Đề tài 10: Phân tích và chứng minh nhận định sau: Các nhà triết học cổ Hy Lạp là những nhà biện chứng bẩm sinh, còn aristoteles là ”bộ óc bách khoa toàn thư” thời cổ Hy Lạp

Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông là: " Giá trị đích thực của đời người là ởsựthức tỉnh và năng lực suy nghĩ, chứkhông phải ởsựtồn tại ". Cuộc đời ông là một cuộc đời " đích thực " theo đúng cách mà ông đã nói, luôn luôn tư duy đểchứng minh mình tồn tại. Sốlượng các tác phẩm của ông cũng là một niềm kinh ngạc lớn đối với chúng ta không chỉbằng sốlượng, mà còn ấn tượng bởi sự đa dạng và phong phú của chúng. Tầm tri thức uyên bác đã khiến ông đề cập đến tất cảmọi hiện tượng trong đời sống con người và xã hội và ảnh hưởng của các tác phẩm của ông đến các triết gia, khoa học thì vẫn còn mãi với thời gian. Với những gì ông nghiên cứu và đểlại cho nhân loại, Aristoteles xứng đáng với danh hiệu “Bộóc bách khoa của nhân loại”.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 10: Phân tích và chứng minh nhận định sau: Các nhà triết học cổ Hy Lạp là những nhà biện chứng bẩm sinh, còn aristoteles là ”bộ óc bách khoa toàn thư” thời cổ Hy Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực, khoa học cần phải có những công cụ, tức các khái niệm. Tư duy cũng có những quy luật của nó. Các hình thức và quy luật của tư duy là đối tượng nghiên cứu của logic học và chính ông đặt nền móng cho khoa học này. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 5 Bên cạnh đó còn có Thales, Pythagoras, Democritus, Epicurus, Hypatia thành Alexandria…Các nhà triết học Hy Lạp đầu tiên có khuynh hướng chung là tư duy về nguồn gốc và bản chất của thế giới. Ví dụ như đối với Thales đó là bản chất của vạn vật là nước, Pythagor tìm cái chìa khoá phổ quát của hiện thực trong các con số. Đặc biệt là Democritus, cùng với Leucippus tạo ra thuyết nguyên tử thô sơ. Ông cho rằng mọi vật chất đều được tạo thành từ những nguyên tử, là những phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa và số lượng của chúng là vô hạn. Héraclite đưa ra quan niệm mọi sự vật của thế giới luôn thay đổi, sự kết hợp của các yếu tố vật chất là vô hạn, vì vậy cái bất biến trong thế giới chỉ có thể được thừa nhận chính là sự biến đổi, chuyển hoá vĩnh hằng đó. Nổi bật trong các nhà triết học thời Hy Lạp cổ là Aristoteles. Cùng với Platon, Aristoteles được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất của triết học Hy Lạp cổ đại cũng như triết học thế giới ngày xưa cũng như nay. Aristoteles được xem là “Bộ óc bách khoa toàn thư của nhân loại”, có ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ về sau. Tuy là học trò của Platon nhưng Aristoteles có lập luận, tư duy riêng, và cơ bản đối lập với người thày của mình. Ông là người thiết lập môn lý luận học và cũng là người đầu tiên thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bằng việc quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Bên cạnh đó, ông còn được xem là nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Tuy cũng có một số ý kiến cho rằng, Aristoteles là “kẻ đạo văn lớn nhất của mọi thời đại” với lý luận rằng sau khi Alexandrea đại đế chinh phục được Ai Cập, ông đã cho thày của mình là Aristoteles tiếp cận với thư viện Ai Cập và những ý tưởng của ông do xuất phát từ đây, nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp của ông đối với sự phát triển của khoa học và đặc biệt là triết học nhân loại. 2. CUỘC ĐỜI CỦA ARISTOTELES: Aristoteles ra đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Công nguyên. Thrace cổ xưa (tức là nơi mà các dân tộc trên lãnh thổ Thracians sống) ngày nay GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 6 bao gồm Bulgaria, châu Âu - Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông-bắc Hy Lạp và các phần của phía đông Serbia và phía đông nước Cộng hoà Macedonia. Cha Aristoteles, ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II, cha của Vua Philip, nước Macedonia. Trong 17 năm đầu, Aristoteles đã sống với cha mẹ và được cha dạy cho về Y Khoa. Năm 18 tuổi, Aristoteles tới thành Athens và theo học tại Trường Academos của Platon – học trò của Socrates, được xem là một trong các nhà tư tưởng vĩ đại. Vào thời gian này, Platon 61 tuổi và đã liên quan tới nền chính trị của Syracuse. Vì vậy Hàn Lâm Viện Academos đặc biệt chú trọng về Luật Pháp, Chính Trị, thêm vào là Toán Học và Thiên Văn. Aristoteles được coi là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn các bạn về trí thông minh và lòng nhiệt thành. Muốn giảm bớt thời giờ ngủ và tăng thêm số giờ làm việc, Aristoteles đã nghĩ ra phương pháp sau: khi đọc sách hay lúc làm việc về khuya, ông cầm nơi tay trái một quả cầu bằng đồng ở phía trên một chiếc chậu. Nếu vì ngủ gật mà quả cầu rơi xuống thì tiếng động sẽ đánh thức ông dậy. Aristoteles bị đau dạ dày và để làm giảm bớt nỗi đau đớn, ông thường đeo ở trước ngực một cái bị đựng dầu đun nóng. Theo như truyền thống, những học viên giỏi sẽ được trợ giảng cho thầy. Aristoteles phụ trách giảng dạy môn Tu Từ Pháp (Rhetoric). Ông cũng soạn ra vài tập Đối Thoại theo khuôn mẫu của Thầy Platon. Các tác phẩm này đều trở nên rất nổi tiếng vì cách viết rõ ràng, dễ hiểu. Ông học với Platon vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu xét mức độ ảnh hưởng của Platon trong các tác phẩm của Aristoteles. Có người cho rằng thời kỳ sống cùng Platon là một thời gian đẹp nhất trong cuộc đời Aristoteles, một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Platon công nhận rằng Aristoteles là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Aristoteles là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 7 Aristoteles được Platon gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng vào lý thuyết, sách vở của Aristoteles. Người ta còn kể rằng Platon đã phải gọi Aristoteles là “Trí Tuệ của Nhà Trường” (l'entendement de l'Ecole). Danh hiệu trên là thành tựu đầu tiên của Aristoteles khi có được sự công nhận của một người thông tuệ như Platon. Tuy có thể mối quan hệ giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp, do khoảng cách tuổi tác 43 tuổi, sự thông cảm không phải dễ dàng có. Đặc biệt, vào cuối đời Platon, Aristoteles tỏ thái độ quan điểm đối lập về tư tưởng với thầy mình. Có nhiều tài liệu cho rằng điều này làm Platon rất bất bình và coi Aristoteles như một đứa con vô ơn. Còn đối với Aristoteles, có lẽ tuy bất đồng ý kiến song ông lúc nào cũng kính trọng Thầy và gìn giữ lòng biết ơn, cụ thể khi Platon qua đời vào năm 347, Aristoteles viết một bài điếu văn trong đó ca tụng Thầy. Vào năm 347 khi Platon qua đời, Speusippus trở thành người đứng đầu trường Academos. Aristoteles đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ của Platon, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ của Platon và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền Tiểu Á. Aristoteles có cảm tình rất nhiều với Hermias và đã kết hôn cùng Pithias, em gái của Hermias. Vì không cảm thấy an toàn tại Atarneus, Aristoteles đã theo lời khuyên của Theophrastus, một môn đệ, ông dọn tới Mitylene thuộc miền Lebos vào năm 344. Chính tại nơi này, Aristoteles đã nghiên cứu trong hai năm môn Sinh Học, đặc biệt là ngành Hải Sinh Học. Năm 342, Aristoteles được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái Tử Alexander khi đó mới 13 tuổi. Lời mời của Vua Philip II có thể là do lúc tuổi trẻ, Aristoteles đã từng sống tại triều đình này, có thể là do danh tiếng của GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 8 ông nhờ các tập Đối Thoại, nhưng cũng chính vì Aristoteles đã từng liên lạc chặt chẽ với Hermias là người đã tỏ ra thiên về Macedonia và chống lại Ba Tư. Aristoteles đã ở lại Macedonia trong 7 năm. Theo như thông lệ, nhà Đại Hiền Triết đã dạy cho Thái Tử về Chính Trị và Tu Từ Pháp, và Aristoteles cũng soạn một tác phẩm của Homer để giảng cho Alexander. Aristoteles đã cố gắng làm phát triển nơi Thái Tử các đức tính về điều độ và lý trí mà đối với ông, rất cần thiết cho một vương quốc. Có lẽ chính vào dịp này, Aristoteles đã soạn ra cuốn “Khảo Sát về Vương Quyền” (Traité de la Royauté) để giáo huấn Thái Tử nhưng tác phẩm này đã bị thất lạc hoàn toàn. Năm 340 khi vua Philip đi chinh chiến nơi xa, Thái Tử Alexander nắm giữ quyền hành. Vào thời gian này, ông cũng giành thời gian cho riêng mình để học hỏi thêm. Aristoteles cũng khuyên Alexander cho kiến thiết lại Stagira, nơi đã bị tàn phá vài năm trước thành một thành phố hiến pháp. Alexander rất quyến luyến ông Thầy và khi đã thay cha lên ngôi vua, vẫn lưu giữ Aristoteles bên cạnh. Thái Tử luôn luôn tỏ lòng biết ơn đối với Thầy cũ bằng cách biệt đãi nhà Đại Hiền Triết trong mọi công việc. Tuy vậy, dù rất mến yêu Thầy nhưng trái lại, ít khi nghe theo lời khuyên bảo của Thầy vì “một sự di truyền kỳ lạ hình như đã gieo vào tâm hồn Thái Tử tính tự kiêu vô hạn, với một ý chí muốn ngồi ngang hàng cùng các thần linh”. Những cố gắng của Aristoteles để làm dịu sự bồng bột của Alexandre hình như không đem lại nhiều kết quả. Theo một vài sử gia Alexandre coi Aristoteles như cha ruột của mình và về phần Alexandre cũng đã từng tuyên bố muốn học hỏi và coi trọng sự hiểu biết hơn là chinh phục thế giới. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ xã giao vì không đúng với sự thật. Alexandre luôn luôn là một chiến sĩ thích chinh phục, sau khi thọ giáo 2 năm với Aristoteles, Alexandre nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành công của Alexandre có lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Aristoteles và người ta thường so sánh thiên tài của Aristoteles trong lãnh vực triết lý với thiên tài của GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 9 Alexandre trong lãnh vực chính trị. Cả hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất triết lý. Vào năm 335 khi Đại Đế Alexander đi chinh phục châu Á thì Aristoteles tự thấy rằng nhiệm vụ của mình đã chấm dứt. Ông đề nghị để người cháu tên là Callisthenes thay mình làm cố vấn cho Đại Đế. Sau khi từ biệt Alexander, Aristoteles trở lại thành Athens và lập ra trường Lyceum, gần đền Apollon Lycien, vì vậy ngày nay được gọi là “Lycée”. Trường Lyceum là nơi tôn thờ Thần Muse, vị nữ thần chủ về Văn Chương, Nghệ Thuật và Khoa Học. Nhà trường có rất nhiều học cụ, kể cả bản đồ, lại có một thư viện rất đầy đủ. Tại ngôi trường này, Aristoteles trình bày các ý tưởng và giảng giải cho học viên trong các cuộc dạo chơi ngoài vườn, vì vậy ngôi trường của Aristoteles còn được gọi là “Trường Dạo Chơi”. Bên cạnh đó, Lyceum của Aristoteles chuyên nghiên cứu về sinh lý học và động vật học. Năm 323 khi Đại Đế Alexander qua đời, cuộc sống của Aristoteles cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù Aristoteles chỉ còn rất ít liên lạc với Alexander, nhất là khi người cháu của ông bị tử hình, nhưng nhà Đại Hiền Triết thường đi lại với Antipater và được viên tổng trấn này che chở. Đảng Quốc Gia thành Athens do Demosthenes lãnh đạo đã nổi dậy chống lại phe Macedonia sau khi Đại Đế Alexander không còn nữa. Aristoteles nhận thấy đời sống và tài sản của mình bị đe dọa. Người ta đã tố cáo ông phạm tội bất kính vì 20 năm trước, ông đã sáng tác một bài thơ tưởng niệm Hermias trong khi danh dự này phải giành cho Thượng Đế. Aristoteles nhớ lại số phận của Socrates rồi không đợi tòa án xét xử, vì chắc chắn ông sẽ bị kết án, Aristoteles rời bỏ thành Athens, trốn về quê mẹ là miền Chalcis. Ông tuyên bố “Tôi sẽ không để người Athens vi phạm Triết Học lần thứ hai” (I will not let the Athenians offend twice against Philosophy). GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 10 Sống tại Chalcis được vài tháng, Aristoteles qua đời vào năm 322 có lẽ do bệnh đau dạ dày, một căn bệnh đã hành hạ ông trong nhiều năm trường, cũng có giả thuyết là ông chết do tự tử. Ông để lại hai người con, con trai cùng tên với ông nội là Nichomachus và người con gái mang tên mẹ Pithias. Theo như lời yêu cầu, nắm xương tàn của nhà Đại Hiền Triết được chôn cất tại Stagira cùng với hài cốt của Pithias, vợ ông. 3. ARISTOTELES – “BỘ ÓC BÁCH KHOA TOÀN THƯ” THỜI CỔ HY LẠP Những năm tháng học tại Hàn Lâm Viện cùng giáo sư tài hoa Platon, những nỗ lực học tập, nghiên cứu không mệt mỏi cùng tố chất thông minh, tư duy sắc bén, Aristoteles được xem là cha đỡ đầu của một số các ngành khoa học tự nhiên như Vật lý học, Thiên văn học, sinh vật học…, đặc biệt trở thành nhà triết học có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các triết gia sau này tuy những phương tiện nghiên cứu của Aristoteles vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu hiện đại ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có kính viễn vọng, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristoteles đã sử dụng là một cái thước và một cái la bàn. Sức hút của Trái Đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh. Cuộc đời của ông, đặc biệt trong thời gian ở trường Lycyum, Aristoteles tập trung đọc sách, nghiên cứu, giảng dạy và viết sách. Hệ thống các tác phẩm của Aristoteles hầu hết là những ghi chếp để nói chuyện hoặc giảng bài. Nó bao quát rất nhiều ngành kiến thức khác nhau như: sinh học, tâm lý, chiêm tinh học, địa lý học, địa chất học, giải phẫu học, lý luận triết học siêu hình, thẩm mĩ học, chính trị, thơ ca và văn biện luận. Số lượng tác phẩm của Aristoteles lên đến hàng trăm cuốn, có người bảo 400 cuốn, có người bảo 1.000 cuốn. Những cuốn còn lại đến nay chỉ là một số nhỏ khoảng 40 cuốn nhưng cũng có thể lập thành một tủ sách. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 11 Các tác phẩm của Aristoteles được chia làm ba loại: (1) các bài viết phổ thông (popular writings), (2) các sách ghi chép (memoranda); và (3) Các sách luận đề (treatises). Các bài viết phổ thông đa số gồm các tập đối thoại theo mẫu của Plato và được viết ra khi Aristoteles còn cư ngụ tại trường Academos. Với văn phong trong sáng, các công trình sáng tạo này được Aristoteles gọi là các bài viết phổ biến bên ngoài với ý định dành cho công chúng bên ngoài trường học, hơn là các học viên của trường. Ngoại trừ một số đoạn rời rạc còn sót lại, hầu hết các tập đối thoại này đã bị thất lạc. Các sách ghi chép là tập hợp nhiều tài liệu khảo cứu và các sử liệu. Những sách này do Aristoteles và các môn đệ của ông thực hiện với chủ đích dùng làm nguồn tư liệu cho các học giả. Giống như các bài viết phổ thông, hầu hết loại sách ghi chép đều bị thất tán. Còn lại cho tới ngày nay là các sách luận đề, được viết ra dùng làm sách giáo khoa hay lời ghi giảng tại Trường Lyceum, liên quan tới mọi ngành của Kiến Thức và Nghệ Thuật. Không giống như các bài viết phổ thông, các sách luận đề chỉ được dùng cho học viên trong trường. Danh tiếng của Aristoteles được căn cứ vào các công trình này và đây là các tác phẩm mà các nhà biên tập đời sau đã thu thập và xếp đặt. Trong số đó, chủ yếu là Organon (công cụ nhận thức) gồm 6 luận văn về luận lý học; Physics (vật lý học); Metaphysics (siêu hình học); De Anima (bàn về loài vật); Nichomachean Ethics và Eudemian (đạo đức học); Rhetoric (khoa hùng biện); và một chuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học. Tới thế kỷ 19, còn tìm được cuốn Constitution of Athens (Hiến pháp Athens), trong đó ông tường trình về chính quyền của thành quốc Athens. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 12 3.1 Logic học: Aristoteles luôn trung thành với phương pháp lý tính - một phương pháp mà cho đến nay, chúng ta vẫn cần phải học tập. Dưới ánh sáng của phương pháp ấy, Aristoteles luôn chủ trương đi ngược lại truyền thống với những lễ nghi và mê tín. Ông cho rằng vũ trụ không chịu dự kiểm soát của bất kì thế lực nào, dù có là quỷ thần hay những pháp thuật siêu nhiên, huyền bí. Trái lại, nó vận hành theo những quy luật tự nhiên nhất định nào đó. Trước mỗi hiện tượng thiên nhiên, ông khuyên con người không nên lo lắng, sợ hãi mà nên quan sát, thí nghiệm và phân tích logic để có kết luận cụ thể. Có lẽ chính tư duy biện chứng ấy đã giúp cho Aristoteles cảm thấy: “ không kinh ngạc trước một thứ gì”” bởi đói với ông bất cứ điều gì cũng có logic riêng của nó- một thứ logic hoàn toàn có thể khám phá. Chính tư duy độc lập này của ông đã đi ngược lại quan điểm duy tâm của thầy mình là Platon. Cho đến giờ, người ta vẫn không thể quên câu nói nổi tiếng của ông: " Ta yêu thầy học của ta nhưng ta còn yêu chân lý hơn" . Chỉ một câu nói mà bộc lộ được những đức tính tôt đẹp của Aistotle trong cuộc sống cũng như trong khoa học. Cũng qua câu nói ấy, ta hiểu rằng, con người ấy đã thuộc về khoa học. Chân lý khoa học mới chính là cái đích lớn lao trong suốt cuộc đời ông. Aristoteles là nhà triết học đầu tiên đã phân tích phương pháp nhờ đó một số định đề được suy diễn theo luận lý là đúng, căn cứ vào một số định đề khác đã được công nhận. Ông tin rằng tiến trình suy diễn luận lý này được đặt trên một hình thức tranh luận mà ông gọi là Tam Đoạn Luận (Syllogism). Trong một tam đoạn luận, một định đề được suy diễn từ hai định đề đúng khác. Một thí dụ của lý luận này như sau: (1) mọi người đều sẽ qua đời, (2) Socrates là một con người, vì thế có thể đi tới kết luận rằng (3) Socrates sẽ qua đời. Tam đoạn luận đã giữ một vài trò quan trọng trong nền Triết Học sau này do tạo nên các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Trong phép luận lý, Aristoteles đã phân GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 13 biệt rõ hai thứ: biện chứng và phân tích. Theo nhà Đại Hiền Triết, biện chứng chỉ trắc nghiệm các ý kiến xét theo tính nhất quán về lý luận, còn các công trình phân tích được suy diễn từ các nguyên tắc dựa trên các kinh nghiệm và quan sát rõ ràng. Đây là sự khác biệt với lập trường của Hàn Lâm Viện của Platon, nơi cho rằng biện chứng là phương pháp duy nhất thích hợp với Khoa Học và Triết Học. 3.2 Khoa học xã hội 3.2.1. Ngôn ngữ và nghệ thuật: Nền giáo dục do Aristoteles chủ trương gồm hai phần: phần truyền khẩu và phần công khai phổ biến ra bên ngoài. Nhà Đại Hiền Triết đề cập tới các câu hỏi hoàn toàn lý thuyết cho các học viên mới vào buổi sáng còn buổi chiều, Aristoteles giảng dạy những học viên cũ về nhiều điều làm mở mang kiến thức trong đó môn Tu Từ Pháp chiếm phần lớn thời gian. Trong 12 năm liền, Aristoteles vừa thuyết giảng, vừa viết sách và phổ biến nhiều tác phẩm đề cập tới hầu hết kiến thức của thời đại. Trong các năm cuối cùng sống tại Lyceum, Aristoteles đã thiết lập bảng liệt kê các thế vận kỳ, cũng như lập ra bảng niên biểu kịch nghệ của thành Athens mà về sau, bảng này đã được dùng làm căn bản để ấn định ngày tháng của các vở kịch Hy Lạp. 3.2.2. Quan niệm về Đạo đức: Aristoteles tìm kiếm các nguyên tắc căn bản nhất và tổng quát nhất của kiến thức và sự thật. Bởi vì chỉ có Thượng Đế là không thay đổi, nhà Đại Hiền Triết gọi ngành nghiên cứu Thượng Đế là Thần Học (theology). Đối với ông, hai bộ môn Đạo Đức Học (ethics) và Chính Trị Học (politics) đều khảo cứu kiến thức thực tế, đây là sự hiểu biết cho phép con người hành động đúng cách và sống hạnh phúc. Qua tác phẩm đề tặng cho con trai tên là Nichomachus và được gọi tên là Nichomachean Ethics (Đạo Đức Học của Nichomachus), Aristoteles đã phân tích cá tính và trí thông minh khi những yếu tố này liên quan đến hạnh phúc, và ông cho rằng một cuộc đời hạnh phúc của con người là cuộc đời làm theo lý trí, là cơ GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 14 sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh con người; còn ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác. Phẩm hạnh của con người chỉ là thói quen thấy hiểu chân lý (thông qua giáo dục và đào tạo) hay lẽ phải đời thường (thông qua tập quán lâu đời của cộng đồng), và làm theo chúng một cách tự nhiên, không gò bó. Vì vậy có hai loại phẩm hạnh là phẩm hạnh lý tính và phẩm hạnh luân lý. Ông cho rằng hạnh phúc của con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự khôn ngoan của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái…mà còn bị chi phối bởi các điều kiện khách quan như tiền bạn, sức khỏe, tình bạn, xã hội công bằng…Quan niệm này thực sự vẫn đúng trong thời đại ngày nay. Vài tác phẩm quan trọng khác của Aristoteles là các cuốn Rhetoric (Tu Từ Pháp), Politics (Chính Trị) và Poetics (Thơ Phú). Qua tác phẩm sau cùng này, Aristoteles khảo cứu bản chất của bi kịch, lấy dẫn chứng từ bi kịch Oedipus Rex của Sophocles, và tin rằng bi kịch đã ảnh hưởng tới khán giả do gợi lên các cảm xúc như sợ hãi, thương xót, và cách tẩy sạch những xúc động này được ông gọi là “carthasis”. Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hi Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Công trình của Aristoteles xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandre. Văn chương của Aristoteles không bóng bẩy và thi vị như của Platôn, đó là một loại văn chương chính xác và khoa học. Aristoteles phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả tư tưởng. Những từ ngữ Âu Mĩ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Aristoteles như faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, principle, form .... Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Aristoteles còn viết nhiều tác phẩm văn chương nhưng đến nay đã thất truyền. Có người cho rằng những tác phẩm của Aristoteles không phải do chính Aristoteles soạn thảo mà do các môn đệ soạn thảo sau khi ghi chú các bài giảng của Aristoteles. Phần lớn những tác phẩm này được xuất bản sau khi Aristoteles GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 15 qua đời. Chỉ có một số ít tác phẩm về luận lý và văn chương được xuất bản khi Aristoteles còn sống. Một số những tác phẩm khác về siêu hình học và chính trị được sưu tầm từ đống giấy tờ do Aristoteles để lại. Có người cho rằng trong tất cả các tác phẩm và Aristoteles chúng ta có thể tìm thấy một lối viết văn giống nhau, điều này chứng tỏ rằng các môn đệ của Aristoteles thấm nhuần tư tưởng của thầy một cách sâu xa, nếu không phải tự tay Aristoteles soạn thảo ra các tác phẩm của mình thì các tư tưởng trình bày chắc chắn là của Aristoteles. 3.2.3. Quan niệm về Chính trị- xã hội: Trật tự xã hội chiếm hữu nô lệ bấy giờ ông xem là một trật tự xấu, nhưng đó là một trật tự cần thiết. Aristoteles xem xét cả mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế trên bình diện xã hội. Theo ông, công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng xã hội và bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng. Aristoteles đòi hỏi phải quan tâm đến lao động và phân công lao động. Khi phê phán lý luận về nhà nước lý tưởng của Platon, xem đó là xa rời thực tế, quá đề cao công ích coi thường lợi ích và sáng kiến cá nhân…, Aristoteles tự vận dụng thuyết trung dung để xây dựng lý luận chính trị - xã hội của riêng mình. Trung tâm của lý luận này là học thuyết về nhà nước. Con người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống có đạo đức mà còn biết làm chính trị. Con người về bản chất phải thuộc về nhà nước. Sứ mạng của nhà nước là đảm bảo cho mọi người (trừ nô lệ) trong cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc lợi ngày càng cao. Để thực hiện sứ mạng này, nhà nước phải tiến hành hoạt động trên ba lĩnh vực: lập pháp, hành chính và xét xử. Theo ông chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu. Bên cạnh đó, Aristoteles đã viết cuốn “Hiến Pháp của Thành Athens” (The Constitution of Athens), biên khảo về Hiến Pháp tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại tác phẩm “Khảo Sát về Hiến Pháp của Thành Athens” (On the Athenian Constitution). GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 16 Aristoteles còn có sở thích sưu tập các bản Hiến Pháp. Nhờ người học trò lớn Alexander Đại đế hỗ trợ, Thư Viện Lyceum của ông đã sưu tập được 158 bản Hiến Pháp của dân Hy Lạp và các quốc gia khác nhau. 3.3 Khoa học tự nhiên: 3.3.1 Vật lý học: Đối với Aristoteles, bản chất của thiên nhiên là thay đổi và ông đã định nghĩa môn triết học của thiên nhiên là sự khảo sát các sự vật đổi thay. Trong tác phẩm Physics (Vật Lý), Aristoteles đã phân biệt “hình thể” (form) với “chất liệu” (matter) của một vật, chẳng hạn như khi một nhà điêu khắc tạc ra một bức tượng bán thân bằng đồng, chất liệu là đồng và hình thể là hình nửa người. Aristoteles đã nghiên cứu các nguyên nhân của sự thay đổi và phân biệt bốn loại: (1) nguyên nhân chất liệu (material cause) là thứ mà một vật được làm ra, (2) nguyên nhân hữu hiệu (efficient cause) là hành động của nhà điêu khắc, là nguồn gốc của chuyển động (source of motion), (3) nguyên nhân hình thể (formal cause) là hình dáng bên ngoài, là loại (kind, type) để xếp hạng và (4) nguyên nhân cuối cùng (final cause) là chương trình (plan), là kiểu mẫu (design) hay mục đích của người sáng tạo hay phát minh. Khoa Vật Lý của Aristoteles là khoa học thiên nhiên bao gồm bên trong các bộ môn Thiên Văn, Khí Tượng, Thực Vật Học và Sinh Học, các bộ môn này có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ nhau. Có sáu hình thức vận động là: phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí. Aristoteles đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa nhận cái hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. Ông cho rằng vũ trụ là hữu hạn, liên tục và khép kín trong không gian nhưng vĩnh viễn về thời gian. Vạn vật trong vũ trụ đều được cấu thành từ 5 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí (từ mặt trăng trở xuống trái đất), và éther (bên ngoài mặt trăng bao GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 17 trùm toàn vũ trụ). Xuất phát từ quan điểm cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, và mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một vị trí riêng trong trật tự cấu trúc vũ trụ, Aristoteles đặt nền móng cho thuyết vũ trụ địa tâm. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng nên cả một hệ thống các định luật vật lý mà ngày nay được gọi là vật lý Aristoteles, tuy dù hệ thống vật lý này sau này bị Galilei chứng minh là sai lầm và bác bỏ. 3.3.2 Siêu hình học: Siêu hình học là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắc là chủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi chốn là gì? Aristoteles được xem là cha đẻ của siêu hình học. 3.3.3 Thiên văn học: Trong quan điểm về thế giới của Aristotle, Trời đất luôn gắn liền với sự hoàn hảo, các vật thể trên bầu trời tồn tại như một quả cầu hoàn hảo có quỹ đạo tròn hoàn hảo; trong khi đó Trái Đất thuộc về sự không hoàn hảo; 2 quan điểm này không được xem là có liên quan với nhau. Aristoteles cũng nghiên cứu chuyển động của các thiên thể qua tác phẩm On the Heavens (Về Bầu Trời) và tìm hiểu các thay đổi khi một vật được tạo ra hay bị hủy diệt. 3.3.4 Thực vật học và sinh học: GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 18 Trong một bức thư gửi cho bạn mình, Charles Darwin (1809-1882), nhà Sinh học nổi tiếng người Anh với thuyết Tiến hoá đã viết: “...Linnaeus ((1707-1778), nhà Thực vật học người Thụy Điển) và Cuvier ((1769-1832), nhà Cổ sinh vật học người Pháp) đều là thần tượng của tôi, theo những cách hiểu khác nhau, nhưng cả hai người đó đều chỉ là những học trò nhỏ so sánh với ông thầy vĩ đại Aristoteles”. Hẳn lời nhận xét trên cũng đủ để xác định tầm cỡ và mức giá trị của Aristoteles, nhà Sinh học thời Cổ đại. Ðược Alexander Ðại đế hỗ trợ, Aristoteles lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi. Tại hai nơi đó, người ta kể rằng thầy lẫn trò trong các buổi học tập đều đi tới đi lui không ngừng. Có tài liệu ghi, Alexander ra lệnh cho các nhà săn bắn và chài lưới phải đem nộp cho Aristoteles tất cả những giống vật mới lạ. Tục truyền có cả thảy một đội quân 1.000 người rải rác khắp Hi Lạp và châu Á để sưu tầm những giống vật mới lạ, Aristoteles là người đầu tiên đã lập nên vườn bách thảo và sở bách thú trên toàn thế giới. Ông đã nhận được sự cộng tác, hỗ trợ quý giá của Thephrastus (về Thực vật học) và Meno (về Y học), các mẫu và tài liệu quý giá từ học trò mình lấy từ Ba Tư và Ấn Độ, Ai Cập. Các bài viết về Lịch sử tự nhiên và Khoa học, trong đó quan trọng nhất là các tập “Lịch sử động vật”, “Bàn về các bộ phận của động vật” “Về sự tiến triển của động vật” (đề cập đến bản chất và nguyên nhân các sinh thái), “Hoạt động của giới động vật”, “Quá trình tái tạo của động vật” (bàn về các chức năng chung của cơ thể và linh hồn) ra đời. Cuốn “Nghiên cứu các động vật” là một tập hợp những dữ kiện về đời sống các loài vật. Ông đã mô tả khoảng 500 loại động vật (phần lớn thu thập từ đảo Lebos). Chính Aristoteles đã đặt ra nhiều thuật ngữ Giải phẫu học như: “aorta” (động mạch, để chỉ một động mạch xuất phát từ tim), “rectum” (trực tràng, để chỉ đoạn ruột đi thẳng xuống hậu môn). Aristoteles cũng phân biệt các loại mô khác nhau (như mỡ, xương, limphô...) và nhiều cấu trúc Giải phẫu học (như thực quản, khí quản, các xoang mũi, mê cung tai, đại tràng, GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 19 manh tràng...) Bản thân Aristoteles không viết tài liệu về Thực vật, lĩnh vực này ông dành cho người học trò danh tiếng của ông là Theophratus. Có lẽ người cha vốn là một thầy thuốc giỏi đã ảnh hưởng tác động mạnh đến tâm trí của Aristoteles từ tuổi ấu thơ nên ông đã sớm có xu hướng tìm hiểu thế giới sinh vật. Đặc điểm nổi trội nhất trong toàn bộ công trình nghiên cứu Sinh học của ông là khối lượng to lớn những nhận xét phong phú khi mô tả giới động vật. Trong khối lượng đó, các nhà khoa học của thế kỷ XX vẫn hứng thú vì tìm thấy những dữ kiện về đời sống động vật, những nguyên nhân tạo ra các hình thái sống, các chức năng chung của cơ thể và linh hồn. Trong suốt quá trình nghiên cứu Sinh học, Aristoteles đã phát hiện ra chu trình biến đổi của thiên nhiên: các sinh thái luôn cố gắng tự thân để hoàn thiện hơn, nhưng các động vật luôn luôn là những cá thể không vĩnh cửu nên chúng cũng phải tuân theo một chu trình sống và chết, hình thái liên tục này giống như bản sao chép vòng quay của vật chất. Kết quả đó là hiện tượng đến để tồn tại rồi qua đi, liên tục và không ngưng nghỉ. Như vậy hình thành và hủy hoại là những bậc thang của mọi giống loài. Người sinh ra người và cây sồi lại tạo ra cây sồi. Quan niệm này có lẽ phần nào đã loại bỏ mọi quá trình tiến hóa của các loài. Aristoteles xác nhận rằng nguồn gốc sâu thẳm của mọi hoạt động ở các hình thái sống chính là sức nóng mà ông thường gọi là “nhiệt nội sinh” hoặc “thở hít”, đây cũng là “dụng cụ” của linh hồn tác động bằng cách đẩy và kéo những bộ phận khác nhau của cơ thể nhằm tạo hiệu quả phục vụ cho những ham muốn của linh hồn. Quan điểm này là nội dung chính của luận thuyết “khí hợp sinh” (connate pneuma) nổi tiếng của Aristoteles. Theo cách nhìn này, Aristoteles là nhà khoa học đầu tiên đã phân loại giới động vật thành hai hệ thống lớn: hệ có máu (nghĩa là máu đỏ) và hệ không máu, đây là cách xếp loại dựa trên nội dung “nhiệt” và là đặc điểm đầu tiên của cách phân loại động vật. Một đặc điểm thứ hai trong cách phân loại động vật của Aristoteles là dựa vào phương thức tái tạo: giống đực cung cấp hình thái (nghĩa là linh hồn) GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 20 còn giống cái cung cấp vật liệu (nghĩa là các bộ phận cơ thể, nơi tiếp nhận sự sống từ linh hồn). Cách phân loại này cũng liên quan đến nhiệt: các thế hệ sau, các con, cháu sẽ có những đặc điểm càng giống cha, ông khi những thế hệ trước càng chứa đựng nhiều “nhiệt sinh lực” nhất. Xếp hàng đầu trong hệ phân loại này là các động vật đẻ con (như người).. Trong khi nghiên cứu quá trình tái tạo các loài, Aristoteles không chỉ quan tâm đến giới và tính di truyền, mà ông còn chú ý cả đến những yếu tố môi trường, quá trình đấu tranh để tồn tại, do vậy ông đã phân tích các chức năng khác nhau và cách phản ứng của từng tạng và bộ phận cơ thể. Ông luôn chú ý đến cái mục đích cuối cùng của sự sống cũng như của mọi hoạt động tái tạo và sinh tồn. Theo Aristoteles, đây cũng là trách nhiệm của nhà Sinh học trong suốt quá trình nghiên cứu sự sống hữu cơ. Trong cách phân loại dựa trên phương thức tái tạo như vậy, mặc dù nhận biết thấy có những điểm lấn chéo nhau giữa các giống loài nhưng Aristoteles vẫn chưa tìm được cách sắp xếp hợp lý hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn bộ các tác phẩm của Aristoteles bàn về Sinh học, các nhà khoa học hiện nay vẫn xác nhận rằng cách phân loại các hình thái sống như vậy đã đặt nền tảng cho những “bậc thang thiên nhiên” (scala nature) giống như một kiểu mẫu quy ước cho các nhà động vật học suốt nhiều thế kỷ về sau. 3.4 Triết học Aristoteles am hiểu rất nhiều ngành khoa học, nhưng nổi bật nhất vẫn là triết học. Marx (1818 – 1883, nhà tư tưởng, kinh tế chính trị, lãnh đạo cách mạng người Đức) đã đánh giá ông là “ nhà tư tưởng vĩ đại nhất của phương Tây cổ đại” . Tư tưởng triết học của ông năm giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghiã duy tâm. Aristoteles không những kế thừa được những tinh hoa tư tưởng triết học thời ấy, mà còn tổng kết, tìm ra những giá trị tiến bộ của tư tưởng văn hóa, triết học và nâng chúng lên tầm cao mới, giải thích, làm rõ thêm nhiều luận điểm triết học của các bậc tiền bối. Gatpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng đã làm rõ ý nghĩa triết học và vai trò của Aristoteles và tư cách là người đầu tiên GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 21 nghiên cứu lịch sử triết học và sáng lập ra môn học này, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học. Nói cách khác, theo ông, bắt đầu từ Aristoteles lịch sử triết học mới ra đời và phát triển. Có thể nói, người đầu tiên nêu ra khuynh hướng cơ bản trong triết học và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chính là Platon, mặc dù ông không quan tâm nghiên cứu, khảo sát các học thuyết triết học của các bậc tiền bối và cũng không có ý thức sử đụng các học thuyết ấy làm cơ sở để luận chứng trong các đối thoại và tranh luận của mình. Nhưng sự thực thì khi giảng bài, đối thoại, tranh luận... Platon không thể không sử dụng những tài liệu lịch sử triết học. Tuy nhiên, sự vận động, phát triển tư duy triết học luôn tuân theo nhưng quy luật logic của nó và như thế, phải đến Aristoteles thì lịch sử triết học mới ra đời và có một vị thế nhất định. Aristoteles trở thành người đầu tiên tổng kết và hệ thống hóa tư tưởng triết học trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại theo nghĩa rộng của từ này, còn theo nghĩa hẹp, Aristoteles là người đầu tiên phân loại tri thức khoa học, mặc dù đó mới chỉ là ban đầu, còn rất sơ khai. Vượt lên những người đương thời, Aristoteles đã sử dụng phương pháp logic để diễn đạt quan điểm của mình. Xét ở quan hệ này, có thể nói, Aristoteles là bậc tiền bối của Hegel. Bởi vì, những điểm cơ bản trong quan điểm lịch sử triết học của Hegel không phải là cái gì khác, mà chính là sự hoàn thiện những ý tưởng của Aristoteles đã phác thảo 23 thế kỷ trước đó. Lenin nhận xét: "Logic của Aristoteles là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với logic của Hegel". Nhằm hệ thống hóa và phân loại tri thức khoa học, Aristoteles đã thu thập một khối lượng lớn các tài liệu lịch sử triết học, kể cả tài liệu của chủ nghĩa duy vật và của chủ nghĩa duy tâm, đồng thời sử dụng phương pháp logic - lịch sử để tổng hợp và phân loại các tài liệu ấy. Công lao của Aristoteles không chỉ là tổng kết GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 22 lịch sử triết học thời ấy, mà quan trọng hơn là tìm ra một phương pháp mới phương pháp thống nhất logic và lịch sử trong nghiên cứu lịch sử triết học. Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng nhờ nó con người có thể nắm bắt tương đối trọn vẹn quá trình đã diễn ra sự vật. Do đó nếu không có phương pháp lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Logic là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vì muốn hiểu biết bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Mặt khác có nắm được bản chất và quy luật của sự vật mới nhận thức thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy cái logic, phải rút ra sợi dây logic chủ yếu của lịch sử thông qua việc phân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể. Còn phương pháp logic phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh và rốt cuộc phải đem lại lịch sử trong tính bản chất của nó. Lịch sử mà thiếu logic sẽ mù quáng, còn logic mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tư biện. Aristoteles không chỉ nghiên cứu những quy luật logic của tư duy con người, mà còn xác lập phong cách khoa học để xem xét các vấn đề triết học, phê phán những sai lầm trong học thuyết “con số" của Pitago, học thuyết “ý niệm" của Platon, chống lại sự đồng nhất cái tồn tại và cái không tồn tại của Pacmenit. Tên tuổi của Aristoteles gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng và những sự kiện diễn ra ở những điểm khác nhau trong mối quan hệ với không gian và vận động như một quá trình tạo lập và huỷ diệt, sáng tạo và phá huỷ. Quan niệm của ông là đúng, bởi sự sinh thành, phát triển và diệt vong của vạn vật đều tuân theo quy luật khách quan, không ai có thể làm trái quy luật hoặc đi ngược lại lịch sử. Chúng ta không thể đặt ra các điều kiện và đòi hỏi các bậc tiền bối phải giải quyết các vấn đề triết học của lịch sử thế này hay thế khác. Xét hoàn cảnh và trình độ nhận thức ở thời ấy thì những gì mà họ làm được thật đáng làm ta kinh ngạc và rất đáng trân trọng. Vấn đề là ở chỗ, họ là những người đi đầu trong việc GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 23 tạo dựng và thiết lập nên những quan điểm lịch sử triết học đầu tiên, khai phá con đường mà sau này, các nhà triết học của nhiều thời đại đã đi trên con đường ấy. Tính độc đáo và sâu sắc trong việc xác lập vị thế lịch sử triết học của Aristoteles được thể hiện ở các nguyên tắc: (1) Nguyên tắc quan hệ hữu cơ giữa bản thể luận và phương pháp nghiên cứu trên cơ sở của sự thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử. (2) Nguyên tắc nhất nguyên trong xem xét, phê phán các học thuyết triết học. (3) Nguyên tắc kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quan điểm, học thuyết triết học trong lịch sử triết học. Có thể tìm hiểu kỹ các nguyên tắc này trong phần I của "Siêu hình học" của Aristoteles, nhất là khi ông bình xét quan điểm triết học về cái tồn tại và cái không tồn tại của Pacmenit và Kxenophan. Tìm ra và sử dụng phương pháp logic - lịch sử để nghiên cứu lịch sử triết học, Aristoteles đã chỉ ra mối liên hệ giữa học thuyết triết học của Empedoccolo và học thuyết của Anacxagoro. Theo Aristoteles, cả hai học thuyết này đều bắt nguồn từ học thuyết của Anacnmandoro và giữa chúng cũng có sự khác nhau trong việc giải quyết vấn đề khởi nguyên của thế giới. Có thể nói, trên cơ sở phân tích các học thuyết khác nhau trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Aristoteles đã hình thành nên phương pháp logic - lịch sử, từ đó đưa ra nguyên tắc nhất nguyên luận trong nghiên cứu lịch sử triết học. Nghiên cứu "Siêu hình học" của ông, chúng ta thấy ông coi lịch sử của tư tưởng triết học chính là lịch sử con người đi tìm chân lý. Theo ông, tìm chân lý trong một mối quan hệ là rất khó, nhưng trong nhiều mối quan hệ thì dễ hơn. Việc tìm chân lý trong lịch sử xã hội không thể dựa vào một vài sự kiện, mà cần phải có sự khảo sát công phu từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều sự kiện khác nhau. Aristoteles cho rằng, nếu không có sự kế thừa các học thuyết trước đó thì các khái niệm mới đưa ra, các học thuyết mới hình thành chỉ là những tập hợp ngôn GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 24 từ trống rỗng, không có sức sống. Theo ông, những gì người đương thời có được đều không thể tách rời và xa lạ với tiền nhiệm. Trên cơ sở kế thừa tư duy lý luận và kinh nghiệm lịch sử, chúng ta tồn tại và phát triển. Các thế hệ kế tiếp sau chỉ có thể bước qua và leo lên nhưng nấc thang mới cao hơn, tiến lên phía trước là nhờ nghiên cứu lịch sử triết học và tiếp thu, kế thừa những mặt tích cực ở những người đi trước. Với sự nhạy cảm của trực giác, Aristoteles đã nêu ra sự cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa các học thuyết triết học, tính quy định của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của nhà triết học đối với sự phát sinh, phát triển của mỗi học thuyết triết học. Có như vậy mới tìm ra được các khía cạnh khác nhau của sự phát triển lịch sử triết học, tìm ra mặt tiến bộ, tích cực để kế thừa, đồng thời lọc bỏ những hạn chế, không phù hợp, không có giá trị, không có ý nghĩa. Tuy nhiên, sau khi Aristoteles qua đời, những người kế tục ông đã không làm được cái mà ông mong muốn. Phương pháp logic - lịch sử được các học trò của ông vận dụng, nhưng không đạt được trình độ mà bậc thầy của mình đã có. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học phát triển rất chậm chạp. "Chủ nghĩa thầy tu đã giết chết cái gì là sống động ở Aristoteles và làm thành bất tử cái gì đã chết rồi". Những gì mà Aristoteles đã làm và chuẩn bị cho sự phát triển lịch sử triết học chỉ được thực hiện từ khi có triết học Phục hưng đến nay. Trong tác phẩm của mình, Gatpi không chỉ làm nổi bật học thuyết về vận động của Aristoteles, mà còn từ quan điểm vận động này biểu đạt ý tưởng về sự vận động tư tưởng trong lịch sử phát triển của nó. Gatpi đã chứng minh một cách thuyết phục vai trò và ý nghĩa triết học của học thuyết triết học Aristoteles và coi học thuyết này là khởi nguồn của sự phát triển tư tưởng lịch sứ triết học. Từ những đánh giá đó, Gatpi đã khẳng định Aristoteles là người mở đầu, là ông tổ của lịch sử triết học. Aristoteles xứng đáng được gọi như vậy, mặc dù còn có những hạn chế lịch sử nhất định, nhưng nếu không có ông, không có người đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 25 điện cho những người mở đầu thì chúng ta không thể có lịch sử khoa học triết học ngày nay. Trong tác phẩm "Aristoteles viết về các bậc tiền bối" (Nxb Tobilixi, 1978) của Danhenlia - nhà triết học Grudia nổi tiếng, đã khẳng định: các tác phẩm của Aristoteles có một ý nghĩa quan trọng vì nó là minh chứng về nguồn gốc của lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Danhenlia đã nghiên cứu rất công phu các tài liệu, tìm được phương pháp tiếp cận phù hợp để nghiên cứu và hiểu được ý đồ tổng kết lịch sử triết học của Aristoteles. Trong kết quả nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra những kết luận xác đáng như sau: (1) Aristoteles là người đã có công hệ thống hóa triết học trong thế giới cổ đại với một sự chính xác đến mức kinh ngạc, là người đã vạch ra cả cấu trúc logic của các quan điểm, các học thuyết triết học trước đó, đem lại sự tường minh cho các vấn đề phức tạp. (2) Aristoteles không chỉ là người đã có công tổng kết tư tưởng triết học, làm sống lại những tư tưởng của các bậc tiền bối, mà còn là người tổ chức, định hướng cho công tác nghiên cứu và phát triển triết học của những người kế tục ông. (3) Trong di sản triết học của Aristoteles, không còn nghi ngờ gì nữa, đã có những tuyển tập các công trình, luận văn nghiên cứu về lịch sử triết học. Chúng ta có thể tìm thấy nó trong các tác phẩm của Aristoteles và trong các tài liệu triết kể từ sau Aristoteles cho đến nay. Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử triết học, chúng ta có thể thấy một điểm chung, khá thống nhất là về cơ bản, các nhà nghiên cứu triết học Aristoteles đều cho rằng, Aristoteles là người sáng lập lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, các tác phẩm của ông là nguồn gốc để nghiên cứu lịch sử triết học thời ấy. Aristoteles đã định nghĩa triết học là khoa học, đánh giá cao ý nghĩa và giải thích khá sâu sắc nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học. Sự giải thích của ông về vấn đề này cho đến tận ngày nay, qua bao nhiêu thăng trầm của hàng chục thế kỷ, GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 26 có nhiều luận điểm vẫn còn hợp lý, có giá trị thời sự. Hegel và sau này là Marx, Engels, Lenin đều đánh giá cao vai trò và ý nghĩa triết học của Aristoteles. Logic phát triển triết học của Kant, Hegel, của Marx, Engels và Lenin đều xuất phát từ các bậc tiền bối như Aristoteles. Về sự giống nhau của chủ nghĩa duy tâm nguyên thuỷ và chủ nghĩa duy tâm hiện đại, Lenin viết: "Kant, Hegels, ý niệm về Thượng đế, chẳng phải là cũng cùng một loại đấy sao, cũng đều xuất phát từ Aristoteles" tác giả nhấn mạnh. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở Moscow (Liên Xô), xuất hiện một công trình nghiên cứu có tiếng vang lớn của Loxep: Lịch sử mỹ học cổ đại - Aristoteles và các tác phẩm kinh điển. Trong tác phẩm này, Loxep khẳng định: Aristoteles là người sáng lập lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Những luận điểm xuất phát để ông khẳng định Aristoteles là nhà lịch sử triết học đầu tiên là dựa vào các khái niệm của lịch sử triết học. Từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm triết học, ông phân chia ra các nguyên tắc cơ bản và các yếu tố cấu thành lịch sử triết học, tìm ra đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó. Theo Loxep: (1) Lịch sử triết học nghiên cứu sự phát triển có tính logic lịch sử của tư tưởng triết học. (2) Sự thống nhất và tính lặp lại những vấn đề triết học là do vấn đề cơ bản của triết học quy định và do sự quy định cửa trình tự logic - lịch sử tư tưởng triết học. (3) Sự phát triển tư tưởng triết học là lịch sử tìm tòi, phát hiện chân lý trong cuộc đấu tranh giữa các quan điểm đối lập. Đây là một quá trình phát triển biện chứng, được thực hiện theo nguyên tắc: lọc bỏ cái cũ, lỗi thời, giữ lại cái tiến bộ để kế thừa, phát triển. Những tiêu chí để gọi lịch sử triết học là một khoa học được hình thành trong quá trình phát triển lâu đài của bản thân nó và diễn ra với các điều kiện lịch sử rất khác nhau. Có thể nói rằng, sự bắt đầu lịch sử triết học có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát hiện ra các yếu tố cấu thành của chính nó, với việc tổng kết, khái quát các học thuyết triết học trước đó, ngay cả ở hình thức đầu tiên, chưa phát triển, chưa hoàn thiện. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 27 Cho đến nay sự tìm kiếm điểm khởi đầu của quá trình phát sinh lịch sử triết học vẫn còn tiếp tục. Nhiều nhà triết học macxít đã coi Aristoteles là người mở đầu lịch sử tư duy triết học, là người đã giải phóng triệt để tư duy tiền khoa học, là người đầu tiên đã tổng kết, khái quát lịch sử tri thức nhân loại và đưa triết học phát triển lên tầm cao mới nhờ việc phê phán học thuyết về “con số" của Pitago, học thuyết về “ý niệm" của Platon. Có lẽ là như vậy, và lịch sử triết học đã ra đời từ đó. Nét đặc biệt của thời đại Aristoteles chính là giai đoạn tổng kết và tích luỹ tri thức mà người cổ đại đã đạt được là giai đoạn mà sự vận động và tiến bộ xã hội diễn ra rất nhanh, trên nền tảng ấy triết học phát triển và đã đem lại một cách nhìn mới về thế giới trong một chỉnh thể thống nhất. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA ARISTOTELES Sau khi nhà Đại Hiền Triết Aristoteles qua đời, nền Triết Học của ông được giảng dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trước Công Nguyên, nhờ đó người La Mã được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50, Andronicus người đảo Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Aristoteles nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân tích nền triết học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria. Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền triết học của Aristoteles bị hầu như quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau Công nguyên tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristoteles sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Aristoteles. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Aristoteles lại được quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền triết học của Aristoteles làm căn bản GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 28 cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristoteles là “Bậc Thầy của những người hiểu biết”. Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh Charles Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Aristoteles cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế kỷ 20, môn Logic được coi là của Aristoteles. Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Aristoteles đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích vào công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri lương tri GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 29 KẾT LUẬN Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông là: " Giá trị đích thực của đời người là ở sự thức tỉnh và năng lực suy nghĩ, chứ không phải ở sự tồn tại ". Cuộc đời ông là một cuộc đời " đích thực " theo đúng cách mà ông đã nói, luôn luôn tư duy để chứng minh mình tồn tại. Số lượng các tác phẩm của ông cũng là một niềm kinh ngạc lớn đối với chúng ta không chỉ bằng số lượng, mà còn ấn tượng bởi sự đa dạng và phong phú của chúng. Tầm tri thức uyên bác đã khiến ông đề cập đến tất cả mọi hiện tượng trong đời sống con người và xã hội và ảnh hưởng của các tác phẩm của ông đến các triết gia, khoa học thì vẫn còn mãi với thời gian. Với những gì ông nghiên cứu và để lại cho nhân loại, Aristoteles xứng đáng với danh hiệu “Bộ óc bách khoa của nhân loại”. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Đinh Vũ Hồng Linh 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình đại cương lịch sử triết học – TS. Bùi Văn Mưa, TS. Nguyễn Ngọc Thu (đồng chủ biên), NXB Tổng hợp TP.HCM, 9/2003. 2. 3. 4. 5. 6. www.sinhhocvietnam.com 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_10_dinh_vu_hong_linh_d1k19_7269.pdf
Luận văn liên quan