Khi nhận ñược thông báo của BCH PCLB-TKCN huyện Phú Vang sắp xảy ra
thiên tai bão lũ, thì sau ñó BCH PCLB-TKCN của xã sẽthông báo họp khẩn cấp,
phân công nhiệm vụ, trực sẵn sàng cứu trợ, sau ñó thông báo vềcác tiểu ban PCLB
thôn theo 5 phương châm tại chỗ: Chỉhuy tại chỗ, vật tư– phương tiện tại chỗ, con
người tại chỗvà tựquản tại chỗ.
Có thểnói rằng, các biện pháp thích ứng hiện tại với BðKH của CQðP trước,
trong và sau khi thiên tai xảy ra của 2 xã Phú Lương và Vinh Hà trong những năm
qua là có hiệu quả. Do ñó thiệt hại vềtính mạng và tài sản của người dân ở2 xã nói
trên trong những năm qua kểtừsau cơn lũlịch sửnăm 1999 ñã giảm ñi rất nhiều.
Theo phỏng vấn chủchốt ñối với lãnh ñạo xã Vinh Hà thì trong những năm tới, ởxã
Vinh Hà ñã có các kếhoạch tái ñịnh cưcho các hộ ởvùng thấp trũng lên các khu
nghĩa ñịa cao nhằm hạn chếrủi ro do thiên tai trong bối cảnh của BðKH hiện nay.
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ðánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u có thả thì rủi ro cao, có thể mất trắng. Do vậy, người
dân xã Vinh Hà rất bị ñộng trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong bối
cảnh BðKH hiện nay.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
- ðiện: ñiện lưới quốc gia: xã Phú Lương (100%) và Vinh Hà (98,7%), những
hộ chưa có ñiện tập trung ở các hộ cư dân thủy diện thôn Hà Giang, thôn 5...[14].
- Giao thông - vận tải: Xã Phú Lương ñã xây dựng ñược 12 km ñường bê
tông xi măng liên thôn còn lại là ñường ñất hoặc ñường sỏi. Có 1 tuyến ñường ñê
chính mới ñược xây dựng trong những năm gần ñây, ñó cũng chính là bờ kè ñê bao
Xuân-Lương-Hồ kiên cố ngăn cách con sông ðại Giang và khu dân cư. Còn xã Vinh
Hà có 2 tuyến ñường tỉnh lộ chính là 10 D ở phía trước và 10 C ở phía sau. Một số
tuyến ñường khác ñược lát bê tông xi măng (4km), ñường cấp phối (7,7 km) còn lại
là ñường ñất hoặc sỏi ñường. Những con ñường này thường xuyên ngập nước vào
mùa mưa bão, trong ñó các con ñường ở thôn Hà Giang và nhóm ñịnh cư-thủy diện
thôn 5 ở Vinh Hà, Lương Lộc và Khê Xá ở Phú Lương là dễ ngập lụt, hư hỏng, trơn
trượt gây nguy hiểm cho người ñi lại trong mùa mưa bão hơn các thôn khác trong 2
xã trên. Ở xã Vinh Hà còn có 2 bến ñò ñể ñưa con em họ sang Vinh Hưng ñể học
hằng ngày và 1 bến ñò vận chuyển hàng hóa và buôn bán sang Truồi, huyện Phú Lộc.
- Trường học: Xã Phú Lương có trên 10 trường mẫu giáo 1 tầng, có 2 trường
tiểu học Phú Lương 1 & 2 mới ñược xây thêm 8 phòng học 2 tầng và 3 nhà vệ sinh.
Còn ñể ñi ñến trường THCS và THPT thì các em phải ñi ñến xã Phú ða, xã Phú Hồ
và thị xã Hương Thủy cách ñó 2 - 5 km. Xã Vinh Hà có 6 trường mẫu giáo, 1 trường
tiểu học 1 tầng và 1 trường THCS & THPT 2 tầng với các phòng học 2 tầng kiên cố.
ðây là những nơi trú ẩn an toàn khi mùa mưa bão xảy ra.
- Trạm y tế: Phú Lương có 1 trạm y tế 1 tầng, còn Vinh Hà thì có 1 trạm y tế
2 tầng, nơi chữa trị các bệnh liên quan ñến nguồn nước: ghẻ, bệnh mắt, nhiễm trùng
50
phụ khoa, viêm khớp. ðây cũng là nơi trú ẩn và cứu nạn cho người dân khi mùa mưa
bão xảy ra.
- Chợ: Phú Lương có 1 chợ nằm ở thôn Khê Xá, còn Vinh Hà thì có 3 chợ
chính là chợ trung tâm ở thôn 4, chợ chiều ở thôn 5 và chợ Cây Ruối ở nằm giữa thôn
1 và thôn Hà Giang. ðây là nơi buôn bán, trao ñổi các sản phẩm nông nghiệp, ngư
nghiệp và dịch vụ của người dân ở ñây.
- Trạm xe khách: Xã Vinh Hà có 3 tuyến xe khách: Vinh Hà - Huế, Vinh Hà -
Sài Gòn, Vinh Hà - Tây Nguyên. Còn ở Phú Lương thì không có trạm xe khách nào.
3.2.4. Nguồn nước và vệ sinh môi trường
- Nguồn nước: Mặc dù xã Phú Lương ñã có nước máy của công ty cấp nước
TTH nhưng vẫn còn một số hộ gia ñình (10%) ở thôn Lương Lộc, Giang Tây vẫn sử
dụng nước lấy từ ao hồ ñể tắm và rửa. Hầu hết các hộ gia ñình ở xã Vinh Hà sử dụng
nước uống và sinh hoạt lấy từ giếng, nhưng do thói quen nên một số lớn cư dân thủy
diện (20%) ở thôn 5 và thôn Hà Giang vẫn dùng nước lấy từ ñầm phá ñể sinh hoạt,
tắm rửa, ña số các hộ ở các thôn nông nghiệp ñã có hệ thống nước máy của công ty
cấp thoát nước TTH. Kể từ khi có nước máy bà con ñã giảm uống nước bị nhiễm
phèn, mặn do vậy chất lượng cuộc sống ñã ñược nâng lên ñáng kể.
- Vệ sinh môi trường: Xã Vinh Hà chưa có các biện pháp hiệu quả cho một
môi trường lành mạnh, an toàn. Hầu hết các chất thải từ sinh hoạt và các hoạt ñộng
sản xuất nông nghiệp, NTTS ñược thải trực tiếp ra môi trường. Với sự hỗ trợ từ nhà
nước, các hộ gia ñình ñã xây dựng các hố xí tự hoại. Vệ sinh môi trường là một vấn
ñề bức xúc ở cả 2 xã Phú Lương và Vinh Hà vì nơi ñây thường xuyên bị ngập lụt
hằng năm nên việc khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh
là việc làm thường xuyên sau khi bão lũ xảy ra. Hơn nữa Vinh Hà là vùng chuyên
NTTS nên dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước là vấn ñề quan trọng trong bối
cảnh của BðKH hiện nay.
3.2.5. Nơi trú ẩn trong thiên tai
Xã Phú Lương có 2 trường tiểu học với 8 phòng học 2 tầng, 10 trường mẫu giáo
xây dựng 1 tầng và 1 trụ sở UBND xã 2 tầng, những người dân ở vùng thấp trũng, già
51
cả, neo ñơn và trẻ em thường phải di tản khi mùa mưa bão ñến. Còn Vinh Hà thì có 1
trạm y tế 2 tầng, 1 trường tiểu học 2 tầng ở thôn 4 và 1 trường mẫu giáo xây dựng 1
tầng, 1 trường THCS và 1 trường THPT 2 tầng, họ thường di tản khi mùa mưa bão
ñến. Di tản nên ñược bắt ñầu khi mực nước lũ ñạt ñến 1m ở trên các ñường làng,
người dân Phú Lương thường di tản ñến các nhà kiên cố trong thôn (10%), còn người
dân Vinh Hà thường di tản ñến các nhà kiên cố trong xã hoặc di tản vào khu nghĩa ñịa
cao ráo của xã, có khoảng 30 % hộ gia ñình phải di tản: 2 - 3 lần/năm.
3.2.6. Truyền thông và hệ thống cảnh báo sớm
Nhìn chung các ñiều kiện về truyền thông của 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñều
khá hoàn chỉnh do cuộc sống của người dân ngày càng ñược nâng cao trong những
năm gần ñây:
- ðiện thoại công cộng: 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñều có 1 bưu ñiện văn hóa.
- ðiện thoại di ñộng: ña số hộ gia ñình ñều có
- Truyền hình: 100%
- Hệ thống loa công cộng: 100 % thôn ñều có
- Loa cầm tay: có 1 cái.
- UBND xã Vinh Hà có 1 máy phát ñiện, còn UBND xã Phú Lương thì không.
Trong ñiều kiện bình thường thì bà con nông dân và các cán bộ của xã, HTX
liên lạc với nhau bằng ñiện thoại cố ñịnh hay ñiện thoại di ñộng. Chỉ trong ñiều kiện
mưa bão dài ngày và không có ñiện thì thông tin liên lạc sẽ trở nên khó khăn do
không sạc ñược ñiện thoại, hoặc ñiện thoại cố ñịnh bị hư hỏng. Khi ñó mọi người liên
lạc với nhau bằng ghe, ñò cho nên thông tin liên lạc bị chậm trễ là ñiều tất yếu ở ñây.
Trong những mùa mưa bão xảy ra gần ñây, với phương châm 5 tại chỗ nên UBND xã
Vinh Hà ñã ñầu tư mua sắm 1 máy phát ñiện ñể chủ ñộng trong việc PCLB-TKCN
khi ñiện cúp lâu ngày. ðây là một ñiều kiện rất tốt trong liên lạc, báo cáo tình hình và
tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra.
52
3.3. Năng lực thích ứng với BðKH trong quản lý thiên tai của chính quyền ñịa
phương (CQðP)
3.3.1. Nhận thức về BðKH của CQðP
Qua bảng phỏng vấn bán cấu trúc 30 cán bộ chủ chốt là cán bộ lãnh ñạo xã,
chuyên viên các phòng ban, các trưởng thôn, nhân viên các HTX nông nghiệp, HTX
ñiện và những người có kinh nghiệm về PCLB – TKCN ở 2 xã Phú Lương và Vinh
Hà ñược trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21: Nhận thức về BðKH của CQðP
Nhận thức của CQðP Số người Tỉ lệ %
Có hiểu biết về BðKH 25 83,3
Không biết gì 5 16,7
Tổng cộng 30 100
CQðP ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñã có sự hiểu biết về BðKH (83,3 %)
thông qua các hành ñộng cụ thể như:
- Chuyển ñổi cơ cấu ngành nghề không phụ thuộc vào nông, ngư nghiệp như:
trồng nấm, NTTS theo hướng bền vững, công nhân khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, công viên chức nhà nước, ñi làm ăn xa...
- Quy hoạch tái ñịnh cư các hộ dân ở vùng thấp trũng, các cư dân thủy diện, cư
dân vạn ñò trên phá lên các vùng ñất cao hơn.
- Xây nhà theo hướng xông ra ñể chống bão, làm móng cao hơn (lấy mốc lũ lụt
1999) ñể phòng giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt và nước dâng.
- ðầu tư cho các cán bộ trẻ, các BCH PCLB-TKCN cấp xã, thôn ñi học các lớp
nâng chuẩn, bồi dưỡng và nâng cao trình ñộ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý thiên
tai dựa vào cộng ñồng…
53
3.3.2. Sơ ñồ tổ chức hệ thống quản lý thiên tai của CQðP.
Dưới ñây là sơ ñồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Thừa Thiên Huế:
SƠ ðỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PCLB &
TKCN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHÍNH PHỦ
UBND TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
BAN CHỈ ðẠO PCLB
TRUNG ƯƠNG
UBQG TKCN, CÁC BỘ,
NGÀNH TRUNG ƯƠNG
BCH PCLB MIỀN TRUNG
BCH PCLB các huyện
TP Huế
BCH PCLB tỉnh Thừa Thiên Huế
2B Trần Cao Vân- TP Huế
Tel: 054 822519
Fax: 054 824480
BCH PCLB các Sở,
Ban ngành thuộc tỉnh
Hệ thống cung cấp dữ liệu thông tin
phục vụ công tác chỉ huy PCLB
Nhóm cộng tác PCLB xã
phường, thị trấn
BCH PCLB cấp cơ sở
Nguồn: [1]
Hình 3.4: Sơ ñồ quản lý nhà nước về PCLB-TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tim kiếm cứu nạn (BCH PCLB-TKCN) xã
Phú Lương, Vinh Hà nói riêng cũng như các xã khác trên ñịa bàn huyện nói chung là
gần giống nhau về thành viên của ban chỉ huy, các kế hoạch, phương án PCLB-
TKCN, chỉ khác nhau về cơ sở hạ tầng, ñịa chất, ñịa hình, khí hậu, thủy văn và khác
nhau về nhận thức và biện pháp thích ứng của các ñối tượng DBTT do thiên tai trong
bối cảnh BðKH hiện nay. BCH PCLB-TKCN do người ñứng ñầu xã làm trưởng ban
gồm khoảng 40 thành viên, bao gồm cả ñàn ông và phụ nữ, các thành viên khác:
- Các phó chủ tịch
- Trưởng công an xã
- Chỉ huy trưởng Quân sự: ðội dân quân tự vệ (10 tổ dân quân ở các thôn).
- Chủ tịch Hội nông dân.
- Chủ tịch Hội Phụ nữ.
54
- Bí thư ðoàn thanh niên
- Trưởng trung tâm y tế, trạm y tế
- Các phòng ban chính ở UBND huyện, xã.
- Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Các BCH PCLB-TKCN ở các thôn [29].
3.3.3. Kế hoạch phòng chông và giảm nhẹ thiên tai của CQðP
Hằng năm BCH PCLB-TKCN xã họp ñể triển khai các kế hoạch phòng chống
và giảm nhẹ thiên tai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, bố trí phương
tiện, lực lượng ñể phục vụ công tác chỉ ñạo và trực tiếp thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi
có tình huống xấu xảy ra trong mưa bão, mỗi thôn bố trí 1 tiểu ñội, trực tại cơ quan
UBND xã 1 tiểu ñội trực 24/24 giờ tại cơ quan ñể theo dõi chặt chẽ diễn biến của lụt
bão nhằm thông tin ñến nhân dân một cách nhanh nhất. Kiện toàn các tiểu ban: BCH
PCLB-TKCN ở các thôn, chủ nhiệm các HTX, trưởng trạm y tế và các hiệu trưởng
của các trường làm trưởng tiểu ban của ñơn vị mình, phân công cán bộ trực tại cơ
quan, ñơn vị mình (Bảng 3.22) [29].
Bảng 3.22: Bảng phân công nhiệm vụ PCLB-TKCN xã Vinh Hà năm 2010.
STT Tiểu ban Kế hoạch - Nhiệm vụ
1 Ban Công an
xã, xã ñội
Phân công ñiều ñộng công an viên, dân quân tự vệ ñể thực
hiện nhiệm vụ PCLB-TKCN
2 Cán bộ ñịa
chính xã
Chuẩn bị phương tiện di dời dân và tài sản, ở ban chỉ huy 1
ñò, mỗi thôn 1-2 chiếc ñò + xe công nông.
3 Kế toán ngân
sách xã
Có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm (gồm mì tôm,
gạo, dầu, ñèn pin..)
4 Trạm y tế Chuẩn bị một số cơ thuốc, bông, băng và các dụng cụ y tế
khác ñể sơ cấp cứu cho nhân dân.
5 HTX nông
nghiệp
Kiếm tra, tu sửa, nâng cấp trước và sau thiên tai các hệ
thống ñê ñập, kênh mương, trạm bơm.
6 HTX ñiện Tổ chức phát quang, tu sửa hệ thống lưới ñiện trước và sau
thiên tai xảy ra.
7 Văn hóa
thông tin xã
Phát thanh, tuyên truyền cho toàn dân biết phương án PCLB
của xã, diễn biến thiên tai
8 Ban chỉ huy
PCLB thôn
Khảo sát, tổng hợp tất cả các hộ cần phải di dời; báo cáo
tình hình của thôn mình kịp thời về BCH PCLB xã khi thiên
tai xảy ra.
Nguồn: [29].
55
Nhìn vào bảng ta thấy rằng sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng cán
bộ và các bộ phận rất chi tiết, cụ thể, hoạt ñộng có hiệu quả trong những năm vừa
qua. Bên cạnh những ñiểm mạnh, theo tác giả kế hoạch PCLB-TKCN cũng có một số
ñiểm yếu như sau:
- Phương tiện giao thông và cứu trợ có số lượng ít, chỉ có 1 – 2 chiếc ghe/ 1
thôn, chủ yếu là các ghe nhỏ, không có các thuyền lớn chở ñược từ 30 – 45 người,
các vùng bị ảnh hưởng trên ñịa bàn rộng lớn, nên dẫn ñến sự cô lập của một số thôn,
thiếu thông tin liên lạc khi thiên tai xảy ra lâu ngày.
- Hiện tại năng lực quản lý thiên tai của CQðP ñối với các diễn biến thất
thường của thời tiết, khí hậu trong những năm gần ñây vẫn chưa ñáp ứng ñược những
yêu cầu cho sự phát triển bền vững của ñịa phương.
- Các kế hoạch kế hoạch PCLB-TKCN của CQðP không ñược phổ biến ñến
tận người dân. Do vậy các kế hoạch sẽ có hiệu quả khi tất cả người dân và CQðP
ñiều có kiến thức về BðKH và cung tay góp sức ñể thích ứng với thiên tai trong bối
cảnh BðKH hiện nay.
- Người dân ñịa phương chưa ñược tham gia bất kỳ một khóa tập huấn về quản
lý thiên tai, thích ứng với BðKH do ñịa phương tổ chức.
- Theo người dân ñịa phương, bên cạnh những cán bộ tận tâm với công tác
PCLB thì cũng còn một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm trong việc PCLB – TKCN.
3.3.4. Kế hoạch di dời dân và tài sản ñể ứng phó với thiên tai và nước dâng
ða số các thôn ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñều bị ngập lụt và phải thường
xuyên bị di dời trước khi lụt bão xảy ra, trong số ñó thôn Lương Lộc, Khê Xá, Giang
Tây, Giang Trung (Phú Lương) và thôn Hà Giang, nhóm ñịnh cư thôn 5, thôn 1 (Vinh
Hà) là các thôn nằm vùng xung yếu, thấp trũng nhất và thường xuyên bị thiệt hai do
thiên tai gây ra, nhất là trong bối cảnh của BðKH và nước biển dâng hiện nay. Do
vậy, các cán bộ ñược phân công phụ trách ñịa bàn của những thôn trên tiến hành
thống kê số hộ, khẩu, số người già yếu, trẻ em, phụ nữ ñể thực hiện tốt công tác di dời
và bố trí nơi trú ẩn an toàn trong mùa mưa bão (Bảng 3.23 và bảng 3.24).
56
Bảng 3.23: Kế hoạch di dời dân ñể ñối phó với bão và nước dâng của xã Phú
Lương năm 2010
STT Thôn Số hộ Số khẩu Khu vực trú ẩn Phương tiện
1 Lương
Lộc
2 8 Nhà Nguyễn Thị Yêm,
Nguyễn Liệu
Ghe, ñò
2 Khê Xá 1 4 Nhà ông Trần Khiến ðò, ghe
3 Vĩnh
Lưu
10 18 Ông ðạo, Lượng, Quyết,
Hoàng, Dũng, Trọng...
Ô tô, ñi bộ, ghe.
4 Lê Xá
Tây
4 20 Nhà Lợi, Mượn, Cư,
Thuần.
Ô tô, ñi bộ, ghe.
5 Lê Xá
Trung
10 21 Nhà Trình, Búa, Bò, Sanh,
Hẹ, Cường.
Ô tô, ñi bộ, ghe.
6 Lê Xá
ðông
8 25 Trường THPL 2, nhà
Xuân, Chiến, Lành, ðen,
Phụng, Thụ, Kỳ.
Ô tô, ñi bộ, ghe.
7 Giang
ðông A
3 5 Nhà ông Các, Vọng,
Thuyết.
Ô tô, ghe, ñò
8 Giang
ðông B
8 19 Nhà Thuận, Liêm, Thông,
Hiền, Thêm, Minh, Mạnh.
Ô tô, ñi bộ, ghe.
9
Giang
Tây
11 37 Nhà Tiến, Bồng, nhà thờ
Phái, nhà thờ Họ Lâm…
ðò, ghe, ñò
10 Giang
Trung
6 9 Nhà Thuật, Duẩn, Hạnh,
nhà thờ Họ Hồ, nhà Lợi.
Ô tô, ghe, ñò
Tổng cộng 63 186
Nguồn:[28]
Nhìn chung, trong những năm gần ñây các hộ trong xã Phú Lương ñã khá lên
trông thấy do trồng nấm và vụ mùa thắng lợi. ða số các hộ gia ñình ñã có nhà kiên
cố, chỉ có các hộ nghèo và cận nghèo mới còn các nhà tạm bợ và bán kiên cố. Do
vậy, sự di tản và trú ẩn trong thiên tai của người dân ở ñây khá an toàn và hiệu quả.
Bảng 3.24: Kế hoạch di dời dân ñể ñối phó với bão và nước dâng của xã Vinh Hà
năm 2010
STT Thôn Số
hộ
Số
khẩu
Người
già
Trẻ em Khu vực trú ẩn Phương
tiện
1 Thôn 1 57 301 26 57
Nhà Trang, Khoa,
ðình, nhà thờ họ
Phan
Cá nhân
2 Thôn 2 53 227 34 53 Nhà văn hóa (VH) thôn 2 Cá nhân
57
3 Thôn 3 77 367 22 112 Trường MN, nhà VH Cá nhân
4 Thôn 4 40 220 13 21 Trường MN, nhà
thờ họ Mai Cá nhân
5 Thôn 5 137 493 18 151 Tiểu học Hà Trung, Mầm non. Cá nhân
6 Hà Giang 04 176 16 159
Trường MN thôn
1, nhà Lập, Tuấn,
Thoan…
Xe ben
7 Cống Quan 23 85 7 45
Trường tiểu học
Hà Trung ðò máy
Tổng cộng 391 1815 136 598
Nguồn: [31]
BCH PCLB-TKCN của 2 xã Phú Lương và Vinh Hà không có thuyền lớn chở
khoảng 30 - 45 người, trong các xã chỉ có những chiếc ñò nhỏ chở khoảng 10 – 15
người. Có 1 chiếc Cano ở xã Vinh Hà nhưng ñã bị hư không sử dụng ñược, xã Vinh
Hà có khoảng 15 cái áo phao, còn ở Phú Lương thì có khoảng 100 cái áo phao, các hộ
gia ñình thường không liên lạc ñược với nhau nếu ñiện cúp lâu ngày. Ở thôn Hà
Giang có 1 hệ thống cảnh báo thiên tai bằng ñèn và còi nhưng nhưng năm gần ñây hệ
thống này ñã bị hư hỏng không sử dụng ñược các tính năng cảnh báo sớm. Do ñó,
hằng năm BCH PCLB-TKCN xã phải mượn ghe ñò từ các hộ gia ñình có thuyền ñể
di tản các hộ gia ñình neo ñơn, trẻ em và phụ nữ ñến nhưng nơi an toàn ñể trú ẩn. Vì
vậy, trong thực tế ban chỉ huy thôn chỉ cứu nạn, sơ tán, cứu trợ các hộ gia ñình, cá
nhân trong nhóm hộ gia ñình dựa trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.
3.3.5. Một số biện pháp cụ thể về PCLB-TKCN của CQðP
Thực hiện phương châm “chủ ñộng phòng tránh, ñối phó kịp thời, khắc phục
khẩn trương và có hiệu quả” trong ñó lấy công tác phòng là chính, chủ ñộng xây dựng
kế hoạch PCLB-TKCN theo nguyên tắc “5 tại chỗ” ñể ñối phó có hiệu quả trước
những diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu trong nhưng năm gần ñây. Sự thích
ứng của CQðP trong quản lý thiên tai ở ñịa phương ñược trình bày ở bảng 3.25 [30].
58
Bảng 3.25: Sự thích ứng với BðKH trong quản lý thiên tai của chính quyền xã
Vinh Hà năm 2010
Thiên
tai
Thời
ñiểm
Một số biện pháp cụ thể
Trước khi
thiên tai
xảy ra
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác PCLB-TKCN năm
2009, xây dựng phương án, kế hoạch PCLB-TKCN năm
2010.
- Kiện toàn ban chỉ huy PCLB và phân công các thành viên
BCH phụ trách các khu vực dân cư và trực tại UBND xã
- Nắm chắc số lượng dân cần phải di dời ở các khu vực dân
cư…
- Bố trí sơ tán cho từng khu vực, chuẩn bị ñầy ñủ lực lượng,
phương tiện cứu hộ khi có bão lụt xảy ra.
- Phổ biến trực tiếp các phương án, kế hoạch di dời của xã
ñến từng khu vực dân cư ñể họ chủ ñộng, chuẩn bị các
phương án phòng tránh kịp thời.
- Thực hiện tốt thông tin liên lạc về tình hình diễn biến của lụt
bão; thực hiện nghiêm túc chế ñộ trực cơ quan trong mùa
mưa bão.
- Có kế hoạch chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men,
nhu yếu phẩm thiết yếu ñủ dùng trong các ñợt lụt bão và nước
dâng.
- Phát quang, chặt tỉa những cây, cành phục vụ cho công tác
ứng cứu trong lụt bão.
Mưa
bão,
lũ lụt,
triều
cường,
nước
dâng)
Trong khi
thiên tai
xảy ra
- Thông báo cho tất cả các ghe, ñò ñang ñánh bắt trên ñầm
phá vào nơi trú ẩn an toàn.
- Tổ chức trực bão vệ cơ quan 24/24, theo dõi diễn biến thời
tiết, tình hình lụt bão, giữ vững thông tin liên lạc thông suốt
giữa các cấp và người dân.
- Huy ñộng kịp thời các phương án, khẩn cấp sơ tán người, tài
sản ra khỏi khu vực thấp trũng, vùng xung yếu; quan tâm các
hộ chính sách, người già yếu, trẻ em, phụ nữ, người tàn tât.
- Tổ chức ngay lực lượng hậu cần khi sơ tán ñể cung cấp
lương thực, thực phẩm cho ngư dân vùng ngập lụt, không ñể
nhân dân bị ñói rét
- Các ñồng chí trong Thường vụ ðảng ủy, HðND, UBND,
BCH PCLB-TKCN xã ñi chỉ ñạo trực tiếp tại các ñiểm xung
yếu và tổ chức lực lượng ñể ứng cứu kịp thời.
- Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các phương tiện, chuẩn
bị vật tư, lương thực, thực phẩm, nước uông, dầu, loa cầm
tay, máy phát ñiện.
- Tăng cường tuyên truyền, thông báo kịp thời những diễn
59
biến về tình hình lụt bão ñến các khu vực dân cư ñể nhân dân
biết và chủ ñộng phòng tránh.
- Báo cáo nhanh tình hình thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản
cho BCH PCLB-TKCN huyện biết ñể chỉ ñạo kịp thời.
Sau khi
thiên tai
xảy ra
- Tổ chức tìm kiếm, cứu hộ người mất tích ñể mai táng; tu
sửa nhà cửa, ổn ñịnh chỗ ở cho nhân dân, tổ chức ñưa dân sơ
tán trở về nhà.
- Tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ ñến tận tay nhân dân,
ñặt biệt quan tâm ñến các hộ chính sách, người già yếu không
nơi nương tựa, trẻ em, phụ nữ, người tàn tât... và các hộ thiệt
hại nặng.
- Khắc phục kịp thời các cơ sở hạ tầng, ñường xá, cầu cống;
xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản
xuất, ổn ñịnh ñời sông nhân dân.
- Phát ñộng phong trào “Lá lành ñùm lá rách”, giúp ñỡ lẫn
nhau vượt qua khó khăn, hoạn hạn.
- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, khen thưởng ñộng viên kịp
thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào
PCLB-TKCN vừa qua.
Nguồn: [30]
Khi nhận ñược thông báo của BCH PCLB-TKCN huyện Phú Vang sắp xảy ra
thiên tai bão lũ, thì sau ñó BCH PCLB-TKCN của xã sẽ thông báo họp khẩn cấp,
phân công nhiệm vụ, trực sẵn sàng cứu trợ, sau ñó thông báo về các tiểu ban PCLB
thôn theo 5 phương châm tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, vật tư – phương tiện tại chỗ, con
người tại chỗ và tự quản tại chỗ.
Có thể nói rằng, các biện pháp thích ứng hiện tại với BðKH của CQðP trước,
trong và sau khi thiên tai xảy ra của 2 xã Phú Lương và Vinh Hà trong những năm
qua là có hiệu quả. Do ñó thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân ở 2 xã nói
trên trong những năm qua kể từ sau cơn lũ lịch sử năm 1999 ñã giảm ñi rất nhiều.
Theo phỏng vấn chủ chốt ñối với lãnh ñạo xã Vinh Hà thì trong những năm tới, ở xã
Vinh Hà ñã có các kế hoạch tái ñịnh cư cho các hộ ở vùng thấp trũng lên các khu
nghĩa ñịa cao nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai trong bối cảnh của BðKH hiện nay.
60
3.4. Năng lực thích ứng với BðKH trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai của
người dân
3.4.1. Nhận thức về BðKH của người dân ñịa phương
Qua tổng hợp 200 phiếu ñiều tra hộ gia ñình ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà, tác
giả ñã thống kê và ñưa ra bảng 3.26.
Bảng 3.26: Nhận thức về BðKH của người dân ñịa phương
Nhận thức của người dân Số người Tỉ lệ %
Không biết gì 101 50,5
Số người dân biết 99 49,5
Tổng cộng 200 100
Nhìn chung số lượng những người ñược phỏng vấn ở 2 xã Phú Lương và Vinh
Hà có hiểu biết về BðKH chỉ chiếm tỷ lệ trung bình (49,5 %), mặc dù người dân này
có nhận thức về sự thay ñổi thất thường của thời tiết, khí hậu trong những năm gần
ñây, nhưng họ vẫn không chắc chắn ñó là sự BðKH, họ chỉ cho rằng các cơn lũ xảy
ra thất thường hơn, bão xuất hiện nhiều hơn, triều cường thường xuyên hơn, mùa
nắng kéo dài, mùa ñông ngắn hơn, sự thay ñổi giữa ngày nắng và ngày mưa nhanh
hơn, xuất hiện lốc trong nhưng năm gần ñây. Còn các hộ khác (50,5 %) trong 200
phiếu ñiều tra hộ gia ñình của 2 xã này trả lời rằng họ không biết gì về BðKH. So với
các hộ không biết gì về sự thay ñổi của khí hậu, thời tiết ở xã Phú Lương (43 %), thì
những người dân ở xã Vinh Hà nhận thức về BðKH còn thấp hơn nhiều (58 %). Có
thể những người ñược phỏng vấn ở xã Vinh Hà là những hộ thường xuyên phải ñi
nuôi trồng, ñánh bắt thủy hải sản, các hộ già cả, neo ñơn và thuộc hộ nghèo nên họ
không biết gì về BðKH là ñiều có thể hiểu ñược.
3.4.2. Vai trò của nam và nữ trong việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
Bảng sau ñây cho thấy vai trò của nam và nữ trong việc phòng ngừa, ứng phó
với thiên tai ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà (bảng 3.27).
61
Bảng 3.27: Công việc của nam giới so với nữ giới trong phòng ngừa, ứng phó
thiên tai
Thiên
tai Thời ñiểm Công việc của Nam giới Công việc của Nữ giới
Trước khi
thiên tai
xảy ra
- Tập hợp ban phòng
chống lụt bão – tìm kiếm
cứu nạn của từng thôn.
- Chằng chống nhà cửa.
- Làm gác tạm thời ñể giữ
cho lương thực, thực phẩm.
- Nhắc nhở vợ ñể chuẩn bị
thực phẩm, nước ñèn dầu
- Di chuyển người già, trẻ
em, người neo ñơn.
- Di chuyển gia súc, gia
cầm, lương thực lên cao.
- Phong tỏa cây cối, khai
thông dòng chảy.
- Chuẩn bị loa tay ñể
thông báo và tìm kiếm cứu
nạn.
- Mượn thuyền ñể di tản.
- Chuẩn bị tàu thuyền (> 2/3 hộ
gia ñình có tàu thuyền).
- Di chuyển trẻ em, người già
ñến nơi trú ẩn an toàn.
- Mua thuốc cho bệnh lỵ, cảm
cúm, tả, tiêu chảy ...
- Chuẩn bị thức ăn, nước, dầu,
ñèn ...
- ðưa gia súc, gia cầm, lương
thực, các loài ñộng vật nhỏ ñến
những nơi cao trong nhà
- Nấu ăn
- Chăm sóc trẻ em, người già
- Di chuyển các dụng cụ, ñồ vật
trong nhà lên những nơi cao hơn
cùng chồng.
Lũ
lụt
Trong khi
thiên tai
xảy ra
- Di chuyển nạn nhân ñến
trạm y tế ñể ñiều trị.
- Chia sẽ thực phẩm cho
những hộ gia ñình có nhu
cầu
- Giữ tài sản và lương
thực, thực phẩm, ñưa
chúng lên những nơi cao
hơn khi nước dâng cao
- Chia sẻ thực phẩm cho những
hộ gia ñình có nhu cầu
- Giữ tài sản và lương thực, ñưa
chúng lên những nơi cao hơn
- Nấu ăn
- Chăm sóc trẻ em, người già,
chăm sóc ñộng vật
Sau khi
thiên tai
xảy ra
- Vệ sinh nhà và những
nơi công cộng
- Vệ sinh môi trường: thu
thập súc vật chết ñể ñiều trị
và chôn chúng ñúng cách.
- Kiểm tra thiệt hại và báo
cáo với ủy ban xã, ñặc biệt
là những nhà bị tốc mái ở
và sụp ñổ
- Kiểm tra các tuyến ñường
ñể chuẩn bị sửa chữa.
- Kiểm tra mất mát tài sản
- Vệ sinh môi trường
- Mất mát về người và tài sản
ðiều tra trữ nước ngọt ñể uống
và sinh hoạt.
- Giúp các hộ gia ñình có nhu
cầu (tập trung vào các hộ già,
neo ñơn, không nơi nương tựa)
- Sấy và phơi lúa trong ánh mặt
trời ñể tránh hư hỏng, thối rửa.
- Chăm sóc người già và trẻ em
62
Trước khi
thiên tai
xảy ra
- Củng cố nhà cửa
- Một số ñiều cần làm
cũng tương tự như ñối phó
với lũ lụt vì bão thường
kèm theo lũ lụt
- Tạo ra một nơi trú ẩn an
toàn trong nhà
- Cắt giảm những cây có
khả năng thiệt hại nhà ở,
ñường dây ñiện.
- Nghe dự báo thời tiết.
- Củng cố nhà với chồng
- Chuẩn bị chất ñốt, ñèn dầu,
nến, thức ăn, thuốc men
- Di chuyển trẻ em và người già
ñến nơi trú ẩn
- Di chuyển gia súc, gia cầm
ñến nơi an toàn.
- Chăm sóc trẻ em
- Nghe dự báo thời tiết.
Bão
Trong khi
thiên tai
xảy ra
- Duy trì tại nơi tạm trú
- Nghe dự báo thời tiết
- Cứu trợ nạn nhân
- Duy trì tại nơi tạm trú
- Chăm sóc trẻ em, người già
- Nấu ăn, xem dự báo thời tiết
Sau khi
thiên tai
xảy ra
- Cứu trợ nạn nhân
- Sửa chữa nhà cửa, ñường
sá, ñường ñây ñiện
- Phát quang cây cối, vệ
sinh môi trường
- Giúp các hộ gia ñình có
nhu cầu
- Báo cáo thiệt hại cho Ủy
ban xã
- Vệ sinh nhà ở, sân vườn
- Vệ sinh môi trường
- Chăm sóc vật nuôi, cây trồng
- Giúp ñở các hộ neo ñơn, hộ bị
thiệt hại nặng do thiên tai.
- Sửa chửa nhà cùng chồng.
Hạn
hán
Trước khi
thiên tai
xảy ra
- Nạo vét kênh, mương
thủy lợi
- Trữ nước ñể nấu ăn,
uống, bằng cách mua nước
hoặc nước mưa.
- Nạo vét kênh, mương thủy lợi
- Trữ nước ñể nấu ăn
- Dự trữ thuốc chữa bệnh
3.4.3. Các biện pháp thích ứng với thiên tai hiện tại của người dân ñịa phương
Các biện pháp sau ñây ñược thảo luận và áp dụng bởi cộng ñồng dân cư ở hai
xã Phú Lương và Vinh Hà ñể giảm thiểu tác ñộng của thiên tai:
ðể ñối phó với lũ lụt:
ðể ñối phó với lũ lụt, khoảng 40 % hộ gia ñình ở Phú Lương và 50 % hộ gia
ñình ở Vinh Hà ñã có một chiếc thuyền nhỏ làm bằng gỗ, tre, nhôm hoặc, có thể chở
ñược 4-5 người.
Theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông
tin ñại chúng. Có 1 vài hộ có ñiều kiện thì có thể mua máy nổ cá nhân hoặc bình ñiện
63
ắcquy ñể thắp sáng ñể xem thông tin về tình hình mưa bão, lũ lụt ở ñịa phương. ðiều
này làm cho người dân có thể chủ ñộng trong việc trú ẩn và di tản an toàn trong mùa
mưa bão xảy ra.
Các loại lương thực, tài sản ñược ñặt lên nơi cao hơn trong nhà, gạo, mì ăn liền,
thực phẩm sấy khô, dầu và nhu yếu phẩm khác ñược sử dụng cho gia ñình trong
khoảng thời gian từ 7-10 ngày/trận lũ ở Phú Lương và 3 – 5 ngày/trận lũ ở Vinh Hà.
ðể giảm thiểu các tác ñộng tiêu cực của lũ lụt hàng năm, nông dân và ngư dân
phải ñiều chỉnh lịch thời vụ và chọn giống thích hợp. Căn cứ vào lịch thời vụ ñược
cung cấp bởi phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang và dự báo
thời tiết của các trạm khí tượng, thuỷ văn, các nông dân sắp xếp một lịch phù hợp.
Giống ngắn ngày, chịu ñược hạn, mặn ñược chọn ñể có một thời gian thu hoạch vào
cuối tháng VIII trước khi lũ sớm bắt ñầu.
ðể ñối phó với cơn bão:
Xây nhà có cấu trúc theo kiểu xông ra, khi có bão, gió sẽ thổi vào và nếu có sập
thì cũng sập ra phía ngoài. Chằng chống nhà cửa, dùng các vật dụng kiên cố trong
nhà ñể trú ẩn như bàn thờ kiên cố, bộ ngựa…
Chằng chống chuồng trại cho gia súc, gia cầm hoặc xây cao 2 tầng ñể gia súc
gia cầm có thể chống chịu ñược các ñợt mưa lụt, gió lạnh và khô thoáng, nhằm chống
các dịch bệnh và mất mát tài sản của người dân.
Di tản ñến các hộ kiên cố trong thôn, xã hoặc các trường học kiên cố ñể trú ẩn
an toàn. Khi bão xong thì mới về nhà và dọn dẹp, kiểm tra tài sản, vệ sinh nhà cửa…
ðể ñối phó với hạn hán:
Trong thực tế, trước năm 1975, vào mùa hè và mùa thu hằng năm thì cây trồng
thường bị sâu bệnh do hạn hán nên năng suất giảm. Sau năm 1975 và ñặc biệt là trong
những năm gần ñây công tác thủy lợi, xây ñê, ñắp ñập, nạo vét sông và bắt ñầu tiếp
nhận nước từ hồ chứa Truồi, những ảnh hưởng của hạn hán vào nông nghiệp, ngư
nghiệp ñã giảm ñi ñáng kể.
64
ðể ñối phó với nhiễm mặn và triều cường
Những năm gần ñây nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ
nên ở xã Vinh Hà và các xã lân cận như Vinh Thái, Vinh Lộc, Lộc Tiến ñã ñược xây
các con ñập ñể ngăn mặn và dẫn nước mặn cho các hồ NTTS riêng rẽ nên việc các
vùng trồng cây lương thực cũng ñược cải thiện nhiều. Còn vấn ñề triều cường ñối với
các ruộng thấp, các ao nuôi thủy sản thấp cũng bị ảnh hưởng ñáng kể. Nếu triều
cường dâng cao vào các tháng mùa hè thì làm mặn hóa ñồng ruộng, các ao nuôi thủy
sản, làm tăng ñộ mặn ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật
nuôi, làm thiệt hại về mùa màng cho người dân Vinh Hà nói chung và các xã giáp
biển và ñầm phá nói riêng. Còn nếu triều cường kết hợp với mưa lũ vào mùa mưa bão
thì làm cho mực nước lũ lên nhanh có thể dẫn ñến nhiều thiệt hại mùa màng và tính
mạng của người dân.
Hỗ trợ bên ngoài:
Sau khi thảm họa cộng ñồng thường có hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ, Hội
chữ thập ñỏ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các HTX nông nghiệp ñể phục
hồi sản xuất (bảng 3.28).
Bảng 3.28: Hỗ trợ từ các cơ quan, ñoàn thể, HTX sau khi thiên tai ñể phục hồi
sản xuất ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà
Tổ chức Sự hỗ trợ ngắn hạn Hổ trợ dài hạn
Hiệu
quả
Người
hưởng lợi
Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT
Huyện Phú Vang
Cho vay 2 năm không thế
chấp, lãi suất 0,3-0,5%,
tổng số: 1-2.000.000 ñồng
Vay NTTS,
chăn nuôi:
30 triệu.
60% Người dân.
Hội phụ nữ
Huyện Phú Vang
Cho vay 3 năm không thế
chấp, lãi suất: 0,5%; tổng
số: >10.000.000 ñồng, có
khoảng 80% hộ vay vốn.
30% Người dân
HTX nông nghiệp Trợ giá giống cây trồng (- 30%)
10% Người dân
Chính quyền tỉnh,
huyện
Nhà sập: 1-3 triệu/hộ
Ưu tiên các hộ nghèo.
50% Người dân
Hội Chữ thập ñỏ
& Các tổ chức xã
hội.
- Cung cấp lúa giống (0,5
tấn/130 hộ gia ñình)
- Cho gạo, mì tôm, tôn...
15% Người dân
65
3.5. ðề xuất các biện pháp thích ứng và sống chung với hiểm họa trong bối cảnh
chịu tác ñộng của BðKH
Qua phỏng vấn, thảo luận và tổng hợp các thông tin trong ñánh giá rủi ro do
thiên tai ở ñịa bàn nghiên cứu, chúng tôi và cộng ñồng người dân tham gia có thể
nhận thấy ñược những dấu hiệu của BðKH, ñặc biệt là sự thất thường và gia tăng tần
suất của bão, lũ lụt và sự gia tăng mực nước phá ñang ảnh hưởng ñến cộng ñồng
người dân. Thảo luận xem xét và tổng hợp những thông tin có ñược, cộng ñồng người
dân xã Phú Lương và Vinh Hà thống nhất ñưa ra các biện pháp thích ứng với thiên tai
trong bối cảnh chịu tác ñộng của BðKH như sau:
3.5.1. Về nông nghiệp:
- Sử dụng linh hoạt các loại hình canh tác xen canh và luân canh trong việc
trồng lúa và hoa màu, ñể làm tăng hiệu quả và hỗ trợ lẫn nhau chống chịu sâu bệnh
tốt, thích ứng với các tác ñộng của BðKH.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác lai tạo các giống mới có năng
suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, có thể sống với ñộ mặn cao (Vinh Hà) và thu hoạch
nhanh.
- Xây dựng các kho dự trữ lúa, góp phần giảm thiểu rủi ro trong thiên tai khi
mực nước lũ ngày càng dâng cao ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà.
3.5.2. Về ngư nghiệp
- Xây dựng các mô hình NTTS bền vững, hạn chế các tác ñộng khắc nghiệt
của thời tiết, khí hậu và thiên tai ở xã Vinh Hà.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học ñể lai tạo, tạo ra các giống ngắn
ngày, chống chịu tốt với sự biến ñộng của ñộ mặn, có giá trị thương phẩm cao.
- Thường xuyên quan trắc môi trường nước các ao, hồ nuôi tôm ở xã Vinh Hà
ñể có các biện pháp xử lý và nuôi trồng hiệu quả.
3.5.3. Về cơ cấu nghề nghiệp
- ða dạng hóa cơ cấu nghề nghiệp ở xã Vinh Hà ñể thích ứng với BðKH như:
các ngành dịch vụ, buôn bán, du lịch sinh thái, du lịch cộng ñồng, công nhân các khu
công nghiệp trong và ngoài tỉnh TTH
66
- Lựa chọn các ngành nghề có rủi ro thấp do thiên tai bão lụt xảy ra trong bối
cảnh BðKH, tạo nên nguồn thu nhập ổn ñịnh, khi ñó họ sẽ giảm các tác ñộng vào tài
nguyên, môi trường. ðây chính một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm
nguy cơ và tác ñộng của BðKH ở Việt Nam.
3.5.4. Về cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng trường THCS hoặc THPT 2 tầng ở xã Phú Lương ñể các em học
sinh có thể ñi học gần hơn, giảm rủi ro khi mùa mưa bão xảy ra, ñây cũng coi như
một nơi trú ẩn an toàn cho người dân trong thời gian bão lũ.
- Nâng cấp ñường ñê kè giao thông nội ñồng ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà
bằng bê tông xi măng, mở rộng các con ñường dẫn ñến các thôn xa xôi héo lánh (Khê
Xá, Giang Tây) các thôn tái ñịnh cư thôn Hà Giang, thôn 5.
- Mở rộng khai thác hệ thống ñường ống nước ñến các thôn Hà Giang, nhóm
ñịnh cư thôn 5 (Vinh Hà), hệ thống tưới tiêu và thoát nước ñể giảm nhẹ các tác ñộng
do BðKH gây ra.
- Sửa chữa và nâng cấp hệ thống cảnh báo thiên tai sớm ở thôn Hà Giang, xã
Vinh Hà ñể nhũng ngư dân ñánh bắt trên ñầm phá có thể chủ ñộng tìm nơi trú ẩn an
toàn khi màu mưa bão xảy ra.
3.5.5. Về các thể chế, chính sách
Quy hoạch ngắn hạn và dài hạn các vùng ñất cao ñể làm ñất ở, ñất xây dựng
cơ sở hạ tầng, ñất NTTS, ñất nông nghiệp, ñất hoa màu hợp lý có tính ñến các tác
ñộng trước mắt và lâu dài của BðKH và nước biển dâng.
3.5.6. Về nâng cao nhận thức về BðKH
- Mở các lớp tập huấn nhận thức về BðKH, phòng ngừa và thích ứng với
BðKH cho người dân ñịa phương ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà.
- Mở các lớp dạy nghề, chuyển ñổi ñề nghiệp cho người dân ñể họ có thể ña
dạng về sinh kế, giảm rủi ro do thiên tai gây ra trong một tương lai không xa
67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
(1). Có 5 loại hiểm họa tự nhiên ở xã Phú Lương và 7 loại hiểm họa tự nhiên ở xã
Vinh Hà ñược ghi nhận. Trong ñó, bão, lũ lụt và hạn hán là những hiểm họa có
tác ñộng mạnh nhất tới cộng ñồng ñịa phương 2 xã trên. Trong bối cảnh BðKH,
các tác ñộng có thể xảy ra ñối với người dân 2 xã này là hiện hữu và có thể theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) của Việt Nam.
(2). Rủi ro do thiên tai ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñang ñược quản lý hợp lý sau
những thảm họa mang tính lịch sử như bão năm 1985 và lũ lụt 1999. Cả CQðP
và người dân ñều có sự chuẩn bị chu ñáo, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện
các phương án ñối phó thiên tai nên ñã giảm ñáng kể những thiệt hại. CQðP xã
Vinh Hà cũng có phương án ñối phó mang tính chiến lược khi xây dựng quy
hoạch di dân từ vùng ven phá thấp trũng tới nơi có nền ñất cao hơn.
(3). Các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tăng cường năng lực thích ứng với thiên tai
trong bối cảnh chịu tác ñộng của BðKH ñược ñề xuất bao gồm: tạo lập tính ña
dạng trong sinh kế, tăng cường khả năng dự phòng lương thực, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội phải tính ñến tác ñộng của BðKH và tăng cường nhận thức
cho cộng ñồng về BðKH.
KIẾN NGHỊ
(1). Cần nghiên cứu ñánh giá ở phạm vi rộng hơn về khả năng tác ñộng của thiên tai
trong bối cảnh BðKH.
(2). Nên ñưa các ñề xuất của cộng ñồng vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội ñể tăng cường khả năng ứng phó và thích ứng lâu dài với thiên tai
trong bối cảnh BðKH.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh TTH (2010), Kiến thức phòng chống giảm
nhẹ thiên tai,
2. Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo
dục, Hà Nội, 840 tr.
3. Bộ TN-MT (2003), Thông báo quốc gia ñầu tiên của Việt Nam cho công ước
khung của Liên hợp quốc về BðKH, Hà Nội, 136 tr.
4. Bộ TN-MT (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BðKH, Hà Nội,
65 tr.
5. Bộ TN-MT (2009), Kịch bản BðKH, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội, 34 tr.
6. Bộ TN-MT (2009), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Xây dựng
khả năng phục hồi các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi
ro nhất do tác ñộng của của BðKH ở miền Trung Việt Nam, Báo cáo tóm tắt
dự án ðói nghèo và Môi trường, Hà Nội, 11 tr.
7. CECI (2002), Xây dựng năng lực thích ứng với BðKH ở miền Trung Việt Nam
(2002 - 2005), Hà Nội.
8. Lê Diên Dực (2000), Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển
dựa vào cộng ñồng, Dịch và chú giải, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi
trường, ðại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 563 tr.
9. ðoàn Văn ðiếm, Trần ðức Hạnh, Lê Quang Vĩnh, Nguyễn Thanh Bình (2008),
Giáo trình khí tượng nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp I Hà Nội, 246 tr.
10. Hội Chữ Thập ðỏ Việt Nam (2000), Tài liệu tập huấn phòng ngừa thảm họa, Hà
Nội, 158 tr.
11. Hội Chữ Thập ðỏ Việt Nam (2002), Giới thiệu về quản lý thảm họa tại cộng
ñồng, Hà Nội, 106 tr.
12. Dương Văn Khánh (2001), Mô tả quá trình ngập lũ liên quan ñến các ñặc trưng
vật lý của lưu vực, Báo cáo kết quả dự án thí ñiểm quản lý tổng hợp vùng bờ
TTH, Sở Nông nghiệp – PTNT TTH, 40 tr.
13. Nguyễn Hữu Ninh (2007), Gắn thích ứng BðKH với quản lý rủi ro thiên tai
69
(nghiên cứu ñiển hình tại Việt Nam), Báo cáo ñánh giá lần thứ tư Ủy ban Liên
Chính phủ về BðKH (IPCC), Hà Nội,
14. Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2009, 123 tr.
15. Tôn Thất Pháp và Margarita T.de la Cruz (2006), Participatory Research
Approach and Gender Analysis (PRAGEN), Sổ tay PRAGEN, Trường ðại học
khoa học, ðại học Huế, 155 tr.
16. Sở Khoa học và Công nghệ TTH (2004), ðặc ñiểm khí hậu – thủy văn tỉnh TTH,
Nhà xuất bản Thuận Hóa, 156 tr.
17. Lâm Thị Thu Sửu (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự
tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú Vang, Tỉnh TTH, Trung tâm KH XH và
NV, Trường ðại học hoa học, ðại học Huế, 34 tr.
18. Lâm Thị Thu Sửu, Phạm Thi Diệu My, Philip B., Annelieke D., (2010), Thích
ứng BðKH dựa vào cộng ñồng lưu vực sông Hương, tỉnh TTH, Báo cáo nghiên
cứu, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD) Huế, 45 tr.
19. Lê Văn Thăng (2004), Ảnh hưởng của BðKH toàn cầu lên tỉnh TTH, Tạp chí
khoa học, ðại học Huế, 9 tr.
20. Lê Văn Thăng, Nguyễn ðình Huy, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Hoàng Ngọc Tường Văn
(2009), Nhận thức về BðKH và các giải pháp ứng phó của cộng ñồng ở xã
Hương Phong, huyện Hương Trà và xã Quảng Thành, huyện Quảng ðiền, tỉnh
TTH, Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Môi Trường,
ðại học khoa học, ðại học Huế (2000-2010),123 – 127, 5 tr.
21. Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái (2008),
BðKH và nghiên cứu BðKH ở Việt Nam, Hội thảo: “Hướng tới Chương trình
Hành ñộng của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu
và thích ứng với BðKH” Viện Khoa học KTTV và Môi trường, 27 tr.
22. Nguyễn Hồng Trường (2006), BðKH và khả năng thích nghi với những tác ñộng,
Thông tin và trao ñổi, Trung tâm dự báo KTTV Ninh Thuận.
23. Lê Anh Tuấn (2009), Tổng quan về nghiên cứu BðKH và các hoạt ñộng thích
ứng ở miền Nam Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Cùng nổ lực ñể thích ứng BðKH”
tại TP Huế, Viện Nghiên cứu BðKH, ðại học Cần Thơ, 10 tr.
70
24. Lê Anh Tuấn (2009), Phòng chống thiên tai, Giáo trình cao học ngành Quản lý
môi trường, ðại học Cần Thơ.
25. Lê Nguyên Tường, Trần Mai Kiên, Trần Quỳnh (2007), Một số kết quả bước ñầu
trong nghiên cứu BðKH và thích ứng với BðKH ở lưu vực sông Hương và
huyện Phú Vang, tỉnh TTH, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học lần thứ 10,
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 8 tr.
26. UBND tỉnh TTH (2008), Kế hoạch Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh TTH ñến năm 2020.
27. UBND huyện Phú Vang (2009), ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú
Vang,
28. UBND xã Phú Lương (2010), Bảng thống kê số hộ dự kiến cần phải di dời ñể ñối
phó với bão và nước dâng năm 2010.
29. UBND xã Vinh Hà (2010), Kế hoạch phòng chống lụt, bão và di dời dân năm
2010.
30. UBND xã Vinh Hà (2010), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão, giảm
nhẹ thiên tai năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
31. UBND xã Vinh Hà (2010), Kế hoạch di dời dân ñể ñối phó với bão và nước dâng
năm 2010.
32. UBDS-GDTE xã Phú Lương (2010), Báo cáo tình hình dân số xã Phú Lương
năm 2010.
33. UBDS-GDTE xã Vinh Hà (2010), Báo cáo tình hình dân số xã Vinh Hà năm
2010.
34. Nguyễn Việt (2001), Thiên tai ở TTH và các biện pháp phòng tránh tổng hợp,
Trung tâm dự báo KTTV TTH, 13 tr.
35. Nguyễn Việt, Trần Xuân Lâm và Dương Anh ðiệp (2001), Mô tả diễn biến lũ lụt
trong mối quan hệ với những ñặc ñiểm tự nhiên trong vùng, Báo cáo kết quả dự
án thí ñiểm quản lý tổng hợp vùng bờ TTH, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ
văn tỉnh TTH, 61 tr.
36. Yamshita A., (2004), ðánh giá rủi ro thiên tai do nước ở ðồng bằng sông Cửu
Long, ðề cương luận văn Thạc sĩ, Trường ðại học Cần Thơ, 22 tr.
71
Tiếng Anh
37. ADB (Asian Development Bank) (1994), Climate Change in Asia: Vietnam
Country Report, Asian Development Bank, Manila, Philippinnes, 103 pp.
38. Bangladesh Red Crescent Society (BDRCS) (2008), Enhancing Community
Solidarity through Capacity Building and Formation of Community Based
Disaster Management Organizations, A series of case studies on Community
Based Disater Management (CBDM) in South Asia (Jan 2008 Vol 1 No 1), 4pp.
39. Batima P., B. Bat, S. Tserendash, L. Bayarbaatar, S. Shiirev-Adya, G. Tuvaansuren,
L. Natsagdorj, and T. Chuluun (2005), Adaptation to Climate Change, Batima P.
and D. Tserendorj, Eds., Admon Publishing, Ulaanbaatar, 90 pp.
40. Burton. I and B. Lim (2005), Achieving adequate adaptation in agriculture.
Climatic Change, Climatic Change (2005) 70, 191 – 200, 10 pp.
41. CACC – CECI (2002), Community based disaster management for adaptation to
climate change in Vietnam, 72 pp.
42. Capacity – Building for Adatation to Climate Change Vietnamproject (CACC)
& Station for Lagoon Resources Mangement and Environmental Studies
(SLARMES) (2003), Report on: Disasters vulnerability assessement survey in
Quang Dien and Phu Vang Districts, Hue University of Siences, 150 pp.
43. Crutzen, P. J. (2005), the Anthropocene: the current human-dominated geological
era: Human impacts on climate and environment. Paper presented at GEA
International Conference 2005: Climate change and its Effect on Sustainable
Development. October 15-16, 2005, Tokyo, Japan, 10 pp.
44. Cruz, R.V., H. Harasawa, M. Lal, S. Wu, Y. Anokhin, B. Punsalmaa, Y. Honda,
M. Jafari, C. Li and N. Huu Ninh (2007), Asia: Climate Change 2007: Impacts,
Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, M.L.
Parry, O.F. Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson, Eds.,
Cambridge University Press, Cambridge, UK, 469 – 506, 37 pp.
45. Dasgupta S., Benoit L., Craig M., David W., and Jianping Y. (2007), The Impact
of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World
72
Bank (WB) Policy Research, Working Paper 4136, February 2007, 51pp.
46. Department of Relief and Resettlement (RRE) and Asian Disaster Preparedness
Center (ADPC) (2009), Institutional Arrangements for Disaster Management in
Myanmar, 161 pp.
47. Droogers. P (2004), Adaptation to climate change to enhance food security and
preserve environmental quality: example for southern Sri Lanka. Agr, Water
Manage, 66, 15 – 33, 18 pp.
48. Easterling W. E., P. K. Aggarwal and Co-authors (2007), Food, fibre and forest
products, In Climate Change 2007: The Climate Change Impacts, Adaptation
and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment
Report of the Intergovernmental panel on Climate Change [M.L. Parry, O.F.
Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hansen (eds.)],
Cambridge University Press, UK, 273 – 313, 40 pp.
49. Ge D. K, Z. O. Jin, C. L. Shi and L.Z. Gao (2002), Gradual impacts of climate
change on rice production and adaptation strategies in southern China, Jiangsu.
J. Agr. Sci., 18, 1 – 8, 7 pp.
50. Heru S. (2007), A rapid vulnerability assessment method for designing national
strategies and plans of adaptation to climate change and climate variability,
Conference on the Human Dimensions of Global Environmental Change, Vrije
Universiteit, Amsterdam - Netherlands, 24 - 26 May 2007, 12pp.
51. Huu Ninh Nguyen (2007), Flooding in Mekong River Delta, Viet Nam,
Fighting climate change: Human solidarity in a divided world, 23 pp.
52. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Woking
Groups I, II and III to the Fourth Assessment Repor of the Intergovernmental
Panel on Climate Change [Core Writing Team, Pachauri, R.K and Reisinger, A.
(eds.)]. IPPC, Geneva, Switzerland, 104 pp.
53. Kurt A. M.,(1998), Cambodian community based flood mitigation and
preparedness project (CBFMP), Community – Based Approaches to Disaster
Mitigation, Regionnal Workshop on Best Practice in Disater Mitigation, 7 pp.
73
54. Lal, M., J. L. McGregor, and K. C. Nguyen (2007), Very high-resolution climate
simulation over Fiji using a global variable-resolution model, Climate
Dynamics (2008) 30: 293 – 305, 13 pp.
55. Lin E. D, Y. L. Xu, H. Ju and W. Xiong (2004), Possible adaptation decisions
from investigating the impacts of future climate change on food and water
supply in China, Paper presented at the 2nd AIACC Regional Workshop for
Asia and the Pacific, 2 - 5 November 2004, Manila, Philippines.
56. Lolita B. (2003), Disaster management in southeastasia: an overview, Asian
Disaster Preparedness Center (APPC), Thailand, p. 6-7, 44 pp.
57. Lyndsay E. K. (2008), Climate Change Adaptation Capacity in Ontario
Conservation Authorities: A Case Study Evaluation. A thesis presented to the
University of Waterloo, Ontario, Canada, 163 pp.
58. Mekong River Commission Secretariat (MRCS) and Asian Disater Preparedness
Center (ADPC) (2007), Reaching out to the Public Raising Community
Awareness to Flood Risk Reduction in Cambodia. Safer Communities, Case
Study 3, APDC, Thailand, 8 pp.
59. M. Moench & A. Dixit, eds, Working with the Winds of Change, Toward
Strategies for Responding to the Risk Associated with Climate Change and
other Hazards, Boulder, CO: ISET, 296 pp.
60. MWH (Montgomery Watson Harva) (2006), Linking Climate Change Adaptation
and Disaster Risk Management for Sustainable Poverty Reduction Vietnam
Country Study, 45 pp.
61. Nicholls R.J., P.P. Wong, V.R. Burkett, J.O. Codignotto, J.E. Hay, R.F. McLean,
S. Ragoonaden and C.D. Woodroffe (2007), Coastal systems and low-lying
areas. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability.
Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the
Intergovermental Panel on Climate Change, M.L. Parry, O.F. Canziani, J.P.
Palutikof, P.J. Vander Linden and C.E. Hanson, Eds., Cambridge University
Press, Cambridge, UK, 315 – 356, 41 pp.
74
62. NIC and Joint Global Change Research Institute - Battelle Memorial Institute,
Pacific Northwest Division, Scitor Corporation (2009), Southeast Asia and
Pacific Islands: The Impact of Climate Change to 2030, A Commissioned
Research Report, 64 pp.
63. Parry M. L. (2002), Scenarios for climate impacts and adaptation assessment,
Global Environment Change, 12, 149 -153.
64. Peter C., & Greet R. (2007), Climate Change and Human Development in Viet
Nam, A case study, Human Development Report Office Occasional Pape
2007/2008, 18 pp.
65. Peter J. Webster & Rober G. (2001), Climate Forecasting and Application in
Bangladesh (CFAB), National Consultation Workshop, 35 pp.
66. Ramamasy S. & S. Baas (2007), Climate variability and change: adaptation to
drought in Bangladesh. A resource book and training guide. Asian Disaster
Preparedness Center Food and Agriculture Organization of the Unided Nations,
66 pp.
67. S. Janakarajan (2007) “India - Challenges and Prospects for Adaptation:
Climate and Disaster Risk Reduction in Coastal Tamilnadu” In: M. Moench
& A. Dixit, eds, Working with the Winds of Change, chapter 9, 35 pp. 235 -
270. Boulder, CO: ISET.
68. SRV, MONRE (Socialist Republic of Vietnam, Ministry of Natural Resources
and Environment) (2003), Vietnam Initial National Communication under the
United Nations Framework Convention on Climate Change. Hanoi, Vietnam,
136 pp.
69. Subbiah A.R.., L. Bildan & K. Rafisura (2003), Mannaging Climate Risks
through Climate Information Applications: The Indonesian Experience. Asian
Disaster Preparedness Center (ADPC), Thailand, 5 pp.
70. Timsina J. & D. J. Connor (2001), Productivity and management of rice=wheat
cropping systems - Issues and challenges, Field Crops Research, 69, 93 -132, 39
pp.
71. UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change), (2003),
75
Socialist republic of Viet Nam, Ministry of Natural Resources and
Environment: “VietNam Initial National Communication” 2003. p. 18, 27-28,
72. UNDP (United Nations Development Program) (2007), Human Development
Report 2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided
World, Palgrave MacMillan, New York, 399 pp.
73. USAID (2007), How redilient is your Coastal Communitu? A Guide for
evaluating Coastal Community Resilience to Tsunamis and other Hazards. U.S.
Indian Ocean Tsunami Warning System Program: Bangkok, Thailand, 164 pp.
74. USAID (2009), Adapting to Coastal Climate Change: A Guidebook for
Development Planner. Washing D. C., USA, 148 pp.
75. Vlek, P. L. G, K. G. Rodriguez and R. Sommer (2004), Energy use and CO2
production in tropical agriculture and means and strategies for reduction or
mitiga-tion. Environment Development and Sustainability, 6, 213 - 233.
76. Wang M, Y. Li and S. Pang, (2004), Influences of climate change on sustainable
development of the hinterland of Qinghai Tibet Plateau, Chinese Journal of
Population, Resources and Environment, 14, 92 - 95.
77. Zalikhanov M., (2004), Climate change and sustainable development in the
Russian Federation Proc. World Climate Change Conference, Moscow,
September 29 October 2003, Yu. Izrael, G. Gruza, S. Semenov and I. Nazarov,
Eds., Institute of Global Climate and Ecology, Moscow, 466 - 477.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungluanvan_6411.pdf