Đề tài: Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết - văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước Ấn Độ là đất nước sở hữu một nền văn hóa lớn và đặc sắc của tòan nhân lọai, nó có một sức ảnh hưởng lớn không những trong khu vực mà còn cả thế giới. Đông Nam Á là nơi tiếp thu được khá nhiều nét đặc sắc từ nền văn hóa Ấn Độ, bên cạnh những nét đặc trưng truyền thống Ấn độ người dân Đông Nam Á tiếp thu và chọn lọc thành những nét văn hóa riêng của khu vực.
PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết- văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.
Mục Lục
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan về khu vực Đông Nam Á
CHƯƠNG II: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á
2.1. Tôn giáo
2.1.1. Ấn Độ giáo
2.1.1. Phật Giáo
2.2. Chữ viết- văn học
2.3. Nghệ thuật kiến trúc
2.3.1. Ăngkor Wat
2.3.2. BOROBUDUR
2.3.3. Mỹ Sơn
2.3.4. Những kiến trúc gạch tiêu biểu
2.4. Kiến trúc gạch của Chân Lạp
2.5. Kiến trúc gạch Chămpa
2.4. Lễ hội
2.5. Ẩm thực
2.6. KẾT LUẬN
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 27629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết - Văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc,phía Đông Ấn Độ và phía bắc Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đưởng hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay “ngã tư đường”.
Đông Nam Á là khu vục văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo.
Ngay từ thời xa xưa, khu vực Đông Nam Á đã được những tài liệu cổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và A-rập nhắc tới như một vùng riêng biệt, khác hẳn những đặc trưng văn hóa của họ. Người Trung Quốc xưa gọi Đông Nam Á là Nam Phương (còn con người ở đây thì được họ gọi là những người Biển Nam) hay Côn Lôn, còn người Ấn Độ thì gọi khu vực này là "Vùng đất vàng"... Và, do có vị trí "ngã tư đường" nên ngay từ thời cổ, Đông Nam Á trở thành một trong những vùng phát triển thương nghiệp quốc tế. Đối với các thương nhân thời cổ, Đông Nam Á không chỉ như một vùng đầy bí hiểm, nhiều vàng, hương liệu và những sản phẩm kỳ lạ khác, mà còn là nơi sinh sống của những người đi biển thành thạo và can đảm.
Các nhà khoa học đã chứng minh, ngay ở thời kỳ cổ đại, các tộc người ở Đông Nam Á đã có một nền văn minh của riêng mình chứ không còn là những con người nguyên thủy mông muội.
Với một nền văn minh lúa nước rất riêng biệt và rất đặc trưng, vào khoảng đầu công nguyên, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt hình thành các quốc gia cổ đại với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á thời kỳ này đều có nhiều nét đặc trưng văn hóa, xã hội và chính trị tương đồng. Nét chung nhất và nổi bật nhất đối với lịch sử chính trị cũng như đời sống văn hóa - xã hội của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên (từ thế kỷ I đến thế kỷ XV) là những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Ấn Độ, nhà nước được tổ chức theo mô hình của các quốc gia Ấn Độ (thông qua những quy định về chính trị và các bộ luật của Ấn Độ), tôn giáo của Ấn Độ (hoặc Bà La Môn giáo hoặc Phật giáo) trở thành những tôn giáo chính thống của nhà nước, chữ viết Ấn Độ trở thành thánh tự hoặc trở thành mẫu hình cho các chữ nôm địa phương, các đền thờ được làm theo những mô hình của Ấn Độ và để thờ các vị thần có nguồn gốc Ấn Độ, những vũ điệu và những bài thánh ca của Ấn Độ được mọi người hát múa, những tác phẩm văn học Ấn Độ cổ đại nổi tiếng như Ramayana và Mahabharata được mọi người dân ưa thích và truyền tụng trong dân gian... Chính vì thế, rất nhanh chóng, các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội của Ấn Độ đã ảnh hưởng rất sâu sắc gần như đến tất cả mọi khía cạnh đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. Cho nên khi đến đây, các nhà du thám, những nhà buôn, những nhà truyền giáo và cả những đội quân xâm lược thực dân của phương Tây đều coi Đông Nam Á là vùng Đông Ấn hay ngoại Ấn Độ và trong suốt một thời gian dài các nhà khoa học đã gọi các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là các quốc gia "Ấn Độ hóa".
CHƯƠNG II: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á:
2.1.Tôn giáo:
2.1.1: Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo đã được truyền bá sang Đông Nam Á vào đầu công nguyên và đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các nhà nước sớm ở khu vực này. Các thủ lĩnh, thị tộc trong khu vực tiếp nhận mô hình tổ chức vương quyền, tổ chức xã hội của Ấn Độ giáo đem ứng dụng trong lãnh địa của mình. Dân chúng cũng dễ dàng chấp nhận những vị thần thiên nhiên của Ấn Độ giáo với tâm niệm được ban phát ấm no và có một cuộc sống sung túc đầy đủ.
Vào những buổi đầu các thầy Bà La Môn của Ấn Độ giáo và những người đứng đầu các thị tộc đã đóng một vai trò rất lớn trong việc thể chế hóa tín ngưỡng và tổ chức nhà nước, xã hội ở khu vực Đông Nam Á, nhiều tu sỹ Bà La Môn khi sang Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành các thầy tư tế hoàng gia ở nhiều tiểu quốc Đông Nam Á. Trước hết để biết ơn cho sự ưu đãi đó, các thầy Bà La Môn đã ban phước lành cho các vua bản địa trở thành dòng dõi của các triều đại mặt trăng, mặt trời bên Ấn Độ hoặc dòng dõi của những bậc thánh hiền có liên quan đến các thần. điều đó có thể thấy rõ trên bia ký Mỹ Sơn ở quốc gia Champa cổ: “Kundina, vị Bà La Môn vĩ đại nhất đã cắm xuống đây ngọn lao mà thầy đã nhận từ As vathaman con của Drona” ( một anh hùng trong sử thi Mahabharata ) để đánh dấu kinh đô được dựng lên. Các thầy Bà La Môn đã tiến hành nghi thức Ấn Độ giáo để tôn phong các nhà vua bản địa, dựng lên các tượng thần, sửa lại các điều phán bảo của các thần linh theo mẫu Ấn Độ giáo và giúp các vua trị vì dựng lên một cung đình theo kiểu Ấn.
Thần trời nguyên thủy của bản địa Ấn Độ giáo hóa thành Siva. Hình tượng thần mặt trời ở Phù Nam được ghi chép trong Lương thư có hai mặt bốn tay hoặc bốn mặt tám tay, ôm đứa bé, con chim động vật 4 chân và người và người ta nhận định rằng có lẽ đây là tượng Siva.
Ở nhiều nơi trên Đông Nam Á, nhất là vùng hải đảo, dân chúng có tục trồng cột đá ở mộ người chết để làm nơi trú ngụ cho linh hồn tổ tiên. Khi Ấn Độ giáo vào, các trụ đá đó biến thành Linga, nơi hiện xuống của Siva. Người Java phân biệt linh hồn tổ tiên thành hai loại: Pitara và Pirata. Pitara là linh hồn đã được giải thoát khỏi thân xác; còn Pirata là linh hồn chưa được giải thoát nghĩa là chưa được hỏa thiêu hoàn toàn. Tục hỏa thiêu vốn có từ rất lâu của Ấn độ giáo và được tiến hành với nhiều nghi thức; người chết được đem chôn sau một năm mới đem hỏa táng, lúc dó linh hồn mới được giải thoát(pitara). Cho nên nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á cho rằng tục hỏa thiêu là chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo khi vào Đông Nam Á đã được tiếp thu và bản địa hóa cho phù hợp với điều kiện của mình trên cơ sở sẵn có của mình. Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của Ấn Độ giáo vào xã hội Đông Nam Á là đã giúp cho người bản địa thể chế hóa, quy tắc hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị của mình, đặc biệt là về mặt tinh thần, tâm linh.
( trong thời gian chưa giải thoát (Pirata) phải thực hành đủ 26 lễ tiết và thường xuyên vào 2 tuần trăng non trăng rằm phải dâng lễ vật. đáng lưu ý là trong các lễ tiết, có lễ dâng đèn (Puraka) vào ngày đầu để soi sáng cho linh hồn người chết trên đường chuyển hóa sang pitara và dâng bó cỏ (Kusa) làm nơi trú ngụ cho linh hồn khi còn ở trần thế.)
(Khái niệm Pitara, là linh hồn được giải thoát để tiến lên đồng nhất với thần, vốn là đã có từ xa xưa ở Ấn Độ (TK. 7 T.CN) đã được người Java tiếp thu để cầu mong cho người chết được an lạc. Lễ dâng đèn ở Ấn Độ là lễ dâng lửa (honsa). Lễ dâng cỏ bó ở Ấn Độ là lễ dâng hoa (puspa). Tất cả các lễ tiết trên ở Ấn Độ là nhằm thần thánh hóa cho linh hồn người chết. người Java đã ứng dụng nó vào lễ tang của mình cũng nhằm mục đích đó, như nghi lễ thần thánh hóa nhà vua ( đồng nhất với thần) phổ biến ở Đông Nam Á dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
2.1.1. Phật Giáo:
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Ksatriya (Sát Đế lợi) (vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính những lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi quyền tự do, bình đẳng. Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện. “Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người”.
Vào lúc Phật viên tịch ở tuổi 80, Phật giáo đã bắt rễ sâu trong dân chúng và trở thành một lực lượng tinh thần hữu hiệu ở Ấn Độ. Sức mạnh đó kéo dài hàng ngàn năm. Khi Ấn Độ giáo được cải tổ lại, giành lại được dân chúng thì ảnh hưởng của Phật giáo ở Ấn Độ bấy giờ bắt đầu giảm xuống. Song bấy giờ các tín đồ bắt đầu chuyển đạo pháp ra bên ngoài: Sri Lanca, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật Bản sang cả Ai cập, và nhiều địa phương khác ở Địa Trung Hải.
Từ thời Asoka, cụ thể là sau lần kiết tập lần thứ ba ở Pataliputra (242 T.CN), Phật giáo đã được truyền bá khắp Ấn Độ và quanh Ấn độ dưới dạng giáo lý ban đầu và được có định ở Sri Lanca. Trải qua một thời gian dài sau đó lan truyền ra các nước ở khu vực Đông Nam Á với tên gọi là Theravada, đã chinh phục được Ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo ở nhiều nước Đông Nam Á, các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình lập quốc đều muốn tạo dựng cho mình cuộc sống – một xã hội văn minh tố đẹp hơn. Vì vậy, đạo Phật là sợi dây liên kết hữu hiệu con người lại với nhau vì một mục đích cao cả chung.
Phật giáo vào Đông Nam á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam á quãng những thế kỷ I-II đầu công nguyên. Với đặc điểm là dễ thích nghi với các môi trường khác nhau mà nó xâm nhập vào và có khả năng tự điểu chỉnh cho thích hợp với điều kiện mới. đó là biểu hiện của sự bao dung đặc thù của đạo Phật và nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm thức con người các quốc gia Đông Nam Á theo phật giáo.
Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ II. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
- Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ I sau công nguyên.
Ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, chậm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV...
Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.
Phật giáo sở dĩ vào Đông Nam á cắm rễ sâu chắc trong xã hội, lại có ảnh hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã phải bản địa hoá, đã biết hoà đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã biết dung nạp các yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác. Có thể nói, những học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan, các suy tư huyền bí đã phần nào bị rơi rụng, giản lược đi để hoà quyện vào nó các tín ngưỡng dân gian bản địa chất phác và đơn giản. Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo ở Đông Nam á là tính chất đơn giản tượng trưng của nghi lễ. Khác với nghi lễ trong chùa chiền Bắc tông thường linh thiêng, ồn ào, trọng tâm của người xuất gia đến chùa chiền ở Nam tông là sự hoà quyện giữa Đạo và Đời, sự nỗ lực của con người không phải là lễ bái mà là toạ thiền, suy tư về nguyên lý của Phật.
Phật giáo giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Đông Nam á. ở một số nước như Lào, Thái, Myanma... người ta đều khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng một nền văn hoá thống nhất, trong nền văn hoá dân tộc đều mang màu sắc Phật giáo, Phật giáo gắn liền với Tổ quốc và Dân tộc.
Nhìn chung, Phật giáo ở Đông Nam á nằm trong một phức hợp văn hoá tôn giáo vừa khá đa dạng vừa hoà hợp vào nhau. Trong đó những tín ngưỡng dân gian chất phác tràn ngập vào trong kinh kệ thiêng liêng đến mức có thể che lấp hoặc giảm nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý. Phật giáo cũng không tồn tại một cách thuần khiết bởi nó thấm đượm những yếu tố của tín ngưỡng bản địa và tàn dư văn hoá của các tôn giáo vào trước nó. Sự đan xen hoà hợp dung nạp giữa của yếu tố văn hoá và tôn giáo trên đây đã tạo nên một gương mặt đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam á. Cũng chính vì vậy Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tôn giáo chính và có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hoá, xã hội Đông Nam á.
2.2. Chữ viết- văn học:
Tiếng Sanskrit đã đóng một vai trò chuyển tải quan trọng của Ấn Độ giáo vào Đông Nam Á. Rồi từ đó người bản địa đã phát triển lên thành muôn vàn biểu hiện độc đáo, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật như tháp – tượng Champa, khu đền Angco… Ấn Độ giáo đã được gieo xuống một vùng phì nhiêu màu mỡ và đã đâm chồi nảy lộc, kết quả muôn hương muôn vị.
Khác với văn học các khu vực khác, văn học Đông Nam Á được “hòa tan” trong văn hóa, đan xen và “liên kết” với các loại hình nghệ thuật khác để thể hiện cảm xúc, tình cảm , tư tưởng của con người và xã hội. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn hóa lâu đời là Ấn Độ và Trung Quốc cho nên trong một chừng mực nào đó văn học trong dòng chảy văn hóa Đông Nam Á sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ văn học - văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
Điểm nổi bậc của văn hóa Đông Nam Á là sự phát triển xa xưa của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. đây là nền tản, là cơ sở quy định sự phát triển văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, cơ cấu xã hội và đời sống tâm linh, tư duy triết lý của con người Đông Nam Á trong suốt quá trình vận động của xã hội Đông Nam Á từ xưa cho đến nay, trên cơ sở đó văn học dân gian nảy nở và phát triển. văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hóa bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng các nền văn hóa lớn từ bên ngoài.
Từ đầu công nguyên cho đến nay, Đông Nam Á là nơi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư, Tây Âu. Người Ấn Độ đã thâm nhập vào Đông Nam Á, đem tới đây các tôn giáo và các loại hình văn hóa Ấn Độ, trong đó có văn học. các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp thu một cách đầy sáng tạo các cốt cách đề tài, các phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nhào luyện cùng với vốn văn hóa của mình rồi tạo nên những công trình kiến trúc đồ sộ như Borobudu, Angkor Vát, những áng văn học đậm đà tính chất dân gian lấy từ Jataka, Panchatantra, Ramayana, Mahabharata… những tác phẩm văn học cổ đại Ấn Độ khi vào Đông Nam Á gặp ngay đời sống dân gian vô cùng sống động ở vùng này nên chúng được dân gian hóa, được tái sinh trong dân gian, chúng làm giàu thêm cho kho tàng văn học vùng này. Có thể thấy các tác phẩm văn học Ấn Độ bằng con đường truyền miệng đã được dân gian hóa chính vì vậy mà các tác phẩm văn học Ấn Độ biến dạng đi mỗi nơi một khác chỉ còn lại cái gốc của Ấn Độ. Những tác phẩm ra đời ở các nước Đông Nam Á có gốc từ Ấn Độ trở thành sản phẩm mang tính bản địa. con đường bản địa hóa văn học Ấn Độ còn thông qua diễn xướng dân gian, thông qua sân khấu chuyên nghiệp ở các nước Đông Nam Á.
Nền văn minh nông nghiệp cùng với sự phát triển của văn học dân gian đã làm cho văn học thành văn của Đông Nam Á ra đời muộn. từ thế kỷ I đến thế kỷ X các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết, trong khi đó Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ, Trung Quốc sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng trong các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á. Thời kỳ đầu của văn học thành văn ( thế kỷ X – XIV )tiếng Pali, Sanskrit, Hán đóng vai trò ngôn ngữ văn học:
Thí dụ: văn học thế kỷ VII – XIII ở Mã Lai – Indonesia lấy Sanskrit làm ngôn ngữ thơ ca trong khi đó tiếng Mã Lai cổ, tiếng Java chỉ dùng trong công việc hành chính, trong sinh hoạt.
Văn học viết thế kỷ XIII – XVIII nói chung là văn học cung đình và ít nhiều nó vẫn còn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Riêng Malaysia, Indonesia thời gian này văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa Java và văn hóa hồi giáo của Ả Rập – Ba Tư. Còn Philippin chịu ảnh hưởng của văn học châu Âu.
Trong các quốc gia ở Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc do hoàn cảnh lịch sử quy định. Còn hầu hết các quốc gia khác đều chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ.
Ở quần đảo Indonesia, Malaysia văn học cổ đại Ấn Độ đã du nhập vào đây từ rất sớm các tác phẩm sử thi Ramayana, Mahabharata thịnh hành và ngày càng lan rộng khắp quần đảo suốt thời kỳ cổ trung đại thông qua loại hình rối bóng Wayang.
Ở Campuchia và Champa văn hóa Ấn Độ vào tiểu khu vực này sớm và văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ - Bà La Môn, từ thế kỷ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu cho nền văn học Campuchia là tác phẩm Riêmkê (IX – XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại, đây là tác phẩm đầu tiên đặt ra vấn đề về thân phận người phụ nữ trong văn học Campuchia với hình tượng nhân vật Xêđa tượng trưng cho người phụ nữ Campuchia chung thủy, hết lòng yêu thương chồng con, cùng chồng gánh vác những việc khó khăn, không bị tình yêu, của cải, sức mạnh, quyền lực cám dỗ. Tuy lấy đề tài từ sử thi Ramayana và Ramayana thì thần linh hóa các nhân vật nhưng Riêmkê lại khác, họ đã kéo các nhân vật có nguồn gốc thần linh lại gần cuộc sống bình thường của người dân Campuchia bằng cách đưa tính nhân bản vào các nhân vật này: ghen tuông, mù quáng, cố chấp…đưa ra một kết cục bi thảm. nó diễn tả hậu quả của những sai lầm của con người và có tác dụng răn đe những người xem, người đọc. Ngoài ảnh hưởng của Ấn Độ văn học Campuchia còn tiếp thu một số ảnh hưởng của văn học Java, Mã lai.
Ở Myanmar, Thái Lan, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ song tiểu khu vực này tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua một quốc gia khác có nền văn học trở thành trung gian cho sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với một nền văn học khác, chẳng hạn như văn học lào chịu ảnh hưởng Ấn Độ thường được thông qua Thái Lan hoặc Khmer.
2.3. Nghệ thuật kiến trúc:
Cùng với văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ cũng có ảnh hưởng rất lớn tại Đông Nam Á như: tôn giáo,lễ hội,ẩm thực,... bên cạnh đó nghệ thuật kiến trúc là mảnh có sự ảnh hưởng rất nhiều từ Ấn độ. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo,có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc,thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc,trang trí kiến trúc,chủ đề của các mảng phù điêu...nó được thể hiện nơi các công trình: Borubudur,Ăngkor Wat,Pagan... Tuy nhiên không thể nói các công trình kiến trúc Đông Nam Á đều sao chép hoàn toàn của kiến trúc Ấn Độ, nhưng kiến trúc Ấn Độ đã được đồng hóa và biến thành tài sản riêng của Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng người Nga thề kỷ XIX – P.I.Busleev nói: “Tính dân tộc của mỗi dân tộc là một tương lai vĩ đại đã định sẵn cho họ rồi, thì bằng một sức mạnh đặc biệt, nó có thể đồng hóa tất cả những gì bên ngoài vào thành sở hữu của chính mình”.
2.3.1. Ăngkor Wat:
Của báu đặc sắc nhất trong kiến trúc Ấn Độ giáo trên thế giới lại không ở tại quốc gia ra đời đạo này, mà ở Campuchia. Đền Angkor ngự trị tại Campuchia được ví như cung điện của thiên đường, nơi linh hồn quốc vương thường ngao du. Theo tiếng Phạn Ăngkor Wat là kinh đô chùa
Đền Ăngkor Wat nằm nấp mình trong rừng sâu. Khu đền có chiều nam - bắc dài 1.400 m, và đông - tây 800 m với những sảnh hành lang dài hun hút. Một hào nước sâu và rộng chạy vòng bên ngoài, những khoảng trống mênh mông có hoa sen lấp đầy. Toàn bộ ngôi đền được làm từ các tảng đá xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. Hàng trăm nàng Apsara với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt, tư thế, động thái hình thể khác nhau múa trên khắp các bức trường.
Trang sức điêu khắc phong phú nhiều vẻ của đền Angkor cùng thiết kế cân xứng nghiêm ngặt của nó hình thành nên sự đối xứng. Trên điêu khắc đá miêu tả sinh động các cảnh trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều nam nữ thần linh vui đùa, nhảy múa trong tư thế chọc ghẹo. Trên phù điêu của hành lang cột dài mấy trăm thước thể hiện nhân vật có thật trong lịch sử Khmer. Hình tượng được yêu thích nhất và xuất hiện lặp đi lặp lại là nữ thần vũ đạo Khmer, Apsara.
2.3.2 BOROBUDUR
Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Phật giáo và Ấn Độ giáo bắt đầu du nhập vào Indonesia thông qua các cuộc giao thương và các nhà truyền đạo của hai giáo phái. Trên bốn thế kỷ sau, triết học và chữ viết của người Ấn độ cổ là Sancrit và Pali đã dần thẩm thấu bởi cư dân của Quần đảo Indo. Một văn bia còn được lưu giữ cho đến ngày nay được tạc vào khoảng thế kỷ thứ năm bởi Đức vua Purnawarman đã chứng nhận sự đồng hoá này. (Vua Purnawarman, triều đại Tarumanegara, vương quốc đầu tiên trên đảo Java)
Khuynh hướng này được những hành giã Đại thừa đón nhận trên bước đường hoằng pháp của mình, nó cũng tạo ra những cảm hứng nghệ thuật du nhập dần dần vào các nước ĐNA (Trong đó có Indonesia) và còn lưu lại những giá trị nghệ thuật cho đến ngày nay mà Borobudur là một chứng tích.
Việc xây dựng ngôi cổ tự được xác định vào khoảng niên đại 778 và 842 dưới triều đại Sailendra (Triều đại này trị vì suốt hai thế kỷ thứ 7-9 trên đảo Java). Lấy cảm hứng nghệ thuật từ sự ảnh hưởng văn hoá Ấn làm chất liệu cho công trình, các Kiến trúc sư Java đã khéo léo lồng ghép những ý tưởng mang tính triết lý về những “ cổ mộ” có từ truớc đến nay để hoàn thiện một quần thể chùa tháp vừa mang tính “ mộ” vừa có tính “ thiền” ở Borobudur.
Đây là một quần thể kiến trúc nham thạch có diện tích trên 55, 000 m2 nằm trên một đồi cao phỏng theo kiến trúc thời Gupta và sau Gupta (Hai triều đại này trị vì ở miền bắc Ấn từ năm 320-750 sau CN) với sáu tầng hình chử nhật chồng lên nhau, tiếp theo là ba tầng hình tròn, trên cùng là bửu tháp ở trung tâm và 1460 hoạ tiết đắp nổi, 1212 tấm hoa văn trang trí, quần thể này mang dáng dấp một hình khối kim tự tháp hay nói đứng hơn là hình tượng một hoa sen, biểu tượng thanh cao và giác ngộ của Phật giáo.
Vòng tường thành đầu tiên gồm sáu tầng dưới cùng hay “ Kamadhatu” tượng trưng cho “lục đạo” còn gọi là cõi dục giới (world of desire), miêu tả nỗi thống khổ của chúng sanh và vòng xoáy của nghiệp lực với 160 hoạ tiết khắc hoạ rõ hơn về định luật “ nhân-quả”. Vòng tường thànhg này bị chôn vùi phần nào bởi tác động của thời gian và những biến cố khác của lịch sử.
Vòng tường thành thứ hai gồm ba tầng hình tròn tiếp theo còn gọi là “Ruphadhatu” hay cõi “ sắc giới” (world of forms) là một chỉnh thể gồm nhiều bức phù điêu lấy cảm hứng theo các bản kinh Lalitavistara, Jataka-Awadana và Gandavyuha. Lalitavistara kể về cuộc đời của Đức Phật khi ngài còn là thái tử Tất Đạt Đa cho đến đêm giác ngộ. Jataka-Awadana mô tả về các tiền kiếp của Đức Phật với những hiện thân khi thì vua, khi thì một tu sĩ, một người nô lệ, hay là một con sư tử… Và Gandavyuha là câu chuyện của một hành giả tên là Sudhana trong nổ lực tìm cầu con đường giác ngộ.
Và bảo tháp trên cùng hay còn gọi là Aruphadhatu, có nghĩa là cõi “vô sắc giới” (world of formlesness) thì không có hoạ tiết hoa văn nào nổi bậc mà chỉ là một bảo tháp đường kính khoảng 15m, được bao chung quanh bởi 72 (có tư liệu lại nói là 92) bảo tháp nhỏ khác vừa là để thờ Phật vừa là nơi lưu giữ “ ngọc xá lợi” hay là không gian thờ tự các bậc công đức tiền nhân. Đây cũng là một một quần thể phức hợp hình khối mang cả hai tính vuông và tròn biểu trưng cho sự thanh cao và không nhiễm bụi trần. ( Có ý kiến cho rằng tổng hình khối Borobudur với tất cả 10 tầng tháp chồng lên nhau là biểu trưng cho “Thập địa Bồ tát” hay hạnh nguyện cứu độ nhân sinh “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật” của Bồ tát đạo. Theo thiển ý của chúng tôi thì đây là một khối hình học mang phong thái triết học Trung -Ấn rỏ nét. Phương đồ (Vòng tường thành bên dưới) là tượng trưng cho đất hay quẻ “Khôn” cũng có thể gọi là “tục đê” trong khi viên đồ lại tượng trưng cho Trời hay quẻ “Càn” hay có thể gọi là “chân đế” và bửu tháp trên cùng là đại diện của “ ngưòi quân tử” hay “hành giả chứng đạo” với phong thái hiên ngang thoát khỏi mọi ràng buộc của sinh tử, không vướng vào “tục” cũng không lụy vào “chân”, cho nên ở trên cùng người xưa đã thể hiện một hình khối mang cả hai tính “vuông” và “tròn” để nói lên ý niệm triết học của mô hình kiến trúc tổng thể này. Với kiến thức hạn lượng mà biển học thì vô cùng và tâm nguyện được mở rộng tầm hiểu biết, chúng tôi rất mong chư vị tôn đức và trí thức thiện tâm cùng góp ý chia sẻ để những giá trị kiến trúc Phật giáo này được lưu giữ muôn đời).
Ngày nay, khi hành hương đến Borobudur, người ta thường hay nghe kể những luận giãi khác nhau về tên gọi quần thể kiến trúc này; một số ngưòi cho rằng Boro có nghĩa là Đền hay Chùa, còn Budur là tên ngôi làng ở gần đó; cũng có giả thiết khác viện dẫn rằng tên của quần thể này có nguồn gốc từ tiếng Sankrit “Vihara Buddha Uhr” nghĩa là tu viện Phật giáo nằm trên đồi cao. Những câu chuyện này chỉ là giả thiết và hy vọng các chuyên gia trong lãnh vực khảo cổ sẽ quan tâm nghiên cứu quần thể này một cách nghiêm túc để có những xác minh khoa học đúng đắn về tên gọi cũng như là những vấn đề khác có liên quan.
2.3.3.Mỹ Sơn
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời.Ở mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn lại mang phong cách riêng, cũng như thờ những vị thần, những triều vua khác nhau, nhưng nhìn chung các tháp Chăm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: đế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc, thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc, phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ
2.3.4. Những kiến trúc gạch tiêu biểu:
Kiến trúc gạchHYPERLINK "" ở các quốc gia cổ đại Đông Nam Á mHYPERLINK ""ười thế kỷ của thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên là cả một thời kỳ chuyển tiếp và định hình văn hoá quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở những truyền thống của mình, tiếp thu những ảnh hưởng của Ấn Độ, các nền văn hoá của các quốc gia cổ đại hình thành và phát triển. Tuy ra đời có trước có sau hoặc tồn tại có ngắn, có dài khác nhau, nhưng các quốc gia cổ đại đã để lại cho nền văn hoá của các quốc gia thời trung đại sau đó và cho hôm nay nhiều di sản vật thể và phi vật thể quan trọng. Cũng từ Ấn Độ, các dạng kiến trúc của các công trình tôn giáo và những kỹ thuật xây dựng những công trình kiến trúc tôn giáo này cũng được du nhập vào Đông Nam Á. Thế nhưng hiện nay, chỉ những phế tích hay những công trình ít nhiều đã đổ nát là những bằng chứng làm nổi bật những nền kiến trúc tôn giáo cùng những kỹ thuật xây dựng chịu ảnh hưởng Ấn Độ ở các quốc gia, các đế chế cổ của khu vực Đông Nam Á. Một số những di tích cổ nhất hiện được biết cung cấp cho chúng ta những cứ liệu đầu tiên về kỹ thuật xây dựng gạch của các đền tháp tôn giáo Ấn Độ ở Đông Nam Á là những ngôi đền đổ nát đã được xây dựng bằng những vật liệu khác nhau. Những công trình cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đó chính là các ngôi đền (prasat) được xây dựng bằng hỗn hợp cả gạch và đá của vương quốc Phù Nam và vương quốc Chân Lạp- những công trình kiến trúc "Ấn Độ hoá" sớm nhất ở Đông Nam Á lục địa.Các dấu tích ít ỏi còn lại cũng như những di tích đã được khai quật của nền kiến trúc Phù Nam cho thấy các công trình kiến trúc này chủ yếu được xây dựng bằng gạch, còn đá (với tỷ lệ rất ít)chỉ được dùng để thay vào những chỗ của những kết cấu vốn được làm bằng gỗ, như các bản lề cửa, các mộng và được làm rất chuẩn xác. Rõ ràng là, đã có cả một quá trình phát triển của kỹ thuật xây dựng các công trình tôn giáo bằng gạch của Phù Nam. Vì vậy, chỉ đến các kiến trúc tôn giáo Chân Lạp, chúng ta mới ít nhiều biết về kỹ thuật xây gạch cổ của Đông Nam Á lục địa. Điều đặc biệt là, những ngôi đền Khmer bằng gạch hiện còn cũng có niên đại cổ xưa như những ngôi đền Khmer bằng bằng đá. Những công trình kiến trúc tôn giáo Khmer cổ nhất là những ngôi đền được phát hiện ở Sambor Prei Kuk. Và có thể nói các công trình ở Sambor Prei Kuk cũng là một quần thể kiến trúc hiện còn có niên đại xưa nhất ở Đông Dương. Dù rằng các kiến trúc này được xây dựng hoàn toàn bằng gạch,nhưng các nhà nghiên cứu cũng không tìm ra được nhưng đặc điểm xây gạch của Chân Lạp thông qua các di tích này vì kỹ thuật xây gạch rất phức tạp và rất khó thấy sự đổi mới trong sự phát triển. Khó có thể khẳng định và chứng minh được trong kiến trúc gạch Chân Lạp công trình cổ nhất lại là công trình xây dựng có kỹ thuật kém hơn các côngt rình được xây dựng về sau. Do vậy các nhà nghiên cứu thường chỉ tìm hiểu kỹ thuật xây dựng gạch cụ thể ở từng di tích hay từng khu di tích. Theo các nhà nghiên cứu, tại Sambor Prei Kuk,giữa các viên gạch không có kẽ hở. Mỗi mặt của viên gạch đều làm trơn nhẵn rồi thử đi thử lại sao cho khớp với viên gạch kia rồi mới đặt chúng vào đúng vị trí. Còn tác nhân gắn kết hay vữa thì cho đến nay được biết, chính là vữa đất, kiểu vữa mà ở Ấn Độ thường dùng trong suốt thời trị vì của vua Asoka. Và chuẩn mực xây gạch này còn tiếp tục được duy trì lâu trong các công trình kiến trúc tôn giáo bằng gạch của người Khmer. Những cuộc khai quật ở Kedah trên bán đảo Malay đã khám phá ra những nền móng của một số cấu trúc gạch và cấu trúc đá ong. Các cấu trúc đá ong, tuy hoàn toàn bằng đá, vẫn để lộ ra dấu ấn kỹ thuật tương tự như kỹ thuật xây gạch. Một số nhà nghiên cứu đã cho thấy sự tương đồng của kỹ thuật xây dựng giữa Sumatra với một số dạng kiến trúc tôn giáo (vimana) ở miền Nam Ấn Độ.
Kiến trúc gạch của người Piu Mianma
Trước khi đến Miến Điện, tại Mianma đã từng tồn tại một số vương quốc cổ đại của người Piu và người Môn. những chủ nhân thời cổ này của Mianma đã để lại cho đất nước Mianma ngày nay không ít những công trình kiến trúc bằng gạch nổi tiếng. Một trong những đô thị lớn của người Piu để lại là đô thành Srishetra nằm trên bờ trái của sông Irawadi,cách Rangoon 180 dặm về phía tây bắc. Người sáng lập ra thành phố này, theo truyền thuyết là Duttabaung, người trị vì đất
nước của người Piu vào thời gian rất xa xưa,cách ngày nay chừng hai ngàn năm. Phần lớn những phế tích và di tích cổ đều nằm ở khu vực phía nam toà thành và ở bên ngoài tường thành.Trong số những công trình kiến trúc quan trọng còn lại của Srishetra, đáng kể nhất là 3 ngôi tháp Phật giá cao và có niên đại cổ nhất ở Mianma (thế kỷ V- VI) là tháp Bawbawgyi, tháp Payagyi và tháp Payama được xây quanh các bức tường thành. Cả 3 ngôi tháp đều có kêt cấu đơn giản:trên nền tròn có nhiều bậc giật cấp nhô lên khối thân lớn hình quả chuông cao lớn đang đội cái đỉnh hình lọng ô. Tháp Bawbawgyi cao tới gần 40 m có thân hình trụ cao lớn đứng trên nền
thấp hình tròn 5 bậc. Tháp có đỉnh hình nón và hiện nay đỉnh tháp mang một chiếc lọng ô của thời sau. Kiểu dáng của Bawbawgyi rõ ràng là có nguồn gốc trực tiếp từ các ngôi tháp hình bán cầu ở Sanchi và Amaravati của Ấn Độ. Tháp Bawbawgyi không phải là đặc hoàn toàn như cái dáng bên ngoài cho thấy, mà hai phần ba lòng tháp bên dưới rỗng và có mộ cửa mở vào trong lòng tháp.
Kiến trúc gạch của người Môn Dvaravati
Cùng với sự hình thành vương quốc Dvaravati cổ đại của người Môn ở miền trung Thái Lan, một phong cách nghệ thuật lớn ở khu vực Đông Nam Á ra đời-phong cách Dvaravati (thế kỷ VI- XI).
Hầu hết những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc của Dvaravati, cũng như của Piu đều mang nội dung Phật giáo. Và cũng như người Piu và người Môn ở Mianma, người Môn Dvaravati xây dựng những công trình kiến trúc của mình chủ yếu bằng chất liệu gạch. Rất tiếc là phần lớn những công trình kiến trúc của Dvaravati đã bị đổ nát hay đã được người Thái sau này phục dựng lại theo mô hình của người Thái. Thế nhưng, qua các phế tích ở Pra Men và Chulapathon,các nhà nghiên cứu đã dựng lên được mô hình xưa của các công trình này. Theo các nhà nghiên cứu, Pra Men có cấu trúc nền móng và quy mô đồ sộ không khác gì ngôi đền Anada kỳ vĩ ở
Pagan mà người Miến đã xây dựng vào cuối thế kỷ XI theo phong cách của người Môn. Annada cao 52m, mỗi chiều rộng 88m, là kiến trúc có cấu trúc hai trục với cột trụ khổng lồ làm trục trung tâm như công trình Lemyetha của người Piu. Thế nhưng Annada trăm lần đẹp hơn vì các thành phần kiến trúc, đặc biệt là đỉnh mái hình tháp Shikhara, còn nguyên vẹn và thật sự hoàn hảo.Còn ngôi tháp Chulapathon thì lại là ngôi tháp vuông 5 tầng, cao 51m. Có thể nhận thấy Chulapathon là tiền thân của ngôi tháp Kukut sau này của người Môn ở Bắc Thái LanTrong số các kiến trúc Môn còn lại tại Thái Lan, tháp Kukut ở Lampun còn nguyên vẹn hơn cả.Xưa kia,tháp có tên là Mahabala do ông vua Môn ở Lampun xây dựng. Tháp Kukút có bình đồ vuông, gồm một nền hai bậc bằng đá ong và trên đó là khối kiến trúc 5 tầng bằng gạch cao 28m.Trên mặt của 5 tầng tháp đều có những khám lớn chứa tượng Phật đứng. Toàn bộ tháp Kukut được xây bằng gạch và được trát vôi vữa lên mặt tường. Sang thế kỷ XI, với cuộc tấn công của vua Khmer Suryvarman I vào Thủ đô Nakhon Pathom, nhà nước Dvaravati chấm dứt sự tồn tại gần 5 thế kỷ của mình. Thế nhưng, truyền thống và nghệ thuật kiến trúc của người Môn đã góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành nền và nghệ thuật kiến trúc của người Thái sau này.
Kiến trúc gạch của Phù Nam.
Như ở các quốc gia cổ đại khác trong khu vực Đông Nam Á, trên vùng đất của nước Phù Nam xưa, những dấu tích kiến trúc còn lại của Phù Nam chủ yếu là các công trình kiến trúc tôn giáo.Từ những dấu tích còn lại, có thể thấy phần lớn các công trình kiến trúc tôn giáo của Phù Nam chủ yếu được làm bằng gỗ trên một nền gạch hoặc bằng gỗ kết hợp với những phiến đá mỏng được dùng để làm khung cửa ra vào và khung cửa sổ, dù rằng các giai đoạn lịch sử sau này,những công trình xây dựng lớn bằng gạch trở nên hiếm hoi, còn các công trình bằng đá thì hầu như không được biết đến. Dù xây dựng bất kỳ công trình tôn giáo lớn nhỏ nào, người Phù Nam cũng chỉ dùng gạch và đá. Và để xây dựng các công trình tôn giáo, người Phù Nam đã biết đến và sử dụng kỹ thuật xây "vòm giả". Để tạo ra vòm giả bao che cho một khoảng không bên trong nhất định nào đấy, những người thợ dùng cách ghép khoảng không nhỏ dần vào theo chiều cao bằng cách xây nhô dần đều vào phía trong từ các mặt tường đối diện cho đến khi cùng khép kín khoảng không gian bên trong đó ở chính tâm điểm và ở một độ cao nhất định. Với kỹ thuật vòm giả này, người thợ chỉ có thể che phủ cho một nội thất không lớn chứ kỹ thuật này không thể dùng để làm mái che cho những toà lâu đài, những phòng ốc rộng lớn. Để xây dựng các công trình có khoảng nội thất lớn này, người Phù Nam phải dùng đến gỗ. Mà điển hình cho hoạt động kiến trúc này là những toà nhà cột Mandapa phía trước các ngôi đền tháp thờ thần, phật. Bởi vậy, kiến trúc phổ biến của người Phù Nam là những ngôi đền tháp bằng gạch và đá chỉ có một gian nội thất thờ thầm nhỏ hẹp và tối, chỉ mở một cửa ra vào, không có cửa sổ chiếu sáng và thông gió. Để trang trí cho các kiến trúc tôn giáo của mình, những người thợ Phù Nam đã sử dụng các yếu tố trang trí sau: 1. mái nhiều lớp(hay tầng), 2: hoạ tiết Kudu trang trí trên các tầng trên của kiến trúc, 3: somasutra: ống máng dẫn nước thiêng từ trong đền thờ ra ngoài và thường có hình thuỷ quái Macara. Ngoài ngôi đền thờ thần, trong quần thể kiến trúc tôn giáo còn có một kiến trúc bằng gạch hay đá được làm như một gian nhà có lợp mái bên trên để che cho một tượng thần- kiến trúc Mandapa. Theo thống kê của nhà nghiên cứu người Pháp h. Parmentier,có 9 công trình bằng gạch thuộc thời Phù Nam và 7 công trình thuộc giai đoạn nằm giữa thời Phù Nam và thời Chân Lạp. Các công trình kiến trúc tôn giáo này chủ yếu nằm ở những vùng đồng bằng thấp của sông Mê Công và sông Tonle Sap và ở vùng tam giác châu giữa 2 con sông trên. Nhóm di tích hiện còn hoàn chỉnh nhất của kiến trúc Phù Nam là Parasat Preath Theat Toc ở vùng này là thủ phủ của Kompong Cham, trên bờ đông của sông Mê Công. Nơi đây,về sau này đã trở thành cổ thành Banteay Prei Nokor hay Banteay Prei Angkor. Parasat Preath Toc gồm 3 ngôi đền nằm trên một trục đông- tây và hướng mặt về phía bắc. Ngôi đền phía đông là kiến trúc được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Đó là một công trình có bình đồ vuông bằng gạch,không có tiền sảnh. Cửa ra vào rất thấp, được làm bằng đá phiến không có bất kỳ một hoạ tiết trang trí nào. Ba mặt tường còn lại được chia dọc ra thành 3 ô trơn không mang hình trang trí gì bằng 4 cột ốp. Bốn tầng mái bên trên dễ nhận ra được trang trí bằng các đường diềm nối Phù Nam đã là một cái mốc quan trọng và sớm nhất đối với nền nghệ thuật kiến trúc gạch của khu vực Đông Nam Á
4. Kiến trúc gạch của Chân Lạp
Sau khi tiêu diệt Phù Nam, người Khmer của nước Chân Lạp đã tiếp thu những kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng gạch của những chủ nhân của vương quốc mà mình vừa xâm lược. Các nhàng hiên cứu đã tìm thấy những công trình xây gạch thuộc thời kỳ chuyển tiếp ban đầu từ phong cách Phù Nam sang phong cách Chân Lạp. Đó là các dền thờ Asram Maharosei, Prasat Persat Theat và công trình số 19 của Sambor Prei Kuk. Ngay từ những công trình mang tính chuyển tiếp này đã xuất hiện những sự khác biệt giữa kiến trúc Chân Lạp và kiến trúc Phù Nam. Vật liệu bền được dùng để xây dựng các công trình kiến trúc Chân Lạp phần lớn và luôn luôn là gạch. Đá chỉ là vật liệu phụ và chỉ được dùng làm các khung và các ngưỡng cửa của cửa ra vào, đôi khi của cửa sổ; để làm các đà lanh tô và cột trụ. Và chỉ trừ để làm tường thành, cầu cống và các công trình công cộng, còn thì vật liệu bền chủ yếu và luôn luôn được dùng để xây dựng các công trình tôn giáo là gạch. Đá ong, đôi khi được gọi là "đá granit Biên Hoà"- những loại đá có mặt ở rất nhiều nơi trên đất Campuchia- cũng thường được dùng để làm móng và tường cho các công trình kiến trúc. Đôi khi, có cả một công trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng đá. Một loại đá khác rất đẹp là đá cát có các màu khác nhau của Campuchia- cùng thường được dùng để làm các lanh tô cửa, các cột nhỏ, các khung cửa và khung cửa sổ. Đá sa thạch hay được dùng để làm các bộ phận trang trí kiến trúc vì loại đá này là chất liệu tuyệt vời cho việc chạm khắc. Việc sử dụng đá sa thạch ngày càng nhiều hơn và đền thờ Angkor, các công trình tôn giáo hầu như được làm hoàn toàn bằng đá.Trong kỹ thuật xây dựng gạch, mỗi hàng được xếp khít vào hàng trước bằng mài và gắn lại bằng một loại vữa. Theo ông H. Parmentier, loại vữa đó là một loại nhựa cây nào đó mà ngày nay đã không còn ai biết. Loại chất keo này rất mỏng và khó nhìn thấy, nhưng lại có khả năng, nhưng lại có khả năng chống đỡ và giữ cho cả khối kiến trúc cao tới 15m hoặc hơn khỏi bị đổ. Các viên gạch được chạm khắc, thậm chí ở các gờ mái đua, sau khi đã được xây thô xong, người ta còn thường phủ lên đó một lớp choàng những hình chạm khắc tinh tế và nhiều màu sắc...
5. Kiến trúc gạch Chămpa
Như các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, ở Đông Nam Á thời cổ, chỉ người Chămpa mới là những nhà xây dựng và kiến trúc gạch bậc thầy và chỉ ở Chămpa, nghệ thuật khéo léo mang tính nghề thủ công làm các công trình bằng gạch đã kết hợp được một cách hài hoà với kết cấu xây dựng của công trình. Không phải ngẫu nhiên mà đã có những truyền thuyết và những giả thuyết khác nhau về kỹ thuật xây dựng các đền tháp cổ Chămpa. Các truyền thuyết và các giả thuyết trên cho rằng, người Chămpa xây đền tháp bằng gạch sống xong rồi chạm khắc các hoa văn và các chi tiết trang trí kiến trúc lên thẳng mặt tường bằng gạch sống đó. Sau khi đã hoàn thiện xong đến từng chi tiết, người ta mới đốt toàn bộ ngôi tháp cho chín thành gạch. Chỉ với kỹ thuật như vậy mới dễ giải thích vì sao mà các viên gạch và các hàng gạch của các tháp Chămpa lại khít vào nhau chặt tới mức ta cảm thấy như chúng được dán vào nhau. Thế nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, các ngôi tháp Chămpa được xây bằng gạch đã nung chín chứ không thể bằng gạch đất được...Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các chuyên gia Ba Lan đã dùng các biện pháp khoa học hiện đại như: nhiễu xạ Rơnghen, nhiệt vi phân, quan trắc phổ hồng ngoại...để nghiên cứu tính chất vật lý và kỹ thuật của gạch và chất kết dính ở các tháp Chăm. Kết quả phân tích cho thấy, gạch Chăm được làm từ loại đất sét Hydromica và được nung ở nhiệt độ không lớn lắm(dưới 1.150- 1.000 độ C). Các phân tích cho biết, gạch Chăm có mảnh xốp, có trọng lượng riêng 1,522g/cm3(nhỏ hơn so với gạch sản xuất hiện nay), không có "tiếng vang", độ đồng nhất tốt, độ hút nước khoảng 27%...Với tất cả những gì mà chúng ta có thể biết được, có thể nhận thấy, ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, người Đông Nam Á đã tiếp thu những kinh nghiệm và những kiến thức về kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng gạch của Ấn Độ để xây dựng những công trình kiến trúc tôn giáo và dân sự cho mình. Tuy cùng tiếp thu từ Ấn Độ, nhưng mỗi quốc gia cổ đại lại áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm học được theo kiểu riêng của mình. Chính vì vậy mà mỗi một quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đã để lại cho hậu thế hôm nay những công trình kiến trúc gạch đẹp, cổ kính và có giá trị mỹ thuật cao. Trong số những công trình kiên trúc cổ kính và có giá trị văn hóa- nghệ thuật đặc biệt ấy của Đông Nam Á, nổi bật lên hơn cả là những toà tháp gạch Chămpa.
2.4.Lễ hội:
Các cư dân Đông Nam Á ảnh hưởng 2 dòng văn hóa là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ, vì vậy Đông Nam Á mới bị phương Tây đặt cho cái tên là Indo-chines (Ấn –Trung) và trong các cổ sử đều gọi các quốc gia này là Ấn Độ hóa và Trung Hoa hóa.
Các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ thời xưa như người Chăm, chúng ta sẽ gặp một bức tranh về lễ năm mới rất gần nhau về thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất của lễ hội. Ngày tết năm mới cổ truyền của người Thái ở Thái Lan gọi là Sôổng Kran và thường rơi vào giữa tháng Tư dương lịch (tháng giêng lịch Thái xưa), nghĩa là vào tháng nóng nhất trong năm và cũng là vào những ngày cuối của mùa khô trước khi có những trận mưa đầu kỳ của gió mùa kéo đến. Và tết năm mới Sôổng Kran của người Thái là những lễ cầu và đón mưa xuống để bắt đầu một năm làm ăn mới. Cũng đón tết năm mới vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch như người Thái ở Thái lan, người Lào ở Lào còn gọi tết năm mới (Bun pi mày) của mình là hội té nước (Bun huớt nậm). Ở Cămpuchia, tết vào năm mới (Chon chnam thmay) không khác gì nhiều so với tết của người Thái và người Lào, nghĩa là cũng vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa và cũng nhằm mục đích cầu mưa qua những tục té nước tắm tượng Phật... Tết năm mới của người Miến ở Myanma mang tên vị thần (nát) tối cao Thagyarmin. Nguồn gốc của cái tên được truyền thuyết của người Miến truyền tụng trong những câu chuyện huyền thoại đại để với nội dung như sau: "Xưa kia, cả mặt đất không hề có sự sống và đắm chìm trong bóng tối. Thấy tình cảnh như vậy Chúa tể của các thần là Thagyarmin bèn ra lệnh cho mặt trăng và mặt trời chiếu sáng mặt đất. Rồi thần tạo ra mọi vật. Khi mặt đất đã có cuộc sống yên ổn rồi, thần về trời. Lúc chia tay, vị thần tối cao hứa là hàng năm sẽ trở lại mặt đất với con người vào dịp năm mới. Bởi vậy, người dân lấy tên thần gọi ngày tết của mình". Mặc dầu cái tên có vẻ không gắn gì lắm với tính chất của lễ hội, nhưng Thagyarmin của người Miến bao giờ cũng là lễ tết của té nước cầu mưa và bao giờ cũng rơi vào những ngày cuối của mùa khô (vào một ngày nào đó trong tháng Tư dương lịch).
Lễ hội Deepvali, Diwali có nghĩa là lễ hội ánh sáng, tượng trưng cho nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ. Ý nghĩa của lễ hội này là dạy cho con người biết vượt qua sự ngu dốt và tìm đến ánh sáng của tri thức. Vào dịp này, mọi gia đình dù giàu hay nghèo, đều thắp những ngọn đèn nhỏ nhấp nháy ánh sáng vàng cam rực rỡ để chào đón Lakshmi, vị thần của sự giàu có và thịnh vượng. Diwali hay Dīpāvali (tiếng Sanskrit nghĩa là một dãy đèn) là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. Người dân Ấn Độ và Nepal cũng như tại các cộng đồng Ấn giáo khác trên thế giới ăn mừng lễ Diwali vào đêm 13 kỳ trăng khuyết (tức đêm 28) của tháng Ashwin cho tới ngày thứ 2 của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ. Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác.Còn có ở Malaysia,Singapore và Việt Nam…
Cô gái Ấn trong điệu múa truyền thống.
LỄ HỘI DEEPAVALI Ở SINGAPORE
Lễ hội Thaipuam: diễn ra trong tháng Tamil được gọi là Tháido những người Hindu giáo tổ chức lễ. Lễ hội Thaipusam du nhập đến Đông Nam Á qua những người Ấn Độ nhập cư, những người đã di cư đến các quốc gia thuộc Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19. Lễ hội này biểu dương sức chịu đựng của con người. nhiều tín đồ thể hiện lòng mộ đạo thành kính của mình đối với đấng thần linh bằng cách dùng móc, sắt nhọn xuyên qua cơ thể họ, cho tới những cách làm trần tục khác như dùng hoa và sữa tưới lên thân thể mình ... tỏ lòng tôn kính với vị thần của người Hindu Subramaniam (Chúa tể Murugan).
Ngòai ra cộng đồng người Chăm ở Việt Nam còn tiếp thu văn hóa lễ hội của người Ấn và đạo BàLaMôn gíao, thể hiện qua các lễ hội đền tháp của người Chăm.
2.5.Ẩm thực:
Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với món cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Tuy nhiên, khi món ăn này vào Việt Nam thì người Việt Nam cũng đã có những sự biến đổi nó cho phù hợpvới khẩu vị của mình. Ở Ấn Độ, tên gọi cà ri bắt nguồn từ chữ curry trong tiếng Anh, từ kari trong tiếng Tamil, có nghĩa là “nước sốt” và chỉ đến nhiều món ăn được phổ biến rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ được nấu bằng rau hay thịt trộn với cơm. Nếu trong bữa ăn của người Việt phổ biến nhất là cơm, canh và món mặn thì người Ấn dùng cà ri trong mỗi bữa cơm hàng ngày và thay đổi bằng nhiều thực phẩm khác nhau như hải sản, gà, trứng, dê, bắp cải khô, rau.
Món cà ri kiểu Ấn khi du nhập vào Việt Nam đã có những cải biến cho thích hợp với khẩu vị từng vùng miền. Chẳng hạn người Nam thì nấu cà ri với nước cốt dừa, còn người Bắc thì lại thích nấu với sữa bò tươi. Các loại nguyên liệu chính trong món cà ri của người Việt thường là thịt gà, dê, bò kèm thêm cà rốt, khoai tây, khoai môn... và một số gia vị. Món cà ri Ấn Độ còn được người Chăm ở nước ta cải biên với khẩu vị khác lạ. Chẳng hạn trong bữa cơm bình dân của người Chăm thường thấy có món pài ga ghênh, bao gồm gạo rang xay nhuyễn thành thính rồi nấu chung với cà ri, cà pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt... Ngoài những gia vị thông thường còn có thêm trái bứa chua và cả mắm bò hóc của người Khmer cho thêm phần đậm đà.
Khác với cà ri kiểu Ấn nấu đặc sệt thì cà ri Việt Nam thường được nấu khá nhiều nước, do không sử dụng nhiều gia vị như người Ấn nên mùi vị món cà ri thường không quá nồng. Và đặc biệt, người Việt không ăn bốc mà dùng đũa và muỗng. Người Ấn thường chỉ ăn cà ri với cơm và bánh mì, trong khi người Việt Nam còn chan cà ri cả lên bún (ăn kèm giống như một loại nước lèo) và dùng đũa lua. Món cà ri Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam đã trở nên rất phổ biến. Nó không chỉ được biết đến ở các nhà hàng, quán ăn mà đã đi vào đời sống của mỗi gia đình bên mâm cơm hàng ngày và trở thành một món ăn quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam.
2.6.KẾT LUẬN:
Như vậy, trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên, Đông Nam Á đã trở thành và đã là một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nét đặc trưng lớn nhất là chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ. Chính những ảnh hưởng của Ấn Độ đã là một sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á vào một quỹ đạo văn hóa chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất với một tôn giáo chung, một chữ viết chung, một hệ tư tưởng chính trị chung, một nền văn học và nghệ thuật chung, một hệ thống luật pháp và lịch pháp chung và khá nhiều phong tục và lễ hội chung. Có lẽ hiếm thấy trong lịch sử nhân loại một khu vực địa lý phức tạp và đa dân tộc lại thống nhất mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa trong suốt một thời gian dài cả hơn chục thế kỷ như khu vực Đông Nam Á thời kỳ một thiên niên kỷ rưỡi sau công nguyên.
Tuy cùng chịu ảnh hưởng chung của Ấn Độ, nhưng mỗi quốc gia cổ đại Đông Nam Á lại tạo ra cho mình một nền văn hóa, một mẫu hình tổ chức chính trị - xã hội riêng rất đặc trưng của mình.
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết - văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.doc