Đề cương ngân hàng cho các bạn có nhu cầu
Trong nền kinh tế hiện nay, các DNVVN là một tế bào không thể thiếu bởi nó ngày càng tạo ra nhiều của cải đóng góp cho xã hội. Kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển DNVVN sẽ tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn công nghệ. Tạo ra nhiều của cải vật chất, phân phối lưu thông giúp nền kinh tế ổn định, đứng vững khi mà chu kì khủng khoảng và suy thoái trên thế giới đang ngày càng có xu hướng ngắn lại.
Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNVVN chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể như ở Mỹ, DNVVN chiếm 90% tổng số hãng kinh doanh có thuê công nhân, thu hút 52% lao động, chiếm 31% kim nghạch xuất khẩu hàng hoá (năm 2005). Còn ở Nhật theo số liệu năm 1998 DNVVN chiếm 99.7% tổng số doanh nghiệp cả nước, sử dụng 70% lao động, tạo ra 40% doanh thu và 60% giá trị gia tăng toàn khu vực nông nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3792 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ngân hàng cho các bạn có nhu cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: các vấn đề lý thuyết về tín dụng ngân hàng dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Tín dụng Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.1.3. ưu điểm và hạn chế của tín dụng ngân hàng
1.2. Vị trí và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm
1.2.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
1.2.4. Điều kiện để phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế
1.3.2. Các hình thức tín dụng Ngân hàng cấp cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
1.4. Các nhân tố tác động đến tín dụng Ngân hàng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.2. Các nhân tố khách quan
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
2.1. Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Quân đội
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân đội
2.2. Hoạt động của Ngân hàng Quân đội trong những năm qua
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.3. Các hoạt động khác
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội
2.3.1. Điều kiện vay vốn và quy trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Quân đội
2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
3.1. Chủ trương phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hà Nội
3.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiêpj vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
3.3. Một số giải pháp phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
3.3.1. Tổ chức tốt công tác huy động vốn
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay
3.3.4. Các chính sách về lãi suất vay
3.3.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay
3.3.6. Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro
3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Markettinh
3.3.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay
3.3.9. Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Quân đội
3.4.3. Kiến nghị với chính quyền Thành phố
Kết luận:
Tài liệu tham khảo:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
Trong nền kinh tế hiện nay, các DNVVN là một tế bào không thể thiếu bởi nó ngày càng tạo ra nhiều của cải đóng góp cho xã hội. Kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển DNVVN sẽ tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn công nghệ... Tạo ra nhiều của cải vật chất, phân phối lưu thông giúp nền kinh tế ổn định, đứng vững khi mà chu kì khủng khoảng và suy thoái trên thế giới đang ngày càng có xu hướng ngắn lại.
Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNVVN chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể như ở Mỹ, DNVVN chiếm 90% tổng số hãng kinh doanh có thuê công nhân, thu hút 52% lao động, chiếm 31% kim nghạch xuất khẩu hàng hoá (năm 2005). Còn ở Nhật theo số liệu năm 1998 DNVVN chiếm 99.7% tổng số doanh nghiệp cả nước, sử dụng 70% lao động, tạo ra 40% doanh thu và 60% giá trị gia tăng toàn khu vực nông nghiệp...
Như vậy loại hình DNVVN đã rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, ở Việt Nam trước đây loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự được đầu tư quan tâm. Nhưng trước nhu cầu phát triển của đất nước cũng như quá trình hội nhập với trong khu vực và trên thế giới thì vai trò của DNVVN đã phát huy tác dụng. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tạo điều kiện cho DNVVN phát triển. Hiện nay nước ta có khoảng 96% DNVVN trong tổng số các doanh nghiệp và hàng năm các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 25% GDP cho ngân sách Nhà Nước, thu hút một lực lượng lao động đáng kể, tạo công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác những tiềm năng trong dân chúng.
Với đường lối đổi mới kinh tế và định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhất là DNVVN. Do xuất phát điểm của nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu thị trường vốn kém phát triển nên gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn vốn mở rộng phát triển sản xuất. Bên cạnh đó nhiều DNVVN chưa đủ uy tín để vay vốn, lại chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp này. Vì thế Nhà Nước cũng như bản thân các doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp thích hợp để đẩy lùi khó khăn.
Một trong những yếu tố đầu tiên để cho DNVVN phát triển là nhu cầu vốn, ngoài nguồn vốn tự có nhỏ bé doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài nhất là nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Nhưng có một thực tế là có những doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng song lại sử dụng không có hiệu quả, vì thế mà việc tìm ra giải pháp tín dụng đối với DNVVN đang là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, sau một thời gian tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Quân đội em đã chọn chuyên đề: ‘‘Giải pháp phát triển tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội ”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đánh giá một cách tổng quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN tại Hà Nội và hoạt động đầu tư tín dụng của NHTMCP Quân đội cho loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra một số giải pháp tín dụng nhằm góp phần phát triển DNVVN trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động tín dụng cho các DNVVN của NHTMCPQĐ, phạm vi nghiên cứu và số liệu thu thập từ NHTMCP Quân đội trong thời gian năm 2005, 2006, 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và giải thích thực tiễn như: phương pháp so sánh, thống kê các số liệu lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.
5. Kết cấu chuyên đề
Tên chuyên đề: “Giải pháp phát triển tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội”
- Phần mở đầu
- Phần nội dung.
Trong phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề lý thuyết về tín dụng Ngân hàng dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội .
Phần kết luận