Đề tài Ảnh hưởng của Fed đến nền kinh tế Mỹ và thế giới

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . CHưƠNG 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH 1. Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kì . 2. Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kì 3. Free Bank Era 4. Independent Treasury System . 5. National Banks . 6. Cục dự trữ liên bang Mỹ: Ngân hàng trung ương tư hữu . 7. Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central Banks? 8. Ai là người nắm giữ FED? . CHưƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC . 1. Hội đồng thống đốc 2. Ủy ban thị trường tự do Liên bang (FOMC) 3. Ngân hàng dự trữ . 4. Các ngân hàng thành viên . CHưƠNG 3: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ 1. Nhiệm vụ của FED . 2. Cách FED tạo ra tiền . 3. Chính sách tiền tệ của FED . 4. Việc in ấn tiền của FED . CHưƠNG 4: ẢNH HưỞNG CỦA FED ĐẾN NỀN KINH TẾ MỸ VÀ THẾ GIỚI . 1. Cái nhìn tổng quát về hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ qua cuộc đại suy thoái 1929 – 1933 1.1. Nền kinh tế Mỹ và châu Âu những năm 20 thế kỉ 20 . 1.2. Nguyên nhân 1.3. Diễn biến . 2. Khủng hoảng tài chính và vai trò của các nhà tài phiệt Quốc tế . KẾT LUẬN

pdf33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của Fed đến nền kinh tế Mỹ và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành Ngân hàng thứ nhất của phố Wall . Năm 1955, nó đã được sáp nhập với Ngân hàng Chase của Rockefeller và trở thành Ngân hàng Chase Manhattan Bank. Ngày 3 tháng 3 năm 1811, Ngân hàng thứ nhất của Mỹ phải đóng cửa. 2. Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kì: ( 1816 – 1836 ) Lúc này, Nathan Rothschild đang trấn giữ ở London , khi hay tin đa ̃nổi trâṇ lôi đình. Ông ta nói môṭ cách đe d ọa rằng: “Hoăc̣ là ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất Mỹ ) đươc̣ quyền kéo dài thời haṇ kinh doanh , hoăc̣ là nước Mỹ se ̃phải đối măṭ với môṭ cuôc̣ chiến tranh tai họa nhất.” Nhưng đáp laị lời thách thức ấy của Nathan, Chính phủ Mỹ vẫn không hề đưa ra bất cứ hành động nào , Nathan lâp̣ tức đáp trả : “Haỹ daỵ cho những người Mỹ vô lý này môṭ bài hoc̣, hãy đưa chúng trở về thời kỳ thuộc địa”. Kết quả là mấy tháng sau , cuôc̣ chiến tranh năm 1812 giữa Anh và Mỹ đã n ổ ra. Cuôc̣ chiến đa ̃kéo dài suốt ba năm, mục đích của Rothschild là hết sức rõ ràng . Họ phải đánh cho đến khi những khoản nơ ̣của Chính phủ Mỹ chất cao như núi , và chính phủ Mỹ rốt cuộc không thể không đầu hàng , phải nhượng bộ để cho họ được tiếp tục chi phối ngân hàng trung ương mới thôi . Kết quả là khoản nơ ̣của Chính phủ Mỹ đã tăng voṭ từ 45 triệu đô -la lên đến 127 triệu đô-la, để rồi cuối cùng , vào năm 1815, Chính phủ Mỹ cũng đã phải chịu khuất phục . Ngày 5 tháng 12 năm 1815, tổng thống Madison đa ̃đề xuất thành lâp̣ ngân hàng trung ương thứ hai , kết quả là Ngân hàng thứ hai của nước Mỹ (The Bank of the United States) đa ̃đươc̣ khai sinh vào năm 1816. Năm 1832, Jackson tham gia tranh cử nhiêṃ kỳ thứ hai . Nếu ông thắng cử thì thời gian hoạt động của ngân hàng thứ hai sẽ kết thúc trong nhiệm kì của ông. Khẩu FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 6 hiêụ tranh cử của Jackson là “Có Jackson thì không có ngân hàng” . Cuối cùng , Jackson đa ̃giành thắng lơị với số phiếu áp đảo. 3. Từ năm 1837-1862, là Free Bank Era. 4. 1846-1921, là Independent Treasury System. 5. 1863-1913, là National Banks. Sau khi tổng thống Jackson qua đời năm 1945, dưới sự ảnh hưởng, vận hành và thao tác của Rothschild, việc cung ứng tiền tệ của Mỹ đã hoàn toàn bị khống chế. Các ngân hàng chủ yếu ở châu Âu do dòng ho ̣Rothschild thao t úng cũng đồng thời khống chế vòng quay lưu chuyển tiền tê ̣của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ rơi vào tình thế suṭ giảm lươṇg lưu thông tiền tê ̣“do con người gây ra” cuối cùng dâñ đến “cuôc̣ khủng hoảng năm 1837”. “Cuôc̣ khủng hoảng năm 1857” tiếp sau “cuôc̣ khủng khoảng năm 1837”, rồi cuôc̣ khủng hoảng năm 1907 môṭ lần nữa đa ̃xác nh ận câu nói của Rothschild : “Chỉ cần có thể khống chế viêc̣ phát hành tiền tê ̣của môṭ quốc gia thì ta không cần phải quan tâm rằng ai đa ̃đăṭ ra pháp luật”. 6. Cục dự trữ Liên bang Mỹ: Ngân hàng trung ƣơng tƣ hữu Ngày 23 tháng 12 năm 1913, chính phủ dân c ử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền lật đổ. ĐẢO JEKYLL THẦN BÍ: CÁI NÔI CỦA CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 7 Đêm ngày 22 tháng 11 năm 1910, một đoàn tàu rèm che kín mít chậm rãi tiến về phía Nam. Những người ngồi trong toa tàu đều là những nhà tài phiệt ngân hàng quan trọng nhất nước Mỹ, không một ai biết được mục đích chuyến đi này. Điểm dừng cuối cùng của đoàn tàu là đảo Jekyll thuộc bang Georgia xa mấy trăm dặm Anh. Đảo JERKYLL thần bí: Cái nôi của FED Đảo Jekyll của bang Georgia là một quần đảo nghỉ đông thuộc sở hữu của những nhân vật giàu có siêu hạng ở Mỹ. Các thế lực tai to mặt lớn mà đứng dầu là JP Morgan đã thành lập một câu lạc bộ đi săn trên đảo Jekyll. Một phần sáu của cải thế giới dồn vào tay các hội viên của câu lạc bộ này, và tư cách hội viên chỉ có thể kế thừa chứ không thể chuyển nhượng. Lúc này, câu lạc bộ nhận được thông báo có người cần sử dụng hội sở của câu lạc bộ này trong khoảng hai tuần, và như vậy, trong khoảng thời gian này, tất cả các thành viên không được phép sử dụng hội sở. Toàn bộ nhân viên phục vụ của hội sở đều là những người được bố trí đến từ đất liền, chỉ được xưng tên chứ tuyệt đối không được sử dụng họ đối với những người khách đến hội sở này. Trong phạm vi 50 dặm Anh, hội sở được đảm bảo rằng xung quanh không có sự xuất hiện của bất cứ tay săn tin nào. Ngay sau khi công việc chuẩn bị hoàn tất, những vị khách này xuất hiện tại hội sở. Tham gia hội nghị tuyệt mật này có: - Nelson Aldrich , thươṇg ngh ị sĩ, Chủ tịch ủy ban tiền tệ quốc gia (National Monetary Commission): có kinh nghiệm làm việc trong quốc hội. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 8 - Ông ngoại của Nelson Rockefeller A. Piatt Andrew. - Trơ ̣lý bô ̣trưởng bô ̣tài chính Mỹ Frank Vanderlip. - Chủ tịch National City Bank Henry P. Davison. - Cổ đông cao cấp của công ty J.P Morgan Charles D. Norton. - Chủ tịch First National Bank Benjamin Strong. - Trợ lý của J.P Morgan. - Paul Warburg, dân di cư gốc Do Thái đến từ Đức: là một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, tinh thông hầu như mọi khâu nhỏ trong hoạt động ngân hàng. Những nhân vật quan trọng này đến hòn đảo nhỏ hẻo lánh mà chẳng có hứng thú gì với việc săn bắn. Họ đến đây với một nhiệm vụ chủ yếu là khởi thảo một văn kiện quan trọng: Dự luật dự trữ liên bang (Federal Reserve Act). BẢY NHÀ TÀI PHIỆT PHỐ WALL: NHỮNG NGƢỜI ĐIỀU KHIỂN HẬU TRƢỜNG CỦA CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG. Bảy nhân vật quan trọng của phố Wall hiện tại đã khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ. Trong đó, JP Morgan, James J. Hill , George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan. Bốn người còn lại gồm John Rockefeller, William Rockefeller, James Stillman (Chủ tịch National City Bank), Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Cities Bank. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế nước Mỹ. John Moody - người sáng lập hệ thống đánh giá đầu tư Moody nổi tiếng, 1911. Bảy vị tai to mặt lớn của phố Wall chính là những người th ực sự điều khiển viêc̣ thành lâp̣ Cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ . Sư ̣phối hơp̣ nhip̣ nhàng bí mâṭ giữa ho ̣với dòng họ Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập lên một phiên bản của ngân hàng Anh quốc tại My.̃ Sƣ ̣Ra Đời Và Phát Triển Của Dòng Ho ̣Morgan FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 9 Tiền thân của ngân hàng là công ty George Peabody Company của Anh không đươc̣ nhiều người biết đến . Với sự nâng đỡ của dòng họ Rothschild, JP Morgan đươc̣ coi là người giàu nhất trên thế giới thời đó, thế nhưng, căn cứ theo báo cáo của Ủy ban kinh tế lâm thời quốc gia (Temporary National Economic Committee ), thì ông ta chỉ năm giữ 9% cổ phần của công ty mình . Xem ra , Morgan với tiếng tăm lừng lâỹ vâñ chỉ là môṭ nhân vâṭ diễn trước sân khấu. Rockefeller: Vua Dầu Mỏ John Rockefeller cha là môṭ nhân vâṭ ít nhiều gây tranh cãi trong lic̣h sử nước Mỹ, bị thiên hạ chụp mũ là “người máu lạnh” . Tên tuổi của ông gắn liền với công ty dầu mỏ nổi tiếng thế giới. Cạnh tranh theo luật rừng, tiêu diêṭ đối thủ caṇh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoaṇ nào, bạo lực là những gì John Rockefeller đã làm để đạt tới danh hiệu “ Vua dầu mỏ”. Cùng với sự giật dây của gia tộc Rothschild, rất nhanh chóng , Rockefeller đa ̃lũng đoaṇ hoàn toàn ngành dầu mỏ của Mỹ , trở thành “Vua dầu mỏ” thâṭ sư ̣cả về nghiã đen lâñ nghiã bóng . Jacob Schiff: Chiến Lƣợc Gia Tài Chính Của Rothschild James J.Hill: Vua Đƣờng Sắt Năm 1873, các nhà ngân hàng quốc tế đột ngột siết chặt tài chính đối với Mỹ đồng thời bán tháo công trái của Mỹ . Điều này khiến cho công trái đường sắt Mỹ lâm vào cảnh chợ chiều. Trong bối cảnh đó , James J. Hill – một thương gia khởi nghiêp̣ với nghề vâṇ chuyển đư ờng sắt bằng hơi nước và than đá - buôc̣ lòng phải đầu quân dưới trướng của các nhà tài chính đ ể có thể sinh tồn và lớn mạnh trong sự cạnh tranh khốc liêṭ của ngành đường sắt . Morgan chính là ch ỗ dựa tài chính đối với ông ta. Với sư ̣ủng hô ̣của Morgan, James J. Hill đã thực hiện kế hoạch thôn tính hàng loaṭ công ty đường sắt đang lâm vào cảnh phá sản sau cuộc khủng hoảng năm 1873. Đến năm 1893, giấc mơ được nắm giữ ngành đường sắ t xuyên Mỹ của James J. Hill cuối cùng đa ̃trở thành hiêṇ thưc̣. Anh Em Nhà Warburg FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 10 Năm 1902, hai anh em Paul và Felix từ Franfurk (Đức) di cư sang Mỹ . Hai chàng trai này xuất thân trong m ột gia đình có truyền thống v ề nghề ngân hàng , rất tinh thông trong lĩnh vực này, đăc̣ biêṭ là Paul, người đươc̣ goị là cao thủ trong giới tài chính thời đó. 7. Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central Bank? Do cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 nên trong mắt người dân Mỹ, hình ảnh của các nhà ngân hàng không còn mấy đẹp đẽ. Hơn nữa, cái tên Ngân hàng trung ương nghe có vẻ quá khoa trương. Từ thời Tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng trung ương đều có dính dáng đến âm mưu của nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế Paul kiến nghị dùng tên “Cục dự trữ liên bang” (Federal Reserve System) để che đậy tai mắt thiên hạ. Thế nhưng, Cục dự trữ liên bang có đầy đủ mọi chức năng của một ngân hàng trung ương, và cũng giống như ngân hàng Anh, Cục dự trữ liên bang Mỹ được thiết kế theo kiểu tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ việc đó. Nhằm che đậy bản chất thực của cục dữ trữ liên bang Mỹ cũng như để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý kiến: “Quốc hội khống chế Cục dự trữ liên bang Mỹ, Chính phủ nắm vai trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của hội đồng quản trị là do hiệp hội ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế.” 8. Ai là ngƣời nắm giữ FED? Nhiều năm nay , vấn đề ai đang nắm giữ Cục dữ trữ liên bang Mỹ vẫn luôn là môṭ đề tài kín như bưng . Bản thân Cục dự trữ liên bang Mỹ thì luôn quanh co úp mở . Bí mật này cuối cùng đã được hé lộ . Eustace Mullins - tác giả cuốn sách “Bí mật của cục dự trữ liên bang Mỹ” (Secrets of Federal Reserve ) - đã trải qua hơn n ửa thế kỷ nghiên cứu và thu thâp̣ đươc̣ 12 giấy phép kinh doanh (Organization Certificates) sớm nhất của ngân hàng Cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ , trên đó ghi rõ ràng giá tr ị mỗi môṭ cổ phần cấu thành của Cuc̣ dư ̣trữ liên bang. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 11 Ngân hàng New York của cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ là ngân hàng khống chế thưc̣ tế của hê ̣thống Cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ , tổng lươṇg cổ phần phát hành theo đăng ký trong văn bản gửi cơ quan kiểm toán ngày 19 tháng 5 năm 1914 là 203053 cổ phần , trong đó: Ngân hàng National City Bank of New York dưới sư ̣khống chế của công ty Rockefeller và Kuhn Loeb , tức là tiền thân của ngân hàng Hoa Kỳ , nắm giữ số cổ phần lớn nhất, giữ 30.000 cổ phần. Ngân hàng First National Bank của Morgan nắm giữ 15000 cổ phần. Ngân hàng thương maị quốc gia New York (National Bank of Commerce of New York City) của Paul Wahlberg nắm giữ 21000 cổ phần. Ngân hàng Hanover Bank của dòng họ Rothschild đảm nhận chức chủ tịch với quyền sở hữu 10.200 cổ phần. Ngân hàng Chase National Bank nắm giữ 6000 cổ phần. Ngân hàng Chemical Bank nắm giữ 6000 cổ phần. Tổng côṇg sáu ngân hàng này đa ̃nắm giữ 40% cổ phần ngân hàng New York thuộc Cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ, đến năm 1983, họ đã nắm giữ tổng cộng là 53% lượng cổ phần. Sau khi điều chỉnh, tỉ lệ nắm giữ cổ phần của họ là : Ngân hàng Hoa Kỳ 15%, Chase Manhattan 14%, Morgan Guaranty Trust 9%, Manufacturers Hanover 7%, Chemical Bank 8%. Ngày 3 tháng 9 năm 1914, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ quyết định bán cổ phần ra công chúng, thời báo New York đã công bố cơ cấu cổ phần của các ngân hàng chủ yếu như sau: National City Bank đã phát hành 250.000 cổ phiếu, James Stillman nắm giữ 47.498 cổ phần; công ty JP Morgan nắm giữ 14.500 cổ phần; William Rockefeller nắm giữ 10.000 cổ phần; John.Rockefeller nắm giữ 1750 cổ phần. Ngân hàng thương mại quốc gia New York đã phát hành 250.000 cổ phiếu, George Berk nắm giữ 10.000 cổ phiếu; công ty JP Morgan - 7800 cổ phần; Mary Hariman - 5650 cổ phần; Paul Wahlberg - 3000 cổ phần; Jacob Schiff - 1000 cổ phần, JP Morgan con - 1000 cổ phần. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 12 Ngân hàng Chase, George Berk nắm giữ 13408 cổ phần. Ngân hàng Hanover, James Still nắm giữ 4000 cổ phần; William Rockefeller nắm giữ 1540 cổ phần. Kể từ khi thành lập vào năm 1913 đến nay, Cục dự trữ liên bang đã cho thấy một sự thật không thể bao biện rằng các nhà ngân hàng đang thao túng mạch máu tài chính, mạch máu công thương nghiệp và mạch máu chính trị của nước Mỹ. Hơn thế nữa, các nhà ngân hàng của phố Wall đều có mối quan hệ mật thiết với dòng họ Rothschild của thành London. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 13 CHƢƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC 1. Hội đồng thống đốc: Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006. Những thành viên hiện thời của Hội đồng thống đốc là:  Ben Bernanke, Chủ tịch FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 14 Chủ tịch FED Ben Bernanke  Donald Kohn, Phó Chủ tịch  Susan Bies  Frederic Mishkin  Kevin Warsh  Randall Kroszner 2. Ủy ban thị trƣờng tự do Liên bang ( FOMC ): Gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2, thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này. Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm.FOMC thường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do. Vì các nghiệp vụ thị trường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nên FOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách cuả hệ thống Dự trữ Liên bang. 3. Các ngân hàng dự trữ: Bản đồ các khu vực quản lý của các ngân hàng Fed khu vực FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên nó là một hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân. Mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 15 Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn một chút"so với các ngân hàng còn lại. Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của chính quyền liên bang theo một số mục đích nhất định. Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội đồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng. Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. 4. Các ngân hàng thành viên: Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 16 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ Hạ nghị sĩ Charles Lindbergh đã nói: "Cục dự trữ liên bang Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng nắm giữ cục dự trữ liên bang có thể dùng khả năng điều chỉnh lãi suất nhẹ nhàng để khiến cho giá thị trường dao động lên xuống một cách hài hòa như con lắc, cũng có thể điều chỉnh mạnh lãi suất để khiến cho giá cả thị trường dao động dữ dội, bất kể là tình hình nào, nó sẽ nắm giữ tin tức nội bộ của tình hình tài chính và biết trước sự thay đổi sắp đến của sự việc. Đây là điều mà không có một chính phủ nào có thể có được, quyền biết trước (thông tin thị trường) kỳ lạ nhất và nguy hiểm nhất mà giai cấp đặc quyền thiểu số nắm giữ. Hệ thống này là thuộc tư hữu, toàn bộ mục đích vận hành của nó chính là lợi dụng tiền của người khác để thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Họ biết được khi nào thì có thể tạo ra khủng khoảng để đạt đến tình hình có lợi nhất đối với họ. Tương tự, họ cũng biết phải dừng khủng hoảng vào lúc nào là thích hợp nhất. Khi tài chính được khống chế thì việc lạm phát tiền tệ và siết chặt tiền tệ đều có hiệu suất như nhau đối với mục đích của họ." 1. Nhiệm vụ của FED: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn. Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và đảm bảo quyền tín dụng của người tiêu dùng. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lí tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kì, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 17 2. Cách FED tạo ra tiền: Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết FED tạo ra tiền từ "hư không", kèm theo nó một lãi suất vô lý, một loại thuế bí ẩn mang tên lạm phát tiền tệ, và chu trình bủng nổ - boom-bust period. Phải có nợ thì mới tạo ra được tiền hay không có vay mượn thì không tạo ra được tiền. Chính hành động vay mượn đã tạo ra tiền! Một khi trả hết nợ thì tiền cũng biến mất. Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ tạo ra tiền cũng giống như các thợ vàng trước đây chỉ có điều các thợ vàng trước kia có dự trự lại lượng vàng để đảm bảo cho các giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng thì FED chẳng có gì, hay nói chính xác hơn là họ có một kho vàng khổng lồ Fort Knox nhưng lại bé xíu so lượng tiền họ phát hành ra. Cái mà FED dự trữ chỉ toàn là giấy nợ, là trái phiếu chính phủ, và các loại giấy nhận nợ khác, tất cả chỉ là tài sản vô hình. Nhìn vào bảng tổng kết tài sản của Mỹ thì chỉ thấy giấy nợ, hầu hết là giấy nợ. Và chỉ bằng các giấy nợ đấy, FED thỏa sức in tiền trong khi họ chẳng có gì ngoài một đống giấy tờ ghi nợ; ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ để tạo ra tiền. Mà tiền thì cũng là một loại giấy nợ mà thôi, kết quả là ở đâu cũng nhan nhản tiền, nhan nhản nợ! Tuyệt đại đa số người Mỹ hoàn toàn không thể hiểu được chính xác phương thức vận hành của các thể chế cho vay quốc tế. Sổ sách của cục dự trữ liên bang Mỹ vốn dĩ chưa từng được kiểm tra. Nó hoàn toàn được vận hành bên ngoài phạm vi khống chế của quốc hội, và nó đang thao túng cung ứng nguồn tín dụng của nước Mỹ. Quy trình, cách thức: Do chính phủ trao quyền phát hành tiền tệ cho Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ nên chính phủ Mỹ chỉ huy động được tiền từ việc Bộ tài chính phát hành chứng khoán (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc). Nếu lượng công trái bán ra không được người dân mua hết thì chính phủ gom lại và đem thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để có thể phát hành tiền tệ thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoặc chính phủ Mỹ chi tiêu và trả bằng trái khoán, sau đó FED sẽ mua lại trên thị trường tự do. Lúc này trên bảng cân đối tài sản của FED sẽ có tài sản chứng khoán ở bên tài sản có (là chủ yếu) còn bên tài sản nợ là tiền giấy của FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 18 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang lưu thông (là chủ yếu). Các quốc gia khác cũng nắm giữ một lượng không nhỏ công trái của chính phủ Mỹ. Nếu đã là công trái thì ắt hẳn phải có lãi suất và đến kỳ phải trả lãi, cuối kỳ hoàn trả gốc. Vậy chính phủ Mỹ lấy tài sản gì để đảm bảo cho khoản vay này, đặc biệt khi họ không có quyền in tiền như các ngân hàng Trung ương khác? Quyền lực và tiền bạc luôn đi kèm với nhau, ở đây chính phủ Mỹ có một tài sản thế chấp tuyệt vời, một tài sản đảm bảo an toàn cao nhất - tiền thu thuế trong tương lai của người dân Mỹ. Dù cho nó có là khoản tiền thu về trong tương lai thì nó vẫn được đảm bảo chắc chắn bằng quyền thu thuế của người dân. Nếu nước Mỹ tồn tài vĩnh viễn thì chẳng bao giờ có chuyện chính phủ Mỹ lại vỡ nợ! Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã biến không thành có, một quy trình tài tình! Ngay khi chính phủ tiêu tiền, lượng tiền này được người nhận tiền gửi vào hệ thống các ngân hàng thương mại, lúc này tiền đôla thể hiện vai trò kép của mình. Thứ nhất nó đóng vai trò là tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, quyền sở hữu của nó thuộc về người gửi, họ có thể rút ra bất cứ lúc nào. Còn vai trò thứ hai mới là điều quan trọng, giờ đây nó là vốn của ngân hàng và ngân hàng có toàn quyền sử dụng chúng để đem cho vay. Quá trình tiếp theo diễn ra ở các ngân hàng thương mại hẳn ai học kinh tế cũng sẽ hiểu, lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng vọt theo cách mà các nhà kinh tế học vẫn tính MS=MB*m. Chẳng những sáng tạo ra MB mà FED cùng hệ thống các ngân hàng thương mại còn tạo ra hệ số nhân tiền - vấn đề nảy sinh thêm là chỉ với khoản dự trữ bắt buộc (10% tiền gửi chẳng hạn), các ngân hàng lại có thể đem tiền đi cho vay. "Đồng đôla không thể hoán đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ." Nhìn qua thì mọi thứ đều được đảm bảo an toàn, thật đơn giản và dễ hiểu nhưng nếu rọi ánh sáng vào hơn chút nữa ta sẽ nhìn ra hơn vấn đề. Chính phủ Mỹ có quyền thu thuế nhưng không có quyền đem tiền thuế của dân để thế chấp mà vay với lãi suất cao như vậy. Nó có nghĩa là của cải của người dân, sức lực lao động và cả tương lai thế hệ người dân Mỹ đã bị đem ra làm vật thế chấp cho một số ít người. Sự vô lý càng thể hiện rõ ở chỗ họ phải bỏ ra mồ hôi, nước mắt, thành quả lao động của mình cho một số ít người - những người hầu như không cần làm gì mà lại có khoản tiền lãi khổng lồ để hưởng. Mỹ - quốc gia vốn rất tự hào cho mình là quốc gia dân chủ FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 19 hàng đầu thế giới lại có sự bất công lớn đến như vậy tồn tại gần 100 năm. Có thể khẳng định chắc chắn rằng không thể xem nhẹ việc Chính phủ trực tiếp phát hành tiền với việc để ngân hàng phát hành tiền. Chính phủ không thể hoàn trả các khoản nợ đã vay nếu như họ không xóa bỏ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Năm 2006, tổng vay của chính phủ Mỹ lên đến 860 nghìn tỷ đôla, vậy thì bao giờ chính phủ mới trả được hết nợ gốc chứ chưa nói gì đến lãi. Kết quả: Cái vòng vay, nợ, vay, nợ rồi lại vay, nợ ... đó cứ liên tục tiếp diễn và gánh nặng lên người dân càng ngày càng nhiều hơn, và song song với cái vòng vay nợ đó thì người dân Mỹ vẫn cứ nai lưng ra làm, sau vài chục năm nữa thôi, chắc con cháu họ đời đời không thể trả hết được nợ. Nói quả không sai chút nào. Với khoản nợ lên đến 50.000 tỷ đôla thì với lãi suất 5% mỗi nước Mỹ phải trả lãi 2500 tỷ đôla trong khi GDP của cả nước Mỹ là 13675 nghìn tỷ đôla thì nó đã chiếm tới gần 1/5 GDP nước Mỹ, tính ra mỗi người dân Mỹ phải gánh chịu 165.000 đôla và hàng năm trả lãi hơn 8.000 đôla. Đó là những con số thực, những con số không hề dễ chịu chút nào đối với người dân lao động Mỹ. Và cứ thế, các khoản thuế của người dân được chính phủ Mỹ lấy ra đảm bảo cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tiếp tục phát hành tiền vào lưu thông. Chỉ cần dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền FED phát hành ra lưu thông sẽ có thể tăng tối đa lên gấp 10 lần. 1 đôla công trái biến thành 10 đôla trong lưu thông. Thuật ngữ hay công cụ mang tên "dự trữ bắt buộc" quả là một sản phẩm tuyệt vời của các nhà kinh tế, chỉ cần giữ lại 10% số tiền gửi là họ có thể nhân số tiền ban đầu lên 10 lần, và làm cho lạm phát trở nên phổ biến hơn. Chỉ cần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là họ có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế mà trong khi báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng lại luôn hô hào, ủng hộ cho khoản dự trữ bắt buộc để thi hành chính sách tiền tệ. Người hoàn thành bản “tuyên ngôn đôc̣ lâp̣” Mỹ nổi tiếng khi chỉ mới 33 tuổi chính là Thomas Jefferson - Tổng thống thứ ba của nước Mỹ đã từng nói rằng: “Tôi tin chắc rằng , sư ̣đe dọa của tổ chức ngân hàng đối với tư ̣do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn uy l ực quân sự của kẻ thù. Họ đã tạo ra một tầng lớp quý tộc FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 20 rủng rỉnh tiền bac̣ và coi thường chính phủ . Quyền phát hành tiền tê ̣phải đươc̣ đoaṭ laị từ tay ngân hàng, nó phải thuộc về những người chủ thực sự của nó - nhân dân”. Giả sử có một ngày nào đó chính phủ Mỹ thu hồi hết đôla trên thị trường để trả cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ thì nó cũng chỉ là phần gốc còn phần lãi thì họ lấy gì ra để trả đây. Vì mỗi đồng đôla là một phiếu nợ nên nó phải được trả nợ cả gốc và lãi, như thế thì rõ ràng số lãi đã nằm ngoài lượng giấy nợ, có hai cách để giải quyết. Thứ nhất là lấy vàng ra trả, nếu tính giá vàng bây giờ rồi nhân với lượng vàng thì không đủ để trả nợ! Cách thứ hai thì khả thi hơn, tạo ra thêm đôla cho khoản lãi này. Nếu tạo ra thêm các giấy nợ thì sẽ lại làm tăng nợ phải trả, và cái vòng luẩn quẩn vay nợ phát hành tiền đó diễn ra cho đến khi con nợ chính phá sản! Âm mưu của các nhà ngân hàng đã lộ rõ, họ tạo ra một cho khoản vay rất hợp pháp nhưng thực ra chẳng hợp lý chút nào cả, một âm mưu "tuyệt vời" mà các nhà tài phiệt phố Wall đã vạch ra. Lạm phát là loại thuế vô hình đè nặng lên cổ người dân, với lượng tiền cung ứng tăng cao như thế thì giá cả hàng hóa ắt phải tăng lên. Nhưng sao không tăng lên quá cao mà chỉ ở mức vài phần trăm, các nhà kinh tế học thiên tài phố Wall đã sáng tạo các sản phẩm phái sinh - một công cụ hữu hiệu để giải quyết lượng tiền tệ thừa mứa do lạm phát và dùng nó làm công cụ bóc lột nhân dân. Điều gì tạo ra sự khác biệt? Giấy bạc dự trữ liên bang là các giấy nợ (IOU) từ FED tới người mang nó và cũng là các tài sản nợ, nhưng không giống như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các giấy bạc Dự trữ Liên bang, nói cách khác FED thanh toán các giấy nợ IOU bằng các IOU khác. Một câu hỏi đặt ra là các ngân hàng trung ương khác - các ngân hàng trung ương của chính phủ khác gì với ngân hàng trung ương Mỹ. Họ cũng in tiền ra cho chính phủ tiêu đấy thôi, và chính phủ đảm bảo bằng công trái. Điểm khác biết lớn nhất, rõ ràng nhất là khoản lãi chính phủ trả cho Ngân hàng Trung ương không thuộc về một số ít người. Khoản lãi này suy cho cùng cũng là thuộc về người dân mà thôi. Trước đây việc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng vàng, chế độ bản vị vàng thống trị hệ thống tiền tệ đã không gây ra tình trạng này nhưng rồi nó bị xóa bỏ để các nhà tài phiệt phố Wall thi nhau bóc lột của cải của nhân dân thông qua nạn lạm phát FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 21 tiền tệ. Chính nó đã tạo ra điểm khác biệt giữa tiền giấy không có vàng hoặc bạc đảm bảo - tiền luật định và tiền đuợc đảm bảo bằng vàng hoặc bạc. Mayer Rothschild: “Chỉ cần khống chế được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ pháp luật nào do ai đặt ra”. Có rất nhiều loại tiền nhưng tựu chung lại thì chỉ có hai loại đó là tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo. Để làm rõ hơn vấn đề chúng ta nên quay lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiều về bản vị vàng. Tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi ...) Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Alan Greenspan - cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang trong 19 năm, và nhà kinh tế học vĩ mô Robert Barro đã chỉ ra vàng mới là thước đo chuẩn cho giá cả. Năm 2000, Greenspan đã phát biểu: "Nếu anh sống trong chế độ bản vị vàng hoặc một cơ chế khác mà các ngân hàng trung ương không có quyền thao túng, thì hệ thống đó vận hành một cách tự động. Lý do mà có rất ít sự ủng hộ bản vị vàng đó là những hệ quả của sự tự điều chỉnh đó không được coi là thích đáng ở thế kỷ 20 và 21. Tôi là một trong số ít người vẫn còn cái nhìn lưu luyến về chế độ bản vị vàng ngày xưa, anh biết điều này rồi, nhưng tôi vẫn phải nói với anh, tôi ở trong đám thiểu số giữa các đồng nghiệp vẫn tranh luận về vấn đề này." Hệ thống tiền tệ ngày FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 22 nay dựa vào đồng đôla Mỹ như một đồng tiền để neo vào, đồng tiền mà các giao dịch lớn được đo lường. Thay vào bản vị vàng giờ đây chúng ta có bản vị đôla - chúng ta có thể chuyển đổi các đồng tiền với đồng đôla. Có điều từ khi hệ thống tiền tệ thế giới tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới 94%. Đồng đôla Mỹ không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Một con nợ khổng lồ như nước Mỹ thì chẳng ai dám mạo hiểm nắm giữ giấy nhận nợ của nó cả. Có 2 sự khác nhau căn bản giữa bản vị vàng và bản vị đôla là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp, hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ. Thứ hai là do Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ, và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla và tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát. Việc xóa bỏ bản vị vàng để áp dụng tiền pháp định không có đảm bảo đã tước đi quyền lợi chính đáng của người dân. Khi không tin tưởng vào đồng tiền mình có họ đáng nhẽ ra phải có quyền đổi lấy vàng - vàng là sản phẩm từ thiên nhiên và có hạn chứ không như tiền - một thứ rất dễ mất giá trị. Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hiện hiện trước mắt chúng ta. Nhìn bề ngoài thì FED không "tham lam nuốt trọn" toàn bộ thu nhập nó tạo ra mà lại rất "tốt bụng" khi gửi lợi nhuận sau khi chia cổ tức vào Bộ Tài chính. Phải chăng các ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ cần mức cổ tức chi trả 6%/năm thôi? Mục đích ở chỗ FED nhờ vào khoản tiền gửi đấy mà có được lợi thế không chịu sự kiểm soát từ chính phủ liên bang như các cơ quan nhà nước khác. Đặc quyền! Nắm quyền lực về kinh tế ắt có ảnh hưởng chính trị, rồi sẽ có lúc quyền lực chính trị sẽ thuộc về tay FED chăng? Thêm vào đó, các ngân hàng đã bội thu từ hoạt động của mình, khoản thu nhập của FED chia ra không đáng là bao so với số lợi nhuận khổng lồ họ thu được. Chúng ta hay cùng xem xét một số chính sách tiền tệ của FED để hiểu rõ vấn đề này. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 23 3. Chính sách tiền tệ của FED: Nghiệp vụ thị trường mở (Mua và bán trái phiếu chính phủ): Trách nhiệm về hoạt động thị trường mở thuộc về Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Quy định lượng tiền mặt dự trữ): Cục dự trữ liên bang ấn định tỷ lệ dự trữ - phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của Fed để đảm bảo tỷ lệ dự trữ. Lãi suất chiết khấu (Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED): Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. 4. Việc in ấn tiền của FED: Hiện tại, việc in ấn tiền tại Hoa Kỳ do 2 cơ quan đảm nhận, cụ thể: FED (bao gồm 12 FED New York và địa phương) đảm nhận việc phát hành tiền giấy, Bộ Tài chính phát hành tiền xu (coins) có mệnh giá One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter và một số đồng tiền One Dollar. Trong đó, mỗi một FED khu vực được ký hiệu bằng 1 chữ cái, những chữ cái này in trên giấy bạc mà các FED phát hành, cụ thể nhìn bên trái tờ tiền dolla chúng ta thấy có chữ ký hiệu A ở phía 4 góc có ghi số 1 nằm trong lòng tờ tiền, tức đồng tiền đó do FED Boston in ấn; tương tự FED New York là B, bốn góc có số 2 nhỏ, tức đồng tiền đó do FED New York in ấn; FED Philadelphia là C {3}, FED Clavelands là D {4}, FED Richmond là E {5}, FED Atlanta là F {6}, FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 24 FED Chicago là G {7}, FED St Louis là H {8}, FED Minneapolis là I {9}, FED Kansas City là J {10}, FED Dallas là K {11} và FED San Francisco là L {12}. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 25 CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA FED ĐẾN NỀN KINH TẾ MỸ VÀ THẾ GIỚI 1. Cái nhìn tổng quát về hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ qua cuộc Đại suy thoái 1929-1933: "To understand the Great Depression is the Holy Grail of macroeconomics... And, practicalities aside, finding an explanation for the worldwide economic collapse of the 1930s remains a fascinating intellectual challenge”: Hiểu được Đại suy thoái như tìm được chén thánh của kinh tế học vĩ mô... Và trên thực tế, tìm một lời giải thích cho sự kiện nền kinh tế thế giới những năm 1930 vẫn còn là một thử thách trí tuệ đầy lôi cuốn. (Ben Bernanke). 1.1. Nền kinh tế Mỹ và châu Âu những năm 20 thế kỉ 20: Sau cuộc suy thoái nông nghiệp 1921 nền kinh tế Mỹ phát triển khá nhanh chóng, lạm phát ở mức thấp. Từ năm 1922 đến năm 1929, tốc độ tăng tổng sản lượng nội địa là 4.7% trong khi tỷ lệ thấp nghiệp trung bình là 3.7%. Tuy nhiên nền nông nghiệp Mỹ vẫn yếu kém, giá nông sản thấp, người dân vẫn nợ cao từ cuộc suy thoái 1921. Trong khi đó, phía bên kia Đại Tây Dương, nền kinh tế các quốc gia châu Âu suy yếu do phải bồi thường chiến tranh, các khoản nợ với Mỹ, nền kinh tế tăng trưởng rất chậm. Đồng bảng Anh bị định giá cao và nền kinh tế Anh lâm vào trì trệ. 1.2. Nguyên nhân: Trước khi xem xét cuộc Đại suy thoái diễn ra như thế nào chúng ta hãy xem nguyên nhân từ đâu mà nó xảy ra. Mùa hè năm 1927, FED đã nới lỏng chính sách tiền tệ với "mục đích" làm giảm áp lực thâm hụt cán cân thương mại cho Anh, vì đồng bảng Anh lúc này đang bị định giá cao khiến cho xuất khẩu của Anh gặp nhiều khó khăn. Thực ra từ trước đó 2 năm, năm 1925 giữa chỉ tịch Ngân hàng New York là Benjamin Strong và chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Anh đã có một thỏa hiệp ngầm để mức lãi suất ở Anh cao hơn mức lãi suất ở Mỹ. Cụ thể FED đã mua vào 80 FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 26 triệu đôla Mỹ trái phiếu trong vòng 8 tháng; cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất chiết khấu và để các ngân hàng trung ương châu Âu mang đi một lượng vàng trị giá 500 triệu đôla Mỹ, và lãnh đạo của FED đã nói rằng họ có thể thu về lượng vàng đó đơn giản bằng cách nâng lãi suất. Vị thế của đồng đôla Mỹ bị đảo lộn, việc thay đổi chính sách liên tiếp nới lỏng đã trực tiếp dẫn đến trạng thái không bình thường của hệ thống tài chính. FED giảm lãi suất chiết khấu từ 4% xuống 3.5%, cho các ngân hàng thành viên vay 58 tỷ đôla. Thị trường cổ phiếu New York tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu cần thì có thể vay thêm ngân hàng. Các ngân hàng được vay từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ với lãi suất thấp rồi cho các nhà đầu tư vay với mức lãi suất 12%. Thị trường cổ phiếu New York phát triển nhanh chóng. Người dân Mỹ đầu cơ vào cổ phiếu một cách điên cuồng! Miller - chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố "không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ". Người dân Mỹ đem hết của cải tích lũy được đầu tư vào thị trường cổ phiếu mà không biết rằng thảm họa sắp đổ lên đầu họ, thị trường tài chính Mỹ nóng lên đỉnh điểm. Tháng 3 năm 1929, Paul Warburg - "cha đẻ" của Cục dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. ngày 20 tháng 4 năm 1929, ủy ban tư vấn Liên Bang họp kín và xây dựng khung nghị quyết cho Hội đồng thống đốc. Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bất ngờ nâng lãi suất cho vay lên 6%. Ngay lập tức Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang tại New York tăng lãi suất cho vay đầu tư chúng khoán từ 5% lên 20%! Lãi suất tăng chóng mặt khiến cho nhà đầu tư rút chạy, bán tống bán thảo cổ phiếu và cuộc khủng hoàng bắt đầu. Ngày thứ 3 đen tối 29/12/1929 đã cho toàn bộ thế giới chứng kiến "tác phẩm" của các nhà tài phiệt, một tác phẩm sẽ trở thành bài học cho bất kỳ ai tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. 1.3. Diễn biến: Do các nhà đầu tư bán đổ bán tháo cổ phiếu, chỉ trong 2 tháng khối tài sản trị giá 160 tỷ đôla đã bốc hơi. Lượng cung ứng tiền của nền kinh tế sụt giảm mạnh, tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thể phát hành séc tăng, tỷ lệ dự trữ quá mức tăng lên nhanh chóng. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 27 Người dân đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng, số các ngân hàng vỡ nợ tăng lên nhanh chóng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoàn toàn thụ động trong việc ngăn chặc các vụ hoảng loạn ngân hàng và không thực hiện được vai trò là người cho vay cuối cùng. Các nhà lãnh đạo của FED cho rằng các vụ ngân hàng vỡ nợ là những hậu quả đáng tiếc do việc quản lý ngân hàng hoặc thực hiện các hoạt động ngân hàng không tốt, hoặc như những phản ứng không tránh khỏi đối với sự đầu cơ quá mức từ trước, hoặc là hậu quả chứ hầu như không là nguyên nhân của sự sụp đổ kinh tế và tái chính trong quá trình tiến hành. Các ngân hàng bị phá sản lại là các ngân hàng nhỏ và vừa còn các ngân hàng lớn tại New York thì vẫn không hề bị phá sản vì họ đã biết trước khủng hoảng sẽ xảy ra thế nào và bao giờ xảy ra. Tháng 11 năm 1930 chứng kiến vự vỡ nợ của 250 ngân hàng với 180 triệu đôla tiền gửi, còn trong tháng 12 là 532 ngân hàng với 370 triệu đôla tiền gửi. Có một cuộc phục hồi kinh tế vào đầu năm 1931 nhưng sau đó nền kinh tế lại suy sụp. Nhưng các cuộc hoảng loạn ngân hàng liên tiếp xảy ra khi tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thẻ phát hành séc và tỷ lệ dự trữ dư thừa của các ngân hàng tăng. Lượng tiền cung ứng M1 giảm 25%, vượt xa tất các đợt giảm trong lịch sử nước Mỹ. Tháng 8 năm 1931, Ủy ban thị trường tự do liên bang bỏ phiếu 11/1 chống lại việc bỏ ra 300 triệu đôla để mua vào chứng khoán trên thị trường chứng khoán và chỉ thông qua việc chi 120 triệu đôla. Hầu hết các ngân hàng dự trữ, các ngân hàng thành viên đều không nắm được tác hại, mức độ của cuộc khủng hoảng. Kế hoạch thực hiện nghiệp vụ thị trường mở có giá trị 1 tỷ đôla cũng bị dời lại. Việc FED liên tiếp nâng cao lãi suất dẫn tới nền kinh tế chịu giảm phát, kỳ vọng về giảm phát liên tiếp tăng lên, lãi suất thực quá cao, lãi suất cao dẫn đến suy giảm các khoản đầu tư. Lãi suất cao khiến cho người vay nợ không thể trả được nợ, chi phí vay nợ lên quá cao, lượng cung tiền sụt giảm tới 1/3. Rõ ràng FED đã không thể hiện được vai trò là người duy trì lãi suất ổn định, thấp để phát triển nền kinh tế; không đảm bảo an toàn cho người gửi tiền tức không đảm bảo quyền lợi tín dụng của người dân. Chính sách Cục Dự trữ Liên bang không hề phù hợp với thời kỳ khủng hoàng, thay vì giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển trở lại thì FED lại tiếp tục nâng cao lãi suất cho vay các ngân hàng, khiến cho lượng tiền cung ứng suy giảm - dẫn đến sự co hẹp nền kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 28 Thực ra thì các nhà tài phiệt phố Wall đã nghĩ ra cách nhằm tước đoạt tài sản của nhân dân sẽ mang lại nhiều lợi hơn so với việc cho vay nặng lãi. Chỉ cần tước đoạt đi quyền lợi của người dân, chỉ cần không cho phép người dân có quyền hoán đổi tiền giấy pháp định sang vàng thì thông qua nạn lạm phát tiền tệ họ sẽ bó lột tàn nhẫn, bóc lột cùng kiệt người dân. Nhớ lại năm trước 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện chính sách hạ lãi suất để lượng vàng chảy ra ngoài nước Mỹ lên đến 500 triệu đôla rồi sau đó nâng lãi suất vào năm 1929 khiến cho các ngân hàng thiếu vàng nghiêm trọng và không thể cho vay, hoạt động của cả hệ thống ngân hàng bị đình đón. Khi thị trường chứng khoán xuống tới mức đáy thì các nhà tài phiệt, các ngân hàng quốc tế đổ xô đi mua lượng cổ phiếu giá rẻ. Rõ ràng họ không thể nào mua được quyền sở hữu các công ty, tước đoạt mồ hôi, nước mắt của người dân lao động dễ dàng nếu không làm như vậy. Chỉ cần bán cố phiếu trước một chút trước khi thị trường sụp đổ rồi dùng khoản tiền đó mua vào lượng cổ phiếu rẻ chưa từng có như vậy, các nhà tài phiệt, các ngân hàng quốc tế đã giàu lên nhanh chóng và thâu tóm mọi hoạt động của nền kinh tế. 2. Khủng hoảng tài chính và vai trò của các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế: Do FED bị khống chế bởi các nhà tài phiệt ngân hàng và tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Mỹ và châu Âu nói trên, nên trước khi FED ra đời hay sau khi FED ra đời thì bản chất hoạt động cũng không có gì thay đổi. FED luôn đóng vai trò là NHTW của Hoa Kỳ và cũng là NHTW của thế giới. Bởi FED luôn hội tụ những bậc kỳ tài về lĩnh vực tài chính ngân hàng (nói đúng hơn là những nhà tài phiệt hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng) nắm giữ vai trò điều hành FED. Họ là những thế lực có thể tạo ra bất cứ cuộc khủng hoảng nào, nếu họ cần. Vì vậy, bất cứ cuộc khủng hoảng nào xảy ra, đều có nguyên nhân và ẩn chứa đằng sau đó là cả một thế lực thao túng. Chẳng hạn, theo thống kê, các khủng hoảng tài chính xảy ra từ những năm 1857 đến nay đều do các thế lực tài phiệt ngân hàng tạo ra, nhằm gây áp lực với Chính phủ nếu một chính sách nào đó gây bất lợi cho các nhà tài phiệt, hay các ngân hàng “cứng đầu” không tuân theo FED New York, nơi đặt trụ sở chính của các nhà tài phiệt Phố Wall Hoa Kỳ và châu Âu. Theo Tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ” (Currency Wars ) FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 29 của tác giả Song HongBing cho biết: Phố Wall không ngừng áp dụng thủ đoạn tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần tử đối lập. Trong các năm 1857, 1870, 1907 vì muốn ép Chính phủ Mỹ xây dựng lại NHTW tư hữu (tức FED ngày nay), các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế liên tục hợp tác và cùng nhau tạo ra khủng hoảng tài chính. Cuối cùng họ cũng đạt mục đích là thành lập FED tư hữu theo ý muốn thông qua các cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó khống chế hoàn toàn quyền phát hành tiền của Mỹ. Chỉ tính riêng cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ năm 1930 đến 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa, do các ngân hàng này từng tỏ thái độ “bằng vai phải lứa” với 5 đại gia tài chính ở New York, đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản. Đứng về người vay tiền, chỉ tính riêng 1 ngày, tại 1 bang của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng 1930-1933 đã có 60.000 ngôi nhà và nông trường bị phát mại. Một thủ đoạn kiếm tiền khác của các ngân hàng quốc tế đó là tạo ra các cuộc suy thoái kinh tế. Trước tiên, họ mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10, thậm chí, là 1/100 giá trị thực thì các nhà tài phiệt lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu” (fleecing of the flock). Sau khi Ngân hàng Trung ương tư nhân được thành lập, cường độ và phạm vi của hành động “xén lông cừu” đã đạt đến mức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Hành động xén lông cừu được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế ra tay gần đây nhất chính là tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 trên cơ thể các con “hổ nhỏ” và “rồng nhỏ” của châu Á. Tương tự, chúng ta có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 cũng là cuộc “xén lông cừu” trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã buộc 106 ngân hàng tại Mỹ phải đóng cửa, phá sản (chưa kể các ngân hàng châu Âu) và buộc hàng triệu người dân từ Âu sang Á lâm vào cảnh nợ nần…; các ngân hàng đóng cửa tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng này vẫn chủ yếu là những ngân hàng nhỏ, địa phương. Nếu đánh giá khủng hoảng ở hai góc nhìn “các nhà tài phiệt” FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 30 và “dân chúng”, tác phẩm “Curruncy Wars” cũng đưa ra nhận xét rằng: “Điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng cần chính là nguy cơ khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với Chính phủ và người dân”. Rõ ràng, khủng hoảng và suy thoái là con bài của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tạo ra, do đó trong môi trường toàn cầu hóa, các sách lược đối phó với khủng hoảng và suy thoái của các quốc gia đang phát triển cần phải hết sức thận trọng và chính xác mới. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 31 KẾT LUẬN Cục dự trữ Liên bang Mỹ có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới. Thế nhưng có một sự thật hiển nhiên là: tuyệt đại đa số người Mỹ cũng như rất nhiều người trên thế giới hoàn toàn không thể hiểu được phương thức vận hành của các thể chế cho vay quốc tế. Sổ sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ vốn dĩ chưa hề được kiểm tra. Nó có thể hạ thấp hoặc nâng cao lãi suất, mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng. Nó có thể giảm lãi suất để tạo nên một thị trường cổ phiếu phồn vinh, nhưng sau đó lại quyết định nâng cao lãi suất một cách tùy ý nhằm chấm dứt sự phồn vinh này. Cục dự trữ liên bang Mỹ và các nhà ngân hàng nắm giữ cục dự trữ liên bang có thể dùng khả năng điều chỉnh lãi suất nhẹ nhàng để khiến cho giá thị trường dao động lên xuống một cách hài hòa như con lắc, cũng có thể điều chỉnh mạnh lãi suất để khiến cho giá cả thị trường dao động dữ dội, bất kể là tình hình nào, nó sẽ nắm giữ tin tức nội bộ của tình hình tài chính và biết trước sự thay đổi sắp đến của sự việc. FED mang trong mình một sức mạnh đáng sợ, đó là sức mạnh của tiền tệ. Những quyết định của nó có thể làm thay đổi một nền kinh tế. FED là một tổ chức tư hữu nắm giữ những quyền lực mạnh nhất và bí hiểm nhất thế giới. Và trong tương lai nó sẽ vẫn là một tác nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Hiến pháp Mỹ, điều 1, khoản 8.  Song HongbingCurrency Wars  Adam Smith, Của cải của các quốc gia (Wealth of Nations), 1776, cuốn IV  Allan Hamilton, Cuộc đời của Alexander Hamilton (The Intimate Life of Alexander Hamilton) - Charles Scribner’s Sons 1910.  Tác phẩm của Thomas Jefferson (Willey Book Company, 1944), tr. 749.  Tuyển tập tác phẩm của Thomas Jefferson (New York& Sons, 1899), tập X, tr. 31.  Glyn Davies, Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) - University of Wales Press 2002, tr. 474.  Alan Greenspan, Vàng và Sự tự do kinh tế (Gold and Economic Freedom), 1966.  Eustace Mullins, “Bí mâṭ của cuc̣ dư ̣trữ liên bang Mỹ ” (Secrets of Federal Reserve).  Tạp chí ngân hàng số 23/2009  www.saga.vn     FED: CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KÌ 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfFed- Cục dự trữ liên bang hoa kì.pdf
Luận văn liên quan