công trình ước thực hiện vốn đầu tư XDCB đến tháng 12/2004, thực hiện theo công trình là: 150 công trình với 270,290 triệu đồng Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất: - Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất: hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010, phối hợp với thành phố quy hoạch một số khu vực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất không gây ô nhiễm, và triển khai lập quy hoạch chi tiết môt số khu vực. - Công  tác cấp, đổi giấy CNQSDĐ: đổi 919 giấy CNQSDĐ. Tính luỹ kế đến nay là 6012 giấy - Công tác chuyển nhượng và chuyển mục đích QSD đất: Trong năm UBND huyện duyệt cấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất được 10.770 trường hợp, tương ứng với diện tích: 14985247,28m2. - Công tác giao đất, cho thuê đất: rong năm 2004 đã tiếp nhận được 131 trường hợp giao đất, cho thuê đất với diện tích 503266m2. - Công tác giải quyết đơn khiếu nại đã tiếp nhận trong năm 2004 là 57 đơn và 24 đơn của năm trước chuyển sang nâng tổng số đơn lên 81 đơn. - Công tác kiểm tra giám sát môi trường: trong năm 2004 thực hiện kiểm tra giám sát về ô nhiễm môi trường được 205 đơn vị. 2.2.5:Thương mại: Tổng hàng hoá bán ra: ước thực hiện tháng 12/2004: 113 tỷ 602 triệu đồng Tổng mức hàng hoá bán ra trên địa bàn huyện ước thực hiện tháng 12/2004: 1,440 tỷ 093 triệu đồng, tăng 25,87 % so với thực hiện cùng kỳ năm 2003 đạt 105,35% KH năm. 2.2.6:Xã hội: 2.2.6.1:Dân số: Huyện Củ Chi có diện tích là 435km với dân số là 355822 người (2010) mật độ dân số là 819 người\km2. 2.2.6.2:Giáo dục,việc làm: -Mầm non khối nhà trẻ đã huy động được 675 cháu tăng 260 cháu so với cùng kỳ. Khối mẫu giáo huy động được 8425 cháu - Tiểu học trong năm bậc tiểu học đã huy động được 22.501 em - Trung học cơ sở huy động được 18939 em. Chương trình xoá đói giảm nghèo, hiện nay đang trợ giúp cho 2.598 hộ nghèo mượn số tiền 9.747 triệu đông. Số nhà tình nghĩa trong toàn huyện đến nay là 3725 căn.Tình hình giải quyết việc làm trong năm 2004 đã giải quyết cho được: 9665 người có việc làm ổn định, đạt 120,81% chỉ tiêu kế hoạch năm. 2.2.6.3:Văn hóa,di tích lịch sử: Địa đạo Củ Chi Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược. 2.2.6.4:Y tế: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn, phòng chống dịch bệnh, thực hiện kiểm tra 10 chuẩn quốc gia tại các trạm y tế xã, tiêm VAT cho nữ sinh các trường phổ thông,tổ chức theo dõi tiêm mũi 2 viêm nảo nhật bản cho trẻ 3-10 tuổi. Được triển khai tại TPHCM từ năm 2004, bảo hiểm y tế còn đóng vai trò quan trọng cho sự toàn diện của chương trình giảm nghèo. Và hiện nay, trong số 5 huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố, huyện Củ Chi đang thực tốt việc hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho bà con thuộc diện hộ nghèo. Huyện Củ Chi hỗ trợ khoảng 3.800 hộ thoát nghèo bằng các chỉ tiêu, cụ thể như giải ngân hơn 19 tỷ đồng vốn vay, đào tạo nghề cho trên 15.700 lao động và đặc biệt cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 13.000 thành viên hộ nghèo... Kết hợp hài hòa bảo hiểm y tế với những yếu tố khác sẽ đảm bảo cho Củ Chi tiếp tục duy trì tính toàn diện và bền vững của quá trình Giảm nghèo Tăng hộ khá trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2.2.7:An ninh quốc phòng: Tình hình trật tự an toàn xã hội: - Tình hình người nước ngoài và việt kiều trong năm có 760(+364) người nước ngoài và 758(+210) việt kiều đến đăng ký lưu trú trên địa bàn huyện - Công tác đấu tranh chống tội phạm kinh tế: trong năm đã kiểm tra phát hiện xử lý 170 vũ vi phạm kinh tế (+29 vụ bằng 20,42% so cùng kỳ năm trước) - Thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm Việc thi hành án dân sự số án đã nhận trong tháng là 109 việc. CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá các tác động khi xây dựng: Khu vực trong dự án xây dựng khu vui chơi nằm gần tỉnh lộ 8 , gần chợ, khu dân cư và rừng cây. Để thực hiện dự án cần rà ủi một diện tích rừng và qui hoạch một số nhà dân xung quanh. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có một số hoạt động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực . Sau đây là bảng chi tiết nguồn gây tác động và thành phần gây tác động : Bảng 3.1:Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường: STT HOẠT ĐỘNG NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 Đốn cây , cải tạo làm đường đi Máy móc san ủi Máy cưa Gây tiếng ồn, bụi, xả khí thải vào không khí 2 Vận chuyển vật liệu Xe vận chuyển Gây tiếng ồn, bụi 3 San bằng, đóng cọc, móng công trình Máy xúc, máy ủi, máy đóng cọc Gây tiếng ồn, bụi 4 Nơi ở, hoạt động sinh hoạt của công nhân Công nhân Thải rác thải Thải nước sinh hoạt 5 Xây dựng hệ thống cấp thoát nước , xử lí chất thải Từ quá trình thi công Chất thải từ quá trình thi công công trình 6 Xây nền, các hạng mục của công trình Từ quá trình thi công Gây tiếng ồn, bụi 7 Xây dựng sân chơi, vườn sinh thái, hồ nước … Từ quá trình thi công Phần nào phá hủy cảnh quan tự nhiên 3.1.1:Nguồn gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn, không khí : -Bụi khí thải từ hoạt động san lấp mặt bằng, cải tạo đường giao thông và hoạt động giao thông vận chuyển -Bụi và các khí thải Cox , NOx, Sox,…. từ các phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công , máy móc , v.v .. -Bụi từ việc chặt cây, ủi đất, bóc dỡ vật liệu xây dựng. -Tiếng ồn từ hoạt động máy móc, tiếng còi xe, động cơ xe của các phương tiện . Từ các nguồn gây ô nhiễm nêu trên ta thấy được chất gây ô nhiễm bao gồm: Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình . Ô nhiễm bụi, khí thải từ vật liệu xây dựng tập kết tại công trường và các phương tiện vận chuyển:Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép.Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi thì tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình là 2.500 tấn (xi măng, cát, đá, sắt thép, ván khuôn,…). Như vậy, nếu quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải của vật liệu san lấp (0,075kg/tấn) [theo WHO] thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình này là 187.5 kg bụi (trong 04 tháng thi công). Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong giai đoạn xây dựng là 1,6kg/ngày. Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi công:Ngoài việc phát sinh bụi và khí thải, các phương tiện vận tải và thi công còn phát sinh tiếng ồn. Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, máy trộn bê tông,… tham gia trong quá trình xây dựng. Bảng 3.2: Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m Tài liệu (1) Tài liệu (2) 1 Máy ủi 93,0 - 2 Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 - 74,0 3 Xe tải - 82,0 - 94,0 4 Máy trộn bê tông 75,0 75,0 - 88,0 Nguồn: Tài liệu (1) - Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự; Tài liệu (2) - Mackernize, L.da, năm 1985 Khí thải từ hoạt động giao thông: số lượng xe chở nguyên liệu trong một ngày khoảng 110 xe/ngày (trung bình 1 xe chở 10 tấn, cả đi lẫn về) và đoạn đường trung bình mỗi phương tiện chạy 50 km/ngày (từ nơi khai thác đến nhà máy) thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày được trình bày trong bảng Bảng 3.3 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày Động cơ Số lượt xe Đoạn đường chạy (km) Mức tiêu thụ (lít/km) Tổng lượng xăng (lít) Xe hơi động cơ >2.000cc 110 50 0,15 825 Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông: Tham khảo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới về hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông được trình bày trong bảng 3.4 Bảng 3.4:Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y Tế Thế Giới Động cơ Hệ số ô nhiễm(kg/tấn nhiên liệu) Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe hơi động cơ >2.000cc 0.76 20S 27,11 169.7 24.09 Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO 1993 Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện Chủ Dự án có kết quả dự báo tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy được trình bày trong bảng 3.5: Bảng 3.5 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông Động cơ Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe hơi động cơ >2.000cc 0,627 0,072 22,36 140,02 19,87 Thực tế, các phương tiện vận chuyển không tập trung một chỗ mà hoạt động rải ra ở nhiều nơi, chất ô nhiễm được phát tán theo luồng không khí chứ không tập trung tại một nơi, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải thì tác động do khí thải giao thông là không đáng kể trên đoạn đường vận chuyển và khu vực dự án 3.1.2:Tác động ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước mưa: -Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày. Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường. Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD 72 - 102 3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 5 Tổng nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 - 4,8 7 Tổng photpho 0,8 - 4,0 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 3.1.3:Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thủy sinh. Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán như sau: Q = 0,278 x K x I x F Trong đó: K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6) I: là cường độ mưa (mm/h) F: Diện tích lưu vực (m2) Với trận mưa I = 100mm/h = 100.10-3 m/h, trên diện tích dự án là 1000 m2 thì Q = 0,278 x 0,6 x 100.10-3 x 1000 = 16.68 m3/h Việc xác định được lưu lượng nước mưa tối đa rơi trên bề mặt khu đất dự án cũng là cơ sở quan trọng để thiết kế mạng lưới thoát nước mưa của dự án. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, quá trình thi công tập trung chủ yếu vào mùa hè nên lượng nước mưa chảy tràn là không lớn. Trong trường hợp có mưa sẽ cuốn theo đất đá và một phần vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công vào hệ thống thoát nước của khu vực hoặc đổ ra kênh rạch và chảy ra sông Sài Gòn.Do đó chủ dự án cũng đã có các phương án giảm thiểu tác động ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng. 3.1.4:Tác động ô nhiễm do chất thải rắn: Quá trình thi công công trình còn phát sinh các loại chất thải rắn gây ô nhiễm, các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm: - Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường, thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa,…). Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 0,8 ~ 1,0 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 200 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể ước tính được là 190-200 kg/ngày. - Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng chất thải rắn như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo,…Tuy nhiên, đây là loại chất thải rắn có giá trị sử dụng nên chủ dự án sẽ cho tận thu để sử dụng lại hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu vì vậy các loại chất thải rắn này ít có khả năng phát thải ra môi trường ngoài. - Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,… đây là các dạng chất thải nguy hại cần phải được thu gom bảo quản và xử lý đúng quy định. 3.1.5:Nguồn gây tác động đến môi trường đất: -Công việc đào đắp và bị xói mòn là tác động chính ảnh hưởng đến đất. -Việc xói mòn làm tăng độ đục, tăng tốc độ bồi lấp cống rãnh, tắt nghẽn đường thoát nước, gây ngập úng. 3.1.6:Nguồn gây tác động đến sức khỏe: -Cường độ tiếng ồn lớn từ máy móc, máy chặt cây, máy ủi, v.v. -Bụi từ việc chặt cây, từ vật liệu xây dựng. -Nơi ở không hợp vệ sinh, ô nhiễm (tiếng ồn, không khí) ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây bệnh về hô hấp, thính giác, v.v -Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của địa phương. -Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, phá hủy thảm thực vật tự nhiên. 3.1.7:Nguồn gây tác động đến Kinh tế-Xã hội: -Làm thay đổi căn bản thành phần kinh tế. -Làm mất nơi ở, cơ sở sản xuất, công ăn việc làm của người dân (làm nông nghiệp) --Ảnh hưởng đến giải quyết đền bù và qui hoạch dân cư. 3.2 Đối tượng bị tác động : Có thể thấy rằng dự án này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, dự án càng quy mô thì những tác động mà nó gây ra càng lớn và càng nhiều, có thể gây tác động và hủy hoại môi trường Trên cơ sở phân tích các nguồn có thể gây ra tác động, có thể thống kê các đối tưởng tự nhiên, kinh tế-xã hội,.. có khả năng bị tác động bởi các hoạt động của dự án như sau : Bảng 3.7:Đối tượng bị tác động và quy mô bị tác động: STT ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 1 Đất đai Diện tích khu vực thi công dự án 2 Không khí khu vực dự án và vùng lân cận (3-5 km từ ranh dự án) 3 Nước Nguồn nước ao, hồ và nước ngầm tại khu vực dự án và vùng lân cận 4 Tài nguyên Toàn bộ khu vực dự án và các khu vực cung cấp nguyên liệu cho việc thi công dự án 5 Con người (Sức khỏe, tiếng ồn) Công nhân thi công dự án Dân cư trong khu vực và vùng lân cận 6 Thảm thực vật Khu vực thi công dự án 7 An ninh, xã hội Khu vực dự án và các khu vực lân cận 8 Kinh tế Khu vực dư án và huyện Củ Chi nói riêng, cá nước nói chung Bảng 3.8:Quy mô tác động: Hoạt động Quy mô tác động Không khí Nước Đất TN Sinh học Sức khỏe KT-XH 1 Chặt cây, cải tạo làm đường đi ++ + + + ++ + 2 San bằng, đóng cọc, móng công trình + + ++ + ++ + 3 Nơi ở, hoạt động sinh hoạt của công nhân + ++ ++ + + + 4 Xây dựng hệ thống cấp thoát nước , xử lí chất thải ++ ++ ++ + + + 5 Xây nền, các hạng mục của công trình ++ + + + ++ + 6 Xây dựng sân chơi, vườn sinh thái, hồ nước … ++ + ++ + + + Ghi chú: ++ : Tác động nhiều + : Ít tác động O : Không gây tác động CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1:Giảm thiểu lượng chất thải : - Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh: - Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. - Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. - Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công. - Thường xuyên kiểm tra, có chế độ bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. - Thu gom và xử lý chất thải: + Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với các khu vực trạm. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi vào vận hành và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: 4.1.1: Chất thải rắn - Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ...là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái chế. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. - Các chất thải rắn phát sinh trong qúa trình sinh hoạt, ăn uống: khăn lau, rác thải ... phải được thu gom vào phương tiện hay thiết bị chứa thích hợp, sau đó được xử lý ở bãi thải theo tiêu chuẩn quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sach đẹp. 4.1.2:Chất thải khí - Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển và từ các thiết bị, hoạt động trạm vì vậy cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: - Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. - Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. - Sử dụng các van cô lập, khi đấu nối với các thiết bị hiện hữu tránh hiện tượng khí đọng lại gây cháy nổ. 4.1.3:Chất thải lỏng - Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực xây dựng. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và đưa về khu xử lý nƣớc thải còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài. - Trong giai đoạn vận hành, nước thải sẽ được thu gom qua hệ thống mương được đặt quanh khu vực. 4.1.4:Tiếng ồn - Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công như dụng cụ bảo hộ tai, bảo hộ mắt .... sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến nhân viên làm việc trong khu vực nhà máy và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. - Sử dụng các vật liệu cách âm bọc quanh các động cơ phát ra độ ồn lớn nhất, sử dụng các gối đỡ bệ máy băng lò xo, cao su có tính đàn hồi cao để làm giảm độ rung của máy móc, thiết bị. 4.1.5:Bụi và khói - Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: - Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. - Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... - Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi. 4.2:Các biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội: - Ưu tiên tuyển các công nhân có sơ yếu lí lịch rõ ràng, công nhân viên gần khu vực dự án. Ưu tiên các con em gia dình chính sách ,con em có tay nghề vào làm trong dự án, tạo cơ hội công ăn việc làm cho tất cả mọi người có năng lực. - Lập nội quy,có kỷ luật chặc chẽ, quản lý công dân có giờ giấc. Phối hợp với các cấp chính quyền bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực dự án. - Di dời đền bù khu vực thi công. 4.3:Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động - Tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án. - Hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng. - Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội. + Nổ bom mìn tồn lưu trong lòng đất - Tiến hành kiểm tra, rà soát bom mìn trước khi bắt đầu triển khai thi công. - Hợp đồng với Bộ tư lệnh công binh hoặc Bộ chỉ huy Quân sự Quận để thực hiện.Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: Nội quy ra, vào làm việc tạicông trường; Nội quy về trang phục bảo hộ lao động; Nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu;Nội quy về an toàn điện; Nội quy an toàn giao thông; Nội quy an toàn cháy nổ, ... Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khácnhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, lán trại; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường, ... Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự; Lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu;lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, biển báo an toàn giao thông tại khu vực công trường. Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho sơn,dung môi, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp, ...).Trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước, các khâu móc giật, ...). Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ tại các kho,lán trại của các đơn vị thi công,các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái. Trong quá trình lựa chọn địa điểm cần quan tâm đến các hệ sinh thái có thể bị tác động bởi dự án trên cơ sở so sánh đánh giá lợi hại giữa các vị trí được đưa ra nhằm chọn được vị trí tối ưu cho dự án, ít tác động nhất tới các hệ sinh thái. Khống chế những tác động có hại tới các hệ sinh thái bằng các giải pháp hạn chế ô nhiễm như trình bày ở trên. Triển khai các biện pháp bảo vệ, quản lý và phục hồi các hệ sinh thái bị tác động. Thực hiện nghiêm ngặt qui định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nguyên,nhiên liệu.Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nguyên liệu lỏng, ... (như xe bồn, ...) có đủ tư cách pháp nhân, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật khi vận chuyển trên đường giao thông. CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG, KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ, CAM KẾT 5.1 Chương trình giám sát môi trường: Trong giai đoạn trước khi thi công, trong quá trình thi công và khi dự án đã đi vào hoạt động thì chúng tôi sẽ cử đơn vị giám sát và quan trắc môi trường thường xuyên định kì ba tháng một lần để đánh giá và xử lí kịp thời những thay đổi có thể xảy ra. 5.2 Kết luận : Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động môi trường của dự án “ xây dựng khu vui chơi thiếu nhi ở xã Hòa Phú huyện Củ Chi” của chủ đầu tư Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số kết luận như sau: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án phù hợp với việc phát triển các khu vui chơi cho trẻ em, nơi đến hợ lí cho các gia đình địa phương và các vùng lân cận. Việc xây dựng khu vui chơi mang tính chất góp phần vào phát triển kinh tế xã Hòa Phú nói riêng huyện Củ Chi nói chung. Không những thế, dự án còn góp phần làm tăng dân trí, tạo điều kiện cho trẻ em vui chơi lành mạnh. 5.3 Kiến nghị Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường và các biện pháp đã nêu ở trên chúng tôi mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét và có quyết định sớm nhất để chúng tôi có thể đưa dự án đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. 5.4 Cam kết: Việc triển khai dự án “xây dựng khu vui chơi thiếu nhi ở xã Hòa Phú Huyện Củ Chi” do đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư sẽ góp phần vào việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyển, đồng thời cũng góp phần phát triển nền kinh tế của huyện, tạo một nơi vui chơi lành mạnh cho thiếu nhi và mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng cũng không tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng tới môi trường, nhưng mức độ ô nhiễm là không đáng kể. Chúng tôi sẽ hạn chế tới mức tối đa khả năng gây ô nhiễm môi trường. Với bản báo cáo được trình bày hết sức chi tiết và đầy nỗ lực, kính đề nghị ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc qui định của luật bảo vệ môi trường của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,cũng như các qui định về môi trường của huyện Củ Chi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdanh_gia_tac_dong_moi_truong_8921.docx
Luận văn liên quan