Đề cương ôn tập luật thương mại

ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODUL 2 Lưu ý trước khi đọc tài liệu này:  Câu hỏi ôn tập do tổ bộ môn Luật thương mại gửi các lớp K31.  Phần trả lời câu hỏi do cá nhân Ben thực hiện trong thời gian ôn tập.  Các câu hỏi từ 42 đến 48 chưa được trả lời (phần này được học rất kĩ).  Sai sót về nội dung của phần trả lời câu hỏi là không thể tránh khỏi.  Do không có nhiều thời gian nên hình thức của tài liệu cũng không được trình bày đẹp.  Chúc các bạn thi tốt. Câu 1: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng, quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Khái niệm: mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3) Đặc điểm:  Các đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung như: do thương nhân thực hiện, nhằm múc đích sinh lợi nhuận, được thực hiện trên thị trường một cách hợp pháp, là hoạt động mua bán mang tính chất chuyên nghiệp. ơ

pdf79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập luật thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu mua sắm, bên dự thầu có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Trong quan hệ này không xuất hiện thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ đấu thầu hàng hóa dịch vụ (mặc dù có sự tham gia của một số trung tâm và các giai đoạn của quy trình tổ chức đầu thầu như các côg ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu..)  Quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Vì đầu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán do đó trong mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càg tốt giữa những người có năng lực bán hàng. Về nguyên tắc, số lượng nhà thầu tham dự một gói thầu phải nhiều hơn 1.  Hình thức pháp lý của quan hệ đầu thầu hàng hóa dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, đó là các cơ sở pháp lý cho việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền v à nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Phương thức đấu thầu hàg hóa, dịch vụ  Đấu thầu một túi: bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu để nhà mời thầu xem xét và đánh giá chung và việc mở thầu được tiến hành một lần. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  53  Đấu thầu hai túi: (thường áp dụng khi hàng hóa dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về chỉ tiêu khĩ thuật)bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước, những nhà thầu nào đạt điểm số về kĩ thuật nhất định theo tiêu chuẩn mới được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất để so sánh giá Câu 33: trình bày về các phương thức đấu thầu hàng hóa dịch vụ và thủ tục, trình tự đấu thầu hàg hóa, dịch vụ Phương thức đấu thầu hàg hóa, dịch vụ  Đấu thầu một túi: bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu để nhà mời thầu xem xét và đánh giá chung và việc mở thầu được tiến hành một lần.  Đấu thầu hai túi: (thường áp dụng khi hàng hóa dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về chỉ tiêu khĩ thuật)bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước, những nhà thầu nào đạt điểm số về kĩ thuật nhất định theo tiêu chuẩn mới được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất để so sánh giá Trình tự thủ tục:  Mời thầu: bên mua sản phẩm đưa ra lời đề nghị mua hàng, dịch vụ kèm theo những điều kiện cụ thể của việc cung cấp sản phẩm. Cần tiến hành các bước  Sơ tuyển nhà thầu: Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra. Thường áp dụng với những gói thầu lớn hoặc hàng hóa dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công nghệ, hoặc trường hợp mà chi phí làm hồ sơ dự thầu cao khiến cho các nhà thầu Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  54 ngần ngại tham dự hoặc chi phí cho việc đánh giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn. Lúc đó bên mời thầu sẽ gửi thư mời sơ tuyển, các  Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả gói thầu, bên mời thầu cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để bên dự thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho phù hợp. Hồ sơ mời thầu bao gồm: Thông báo mời thầu; Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu; Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu; Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho tất cả các bên dự thầu trước ít nhất là 10 ngày để các bên dự thầu hoàn chỉnh hồ sơ của mình. Việc thu lệ phí phát hành hồ sơ do bên mời thầu tự qui định (đôi khi lệ phí thu cũng bị pháp luật giời hạn)  Thông báo mời thầu: Tất cả các gói thầu khi tổ chức đấu thầu đều phải thông báo rộng rãi, thông báo nhằm đưa đến cho nhà thầu sự nắm bắt thông tin đến những gói thầu liên quan nên cần đầy đủ các thông tin sau đây: Tên, địa chỉ của bên mời thầu; Tóm tắt nội dung đấu thầu; Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu; Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu. Hình thức của thông báo mời thầu cũng phải phù hợp hình thức đấu thầu.  Dự thầu: Các nhà thầu phải là thương nhân và cần có những tiêu chuẩn nhất định, hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. hồ sơ phải được niêm phong, trên túi hồ sơ ghi rõ tên gói thầu, tên dự án tên địa chỉ nhà thầu kèm theo dòng chữ “không được mở ra trước ngày…giờ…”. Hồ sơ mời thầu phải được nộp trước thời điểm đóng thầu. Hồ sơ dự thầu phải được bảo mật theo qui định của luật. các nhà thầu phải nộp 1 khoản tiền đảm bảo dự thầu (khoản này sẽ được trả lại cho nhà thầuưu nếu không trúng thầu, nhà thầu sẽ không được hoàn lại trong các trường hợp: trúng Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  55 thầu mà không kí hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng; rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu; có sự vi phạm qui chế đấu thầu).  Mở thầu: là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu. Sau khi mở thầu các bên không được sửa đổi hồ sơ dự thầu tuy nhiên trong quá trình đánh giá có thể yêu cầu bên dự thầu giải trình các thông tin liên quan. Trình tự mở thầu được diễn ra theo các bước: thông báo thành phần tham dự, thông báo số lượng và tên nhà thầu đã nộp hồ sơ đấu thầu, kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu, ghi bên bản mở thầu, tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu kí xác nhận vào từng trang chính các tài liệu để làm cơ sở cho việc đánh giá, thông qua biên bản mở thầu.  Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện. ác tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định. Có thể đánh giá theo thang điểm hoặc theo những các phương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu. Việc đánh giá tiến hành theo 2 bước: đánh giá về mặt kĩ thuật của hồ sơ dự thầu và đánh giá về tài chính thương mại  Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.  Thông báo kết quả thầu và kí hợp đồng: Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu. Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên trúng thầu trên cơ sở: Kết quả đấu thầu; Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  56 Câu 34: Phân tích đặc điểm của đấu thầu hàng hóa dịch vụ. Phân biệt với đấu giá hàng hóa theo qui định của Luật Thương mại 2005. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Đặc điểm:  Các đặc điểm của hoạt động thương mại  Luôn gắn liền với mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đấu thầu chỉ được tổ chức khi thương nhân có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt nhất. Đấu thầu là giai đoạn tiền hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, không có tính độc lập.  Các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng chính là các bên mua và bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm, bên dự thầu có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Trong quan hệ này không xuất hiện thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ đấu thầu hàng hóa dịch vụ (mặc dù có sự tham gia của một số trung tâm và các giai đoạn của quy trình tổ chức đầu thầu như các côg ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu..)  Quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Vì đầu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán do đó trong mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càg tốt giữa những người có năng lực bán hàng. Về nguyên tắc, số lượng nhà thầu tham dự một gói thầu phải nhiều hơn 1.  Hình thức pháp lý của quan hệ đầu thầu hàng hóa dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, đó là các cơ sở pháp lý cho việc xác lập, thay đổi, Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  57 chấm dứt quyền v à nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Phân biệt với đầu giá hàng hóa: Tiêu chí Đầu thầu hàng hóa dịch vụ Đấu giá hàng hóa Khái niệm Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng Là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất Chủ thể Tất cả đều là thương nhân Trong đó có nhiều chủ thể cung cấp sản phẩm Không có thương nhân hoặc chỉ bên bán là thương nhân có nhiều chủ thể mua sản phẩm Đối tượng Hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa Hình thức pháp lí Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá Tiêu chí lựa chọn Nhiều tiêu chí khác nhau Giá cao nhất Câu 35: Trình bày về: Khái niệm gia công hàng hóa trong thương mại, hình thức và nội dung cơ bản của hợp đồng gia công Khái niệm: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  58 công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. (178 Luật Thương mại ) Hình thức: văn bản hoặc tương đương (179 Luật Thương mại ) Nội dung cơ bản của hợp đồng gia công: các điều khoản: hàng gia công(bắt buộc phải có đối tượng: hàng hóa được xác định trước theo mẫu theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định), thù lao gia công, thời hạn… Câu 36: Trình bày về: Khái niệm gia công hàng hóa trong thương mại, quyền và những nghĩa vụ cơ bản của mỗi bên trong quan hệ gia công hàng hóa. Khái niệm: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. (178 Luật Thương mại ) Bên nhận gia công  Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.  Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác. (thù lao gia công có thể bằng tiền và máy móc gia công)  Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.  Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  59  Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Bên đặt gia công  Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.  Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.  Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.  Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.  Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Câu 37: Trình bày về khái niệm cho thuê hàng hóa, hình thức và những nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê hàng hóa Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. Hình thức: theo hình thức chung của hợp đồng Nội dung: hàng hóa cho thuê, thời hạn, việc cho thuê lại, thù lao… Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  60 Câu 38: Trình bày khái niệm dịch vụ giám định thương mại và giá trị pháp lí của chứng thư giám định Khái niệm: Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Giá trị pháp lí của chứng thư giám định Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu Giá trị pháp lí: Điều kiện: phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Phạm vi: chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định. Không có giá trị pháp lí trong trường hợp: bên yêu cầu hoặc các bên trong hợp đồng chứng minh được kết quả giám định không khách quan, trung thực hoặc sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định. Chứng thư giám định có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định, với các bên trong hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ giám định của 1 thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định này thì chứng thư giám định chỉ có giá trị với một bên yêu cầu, bên kia có thể yêu cầu giám định lại, nếu kết quả giám định 2 lần khác nhau mà thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định lần 1 thừa nhận kết quả lần 2 thì theo kết quả lần 2, nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định lần 1 không thừa nhận thì các bên trong hợp đồng phải thỏa Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  61 thuận lại để chọn 1 thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thứ 3 và kết quả giám định này có giá trị với tất cả các bên trong hợp đồng. Câu 39: Phân tích các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại: Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 257 LTM, bao gồm:  Phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp. Các thương nhân khác không phải là doanh nghiệp (như: tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) sẽ không được kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.  Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.  Là doanh nghiệp hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Các doanh nghiệp này không được cung ứng dịch vụ thương mại và mua bán hàng hóa trừ các hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa của doanh nghiệp. Mục đích của quy định này để đảm bảo tính độc lập, khách quan của của hoạt động giám định thương mại do thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định tiến hành.  Có giám định viên có trình độ chuyên môn; có quy trình, phương pháp giám định trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có quyền ra quyết định công nhận giám định viên đối với người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc giám định của giám định viên của mình.  Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại còn phải tiến hành việc đăng ký đấu nghiệp vụ theo tiêu chuẩn tại khoản 2 Điều 8 Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  62 Nghị định 20/2006/NĐ-CP. Việc lập hồ sơ đăng kí theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 20/2006/NĐ-CP và nộp tại Sở thương mại nơi thương nhân đó đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2006/NĐ-CP). Riêng các tổ chức giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, Quản lý Thị trường, Toà án, Công an, Kiểm sát, Thanh tra...) trưng dụng thực hiện giám định hàng hoá liên quan đến thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước với các điều kiện sau đây:  Tổ chức giám định đã hoạt động ít nhất 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định.  Có giám định viên đạt tiêu chuẩn quy định trong Nghị định 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ.  Có đủ phương tiện kỹ thuật, thử nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu của hàng hoá đăng ký kiểm tra.  Có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật giám định phù hợp với hàng hoá cần được giám định theo trưng dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Được cấp một trong ba loại chứng chỉ (đang còn thời hạn hiệu lực) sau đây:  Chứng chỉ công nhận tổ chức phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN/ISO/IEC 17020:2001 do Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp đối với lĩnh vực hàng hoá đăng ký được kiểm tra.  Chứng chỉ công nhận Phòng thử nghiệm phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN/ISO/IEC 17025:2002 do Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp đối với phạm vi thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của hàng hoá đăng ký được kiểm tra.  Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt động giám định phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9000 do các Tổ chức chứng nhận cấp. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  63 Như vậy, kinh doanh dịch vụ giám định là loại hình kinh doanh có điều kiện, một thương nhân muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định phải được Sở Kế hoạch Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép. Thương nhân là người nước ngoài chỉ được thực hiện dịch vụ giám định hàng hoá tại Việt Nam hoặc được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, phù hợp với Luật Thương mại và Luật Đầu tư nước ngoài Các thương nhân có quyền cung cấp dịch vụ giám định cho khách hàng theo đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được một thương nhân có đủ năng lực kỹ thuật và năng lực quản lý để cung cấp dịch vụ giám định thông qua các chứng thư giám định là có chất lượng và đáng tin cậy? Điều này chỉ có thể được giải quyết thông qua hoạt động công nhận năng lực giám định của một cơ quan độc lập, khách quan tiến hành. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại Quyền  Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;  Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác,  Được ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa khác thực hiện việc giám định của mình. Nghĩa vụ  Bảo đảm việc giám định hàng hóa phù hợp với nội dung kinh doanh đã đăng kí theo đúng yêu cầu của bên yêu cầu giám định;  Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách độc lập, trung lập, khách quan, khoa học, kịp thời và chính xác;  Cấp chứng thư giám định phù hợp với yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm trước các bên yêu cầu giám định và trước pháp luật về kết quả giám định; Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  64  Chịu trách nhiệm tài sản đối với khách hàng do giám định sai (nếu sai do lỗi vô ý thì trả tiền phạt cho khách hàng, mức phạt các bên thỏa thuận nhưng không được quá 10 lần thù lao dịch vụ, nếu sai do lỗi cố ý thì phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng) Câu 40: Trình bày khái niệm về gia công hàng hóa trong thương mại. Phân biệt hợp đồng gia công với hợp đồng hợp tác kinh doanh Khái niệm: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. (178 Luật Thương mại ) Phân biệt Gia công Hợp tác trong kinh doanh Giống Đều cùng hợp tác để tạo nên sản phẩm Mục đích lợi nhuận chỉ có ở bên nhận gia công Mục đích lợi nhuận ở cả 2 bên Bên nhận gia công là thương nhân, còn lại có thể không Cả 2 đều là thương nhân Khác Bên nhận gia công được trả thù lao Chia % đối với lợi nhuận Câu 41: Phân tích các đặc điểm của chế tài thương mại theo qui định của Luật Thương mại và các căn cứ áp dụng đối với từng loại chế tài. Đặc điểm  Áp dụng với hành vi vi phạm hợp đồng đã có hiệu lực.  Nội dung gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và trách nhiệm về tài sản.  Do cơ quan có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  65 Câu 42: Phân tích nội dung và ý nghĩa của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Câu 43: Phân tích nội dung và ý nghĩa của chế tài phạt vi phạm. So sánh chế tài bồi thường thiệt hại với chế tài phạt vi phạm. Câu 44: Phân tích nội dung và ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại. So sánh chế tài bồi thường thiệt hại với chế tài phạt vi phạm. Câu 45: Phân tích căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Câu 46: Phân tích căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm và nội dung qui định pháp luật về chế tài phạt vi phạm. Câu 47: Phân tích căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại và nội dung qui định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mạil Câu 48: Phân tích khái niệm chế tài tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng và nêu căn cứ áp dụng các chế tài đó. Câu 49: phân tích các trường hợp miễn áp dụng chế tài thương mại và cho ví dụ với từng trường hợp. Câu 50: Phân tích đặc điểm của tranh chấp thương mại và nêu khái quát 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại. Đặc điểm: Tranh chấp thương mại phải hội tụ đủ các yếu tố:  Là những mâu thuẫn bất đồng về quan điểm của các bên trong mối quan hệ cụ thể.  Phát sinh từ hoạt động thương mại  Phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  66 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại  Thương lượng: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào.  Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.  Trọng tài thương mại: Là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định.  Tòa án: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Câu 51: Phân tích khái niệm của trọng tài thương mại và phân biệt hai hình thức trọng tài thương mại Khái niệm: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định. Là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Do các bên thỏa thuận: linh hoạt, mềm dẻo trong thủ tục, bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên và bảo đảm uy tin cho các bên, giữ gìn bí mật kinh doanh cho các bên. Không có cơ chế riêng cho việc bảo đảm thực thi phán quyết. Phhân biệt hai hình thức trọng tài thương mại Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  67 Tiêu chí Trọng tài vụ việc (ad hoc) Trọng tài thường trực (quy chế) Khái niệm Là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc giữa các bên và trọng sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Tổ chức Không có tổ chức, không có bộ máy, không có trụ sở, không có qui chế riêng, không có nguyên tắc tố tụng Tổ chức thành trung tâm trọng tài, có tư cách pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ, có qui chế riêng. Thành lập và giải thể Thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc Thành lập và chấm dứt theo các qui định của pháp lệnh trọng đài Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  68 Câu 52: Phân tích đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của 2 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại: Thương lượng và hòa giải. Thương lượng Hòa giải Cơ chế Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận Có sự hiện diện của bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp Quá trình Không chịu bất kì ràng buộc của nguyên tắc pháp lí hay qui định khuôn mẫu nào về giải quyết tranh chấp Đ ặc đ iể m Kết quả Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được bảo đảm thi hành Đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém Bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp, bảo vệ bí mật kinh doanh Ư u đi ểm Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ ba Không được đảm bảo bởi cơ chế bắt buộc Uy tín, bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng N hư ợc Tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ 3 Câu 53: Phân tích đặc điểm của trọng tài thương mại thường trực. Phân biệt trọng tài thương mại thường trực và trọng tài kinh tế nhà nước trước đây Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Đặc điểm:  Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước: được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.  Có tư cách pháp nhân và các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau  Tổ chức và quản lí đơn gian gọn nhẹ: gồm ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm, ban điều hành gồm có 1 chủ tịch và 1 hoặc các phó chủ tịch.  Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có qui tắc tố tụng riêng. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  69 Phân biệt trọng tài thương mại thường trực và trọng tài kinh tế nhà nước trước đây Tiêu chí Trọng tài thương mại thường trực Trọng tài kinh tế nhà nước Khái niệm Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Cơ chế thàh lập Thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan NN có tq cho phép Cơ cấu Gọn nhẹ, gồm ban điều hành và các trọng tài viên, không có phân cấp quản lí Phân cấp quản lí: Tổ chức trọng tài kinh tế gồm có : Trọng tài kinh tế Nhà nước ; Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ; Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Trọng tài kinh tế Nhà nước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng bộ trưởng. Trọng tài kinh tế địa phương chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, giám sát của Trọng tài kinh tế cấp trên Nhiệm vụ, quyền hạn Theo điều lệ của trung tâm trọng tài, trong phạm vi đã đăg ký Nhiệm vụ quyền hạn theo qui định của pháp luật: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế ; Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật ; Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế ; Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi cần thiết Bản chất Là pháp nhân Tổ chức phi chính phủ Cơ quan nhà nước Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  70 Câu 54: Khái niệm, đặc điểm của trung tâm trọng tài thương mại thường trực. Hãy làm rõ bản chất phi chính phủ của tổ chức trọng tài thường trực Khái niệm: Là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động với tư cách là 1 tổ chức nghề nghiệp, do các trọng tài viên thành lập ra để giải quyết các tranh chấp thương mại Đặc điểm:  Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước: được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.  Có tư cách pháp nhân và các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau  Tổ chức và quản lí đơn gian gọn nhẹ: gồm ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm, ban điều hành gồm có 1 chủ tịch và 1 hoặc các phó chủ tịch.  Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có qui tắc tố tụng riêng. Bản chất phi chính phủ được thể hiện ở những điểm sau:  Việc thành lập là do sáng kiến của trọng tài viên (ít nhất là 5 người, những người đủ tiêu chuẩn trọng tài viên) được hội luật gia Việt Nam giới thiệu, bộ tư pháp chỉ xem xét quyết định cấp giấy phép thành lập (chứ không ra quyết định thành lập)  Kinh phí hoạt động không từ ngân sách nhà nước.  Nhân danh 1 bên thứ ba ra phán quyết  Không mang tính quyền lực nhà nước Câu 55: Nêu và phân tích 2 căn cứ xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại (cụ thể là qui định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài). Một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu như có cả hai căn cứ sau: Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  71 Tranh chấp phải là tranh chấp thương mại: một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại theo qui định của pháp luật, nếu không phải là tranh chấp thương mại theo qui định của pháp luật thì các bên không thể giải quyết bằng trọng tài thương mại. Ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài mà tranh chấp không thuộc lĩnh vực thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu và trọng tài không thể có thẩm quyền giải quyết Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài: thỏa thuận trọng tài phải chỉ rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vì thẩm quyền của trọng tài là thẩm quyền về vụ việc không giống với thẩm quyền của tòa án. Thỏa thuận trọng tài cũng phải không vô hiệu thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết. Câu 56: Nêu và phân tích 5 nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. So sánh với các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của tòa án. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài  Thỏa thuận trọng tài: Khác với giải quyết tranh chấp tại tòa án, các bên phải cùng đồng ý về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, nguyên tắc chung là không có thỏa thuận trọng tài, không có tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận riêng hoặc thỏa thuận trong hợp đồng, có thể trước hoặc sau khi có tranh chấp. Nhưng tóm lại là nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thẩm quyền giải quyết không thuộc về trọng tài.  Trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan: Đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Trọng tài viên phải đáp ứng những điều kiện nhất định để chứng tỏ rằng họ vô tư, khách quan, độc lập, và trọng tài viên sẽ không được giải quyết các tranh chấp trong trường hợp, họ đồng thời là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; có lợi ích trong vụ tranh chấp; có căn cứ rõ Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  72 ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Từ khi được chọn hoặc được chỉ định và trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình. Trọng tài viên không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Quyết định của trọng tài viên phải đúng với sự thật khách quan. Nếu trọng tài viên ko vô tư, ko khách quan trong việc giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó (hoặc của trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp) sẽ bị hủy.  Trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật: Để giải quyết công bằng và hợp lí, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên thì cần phải tuân theo các qui định của pháp luật. (Về nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đã được ghi tại Điều 7)  Trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên: Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo thỏa tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. các bên có thể thỏa thuận về thủ tục giải quyết và các trọng tài viên phải tôn trọng điều này, nếu không quyết định trọng tài sẽ bị hủy theo yêu cầu của các bên.  Giải quyết một lần: Quyết định của trọg tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu quyết định trọng tài ko bị tòa hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên mà bên phải thi hành ko tự nguyện thi hành thì sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  73 So sánh với các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của tòa án Trọng tài Tòa án Độc lập, vô tư, khách quan Giống Tuân theo pháp luật Tôn trọng sự thỏa thuận về thủ tục Thủ tục do luật qui định Phải có thỏa thuận Thẩm quyền theo qui định của pháp luật Khác Giải quyết 1 lần Có thể kháng cáo, kháng nghị Câu 57: Phân tích khái quát trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại (đối với trọng tài vụ việc). Nêu ít nhất 3 điểm khác biệt với trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thường trực Khái quát trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại đối với trọng tài vụ việc Đơn kiện: Nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn, đơn kiện phải được gửi trong thời hiệu pháp luật qui định đối với từng loại tranh chấp Bản tự bảo vệ của bị đơn: nếu không có thỏa thuận gì khác, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn bị đơn phải làm bản tự bảo vệ gửi cho nguyên đơn và tên trọng tài viên mà mình lựa chọn, chứng cứ có thể gửi sau 30 ngày nhưng phải trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp. Thành lập hội đồng trọng tài: các bên thành lập hội đồng trọng tài với sự giúp đỡ của tòa án. Nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì nguyên đơn yêu cầu tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở chỉ định trọng tài viên. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu chánh án giao cho một thẩm phán chỉ định trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên. Trong thời hạn 15 ngày 2 trọng tài viên được 2 bên chọn thống nhất chọn trọng tài viên thứ 3 làm chủ tịch, không được thì yêu cầu tòa án chỉ định Các thủ tục tiếp theo giống trọng tài thường trực Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  74 Điểm khác biệt: Do tòa án giúp thành lập và do trung tâm trọng tài tự thành lập Trọng tài viên bất kì, trọng tài viên thuộc trung tâm Không lưu hồ sơ và lưa hồ sơ tại trung tâm Câu 58: Phân tích khái quát trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại (đối với trọng tài thường trực). Nêu ít nhất 3 điểm khác biệt với trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án. Khái quát trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại đối với trọng tài thường trực 1. Đơn kiện và thụ lí đơn kiện Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. kèm theo là bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài hoặc các bản sao tài liệu chứng cứ và nộp tạm ứng phí nếu không có thỏa thuận khác Thời hiệu theo pháp luật qui định hoặc là 2 năm nếu không qui định Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài. Tố tụng trọng tài tại trung tâm trọng tài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách trọng tài viên của trung tâm. 2. Tự bảo vệ của bị đơn: Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài bản tự bảo vệ. trong đó có tên trọng tài viên mà mình lựa chọn. Thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ kèm theo Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  75 chứng cứ có thể dài hơn ba mươi ngày, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp. 3. Thành lập hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài và báo cho Trung tâm Trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho bị đơn. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho các bị đơn. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Chủ Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  76 tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất của Trung tâm Trọng tài giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên thì theo yêu cầu của một bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài. Sau khi đã chọn trọng tài viên, các bên mới phát hiện trọng tài viên do mình lựa chọn thuộc trường hợp cần phải thay đổi trọng tài viên thì việc thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên khác trong Hội đồng Trọng tài quyết định. Trong trường hợp không quyết định được hoặc nếu hai Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp thì chủ tịch trung tâm trọng tài quyết định. Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu trọng tài viên khôg thể tiếp tục tham gia thì việc thay đổi trọng tài viên cũng được giải quyết theo trình tự này. 4. Chuẩn bị giải quyết Để tiến hành giải quyết tranh chấp mà trung tâm trọng tài đã nhận đơn, các trọng tài viên sau khi được chọn hoặc chỉ định phải tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết là: nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ. 5. Hòa giải Hòa giải không phải là một nguyên tắc bắt buộc đối với tố tụng trọng tài Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trương hợp hoà giải thành thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  77 được các bên và các Trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và được thi hành 5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài Trong tố tụng trọg tài tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên nên các bên có thể thỏa thuận cả thời gian giải quyết tranh chấp tức là các bên quyết định khi nào tổ chức phiên họp giải quyết, hội đồng trọng tài phải tôn trọng quyết định đó và chỉ khi các bên không có thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài mới quyết định thời gian mở phiên họp Khi Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp thì Giấy triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận khác. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các bên hoặc người đại diện cho các bên phải tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu khôg yêu cầu HĐTT giải quyết vắng mặt Nếu Nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  78 Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng Trọng tài phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp Toàn bộ diễn biến của phiên họp phải lập thành bb, kết thúc giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra quyết định của hội đồng trọng tại (quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. Ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp) Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó, nhưng chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Toàn văn quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố. Theo yêu cầu của các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập cấp cho bên có yêu cầu bản sao quyết định trọng tài. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in hoặc những lỗi kỹ thuật khác. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng Trọng tài tiến hành sửa chữa và phải thông báo cho bên kia. Quyết định sửa chữa là một phần của quyết định trọng tài và phải được Hội đồng Trọng tài ký. Điểm khác biệt Hòa giải: bắt buộc và không bắt buộc Xét xử công khai và giải quyết không công khai Được lựa chọn và không được lựa chọn người giải quyết Câu 59: Phân tích nội dung, thời điểm và hình thức của thỏa thuận trọng tài. Nêu và cho ví dụ về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Ben  www.phamlinhnham.wordpress.com ơ ♥ αμ Λιυη ΝηαΘμ ♥ ♥ ♥ ξοοδ λωγχο ψοω  79 Nội dung: cam kết của các bên về các việc sau: đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài được giải quyết tranh chấp. Thời điểm: có thể lập trước hay sau khi có tranh chấp Hình thức: văn bản hoặc tương đương (telex, điện báo, thư, fax, email…), có thể là một thỏa thuận riêng hoặc 1 điều khoản trọng tài trong hợp đồng. Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu  Tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp thương mại  Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;  Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;  Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;  Thoả thuận trọng tài không đảm bảo về hình thức  Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương ôn tập Luật Thương Mại 2.pdf
Luận văn liên quan