Trong bất cứ nền văn hóa nào thì tặng quà đều cần thiết để thể hiện
thiện chí, trân trọng mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa lại có
những khác biệt nhau. Vì thế bạn cũng cần tìm hiểu vài điều khi tặng quà cho
đối tác của mình.
Tặng một món quà giá trị cao là một phần quan trọng trong nét văn hoá
kinh doanh trong quá khứ của Trung Quốc. Ngày nay, việc tặng quà trong
kinh doanh đã bị cấm vì hành vi này đƣợc xem là hối lộ, là một hành động bất
hợp pháp. Vì vậy, quà tặng của bạn có thể bị từ chối. Tuy nhiên, trong nhiều
tổ chức, quan điểm về vấn đề tặng quà đã đƣợc cởi m ở nhƣng bạn phải thận
trọng khi tặng quà và lƣu ý những nguyên tắc chung dƣới đây:
Tặng quà cho một cá nhân, bạn phải tiến hành một cách kín đáo, trong
một hoàn cảnh mang tính chất bạn bè, không liên quan gì đến công việc.
118 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh trung quốc tới việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á đối tác Trung Quốc là vấn đề mang tính
"mềm" bởi nó phụ thuộc trực tiếp vào năng lực của từng doanh nghiệp Việt
Nam. Để bồi dƣỡng khả năng đánh giá đối tác, doanh nghiệp Việt Nam nên
chú ý những điểm sau
- Xây dựng quan hệ tốt với bạn hàng để có đƣợc lợi thế thông tin trong
ngành
- Giữ quan hệ mật thiết với các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến thƣơng mại
trong nƣớc để có đƣợc sự giới thiệu và tƣ vấn đáng tin cậy từ phía họ
- Sử dụng đến các chuyên gia pháp luật khi cần thiết. Phần lớn các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều ngại sử dụng phƣơng pháp này vì sợ tốn
kém và mất thời gian. Nhƣng doanh nghiệp nên nhận thức rằng nếu vƣớng
phải một đối tác Trung Quốc tồi, kéo theo đó là những tranh chấp phức tạp thì
cái giá mà doanh nghiệp Việt Nam phải trả còn cao hơn rất nhiều.
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên sâu về thị
trƣờng Trung Quốc, pháp luật Trung Quốc. có năng lực hiểu biết chắc chắn về
nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
4. Thận trọng lƣu ý đến thể thức thanh toán
84
Chừng nào đƣợc thanh toán và thanh toán bằng tiền gì. Nếu đƣợc trả
bằng đồng nhân dân tệ, chúng ta nên xác định trong hợp đồng là có thể quy
đổi ra USD. Dùng tín dụng thƣ hay những dụng cụ tài chính khác để bảo vệ
bản thân mình
5. Không đi vào những thỏa thuận bị cấm và không phù hợp với quy
định của WTO
Các công ty Việt Nam thƣờng thực hiện những thỏa thuận với lời hứa
từ các viên chức địa phƣơng là luật lệ của chính quyền trung ƣơng sẽ không
đƣợc thực thi trong tỉnh của họ. Điều này đôi lúc cũng đúng, nhƣng vấn đề có
thể xảy ra khi những luật lệ đó bỗng nhiên đƣợc áp dụng, đôi khi hiệu lực có
tính hồi tố khiến công ty khó có cách nào xoay sở nổi. Đặc biệt trong trƣờng
hợp chúng ta phải tuân thủ những quy định của chính phủ trung ƣơng về
những luật lệ, quy định và các tập quán đã đƣợc chỉnh sửa trong nỗ lực đáp
ứng với những ràng buộc của WTO, bất chấp những lời hứa trái ngƣợc của
giới chức địa phƣơng.
6. Tìm cho ra những khó khăn trƣớc khi chúng biến thành hiện thực
Ngoài việc thực hiện các bảng quyết toán theo quy ƣớc, chúng ta nên
dành thời gian xem kỹ các vấn đề, khía cạnh của dự án để có thể dự liệu đƣợc
phƣơng án đối phó khi phát sinh khó khăn trong quá trình thực hiện. Chúng ta
cần biết mình muốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, cũng nhƣ phải biết những giới
hạn của doanh nghiệp mình trong trƣờng hợp thua lỗ.
7. Phân tích rủi ro có thể xảy đến
Cần phải có đầu óc thực tế về việc có bao nhiêu rủi ro có thể chấp nhận
đƣợc trong hoạt động kinh doanh của mình. Phải đảm bảo rằng những nguồn
thông tin mình đang sử dụng là đáng tin cậy.
8. Hạn chế sự phóng túng của bản thân mình
Cần đặt những cột mốc cho dự án đang thực hiện. Tạo một chiến lƣợc
thoát ra cho mỗi giai đoạn của dự án, cho dù chúng ta không dự trù sử dụng nó.
85
9. Lƣu ý thƣờng xuyên
Các dự án và hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đòi hỏi sự lƣu ý
thƣờng xuyên. Không nên nghĩ rằng chúng có thể tự vận hành đƣợc.
10. Lƣu ý khi thƣơng lƣợng với các cấp chính quyền Trung Quốc
Các cấp chính quyền Trung Quốc thích làm việc trực tiếp với lãnh đạo
cao cấp của doanh nghiệp Việt Nam vì lý do "thể diện". Do đó, doanh nghiệp
Việt Nam nên để lãnh đạo phía mình đi bàn chuyện làm ăn với các cấp chính
quyền Trung Quốc. Để không bị lúng túng trong quá trình thƣơng lƣợng thì
phía doanh nghiệp Việt Nam nên chọn một cá nhân hay tổ chức địa phƣơng
nơi có cấp chính quyền Trung Quốc đó giúp đỡ trong việc tìm hiểu những vấn
đề cần thiết. Trong quá trình thƣơng lƣợng, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên
tỏ ra thấu hiểu và đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc
trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên thể hiện thái
độ hợp tác hơn là đối đầu và cũng nên thông báo với họ đầy đủ kế hoạch của
doanh nghiệp mình để tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía họ.
IV. GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐƢA RA NHỮNG
ĐIỀU KHOẢN CÓ LỢI CHO DOANH NGHIỆP KHI ĐÀM PHÁN HỢP
ĐỒNG VỚI DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC
Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất
khẩu, sau khi đã kiểm tra lý lịch thƣơng nhân hoặc đã giao dịch qua thƣ tín,
điện thoại thì trƣớc khi ký kết hợp đồng thƣơng mại đầu tiên, doanh nghiệp
Việt Nam nên chủ động dành kinh phí cử đoàn gọn nhẹ (2-3 ngƣời) sang trực
tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xƣởng, kho tàng, hệ thống phân phối,
tiềm lực tài chính...Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh đƣợc sự
lừa đảo từ phía doanh nghiệp Trung Quốc.
Đối với Hợp đồng thƣơng mại hai bên sẽ ký kết cần lƣu ý các vấn đề sau:
- Không nên sử dụng các mẫu hợp đồng của phía đối tác Trung Quốc vì
các điều khoản chế tài thƣờng có lợi cho phía họ.
86
- Đối với điều khoản chủ thể - điều khoản đặt ở vị trí đầu tiên trong hợp
đồng cần ghi đầy đủ thông tin (địa chỉ, điện thoại, fax, ngân hàng giao dịch,
số tài khoản, tên ngƣời đại diện ký). Thận trọng khi viết tắt vì đã có rất nhiều
tranh chấp xảy ra đối với việc viết tắt tên ngƣời, tên công ty không theo quy
ƣớc quốc tế. Ví dụ nhƣ tên của ngƣời Trung Quốc nếu phiên âm theo chữ cái
Latinh không có thanh điệu thì có thể đọc theo nhiều cách khác nhau và suy
luận ra nhiều tên khác nhau. Do đó cần viết chính xác các thông tin bằng tiếng
Trung bên cạnh phiên âm của nó. Nếu phía Trung Quốc có ngƣời đại diện
không phải là giám đốc công ty thì phải ghi rõ số giấy ủy quyền, ngày cấp
giấy ủy quyền.
- Điều khoản chất lƣợng: ghi rõ cách xác định chất lƣợng, thời gian
kiểm tra chất lƣợng, cơ quan kiểm tra chất lƣợng, địa điểm kiểm tra chất
lƣợng
- Điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và
không đƣợc phép bỏ qua hay để đến tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét.
Một hợp đồng chặt chẽ thì cần tránh những quy định tối nghĩa về số tiền đƣợc
nợ hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đƣa ra quy định rõ ràng
số tiền đƣợc nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào. Trong điều khoản giá cả phải
ghi rõ đơn giá, tổng trị giá và phƣơng pháp xác định
- Thời hạn giao hàng không nên quy định vào một ngày cụ thể mà nên
quy định là vào một khoảng thời gian hợp lý. Không đƣợc quy định thời gian
giao hàng và thời hạn mở L/C phụ thuộc nhau. Nếu doanh nghiệp Việt Nam
giao hàng chậm và đƣợc doanh nghiệp Trung Quốc đồng ý thì doanh nghiệp
Việt Nam phải yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc sửa L/C (lùi ngày giao
hàng và kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C), nếu không thì có khả năng doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không đƣợc ngân hàng thanh toán vì L/C quá hạn
- Không nên suy diễn khi soạn thảo hợp đồng nghĩa là cần quy định rõ
ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng. Chẳng
87
hạn nhƣ nếu mua của đối tác một thiết bị nào đó thì không nên nghĩ rằng họ
sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Vì thế mà
cần quy định rõ ràng về loại hàng trao đổi. Đối tác cũng không cần biết phía
Việt Nam sẽ thiệt hại ra sao nếu nhƣ họ giao hàng chậm. Quy định thời gian
rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng
Trong giai đoạn đàm phán, nếu chƣa hiểu rõ điều khoản nào của hợp
đồng thì nên hỏi lại cho kỹ và ngƣợc lại nếu đối tác chƣa hiểu điều nào, phía
Việt Nam cũng nên giải thích cho rõ. Không nên cho rằng đối tác hiểu tất cả
những gì chúng ta nói. Sau đó hãy quy định rõ ràng trong hợp đồng
- Điều khoản về lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp nên bám
sát các nội dung sau:
Phƣơng thức giải quyết tranh chấp do các bên nhất trí
Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia giúp đỡ giải quyết tranh chấp,
cách thức lựa chọn địa điểm, thời gian, nhân sự tham gia giải quyết tranh chấp
Các quy tắc tố tụng áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp
Giá trị của kết quả giải quyết tranh chấp, cơ chế đảm bảo thi hành kết
quả giải quyết tranh chấp
Việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp thích hợp ngoài việc
căn cứ vào so sánh ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp còn cần cân nhắc
hàng loạt vấn đề nhƣ mục tiêu cần đạt đƣợc của doanh nghiệp, bản chất của
tranh chấp, mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên và đặc biệt là chi phí bỏ
ra để giải quyết tranh chấp. Nếu doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trọng tài là
phƣơng thức giải quyết tranh chấp thì cơ quan trọng tài cần ghi vào Hợp đồng
là Trọng tài kinh tế phía Việt Nam hoặc nƣớc thứ 3. Vì việc xét xử tranh chấp
thƣơng mại theo cơ quan trọng tài Trung Quốc thƣờng tốn kém, phức tạp về
thủ tục và ngôn ngữ. Một số cơ quan trọng tài mà doanh nghiệp Việt Nam nên
sử dụng là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng
88
mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Hà Nội,
Trung tâm trọng tài Thƣơng mại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm trọng tài
Thƣơng mại Cần Thơ, Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Á Châu...Trong điều
khoản này cần ghi rõ luật điều chỉnh hợp đồng, có thể là luật quốc gia hoặc
luật quốc tế.
- Phía Việt Nam thƣờng hay bỏ sót một số điều khoản nhƣ:
+ Trong trƣờng hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả toàn bộ chi phí
cho luật sƣ của bên thắng kiện
+ Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản và
có xác nhận đồng ý, thời gian xác nhận của cả hai bên
+ Không đƣợc chuyển nhƣợng hợp đồng cho bên thứ ba
- Một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác,
nhƣng khi tranh chấp xảy ra thì tất cả các phần đều trở nên quan trọng. Do
vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trƣớc những vấn đề nào không
thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận để không bị lúng túng
khi hai bên đàm phán về mọi vấn đề với nhau
- Nếu hợp đồng đƣợc soạn thảo bằng hai thứ tiếng trở lên thì cần quy
định trong hợp đồng là bản tiếng nào sẽ đƣợc sử dụng làm căn cứ khi có tranh
chấp xảy ra
- Sử dụng ngân hàng nhƣ một nhà tƣ vấn trong thanh toán thƣơng mại
quốc tế về tính hợp lệ của bộ chứng từ, lựa chọn đồng tiền thanh toán, chọn
ngân hàng đảm bảo thanh toán...
- Sử dụng các công cụ tự bảo hiểm của thị trƣờng ngoại hối nhƣ hợp
đồng có kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ...
1. Trƣờng hợp Việt Nam là nhà xuất khẩu
- Trong điều khoản số lƣợng hàng hóa nên quy định số lƣợng có dung
sai để tránh bị bắt chẹt khi hàng hóa đã đƣợc giao tới tay doanh nghiệp Trung
Quốc mà lại bị kiện vì số lƣợng không chính xác với hợp đồng
89
- Trong điều khoản chất lƣợng nên quy định " kiểm tra phẩm chất hàng
hóa ở cảng đi do cơ quan X làm có giá trị cuối cùng và người mua tự giám
định". Điều này có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam vì đã hoàn thành nghĩa vụ
của mình mà không phải lo doanh nghiệp Trung Quốc sau khi giám định sẽ
lật lọng không thanh toán tiền hàng.
- Trong điều khoản thanh toán cần yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc
thanh toán ngay 30% giá trị hợp đồng bằng phƣơng thức chuyển tiền. Số còn
lại thanh toán theo L/C. Vì đề phòng doanh nghiệp Trung Quốc ký hợp đồng,
nhƣng không mở L/C, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đã ứng tiền mua
nguyên liệu hoặc đã sản xuất một phần hàng thuộc hợp đồng. Không nên thoả
thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm hoặc D/A, D/P vì đã có nhiều
doanh nghiệp Trung Quốc lấy lý do quy cách chất lƣợng không đúng hợp
đồng, từ đó ép giá buộc doanh nghiệp ta phải giảm giá hoặc chịu tổn thất rủi
ro vì hàng nằm ở cảng đến.
2. Trƣờng hợp Việt Nam là nhà nhập khẩu
- Trong điều khoản số lƣợng nên quy định số lƣợng chính xác để tránh
sự gian dối của phía Trung Quốc
- Trong điều khoản chất lƣợng nên quy định "giám định hàng hóa ở
cảng đến do cơ quan X làm có giá trị cuối cùng". Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp Việt Nam tránh đƣợc việc doanh nghiệp Trung Quốc giao hàng kém
chất lƣợng.
- Đối với điều khoản thanh toán cần thuyết phục phía đối tác Trung
Quốc thanh toán bằng L/C trả chậm 30-60 ngày kể từ ngày giao hàng. Hoặc
20% giá trị hợp đồng bằng phƣơng thức chuyển tiền. Giá trị còn lại sẽ thanh
toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hàng. Mục đích là nhằm ngăn chặn
tình trạng đã xảy ra nhiều lần là doanh nghiệp Trung Quốc giao hàng không
đúng quy cách chất lƣợng hợp đồng quy định, nhƣng lại nhanh tay và bằng
các thủ đoạn lừa đảo ( kể cả việc lập giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng
90
nhận kiểm dịch động thực vật giả) để hoàn tất bộ chứng từ hợp lệ thanh toán
qua ngân hàng theo phƣơng thức L/C và biến mất.
- Trong trƣờng hợp doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rủi ro do ngoại tệ
lên giá thì cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro hối đoái bằng cách có thể mua
ngay số ngoại tệ cần thiết trên thị trƣờng giao ngay và gửi ngân hàng để thanh
toán khi đến kỳ hạn. Cách thứ hai là mua có kỳ hạn số ngoại tệ đó để đến kỳ
thanh toán thì thực hiện hợp đồng và thanh toán cho bên xuất khẩu Trung
Quốc. Cách thứ ba là ký hợp đồng quyền chọn.
- Nếu doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu những hàng hóa mà bên xuất
khẩu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, chạy thử, bảo dƣỡng,
hƣớng dẫn vận hành (máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải...) thì có thể thực
hiện thanh toán bằng phƣơng thức chuyển tiền
- Đối với những hàng hóa mà thời gian giao hàng dài, giao nhiều lần
hay xuất nhập khẩu qua trung gian thì nên áp dụng phƣơng thức thanh toán tín
dụng chứng từ
* Tóm lại, để duy trì mối quan hệ hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp
Trung Quốc và cũng để có đƣợc thành công trong đàm phán hợp đồng thƣơng
mại thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:
Thứ nhất là DN Việt Nam phải biết giữ chữ tín, đây là yếu tố căn bản
trong làm ăn, không riêng gì đối với DN Trung Quốc.
Thứ hai là đôi bên cùng có lợi, không thể nói đến làm ăn mà chỉ một
bên có lợi, thay vào đó phải biết chia sẻ cái lợi với nhau. Nếu doanh nghiệp
Việt Nam hiểu đƣợc điều này và thực hiện khi làm ăn với doanh nghiệp Trung
Quốc thì họ có thể thành công trên thị trƣờng lớn nhất thế giới này.
Nguyên tắc thứ ba, là hợp tác tích cực. Điều này có nghĩa, khi doanh
nghiệp xác định đƣợc mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc thì
phải tích cực thực hiện hợp tác đó để kết quả nhanh chóng đạt đƣợc và đúng
nhƣ mong muốn của hai bên.
91
Nguyên tắc thứ tƣ mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là cung cấp
những sản phẩm chất lượng cao bởi vì không phải sản phẩm nào cũng có
thể chinh phục đƣợc ngƣời tiêu dùng Trung Quốc. Hơn nữa, thị trƣờng Trung
Quốc tập trung rất nhiều loại sản phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có sản phẩm của Trung Quốc vốn có sức cạnh tranh mạnh, nên sản phẩm
chất lƣợng cao sẽ dễ dàng làm cho ngƣời tiêu dùng chấp nhận.
Nguyên tắc cuối cùng là chung thủy với đối tác. Những doanh nghiệp
Việt Nam chạy theo lợi nhuận và dễ dàng chia tay với đối tác cũ để làm ăn
với những đối tác mới có lợi nhuận cao hơn sẽ làm cho doanh nghiệp Trung
Quốc không hài lòng, vì họ luôn đề cao "sự chung thủy", khả năng hợp tác
bền vững và lâu dài trong làm ăn.
92
KẾT LUẬN
Xƣa nay khi nói về văn hóa kinh doanh Trung Quốc, ngƣời ta vẫn hay
so sánh với văn hóa kinh doanh Châu Âu và xem nó gần nhƣ hai thái cực đối
lập. Đất nƣớc Trung Quốc với những đặc trƣng văn hóa kinh doanh cơ bản là
coi trọng đẳng cấp, quan hệ, thể diện và chủ nghĩa tập thể đã tạo cho doanh
nhân Trung Quốc một phong cách đàm phán riêng không lẫn với bất kỳ đất
nƣớc nào. Và điều này có ảnh hƣởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Việt
Nam trong vấn đề đàm phán hợp đồng thƣơng mại quốc tế với doanh nghiệp
Trung Quốc. Sự kiên trì, khéo léo, vốn hiểu biết cao, thái độ hợp tác, coi trọng
chữ tín nhƣng luôn phải cảnh giác cao độ sẽ là chìa khóa thành công cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán với những thƣơng nhân
Trung Quốc túc trí đa mƣu và thành thục nhiều kế sách trong thƣơng thuyết
và thực hiện hợp đồng.
Sau khi nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung
Quốc tới việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh
nghiệp Việt Nam", tác giả đã rút ra một số kết luận nhƣ sau:
Hợp đồng thƣơng mại quốc tế ký kết với thƣơng nhân Trung Quốc
cũng nhƣ hợp đồng thƣơng mại quốc tế nói chung tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp Việt Nam là có đƣợc những hiểu biết cần thiết về
luật pháp cũng nhƣ văn hóa kinh doanh của Trung Quốc để phòng tránh
những rủi ro đó.
Xây dựng hợp đồng theo luật định với các điều khoản chặt chẽ, thống
nhất, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên là biện pháp
tự vệ an toàn nhất trƣớc những thƣơng nhân Trung Quốc túc trí đa mƣu
93
Một khi tranh chấp xảy ra, các bên cần giữ thái độ bình tĩnh, tỉnh táo để
lựa chọn phƣơng thức giải quyết kịp thời và phù hợp, giảm thiểu tới mức thấp
nhất sự rạn nứt mối quan hệ giữa hai bên nếu có thể
Tác giả mong rằng khóa luận này sẽ có ý nghĩa áp dụng thực tế đối với
các doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định hợp tác, ký kết hợp đồng thƣơng
mại với doanh nghiệp Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu:
1 Đặng Thị Hồng Duyên, KLTN: Cơ hội giao thương của các doanh
nghiệp Việt Nam - Trung Quốc trong đàm phán và ký kết hợp đồng mua
bán ngoại thương, Đại học Ngoại thƣơng, 2004.
2 Lê Hồng Hải, Tạp chí thương mại số 18 năm 2005, (15-16).
3 Nguyễn Tấn Phong, Kinh doanh ở Châu Á, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, 1998.
4 Nguyễn Thị Thanh Hòa, KLTN: Văn hóa kinh doanh Trung Quốc và
khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam, Đại học Ngoại thƣơng,
2005
5 Nguyễn Văn Luyện Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giáo
trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
6 Phạm Mai Hƣơng, Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hóa một số nước
trên thế giới, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2005.
7 Trần Quán Niệm, Tính cách doanh nhân Trung Quốc, Nhà xuất bản thế
giới, Công ty phát hành sách Hà Nội, 2005
8 Trần Khánh, Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 năm 2004, (59-63).
9 Trƣơng Tƣờng , Nghệ thuật đàm phán thương vụ quốc tế, Nhà xuất bản
trẻ, 1996.
10 GS-PTS Tô Xuân Dân Đại học kinh tế quốc dân - Khoa kinh tế và kinh
doanh quốc tế, Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998.
11 Luật hợp đồng năm 1999 nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Website:
12
13
14
hong-kongnhung-nguoi-hoa-luu-lac.htm
15
16
tinthuongmai%E2%8A%82=thitruong%E2%8A%82=news&sub=news
&news_id=2028
17
E1%BB%9Dng_Trung_Qu%E1%BB%91c
18
hoa-0
19 http:// www.azgo.vn/Home/kinhte/quocte/178582
20
%20Quang%20ba%20website/xuat-khau-hat-dieu
21 Báo cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, China- Outlook.ppp,
Bắc Kinh, tháng 3 năm 2007.
22
w&id=4971&Itemid=226
23
truong-trung-quoc.html
Phụ lục 1
Những đặc điểm văn hóa của Trung Quốc
1. Cử chỉ khi xã giao
- Ngƣời Trung Quốc rất thích đƣợc ngƣời khác nói tiếng Hoa với họ, vì
vậy tốt nhất ta nên có một ngƣời biết tiếng Hoa để đón tiếp họ.
- Ngƣời Trung Quốc thƣờng gật đầu nhƣ là chào xã giao. Chào cúi đầu
chỉ đƣợc sử dụng trong các buổi lễ.
- Bắt tay rất thƣờng đƣợc sử dụng, nhƣng hãy chờ đối tác bắt đầu trƣớc.
- Khi đến một nơi nào đó, bạn có thể đƣợc chào đón bằng những tràng
pháo tay hoan nghênh. Về phía bạn, cũng cần đáp lại bằng cách vỗ tay
- Tránh biểu hiện những cử chỉ không cần thiết và khuôn mặt không
đƣợc bình thƣờng.
- Ngƣời Trung Quốc không dùng tay trong khi nói chuyện, điều này sẽ
làm họ khó chịu. Tuy nhiên một số cử chỉ bằng tay cũng rất cần thiết trong hai
trƣờng hợp sau:
o Nếu bạn muốn tạo sự chú ý hãy úp bàn tay xuống và vẫy những
ngón tay về phía mình.
o Sử dụng cả bàn tay để chỉ thay vì chỉ sử dụng ngón trỏ.
- Ngƣời Trung Quốc không thích bị chỉ bởi ngƣời lạ mặt, trừ khi đó là
ngƣời có tuổi và ở vị trí cao hơn họ.
- Những ngƣời cùng giới có thể nắm tay nhau hay khoác vai để thể hiện
tình bạn . Nhƣng sự thể hiện tình cảm của hai giới khác nhau ở nơi công cộng
thì không đƣợc tán thành
- Không cho tay vào miệng vì cử chỉ đó rất thô tục. Do đó nên tránh cắn
móng tay hay xỉa răng và những hành động tƣơng tự ở nơi công cộng.
- Khạc nhổ nơi công cộng là không thể chấp nhận.
- Ngƣời Trung Quốc rất quan tâm đến việc trao danh thiếp. Đọc danh
thiếp khi đƣợc trao và không cất ngay vào túi, điều đó thể hiện sự tôn trọng.
2. Cách ứng xử trên bàn ăn:
Ngƣời Trung Quốc rất xem trọng cách cƣ xử trên bàn ăn vì nó nói lên ý
nghĩa của buổi tiệc mời. Thêm vào đó cách bày biện cũng thể hiện lòng mến
khách hay khinh thƣờng đối với ngƣời ngồi cùng bàn. Chiếc bàn là nơi thể
hiện cách cƣ xử và phép xã giao.
Để thể hiện lòng kính trọng, lòng mến khách, bạn phải thƣờng xuyên
rót trà vào ly của ngƣời đối diện.
Ngƣời Hoa sẽ ƣu tiên gắp cho khách những miếng ăn thật ngon. Nếu
bạn không ăn đƣợc thì cũng không nên từ chối và ngƣợc lại nếu ngon thì cũng
đừng nên ăn hết, phải chừa lại một ít để tỏ ý nhƣờng nhịn ngƣời đối diện.
Khi đƣợc gắp thức ăn, bạn đừng nên tỏ ra khó chịu vì đó là cử chỉ thể
hiện lòng mến khách. Ngoài ra, ngƣời Hoa cũng rất sành về khoa ăn uống. Họ
biết rõ phần nào là ngon, bổ trong các món ăn cá, thịt...
Không nên dùng nĩa, dao để tách xẻ thịt, cá. Ngƣời Hoa thích dùng tay
cầm đùi gà lên ăn. Dùng đũa hay muỗng để lùa mì vào miệng theo từng
miếng lớn. Đừng ngạc nhiên nếu thấy một ngƣời Trung Quốc ăn uống phát ra
tiếng ầm ĩ. Húp nƣớc canh soàn soạt không bị coi là vô ý vô tứ, mặc dù nhai
nhóp nhép quá to có thể bị coi là không đƣợc văn hóa cho lắm.
Ngƣời ta trƣớc hết sẽ gắp cho mình những món ăn ở gần nhất. Khi gắp
thức ăn từ bất kỳ đĩa nào cũng phải gắp ở phía gần với mình. Thức ăn cũng
phải đƣợc gắp từ trên xuống. Sẽ là rất thô lỗ nếu dùng đũa đảo đĩa thức ăn để
gắp những miếng ở dƣới. Ngƣời ta cũng không bao giờ chọn cho mình miếng
ngon nhất trong đĩa mà thƣờng gắp chúng cho ngƣời già nhất trong gia đình
hay là gắp cho khách. Ngƣời Trung Quốc cho rằng sẽ chẳng làm sao cả khi bỏ
xƣơng thậm chí còn đƣợc bỏ ngay xuống sàn nhà.
Chỉ nên dùng đũa gắp những gì mà bạn có thể gắp một cách dễ dàng.
Nghĩa là khi bạn đã đụng đũa đến miếng thịt nào thì phải gắp miếng thịt đó.
Không gắp chuyền từ đũa này sang đũa khác vì nhƣ vậy là mất vệ sinh.
Không nên chọc đũa xuyên qua thịt hoặc cá. Không chống đũa thẳng trong
bát cơm vì đó thể hiện sự tang tóc hoặc ám chỉ thức ăn quá dở. Không bao giờ
đƣợc dùng đũa đễ chỉ vào ngƣời khác hoặc để làm các cử chỉ khi nói chuyện.
3. Văn hóa trong việc tặng quà
Trong bất cứ nền văn hóa nào thì tặng quà đều cần thiết để thể hiện
thiện chí, trân trọng mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa lại có
những khác biệt nhau. Vì thế bạn cũng cần tìm hiểu vài điều khi tặng quà cho
đối tác của mình.
Tặng một món quà giá trị cao là một phần quan trọng trong nét văn hoá
kinh doanh trong quá khứ của Trung Quốc. Ngày nay, việc tặng quà trong
kinh doanh đã bị cấm vì hành vi này đƣợc xem là hối lộ, là một hành động bất
hợp pháp. Vì vậy, quà tặng của bạn có thể bị từ chối. Tuy nhiên, trong nhiều
tổ chức, quan điểm về vấn đề tặng quà đã đƣợc cởi mở nhƣng bạn phải thận
trọng khi tặng quà và lƣu ý những nguyên tắc chung dƣới đây:
Tặng quà cho một cá nhân, bạn phải tiến hành một cách kín đáo, trong
một hoàn cảnh mang tính chất bạn bè, không liên quan gì đến công việc.
Ngƣời Trung Quốc có thể khƣớc từ món quà 3 lần trƣớc khi chấp nhận
món quà này, để không tỏ ra là kẻ tham lam. Nếu bạn vẫn tiếp tục nài nỉ thì
họ sẽ chấp nhận món quà và thể hiện sự trân trọng, vui mừng với món quà đó.
Một khi món quà đƣợc chấp nhận, bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn.
Nếu có mặt ngƣời khác, không bao giờ tặng một món quà có giá trị cho
một ngƣời nào đó. Hành vi này sẽ khiến cho ngƣời ta bối rối, và thậm chí là
những vấn đề khó xử cho ngƣời nhận vì đã vi phạm quy định của Nhà nƣớc
Không bao giờ chụp ảnh bất cứ cảnh trao tặng quà nào trừ khi đó là một
món quà tặng tƣợng trƣng trao tặng chung cho tổ chức, cơ quan.
Trao tặng một món quà cho tập thể, điều này có thể chấp nhận trong văn
hoá kinh doanh của ngƣời Trung Quốc miễn là bạn phải tuân theo những
nguyên tắc sau:
Tất cả các cuộc thƣơng lƣợng, giao tiếp cần phải kết luận trƣớc khi trao
đổi quà tặng.
Món quà lƣu niệm đặc biệt là từ công ty bạn và không quá đắt tiền. Nếu
có thể, giải thích ý nghĩa của món quà cho ngƣời nhận.
Hãy gói quà trong giấy màu đỏ, vì màu đỏ đƣợc coi là một màu may
mắn, thịnh vƣợng
Giấy màu hồng, màu vàng hoặc bạc cũng có thể chấp nhận đƣợc để gói
quà. Nhƣng bọc giấy màu vàng với chữ màu đen là quà tặng đƣợc quy định
dành cho ngƣời chết. Ngoài ra, hãy kiểm tra sự khác biệt giữa các vùng về
màu sắc.
Vì các màu sắc có nhiều ý nghĩa khác nhau trong nét văn hoá của ngƣời
Trung Quốc, lựa chọn an toàn nhất của bạn là phó thác nhiệm vụ gói quà cho
một cửa hàng hoặc khách sạn có cung cấp dịch vụ này.
Không nên đóng gói quà trƣớc khi đến Trung Quốc vì nó có thể bị hải
quan mở ra kiểm tra
Thông thƣờng, các món quà không đƣợc mở ra khi có mặt của ngƣời
trao quà.
Những món quà được đánh giá cao:
Một chai rƣợu Cô-nhắc, hoặc loại rƣợu ngon khác
Một cái bút đẹp nhƣng không phải là bút mực đỏ (Viết mực đỏ tƣợng
trƣng cho sự chia cắt mối quan hệ)
Một máy tính dùng năng lƣợng mặt trời
Các đồ dùng trong bếp
Những con tem, nếu ngƣời nhận thích sƣu tầm tem (sƣu tầm tem rất
phổ biến ở Trung Quốc)
Một cái bật lửa hút thuốc, nếu ngƣời nhận hút thuốc.
Một bữa tiệc nhỏ cũng sẽ đƣợc coi là một món quà đáng hoan nghênh;
bởi lẽ nếu bạn đƣợc mời đi ăn tiệc, bạn sẽ phải tuân theo nghi thức kinh doanh
của Trung Quốc và tiến hành trao đổi quà. Ở một số nơi trên đất nƣớc Trung
Quốc, mặc dù các quan chức địa phƣơng là chủ của bữa tiệc, có thể ngƣời ta
vẫn mong chờ bạn thanh toán chi phí của bữa tiệc. Hãy kiểm tra điều này và
cần phải chuẩn bị.
Quà tặng là thức ăn cũng đƣợc chấp nhận, nhƣng không phải là trong
các bữa tiệc. Những gói kẹo hoặc giỏ trái cây nhƣ là những món quà tặng
mang ý nghĩa cảm ơn sau khi một công việc nào đó đã thành công
Khi chuẩn bị quà biếu cần lƣu ý tới các con số vì trong văn hóa Trung
Quốc, chúng cũng mang nhiều ý nghĩa: Số 8 là con số may mắn trong văn hoá
Trung Quốc. Nếu bạn nhận đƣợc 8 gói quà, hãy coi đó là một hành động thiện
chí. Số 6 đƣợc coi là phúc lành cho sự việc thành công và thuận lợi không
vƣớng mắc điều gì. Số 4 là con số phải kiêng vì nó có ý nghĩa "cái chết".
Những con số khác ví dụ nhƣ 73 có nghĩa là "đám tang" và 84 có nghĩa là
"gặp tai ƣơng", vì thế cần phải tránh những con số này.
Những món quà cần tránh:
Kéo, dao, hoặc những vật sắc nhọn có thể đƣợc hiểu là cắt đứt quan hệ
hoặc lời cam kết. Nếu bạn muốn dùng nó làm quà tặng hãy nói với ngƣời
đƣợc tặng quà đƣa cho bạn một ít tiền, có thể là 10 xu hoặc một đồng Nhân
dân tệ để trả cho những mặt hàng này. Bằng cách làm nhƣ vậy có nghĩa là bạn
đã “bán” những mặt hàng đó cho anh ta hơn là trao tặng.
Một đôi sandal bằng rơm
Cái khoá
Khăn tay, đặc biệt là với ngƣời Đài Loan vì họ có câu nói "Tặng khăn
đứt gốc". Ngƣời Đài Loan cũng kiêng tặng ô, tặng quạt, tặng quả ngọt, bánh
chƣng vì với họ, những thứ này đều là điềm không lành
Bất cứ 4 mặt hàng gì (cách phát âm số 4 trong tiếng Trung nghe tƣơng
tự nhƣ cách phát âm từ “chết”)
Những quà tặng hoặc giấy gói quà màu trắng, đen, hoặc xanh.
4. Văn hóa đàm thoại
- Bạn có thể bị hỏi một số câu hỏi liên quan đến tuổi tác, thu nhập, tình
trạng hôn nhân. Nếu bạn không muốn cung cấp những thông tin này, hãy vẫn
trả lời tránh đi. Không nên thể hiện sự cáu giận đối với ngƣời hỏi. Bởi vì “mất
mặt” thể hiện sự ngụ ý xấu trong văn hóa nƣớc này. Mặc khác, nếu không
quan hệ thân hữu với ngƣời Trung Quốc, bạn không nên hỏi họ về gia đình
của họ, mặc dù, một cách điển hình bàn có thể hỏi “con bạn bao nhiêu tuổi?”;
“bạn còn làm việc bao lâu nữa?” hoặc “con anh học ở đâu?”, vì chúng cùng
nghĩa với tình trạng hôn nhân và tuổi tác.
- Trong văn hóa Trung Quốc, câu hỏi "Bạn ăn cơm chƣa?" hay "Anh đi
đâu đấy?" là câu nói xã giao thông thƣờng giống nhƣ ngƣời Mỹ chào nhau
"Bạn có khỏe không?". Trong trƣờng hợp này, bạn chỉ cần trả lời "Vâng"
hoặc cƣời xòa ngay cả khi bạn chƣa ăn và nói "Cảm ơn!"
- Nên cố gắng dùng một vài từ tiếng Hoa trong hoàn cảnh thích hợp,
bạn sẽ đƣợc đánh giá cao và đƣợc lƣu tâm ngay từ bƣớc đầu
Những đề tài được khuyến khích thảo luận khi bạn nói chuyện với
người Trung Quốc
Danh lam thắng cảnh Trung Quốc.
Thời tiết, khí hậu và địa lý Trung Quốc.
Những chuyến du lịch của bạn ở quốc gia khác.
Ấn tƣợng đẹp đẽ của bạn khi du lịch ở Trung Quốc.
Nghệ thuật của Trung Quốc.
Những đề tài nên tránh:
Không nên dùng cụm từ “Trung Quốc Đại Lục (Mainland China)”,
“Trung Quốc Cộng Sản (Communist China)”, “Trung Quốc Xô Viết (Red
China)”.
Bạn cần tránh đề cập đến vấn đề Đài Loan. Nếu nói đến đề tài này bạn
đừng bao giờ xem đây nhƣ là một “Nƣớc Cộng Hòa ( The Repulic of China)”
hay “Dân tộc ( Nationalist China)” thuộc Trung Hoa. Cụm từ đúng đƣợc
dùng là “Tỉnh Đài Loan ( Taiwan Province)”, hay chỉ đơn giản là “Taiwan”.
Phụ lục 2
Tính cách doanh nhân ở từng khu vực của Trung Quốc
1. Ngƣời Bắc Kinh:
- Vô cùng thực tế, họ luôn cho ngƣời khác cảm giác là rất thực tế,
không màu mè. Họ là những ngƣời sùng bái chính trị nhất trong số những
ngƣời Trung Quốc. Do đó mà họ cũng rất coi trọng cấp bậc. Nếu trên danh
thiếp của bạn có in chức danh là chủ tịch hội đồng quản trị hay giám đốc của
một tập đoàn lớn thì doanh nhân Bắc Kinh sẽ lập tức kính trọng và nghiêm
túc bàn ngay chuyện làm ăn. Doanh nghiệp Việt Nam có thể lợi dụng đặc tính
này khi đàm phán hợp đồng:
+ Trƣớc hết phải có đôi chút quan cách, nói nhiều về chính trị mới
giành đƣợc tình cảm của họ để có bƣớc hợp tác đầu tiên
+ Đƣa ra một số nhà chính trị nổi tiếng để làm chiêu bài, tăng thêm uy
tín doanh nghiệp hoặc cá nhân với ngƣời Bắc Kinh
+ Nên cử những ngƣời chức vụ cao đàm phán. Chớ để ngƣời cấp dƣới
không có vai vế gì bàn chuyện làm ăn
- Ngƣời Bắc Kinh là những ngƣời Trung Quốc hài hƣớc, dí dỏm nhất
và luôn sử dụng điều này trong hoạt động thƣơng mại. Họ là những ngƣời vô
cùng tự tin, không những chẳng giấu giếm khuyết điểm mà còn nói ra một
cách khoa trƣơng, tạo cảm giác hài hƣớc. Trong quá trình đàm phán với họ,
doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt đƣợc tính hài hƣớc của họ
mới lĩnh hội đƣợc hàm ý thực sự trong ngôn ngữ họ nói. Có 4 loại hài hƣớc
sau mà ngƣời Bắc Kinh hay dùng:
+ Cách nói năng khiêm tốn, hàm súc. Khi phản bác đối phƣơng thì
không quá quắt, đả kích mà uyển chuyển, cô đọng để không làm xấu đi mối
quan hệ
+ Cách xử lý tình huống: ngƣời nói sau khi thấy lỡ lời thì lập tức dựa
vào câu nói lỡ tạo tình huống mới hài hƣớc để bản thân thoát khỏi bối rối
+ Cách giải thích khác biệt: họ giải thích khác đi ý trong lời nói nào đó
để gây cƣời khiến không khí vui vẻ
+ Ngôn tại ý ngoại, ví dụ "Tuổi thọ giày này bằng tuổi thọ ông đấy!"
hay "Tôi không tin mình lại chết yểu nhƣ vậy đâu"
Khi nghe lời nói không ăn nhập với hoàn cảnh thì có thể là sự hài hƣớc
của ngƣời Bắc Kinh. Khi ấy phải suy nghĩ kỹ, hiểu sự hài hƣớc của họ
- Ngƣời Bắc Kinh rất thích tán dóc và tâng bốc. Do đó phía Việt Nam
có thể lợi dụng đặc tính này để có những cách cƣ xử nhƣ sau:
+ Nhẫn nại: dù thấy chán ngắt cũng đừng để lộ ngoài mặt. Thỏa mãn ham
muốn tán dóc của ngƣời Bắc Kinh là chìa khóa mở rộng cửa làm ăn. Khi bàn
chuyện mà đi thẳng luôn vào công việc thƣờng sẽ không đạt đƣợc kết quả
mong muốn
+ Khéo léo dẫn dắt: trƣớc khi bàn chuyện làm ăn phải để họ thoải mái
bàn chuyện chính trị đã. Có thể bạn không hiểu gì về chính trị hay không
thích chính trị nhƣng chỉ cần giả bộ chăm chú nghe. Ngƣời Bắc Kinh với
chính trị đều có quan điểm, chính kiến riêng nên có thể từ đó bạn hiểu thêm
đƣợc vấn đề nào đó
+ Lƣu ý khi tán chuyện với các cô gái đẹp: ngƣời Bắc Kinh không quên
sử dụng các cô gái đẹp để tán chuyện với đối phƣơng. Những ngƣời đẹp này
ăn nói rất hấp dẫn. Do đó phía Việt Nam cần giữ vững ý chí
-Trên thƣơng trƣờng, họ tuân thủ một câu cách ngôn: "Lừa bạn chỉ một
lần, sẽ tự hại mình suốt đời". Tính thẳng thắn, hào phóng của họ quyết định
họ không muốn tiếp nhận một chiều ân huệ của ngƣời khác, luôn coi trọng có
đi có lại
- Ngƣời Bắc Kinh cũng quan niệm rằng "Hàng tốt không cần quảng cáo
nhiều". Nếu quảng cáo một mặt hàng nào đó quá nhiều thì chứng tỏ hàng đó
không tốt
- Họ cũng lợi dụng đặc điểm "hay hùa theo" của mọi ngƣời để kiếm lợi.
Do đó mà phía Việt Nam cần đề phòng "cò mồi"
- Ngƣời Bắc Kinh thƣờng lợi dụng quyền lực để kiếm tiền. Tại Bắc
Kinh, giới thƣơng mại nói chung đều có hai đặc trƣng:
+ Kinh doanh bằng quyền lực: Thƣơng gia ngầm hợp tác với quan chức
tiến hành kinh doanh, trả thù lao cho quan chức bằng hình thức chia phần
trăm hoặc tiền cố vấn. Họ cũng lợi dụng ảnh hƣởng tác động của quan chức
để buôn bán đầu cơ nhƣ để họ hàng, con cái, bạn bè kinh doanh
+ Quan chức đi buôn bán đem lại lợi lộc cho nhau, không vốn bốn lời
Do đó, khi làm ăn với ngƣời Bắc Kinh cần chú ý:
+ Xây dựng mối quan hệ hữu nghị hoặc hợp tác lâu dài thì rất nhiều
vấn đề nan giải sẽ giải quyết chóng vánh, tăng nhanh đƣợc hiệu suất làm việc
của cơ quan hành chính
+ Phải chú ý thận trọng các khâu hành chính can thiệp vào hoạt động
buôn bán
+ Nếu hai bên nảy sinh tranh chấp phải xử lý thận trọng. Nếu đi kiện thì
khả năng thua kiện là rất lớn
2. Ngƣời Thƣợng Hải
- Mục đích buôn bán của ngƣời Thƣợng Hải vô cùng rõ ràng, lợi ích
kinh tế là mục tiêu duy nhất. Trên thƣơng trƣờng, việc không có lợi, ngƣời
Thƣợng Hải quyết không làm. Họ cũng chỉ mong giành đƣợc phần đáng phải
đƣợc, không nghĩ nhiều tới chuyện khác. Gần 100 năm nay, Thƣợng Hải là
thành phố thƣơng mại tài chính, khái niệm hàng hóa và quan niệm trao đổi
ngang giá đã ăn sâu vào ý thức và hành vi của mỗi ngƣời. Cũng vì lý do này
mà nhiều ngƣời tỉnh khác đánh giá ngƣời Thƣợng Hải là không nghĩa hiệp,
nhạt nhẽo trong tình cảm. Do đó nguyên tắc khi giao du với họ là có đi có lại,
trao đổi ngang giá, có tặng biếu thì cũng phải có đáp lễ ngang bằng.
Phía Việt Nam cần lƣu ý đặc điểm này khi đàm phán hợp đồng thƣơng
mại với ngƣời Thƣợng Hải. Trƣớc tiên phải dự tính đƣợc yêu cầu của cả hai
bên, đừng nên đòi hỏi quá cao, bằng không thì ngƣời Thƣợng Hải dứt khoát
không làm. Cũng đừng có ý định "chém" họ vì hậu quả chúng ta nhận lại sẽ
rất lớn.
- Buôn bán với ngƣời Thƣợng Hải thƣờng phải bàn chi tiết từng vấn đề
cụ thể, rất tốn kém thời gian và công sức. Điều này đòi hỏi sự nhẫn nại.Việc
ký kết hợp đồng cũng cần rất chặt chẽ và phải gắng xem xét những bất ngờ có
thể xảy ra để có đối sách phù hợp. Khi đàm phán với ngƣời Thƣợng Hải đừng
để họ có cảm giác viển vông (chẳng hạn nhƣ việc báo giá không hợp lý) hoặc
mạo hiểm vì những điều này không hấp dẫn đƣợc họ. Ví dụ câu nói " Đợt làm
ăn này mà thắng lợi thì từ nay chúng ta sẽ hợp tác lâu dài và là bạn bè" sẽ
không hấp dẫn đƣợc ngƣời Thƣợng Hải. Trong quá trính đàm phán cũng cần
nói rõ ràng minh bạch những rủi ro nhất định, nếu không có thể giữa chừng, ý
thức thấy rủi ro, ngƣời Thƣợng Hải sẽ rút vốn ra
- Ngƣời Thƣợng Hải rất giữ chữ Tín, một khi đã ký hợp đồng, nếu
không vì chịu ảnh hƣởng bất khả kháng của ngoại cảnh, họ sẽ nghiêm chỉnh
thực hiện hợp đồng đến cùng. Do đó, phía Việt Nam khi ký kết hợp đồng cần
phải phù hợp với yêu cầu pháp luật, pháp quy của nhà nƣớc, địa phƣơng nơi
hai bên hợp tác, đừng để xảy ra trƣờng hợp vì nguyên nhân khách quan hay
chủ quan có thể dự liệu đƣợc mà khiến hợp đồng không thể thực hiện đƣợc
- Ngƣời Thƣợng Hải chịu ảnh hƣởng sâu sắc lối sống phƣơng Tây nên
phƣơng thức hợp tác với họ cũng phần lớn là hình thức thông dụng quốc tế.
Vì vậy, phía Việt Nam cần đạt đƣợc những yêu cầu sau:
+ Trình độ nghiệp vụ phải tiếp cận hoặc đạt tới chuẩn mực quốc tế
+ Trao đổi và lƣu thông hàng hóa sử dụng nhiều phƣơng thức thông
dụng phƣơng Tây
+ Thực hiện vi phạm hợp đồng, xử lý theo thông lệ quốc tế
3. Ngƣời Quảng Đông
- Đàm phán làm ăn với ngƣời Quảng Đông, ngoài tiền ra tất cả đều vô
nghĩa. Trong mắt ngƣời Quảng Đông, đã có tiền là có địa vị, có thể diện, có
kiến thức, có năng lực, có thành tích lớn. Do đó khi đàm phán với họ phải
dám nói đến tiền, dám mặc cả, bằng không họ sẽ cho rằng bạn không phải là
ngƣời làm ăn kinh doanh
- Thƣơng gia Quảng Đông luôn tiếp xúc với đối tác bằng hình thức tỏ
rõ đƣợc thực lực của họ nhất. Quần áo, đồng hồ, túi sách... của họ thƣờng là
hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới. Do đó đừng để cho vẻ ngoài sang trọng của
họ tác động tới mình, phải thận trọng bƣớc từng bƣớc, theo sách lƣợc của
mình, tìm hiểu rõ thực lực đối tác, nghiêm chỉnh làm ăn cho tốt
- Ngƣời Quảng Đông dám làm dám xông xáo, trên thƣơng trƣờng họ
giỏi mƣợn vốn ngƣời khác nhất. Do đó, phía Việt Nam trong khi đàm phán
cần giữ trạng thái cảnh giác cao, luôn sẵn sàng ứng phó với thay đổi của thị
trƣờng. Bằng không thì sẽ bị ngƣời Quảng Đông đánh gục. Cũng dứt khoát
không thể hiện tác phong "tiết kiệm giản dị" và đừng quá khiêm tốn vì nhƣ
vậy sẽ làm cho ngƣời Quảng Đông vụ lợi, coi thƣờng mình. Phải cẩn thận đề
phòng khéo bị lừa
- Ngƣời Quảng Đông đa số đều không hứng thú với chính trị, chán ghét
chiến tranh vì họ đã chịu nhiều đau khổ của chiến tranh loạn lạc. Do đó việc
bàn luận chính trị có thể gây ác cảm với một số doanh nhân Quảng Đông và
họ có thể cho rằng bạn có xu hƣớng chính trị, sẽ không muốn hợp tác với bạn.
Khi đàm phán với họ nên nói nhiều về tiền, hạn chế nói đến chính trị
- Doanh nhân Quảng Đông rất mê tín. Phía Việt Nam khi đàm phán với
họ cần hiểu thấu tâm lý mê tín của họ, chú ý nhiều tới việc chọn "ngày lành
giờ tốt, đất quý phong thủy".
4. Ngƣời Thiên Tân
- Thƣơng gia Thiên Tân rất coi trọng chất lƣợng hàng hóa, cũng rất
trung thực, trọng uy tín. Khi đàm phán với họ phải coi trọng chất lƣợng,
không đƣợc đƣa thứ phẩm thành chính phẩm, lấy hàng giả làm hàng thật
- Họ rất coi trọng những ngƣời chính trực, liêm khiết, chịu khó làm việc
và rất coi thƣờng những ngƣời làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, thấy
lợi quên nghĩa. Buôn bán với thƣơng gia Thiên Tân ít khi xảy ra hiện tƣợng
hãm hại, bƣng bít, lừa đảo, cƣỡng đoạt. Do đó có thể tìm đến ngƣời Thiên Tân
nhờ giúp đỡ bởi họ có tinh thần sáng tạo và trọng chữ Tín
5. Ngƣời Đông Bắc
- Làm ăn với ngƣời Đông Bắc phải thực sự nhiệt tình mới giải quyết
đƣợc công việc. Phải tôn kính họ, tuyệt đối không coi thƣờng họ và nhiệt tình
vồn vã với họ. Chịu nhún chiều ý họ luôn luôn giành hiệu quả rất tốt
- Làm ăn với ngƣời Đông Bắc phải hiểu rõ tính thích sĩ diện của họ.
Khi đối mặt với sự vô lý ngang ngƣợc của họ nên sử dụng biện pháp mềm dẻo,
không nên chống chọi chính diện với họ. Việc coi thƣờng thể diện và hạ thấp
tƣ cách của họ trong quá trình đàm phán sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm
trọng
- Làm ăn với ngƣời Đông Bắc chớ có hẹp hòi, khi cần tiêu xài phải tiêu
xài, nhƣ vậy mới có thể đàm phán làm ăn thành công. Cũng cần đẩy mạnh
tuyên truyền quảng cáo rầm rộ hàng hóa, đáp ứng tâm lý sùng ngoại, chạy
theo mốt của họ
- Muốn làm ăn với ngƣời Đông Bắc, không có tửu lƣợng thì rất khó
đứng vững trên thƣơng trƣờng và khó đàm phán với họ
6. Ngƣời Tứ Xuyên
- Trƣớc đặc điểm không muốn làm ăn buôn bán của ngƣời Tứ Xuyên,
ta nên chủ động liên lạc và đàm phán với họ để tạo ra cơ hội cho cả hai bên
- Ngƣời Tứ Xuyên ít làm những việc lợi mình hại ngƣời. Họ coi uy tín
nhƣ mạng sống, coi trọng đạo đức kinh doanh, không muốn làm ngƣời khác
thiệt hại. Do đó việc đàm phán một cách ôn tồn nhã nhặn, công bằng theo đạo
lý sẽ dễ chiếm đƣợc thiện cảm của họ
- Làm ăn buôn bán với ngƣời Tứ Xuyên trong trƣờng hợp nói đến tiền
nong dẫu đạo lý rõ ràng cũng không đƣợc nói đến tiền một cách trắng trợn mà
bất chấp lợi ích của ngƣời khác
- Trong đàm phán, miễn giá cả hợp lý, việc gian nan thế nào họ cũng
quyết tâm làm tốt. Càng gặp trở ngại họ càng phấn chấn, chƣa đạt mục đích
thì không bao giờ bỏ cuộc. Do đó muốn làm ăn lâu dài với họ, phía Việt Nam
đừng bao giờ có ý định "bắt chẹt" hoặc gây khó khăn cho họ, cũng cần cố
gắng thuyết phục họ thấy đƣợc cái lợi của việc hợp tác, có nhƣ vậy thì họ sẽ
tin tƣởng và nghe theo.
7. Ngƣời Sơn Đông
- Doanh nhân Sơn Đông trong làm ăn buôn bán rất chú trọng một là
không để mất lƣơng tâm, hai là không làm mất lòng bạn bè. Phẩm chất "trọng
chữ Tín" của ngƣời Trung Quốc thể hiện rõ ràng nhất ở doanh nhân Sơn Đông.
Đàm phán buôn bán với ngƣời Sơn Đông nếu không có rƣợu thì rõ ràng là
cuộc đàm phán chẳng thú vị chút nào. Do đó, trong đàm phán với họ cần bày
tỏ sự chân thành, thật lòng, trọng uy tín, không ham hố tiền bạc, đặc biệt là
tẩy chay hàng giả kém phẩm chất
- Đàm phán trong thƣơng mại, ngƣời Sơn Đông luôn xem trọng tình
hữu nghị giữa hai bên, thà bản thân chịu thiệt thòi một chút chứ nhất quyết
không cho phép đối tác lừa dối, bất nhân nghĩa. Vì vậy phía Việt Nam cần coi
trọng nghĩa khí, giữ trọn đạo đức thƣơng mại
- Ngƣời Sơn Đông chịu đƣợc khổ nhƣng tuyệt đối không mạo hiểm.
Bản thân họ cũng thừa nhận không có ý thức mạo hiểm trong kinh doanh. Vì
vậy trong đàm phán không nên đặt họ vào tình huống mạo hiểm, nên cho họ
sự lựa chọn một cách chắc chắn
8. Ngƣời Ôn Châu
- Là những ngƣời không những có đầu óc thông minh của ngƣời Trung
Quốc mà còn nổi tiếng giỏi kinh doanh buôn bán, đƣợc ngƣời ta gọi là "ngƣời
Do Thái Trung Quốc". Điều này thể hiện qua những lời đƣờng mật ngọt ngào,
lấy lòng ngƣời khác của họ thấy đƣợc bản chất lão luyện trên thƣơng trƣờng,
đầu óc linh hoạt, liệu gió xoay buồm của họ. Do đó khi nghe những lời ngợi
khen của ngƣời Ôn Châu phải luôn giữ đầu óc tỉnh táo đề phòng bản thân tiết
lộ bí mật thƣơng mại. Cũng có thể lợi dụng đặc điểm khéo giao tiếp của họ để
giữ mối quan hệ tốt với họ
- Doanh nhân Ôn Châu còn là những ngƣời đầy bản lĩnh. Họ không sợ
gặp trở ngại, cũng không sợ ngƣời ta lên mặt với mình mà chỉ có một ý nghĩ
là dù cho bạn đối xử với tôi ra sao, cái tôi cần chỉ là tiền của bạn mà thôi. Đối
với những ngƣời "mặt trơ trán bóng" nhƣ họ thì trong đàm phán, phía Việt
Nam không đƣợc dao động, phải kiên trì cách làm đúng của mình. Đối với
sách lƣợc thấy cái gì kiếm ra tiền thì làm cái ấy của họ, vừa phải đề phòng lại
vừa phải lợi dụng
- Khi đàm phán về điều khoản chất lƣợng hàng hóa với họ cần đặc biệt
thận trọng nhận ra thật giả. Khi thanh toán tiền hàng cần giữ lại một phần, đề
phòng chất lƣợng không đúng quy cách sau khi đã thanh toán thì sẽ khó đòi
lại đƣợc tiền
9. Ngƣời Ninh Ba
- Doanh nhân Ninh Ba thông minh, biết nắm bắt thời cơ, dám làm trƣớc
thiên hạ, không chịu ngồi nhà giữ nghiệp nhƣng không mạo hiểm vô ích. Khi
sự nghiệp đã ổn định thì phần nhiều kiên trì kinh doanh chắc chắn. Do đó
trong quá trình đàm phán với họ nên tạo cho họ ấn tƣợng ổn định chắc chắn,
chớ nên dụ dỗ họ làm những chuyện đầu cơ mạo hiểm
- Khi tiến hành đầu tƣ có khả năng rủi ro, hợp tác với họ, bản lĩnh vững
vàng của họ có thể làm giảm thiểu đƣợc rủi ro. Phía Việt Nam cũng nên gợi
mở những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới trong khi đàm phán với họ để
thúc đẩy ý chí thích khám phá cái mới của họ
10. Ngƣời Phúc Kiến
- Họ là những ngƣời chẳng sợ gì, chỉ sợ không để họ làm ăn buôn bán.
Vì thế họ không chỉ buôn bán giỏi mà còn thích thú buôn bán. Khi đàm phán
với họ cần sự chân thành, hiểu đƣợc sự phấn đấu gian khổ của họ, chân thành
hợp tác. Cũng cần tôn trọng tín ngƣỡng tôn giáo, giành lấy sự tín nhiệm của
họ
- Ngƣời Phúc Kiến có rất nhiều ý tƣởng hay. Khi đàm phán với họ nên
chú ý lắng nghe họ, có thể biết thêm đƣợc nhiều điều hay. Tiếp xúc nhiều với
họ, ý thức kinh doanh buôn bán của họ sẽ gợi ý rất nhiều cho chúng ta
11. Ngƣời Vân Nam
- Ngƣời Vân Nam đề cao cần kiệm thuần phác, coi đó là một phẩm đức
tốt đẹp, coi việc tôn sùng vật chất là biểu hiện khinh bạc. Họ buôn bán thật
thà, kiếm tiền rất minh bạch, không có thói nói vòng vo tam quốc mà thẳng
thắn nghĩ sao nói vậy. Họ cũng không thích những ngƣời "đi với bụt mặc áo
cà sa, đi với ma mặc áo giấy" và cũng không có khả năng biến hóa tinh nhanh.
Doanh nhân Vân Nam đặc biệt không thích bị ngƣời khác sai khiến. Do đó
phía Việt Nam khi đàm phán với họ phải lịch sự nhã nhặn, đừng nhỏ nhen
tính toán so đo, nên hợp tác chân thành và giúp đỡ nhau cùng có lợi.
- Doanh nhân Vân Nam có đặc tính "làm giàu vừa phải". Trong đàm
phán cần cho họ thấy họ sẽ giành đƣợc một chút lợi nhuận thì họ sẽ vui vẻ
hợp tác. Nhƣng cũng đề phòng họ đã giàu lên một chút rồi thì sẽ không muốn
tiến lên nữa. Cũng từ việc nhận thấy tƣ tƣởng yên ổn cầu an của họ, phía Việt
Nam khi đàm phán không nên đẩy họ vào tình huống mạo hiểm quá lớn, bằng
không họ có thể ngừng hợp tác giữa chừng
- Doanh nhân Vân Nam rất hiếu khách, trên thƣơng trƣờng làm ăn buôn
bán với họ rất dễ, nhìn chung ít khi phải mặc cả đến rát cổ bỏng họng và ít khi
xảy ra tranh chấp. Đàm phán với họ rất nhẹ nhàng thoải mái, vui vẻ nhƣ đến
chơi làm khách ở gia đình họ.
12. Ngƣời Hồng Công
- Doanh nhân Hồng Công thích "bạt" và mạo hiểm. Hồng Công là xã
hội kim tiền, chữ lợi đứng đầu nên khi đàm phán với họ, vấn đề tình cảm
không đƣợc coi trọng. Đối với thách thức kiểu "bạt mạng" của họ thì nên kịp
thời có phản ứng ngay và cũng có thể lợi dụng tinh thần "bạt mạng" của họ để
thuyết phục họ hợp tác. Khi làm ăn với ngƣời Hồng Công cần phải tìm hiểu
kỹ lai lịch đối phƣơng, không làm ăn với những ngƣời Hồng Công khi chƣa
biết rõ họ. Trong quá trình đàm phán, phía Việt Nam cần coi trọng từng lời
nói, hành vi của họ, phán đoán thân phận chân thực và sự thành thật của đối
tác. Khi dự liệu tình hình xấu phải kịp thời rút lui ngay, chớ có mang tâm lý
cầu may bởi đối với ngƣời Hồng Công, tình cảm là thứ vô nghĩa. Đàm phán
với ngƣời Hồng Công phải mạnh dạn mặc cả tiền nong, chớ có nên khiêm
nhƣờng.
- Doanh nhân Hồng Công rất mê tín. Khi đàm phán cũng nhƣ trong quá
trình hợp tác với họ phải chọn cái lành, biết rõ ngày sinh tháng đẻ, phƣơng
hƣớng vận may của họ, chữ số vận may của họ và dứt khoát không đụng
chạm vào nơi kỵ húy của họ.
- Các tài liệu sắp xếp hẹn gặp làm việc với doanh nhân Hồng Kông cần
đƣợc gửi đi từ rất sớm, hai hay ba tháng trƣớc khi bạn đến Hồng Kông là tốt
nhất.
- Cƣ dân Hồng Kông thƣờng đi nghỉ vào dịp hè và dịp Giáng sinh,
Phục sinh, Tết Nguyên đán… nên tốt nhất là hẹn làm việc vào các tháng 10,
11 và từ tháng 3 đến tháng 6.
- Tuổi tác rất đƣợc xem trọng ở Hồng Kông, do vậy, nếu đối tác của
bạn là ngƣời Hồng Kông gốc Trung Hoa, thì đừng cử ngƣời quá trẻ đại diện
bạn trong đàm phán. Ngƣời trên 50 tuổi có quyền đòi hỏi sự kính trọng.
- Đừng bao giờ tranh luận những chuyện khó chịu với doanh nhân
Hồng Kông gốc Trung Hoa nơi công cộng, nên trao đổi ở chỗ riêng tƣ thì tốt
hơn.
- Khi đi đến kết luận luôn chuẩn bị hai, ba, giải pháp khác nhau để chọn
lựa, đừng đẩy ngƣời thƣơng lƣợng Hồng Kông đến chân tƣờng bởi một kết
luận duy nhất và tất yếu. Binh pháp Trung Hoa đã bảo: vật cùng tắc biến.
- Nhƣ nhiều ngƣời Á Đông khác, địa vị rất đƣợc xem trọng, cũng vậy,
đối với ngƣời Hồng Kông, đừng bao giờ chuyển các yêu cầu hay các thông tin
trực tiếp cho ngƣời lãnh đạo đoàn, vị trí của ông ta là một biểu tƣợng, cần
tránh cho ông ta phải nhận hoặc đáp những vấn nạn trực tiếp. Hãy chuyển cho
ngƣời trợ lý cao nhất và ngƣời này sẽ tham mƣu với ngƣời lãnh đạo kia trong
chốn riêng tƣ.
- Nếu đƣợc, không thay đổi đoàn đàm phán (hoặc các thành viên của
đoàn) trong suốt quá trình thƣơng lƣợng.
13. Ngƣời Áo Môn (Ma Cao)
- Cờ bạc đã hòa tan vào tính cách của ngƣời Ma Cao, dám cờ bạc hết
mình có thể coi là đặc điểm lớn của ngƣời Ma Cao. Do mang tâm lý con bạc
dám chơi hết mình nên thƣơng gia Ma Cao là những ngƣời mạnh dạn táo bạo
nhất, dám mạo hiểm rủi ro nhất. Do đó khi đàm phán với họ, phía Việt Nam
phải điều tra kỹ tài sản thực tế của họ, thực lực thực có của họ, đề phòng rủi
ro kẻo cùng "chết chìm" với họ. Cũng có thể lợi dụng đặc điểm này của họ để
thuyết phục họ tham gia những dự án có mức độ rủi ro cao
- Ma Cao là cảng tự do, hải quan Ma Cao đối với hàng mẫu không có
quy định gì đặc biệt.
14. Ngƣời Đài Loan
- Thƣơng gia Đài Loan làm việc thông thƣờng đều thích dứt khoát, rõ
ràng. Do đó trong đàm phán với họ chớ nên nói lằng nhằng, lôi thôi. Họ cũng
không thích ngƣời khác hỏi về những vấn đề riêng tƣ nhƣ lƣơng, tuổi, chỗ ở
gia đình họ. Nháy mắt với ngƣời Đài Loan là hành vi cực kỳ vô lễ, bất lịch sự.
- Khi đàm phán với ngƣời Đài Loan, phía Việt Nam cần kiêng kỵ bàn
luận vấn đề chính trị nhạy cảm hai bờ eo biển, hiện trạng chính trị, kinh tế,
văn hóa của Đài Loan
- Trên thƣơng trƣờng, thƣơng gia Đài Loan coi trọng nói lời giữ lời,
việc đã đồng ý với ai không thể làm khác đi, bằng không sẽ bị ngƣời ta coi
thƣờng, sau này không thể làm ăn đƣợc nữa. Phía Việt Nam cũng cần hiểu và
tuân theo đặc tính này của họ
- Khi đến Đài Loan làm việc, hãy chuẩn bị cho các cuộc đi chơi khuya.
Họat động giải trí về đêm sau giờ làm việc là một phần trong công việc của
doanh nhân Đài Loan. Do đi chơi khuya, các cuộc hẹn làm việc buổi sáng cần
tránh sắp xếp vào giờ quá sớm, muộn một chút thì tốt hơn.
- Kinh doanh ở Đài Loan là một môi trƣờng cạnh tranh rất dữ dội, nên
các kế hoạch làm ăn luôn đƣợc tính toán rất chi tiết. Do vậy, khi trình bày kế
hoạch không đƣợc làm theo kiểu sơ sài tùy tiện. Thƣơng lƣợng, trả giá, cò kè
bớt một thêm hai là một thuộc tính, nên luôn phải chuẩn bị trƣớc các giải
pháp để khi cần phải nhƣợng bộ.
- Các tài liệu, hợp đồng ở Đài Loan đƣợc viết bằng chữ Hoa phồn thể,
nhớ đừng viết bằng chữ Hoa giản thể (loại chữ Hoa cải cách đã đƣợc rút ngắn
lại ở Trung Quốc)
- Nếu đƣợc, nên cố gắng tìm sự giới thiệu của một ngân hàng hay phòng
thƣơng mại nào đó của Đài Loan khi tiếp xúc lần đầu với các thƣơng nhân ở đây.
Các mối liên hệ địa phƣơng này rất quan trọng để tạo ở họ sự tin cậy.
- Nhớ cởi giày khi vào nhà riêng và khi vào chùa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4329_6934.pdf