Đề số 7 bài tập cá nhân Dân sự 2
Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là một “loại trách nhiệm dân sự nâng cao”. Nó góp phần nâng cao trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề số 7 bài tập cá nhân Dân sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 7: Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai?
Bài làm:
1.Tình huống:
A là một lái xe container đã làm việc trên 20 năm. Tháng 6 năm 2009, A được giao nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến cơ sở X. Trên đường vận chuyển, thấy ít người tham gia giao thông, A đã tăng tốc độ xe để nhanh chóng bàn giao hàng hóa vận chuyển. Tuy nhiên do tránh một ổ gà trên đường, chiếc container của A không giữ được tốc độ cũng như hướng lái nên đã đâm phải một cụ già tên B – 62 tuổi, đi xe đạp trên đường. Mặc dù được các bác sĩ điều trị tận tình và không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng chấn thương của cụ B quá nặng nên nằm liệt, không đi lại được.
Phân tích tình huống trên?, xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai và mức độ bồi thường như thế nào? Giải thích tại sao?
2.Giải quyết tình huống.
2.1.Phân tích mối quan hệ pháp luật trong tình huống trên.
Về chủ thể quan hệ: Người bị thiệt hại ( người có quyền ) ở đây là cụ B, người có nghĩa vụ ( người gây ra thiệt hại ) là A
Khách thể của quan hệ: khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của A là sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, cụ thể là hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe của cụ B.
Nội dung: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.2.Xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, và mức độ bồi thường như thế nào? Giải thích tại sao?
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường, bất kể họ có khả năng kinh tế hay không.
Trong trường hợp này, A là người đã hơn 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Căn cứ khoản 1 điều 623 bộ luật Dân sự và luật Giao thông đường bộ quy định thì chiếc container được coi phương tiện giao thông vận tải cơ giới thuộc nguồn nguy hiểm cao độ. Thiệt hại ở đây hoàn toàn không phải lỗi của người bị hại – cụ B, theo khoản 2 điều 623, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng ( A được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chiếc xe container ) thì người được giao ấy phải bồi thường, đồng thời, giữa A và chủ sở hữu chiếc xe container đó không có thỏa thuận nào khác. Vì vậy, A phải là người trực tiếp bồi thường thiệt hại cho cụ B.
Về mức độ bồi thường thiệt hại, khoản 3 điều 623 có quy định về nghĩa vụ bồi thường, đó là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi trừ trường hợp thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại và trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết… ( khoản 3 điều 623 ) và áp dụng theo mục 1 chương II Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó cụ B sẽ được bồi thường các khoản thiệt hại sau:
Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút bao gồm: tiền thuê phương tiện đến bệnh viện, tiền thuốc, viện phí, chi phí chiếu chụp X quang, chụp cắt lớp, vật lý trị liệu,… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí, tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục vụ sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác: mua xe lăn, chống nạng,… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng đã mất của người bị thiệt hại.
Vì cụ B hoàn toàn không đi lại được và cần người thường xuyên chăm sóc nên tiền bồi thường còn bao gồm các chi phí cho người chăm sóc: tiền tàu, xe đi lại, thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Việc gây thiệt hại ít nhiều ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sinh hoạt của cụ B, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tâm tư, tình cảm…Vì vậy, cụ B có thể được hưởng các khoản tiền bù đắp tổn thất về tình cảm do các bên thỏa thuận, tối đa không quá 30 tháng lương tổi thiểu do Nhà nước quy định.
Vì cụ B già, hết tuổi lao động nên phải bồi thường thu nhập bị mất hoặc giảm sút cho cụ.
Kết luận:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là một “loại trách nhiệm dân sự nâng cao”. Nó góp phần nâng cao trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội. 2009.
Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb.Hà Nội ,2009.
Bộ luật Dân sự 2005.
Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 - Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề số 7 bài tập cá nhân Dân sự 2.doc