Đề tài 10 quy tắc của Sam Walton

LỜI MỞ ĐẦU –¯— 1. Lý do chọn đề tài Sam Walton là cha đẻ của Wal-Mart – đại công ty lớn nhất, thành công nhất trên thế giới. Từ một người bán hàng tạp hóa ở Arkansas, ông đã vươn lên để trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại. Là người không ngừng học hỏi, ông đã thách thức những học thuyết và mô hình kinh doanh thời bấy giờ, triển khai và thực hiện một nhóm các quy tắc mới và sau đó cho áp dụng cho cả tập đoàn Wal-Mart để cải thiện tập đoàn về mọi mặt. 10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về Sam Walton với những câu chuyện cụ thể để chứng minh cho từng quy tắc. Mỗi quy tắc của Sam đều rất dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể mô phỏng để áp dụng vào công việc và vào cuộc sống riêng tư. Song giống như bao điều tập đoàn Wall-Mart đã làm, mười quy tắc này đòi hỏi tính kỷ luật cao khi thực hành. Để hiểu rõ câu chuyện về 10 quy tắc của Sam Walton, Nhóm 4 đã chọn đề tài “10 quy tắc của Sam Walton” để nghiên cứu và phân tích cho bài tiểu luận của Nhóm.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 10 quy tắc của Sam Walton, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nào cũng nhiệt tâm” nguyên tắc này ông dựa trên kinh nghiệm của những ngày đầu lập ra công ty. Ông cho rằng những gì thiếu hụt trong mảng kiến thức, kỹ năng và khả năng thì có thể bù đắp bằng sự tâm huyết, ý chí và đi cùng là sự say mê thành công. “SamWalton thường đi làm trước 4 giờ sáng để có thể xem lại các báo cáo kinh doanh của ngày hôm trước,trước khi các thành viên khác trong ban Điều hành đến!”. Vâng sự tận tâm, lòng say mê, khả năng tập trung cao độ và luôn có niềm tin vào công việc của chính mình là những nhân tố quan trọng, cần thiết cho bất kỳ ai đang nổ lực để thành công, đồng thời giúp xác định rõ ràng hướng đi hay mục tiêu. Và từ những điều nay Sam đã làm được điều kỳ diệu khi xuất phát điểm của ông chỉ là một con số không, vất vả làm mọi việc từ nhỏ tới lớn trong các cửa hàng bán lẻ…nhưng qua quá trình vươn lên học hỏi có ước mơ và hoài bão và luôn nâng những mục tiêu của mình lên, thích mở rộng mục tiêu và đặt ra những mục tiêu khó để luôn nhắc nhở chính chính mình phải thực hiện cho bằng được để giờ đây cái tên tập đoàn Wal-Mart được nhắc đến như một huyền thoại. Trong cuộc đời của Sam, không một ngày nào ông không nghĩ tới việc kinh doanh, một khi đã bắt tay làm việc gì nếu bạn luôn nghĩ về việc đạt được mục tiêu, dành nhiều thời gian, sức lực thì nhất định bạn sẽ đạt được thành công. Như chính Mr Sam đã có niềm tin ở chính ông và những người được ông tuyển dụng. Muốn thành công, bạn phải có một cam kết chắc chắn và tin tưởng ở bản thân, tuy chưa đủ chuyên môn thì bạn vẫn có thể vừa học vừa làm nhưng nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ bạn đạt được điều gì. Như Sam đã nói và làm được. Ông luôn cho mọi người cơ hội để họ phát triển vì theo ông thì tất cả mọi người đều có những khả năng tìm ẩn. Ông có thể bỏ ra một khỏang thời gian khá dài để đào tạo nhân lực, nếu có ai đó không đủ năng lực thì Wal-Mart không bao giờ đuổi họ hay gạch tên họ mà Sam cũng như cả công ty sẽ phải cân nhắc, đắn đo tìm ra các nguyên nhân trước khi để ai đó ra đi. Lòng nhiệt tâm trong công việc cũng như cho con người của Sam là tấm gương mà bất kỳ ai cũng cần phải học hỏi theo. Ông có khả năng đào tạo những con người trung bình thành những người làm việc giỏi bằng chính sự tận tình của ông. Trước khi thực hiện ý tưởng của mình Sam đã tự hứa và cam kết với chính ông là sẽ đi đến cái đích cuối cùng và luôn luôn tin rằng mình sẽ thành công dù cho lúc bấy giờ nhiều người cho rằng một tường của ông hết sức là điên rồ khi mở các cửa hàng bán lẽ ở vùng nông thôn. Các chiến lược của Sam thành công như thế tại sao không một công ty nào có thể học hỏi và làm theo? Một vài công ty đã làm vậy. Các cửa hàng bán lẻ của hãng Meijer cũng đã có những nhân viên chuyên chào hỏi, hoan nghênh, giúp đỡ, tận tâm với các khách hàng…Nhiều nhà hàng, khách sạn,…. đã bắt đầu triển khai các hành động tương tự. Song đây là thiểu số và thực hiện được nó không hề đơn giản. Không chỉ dừng lại ở chiến lược kinh doanh mà nguyên tắc của Sam đã vượt ra khỏi khuôn khổ đó, bạn có thể áp dụng chúng vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ví dụ như bạn muốn trở thành người chơi golf giỏi thì bạn cần đặt ra những mục tiêu khác nhau c ho mỗi ngày,tin rằng mình sẽ làm được bằng cách thực tập, thực tập và thực tập hôm nay phải nhiều hơn hôm qua….hay muốn trở thành một nghệ sĩ dương cầm tài hoa bạn phải hy sinh các dự định cá nhân của mình để tận tâm tận lực và miệt mài tập luyện để tin chắc rằng đến một lúc nào đó mình sẽ thành công. Sự thành công của Sam, lòng nhiệt tâm, hướng đi, mục tiêu của Sam đã truyên cảm hứng cho người khác. Và ngày nay các nhân viên của Wal-Mart trước khi bắt đầu công việc của mình đều đọc lại một lần những quy tắc của Sam. Ngay từ lúc khởi sự kinh doanh ông đã chuyên tâm xây dựng Wal-Mart thành công ty lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Điều làm nên thành tích này là từ một con người bình thường, có ước mơ hoài bão, có niềm tin tầm nhìn, biết xác định mục tiêu…và tận tụy, gánh chịu rủi ro mò mẫn tìm tòi và miệt mài làm việc…Những thành công đến với ông không hề dễ dàng, ông đã dành cả đời để học nghề mà không nề hà khó nhọc cam kêt với chính mình phải chịu khó. Và ông dành hết lòng nhiệt tâm của mình cho công việc. 2.2.2 Quy tắc 2: Chia sẻ thành công với những ai đã giúp đỡ bạn. Sam Walton cho rằng khi chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên tức là bạn đang đối xử với họ như những người cộng sự. Khi nhân viên được đối xử như những cộng sự thì họ sẽ bắt đầu làm việc như những người cộng sự khi giao tiếp với khách hàng, nhà cung cấp và với chính giám đốc. Cộng sự là những người được trao quyền, vì vậy nhân viên cảm thấy có quyền và thực thi trách nhiệm trong công việc một cách nghiêm túc, nhiệt tình hơn nữa. Nên kết quả đạt được sẽ tốt vượt quá sức tưởng tượng của bạn. Vậy Sam đã áp dụng nguyên tắc này trong Wal-Mart như thế nào? Ban đầu Sam chỉ chia lợi nhuận cho ban giám đốc, đến sau năm 1970 ông mới bắt đầu thực hiện kế hoạch chia lợi nhuận cho tấc cả các nhân viên hưởng lương theo giờ ở Wal-Mart. Cách chia lợi nhuận của ông như sau: lấy một tỷ lệ phần trăm nào đó làm lơi nhuận cho Wal-Mart, phần còn lại cho vào quỹ chung và chia số tiền này cho nhân viên vào một thời điểm nào đó khi kết thúc năm tài chính. Cách để các nhân viên tham gia chương trình này là: mỗi nhân viên làm việc cho công ty ít nhất một năm với thời ít nhất 1000 giờ một năm thì đủ điều kiện bỏ 6% lương của họ vào tài khoản kế hoạch chia lợi nhuận cá nhân. Khi rời công ty họ có thể nhận tài khoản ấy theo bất cứ hình thức nào trong kế hoạch của họ- tiền mặt hoặc cổ phần của Wal-Mart. Sau này Sam Walton còn có một chương trình nữa gọi là “tiền thưởng cho những người có phần hùn” hay đây là chương trình chia lợi nhuận ở cấp của hàng. Hàng tháng các cửa hàng sẽ giám sát chương trình này và mỗi nhân viên đều có khối lượng việc phải làm. Mỗi tháng khi nhận được bản báo cáo lãi lỗ, các nhân viên trong cử hàng sẽ cập nhật và theo dõi các con số về doanh thu, biên lợi nhuận, bao nhiêu phần trăm từ chỗ ấy là lợi nhuận, phải trích ra cái gì từ lơi nhuận ấy. Cuối cùng bất kể lời được bao nhiêu thì cũng có một tỉ lệ phần trăm nào đó được đưa vào kế hoạch dành cho những người có phần hùn của cửa hàng. Đến cuối năm, có bao nhiêu thì cũng được chia cho cộng sự hưởng lương theo giờ và các trợ lí giám đốc trong cửa hàng. Những nhân viên làm việc hiệu quả ở Wal-Mart sẽ đều được thưởng, và ngược lại những nhân viên làm việc chểnh mảng sẽ bị phạt, sự kết hợp giữa thưởng và phạt chính là một chất xúc tác giúp cho cỗ máy Wall-Mart vận hành tốt. Công thức chia lợi nhuận ở Wal-Mart gồm một phần là để định mục tiêu, một phần là trao quyền cho cá nhân, một phần là tạo hiệp đồng nhóm và một phần là để quản lý sát sao những chỉ tiêu quan trọng. Tất cả những điều này đã giúp cho công ty đạt được mục tiêu, chia sẽ lợi nhuận và lòng trung thành mãi mãi của cộng sự. Các công ty hiện nay áp dụng nguyên tắc này như thế nào? Các công ty hiện nay cũng đã và đang áp dụng nguyên tắc này của Sam Walton. Đa số các công ty hiện nay đều thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và có cổ phiếu niêm yết trên thị trướng. Ngoài các cổ đông lớn là những nắm giữ phần lớn số cổ phần là những người trưc tiếp điều hành và hưởng lợi từ công ty, thì các nhân viên nếu có nhu cầu đều có thể mua cổ phiếu của công ty . Ngoài ra, các công ty hiện nay thường không thưởng tiền mặt cho nhân viên của mình mà họ thường quy đổi ra cổ phiếu của công ty để thưởng cho nhân viên, như vậy nhân viên của họ cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty nên họ sẽ nổ lực hết mình làm việc vì công ty. Đối với nhân viên ở các cửa hàng thì ngoài mức lương cơ bản mà họ nhân được, thì họ còn được nhân thêm một tỉ lệ phần trăm hoa hồng từ doanh số bán hàng của mình. Tất cả những điều này sẽ khích lệ tấc cả mọi người nổ lực làm việc, vì công ty làm ăn có hiệu quả thì thì họ cũng sẻ là người được hưởng lợi. 2.2.3 Quy tắc 3: Tạo động lực cho mình và cho người khác để đạt được điều mình mơ ước. Sam Walton có một biệt tài là làm cho mọi người xung quanh hồi hộp với công việc kinh doanh của ông như chính ông. Ông tin rằng nếu hành động nhiệt tình bạn bạn sẽ sôi nổi và mọi người xung quanh bạn cũng sẽ nhiều năng lượng, tạo động lực cho chính mình và cho người khác để đạt được điều mình mơ ước là bí quyết thứ 3 của Mr Sam . Quy tắc thứ 3 nêu lên tầm quan trọng của việc có được một đội ngũ giám đốc và nhân viên giàu động lực nhằm đạt được mục tiêu của bất cứ tổ chức nào. Sam nhận ra rằng bản thân tiền bạc không động viên được con người, chỉ có con người mới động viên được con người. Ban Giám đốc giữ vai trò tạo ra môi trường tích cực để nhân viên có thể phát triển tốt trong môi trường ấy, tuy nhiên động lực đúng nghĩa phải xuất phát từ mỗi cộng sự. Ông tin vào việc định ra những mục tiêu cao hơn và thách thức các cộng sự đạt được những mục tiêu đó, và hiếm khi họ làm ông thất vọng. Sam có biệt tài là thấy ở con người tiềm năng hoàn thành việc lớn và ông tạo cơ hội cho họ hiện thực hoá tiềm năng ấy. Không có ai bên cạnh đôi khi nhân viên sẽ thiếu tự tin hay không có niềm tin vào khả năng của chính mình. Sam biết rằng nhân viên chỉ mới sử dụng một phần nhỏ trong tiềm năng của họ và nếu chịu bỏ thời gian ra để châm mồi và huấn luyện họ thì tiềm năng ấy sẽ bộc lộ. Để tránh tình trạng trì trệ ông tin vào việc hoán đổi nhiều người vào làm những công việc khác nhau, những công việc mà họ chưa từng được huấn luyện trước đây. Ông cũng tin vào việc tạo ra một môi trường làm việc luôn thay đổi và không dự đoán được nhằm phá bỏ tính đơn điệu vốn tiềm ẩn trong môi trường các cửa hàng bán lẻ. Mục tiêu không bao giờ chấm dứt của ông là phải có những cộng sự tích cực nhất trong lĩnh vực bán lẻ. Đó là những người hăng hái làm việc để vượt lên cả những mong đợi của khách hàng . Trong cuộc họp vào sáng thứ bảy hàng tuần tại văn phòng chính, Sam điều hành những cuộc họp này và ông luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ, thoải mái để làm thư giãn tinh thần của những người có mặt. Ông hay gây ngạc nhiên và đưa đến một điều thú vị là không ai biết được sắp tới ông lại làm chuyện gì. Vào một ngày thứ bảy nọ ông mang đến văn phòng những con chó săn của mình và thả chúng chạy rong trong phòng họp, rồi một thứ bảy khác ông mời một ca sĩ miền Tây của Mỹ hoặc một người nổi tiếng ở Hollywood đến dự họp, họ đến để quảng cáo album hay một bộ phim mới nhất của mình, và Sam muốn giới thiệu họ với mọi người tham dự. Bằng cách phá vỡ tình trạng đều đặn nhàm chán và tạo vui vẻ, Sam đã lấy đi sự căng thẳng luôn hiện diện ở một công ty lớn nhất thế giới và thành công nhất này . Sam tin rằng định ra mục tiêu là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho Wal-Mart. Nếu quản lý nhân viên có những khi bạn phải thật sự tin vào nhân viên hơn là nhân viên tin vào chính họ, như Sam đã từng làm thế. Sam truyền cho những người trung bình sự tự tin, đó là những người có thể đã biết hoặc chưa biết rằng họ có khả năng hoàn thành công việc ở mức trên trung bình. Một khi cộng sự của ông nhận ra là ông có lòng tin vào họ thì họ phải xoay sở để sao hoàn thành công việc thậm chí ở mức cao nhất. Bài học nêu trên sẽ có giá trị đối với bạn và tổ chức của bạn. Một khi đội nhóm của bạn biết bạn đặt niềm tin vào khả năng của họ thì bạn có thể đứng ra xa và chứng kiến điều tưởng như không thể lại trờ thành hiện thực . Sam là bậc thầy về tạo ra thách thức rồi đạt được kết quả thông qua việc tạo cho chính mình một lời tiên tri tự thành, niềm tin vững vàng về con người và sự khích lệ chân thành của ông dành cho những nỗ lực của nhân viên hầu như luôn dẫn đến những kết quả đáng khâm phục. Ông nhận ra rằng công việc của người quản lý là đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty thông qua nỗ lực và kết quả của đội ngũ nhân viên. Hình thức tạo động lực cho cộng sự của ông đã in đậm trong nét văn hoá của Wal-Mart và vẫn tiếp tục được củng cố qua niềm tin của ông rằng Ban điều hành, Ban Giám đốc, các nhà quản lý cầm phải là những nhà lãnh đạo làm nô bọc . Ông tin vào sự đề bạt cộng sự từ nội bộ và tập thể nhân viên có vô vàn thí dụ sống động xung quanh họ về những giám đốc được khen thưởng do đã nỗ lực cho những công việc lớn hơn với trách nhiệm nhiều hơn. Ở Wal-Mart cơ hội nằm ẩn dưới những công việc vất vả và với những ai đủ thông minh để nhận ra sự thật này thì cơ hội nghề nghiệp đến với họ là vô hạn. Sam coi công sự là người góp vốn và mọi cộng sự đều như nhau. Giống như ông, các cộng sự của ông có những đặc điểm rất dễ phân biệt với những nhân viên của các công ty khác: hăng hái làm việc để đạt được kết quả cuối cùng,coi khách hàng là trung tâm trong các mối quan hệ, luôn hướng đến kết quả, đổi mới, chính trực, trung thực, có lòng tin, chấp nhận rủi ro, say mê chất lượng, những con người tạo ra sự khác biệt, mỗi con người là một nhà lãnh đạo. “Mướn người giỏi nhất, cung cấp chương trình huấn luyện hiệu quả nhất và là nơi làm việc tốt nhất “là câu khẩu hiệu về văn hoá của Sam Walton tại Wal-Mart. Ông tin tưởng vào việc tìm kiếm và thu dụng người tài giởi nhất sẵn có, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho họ cũng như tạo môi trường làm việc để họ cảm thấy tự hào khi được làm việc trong môi trường đó . 2.2.4 Quy tắc 4: Truyền thông với người khác và bày tỏ rằng bạn đang quan tâm đến họ. Mr Sam tin rằng các cộng sự, đồng nghiệp hay nhân viên càng biết nhiều về doanh nghiệp, càng hiểu rõ những áp lực của công ty thì họ càng chăm sóc công ty nhiều hơn nữa. Ông thà cung cấp nhiều thông tin còn hơn là ít thông tin, vì ông tin rằng thông tin là sức mạnh. Theo Sam Walton, những lợi ích của việc cho nhân viên kinh doanh biết những thông tin tài chính mật để họ điều hành doanh nghiệp là lớn hơn nhiều so với nỗi lo về nguy cơ rò rỉ thông tin kinh doanh đến đối thủ kinh doanh của ông. Đối với Wal-Mart, thông tin đầy đủ đã đưa tới sự khác biệt giữa có khả năng thích nghi nhanh trước những thay đổi trong thị trường với cảnh vô cùng hỗn loạn trong kinh doanh. Nếu không có dòng thông tin đều đặn, đáng tin cậy, công ty sẽ bị tê liệt và bị đè bẹp dưới sức nặng của chính nó. Để hiểu phong cách truyền thông của Mr.Sam, bạn phải hiều tính cách của Sam Walton. Thoạt đầu ông làm sơ qua, kế đến là thay đổi và cải thiện. Ông là người không ngừng học hỏi, đam mê công việc và có lòng thương người. Ông có cá tính thân thiện và cầu hòa. Người ta cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với ông và đi thẳng vào vấn đề kiểu như một người bạn già. Sam Walton là một trong những người hiếm hoi có khả năng xây dựng mối quan hệ ngay lập tức với tất cả mọi người ông gặp. Khi nói chuyện với ông, ông luôn cho bạn cảm giác bạn là một người đặc biệt, bạn là người quan trọng nhất trong đời đối với ông vào lúc đó. 2.2.5 Quy tắc 5: Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác. Quy tắc 5 của Sam Walton: Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác. Mr. Sam nhận thức rằng chỉ có trả lương, tăng tiền thưởng, chi sẻ lợi nhuận không thôi cũng chưa đủ để hình thành thứ trung thành của cộng sự mà ông rất cần, cộng sự phải biết rằng bạn quan tâm đến họ với tư cách là những cá nhân, còn không bạn chỉ nắm được tay họ chứ không chiếm giữ được trái tim và khối óc họ. Ông thường xuyên thực hành cách làm MBWA (Management by walking around)- Quản lý bằng Dạo quanh: ông thường dành thời gian nói chuyện trực tiếp với nhân viên, không phải để trao đổi công việc mà để hỏi thăm về gia đình của họ. Mr. Sam tin rằng, tất cả các nhân viên bao gồm người làm việc kém, tốt, rất tốt và xuất sắc đều cần nhận được ý kiến phản hồi. Đối với những cộng sự có hành vi tích cực, ông thích công khai khen ngợi và lấy đó làm gương, ông tin vào hiệu quả của việc “chớp” được người đang làm tốt thay vi “tóm” được người đang làm sai. Đồng thời, ông cũng không ngần ngại đối mặt với việc uốn nắn những cộng sự nào không làm tốt hay có hành vi tiêu cực qua cac cuộc đối thoại trực tiếp riêng tư. Mr. Sam sẵn sàng trao quyền cho những cộng sự đầu tiên nghĩ ra một ý tưởng mới, cho dù đó chỉ là nhân viên làm việc bán thời gian. Ông biết rằng những cộng sự đó, một khi cảm nhận được quyền làm chủ và sự trao quyền sẽ có khuynh hướng chứng tỏ bản thân, tìm ra va thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề mà không cần đến sự can thiệp của ban quản lý. Tuy nhiên, Mr. Sam cũng có tiêu chuẩn của mình. Mọi nhân viên đều có thể đảm nhận quyền làm chủ và trách nhiệm đến mức độ nào tùy ý nhưng phải có một mục cam kết phi thương và ý thức cao độ về tinh thần trong công việc để đạt được thành công. Mr. Sam tin rằng đối với công ty mọi cộng sự đều quan trọng như nhau nên xứng đáng được cư xử giống nhau, không có sự phân biệt giữa lãnh đạo cấp cao với nhân viên cấp dưới. Tình hình ở các doanh nghiệp: Ngày nay,vấn đề lao động đã không còn bị xem nhẹ như trước kia. Khi gặp khó khăn, để cắt giảm chi phí nhưng ít làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp thường sử dụng biện pháp “tinh giảm biên chế” để điều chỉnh đãi ngộ lao động. Tuy nhiên, trong thị trường lao động đầy biến động như hiện nay, việc làm ấy không còn là lựa chọn tối ưu mà các chủ doanh nghiệp phải nghĩ ra các biện pháp đãi ngộ lao động khác để nhân viên của họ làm việc với tất cả sự tận tâm, nhiệt tình và sự trung thành mà quỹ lương vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay, ngoài chế độ lương thưởng và các khoản đãi ngộ khác (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…) còn có các chính sách hấp dẫn khác để thu hút lao động. Một số doanh nghiệp tiêu biểu: v Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát (TOPACO): Nhân viên được sắp xếp vào vị trí phù hợp với năng lực và mong muốn khi doanh nghiệp có nhu cầu, tạo môi trường làm việc cho nhan viên giỏi hoặc chuyên sâu một lĩnh vực nào đó để phát triển khả năng sáng tạo, có những khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ, ban tổng giám đốc luôn tạo điều kiện cho nhân viên chủ động trong công việc và hỗ trợ tối đa khi nhân viên có yêu cầu hay gặp khó khăn, có những hoạt động ngoài khóa, sân chơi bổ ích để giải tỏa căng thẳng, xây dựng chính sách lương thưởng có tính cạnh tranh, có những ban đánh giá đinh kỳ để điều chỉnh mục lương thưởng cho phù hợp và giải quyết các vấn đề nổi cộm… v Công ty Phát Đạt: môi trường làm việc công bằng, hàa đồng và mang tính kỷ luật cao, cơ hội phát triển đa dạng, Cán bộ Nhân viên được trả lương rất cạnh tranh căn cứ vào năng lực, tâm huyết và vị trí công việc đảm nhận. Hệ thống thang bảng lương rõ ràng và được xem xét lại hàng năm. Các ngày Lễ, Tết đều có quà cho người lao động, hàng năm CBNV được nhận đầy đủ lương tháng thứ 13 và được thưởng từ Quỹ Khen thưởng tùy vào công sức đóng góp cho sự phát triển của Công ty. CBNV làm việc từ một năm trở lên có thể được xem xét cho mua Cổ phần ưu đãi. Hàng năm Công ty đều trợ cấp tiền trang phục, đồng phục, tặng quà cho CBNV nhân ngày sinh nhật, … CBNV làm việc tại công ty lâu năm cũng sẽ được xem xét cho mua Căn hộ với giá ưu đãi, hàng năm đều có kế hoạnh đào tạo và huấn luyện cho CBNV với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm… v Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO): lương thu nhập gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp tương xứng với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động, xét điều chỉnh lương 2 lần/năm, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được tôn vinh va khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai va công bằng, chế độ khen thưởng đột xuất theo thành tích cá nhân, tập thể, trang bị đồng phục và bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, tổ chức tham quan nghỉ mát và hoạt động văn thể mỹ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần (quà tặng, trợ cấp khó khăn, ốm đau, hiếu hỷ, học bổng…) 2.2.6 Quy tắc 6: Tổ chức mừng thành tựu của bạn và của người khác Quy tắc này bắt nguồn từ quan điểm trọng nhân, muốn tất cả mọi người vui vẻ, thoải mái, ngược lại với lối quản lý ép buộc nhân viên làm việc để đạt lợi nhuận cao nhất mà không cần quan tâm đến nhu cầu của họ. Sam Walton sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt và xây dựng một môi trường vui vẻ cho khách hàng. Vào dịp khai trương một trong những cửa hàng Wal-Mart đầu tiên, Mr.Sam đã quảng cáo bằng cách cho cưỡi lừa miễn phí, điều này thu hút rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Đồng thời ông cho trưng bày rất nhiều dưa hấu ở bãi đậu xe trải nhựa bên cạnh. Thật không may thời tiết nóng rực và dưa hấu bắt đầu nổ lốp bốp, nước dưa hòa với nước thải của những chú lừa làm nhầy nhụa lối đi, và tất cả khách hàng qua lối đó bước thẳng vào cửa hàng. Khung cảnh đó làm cho các nhà kinh doanh thấy sợ hãi nhưng rất đông khách hàng thích thú với sự kiện này. Mục tiêu đầu tiên của Sam đó là tạo môi trường thoải mái cho nhân viên và cả khách hàng. Ông muốn truyền cho các nhân viên, như ông hay nói là các “cộng sự”, sự hào hứng khi làm việc. Và ông đã tạo ra bài hát cổ động của Wal-Mart. Mỗi khi ông đến các chi nhánh, các cửa hàng, ông lại khởi xướng để mọi người hát bài hát ấy. Sau đó, giám đốc các cửa hàng cho biểu diễn bài hát cổ động trong cả ba ca làm việc mỗi ngày. Dần dần, nhân viên Wal-Mart hát bài hát ấy như một lẽ thường tình, tinh thần của họ vui vẻ mỗi ngày và hiển nhiên họ cảm thấy tự hào vì Wal-Mart, từ đó muốn cống hiến hết sức cho nơi này. Sam đã có được nhiệt tình của tất cả cộng sự, điều góp phần làm cho Wal-Mart tồn tại và phát triển. Học theo Sam, các thành viên trong ban giám đốc công ty thỉnh thoảng lại tổ chức các buổi tiệc cùng với các cộng sự là bộ mặt của các cửa hàng ngay tại quầy tính tiền, họ lại cùng nhau cổ vũ theo phong cách Wal-Mart, và tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy họ, đặc biệt là các khách hàng. Một giám đốc cửa hàng đã nói: “ Có những khách hàng bước vào cửa hàng với bộ mặt nhăn nhó, thế mà thấy chúng tôi biểu diễn là họ bắt đầu cười, đến xem và thật sự còn tham gia với các cộng sự của chúng tôi nữa”. Wal-Mart đã làm khách hàng cảm thấy thoải mái, hứng khởi ngay cả khi họ gặp phiền muộn. Đây là điểm để phân biệt Wal-Mart với các nhà bán lẻ khác. Thử tưởng tượng bạn có thể tiêu xài ở một nơi với dịch vụ bình thường và một nơi nhân viên khộng chỉ niềm nở mà còn vui nhộn nữa, bạn sẽ chọn nơi nào để trao gửi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình, ắt hẳn bạn sẽ chọn nơi thứ hai. Vậy Sam đã có một tầm nhìn chiến lược khi tạo không gian thoải mái cho tất cả mọi người, và nó đã đem lại lợi ích vô kể cho hệ thống Wal-Mart. Nhìn vào sự thật là có 130 triệu lượt khách mỗi tuần đến mua sắm tại các cửa hàng Wal-Mart với những xe đẩy đầy ắp hàng, chúng ta thấy được điều đó. Kết quả đi theo đó là những tài xế xe tải, những nhân viên trung tâm phân phối, nhân viên cửa hàng Wall-Mart đã trở thành triệu phú khi mua cổ phiếu của chính công ty mình. Từ đó, họ lại ra sức làm việc, tận tụy vì công ty. Nhiều người đã sẵn sàng từ bỏ các cơ hội, tiếp tục ở lại Wal-Mart. “Ông cư xử với họ một cách tôn trọng, yêu cầu họ giúp đỡ, lắng nghe mối bận tâm của họ, để họ tham gia vào việc xây dựng sứ mang, mục tiêu và chiến lược của tổ chức”. Trong những cuộc họp, Sam còn luôn làm cho bầu không khí trở nên hứng khởi vì những điều ông nói tràn đầy cảm hứng, với những câu hài hước mà phần lớn là nhắm vào chính ông hay một trong các thành viên ban lãnh đạo. Ông biết những mệnh lệnh cứng nhắc sẽ làm cho nhân viên cảm thấy áp lực, những lời chỉ trích gay gắt sẽ làm nhân viên thấy tồi tệ, bực dọc, đây là những thứ dễ làm nhân viên bỏ ta và quay về phía các công ty khác nhất. Hơn nữa, Wal-Mart còn là hệ thống bán hàng rộng khắp, nhân viên các cửa hàng là bộ mặt của công ty, khi họ gặp ức chế, rất dễ gây ấn tượng xấu cho khách hàng. Một khi tiếng vang đã có, mọi hoạt động của Wall-Mart đều gây chú ý, và tiếng xấu chỉ cần có ở một cửa hàng sẽ gây tác động không nhỏ cho toàn hệ thống Nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, Wal-Mart có chế độ khen thưởng với những giải thưởng dịch vụ khách hàng, phù hiệu dành cho cộng sự giỏi được khách hàng khen ngợi, giải thưởng do khách hàng bình chọn; những huy hiệu ghi công để ghi nhận công lao của nhân viên hay giám đốc các cửa hàng. Phương pháp này còn nhằm điều chỉnh hành vi của nhân viên vào việc đạt cả mục tiêu kinh doanh và mục tiêu dịch vụ. Qua làm việc với Sam Walton, Micheal Berghahl cho rằng để tạo động lực cho nhân viên, điều cốt lõi nằm ở cả người lãnh đạo và ở chính nhân viên. Lãnh đạo giỏi phải là người tạo được môi trường thoải mái, tích cực, để trong môi trường ấy nhân viên có thể phát huy hết năng lực, tự động viên mình năng nổ hơn. Lãnh đạo giỏi còn phải biết nhân viên mình cần lời động viên khi nào, người nào thích động viên một cách riêng tư, kín đáo, người nào thích được khen ngợi trước tập thể. Sự khích lệ là không thể thiếu khi nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Sam Walton sử dụng nhiều cách để chứng tỏ sự trân trọng dành cho cộng sự. Đầu tiên là định hướng kĩ lưỡng cho nhân viên bằng cách cho họ biết về công ty, công việc, con đường sự nghiệp của họ, làm cho họ thấy họ cũng là một phần của tổng thể. Đào tạo nhân viên mới giúp họ thích ứng với môi trường làm việc, giao thêm trách nhiệm và công việc có tính thử thách cao hơn cho những nhân viên giỏi cũng là cách thể hiện sự trân trọng của Sam. Sam còn bỏ thời gian để nói chuyện, quan tâm đến các cộng sự của mình; chuyện gia đình, sở thích riêng, những thứ họ quan tâm là đề tài chính. Ông còn cất công viết thư tay gửi cho cộng sự và khách hàng. Sam còn rất đặc biệt khi có thể nhớ nhiều chuyện của người mà ông chỉ gặp một lần. Sam còn khơi gợi sự năng động của nhân viên, đồng thời tạo ra sự kích thích xoay quanh mục tiêu của công ty bằng các cuộc tranh tài cá nhân và đồng đội. Phần thưởng là những thứ đơn giản như giấy khen hay một bữa ăn, cốt lõi là tạo tinh thần hăng hái cho nhân viên và công khai ghi nhận nỗ lực của họ chứ không phải tạo ra những cuộc chơi đậm tính thắng thua với những phần thưởng làm con người trở nên thực dụng. Sam Walton đã rất nổi tiếng khi “đem chính mình ra làm phần thưởng”. Những năm đầu thập niên 80; ông hứa rằng nếu công ty đạt lợi nhuận trước thuế cao hơn năm trước 8 phần trăm, ông sẽ nhảy điệu hula, mặc váy kết bằng cỏ lua tua trên phố Wall. Kết quả là ông đã thực hiện nó, cho thấy ông và các nhà lãnh đạọ sẵn sàng làm mọi thứ độc đáo để tổ chức mừng thành tựu của đứa con của họ, Wal-Mart. Hơn thế nữa, Sam còn dùng các cuộc tranh tài, dùng hành động để thay cho những lời thuyết giảng hay mệnh lệnh. Khi muốn nói với cộng sự về việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, ông sẽ xúc tiến một cuộc thi xoay quanh đề tài phục vụ khách hàng; muốn dạy kĩ năng bán hàng tốt hơn, ông sẽ mở cuộc thi tài về cách trưng bày hàng hóa tốt nhất; nếu chi phí là mối bận tâm, ông sẽ tổ chức cuộc thi để xem bộ phận nào có chi tiêu phù hợp với nguồn kinh phí hay thấp hơn nguồn kinh phí. 2.2.7 Quy tắc 7: Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ Lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắng nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng. Lắng nghe một cách hiệu quả chẳng những tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối mà còn thắt chặt hơn các mối quan hệ. Kĩ năng nghe tốt rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin.  Bên cạnh những vai trò trên, lắng nghe cũng chính là bạn đang tạo cơ hội cho đối phương bày tỏ quan điểm, chính kiến của họ. Có thể đó là tâm tư, nguyện vọng và cũng có thể là những phương pháp, chiến lược tốt nhằm giúp bạn cũng như công ty bạn phát triển hoàn thiện hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính vì vậy mà Sam Walton luôn lắng nghe những cộng sự của mình, người gần gủi với khách hàng nhất. Vì chính họ là những người biết và hiểu rõ khách hàng họ cần gì và muốn gì. Điều mà Sam Walton làm trong Wal-mart đó chính là ra ngoài thăm các cộng sự ở các cửa hàng của mình, ông thích bàn luận về những công việc bán lẻ hơn là làm việc ở văn phòng, thậm chí hi sinh những cuộc họp quan trọng của mình. Điều này cũng chính là điều làm ông thấy thích thú nhất, và cũng nhờ điều này giúp ông thực hiện sứ mạng là lấy được các thông tin của đối thủ cạnh tranh. Theo ông, mọi người khi làm việc luôn có những ý tưởng hay muốn chia sẻ nếu các ông chủ biết bỏ thời gian ra để hỏi và lắng nghe họ và điều quan trọng là biết cách làm người khác nói chuyện với mình. Điều này được ông thực hiện bằng việc thường đi dạo quanh các cửa hàng, hỏi thăm và lắng nghe các cộng sự của mình. Trao quyền cho nhân viên để họ phục vụ khách hàng, luôn lắng nghe, thu thập những ý tưởng hay của các nhân viên, cộng sự và cố gắng thực hiện chúng. Sam Walton luôn trân trọng những nổ lực và kết quả của các cộng sự của mình. Trong Wal-Mart, tất cả các chương trình hành động là dành cho cả công ty và cũng không bao giờ có sự đánh giá riêng cho một cá nhân nào. Lãnh đạo là phải biết phục vụ, không khoe khoang, yêu thương công sự, tạo động lực, biết đặt nhu cầu của các nhân viên lên trước. Các Giám đốc phải biết nhân viên mình cần gì, phải tích cực lắng nghe và làm theo những nguyện vọng của nhân viên mình. Chính nhờ thực hiện điều này, trong Wall-Mart, tinh thần làm việc của nhân viên rất cao, những mục tiêu đặt ra luôn được hoàn thành, thậm chí vượt qua. Mục đích cuối cùng của Sam Walton là tạo được mảng quan trọng nhất trong bảng xếp hình rối rắm về năng suất và năng lượng tập thể. Ông tin rằng ai cũng có kiến thức để ông học hỏi từ họ. Và điều này được ông thực hiện bằng việc lắng nghe kiên nhẫn. Rồi từ những thông tin ông thu thập được ông sẽ cải thiện và làm mới Wal-Mart. Bên cạnh đó, ông cũng không quên cho thử nghiệm các ý tưởng mà ông tiếp thu được. Đối với Sam Walton, các Giám đốc trong Wal-Mart không được yêu cầu nhân viên làm những việc mà họ chưa chứng minh bằng hành động của họ, phải biết lấy nhân viên làm trọng tâm. Theo ông, quan tâm và tin tưởng là điều kiện tiên quyết để làm việc theo nhóm một cách thực sự, và sự thích hợp này tạo ra năng lượng tập thể. Có nhiều công cụ mà Sam Walton sử dụng để truyền thông cho cộng sự và lắng nghe họ như: trao đổi trực tiếp, điều tra lấy ý kiến cấp cơ sở, sự an toàn, chính sách về hiện diện, huấn luyện thực thi công việc, chính sách công khai cởi mở, phỏng vấn nhân viên sắp nghỉ việc, giữ người và thay người, đánh giá SMART. Tất cả những điều này được thiêt kế thực hiện nhằm đóng góp vào mục tiêu quản lý của Wal-Mart về lắng nghe cộng sự, thể hiện sự quan tâm và đáp ứng của ban quản lý trước nỗi lo của cộng sự. 2.2.8 Quy tắc 8: Vượt hơn mong đợi của khách hàng và của người khác Bí quyết thành công thứ 8 của Sam Walton để đạt được kỳ tích là “vượt hơn mong đợi của khách hàng” và của người khác. Sam walton đã xây dựng nên phong cách Wal–Mart vượt quá những mong đợi của khách hàng. Ông hiểu rằng nếu đối xử tốt với khách hàng, cho họ những thứ họ cần hoặc cho nhiều hơn chút nữa, thì chắc chắn họ sẽ đến với cửa hàng vào lần sau, và lần sau nữa. Mr Sam dạy cho tất cả các cộng sự là phải cho khách hàng biết rằng mọi người ở Wal–Mart đánh giá cao việc giao dịch với họ như thế nào. Bằng cách chào đón khách khi họ bước chân vào cửa hàng, và cảm ơn khi họ bước ra. Khi mắc lỗi khi giao dịch với khách hàng cộng sử phải nhận trách nhiệm và xin lỗi khách. Khi khách hàng nhận thấy lỗi về sản phẩm, ông dặn nhân viên quầy phục vụ đổi hàng cho khách hoặc đồng ý trả tiền lại mà không được hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Mục tiêu của Mr Sam là mọi người biết đến dịch vụ khách hàng tuyệt vời của Wal–Mart, Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt giúp cho Wal–Mart đứng vững trên thị trường. Giống như bao chiến lược trong chiến lược kinh doanh của Wal–Mart đó là tạo sự khách biệt giữa công ty ông và công ty khác. Sản phẩm tốt, dịch vụ chất lượng, tính chọn lọc cao, giá cả cạnh tranh là những yếu tố hấp hẫn khách khiến họ phải quay trở lại mua sắm tại cửa hàng của ông lần sau, lần sau nữa. Một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là truyền đạt cho nhân viên các tiêu chuẩn phục vụ sao cho dễ hiểu nhất. Wal–Mart đã thực hiện công việc khó khăn này bằng một loạt những thông biệp, bao gồm sử dụng đến những văn hóa dân gian, chuyện kể, khẩu hiệu và những điều hiển nhiên của Wal–Mart. Dưới đây là một trong những cách Mr Sam truyền đạt cho nhân viên về cách chăm sóc khách hàng của Wal-Mart. “Khách hàng là người không phụ thuộc vào chúng ta, mà chúng ta là người hoàn toàn phụ thuộc vào họ, người ban ơn cho chúng ta khi tới mua sắm của cửa hàng chúng ta, và họ chẳng mang ơn gì khi chúng ta cung cấp dịch vụ cho họ.” Tầm quan trọng trong việc kinh doanh của chúng ta, xem khách hàng là người trong cuộc chứ không phải người ngoài cuộc, không phải là người chúng ta cãi vã, ăn thua hay cáu gắt, người mang đến cho chúng ta cái họ cần và nhiệm vụ của chúng ta là đáp ứng như cầu của họ. Không phải là những số liệu thống kê vô cảm, họ là những người có tình cảm, và có những cảm giác giống như chúng ta. Người đáng được nhận sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo do chúng ta cung cấp. Người mua sản phẩm của chúng ta, và trả lương cho chúng ta. Họ cũng là nguồn sống của những công ty khác. Bằng cách truyền thông đầy đủ mong muốn của mình đến cộng sự, Sam Walton đã chuẩn bị để cung cấp dịch cho khách hàng của ông ở mức cao nhất, Mr Sam tin khách hàng là người chủ với câu nói: “Chỉ có người chủ duy nhất đó là khách hàng”. Người ấy có thể sa thải tất cả những người trong công ty này, từ ông chủ tịch trở xuống. Chỉ bằng cách tiêu tiền nơi khác. Để thỏa mãn nhu cầu của người chủ, Sam Walton đã tận tụy nghĩ ra và thử nghiệm những ý tưởng mới cũng như những phương pháp mới về mua hàng, quảng cáo sản phẩm… để cuối cùng các yếu tố này sẽ đưa ông đền chất lượng toàn diện. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không sử dụng phương pháp để đạt được chất lượng toàn diện, họ cũng không hiểu được giá trị của nguyên tắc chất lượng toàn diện này. Hơn tất cả Sam Walton hiểu rõ các nguyên tắc chất lượng toàn diện và các truyền đạt cho nhân viên của mình những nguyên tắc này đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Sự cam kết của Mr Sam đó là không ngừng đổi mới, không ngừng học hỏi đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Nguyên tắc chủ yếu của ông là trao quyền, chăm sóc khách hàng, kiểm soát chi phí, công nghệ, năng suất và cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ. Hệ thống Wal–Mart đã được nâng lên một đẳng cấp mới, sự hiệp lực từ nhiều người với mục tiêu chung là cải tiến mọi mặt, vì thế mà các công ty đối thủ khó mà đánh bại nổi. Mặc dù vậy các cộng sự của Wal–Mart luôn tìm ra những cách nhỏ để hàng ngày cải thiện công ty, để rồi lâu ngày cũng đạt được cải thiện lớn. Cam kết cải tiến liên tục đã tác động sâu rộng đến thành công của một công ty vốn để thành công. Nhiệm vụ tiếp theo mà có thể khiến Sam Walton nản lòng, đó là bán gì ở của hàng của mình. Bí quyết thành công đó là phương pháp “chỉ dừng lại một lần để mua sắm được tất cả” đơn giản là hỏi khách hàng xem họ cần gì và kế đến là cho họ chính xác điều đó. Với nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa, giá rẻ mỗi ngày, bảo hành sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời, nhân viên thân thiện, địa điểm thuận lợi, giờ mở của phù hợp với lịch làm việc của họ. Bãi đậu xe rộng rãi và có đủ quầy tính tiền để họ có thể ra sớm khi mua xong hàng. Bằng cách xác định những thứ gì là quan trọng với khách hàng ông tạo ra các cửa hàng với mục tiêu làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Mr Sam không bao giờ đánh mất đi niềm tin của khách hàng, đầu vào và đó là một trong những giá trị quan trọng nhất của công ty. Dịch vụ khách hàng tại Wal-Mart nổi tiếng là không có rủi ro, Sam Walton đã xây dựng ba lý thuyết cơ bản cho công cuộc kinh doanh của mình đó là: Ø Tôn trọng mỗi và một cá nhân Ø Cung cấp dịch vụ tối hạng cho khách hàng Nếu vào trang Web của công ty bạn sẽ thấy ba nguyên tắc đã được ứng dụng trên khắp thế giới. Khi Sam Walton nói chúng ta hãy cho họ nụ cười khi họ bước vào, hãy cho sự phục vụ cao hơn những gì họ mong đợi. Nếu chúng ta làm như thế họ sẽ trở lại đây hoài hoài. Ông nói với cộng sự của mình, với bất kỳ một khách hàng nào đứng cách xa bạn 10 bước chân, hãy nhìn vào mắt họ, vui vẻ chào đón họ và hỏi họ xem bạn có thể giúp gì cho họ không. Chỉ thị này của Sam Walton đã trở thành tiêu chuẩn, được gọi là quy tắc “10 bước chân”. Sam Walton cho rằng ý tưởng kinh doanh là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là có được những khách hàng suốt đời. Đó là lý do ông tin vì sao phải đối xử với khách hàng là những nhân vật quan trọng khi họ bước vào cửa hàng của mình. Ông đối xử với khách hàng theo chuẩn mực mà với bất kỳ ai trong chúng ta vẫn thường áp dụng khi đối xử với những người bạn tốt, những người thân gia đình. Mr Sam đã bị ám ảnh bởi vấn đề dịch vụ khách hàng và ông mong mọi người trong công ty cùng ám ảnh vấn đề này với ông. Sam Walton cho nhân viên của mình đi nói chuyện với khách hàng, đi mua hàng của đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất của sản phẩm cạnh tranh, cũng như cách chăm sóc khách hàng của họ. Từ đó ông cho nhân viên của mình nêu lên những ý tưởng để sử dụng cho cửa hàng của mình. Hàng tháng có những cuộc khảo sát thị trường giúp ông biết được sơ suất tại các cửa hàng của mình. Đồng thời kịp thời khắc phục nó. Chọn ra những mặt hàng tốt để trưng bày, luôn có vị trí có sản phẩm mới và sản phẩm cũ. Hàng tháng yêu cầu nhân viên trình bày và quảng cáo sản phẩm một cách sáng tạo. Những nhân viên có thể nhận được huy hiệu. Nếu một nhân viên nhận được 4 huy hiệu này có thể đổi được cổ phần của Wal–Mart. Những nhân viên xuất sắc tại cửa hàng sẽ được đưa danh sách lên cấp khu vực, người xuất sắc nhất cấp khu vực sẽ nhận được phần thưởng và đưa danh sách lên cấp vùng đồng thời có thể thăng tiến. Điều này kích thích nhân viên sáng tạo đồng thời rèn luyện kỹ năng bán hàng. 2.2.9 Quy tắc 9: Kiểm soát chi phí để rút ngắn con đường làm giàu Quy tắc 9 của Sam Walton là kiểm soát chi phí để rút ngắn con đường làm giàu. Sam Walton- ông vua tiết kiệm chi phí đã tự hào về tính chặt chẽ trong chi tiêu. Ông đã vận dụng năng lực kì diệu của mình để cắt giảm chi phí và tiết kiệm tiền bạc. Chính cơ cấu chi phí của Walton đã đem lại những lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Ông đã không ngừng tìm ra cách để giảm bớt lãng phí và những khoảng chi tiêu không cần thiết trong công ty đến mức thấp nhất. Với doanh số 300 triệu dollar, 1% tiết kiệm từ tổng doanh số đó sẽ tương đương với 3 triệu dành cho lợi nhuận ròng của Wal-Mart. Đó là những gì mà các lãnh đạo Wall-Mart đã làm để tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Ông tin rằng trong cuộc cạnh tranh dữ dội của các “đại gia” bán lẻ, nếu các đối thủ cạnh tranh cũng quản lý chi tiêu hiệu quả thì họ sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp tục tồn tại. Việc kiểm soát chi tiêu đã làm giảm bớt chi phí trong tổng doanh số xuống đáng kể, dần dần tạo ra một lợi thế quan trọng trong việc định giá, từ đó giúp công ty bán được hàng với giá thấp hơn mà vẫn duy trì được lãi suất ở mức cao. Sự kết hợp giữa doanh số cao và áp lực liên tục để duy trì mức giá không đổi hoặc giảm giá đã làm cho Wal-Mart trở thành một trong những công ty sinh lợi cao nhất trong ngành bán lẻ. Sam Walton cũng rất cân nhắc về giá cả của nhà cung ứng. Ông kiểm soát các cuộc thương lượng mua hàng với giá cả rõ ràng, làm sao mà các nhà cung ứng cũng nhận được mức lợi nhuận hợp lý nhưng không vượt hơn thế nữa. Ngoài ra, để giúp cho các nhà sản xuất thương hiệu lớn thành thực trong khi giao dịch với Wal-Mart, Sam Walton đã sản xuất ra dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình. Dòng sản phẩm này được xây dựng để cung cấp những sự lựa chọn sản phẩm có giá rẻ hơn cho khách hàng với chất lượng có thể so sánh với những thương hiệu mạnh. Các sản phẩm này có giá rẻ hơn và lợi nhuận cao hơn; bằng cách tự sản xuất, ông đã giảm được chi phí cho mình. Việc tạo ra những phiên bản có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn sản phẩm cùng loại của các thương hiệu hiện hành đã giúp người mua hàng quan tâm đến giá cả của Wal-Mart có thêm phương án lựa chọn sản phẩm thay thế mà vẫn có giá trị thật sự. Khi đến với Wal-Mart, khách hàng hiểu rằng nếu mua sản phẩm mang nhãn hiệu riêng thì họ sẽ tiết kiệm được tiền mà lại có cùng một thứ sản phẩm có thương hiệu cung cấp. Việc cung cấp thương hiệu riêng và những dòng sản phẩm tương đương rất phù hợp với triết lý giảm giá của công ty. Giá trị tạo ra cho khách hàng khi cung cấp sản phẩm mang nhãn hiệu riêng, cùng với mức lợi nhuận cao hơn cho công ty còn là một cách khác nữa mà Sam Walton đã nghiệm ra để nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận và hạ thấp chi phí. Việc cắt giảm, tiết kiệm chi tiêu không chỉ là công việc, trách nhiệm của những người làm chủ, những người quản lý chi tiêu mà là của toàn bộ các cộng sự, nhân viên trong công ty, đặc biệt là với những công ty có quy mô thì dường như những khoản tiết kiệm chi phí nhỏ lại tạo ra một ý nghĩa hết sức lớn lao. Cắt giảm và kiểm soát chi phí là một trong những lĩnh vực mà hàng ngày cộng sự nào cũng có thể trực tiếp tham gia vào để tạo ra ảnh hưởng quan trọng đến kết quả lợi nhuận của tập thể, của công ty. Họ sẵn lòng làm bất cứ điều gì để cắt giảm chi phí cho công ty, kể cả việc mang văn phòng phẩm cá nhân từ nhà đến để dùng trong công việc của công ty như: viết chì, đồ bấm kim, kẹp giấy, bút dạ quang, máy tính...Họ muốn góp phần vào việc tiết kiệm tiền cho công ty để trực tiếp tác động đến mức chia lợi nhuận. Sam Walton cho rằng kiểm soát chi phí là một nỗ lực của đồng đội. Mọi người phải không ngừng tập trung vào việc cắt giảm chi phí. Đây là một trong những bí quyết để điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Chúng ta có thể tiết kiệm chi phí ở những lĩnh vực như: loại bỏ những quy trình lỗi thời, giảm bớt thời gian làm ngoài giờ, chi phí đi lại, quảng cáo, điện, điều hòa nhiệt độ, thậm chí những công việc có sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài. Giảm bớt một đồng chi phí là tăng thêm một đồng lợi nhuận, Wal-Mart không những có thể mua hàng hóa ở mức giá thấp như đối thủ cạnh tranh có thể mua mà cơ cấu tổng chi phí ở mọi lĩnh vực kinh doanh theo tỉ lệ phần trăm của doanh số cũng thấp hơn; chấp nhận mọi sự giảm giá trong giao dịch với khách hàng bằng cách hạ giá bán lẻ, đặt đối thủ cạnh tranh ở vị trí không thể cạnh tranh về giá cả. 2.2.10 Quy tắc 10: Bơi ngược dòng, tạo sự khác biệt và đương đầu với tình thế Nguyên tắc cuối cùng trong 10 nguyên tắc của Sam Walton nhấn mạnh đến vấn đề đưa cách thức kinh doanh ra khỏi lối mòn truyền thống: “Bơi ngược dòng, tạo sự khác biệt và đương đầu với tinh thế”. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và nâng cao đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thị phần và tạo dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Chính sự chạy đua ồ ạt của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã làm tăng khả năng chọn lựa cho người tiêu dùng. Việc tìm khiếm khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp tạo ra sự đột phá khác biệt so với các sản phẩm cùng chủng loại nhằm thu hút khách hàng. Việc “bơi ngược dòng” không phải là một công việc dễ dàng mà đòi hỏi một quá trình nghiên cứu thị trường và nền kinh tế lâu dài, đòi hỏi sự am hiểu nền kinh tế sâu sắc. Đó là việc phải mạnh dạn đi theo một hướng khác. Nếu mọi người đang cùng theo một cách thì đây là cơ hội thuận lợi để bạn có thể tạo cho mình một khoảng trống thị trường bằng hướng đi đối lập. Tuy nhiên việc tạo một hướng đi riêng rất có thể sẽ vấp phải sự phản đối của nhiều người trong doanh nghiệp vốn đã quen với lối kinh doanh truyền thống. Và một trong những khó khăn kế tiếp là việc thuyết phục khách hàng để họ quen với sự thay đổi của công ty. CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nếu cô đọng 10 quy tắc của Sam Walton lại, bạn sẽ thấy có sáu quy tắc đặc biệt đề cập đến phương cách mà sam Walton tin là bạn nên dùng để đối xử với cộng sự, một quy tắc đề cập đến cam kết cá nhân, một quy tắc nói về chăm sóc khách hàng, một quy tắc về kiểm soát chi phí và một quy tắc về chấp nhận rủi ro. Từ phần đúc kết này, nhóm xin đơn giản hóa danh sách 10 quy tắc này thành năm nội dung như sau: Truyền thông chiến lược và sách lược kinh doanh một cách rõ ràng. Chăm sóc cộng sự của bạn. Kiểm soát chi phí. Vượt hơn mong đợi của khách hàng. Thách thức tình thế bằng cách chấp nhận những rủi ro đã tính trước. 3.1 Truyền thông chiến lược và sách lược kinh doanh một cách rõ ràng. Mỗi tuần trong năm, những người lãnh đạo Wall-Mart đều chủ trì một cuộc họp lãnh đạo vào sáng thứ bảy tại văn phòng chính ở Bentonville, Arkansas. Có khoảng 500 người đại diện cho các bộ phận chức năng của văn phòng chính công ty tham dự cuộc họp. Các thành viên trong ban điều hành Wall-Mart thảo luận về kết quả công việc hiện hành và đặt nặng trọng tâm lãnh đạo hơn nữa vào các mục tiêu cho các tuần lễ sắp tới. Bằng cách gặp gỡ với những người lãnh đạo ở mỗi bộ phận, các thành viên ban điều hành cấp cao có thể hướng mọi người cùng thực hiện những mục tiêu chung. Chương trình làm việc của bộ phận chức năng không có ở đây. Mọi người được yêu cầu tập trung vào kế hoạch tổng thể về bán lẻ của toàn công ty. Nếu phải giúp bạn có một câu nói thật cô đọng để tạo sự tập trung cao độ, thì câu nói ấy là truyền thông, truyền thông, truyền thông! Truyền thông về chiến lược với sự đồng tâm nhất trí là một trong các bí quyết đạt thành công của Sam Walton. Còn vế kia của câu đối về thành công là làm theo, làm theo, làm theo, làm theo hàng tuần trong năm để đảm bảo sự thực thi sách lược diễn ra trên thực tế. 3.2 Chăm sóc cộng sự của bạn Sam Walton yêu cầu các thành viên trong ban chấp hành và các quản lý của văn phòng chính của Wall-Mart mỗi tuần trong năm đều phải đi đến các cửa hàng, ông gọi đó là cách quản lý bằng cách dạo quanh! Ông yêu cầu họ phải gặp gỡ cộng sự trong công ty và gặp cả khách hàng. Trong những cuộc gặp gỡ thế này, những vấn đề phát sinh trên thực tế được cộng sự và khách hàng mang ra trình bày, cho phép người của văn phòng chính nhanh chóng đưa ra giải pháp. Sam walton gọi nhân viên là “cộng sự”, ban giám đốc là “người huấn luyện” và khách hàng là “người bạn hay người hàng xóm’. Sam Walton mong mỏi những người lãnh đạo công ty bỏ thời gian ra để làm quen với cộng sự bằng cách gọi tên của họ, và trong quá trình tiếp xúc, cộng sự sẽ dần dần quan tâm đến mục tiêu của công ty. Sam walton thường nói, “Nếu bạn quan tâm đến các cộng sự, họ sẽ quan tâm đến khách hàng và doanh nghiệp của bạn sẽ tự thế mà ổn”. 3.3 Kiểm soát chi phí Cộng sự được trao quyền có trách nhiệm quản lý và cắt giảm chi phí ở bất cứ khâu nào có thể. Về mặt văn hóa, Sam Walton gọi giá trị này là “quyền làm chủ”, các cộng sự là những người làm chủ thật sự biết sử dụng nguồn lực của công ty như thể họ đang trả tiền cho họ từ túi của chính họ. Quản lý chi phí hiệu quả là một trong các thế mạnh vượt trội của Wall-Mart và tiết giảm được hàng triệu đôla. Bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý và nhân viên để kiểm soát các hoạt động gây lãng phí, truyền đạt những mong đợi này đến mọi người, giữ cho ban giám đốc và nhân viên đều có trách nhiệm, những người lãnh đạo công ty đã biến việc kiểm soát chi phí thành một lợi thế cạnh tranh. 3.4 Vượt hơn mong đợi của khách hàng Sam đã chỉ đạo cho những người lãnh đạo Wal-Mart phải có một chương trình hành động: thỏa mãn khách hàng. Những công việc khác họ làm chỉ là thứ yếu so với mục tiêu chủ yếu là nâng cao, cải thiện cách phục vụ hoặc cung cấp những dịch vụ gây ngạc nhiên cho khách hàng ở các cửa hàng. Bất kể làm việc ở bộ phận nào và làm việc gì cho công ty, mọi người ở Wal-mart đều phải có suy nghĩ như một doanh nhân bán lẻ. Không có sự khác biệt gì giữa nhân viên làm việc ở bộ phận kế toán, nhân sự, phân phối, đội xe, bất động sản, quảng cáo, mua hàng hay công nghệ; mọi người đều phải tập trung vào việc phục vụ khách hàng hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng. Sam Walton thậm chí còn nêu ra quy tắc 10 bước chân, quy định rằng nếu có một khách hàng ở cách nhân viên trong 10 bước chân, nhân viên đó phải bỏ hết các công việc đang làm và tiến đến gần để giúp đỡ khách hàng này. 3.5 Thách thức tình thế bằng cách chấp nhận những rủi ro đã tính trước. Ai đó đã nói, “Nếu không hỏng thì đừng sửa”. Nhưng Sam Walton không bao giờ có cùng quan niệm này. Sam Walton là một người không ngừng học hỏi và chấp nhận rủi ro, là người luôn cải thiện tình thế. Ông là người theo quan điểm chất lượng của Nhật gọi là kaizen, đại khái được gọi là “tách cái gì đó ra rồi ghép nó theo một cách tốt hơn”. Ý tưởng của Sam Walton đằng sau phương pháp kaizen là để mọi người ở Wal-Mart luôn theo đuổi những cải tiến nhỏ trong các quy trình vận hành, và qua thời gian sẽ đạt được những cải tiến lớn. Thậm chí cộng sự còn được hướng dẫn bằng những quy trình, được biểu diễn dưới hình thức sơ đồ, và sau đó họ còn được trao quyền để tiến hành những thay đổi mang lại sự tiết giảm chi phí hoặc thời gian, sức lực. Thay đổi là cách sinh hoạt thường xuyên ở Wal-Mart và Sam Walton giữ nó như giữ lấy một người bạn. 10 quy tắc của Sam Walton có thể được áp dụng ở các công ty bán lẻ, nhưng quan trọng hơn, chúng có thể áp dụng cho cả các ngành kinh doanh khác. Nhóm 4 thực sự tin rằng 10 quy tắc của ông sẽ giúp cải thiện hoạt động của các công ty bán lẻ, nhà sản xuất, nhà cung ứng cũng như hoạt động của chính quyền địa phương, tiểu bang, chính phủ liên bang, nhà thờ, bệnh viện, học viện giáo dục. Và tất nhiên các doanh nghiệp nhỏ và lớn sẽ hưởng lợi từ kiến thức thu được của công ty thành công nhất thế giới này. Bằng cách học, nắm bắt và làm theo các bài học về lãnh đạo của Sam Walton và Wal-Mart, bạn sẽ đạt được tiến bộ trong việc nâng cao cơ hội thành công của mình. Wal-Mart mãi mãi thay đổi thế giới của cạnh tranh trong kinh doanh. Thích nghi, thay đổi và đổi mới là những yếu tố quyết định thành công cho những ai muốn cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thế giới cạnh tranh cao độ của Wal-Mart do Sam walton tạo ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10 quy tắc của sam walton.doc
Luận văn liên quan