Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tư nhiều chi phi
như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,.Trong đó, chi phí đầu tư về
giống cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tư. Trong thí nghiệm này do điều
kiện chăm sóc như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,. giống nhau, nên khi tính hiệu
quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lượng giống sử dụng.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM4218 vụ hè thu năm 2012 tại Xã Vĩnh Thuận Tây, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lan
Đặc điểm của phƣơng pháp sạ này là cây lúa đẻ nhánh sớm, số bông nhiều, năng
suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là mật độ
thƣờng không đều, bộ rễ ăn cạn, dễ bị chim chuột phá hoại và lúa thƣờng bị đỗ ngã vào
mùa mƣa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Phƣơng pháp sạ lan đã đƣợc nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác lúa cao sản
thay thế cho lúa mùa năng suất thấp. Phƣơng pháp này tỏ ra có những ƣu điểm nổi trội so
với phƣơng pháp sạ hoặc cấy lúa mùa về khả năng gia tăng số bông/m2, tính đồng đều về
chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Trần Đức Viên, 2007).
Hiện nay, lƣợng giống cao sản ngắn ngày sạ lan đƣợc khuyến cáo là 150 kg/ha
(Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thƣờng ngƣời dân trồng lúa
theo tập quán với mật độ cao, lƣợng giống gieo sạ từ 200 – 300 kg/ha (Nguyễn Văn Luật,
2001). Với lƣợng giống gieo sạ nhiều nhƣ thế thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh
sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dƣỡng từ đất trồng và tạo
điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh đƣợc những
yếu tố gây dịch bệnh tích cực nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu
ánh sáng cho các lá dƣới, làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim
Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
1.3.2 Phƣơng pháp sạ hàng
Hiện nay, sạ hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ƣu điểm so
với sạ lan truyền thống nhƣ: tiết kiệm vật tƣ mà chủ yếu là giống và phân bón, tạo
điều kiện thuận lợi để thâm canh, giảm thiệt hại do sâu bệnh, tăng năng suất so với
sạ lan và kết hợp nuôi cá hay nuôi vịt chóng lớn (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Ứng dụng kỹ thuật từ mẫu máy sạ hàng đƣợc cải tiến từ “drum seeder” của
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và bắt đầu đƣợc thực hiện ở Đồng bằng sông
Cửu Long từ năm 1990 cho đến nay (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009). Có
thể thấy rằng phƣơng pháp sạ hàng tỏ ra hiệu quả so với sạ lan truyền thống. Tuy
nhiên, việc áp dụng kỹ thuật này cũng gặp một số trở ngại nhƣ ốc bƣơu vàng, diện
tích nhỏ khó áp dụng và đất thiếu bằng phẳng (Lê Trƣờng Giang, 2005).
11
Với phƣơng pháp này, cây lúa có sự phân bố trong quần thể ruộng lúa thích
hợp nên đã tận dụng đƣợc năng lƣợng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo năng
suất và làm giảm thiệt hại do tác động của ngoại cảnh (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng giống gieo sạ thích hợp cho kỹ thuật
này ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng từ 70-100 kg giống/ha (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2009). Dƣới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg
giống/ha đƣợc khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lƣợng tốt, cũng nhƣ đáp
ứng đủ số bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ƣớt (Trần
Thị Ngọc Huân và ctv ., 1999).
So với phƣơng pháp sạ lan truyền thống thì phƣơng pháp sạ hàng có thể làm
giảm đƣợc lƣợng giống sử dụng từ 50-75%, lƣợng giống giảm tƣơng ứng khoảng
100-150 kg/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Nhƣ vậy, phƣơng pháp sạ hàng có
nhiều ƣu điểm so với sạ lan nhƣ: giảm đƣợc lƣợng giống gieo sạ, giảm sâu bệnh và
có thể tăng năng suất.
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ GIEO SẠ
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), thì tùy từng giống lúa để chọn mật độ thích
hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các bụi lúa
không chen nhau. Cách bố trí bụi lúa theo hình chữ nhật là phù hợp nhất vì nhƣ thế
mật độ trồng đƣợc đảm bảo nhƣng lại tạo ra đƣợc sự thông thoáng trong quần thể,
tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao
hơn.
Mật độ trồng thích hợp, quần thể lúa sẽ sử dụng tốt nƣớc và dinh dƣỡng để
tạo ra năng suất cao nhất, mật độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400-500 bông/ m2,
có nghĩa là 70-100 cây mạ/ m2 là tốt nhất. Mật độ thƣa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh
và có thể gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các bông ảnh hƣởng tới chất
lƣợng hạt giống, mật độ thƣa làm tăng cỏ dại cũng làm giảm chất lƣợng hạt giống.
Mật độ trồng quá cao làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt giống vì cạnh tranh
nƣớc và dinh dƣỡng, che khuất lẫn nhau, dễ đổ và giảm kích thƣớc hạt (Nguyễn Thị
Nga, 2011).
Theo Tăng Thị Hạnh (2003) cho rằng mật độ gieo cấy khác nhau ảnh hƣởng
rõ đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Chỉ số diện tích lá tăng khi mật độ tăng từ
12
25- 165 chồi/ m2, nếu cùng số chồi/ bụi khi mật độ tăng trong hai giai đoạn nhƣng
sang giai đoạn chín sữa khối lƣợng chất khô sẽ giảm nếu tiếp tục tăng mật độ. Công
thức cấy thƣa ( 25-30 bụi/m2) có hiệu suất quang hợp cao nhƣng chỉ số diện tích lá
thấp hơn nên khối lƣợng chất khô đƣợc tổng hợp qua các thời kỳ ít hơn công thức
cấy dày. Mật độ thích hợp còn hạn chế đƣợc quá trình đẻ nhánh kéo dài, hạn chế
nhánh vô hiệu, lãng phí chất dinh dƣỡng. Cấy dày các cây còn cạnh tranh về dinh
dƣỡng, ánh sáng, cây lúa sẽ vƣơn cao, lá nhiều rậm rạp ảnh hƣởng đến hiệu suất
quang hợp thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có khả năng chống chịu kém và
năng suất cuối cùng không cao. Hạt chín không đều, mầm mống sâu bệnh trên hạt
có thể tăng do độ ẩm hạt tăng nhanh chóng trong quá trình bảo quản… ảnh hƣởng
không nhỏ tới chất lƣợng hạt giống (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Mật độ là một trong những biện pháp ảnh hƣởng đến năng suất lúa vì mật độ
cấy quyết định diện tích lá và sự cấu tạo quần thể, đến chế độ ánh sáng và sự tích
lũy chất khô của ruộng lúa mạnh mẽ nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2003). Nhận xét về
mối quan hệ diện tích dinh dƣỡng và sự đẻ nhánh, Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng sự
đẻ nhánh của lúa có quan hệ với diện tích dinh dƣỡng. Nếu diện tích dinh dƣỡng
càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài. Ngƣợc lại diện tích dinh dƣỡng càng nhỏ thì
thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dày ở mật độ cao lúa sẽ không đẻ nhánh và một
số cây mẹ sẽ lụi dần. Đối với lúa cấy, số lƣợng tuyệt đối về nhánh thay đổi nhiều
qua các mật độ, nhƣng tỷ lệ nhánh hữu hiệu giữa các mật độ lại không thay đổi
nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho
năng suất mà chỉ những nhánh đạt đƣợc thời gian sinh trƣởng và số lá nhất định mới
thành bông (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả và đều có chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trƣờng thích
hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không đƣợc thông thoáng, các lá
bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều (Bùi Huy Đáp, 1980).
Nhƣ vậy, mật độ là một kỹ thuật làm tăng quang hợp của cá thể và quần thể
của ruộng lúa, do khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích
hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hƣởng tới khả năng đẻ nhánh và số nhánh
13
hữu hiệu/bụi, khả năng chống chịu sâu bệnh,..từ đó mà ảnh hƣởng mạnh đến năng
suất lúa.
Dựa trên sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Bùi
Huy Đáp (1999), đã đƣa ra lập luận các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt
chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh
hƣởng lẫn nhau. Số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/ bông và tỷ lệ hạt
chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhƣng số bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ
hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số
bông/ m
2, số hạt chắc/bông và trọng lƣợng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan
trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể còn khối lƣợng 1000 hạt của mỗi giống ít
biến động. Vì vậy, năng suất sẽ tăng khi mật độ cấy trong phạm vi nhất định. Phạm
vi này phụ thuộc vào nhiều đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết. Để
tăng số bông/đơn vị diện tích gieo cấy có thể tăng mật độ cấy hay tăng số bụi.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), để có cùng số bông trên đơn vị diện tích nên
cấy ít tép nhiều bụi tốt hơn cấy ít bụi nhiều tép. Không nên cấy quá nhiều tép vì khi
đó cây lúa đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, số hạt/ bông ít
dẫn đến năng suất không đạt yêu cầu.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
1.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dƣới 17oC cây lúa tăng trƣởng
chậm lại. Dƣới 13oC cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu kéo dài quá một tuần cây lúa sẽ
chết (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nhiệt độ cao tăng vận tốc ra lá và sinh nhiều mầm chồi hơn. Nhiệt độ cao sẽ
rút ngắn giai đoạn vào chắc, thời tiết có mây thƣờng xuyên gây hại cho sự chắc hạt.
Nhiệt độ cao hơn 35oC khi trổ gié hoa có thể làm phần trăm bất thụ cao (Đinh Thế
Lộc, 2006).
14
1.5.2 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển và phát dục của
cây lúa trên phƣơng diện cƣờng độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cƣờng độ ánh sáng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa thể
hiện chủ yếu bằng năng lƣợng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Bức sạ mặt trời có ảnh hƣởng lớn nhất đến năng suất hạt ở giai đoạn sinh
dục, ảnh hƣởng kế tiếp giai đoạn chín và ảnh hƣởng cực nhỏ giai đoạn dinh dƣỡng
(Yoshida, 1981).
1.5.3 Lƣợng mƣa
Trong điều kiện thủy lợi chƣa hoàn chỉnh thì lƣợng mƣa là một trong những
yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các
vụ lúa trong năm. Trong mùa mƣa lƣợng mƣa cần thiết cho cây lúa trung bình
khoảng 6-7mm/ngày và 8-9mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nƣớc khác
bổ sung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.5.4 Nƣớc
Cây lúa thiếu nƣớc ở bất kỳ giai đoạn nào cũng gây giảm năng suất. Do đó,
để có thể gieo trồng một năm hai, ba vụ lúa ngƣời ta đã xây dựng các công trình
thủy lợi để chủ động nƣớc tƣới hiệu quả cho cây lúa (Yoshida, 1981).
Trong thời kỳ phát triển bông hạt nhất là khi làm đòng cho đến khi phơi màu
cây lúa thoát hơi nƣớc mạnh nhất cho nên giai đoạn này cây lúa cần nhiều nƣớc.
Trong thời kỳ đẻ nhánh nếu thiếu nƣớc thì số bông giảm bớt nhƣng sau đó nếu nƣớc
đầy đủ thì hạt chắc sẽ tăng lên nên tác hại cũng ít. Sau khi phân hóa đòng nếu thiếu
nƣớc trong thời kỳ phân chia giảm nhiễm và khi trổ sẽ có tác hại rất lớn, sau đó đến
thời kỳ chín sữa. Khi lúa chín thiếu nƣớc tác hại cũng giảm nhẹ, sau khi lúa chín
không cần giữ nƣớc lâu trong ruộng, nhƣng nếu tháo nƣớc quá sớm, cây bị hạn sẽ
chín sớm, không thuận lợi cho việc tích lũy tinh bột và protein, hạt lép nhiều và có
15
thể bị bệnh đạo ôn, nhƣng nếu tháo nƣớc muộn thì thời gian chín sẽ kéo dài, hạt
xanh nhiều tỷ lệ chất khô kém (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.5.5 Gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hƣởng xấu đến quá trình hình
thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất
khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng. Gió nhẹ giúp quá trình trao
đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình quang
hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.5.6 Ảnh hƣởng của đất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đất trồng lúa cần giàu dinh dƣỡng, nhiều hữu
cơ, tơi xốp, khả năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám
chặt vào đất và huy động chất dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha
sét, ít chua hoặc trung tính (pH từ 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa, đất ruộng
cần bằng phẳng và cần chủ động đƣợc nƣớc để lúa đạt đƣợc năng suất cao.
1.5.7 Ảnh hƣởng của sâu bệnh
Lƣợng phân bón không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trƣởng của cây
lúa. Sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phòng trừ của nông dân bị giới hạn. Đó
là điều kiện tốt cho sâu bệnh bọc phát, lƣu tồn và phát triển gia tăng thiệt hại cho
ruộng lúa, làm giảm năng suất và có khi mất trắng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Ở Việt Nam theo ƣớc tính hàng năm sâu bệnh làm giảm khoảng 20% năng
suất, côn trùng gây hại trong suốt thời gian sinh trƣởng của cây lúa. Chúng phá hoại
tất cả các bộ phận của cây lúa cả trên và dƣới mặt đất. Côn trùng phá hoại không
những ảnh hƣởng đến năng suất mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt giống.
16
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ
03/2012 đến 06/2012).
Địa điểm: Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
17
2.1.2 Phƣơng tiện
Giống lúa: OM4218, thời gian sinh trƣởng 90-95 ngày, gạo dài, trong, mềm
cơm, chịu phèn nhẹ. Chiều cao cây 90-95 cm. Năng suất vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha,
vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha. Ít đỗ ngã, chống chịu bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá tốt.
Dụng cụ: khung chỉ tiêu 0,25m2 (0,5m x 0,5m), máy đo độ ẩm hạt, cân phân
tích, thƣớc đo, túi chứa mẫu lúa.
Phân bón: Urea (46% N), DAP (18-46-0), KCL (60% K2O)
Thuốc BVTV: FILIA 525SE, TILT SUPER 300 EC, ACTARA 25WG,
CHEESS 50WG,..
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi lần lặp lại là 25m2. Trong mỗi nghiệm
thức đƣợc đặt 3 khung sắt có diện tích 0,25m2 một cách ngẫu nhiên.
Nghiệm thức 1: sạ 100 kg/ha
Nghiệm thức 2: sạ 150 kg/ha
Nghiệm thức 3: sạ 200 kg/ha
18
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
REP I REP II REP III
NT3
NT2
NT1
NT2
NT3
NT3
NT1
NT1
NT2
2.2.2 Biện pháp canh tác
Đất đƣợc cày ải khoảng 20-30 ngày, cho nƣớc vào trục và làm phẳng một lần,
tiến hành sạ, cho nƣớc vào ruộng sau sạ 7 ngày mực nƣớc khoảng 1-3 cm.
Bón phân theo công thức: 100 – 60 – 30
+ Bón thúc cây con sau sạ 10 ngày.
+ Bón thúc đẻ nhánh sau sạ 18 ngày.
+ Bón đón đòng sau sạ 40 ngày.
- Lúa đƣợc 15 ngày tiến hành dặm.
- Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện.
- Giữ mực nƣớc trong ruộng khoảng 10cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nƣớc
khoảng 7 ngày, sau đó cho nƣớc vào và giữ đến trƣớc khi thu hoạch khoảng một
19
tuần thì rút cạn nƣớc. Khi lúa chín đƣợc 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành
thu hoạch.
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi đƣợc ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu
tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm
chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thƣớc 50 x 50 cm mỗi
khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa đƣợc 20, 40, 60, 80 ngày tuổi và
lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.
- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25m2 đo chiều dài bông của
10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
- Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2.
- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.
- Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.
- Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt).
- Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).
- Cân trọng lƣợng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram).
- Đo ẩm độ của mẫu.
- Quy các số liệu khối lƣợng cân về ẩm độ chuẩn 14%.
W0 (100 – H
0
)
W14% =
86
W0: Trọng lƣợng mẫu lúc cân (gram).
H
0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%).
*Cách tính các thành phần năng suất
Số bông/m2 = P x 4
20
W
Số hạt chắc/bông =
P
W
% Hạt chắc = x 100
W + U
w1 + w2 + w3
Trọng lƣợng 1000 hạt =
3
2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng
suất bằng công thức:
NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lƣợng 1000 hạt x 10-5
(tấn/ha)
Năng suất thực tế (NSTT) của lúa đƣợc tính từ lƣợng lúa thu hoạch từ 5 m2,
đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).
W14% 10000 (m
2
)
NSTT = x
1000 5 (m
2
)
= W14% x 2 (tấn/ha)
2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại
* Bệnh đạo ôn
Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông.
21
+ Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.
+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía
dƣới trục bông.
+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn
30% hạt chắc.
+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần
trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
* Rầy nâu
Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm
trọng cây sẽ chết.
Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không bị hại.
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.
+ Cấp 3: lá biến vàng nhƣng chƣa bị cháy rầy.
+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn
lại bị lùn nặng.
+ Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
+ Cấp 9: tất cả cây bị chết.
2.2.7 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số liệu
thống kê bằng phần mềm SPSS.
22
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân
nên sự ảnh hƣởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là nhƣ
nhau. Trong suốt thời gian sinh trƣởng cây lúa chịu sự ảnh hƣởng của mƣa và nắng
nóng xen kẻ nhau.
Sâu và bệnh hại xuất hiện không đáng kể. Rầy nâu xuất hiện và gây hại
không đáng kể chỉ ở cấp 1. Sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại với mức độ thiệt hại
khoảng 5%. Bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 40 ngày sau sạ đến lúc lúa chín với mức
độ gây hại ở cấp 1 (Bảng 3.1).
Không xuất hiện chuột gây hại ở cả ba nghiệm thức. Cây lúa bị đỗ ngã khi
đang bƣớc vào giai đoạn vào chắc từ 15-25 ngày sau khi trổ và chỉ xuất hiện ở
nghiệm thức 3 (200 kg/ha) với mức độ khoảng 5%. Không có hiện tƣợng đỗ ngã ở
các nghiệm thức còn lại (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM4218 sạ với các mật độ khác nhau tại
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nghiệm thức
Đạo ôn
(cấp)
Rầy nâu
(cấp)
Chuột hại
(%)
Đỗ ngã
(%)
NT1 1 1 0,00 0,00
NT2 1 1 0,00 0,00
NT3 1 1 0,00 5,00
23
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG CỦA
CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 20, 40 và
60 ngày sau khi gieo có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức sạ 100 kg/ha,
nghiệm thức sạ 150 kg/ha với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy nhiên, đến giai đoạn
80 ngày sau khi gieo thì khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Chiều cao
tối đa của cây lúa ở các nghiệm thức dao động từ 89,32-89,92 cm (Hình 3.1).
Hình 3.1: Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu
năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hƣởng của các biện
pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng của cây. Chiều cao cây của
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
100,00
20 40 60 80
Ngày sau sạ
C
h
iề
u
c
ao
c
ây
(
cm
)
NT1 NT2 NT3
24
lúa chính là kết quả của sự tăng trƣởng thân lá từ khi hình thành đốt, vƣơn lóng và
trỗ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc
điểm này mang tính đặc trƣng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao
cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh,
dinh dƣỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dƣỡng không đầy đủ quá
thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989), cây cao từ 90-
100 cm đƣợc coi là lý tƣởng về năng suất.
Trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng, thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo
thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chính thức mới hình thành, số lóng kéo dài
và chiều dài lóng sẽ quyết định chiều cao cây (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Sự
tăng trƣởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố giống, thời vụ, mật độ cấy,
lƣợng phân bón…đặc biệt là phân đạm có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh
trƣởng, phát triển của cây lúa. Do đó, cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy hợp
lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống
(Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Theo Yoshida (1981), thân cây lúa dày hơn và có nhiều bó mạch hơn nó sẽ
cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Nếu thân lá không khỏe,
thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng cũng dẫn tới đỗ ngã, tán che khuất
và mau dẫn tới giảm năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng gieo sạ ở mật độ
cao (200 kg/ha) sẽ có chiều cao cây lúa lớn hơn so với sạ ở mật độ thấp (100 kg/ha)
và chỉ xuất hiện đỗ ngã ở mật độ sạ cao.
3.2.2 Số chồi/m2
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giai đoạn 20 ngày sau sạ số chồi/m2 ở
nghiệm thức sạ 200 kg/ha là cao nhất, kế đến là nghiệm thức sạ 150 kg/ha và thấp
nhất là ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Giai đoạn 40 ngày sau sạ đây là giai đoạn cây
lúa đạt số chồi cao nhất, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê và dao
động trong khoảng từ 870,33-928,56 chồi/m2. Ở giai đoạn 60 ngày sau sạ số chồi ở
nghiệm thức sạ 200 kg/ha có khác biệt so với nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100
kg/ha ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 80 ngày sau sạ số chồi/m2 giữa các nghiệm thức
không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê do lúc này các chồi vô hiệu đã
chết và chỉ còn lại chồi hữu hiệu (Hình 3.2).
25
Hình 3.2: Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm
2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt
chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ
nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: điều kiện thời tiết, chế độ dinh
dƣỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nƣớc cũng nhƣ điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn
Văn Hoan, 1995).
Trong điều kiện dinh dƣỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở
vị trí mắt thứ hai và ngƣợc lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dƣỡng và ánh sáng
hoặc bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi kém (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Do đó, ánh sáng là yếu tố chính ảnh hƣởng đến số chồi tối đa ở các nghiệm thức
khác nhau về mật độ sạ. Sạ thƣa cây lúa nhận đƣợc nhiều ánh sáng nên nhảy nhiều chồi
và ngƣợc lại sạ dày cây lúa nhận đƣợc ít ánh sáng nên nhảy chồi kém, số chồi tối đa
0,00
100,00
200,00
300,00
400,00
500,00
600,00
700,00
800,00
900,00
1000,00
20 40 60 80
Ngày sau sạ
S
ố
c
h
ồ
i/
m
2
NT1 NT2 NT3
26
đếm đƣợc chủ yếu là từ thân chính của cây lúa (Nguyễn Trƣờng Giang, 2010). Nghiên
cứu này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm ở giai đoạn 20 ngày sau sạ và 40 ngày
sau sạ ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha . Số chồi tối đa đếm đƣợc chủ yếu là từ thân chính
của cây lúa. Số chồi tối đa tăng nhiều nhất là ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha từ 420,89
chồi ở giai đoạn 20 ngày sau sạ lên 879,33 chồi ở giai đoạn 40 ngày sau sạ.
Số chồi/m2 là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số
bông/m
2
, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh
khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dõi động thái đẻ
nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích
hợp để đạt số bông tối ƣu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng
Thị Hạnh, 2003).
27
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy rằng giữa các nghiệm thức về mật độ gieo
sạ khác biệt không ý nghĩa về chiều dài bông và chiều dài bông của các nghiệm
thức hơi ngắn nằm trong khoảng từ 17,91-18,83 cm (Hình 3.3).
Hình 3.3: Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu
năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Chiều dài bông lúa thay đổi tùy theo giống và góp phần gia tăng năng suất.
Theo Setter và ctv. (1994) cho rằng quang hợp có thể gia tăng 25-40% nếu độ cao
của bông lúa trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của tán lá. Năng suất có thể
quyết định chủ yếu bởi hai yếu tố là số hạt chắc trên bông và chiều dài bông.
18,83
17,91
18,37
10,00
11,00
12,00
13,00
14,00
15,00
16,00
17,00
18,00
19,00
20,00
NT1 NT2 NT3
Nghiệm thức sạ
C
h
iề
u
d
à
i
b
ô
n
g
(
c
m
)
28
Theo Jennings và ctv. (1979) cho rằng các hình tính của bông không nhất
thiết tạo ra hay quyết định năng suất. Các hình tính này giúp cho việc phân chia
năng suất thành những đơn vị nhỏ hơn gọi là thành phần năng suất đƣợc thuận tiện
vì một số giống lúa lùn nhiều chồi và có số bông trung bình đến to vẫn cho năng
suất cao.
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG
SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
3.3.1 Số bông/m2
Kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân
tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, số bông/m2 của các nghiệm thức dao động trong
khoảng từ 459,33-543,33 bông (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Thành phần năng suất của giống lúa OM4218 đƣợc thí nghiệm ở các mật độ khác
nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nghiệm thức Số bông/m2 Số
hạt/bông
Số hạt
chắc/bông
Tỷ lệ hạt
chắc
(%)
Trọng
lƣợng
1000 hạt (g)
NT1 459,33 b 106,27 b 92,06 a 86,94 23,47
NT2 467,00 b 104,80 b 88,20 b 83,04 23,83
NT3 543,33 a 110,77 a 88,44 b 81,16 22,96
F * * * ns ns
CV (%) 1,31 2,16 1,02 3,21 4,08
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo
Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và
đƣợc xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông/m2 phụ
thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở
bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón
và chế độ nƣớc. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
29
Thời điểm cây lúa nhảy chồi hữu hiệu là thời điểm quan trọng ảnh hƣởng đến
sự hình thành số bông/m2. Thời điểm này kết thúc vào khoảng 10 ngày trƣớc khi
cây lúa đạt đƣợc số chồi tối đa. Những chồi đƣợc hình thành trong giai đoạn này có
khả năng hình thành bông. Theo Trần Quốc Hƣng (2010), thì để năng suất đạt trên 5
tấn/ha thì cây lúa phải có khả năng cho từ 400-500 bông/m2. Nhƣ vậy, trong quá
trình chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ thuật làm tăng số chồi là rất cần thiết
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông đƣợc
hình thành trên cả thân chính và những chồi đƣợc hình thành trong giai đoạn nhảy
chồi hữu hiệu, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình
thành trên thân chính do những hạn chế trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu. Nhƣ
vậy, mật độ sạ ảnh hƣởng lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên
đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dày thì sẽ cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và
dẫn đến làm ảnh hƣởng đến sự hình thành số bông trên đơn vị diện tích, ngƣợc lại
sạ thƣa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện
tích.
Để tăng số bông trên đơn vị diện tích, theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng
cần phải: (1) chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ tại chỗ, (2) làm mạ tốt để
có cây mạ to khỏe, có chồi ngạnh trê xanh tốt và không sâu bệnh, (3) bón phân lót
đầy đủ, bón thúc sớm để lúa nở bụi sớm mau đạt đƣợc chồi tối đa và chồi khỏe cho
nhiều bông và bông to sau này và (4) giữ nƣớc vừa phải và liên tục để điều hòa
nhiệt độ và khống chế cỏ dại.
3.3.2 Số hạt/bông
Qua kết quả thống kê trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy giữa các nghiệm thức
khác biệt có ý nghĩa về số hạt/bông, nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt/bông nhỏ
nhất (104,27 hạt/bông) và nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số hạt/bông lớn nhất
(110,77 hạt/bông). Số hạt/bông cũng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, số
hạt/bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ, ở giai đoạn
này số hạt/bông có ảnh hƣởng thuận với năng suất lúa do ảnh hƣởng đến số hoa
đƣợc phân hóa, số hạt/bông góp phần làm tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
30
Nhƣ vậy, số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và những hạt bị
lép trong quá trình phát triển. Số hạt/bông bị ảnh hƣởng bởi yếu tố di truyền, kỹ
thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Nói chung, mƣa gió thƣờng xuyên xảy ra trong
khoảng thời gian từ trƣớc trổ đến sau trổ sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự thụ phấn và thụ
tinh của hạt lúa nên sẽ dẫn đến sự hình thành số hạt/bông.
3.3.3 Số hạt chắc/bông
Kết quả thống kê trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giữa các nghiệm thức khác
biệt có ý nghĩa về số hạt chắc/bông, nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông
lớn nhất (92,06 hạt) và nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt chắc/bông nhỏ nhất
(88,20 hạt). Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức sạ 100
kg/ha với nghiệm thức 150 kg/ha và 200 kg/ha, còn nghiệm thức 150 kg/ha và 200
kg/ha khác biệt không ý nghĩa.
Nhìn chung, đối với những giống lúa có bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón
phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều,
số hoa thoái hóa càng ít, số hạt trên bông càng nhiều có thể dẫn đến số hạt
chắc/bông càng nhiều. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt chắc/bông từ 80-100 hạt đối
với lúa sạ là tốt trong điều kiện Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Nhƣ vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ
sạ, sạ với mật độ càng thƣa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngƣợc lại sạ với mật
độ dày số hạt chắc/bông sẽ thấp. Ở đây, sạ với mật độ 100kg/ha tỏ ra tốt hơn các
mật độ sạ còn lại trong việc làm tăng số hạt chắc/bông.
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt không ý
nghĩa về tỷ lệ hạt chắc, ở nghiệm thức sạ với mật độ 100kg/ha có tỷ lệ hạt chắc là
86,94% và nghiệm thức sạ với mật độ 200kg/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn là
81,16% (Bảng 3.2).
Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào
chắc nhƣng quan trong nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi
màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc
31
tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thƣờng số hoa
trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc
phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ hạt chắc tỷ lệ nghịch với mật độ gieo sạ.
Tỷ lệ hạt chắc sẽ cao nếu sạ ở mật độ thƣa và ngƣợc lại tỷ lệ hạt chắc sẽ thấp nếu sạ
ở mật độ dày. Ở đây, với mật độ sạ 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với sạ ở
mật độ 150 kg/ha và 200 kg/ha. Nhƣ vậy, việc áp dụng kỹ thuật giảm mật độ gieo sạ
cho tỷ lệ hạt chắc cao nên có khả năng cho năng suất cao.
3.3.5 Trọng lƣợng 1000 hạt
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt không ý
nghĩa về trọng lƣợng 1000 hạt, ở nghiệm thức sạ 150 kg/ha có trọng lƣợng 1000 hạt
là 23,83 g và ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có trọng lƣợng 1000 hạt là 22,96 g (Bảng
3.2).
Trọng lƣợng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất
lúa nhƣng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở
phần lớn các giống lúa, trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên tập trung trong
khoảng 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trọng lƣợng hạt cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất. Để
làm tăng trọng lƣợng 1000 hạt theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì: (1) là chọn giống
có cỡ hạt lớn, trổ tập trung, (2) là bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt đến đúng kích
thƣớc di truyền của giống và bón phân nuôi hạt và (3) là giữ nƣớc đầy đủ, bố trí thời
vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt
làm hạt chắc và no đầy (mẩy).
Kết quả này cho thấy, trọng lƣợng 1000 hạt cũng phần nào bị ảnh hƣởng bởi
mật độ gieo sạ. Nếu sạ với mật độ dày (200 kg/ha) thì sẽ cho trọng lƣợng 1000 hạt
thấp. Nhƣ vậy, biện pháp kỹ thuật tìm ra mật độ thích hợp (giảm mật độ) cũng góp
phần làm tăng trọng lƣợng 1000 hạt và có thể đạt đƣợc trọng lƣợng 1000 hạt tối đa
của giống.
32
3.3.6 Năng suất lý thuyết
Qua kết quả thống kê giữa các nghiệm thức cho thấy rằng năng suất lý thuyết
khác biệt không ý nghĩa, năng suất lý thuyết dao động trong khoảng từ 9,37-9,93
tấn/ha, trong đó nghiệm thức sạ 100 kg/ha có năng suất lý thuyết cao nhất (9,93
tấn/ha) và nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất lý thuyết thấp nhất (9,37 tấn/ha)
(Bảng 3.3).
Bảng 3.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM4218 đƣợc thí nghiệm ở
các mật độ khác nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu
2012.
Nghiệm thức NSLT (tấn/ha) Tăng (%) NSTT (tấn/ha) Tăng (%)
NT1 9,93 5,97 5,97 6,98
NT2 9,82 4,80 5,96 6,81
NT3 9,37 0,00 5,58 0,00
F ns ns
CV (%) 1,30 5,47
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc vào
số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này
càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao. Kết quả Bảng 3.3 cho thấy: Năng suất lý
thuyết đạt 9,37-9,93 tấn/ha. Nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc cho thấy năng suất lý thuyết
thu đƣợc ở các nghiệm thức là tƣơng đối cao (Bùi Thị Nga, 2011).
Bốn thành phần cấu thành năng suất lý thuyết càng gia tăng thì năng suất lúa
càng cao, cho đến lúc bốn thành phần này đạt đƣợc cân bằng tối hảo thì năng suất
lúa đạt tối đa. Nếu một trong bốn thành phần này thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến các
thành phần còn lại và làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, sự gia
tăng số bông/m2 sẽ làm ảnh hƣởng đến việc giảm tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000
hạt nên đã làm giảm năng suất lý thuyết của nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy vậy,
theo kết quả thí nghiệm này thì cho thấy số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng
33
lƣợng 1000 hạt là những nhân tố chính tạo nên sự khác biệt về năng suất lý thuyết
giữa các nghiệm thức do sự khác biệt về năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức
do sự khác biệt về số bông/m2 không lớn.
3.3.7 Năng suất thực tế
Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức khác biệt
không ý nghĩa về năng suất thực tế, năng suất dao động trong khoảng từ 5,58-5,97
tấn/ha. Trong đó năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 5,97 tấn/ha, còn ở
nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất thực tế là 5,58 tấn/ha.
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên
thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, muốn tăng
năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp.
Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các
biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa (Bùi Thị Nga, 2011).
Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng
suất cao hay thấp. Năng suất lúa đƣợc quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên
quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ
ảnh hƣởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm
(Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do
hạn chế về mặt sinh học, nhƣ sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nƣớc, dinh
dƣỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là
hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc
đầu tƣ và do đó làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Qua kết quả cho thấy, việc gia tăng mật độ sạ làm tăng số bông/m2 và làm
giảm tỷ lệ hạt chắc, giảm trọng lƣợng hạt nên đã làm giảm năng suất thực tế khi sạ ở
mật độ cao ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy nhiên, sự hợp lý của các thành phần
năng suất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha đã làm cho năng suất thực tế cao tƣơng
đƣơng với sạ ở mật độ 100 kg/ha. Điều này phù hợp với các nghiên cứu về ảnh
hƣởng mật độ sạ đến năng suất lúa trƣớc đó (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1998, 1999).
34
Nhƣ thế, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm mật độ sạ và sạ ở 100 kg/ha
thì sẽ cho năng suất thực tế cao hơn so với sạ ở mật độ 200 kg/ha (tăng 6,98%) và
đồng thời giảm đƣợc một lƣợng giống đáng kể.
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tƣ nhiều chi phi
nhƣ: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,..Trong đó, chi phí đầu tƣ về
giống cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tƣ. Trong thí nghiệm này do điều
kiện chăm sóc nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,.. giống nhau, nên khi tính hiệu
quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lƣợng giống sử dụng.
Bảng 3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế
Mật độ sạ
(kg/ha)
Giá giống lúa OM4218
thời điểm hiện tại (đ/kg)
Lƣợng giống tiết
kiệm đƣợc (kg/ha)
Hiệu quả kinh tế
(nghìn đồng/ha)
100 14.000 100 1.400
150 14.000 50 700
200 14.000 0 0
Nhƣ vậy, nếu sạ ở mật độ 100 kg/ha sẽ tiết kiệm đƣợc 100 kg giống/ha với
giá giống lúa OM4218 thời điểm hiện tại ở địa phƣơng là 14.000 đồng/kg thì nông
dân sẽ tiết kiệm đƣợc 1.400.000 đồng chi phí đầu tƣ giống trên một hecta so với sạ
ở mật độ 200 kg/ha. Do đó, mỗi hecta nông dân sẽ tiết kiệm đƣợc 1.400.000 đồng
chi phí đầu tƣ về giống cũng đồng nghĩa với nông dân sẽ có lợi nhuận tăng thêm
1.400.000 đồng/ha.
35
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Nghiệm thức sạ ở mật độ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng
lƣợng 1000 hạt cao nhất, nghiệm thức sạ 150 kg/ha và nghiệm thức sạ 200 kg/ha
tƣơng đƣơng nhau.
Năng suất thực tế ở mật độ sạ 100 kg/ha là cao nhất (5,97 tấn/ha). Sạ ở mật
độ sạ 100 kg/ha sẽ giảm đƣợc chi phí mua giống là 1.400.000 đồng/ha.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Có thể khuyến cáo nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sử dụng
lƣợng giống sạ là 100 kg/ha trong vụ Hè Thu, lúa vẫn đảm bảo năng suất, giảm chi
phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AKITA, 1989. Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice
Research. IRRI. Philippines. P 13-41.
Bùi Huy Đáp, 1980. Cây lúa Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Bùi Huy Đáp, 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Hà Nội.
JENNINGS, P.R., W.R. COFFMAN and H.E.KAUFFMAN, 1979. Cải tiến giống
lúa. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trang 87-
116.
Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hƣởng của mật độ sạ, liều lƣợng phân đạm và quản lý chất
lƣợng nƣớc trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự
phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học-Trƣờng Đại học
Cần Thơ.
Lê Trƣờng Giang, 2005. Năng suất và lợi nhuận của phƣơng pháp sạ hàng trong sản
xuất lúa vụ Đông xuân 2002 – 2003 tại Cần Thơ. Tạp chí khoa học.
Trƣờng Đại Học Cần Thơ, tr. 23- 35.
Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn và Đặng Phƣơng Trâm, 2001. Bài giảng sinh lý
thực vật. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Một số yếu tố hạn chế và biện pháp nâng cao năng suất lúa
Hè Thu ở ĐBSCL. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè
Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông
Nghiệp-Trƣờng Đại Học Cần Thơ, trang 1-8.
Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vƣợng,
1997. Giáo trình cây lƣơng thực, tập 1 – Cây lúa. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh.
37
Nguyễn Hữu Huân, 2011. Bài viết khái niệm về Ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với
dịch hại lúa. Tạp chí khoa học Nông nghiệp.
Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ
yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng
Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trƣờng Đại
Học Cần Thơ, trang 26-35.
Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cƣơng bài giảng Cây lúa. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Trƣờng Giang, 2010. Ảnh hƣởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa
MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Hoan, 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1 Nhà
xuất bản nông thôn.
Nguyễn Xuân Trƣờng, 2004. Ảnh hƣởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh
trƣởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa
Nông Nghiệp & SHƢD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35.
Phạm Sĩ Tân, 2008. Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt đồng bằng sông
Cửu Long. Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Truy cập ngày 10 tháng
10 năm 2008.
Phạm Văn Chƣơng, 2002. Nghiên cứu sinh lý thực vật phục vụ thâm canh tăng năng
suất lúa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2/2002, trang
114-122.
SETTER. T.L, M.J. KROFF, K.G. CASSMAN and G.S KHUSH, 1994. Yield
potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos,
Philippines. 1994. P 21.
38
Shuichi Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. IRRI, Los Banos, Laguna,
Philippines (Bản dịch của Trần Minh Thành – Trƣờng Đại Học Cần Thơ).
Tăng Thị Hạnh, 2003. Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng, phát triển và năng
suất của giống VL20 trên đất đồng bằng sông Hồng và đất bạc màu Sóc
Sơn, Hà Nội, vụ xuân 2003. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp,
trƣờng Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Đức Viên, 2007. Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của
nông dân. Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trƣờng
ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, trang 12.
Trần Quốc Hƣng, 2010. So sánh năng suất và phẩm chất của 15 giống/dòng lúa
thơm triển vọng vụ Đông xuân 2009-2010 tại xã Vị Thanh, huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp-Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khƣơng, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka, 1999. Phân
tích tƣơng quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng
dƣới ảnh hƣởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85-90.
Võ Thị Lang, Ngô Thị Thanh Trúc, Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Năm, 2008.
Nghiên cứu so sánh mô hình sản xuất lúa theo “3 giảm 3 tăng” và mô hình
truyền thống ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 184-215.
Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999. Trồng trọt-Kỹ thuật trồng lúa-Tập 3. Nhà
xuất bản Giáo dục.
39
PHỤ CHƢƠNG
Bảng 3.5 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao (cm) của giống lúa OM4218 thí nghiệm tại
xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (cm)
Ngày sau khi sạ
Nghiệm thức
20 40 60 80
NT1 12,83 b 46,72 b 77,91 b 89,32
NT2 12,29 b 45,81 b 79,10 b 89,50
NT3 16,21 a 52,07 a 82,44 a 89,92
F ** * * ns
CV (%) 4,97 2,41 1,31 1,15
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi của giống lúa OM4218 thí nghiệm tại xã Vĩnh
Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (cm)
Ngày sau khi sạ
Nghiệm thức
20 40 60 80 Dài bông
(cm)
NT1 420,99 c 870,33 b 662,47 b 459,55 18,83
NT2 524,00 b 911,00 b 787,21 b 471,25 17,91
NT3 736,89 a 942,56 a 863,77 a 468,89 18,37
F ** * * ns ns
CV (%) 1,18 11,01 4,18 15,31 13,32
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
40
Bảng 1 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 20 ngày tuổi của giống lúa
OM4218 thí nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 0.532 0.266 0.581 ns 0.601
Nghiệm thức 2 20.214 10.107 22.054 ** 0.007
Sai số 4 1.833 0.458
CV (%) 4,97
Bảng 2 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 40 ngày tuổi của giống lúa
OM4218 thí nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 0.376 0.188 0.135 ns 0.878
Nghiệm thức 2 47.979 23.990 17.228 * 0.011
Sai số 4 5.570 1.392
CV (%) 2,41
Bảng 3 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 60 ngày tuổi của giống lúa
OM4218 thí nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 3.024 1.512 1.366 ns 0.353
Nghiệm thức 2 33.054 16.527 14.929 * 0.014
Sai số 4 4.428 1.107
CV (%) 1,31
41
Bảng 4 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 80 ngày tuổi của giống lúa
OM4218 thí nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 0.381 0.191 0.181 ns 0.843
Nghiệm thức 2 1.129 0.564 0.536 ns 0.632
Sai số 3 3.159 1.053
CV (%) 1,15
Bảng 5 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 20 ngày tuổi của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 484.049 242.025 5.493 ns 0.071
Nghiệm thức 2 155811.886 77905.943 1.768 ** 0.000
Sai số 4 176.247 44.062
CV (%) 1,18
Bảng 6 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 40 ngày tuổi của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 19092.924 9546.462 0.944 ns 0.462
Nghiệm thức 2 8706.791 4353.395 0.430 * 0.013
Sai số 4 40468.942 10117.235
CV (%) 11,01
42
Bảng 7 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 60 ngày tuổi của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 3663.752 1831.876 1.816 ns 0.304
Nghiệm thức 2 52802.053 26401.027 26.177 * 0.013
Sai số 3 3025.677 1008.559
CV (%) 4,18
Bảng 8 Phân tích ANOVA về số chồi lúc thu hoạch của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 9850.889 4925.444 0.875 ns 0.484
Nghiệm thức 2 12941.556 6470.778 1.150 ns 0.403
Sai số 4 22510.444 5627.611
CV (%) 15,31
Bảng 9 Phân tích ANOVA về số bông/m2 của giống lúa OM4218 thí nghiệm tại xã
Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 9850.889 4925.444 0.875 ns 0.484
Nghiệm thức 2 12941.556 6470.778 1.150 * 0.014
Sai số 4 22510.444 5627.611
CV (%) 15,31
43
Bảng 10 Phân tích ANOVA về số hạt chắc/bông của giống lúa OM4218 thí nghiệm
tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 2.904 1.452 1.723 ns 0.289
Nghiệm thức 2 28.089 14.044 16.665 * 0.011
Sai số 4 3.371 0.843
CV (%) 1,02
Bảng 11 Phân tích ANOVA về tỷ lệ hạt chắc của giống lúa OM4218 thí nghiệm tại
xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 1187.438 593.719 0.989 ns 0.448
Nghiệm thức 2 2186.250 1093.125 1.822 ns 0.274
Sai số 4 2400.201 600.050
CV (%) 3,21
Bảng 12 Phân tích ANOVA về trọng lƣợng 1000 hạt của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 0.012 0.006 0.007 ns 0.993
Nghiệm thức 2 1.130 0.565 0.677 ns 0.558
Sai số 4 3.337 0.834
CV (%) 4,08
44
Bảng 13 Phân tích ANOVA về năng suất lý thuyết của giống lúa OM4218 thí
nghiệm tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 0.043 0.022 0.134 ns 0.878
Nghiệm thức 2 0.533 0.266 1.650 ns 0.300
Sai số 4 0.646 0.161
CV (%) 1,30
Bảng 14 Phân tích ANOVA về năng suất thực tế của giống lúa OM4218 thí nghiệm
tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
động
Độ tự
do
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
bình phƣơng
Giá trị F Xác suất
Lặp lại 2 2.157 1.078 0.941 ns 0.462
Nghiệm thức 2 2.212 1.106 0.966 ns 0.455
Sai số 4 4.582 1.146
CV (%) 5,47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvtn_trangkienbush_9595.pdf