Vấn đề 1: NGUỒN CỦA TPQT
1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
- Quan hệ DS theo nghĩa rộng là những quan hệ xảy ra trong các lĩnh vực: DS, HN&GD, thương mại & Tố tụng DS. Những quan hệ này liên quan đến lợi ích tài sản và lợi ích nhân thân, chủ yếu phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức với nhau.
- Yếu tố nước ngoài:
+ Có ít nhất 1 chủ thể tham gia quan hệ này là người nước ngoài: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, ví dụ một quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân Pháp, chủ thể nước ngoài là công dân Pháp.
+ Khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước ngoài, ví dụ: một quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam với công dân Mỹ, tài sản thừa kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ.
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này xảy ra ở nước ngoài, ví dụ: pháp nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân Nhật bản tại Tokyo, việc ký kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý
2. Phương pháp điều chỉnh
PP điều chỉnh của TPQT là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (gọi là quạn hệ TPQT) làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
Khác với các quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến chủ thể của luật tư và chịu sự tác động của pháp luật các nước hữu quan, nên việc điều chỉnh các quan hệ này không chỉ thuần túy dựa trên ý chí đơn phương của một quốc gia. TPQT có 2 PPĐC là PPTC & PPXĐ.
a. Phương pháp thực chất - trực tiếp
Khái niệm: PPTC hay còn gọi là PPTT là PP sử dụng qui phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp cụ thể đang xem xét.
- Qui phạm thực chất là qui phạm qui định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT
hoặc: PPTC là PP mà nhà nước xây dựng hoặc công nhận các qui phạm luật thực chất (luật nội dung) trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của TPQT.
- Qui phạm luật thực chất hay luật nội dung là những qui phạm qui định cụ tể một nội dung pháp lý, đưa ra các giải pháp cho một nội dung cụ thể. Bao gồm:
+ Qui phạm thực chất thống nhất là các qui phạm thực chất nằm trong các điều ước quốc tế
+ Qui phạm thực chất nội địa là các qui phạm thực chất nằm trong luật pháp quốc gia.
- Đặc điểm: có tính hiệu quả, dễ áo dụng vì nó dựa trên luật nội dung trực tiếp đưa ra các giải quyết cho một vấn đề. Chủ yếu điều chỉnh trực tiếp các quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ một quốc gia.
- Lĩnh vực áp dụng:
+ PPTC trong Điều ước quốc tế chủ yếu trong các lĩnh vực: thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ, hợp đồng quốc tế, công nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của tòa án & trọng tài nước ngoài.
+ PPTC trong pháp luật quốc gia: chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, qui chế pháp lý của người
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5137 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Lex fori) => quan trọng nhất
* Nội dung nguyên tắc Lex fori: tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc của một quốc gia sẽ áp dụng luật nước mình để giải quyết,
- PL quốc gia theo nguyên tắc này gồm: PL trong nước, các qui định TPQT của quốc gia nơi tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc.
- Viện dẫn Lex fori để giải quyết vụ việc tranh chấp DS có yếu tố NN nhằm:
+ Xác định cơ quan tài phán có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc.
+ Xác định pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
* Trình tự giải quyết vụ việc DS có yếu tố NN:
- Giai đoạn 1: khởi kiện & xác định thẩm quyền của tòa án.
- Giai đoạn 2: Chuẩn bị xét xử: điều tra thu thập chúng cứ (UTTP)
- Giai đoạn 3: Xét xử: luật nội dung để giải quyết vụ việc có thể là luật của tòa án hoặc luật pháp NN.
- Giai đoạn 4: Thi hành án
2. Các điều ước quốc tế về tố tụng dân sự quốc tế
2.1 Các điều ước quốc tế song phương
2.2 Các điều ước quốc tế đa phương
9.3. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
3.1. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử
- Thẩm quyền xét xử DSQT là thẩm quyền của tòa án TP 1 nước nhất định đối với việc xét xử các vụ án DSQT cụ thể.
- Xung đột thẩm quyền xét xử là: một vụ việc DS có yếu tố nước ngoài thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng 2 hay nhiều cơ quan TP của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Bản chất của hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử DSQT có quan hệ mật thiết với nhóm vấn đề thuộc TTDSQT.
- Xung đột thẩm quyền xét xử DSQT có thể được giải quyết bằng cách:
+ Xây dựng các QPPL thống nhất xác định thẩm quyền xét xử DSQT.
+ Vận dụng các qui phạm xung đột về thẩm quyền được ghi trong các VBPL trong nước hoặc trong các ĐƯQT.
3.2 Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
- Xác định thẩm quyền XXDSQT theo dấu hiệu quốc tịch của 1 bên hoặc các bên đương sự trong vụ án DSQt.
- Xác đinh theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.
- Xác định theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn DS hoặc tài sản của bị đơn DS tại lãnh thổ của nước có tòa án giải quyết vụ việc tranh chấp & khả năng thực tế khởi kiện vụ án chống bị đơn nói trên tại nước này hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm giải quyết sơ thẩm vụ án tại nước này.
- Xác định thẩm quyền XXDSQT theo dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp.
- Nếu tồn tại bất kì mối quan hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tòa án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền XXDSQT vụ tranh chấp có thể được xác định theo nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổn thất hoặc nơi thi hành bản án.
33. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo PLVN
a. Xác định theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết: Trong các HĐTTTP mà VN kí kết vs NN đã thừa nhận các qui tắc xác định thẩm quyền xét xử DSQT sau:
- Đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế & tuyên bố mất NLHVDS ưu tiên áp dụng qui tắc quốc tịch.
- Đối với các tranh chấp liên quan đến việc công dân đã chết, mất tích ưu tiên áp dụng qui tắc quốc tịch.
- Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân & quan hệ tài sản giữa vợ và chồng áp dụng qui tắc nơi thường trú chung của vợ chồng kêt hợp vs qui tắc quốc tịch.
- Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ & con áp dụng qui tắc quốc tịch kết hợp với qui tắc nơi cư trú của đương sự.
- Đối với các tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi áp dụng qui tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi, nếu họ khác quốc tịch thì áp dụng qui tắc nơi cư trú chung của vợ chồng.
- Đối với các việc ly hôn & xin ly hôn áp dụng qui tắc quốc tịch kết hợp với qui tắc nơi thường trú.
- Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ & trợ tá áp dụng qui tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá.
-Đối với các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường thiệt hại ưu tiên áp dụng qui tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hịa.
- Đối với các tranh chấp liên quan đến việc thừa kế áp dụng qui tắc quốc tịch của người để lại tài sản thừa kế kết hợp với qui tắc nơi có tài sản thừa kế.
b. Xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam (bộ luật TTDS)
- Tòa án Vn giải quyết các vụ việc DS có yếu tố NN theo K2 Điêu 410 BLTTDS.
- Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Vn qui định tại Điều 411 BLTTDS.
4. Địa vị pháp lí của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
4.1. Bảo hộ pháp lí cho người nước ngoài
- Công dân NN, của người ko quốc tịch, cơ quan tổ chức NN, tổ chức quốc tế có quyền khởi kiện đến tòa án VN để yêu cầu bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc tranh chấp.
- Khi tham gia TTDS họ có quyền & nghĩa vụ như công dân Vn
- PLVN cho phép họ có quyền nhờ luật sư có quốc tịch Vn để bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp trước hệ thống tòa án vn.
4.2. Năng lực pháp luật tố tụng & năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài
- PL áp dụng để xác định NLPLTT & NLHVTT của người nước ngoài:
+ Theo pháp luật của nước mà công dân đó có quốc tịch, trong trường hợp công dân có quốc tịch Vn & quốc tịch NN thì theo PLVN.
+ Theo pháp luật nơi cư trú, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN thì theo PLVN.
+ Theo PLVN nếu hành vi TTDS được thực hiện tại VN.
+ Công nhận có NLHVTTDS trên lãnh thổ Vn nếu đáp ứng đủ các yêu cầu theo PLVN.
- NLPLTTDS của pháp nhân NN: được xác định theo phap luật của nước nơi cơ quan tổ chức đó thành lập, trừ trường hợp PLVN có qui định khác.
- NLPLTTDS của tổ chức QT được xác định trên cơ sở ĐƯQT là căn cứ thành lập tổ chức đó, qui chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc ĐƯQT đã được kí kết với cơ quan có thẩm quyền của VN.
5. Vấn đề uỷ thác tư pháp quốc tế
5.1. Khái niệm về uỷ thác tư pháp quốc tế
Ủy thác tư pháp quốc tế là hình thức tương trợ tư pháp của các quốc gia có chủ quyền. UTTPQT do quốc gia được uỷ thác thực hiện bao gồm các hoạt động tiến hành hành vi tố tụng riêng biệt đã được pháp luật của nước đó quy định: tống đạt giấy tờ; khám xét, thu giữ và chuyển giao các vật chứng; tiến hành giám định lấy lời khai của các bị cáo, người làm chứng, người giám định, các bên đương sự và những người khác; xem xét vật chứng tại phiên toà, thi hành các quyết định, dẫn độ người phạm tội, điều tra hình sự, chuyển giao tài liệu và cung cấp các tin khác.
5.2. Uỷ thác tư pháp quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam
a. Nội dung UTTPQT theo qui định của PLVN
Pháp luật Việt Nam qui định về UTTPQT trong hai văn bản qui phạm pháp luật chính đó là trong Bộ Luật tố tụng dân sự tại Phần 9 - Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự (Điều 405 đến 418) cụ thể UTTPQT về dân sự được qui định tại Chương 36 - Tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự (Điều 414 đến 418) và qui định trong Luật tương trợ tư pháp 2008. Trong hai văn bản qui phạm pháp luật này đều có qui định những nội dung chính của UTTPQT đó là:
- Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
- Thực hiện ủy thác tư pháp
- Thủ tục thực hiện việc ủy thác tư pháp
- Văn bản ủy thác tư pháp
- Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận
b. Nguyên tắc thực hiện UTTPQT
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ko can thiệt vào công việc nội bộ, bình đẳng cùng có lợi.
- Thực hiện UTTP phải phù hợp với các ĐƯQT mà VN kí kết hoặc tham gia, phù hợp với PLVN.
c. Các vấn đề mà các quốc gia chủ yếu thực hiện UTTPQT nằm ở 2 giai đoạn
- Giai đoạn điều tra: các hoạt động UTTPQT thực hiện việc tống đạt giấy tờ đến các đương sự, lấy lời khai, giám định, thu thập chứng cứ, xác nhận tư cách chủ thể của các bên, xác định tình trạng nhân thân, tài sản của đương sự ở nước ngoài.
- Giai đoạn công nhận, thi hành quyết định, bản án dân sự của nhau, cơ quan tư pháp cần xác minh làm rõ thông tin liên quan đến một số vụ việc
d. Cần phân biệt hai loại UTTPQT đó là:
- Các UTTP do tòa án nước ngoài yêu cầu tòa án Việt Nam thực hiện: đây chủ yếu là các ủy thác về tống đạt giấy tờ và lấy lời khai đương sự trong vụ kiện truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con hoặc yêu cầu tòa án Việt Nam thực hiện giám định nhóm máu trong các vụ việc xác định cha cho con, ủy thác tống đạt giấy tờ liên quan đến các vụ ly hôn. Ngoài ra thì ủy thác tống đạt giấy tờ về vụ kiện thương mại cũng là loại mới và phát sinh ngày càng nhiều.
- Các UTTP do tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài hoặc đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thực hiện: các ủy thác này chủ yếu là tống đạt giấy tờ và lấy lời khai đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong vụ kiện ly hôn do tòa án Việt Nam yêu cầu hoặc ủy thác tống đạt giấy tờ lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án ly hôn. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng ủy thác về việc lấy lời khai của đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong các vụ kiện về dân sự do tòa án trong nước xét xử.
6. Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam
6.1. Khái niệm chung
- Công nhận bản án dân sự của tòa án NN có nghĩa là cho phép được coi bản án dân sự đó như là sự khẳng định các quyền & nghĩa vụ dân sự theo đúng như bản án dân sự trong nước.
- Nguyên tắc công nhận:
+ Bản án, quyết định DS của nước mà VN & nước đó đã kí kết hoặc gia nhập ĐƯQT về vấn đề này (đương nhiên công nhận trong trường hợp này).
- Trường hợp ko có ĐƯQT, bản án, quyết định DS của nước ngoài được PLVN qui định công nhận & cho thi hành.
+ Công nhận trên nguyên tắc có đi có lại mà ko có ĐƯQT về vấn đề này.
- Về nguyên tắc, việc công nhận & cho thi hành bản án, quyết định DS của nước ngoài sẽ tuân theo PL của nước được yêu cầu công nhận & thi hành.
6.2 Điều kiện công nhận
a. Điều kiện công nhận theo các điều ước quốc tế
- Về nguyên tắc bản án, quyết định Ds của tòa án nước ngoài là các nước đã kí HĐ tại VN sẽ đương nhiên được công nhận tại VN theo các ĐƯQT mà VN gia nhập hoặc kí kết mà ko cần có yêu cầu thi hành tại Vn.
- Trong các HĐTTTP song phương giữa Vn với các nước, việc công nhận & cho thi hành bản án, quyết định DS của nước ngoài sẽ phải đáp ứng 1 số điều kiện như:
+ Bản án đã có hiệu lực & được cho thi hành
+ Bản án, quyết định đã được xét xử đúng thẩm quyền theo qui định của PL nước được yêu cầu cho công nhận & thi hành
+ Bảo đảm được các quyền trong lĩnh vực tố tụng cho các bên đương sụ
+ Ko trái trật tự công cộng, ko thuộc trường hợp đang được tòa án của nước kí kết HĐ kia xem xét, thụ lý ...
b. Điều kiện ko công nhận & cho thi hành theo pháp luật VN
- Bản án, quyết định DS chưa có hiệu lực pháp luật theo qui định PL của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định DS đó.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do ko được triệu tập hợp lệ.
- Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Vn.
- Về cùng vụ án đã có bản án, quyết định DS đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Vn hoặc của tòa án nước ngoài đã được tòa án VN công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, tòa án VN đã thụ lý & đang giải quyết vụ án đó.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định DS đó hoặc theo PLVn.
- Việc công nhận & cho thi hành ản án, quyết định DS của tòa án nước ngoài tại VN trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN.
6.3 Thủ tục công nhận & thi hành bản án quyết định DS của tòa án NN
a. Thủ tục công nhận & cho thi hành bản án, quyết định DS theo ĐƯQT
Kèm theo đơn xin công nhận 7 thi hành cần có :
- Quyết định hoặc bản sao quyết định đã được chứng thực, trong đó có xác nhận rằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật & cần được thi hành.
- Giấy tờ xác nhận có thủ tục xét xử hợp lệ.
- Bản dịch có chứng thực đơn xin công nhận & thi hành quyết định, kèm theo các giấy tờ khác.
Đối với việc công nhận & thi hành quyết định áp dụng theo luật của bên kí kết nơi quyết định cần được công nhận & cho thi hành.
b. Thủ tục công nhận & cho thi hành bản án, quyết định DS theo PLVN
- Về thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án Ds của tòa án nước ngoài là TAND cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở chính haocj nơi có tài sản theo qui định của BLDS.
- Đối tượng có quyền gửi đơn yêu cầu: là người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp của họ; Đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan có thể gửi đơn yêu cầu ko công nhận.
- Cơ sở để tòa án thụ lý đơn yêu cầu công nhận được qui định tại Điều 344 Bộ luật TTDS.
c. Thủ tục công nhận & cho thi hành bản án, quyết định DS của tòa án NN
- Giai đoạn 1:
+ Người được thi hành ( hoặc người đại diện hợp pháp của họ) phải gửi đơn yêu cầu công nhận & cho thi hành đến BTPVN.
+ Sau khi hoàn tất hồ sơ BTP chuyển hồ sở đến tòa án có thẩm quyền. Tòa án thụ lý hồ sơ & tiến hành mở phiên tòa xét xử đơn yêu cầu.
- Giai đoạn 2: Xét đơn yêu cầu
- Giai đoạn 3: Kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của tòa án.
- Giai đoạn 4: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm chung về trọng tài thương mại quốc tế.
- Trọng tài thương mại theo cách hiểu chung là cơ quan xét xử do các bên lập ra trên cơ sở thỏa thuận & trong lĩnh vực mà pháp luật qui định để giải quyết các tranh chấp chính giữa các bên đương sự.
- Theo Luật Mẫu 1 tổ chức trọng tài mang tính chất quôc tế khi:
+ Các bên tham gia vào thỏa thuận trọng tài có trụ sở ở nhiều nước khác nhau ở thời điểm kí kết thỏa thuận ấy, hoặc
+ Một trong những địa điểm sau đây nằm ở ngoài đất nước mà nơi đó các bên có trụ sở: nơi tiến hành tố tụng trọng tài, nếu nơi này được qui định trong thỏa thuận trọng tài hoặc được xác định căn cứ theo thỏa thuận ấy; mọi địa điểm mà ở đó có một phần chủ yếu của các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ thương mại hoặc nơi nội dung tranh chấp có mối liên quan chặt chẽ nhất; hoặc
+ Các bên đã thỏa thuận dứt khoát với nhau là nội dung của thỏa thuận có liên quan đến hơn 1 nước.
- Theo qui định của Luật trọng tại Thương mại Vn: trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo qui định của pháp luật trọng tài nước ngoài, do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Vn hoặc trong lãnh thổ VN.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế
2.1 Thẩm quyền theo vụ việc
- Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực thương mại.
- Luật trọng tài thương mại 2010 đưa ra các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất 1 bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng trọng tài.
- Xác định thẩm quyền của tọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trọng tài hay tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
+ Nếu trọng tài ko có thẩm quyền thì 1 trong các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền.
+ Nếu trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì khi 1 trong các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền thì tòa án phải từ chối thụ lý vụ án với lý do vụ việc thuộc thẩm quyền của trọng tài.
- Xác định thẩm quyền của trọng tài còn có ý nghĩa trong việc công nhận & cho thi hành quyết định trọng tài.
- Việc xác định thẩm quyền của trọng tài do chính trọng tài xem xét và trên cơ sở thỏa thuận trọng tài & theo nguyên tắc "thẩm quyền của thẩm quyền".
2.2 Thỏa thuận trọng tài
- Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
- Một thỏa thuận trọng tài được coi là hợp pháp khi thỏa thuận đó đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hình thức, nội dung & tư cách pháp lý của các bên.
* Về hình thức:
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc hình thức thỏa thuận riêng.
- Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập bằng văn bản.
* Về nội dung: -phải xác định rõ 2 vấn đề pháp lý:
- Tranh chấp phát sinh là tranh chấp gì
- Các bên lựa chọn trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền.
* Về tư cách pháp lý của người lập thỏa thuận trọng tài:
- Thỏa thuận tọng tài có thể bị vô hiệu nếu 1 trong các bên ko có tư cách pháp lý kí kết thỏa thuận trọng tài.
- Trong trường hợp kí kết thỏa thuận trọng tài là cá nhân thì cá nhân phải có đủ NLPLDS & NLHVDS.
- Trong trường hợp kí kết thỏa thuận trọng tài là pháp nhân, vấn đề về đại diện của pháp nhân là vấn đề thuộc qui chế riêng của pháp nhân.
* Về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài: thường áp dụng luật nơi tiến hành trọng tài để xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
2.3 Giải quyết xung đột về thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài
- Nếu các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì trọng tài có thẩm quyền, kể cả sau này 1 bên thay đối, gửi đơn kiện ra tòa án thì tòa án sẽ phải từ chối thụ lý vụ việc.
- Mặc dù có thỏa thuận trọng tài hợp pháp, nhưng sau khi tranh chấp phát inh hai bên lại lựa chọn tòa án thì tòa án sẽ có thẩm quyền.
3. Thủ tục giải quyết trọng tài
3.1 Thủ tục trọng tài
Thủ tục giải quyết tọng tài hiện nay thực hiện theo hai hình thức:
- Trọng tài quy chế: là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài theo qui định của pháp luật và qui tắc tố tụng của chính trung tâm trọng tài đó.
- Trọng tài vụ việc: là hình thức giải quyết tranh trọng theo quy định của pháp luật trọng tài của nhà nước và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
Nhìn chung thủ tục trọng tài trải qua các giai đoạn sau:
- Đơn kiện gửi đến tọng tài (trọng tài sẽ thụ lý xác định thẩm quyền).
- Thành lập hội đồng trọng tài.
- Phiên xét xử của trọng tài.
- Phán quyết của trọng tài.
3.2 Pháp luật áp dụng giải uyết tranh chấp trọng tài
- Luật áp dụng cho thủ tục tố tụng trọng tài, bao gồm: các thủ tục nội tại của tố tụng trọng tài, cách thức tiến hành tố tụng trọng tài, các quy tắc về khả năng phán quyết trọng tài có thể được công nhận, thi hành & bị hủy bỏ.
- Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp: luật nội dung được áp dụng để giải quyết thực chất vụ tranh chấp là luật nội dung của quốc gia mà các bên thỏa thuận lựa chọn, trường hợp các bên ko thỏa thuận chọn thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật theo cách mà mình cho là thích hợp.
4. Công nhận & thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế
4.1 Khái niệm quyết định trọng tài thương mại quốc tế
- Quyết định tọng tài là quyết định cuối cùng giải quyết tất cả các vấn đề được các bên thỏa thuận đệ trình lên trọng tài & bất kì một quyết định nào khác của trọng tài xác định rõ vấn đề về của cải, vấn đề về thẩm quyền hay bất kì vấn đề nào về thủ tục giải quyết tranh chấp được các bên đệ trình.
=>
- Có 2 loại quyết định trọng tài: quyết định cuối cùng & quyết định ko phải là cuối cùng
- Về mặt hình thức: phán quyết của trọng tài được ghi nhận trong thỏa thuận trọng tài & trong pháp luật nơi trọng tài đưa ra phán quyết.
- Về mặt nội dung của phán quyết, về nguyên tắc hội đồng trọng tài căn cứ vào vụ việc & PL áp dụng để giải quyết tranh chấp mà thông qua phán quyết.
- Phán quyết phải thống nhất & rõ ràng.
4.2 Các điều kiện công nhận & thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế
Các căn cứ phổ biến được áp dụng liên quan tới việc công nhận & thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế:
- Các căn cứ liên quan đến giả trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài
- Các căn cứ liên quan đến thẩm quyền của trọng tài
- Các căn cứ liên quan tới thành phần trọng tài & tố tụng trọng tài
- Các căn cứ liên quan đến hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài & thời hạn xét công nhận cho thi hành quyết định
- Các căn cứ liên quan tới quyền miễn trừ quốc gia./
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có rủi ro rất lớn.Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp, đầy đủ và chi tiết.
Với khuôn khổ một bài viết, chúng tôi không thể đề cập được một cách cụ thể và toàn diện về các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ trình bày những vấn đề quan trọng nhất trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các doanh nghiệp cần lưu tâm trong quá trình soạn thảo
1. Xác định chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Khi giao kết, tham gia bất kỳ một hợp đồng nào, điều đầu tiên mà các bên phải kiểm tra đó chính là đối tác giao kết, tham gia và thực hiện hợp đồng.
1.1. Bên bán và bên mua
Trong thực tế giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhiều khi xẩy ra hiện tượng:
a) Công ty mẹ là bên bán/mua đích thực (bên có và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với tư cách là bên bán/bên mua) nhưng bên ký hợp đồng lại là công ty con.
b) Bên bán/bên mua là pháp nhân nhưng bên đứng ra ký kết hợp đồng chỉ là đơn vị trực thuộc của pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng kinh doanh,...
c) Bên ký kết hợp đồng là một công ty nhưng bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng lại là một công ty liên kết của công ty ký kết hợp đồng
Hiện tượng này thường gây ra hậu quả:
a) Các bên không thiện chí có thể rũ bỏ, đùn đẩy trách nhiệm;
b) Hợp đồng rất có thể bị tuyên bố vô hiệu;
c) Việc xác định tư cách đương sự khi có tranh chấp xảy ra là rất khó khăn
Vi phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Pháp luật các nước đều đưa ra nguyên tắc chung rằng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thầm quyền ký kết hợp đồng. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Cách hiểu này không đúng cho mọi trường hợp. Ví dụ các công ty Singapore thường có một ban giám đốc gồm rất nhiều giám đốc. Vậy ai có quyền ký hợp đồng? Một hiện tượng khác, mặc dù rất dễ phát hiện nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chủ quan bỏ qua. Đó là trường hợp phó giám đốc, trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, thậm chí nhân viên kinh doanh ký hợp đồng...nhưng không có văn bản ủy quyền hợp lệ.
"Đối tác ma" cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp mắc phải, ký kết hợp đồng xong xuôi, chuyển hàng/chuyển tiền rồi thì mới ngã ngửa ra là đối tác không có thật.
Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc về tư cách chủ thể, các doanh nghiệp nên:
1) Kiểm tra kỹ tư cách chủ thể của đối tác giao kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp cần yêu cầu đối tác chuyển bộ hồ sơ pháp lý của đối tác để thẩm tra. Cẩn trọng hơn có thể đề nghị bên thứ ba tham gia thẩm tra.
2) Trong trường hợp bên bán/bên mua đích thực không trực tiếp ký hợp đồng thì cần phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký, việc không ký trực tiếp có phù hợp với luật áp dụng không, nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp lệ, đồng thời làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
3) Về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng: Cần kiểm tra xem ai có quyền ký kết hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đang được thực hiện thì một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng được chuyển cho bên thứ ba. Ví dụ: Công ty A (Singapore) ký hợp đồng mua 100 tấn cá basa của công ty B (Việt Nam), điều kiện CIF - cảng Singapore, A là bên trực tiếp nhận hàng, hàng đang trên đường vận chuyển đến Singapore thì A chuyển thư lệnh đến B yêu cầu giao hàng cho Công ty C, điều kiện CIF - cảng Singapore.
Việc chuyển nhượng/chuyển giao này nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho bên còn lại. Để ngăn ngừa các tình huống này các bên nên có những qui định về hạn chế chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc xây dựng điều kiện, qui trình chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chặt chẽ.
Mẫu qui định dưới đây là một gợi ý:
"Không bên nào có quyền chuyển nhượng/chuyển giao bất kỳ quyền và/hoặc nghĩa vụ nào có trong và/hoặc liên quan đến hợp đồng này nếu không có được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại."
1.2. Đại lý/đại diện thương mại/bên nhận ủy thác
Thực tế thương mại quốc tế muôn hình muôn vẻ, không phải lúc nào bên bán/bên mua đích thực trực tiếp ký và/hoặc thực hiện hợp đồng mà họ ủy nhiệm, ủy quyền hoặc ủy thác cho bên thứ ba thường là đại lý, đại diện thương mại hoặc bên nhận ủy thác ký kết hợp đồng và/hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải kiểm tra các vấn đề sau:
1) Xác định rõ quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác, cơ sở pháp lý, tính hợp pháp của quan hệ này? Văn bản xác lập quan hệ này có hợp lệ không? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác?...
2) Tư cách pháp lý và tình trạng tài chính của các bên như thế nào? Trách nhiệm của các bên này đối với hợp đồng mua bán hàng quốc tế ra sao? ...
Nếu không thẩm định toàn diện các vấn đề trên, rất có thể doanh nghiệp sẽ không biết kiện ai khi tranh chấp xẩy ra hoặc nếu có kiện thành công thì quyết định, bản án của cơ quan tài phán chưa chăc đã thi hành được.
2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.1. Hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể. Nhưng, để bảo đảm an toàn, hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn là hình thức văn bản. Ngoài văn bản viết, thực tiễn thương mại quốc tế thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản:
1) Bản fax;
2) Điện tín, điện toán;
3) Tài liệu mềm (tồn tại ở dạng file điện tử như email,...)
2.2. Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
1) Giao kết trực tiếp: Theo phương thức này hai bên sẽ chuẩn bị một bản hợp đồng có đầy đủ nội dung và hai bên cùng ký trực tiếp vào hợp đồng. Phương thức này có tính an toàn cao nhất nhưng lại không tiện dụng vì hai đối tác ở hai quốc gia khác nhau không phải lúc nào cũng gặp được nhau để ký kết.
2) Chào hàng và chấp nhận chào hàng: Đây là phương thức phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Bên bán có thể gửi cho bên mua một thư chào hàng (offer), bên mua có thể gửi cho bên bán một lệnh đặt hàng (order). Trong một thời hạn hợp lý, bên nhận chào hàng sẽ gửi thư xác nhận về việc chấp nhận chào hàng/lệnh đặt hàng hoặc không. Khi bên chào hàng/đặt hàng nhận được chấp nhận chào hàng/lệnh đặt hàng thì coi như hợp đồng được giao kết. Các thư giao dịch này có thể được gửi qua fax, email hoặc phương tiện liên lạc khác. Các doanh nghiệp cần lưu ý, dù giao kết theo hình thức chào hàng và chấp nhận chào hàng, các nội dung tối thiểu của một hợp đồng mua bán hàng hóa phải đầy đủ: Tên, địa chỉ của các bên; hàng hóa, số lượng, chất lượng, qui cách, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao giao hàng. Trong thư chào hàng/lệnh đặt hàng nên ghi thời hạn trả lời chào hàng/lệnh đặt hàng.
Các đối tác làm ăn lâu dài nên sử dụng phương thức giao kết trực tiếp để ký một hợp đồng mua bán hàng hóa chung qui định đầy đủ các vấn đề để áp dụng chung cho tất cả các giao dịch. Mỗi giao dịch đơn lẻ sẽ áp dụng phương thức chào hàng - chấp nhận chào hàng.
=> Hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền & nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hoác quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ … Sau đây là HĐ mua bán hàng hóa quốc tế, một trong những loại HĐ thương mại quốc tế thường gặp có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Còn được gọi là HĐ mua bán ngoại thương hoặc HĐ xuất khẩu, là: HĐ mu bán hàng hóa có tính chất quốc tế, có yếu tố, nhân tố nước ngoài. Tính chất quốc tế của HĐ mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu ko giống nhau tùy theo quan điểm của luật pháp từng nước.
- Theo công ước Lahaye 1664 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình thì tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như:
+ Các bên giao kết HĐ có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau & hàng hóa, đối tượng của HĐ được chuyển qua biên giới của 1 nước; hoặc:
+ Việc trao đổi ý chỉ giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau.
+ Nếu các bên ko có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tích của các bên ko có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của HĐ mua bán hàng hóa quốc tế.
- Theo công ước Viên năm 1880 của LHQ về HĐMBQTHH:
+ Tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi 1 tiêu chuẩn duy nhất, đó là cá bên giao kết HĐ có trụ sở TM đặt ở các nước khác nhau.
+ Giống như công ước Lahaye 1664, công ước này cũng ko quan tâm tới vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT
+ Khác vs công ước Lahaye là công ước này ko đưa ra tiêu chí hàng hóa phải được chuyển qua biên giới của 1 nước để xác định tính chất quốc tế của HĐMBQTHH.
- Theo quan điểm của Pháp: khi xác đinh yếu tố quốc tế của HĐMBQTHH sẽ căn cứ vào 2 tiêu chuẩn kinh tế & pháp lý.
+ Theo các tiêu chuẩn kinh tế: 1 HĐQT là HĐ tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa các nước – hay HĐ đó thế hiện quyền lợi TMQT.
+ Theo tiêu chuẩn pháp lý: 1 HĐ được coi là HĐQT nếu nó bị chi phối bới các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như về quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ HĐ, nguồn vốn thanh toán …
- Theo quan điểm của VN: Luật TMVN 2005 ko đưa ra các tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của HĐMBQTHH mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập & chuyển khẩu.
+ Xuất khẩu HH là việc HH được đưa khỏi lãnh thổ VN hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật
+ Nhập khẩu HH là việc HH đước đưa vào lãnh thổ VN từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN.
+ Tạm nhập, tái xuất HH là việc HH được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật VN, có làm thủ tục NK vào VN & làm thủ tục XK chính hàng hóa đó khỏi VN.
+ Tạm xuất tái nhập HH là việc HH được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật, có làm thủ tục XK ra khỏi VN & làm thủ tục NK lại chính hàng hóa đó vào VN.
+ Chuyển khẩu HH là việc mua HH từ 1 nước, vùng lãnh thổ để bán sang 1 nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ VN mà ko làm thủ tục NK vào VN & ko làm thủ tục XK khỏi VN.
=> HH phải là bất động sản, nếu đối tượng của HĐMB là bất động sản thì HĐ đó ko phải là HĐMBQTHH, cho dù BĐS được bán cho người nước ngoài & việc mua bán BĐS vs người nước ngoài phải theo 1 cơ chế pháp lý riêng.
=> HH có thể được di chuyển qua biên giới VN hoặc biên giới của 1 nước (vùng lãnh thổ), hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng … để xem xét tính quốc tế của HĐ mua bán HH quốc tế.
2. Đặc điểm của HĐMBQTHH
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau đây:
2.1. Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
2.2. Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
2.3. Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
2.4. Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
2.5. Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
2.6. Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước người mua… Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Để chọn được luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây.
----------------------------
Giải quyết hợp đồng mua bán quốc tế
Công ước Vienne năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Công ước này đã trở thành công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, đã có 66 quốc gia là thành viên Công ước này .
Từ khi công ước có hiệu lực (ngày 01/01/1988), đến thời điểm hiện nay tổng số các bản án, phán quyết đã lên tới hơn 1.600.
CISG cũng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại về hàng hoá giữa các quốc gia. Việc cùng trở thành thành viên của công ước giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong quan hệ mua bán, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Trong số hàng nghìn án lệ về CISG, đã có một án lệ liên quan đến Việt Nam. Đây là án lệ về tranh chấp giữa Công ty thương mại Tây Ninh - Tanico (Việt Nam) và DN Ng Nam Bee (Singapore), được xét xử tại Toà phúc thẩm - TAND Thành phố Hồ Chí Minh, bản án tuyên ngày 4/5/1996. Khi xét xử vụ việc này, Toà án đã tham chiếu điều 29 và điều 53, điều 64 CISG. Đây là một án lệ về CISG đầu tiên đối với Việt Nam. Án lệ này cho thấy, dù Việt Nam chưa phải là thành viên công ước, nhưng vẫn có những trường hợp công ước này có thể được áp dụng ở Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra là: một khi VN chưa trở thành một quốc gia thành viên của công ước thì khi nào và trong trường hợp nào, CISG có thể được áp dụng tại VN?
Vì vậy, để xem xét các trường hợp có thể áp dụng CISG ở Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu Điều 1 của CISG. Điều 1.1 của CISG quy định: "Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của công ước; b. Khi theo các quy phạm tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của một quốc gia thành viên của công ước."
Khi Việt Nam chưa là thành viên của CISG thì không thể áp dụng CISG theo điều 1.1.a nói trên cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là bên Việt Nam.
Tuy vậy, ở trường hợp thứ hai, CISG sẽ có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết giữa một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia là thành viên và một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia chưa phải là thành viên công ước. Lấy ví dụ, một hợp đồng mua bán sản phẩm viễn thông được ký kết giữa người bán Singapore (Singapore đã gia nhập CISG vào ngày 16/02/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/3/1996) và người mua Việt Nam (Việt Nam chưa gia nhập hay phê chuẩn Công ước). Hai bên không lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra, toà án (trọng tài) sẽ phải dựa vào các qui phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước người bán - tức là luật Singapore, thì luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là luật Singapore. Nhưng vì Singapere là một quốc gia thành viên của CISG nên đối với các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, toà án (trọng tài) sẽ không áp dụng luật của Singapore mà sẽ áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam và quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một quốc gia thành viên công ước thì chúng ta cũng có kết quả tương tự: đó là CISG sẽ được áp dụng cho hợp đồng. Đây là điểm mà các DN Việt Nam cần chú ý nhằm có được thế chủ động khi CISG được áp dụng vào hợp đồng theo trường hợp thứ hai nêu trên.
Ngoài trường hợp nói trên, còn có hai trường hợp khác ở đó CISG có thể được áp dụng:
- Khi các bên trong hợp đồng lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình;
- Khi trong hợp đồng, các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG để giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là toà án VN, toà án nước ngoài, trọng tài VN hay trọng tài nước ngoài.
Khuyến nghị cho các DN VN
Khuyến nghị thứ nhất là DN cần nghiên cứu để nắm được tinh thần và nội dung của CISG: Theo chúng tôi sẽ còn có nhiều tranh chấp nữa về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa doanh ngiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài sẽ được giải quyết bằng CISG bởi các tòa án Việt Nam, tòa án nước ngoài và đặc biệt là các trọng tài quốc tế. Như vậy, tuy Việt Nam chưa tham gia CISG nhưng các tranh chấp trong mua bán hàng hoá quốc tế của các DN nước ta rất có thể sẽ được xét xử theo Công ước này. Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh trước hết đến việc phổ biến Công ước này cho các DN xuất nhập khẩu Việt Nam, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận và nắm được tinh thần và nội dung của Công ước này. Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có thể tổ chức các khoá học cho DN nhằm mục đích này. Các DN cũng có thể tham gia các khoá học do trường Đại học Ngoại Thương tổ chức (ví dụ các khoá học xuất nhập khẩu ngắn hạn, các lớp học chuyên đề về xuất nhập khẩu…). Ngoài ra, các DN có thể chủ động tiếp cận với các nguồn thông tin rất phong phú, đa dạng trên Internet liên quan đến CISG.
Khuyến nghị thứ hai là DN có thể lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng: Lựa chọn luật áp dụng luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn đối với các nhà đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam. Họ có sự lựa chọn giữa luật Việt Nam, luật quốc gia của đối tác, luật quốc gia của nước thứ ba, điều ước quốc tế như CISG hay tập quán thương mại quốc tế…
Hiện tại Việt Nam chưa gia nhập CISG nhưng các DN xuất nhập khẩu Việt Nam có thể lựa chọn CISG làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì ba lý do sau:
- Thứ nhất, tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường gặp phải rất nhiều khó khăn.
o o Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn luật quốc gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng với các nhà đàm phán Việt Nam. Họ hiểu rằng việc dẫn chiếu đến luật Việt Nam đôi khi không phải là giải pháp tối ưu, vì pháp luật về hợp đồng nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng quốc tế.
o o Việc lựa chọn luật quốc gia của nước ngoài có thể đem lại những rủi ro pháp lý cho DN Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó.
- Thứ hai, đây là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. CISG đã được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty, DN của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng CISG cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu DN Việt Nam đề xuất việc áp dụng CISG thì sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận.
- Thứ ba, có được sự an toàn về mặt pháp lý. Qua việc tìm hiểu các quy định của CISG cũng như qua việc phân tích các án lệ liên quan đến CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng tôi thấy rằng các quy định của CISG là phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, thường được các DN và công ty lựa chọn áp dụng cũng như được các toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Khi đã thống nhất lựa chọn CISG làm luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, vì Việt Nam chưa gia nhập Công ước nên khi ký kết hợp đồng, cho dù quốc gia của đối tác chưa tham gia hay đã là thành viên của CISG, cần phải quy định cụ thể việc áp dụng CISG trong "Điều khoản Luật áp dụng"- "Applicable Law Clause". Điều khoản này cần được quy định cụ thể, rõ ràng, tránh gây ra những xung đột khi tranh chấp phát sinh. Theo chúng tôi, muốn lựa chọn CISG để áp dụng cho hợp đồng, có thể quy định "Điều khoản Luật áp dụng" trong hợp đồng như sau: "Any questions relating to this Contract which are not expressly or implicitly settled by the provisions contained in the Contract itself shall be governed by the United Nations Convention on the International Sale of Goods and to the extent that such questions are not covered by CISG, by reference to the law of the country where the Seller has his place of business". (Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG thì sẽ tham chiếu tới Luật của quốc gia nơi người bán đặt trụ sở kinh doanh) .
Nhìn vào điều khoản mẫu nói trên, sẽ có câu hỏi đặt ra là: Tại sao đã chọn CISG rồi lại còn phải chọn luật quốc gia nơi người bán đóng trụ sở? Mặc dù các nhà phân tích và các nhà kinh doanh hết lời ca ngợi CISG, nhưng CISG không phải là một công cụ toàn năng, CISG không điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Một số vấn đề được CISG "bỏ ngỏ" , ví dụ như vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng . Do vậy, để chặt chẽ và tránh phát sinh tranh chấp khi lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên nên lựa chọn một nguồn luật "phụ trợ" để giải quyết các vấn đề mà CISG không bao trùm (thường nguồn luật phụ trợ này là luật quốc gia).
Khuyến nghị về việc Việt Nam tham gia Công ước
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc gia nhập CISG là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt Nam. Đây là Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nước tham gia, phê chuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, do đó, việc các văn bản luật quốc gia chưa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (và ngay cả Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và còn chứa đựng những điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các nhà kinh doanh quốc tế. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có các giải pháp tiến tới gia nhập CISG trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế giữa các DN Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Khi đó các DN Việt Nam và nước ngoài sẽ cùng chung "tiếng nói", cùng chung quan điểm và nhờ đó, các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế.doc