Đề tài Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Tổng kết lại cuộc thảo luận đã cho thấy tuy lúc đầu có gặp một số trục trặc trong việc giải thích mục tiêu, ý nghĩ và chủ đề của cuộc thảo luận nên mọi người chưa muốn hợp tác nhưng sau thời gian trò chuyện thì mọi người đã cởi mở hơn, chia sẻ rõ quan điểm và suy nghĩ của mình. Buổi thảo luận có gián đoạn ít phút vì sự không hợp tác và cắt ngang của bác Dinh vì bác là người đến sau, chưa được giải thích cặn kẽ về mục đích thảo luận của nhóm. Tuy nhiên các câu hỏi thảo luận được Hà và Tùng triển khai một cách hợp lý, linh hoạt đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin và ghi chép được những ý kiến đánh giá chung của những người dân tham gia thảo luận. Thái độ mọi người hoàn toàn ủng hộ và cảm thấy thoải mái khi buổi thảo luận kết thúc. Về phía áp dụng công cụ PRA cũng đảm bảo độ tin cậy cao do người điều hành luôn khuyến khích người tham gia đưa ra ý kiến chủ quan, khách quan, ghi vào phiếu để tổng hợp và xếp hạng rõ ràng.

docx58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phan Diệu Ly và Trịnh Thái Quang, 2006. Một vài nhận xét về tình hình di cư đi làm ăn xa tại một xã miền núi phía Bắc. Xã hội học số 3, 73 – 77 Trịnh Duy Luân, 2004. Giáo trình xã hội học đô thị. (NXB khoa học xã hội) GSO, 2011. BÁO CÁO HIỆN TRƯỜNG TỔNG HỢP Thảo luận nhóm tập trung: hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động Thời gian: 19h ngày 23/3/2012 Địa điểm: Tại nhà văn hóa thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ I. Thành viên nhóm thảo luận: a. Nhóm được phỏng vấn: 1: Bác Nguyễn Thị Hoa – 43 tuổi – Nông Nghiệp 2: Bác Phạm Thị Thanh – 50 tuổi – Nông Nghiệp 3: Bác Hà Thị Tín – 51 tuổi – Nông Nghiệp 4: Bà Vò – 64 tuổi – Nông Nghiệp 5. Bác Vĩnh – Nông Nghiệp 6. Bác Dinh – Nông Nghiệp – 60 tuổi b. Nhóm phỏng vấn: 7: Phạm Thị Thu Hà – Người điều hành 8: Lưu Hồng Tùng – Người điều hành 9: Thái Thị Vân – Thư ký ghi chép 10: Nguyễn Minh Huyền – Thư ký ghi chép 11: Hồ Thị Hiền – Thư ký ghi chép 12: Ngô Thị Huệ - Trợ lý kỹ thuật 13: Nguyễn Văn Điệp: Trợ lý kỹ thuật 14: Nguyễn Thị Thúy: Sắp xếp thảo luận Sơ đồ chỗ ngồi: 3 2 1 4 6 (bỏ dở khi phỏng vấn) 5 11 10 9 7 8 12 13 14 II. Nội dung: Hà giới thiệu chủ đề và mục đích của cuộc thảo luận nhóm: ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ nông dân. Câu hỏi nghiên cứu: Mức sống các hộ gia đình thay đổi như thế nào? Đâu là những thuận lợi mà xuất khẩu lao động mang lại cho các hộ? Những bất lợi mà các hộ nông dân phải gánh chịu khi gia đình có người đi xuất khẩu lao động?. Cuộc thảo luận diễn ra hết sức vui vẻ, nhiệt tình và cởi mở. Do vậy cuộc thảo luận khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, trao đổi một cách sôi nổi, thẳng thắn. Người điều hành cuộc thảo luận là Phạm Thị Thu Hà, Lưu Hồng Tùng. Trước khi tiến hành các hoạt động thảo luận, Hà đã giới thiệu thành viên của nhóm nghiên cứu và mục đích của cuộc thảo luận để những người tham gia trong nhóm được phỏng vấn nắm được. Cuộc thảo luận diễn ra lần lượt theo các hoạt động sau: Hoạt động 1: Tình hình (thực trạng) đi xuất khẩu lao động ở địa phương như thế nào? Bao nhiêu hộ đi? Người đi chủ yếu là nam/nữ? Độ tuổi? Tình trạng kết hôn? Nước nào? Có đóng góp gì cho địa phương? Vâng thưa bác! Vậy là vừa rồi bác cháu mình đã cùng trao đổi để làm quen hơn về công việc cũng như gia đình có anh chị đi xuất khẩu lao động, bây giờ bác có thể cho cháu biết tình hình xuất khẩu lao động ở địa phương mình diễn ra như thế nào được không ạ? Cụ thể như Bác Vĩnh cho rằng: “Phần lớn người đi xuất khẩu lao động là những thanh niên trong độ tuổi lao động (18 tuổi đến 47 tuổi), sang đấy làm rất nhiều công việc khác nhau như: công nhân hàn xì, nghề mộc, điện máy, cơ khí v…v. Học sinh học hết cấp 3 không thi đại học, cao đẳng thì lại đi thi tiếng để sang đó làm việc, đi xuất khẩu lao động. Hơn thế nữa, việc đi xuất khẩu lao động sang nhiều nước như Đài Loan, Malasia, Nhật, Hàn Quốc diễn ra mạnh nhất vào khoảng những năm 2003, 2004. Phần lớn người đi xuất khẩu là nam giới, con trai trong gia đình hoặc người chồng trong gia đình”. Bác Tín cho cũng nói: “Thường trong độ tuổi 20 -35 tuổi, làm các công việc như đi giúp việc gia đình, làm công ty do xã tổ chức nhưng có công ty sang thì tiền mất tật mang, có công ty thì cũng gửi tiền về”. Các bác có thể cho cháu biết tại sao họ lại chọn cách đi xuất khẩu lao động mà không kiếm 1 công việc gì đó ở địa phương để làm ạ? Nếu lựa chọn giữa 2 phương án: 1. ở nhà có công việc ổn định nhưng thu nhập thấp. 2. Đi xklđ với thu nhập cao nhưng xa nhà? Thì các bác chọn phương án nào và tại sao? Theo bác Vĩnh thì lý do lớn nhất để người dân đi xuất khẩu lao động là mong muốn cải thiện kinh tế gia đình: “Chung quy lại là cũng vì mưu sinh thôi, vì kinh tế còn quá vất vả nên đành phải xa ra đình đi kiếm ăn, cải thiện kinh tế cho gia đình, không có tiền thì không thể chi phí gì cả, mọi thứ đều phải chi tiêu eo hẹp. Tất nhiên là ai cũng muốn gần gũi với gia đình, ở nhà có công việc ổn định nhưng thực tế là địa phương chỉ sống dựa vào nông nghiệp, trông cậy vào mấy sào lúa thì không thể đủ mà chi tiêu, sinh hoạt, những nghề khác thì phải bỏ ra quá nhiều vốn, yêu cầu trình độ học vấn, chuyên môn… mà người dân không đáp ứng được. Do vậy không còn cách nào hơn là đi xuất khẩu lao động để có tiền gửi về trang trải cho cuộc sống gia đình, bớt đi phần nào những khó khăn về kinh tế”. Nói tóm lại từ những chia sẻ của mọi người ta thấy được tình hình xuất khẩu lao động diễn ra phổ biến vào khoảng những năm 2004, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động, đi sang làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malasia… Hoạt động 2: Những thay đổi trong mức sống hộ gia đình Các bác nhận thấy trong mấy năm trở lại gần đây (kể từ khi trong thôn có người đi xuất khẩu lao động) đời sống kinh tế (vật chất) của thôn thay đổi theo chiều hướng nào? Các hộ trong thôn có xu hướng khá lên không?, hay kém đi? Hay không có thay đổi gì? Tại sao? Kinh tế khá lên như vậy thì mức sống của người dân địa phương thay đổi như thế nào? Để tiếp tục cuộc trao đổi thì Hà đặt tiếp câu hỏi: Các bác và cô có thể cho chúng cháu biết đời sống của gia đình có gì thay đổi khi gia đình có người đi xuất khẩu lao động được không ạ? Chẳng hạn như thu nhập, chi tiêu, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…? Nhóm phỏng vấn phát phiếu để mọi người tự điền vào phiếu những thay đổi mà người được phỏng vấn thấy là có sự thay đổi do ảnh hưởng của việc đi xuất khẩu lao động. Hà phát phiếu cho các bác: Các bác có thể ghi giúp chúng cháu vào phiếu này về những gì thay đổi trong đời sống gia đình mình? Gợi ý: có thể như về thu nhập, chi tiêu cho các khoản: giáo dục, ăn uống, hiếu hỷ, kiến thiết nhà cửa… Sau khi tổng hợp lại thì hầu hết mọi người liệt kê ra những tiêu chí thay đổi trong mức sống hộ gia đình như sau: Thu nhập Sức khỏe Chi tiêu, mua sắm Đầu tư cho giáo dục, sản xuất Kiến thiết nhà cửa Mối quan hệ gia đình, hàng xóm Nguồn lao động. Hà hỏi sâu hơn về những tiêu chí này, cụ thể chúng thay đổi như thế nào liên quan đến mức sống các hộ gia đình. Chẳng hạn như đề cập tới thu nhập, tại sao nó lại thay đổi…? Mọi người tiếp tục tranh luận và trao đổi với nhau sôi nổi, Bác Tín nói rằng: “đời sống nông dân lam lũ, nhiều thiệt thòi như không có lương, cày cấy, chi phí nhiều cho thuốc trừ sâu, phân đạm, giá cả đắt, thiên tài nhiều. Nửa năm tính chi phí 100 nghìn. bây giờ vẫn vậy nhưng dần dần có cơ chế của nhà nước như nông giang. Trước kia đường xá là đường đất, nhà cấp 4... Bây giờ đời sống có thay đổi khi có con đi nước ngoài. Nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm sạch đẹp hơn trước” Đồng thời bác cũng nhận thấy sự thay đổi trong chính đời sống gia đình mình. “Gia đình tôi có con trai 31 tuổi đi làm 3 năm, năm thứ nhất đời sống kham khổ, tiết kiệm, bước sang năm thứ 4 sang Tiệp Khắc, công việc không ổn định bị đuổi ra, có người nhà đưa sang làm móng chân móng tay có phần may mắn hơn nhiều nên có tiền gửi về, đủ vốn, đời sống ổn định hơn những người ở nhà, đầu tư làm công trình phụ, chăm lo sức khỏe thường xuyên hơn”. Một ý kiến khác đưa ra: “Nhà tôi có con trai đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, cứ hai ba tháng gửi tiền về một lần. Mỗi lần gửi từ 15 – 20 triệu đổi ra tiền Việt. So với khoản thu từ nông nghiệp thì có ổn định và cao hơn. Trước đây khi chưa đi xuất khẩu lao động mà chỉ làm ruộng, thỉnh thoảng đi làm thuê thì tháng nào cao nhất mới được gần 4 triệu, trung bình thì cũng chỉ từ 2 đến 3 triệu…” Khi Hà hỏi về mức độ thường xuyên về thăm gia đình của người thân đi xuất khẩu lao động thì bác cũng chia sẻ thêm: “do đi xuất khẩu lao động tự do nên cũng thường xuyên hay về nhà. Cứ nửa năm một năm nhà có công việc thì con trai tôi cũng cố gắng thu xếp về gia đình” Đối với gia đình bác Thanh thì có đặc biệt hơn so với hộ khác: “Nhà bác anh lớn 28 tuổi sang Hàn Quốc được 5 năm công việc thuận lợi, lương cao, làm điện tử, bảo đảm sức khỏe. Sang theo con đường du học thì lương cao hơn”. Hay như bác Hoa chia sẻ về việc nhà có người đi xuất khẩu lao động: “Gia đình đang lúc khó khăn nên cũng đồng ý cho đi xuất khẩu lao động, về xây được nhà cửa, thu nhập hơn nước khác như : Đài Loan, nhưng thời hạn chỉ được 5 năm là về và cần phải có trình độ ngôn ngữ”. Cuộc thảo luận tạm thời gián đoạn do có sự tham gia của bác Dinh mới đến khi bác tỏ ra băn khoăn, không rõ vì mục đích thảo luận, trao đổi của nhóm. Bác hỏi thẳng: “Thế tóm lại làm cái này để làm gì? Giải quyết vấn đề gì? Có được cái ích lợi gì không mà làm?”. Mặc dù hơi bất ngờ nhưng Hà cố gắng trả lời câu hỏi bác đặt ra: “Dạ vâng! Cháu xin phép tự giới thiệu chúng cháu là sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp, được sự cho phép của chính quyền địa phương thì đợt này chúng cháu có dịp về đây kiến tập, tìm hiểu xem đời sống bà con mình ở đây thay đổi khi đi xuất khẩu lao động. Và chúng cháu chỉ tìm hiểu để biết thêm thôi chứ không hề mang tính chất điều tra, thống kê, báo cáo gì cả thưa bác! Bác có thể bớt chút thời gian trò chuyện và chia sẻ giúp chúng cháu 1 vài điều được không ạ?”. Cuộc thảo luận có phần trùng xuống khi bác Dinh nói thẳng: “Tôi rất bận, mà cũng không có gì để chia sẻ cả, đây có các bà các bác ở đây nói là được rồi, tôi xin phép ra ngoài kia trước đã”. Tuy nhiên, sau ít phút trò chuyện nhằm tháo gỡ rắc rối thì Hà đã dẫn dắt cuộc thảo luận diễn ra như bình thường. Mọi người lại tiếp tục trao đổi thẳng thắn, cởi mở để liệt kê 1 số sự thay đổi về mức sống các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động. Xếp hạng thứ tự quan trọng bằng việc đánh giá cho điểm các yếu tố đó: Kiến thiết nhà cửa, thu nhập, chi tiêu, sức khỏe, kiến thiết nhà cửa, đầu tư giáo dục –sản xuất, mối quan hệ. à Xếp hạng mức độ quan trọng: 1. Kiến thiết nhà cửa, 2. Sức khỏe, 3. Tiêu dùng, mua sắm. Sau một thời gian thảo luận và đánh giá vào phiếu điều tra thì kết quả như sau: Tiêu chí Bác Hoa Bác Thanh Bác Tín Bà Vò Kết quả Thu nhập 4 7 1 5 17 Sức khỏe 3 1 3 7 14 Chi tiêu 2 6 5 3 16 Đầu tư giáo dục, sx 6 2 7 2 17 Kiến thiết nhà cửa 1 3 2 1 7 Mối quan hệ 5 4 4 6 19 Nguồn lao động 7 5 6 4 22 Qua đây cũng thấy được tiêu chí về kiến thiết nhà cửa được đánh giá là thay đổi lớn nhất mà các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động. Để hỏi kĩ hơn về lý do xếp hạng những thay đổi trong mức sống của các hộ gia đình Hà trao đổi thêm: Vậy anh chị đi xuất khẩu sang các nước, phải xa gia đình thì gia đình có đồng ý cho anh chị đi xuất khẩu lao động không ạ? Bác Thanh đưa ra quan điểm của mình: “Điều kiện gia đình khó khăn, gia đình nhất trí cho đi xuất khẩu lao động, khi đi xuất khẩu thì làm được nhà cửa vè thu nhập hiện giờ đều đều. Thời gian đi xuất khẩu lao động chỉ được 5 năm và muốn ký thêm hợp đồng cũng không được, trước khi đi phải học tiếng học nghề, tổng chi phí là hơn 100 triệu”. Để giải thích cho điều này, bà Vò tâm sự: “Tôi có con trai đi xuất khẩu lao động, anh Mến đi làm đã 4 năm, công việc là bốc vác ngoài trời, rất vất vả, chị Vân thì làm việc 6 năm, công việc là điện tử, thu nhập có cao hơn, trước khi đi thì gia đình rất túng nhưng khi đi xuất khẩu lao động thì đời sống gia đình cũng thay đổi nhiều. Trả nợ xong gia đình bây giờ tập trung vào tôn tạo nhà cửa. Khi làm nhà, anh Mến có xin phép về xem việc xây dựng nhà cửa như thế nào. Chị Vân ốm cũng về qua nhà và được gia hạn thêm 1 năm. Khi đi xuất khẩu lao động có tiền đầu tư vào sức khỏe, bản thân những người ở nhà cứ 1 quý các con lại gửi về cho 1 triệu để ăn quà. Cuộc sống của bà vất vả nhưng khi con gửi về thì đời sống có cải thiện hơn, chi tiêu thoải mái hơn, chủ yếu cho đời sống hàng ngày và mua sắm vật dụng”. Bác Tín thì lại nói rằng: “nhà tôi có 2 con đi Đài Loan, xa nhà nên rất nhớ nhà, chưa ai lập gia đình”. Hà đặt thêm câu hỏi: Hàng năm , gia đình mình có đi khám sức khỏe, nghỉ mát, du lịch không ạ? Có sự thay đổi gì từ khi anh chị đi làm bên đó? Trong lúc đánh giá các tiêu chí về sự thay đổi, bác Tín chia sẻ thẳng thắn: “Từ khi con tôi đi thì chưa đi du lịch lần nào, sau này con cái về có dự định sẽ đi”. Bác Thanh: “nhà tôi ít khi đi du lịch mà chỉ đi theo đoàn thể vì nó rất tốn kém, chưa đủ điều kiện để tự tổ chức”. Điều này cũng tương tự như với gia đình bác Hoa: “Một năm đi một lần hoặc vài năm mới đi 1 lần, gia đình chưa có điều kiện để tổ chức đi”. Nói về sức khỏe của mình, bá Vò chia sẻ: “Nói tới sức khỏe thì chúng tôi từ trước đến nay vẫn cứ như vậy thôi, không có thay đổi nhiều. Hàng năm, hàng tháng thì cũng có đôi lần đi khám sức khỏe trên xã. Nhưng những lần này chủ yếu là khám tổng thể miễn phí, theo tùy đợt chứ người dân không phải bỏ tiền túi ra. Con cháu gửi tiền về thì chúng tôi cũng ít dùng mua thuốc men chữa bệnh, để chi tiêu vào việc khác như ăn uống, sửa chữa nhà cửa, hiếu hỷ…Người dân ở đây tâm lý chung là như vậy, xa con cái thì cũng nhớ nhiều, cảm thấy mình yếu đi khi không có người chăm sóc, với những hộ mà con cái chỉ làm ở nhà thì vẫn có điều kiện chăm sóc ông bà, cha mẹ nhiều hơn..” Ngoài ra, Hà hỏi rõ hơn về sự khác biệt về mức sống giữa hộ có người đi xuất khẩu và hộ không có người đi: Vậy thì các bác có thể cho cháu biết , giữa những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và những hộ không có người đi xuất khẩu lao động thì có sự chênh lệch nào về mức sống không ạ? Bác Hoa tiếp tục chia sẻ: Tất nhiên là có sự thay đổi, chênh lệch giữa những người đi xuất khẩu lao động và những người ở nhà. Những người đi thì gửi về để tôn tạo nhà cửa, có đầu tư cho giáo dục nhưng do không thích học nên cũng không biết làm cách nào cũng đành phải cho nghỉ”. Bác Tín nhận thấy: “có hơn vì chi tiêu tự do hơn, các con gửi tiền về thì chi tiêu và gìn giữ sức khỏe và có đầu tư cho giáo dục”. Bác Thanh đưa ra quan điểm của mình: “có những nhà đi xuất khẩu lao động về thì đời sống tăng lên nhiều nhưng cũng có những người về do quá trình gặp rủi ro như tai nạn hay lâm vào tệ nạn xã hội không đủ tiền trả nợ có khi còn nợ thêm và cũng tùy vào nước nào nữa”. Để hỏi về nguồn lao động có gì thay đổi Hà nói: Khi anh chị đi xuất khẩu lao động và không thể thường xuyên về nhà, lúc gia đình có công việc thì bác làm thế nào ạ? Nguồn lao động gia đình mình có gì thay đổi? Bác Tín kể về những khó khăn mà trong công việc sinh hoạt và sản xuất: “Trước đây có con ở nhà thì bác không phải thức khuya dậy sớm nhưng từ khi các con đi thì bác phải thức khuya dậy sớm để đi làm, có lúc phải tranh thủ nhổ mạ, đi cấy từ 4 -5 giờ sáng, có khi phải thuê cả lao động. Công việc phải đảm đương và vất vả nhiều hơn. Bình thường có con cái đỡ đần thì bây giờ một mình bác phải gánh vác”. Bà Vò cũng cùng quan điểm và chia sẻ với mọi người thẳng thắn: “Chẳng nói đâu xa như tôi đây, bây giờ thì cũng có tuổi rồi, các cháu lại đi vắng, mình tôi phải làm, đến mùa cấy gặt thì đành phải thuê chứ biết làm sao. Công việc trong nhà tôi cũng cứ phải chủ động mà làm, chả dựa dẫm vào ai được cả”. Bác Hoa cho rằng: “khi con đi xuất khẩu lao động như vậy, thì thiếu nguồn lao động ở nhà vì bác cấy hơn 1 mẫu ruộng”. Hơn nữa, Hà cũng đưa ra câu hỏi để tìm hiểu về sự biến đổi mối quan hệ gia đình, hàng xóm…: Các bác có thể cho cháu biết, anh chị đi xuất khẩu lao động xa gia đình như vậy thì mối quan hệ gia đình như thế nào? Anh chị có quan tâm đến công việc gia đình không thưa bác? Bác Tín nói: “Khi các anh đi như vậy thì rất hay quan tâm đến gia đình, rất hay quan tâm hỏi thăm bố mẹ, gia đình, khi nào thấy nóng ruột thì gọi điện hỏi thăm nhà có việc gì không?” Bác Hoa: “Các con cũng hay gọi điện về động viên tinh thần bố mẹ”. Bà Vò tâm sự : “1 tuần anh chị gọi về 1 lần, các con xa nhà thì tôi thấy buồn, nhưng cũng may ở nhà có 2 cháu nội nên đỡ hơn phần nào”. Hoạt động 3: Sự thay đổi về diện mạo, đời sống địa phương? Những hộ gia đình có người đi làm ăn xa như vậy thì việc tham gia vào các công việc ( họp thôn, làm thủy lợi, làm đường...) cuả xóm làng sẽ như thế nào? Những người đi xuất khẩu lao động về, họ có ủng hộ cho công việc của họ hàng, làng xóm như (công đức cho dòng họ, góp tiền xây dựng phong trào đoàn, đội bóng, làm đường thôn xóm...) một ít kinh phí nào không? Hà hỏi thêm: việc đi xuất khẩu lao động như vậy thì có làm thay đổi diện mạo của địa phương mình? Mọi người chia sẻ quan điểm của mình hết sức sôi nổi. Bác Tín chia sẻ thêm: “Con đi xuất khẩu lao động như vậy thì có đóng, góp về cho dòng họ, ai được ít năm thì phải tiết kiệm, còn ai đi được nhiều năm thì đời sống có cải thiện hơn do không có trình độ học hành thì mới phải đi xuất khẩu lao động và đóng góp vào công việc chung của làng có phần xông xênh hơn”. Mọi người trao đổi nhiệt tình, Bác Hoa đưa ra quan điểm: Có thay đổi diện mao địa phương! Tiền gửi về hầu như đầu tư vào kiến thiết nhà cửa nhưng thu nhập đi xuất khẩu lao động chỉ nhất thời còn so với những người đi học có kiến thức thì thu nhập lâu dài hơn. Khi có tiền thì việc đầu tư vào việc xây dựng nhà thờ họ sẽ nhiều hơn”. Bà Vò: Các cháu đi thì tôi vẫn đóng góp đầy đủ để xây dựng đường xá, kiến thiết đường đi lối lại, ngoài ra tôi còn đóng góp cho hội khuyến học của dòng họ địa phương. Qua đó cũng thấy được việc người dân đi xuất khẩu lao động góp phần làm thay đổi mức sống hộ gia đình. Đồng thời những điều kiện chung về cơ sở hạ tầng, văn hóa của địa phương cũng có sự thay đổi. Kết thúc cuộc thảo luận Hà gửi lời cảm ơn tới mọi người đã tham gia thảo luận. Hà: Vâng ạ! Cháu rất cảm ơn bà, bác và cô đã rất nhiệt tình chia sẻ thông tin cho chúng cháu trong suốt cuộc nói chuyện hôm nay. Vậy thì bà, bác và cô có điều gì băn khoăn, thắc mắc và không hài lòng về cuộc trò chuyện ngày hôm nay không ạ? Bà bác và cô cứ thẳng thắn chia sẻ với chúng cháu ạ! Bác Tín: nói chung là không có gì băn khoăn cả, mọi thứ thì cũng rất dễ hiểu, rõ ràng, mọi người cũng nói thật những gì chứ không giấu gì chúng cháu cả. Rất cảm ơn các cháu! Tổng kết lại cuộc thảo luận đã cho thấy tuy lúc đầu có gặp một số trục trặc trong việc giải thích mục tiêu, ý nghĩ và chủ đề của cuộc thảo luận nên mọi người chưa muốn hợp tác nhưng sau thời gian trò chuyện thì mọi người đã cởi mở hơn, chia sẻ rõ quan điểm và suy nghĩ của mình. Buổi thảo luận có gián đoạn ít phút vì sự không hợp tác và cắt ngang của bác Dinh vì bác là người đến sau, chưa được giải thích cặn kẽ về mục đích thảo luận của nhóm. Tuy nhiên các câu hỏi thảo luận được Hà và Tùng triển khai một cách hợp lý, linh hoạt đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin và ghi chép được những ý kiến đánh giá chung của những người dân tham gia thảo luận. Thái độ mọi người hoàn toàn ủng hộ và cảm thấy thoải mái khi buổi thảo luận kết thúc. Về phía áp dụng công cụ PRA cũng đảm bảo độ tin cậy cao do người điều hành luôn khuyến khích người tham gia đưa ra ý kiến chủ quan, khách quan, ghi vào phiếu để tổng hợp và xếp hạng rõ ràng. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1 Sáng ngày 22/03/2012 – 9h30’ tại nhà bà Nguyễn Thị Định Thành phần nhóm tham gia nghiên cứu: Người phỏng vấn: Thái Thị Vân Thư ký: Hồ Thị Hiền Người trả lời phỏng vấn: Bà Định- trú tại thôn Ngọc Lâm xã Tân kỳ, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn sâu là tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đếm mức sống của các hộ gia đình xã Tân kỳ- huyện Tứ kỳ- Hải Dương. Cuộc phỏng vấn diễn ra vui vẻ, cởi mở. Người phỏng vấn là sinh viên Hồ Thị Hiền. Gia đình Bà Định có con trai và con dâu đều đi xuất khẩu lao động ở nước Nga vì vậy bà cũng biết và chia sẻ cởi mở về mức sống gia đình cũng như một số chia sẻ về mối quan hệ trong gia đinh bà sau khi các con của bà đi làm ăn xa. Bà cũng tâm sự thẳng thắn suy nghĩ của mình về việc đi xuất khẩu lao động giúp gia đình thay đổi mức sống như thế nào? Đồng thời chỉ ra được một số khác biệt giữa hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động tại địa phương. Gia đình Bà Định gồm có 5 nhân khẩu: Bà Định:70 tuổi- Nông nghiệp Chị Nguyễn Thị Tám – Xuất khẩu lao động – 35 tuổi 3. Anh Trần Văn Tuấn – Xuất khẩu lao động – 40 tuổi. 4. Cháu Trần Văn Hoàng – Học sinh – 18 tuổi 5. Cháu Trần Văn Huy – Học sinh - 13 tuổi Gia đình Bà Định là hộ làm nông nghiệp, trước khi con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động thì gia đình bà làm 6 sào ruộng, thu nhập của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiêp nên thu nhập bấp bênh bà nói “chi tiêu cũng phải bóp mồm bóp miệng”. Do có người thân ở Nga nên con trai bà đã đi du lịch sang đó thấy điều kiện làm ăn thuận lợi đã quyết định ở lại mở cửa hàng tạp hóa hóa buôn bán, đến nay đã đươc 10 năm (đi từ năm 2002). Sau khi mở cửa hàng anh đã về đưa vợ sang cùng làm đến nay cũng đã được 5 năm. Khi hỏi bà có đồng ý cho con đi xuất khẩu lao động không thì bà liền trả lời: “Tôi rất đồng ý cho con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động , có gan đi làm ăn xa thì mới đổi đời được, ở đó thu nhập cao thì tội gì không đi, ở nhà sống dựa vào vài sào ruông không ngoi đầu lên được, tất cả cũng vì miếng căm manh áo cả thôi”. Từ khi đi Nga anh và chi cũng thỉnh thoảng gửi tiền về (3- 4 lần/ năm) do gửi qua ngân hàng phải mất phí nhiều nên số tiền được góp lại gửi về một lúc luôn hoặc khi có người thân về thì gửi về. Khoản tiền mà anh chị gửi về một năm khoảng 10 nghìn USD. Với số tiền gửi về hàng năm đó bà Định dùng vào việc trả nợ, tôn tạo nhà cửa (hiện nay là nhà 3 tầng, trong nhà đầy đủ tiện nghi: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, tủ bếp…), mua các vật dụng lâu bền trong nhà, nuôi con cháu ăn học. Trong gia đinh bà nhìn chung đã đầy đủ các tiện nghi cơ bản, bà cho biết “trước kia hai con tôi chưa đi làm ở Nga, gia đình chỉ có hai gian nhà ngói và môt chiếc xe đạp, từ khi chúng nó đi Nga gửi tiền về nợ nần đã trả hết, sửa nhà, trong nhà hầu như đã đầy đủ; ti vi, xe máy, máy giặt, tủ lạnh đã có hết”. Khi được hỏi về các khoản chi tiêu cho ăn uống, mua sắm vật dụng, tiền học hành của con cái thì bà chia sẻ rất cởi mở, thoải mái. Theo đánh giá chung của bà thì các khoản chi tiêu cho ăn uống, sức khỏe, giáo dục cũng tăng lên, bà Định chia sẻ “ mỗi tháng chỉ có 3 bà cháu thì các khoản chi tiêu cũng phải có kế hoạch rõ ràng, đứa nhỏ đang học lớp 6, đứa lớn đã học xong lớp 12 nhưng mỗi tháng cũng phải chi tiêu hơn 2 triệu đồng/tháng(15 triệu đồng/ năm), đó là chưa kể các khoản khác như đám ma, đám hỏi nữa, bây giờ khác trước: ngày xưa đi đám cưới, đám ma vài 3 chục thì bây giờ cũng phải trăm nghìn. Cái gì cũng vậy thôi, đều phải chi tiêu tăng hơn”. Các khoản chi tiêu do giá cả thị trường tăng nên việc chi tiêu cho giáo dục, ăn uống cũng tăng lên. Hàng năm gia đình cũng thỉnh thoảng đi khám sức khỏe (2 lần/ năm) vì đã có thẻ bảo hiểm nên cũng thuận lợi hơn. Để tiếp tục cuộc nói chuyện thì Hiền đưa ra câu hỏi: “Vậy khi anh chị gửi tiền về cho bà chăm lo cho các cháu, chi tiêu các khoản chính trong gia đình thì việc giải trí, hay đi tham quan, du lịch hàng năm của gia đình thay đổi như thế nào?” Bà Định nói: “Tuy gia đình không tổ chức đi du lịch được vì con cái đang ở nước ngoài nhưng ở nhà bà Định cũng thỉnh thoảng đi lễ ở chùa Hương. Trung bình cứ 1-2 lần/năm. Còn lễ hội chùa chiền trong làng xã thì bà cũng đi thường xuyên. Nói chung là đều có phần khá hơn trước, làm gì cũng không phải lo nghĩ nhiều. Giải trí đối với gia đình thì hầu như là 2 đứa trẻ con, thi thoảng chúng cũng xin tiền để đi chơi với bạn bè, đi hát hò, liên hoan với nhau. Bà cũng không cấm chúng khoàn này. Như vậy với khoản tiền gửi về như trên, bà Định đã cảm thấy hài lòng với mức sống hiên tai, bà nói “Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiên tại của mình, bây giờ tôi không còn mong muốn gì hơn về vật chất nữa”. Thế nhưng khi hỏi về mối quan hệ trong gia đình bà lại buồn bởi vì thiếu thốn tình cảm gia đình, mặc dù anh chị cũng thỉnh thoảng về quê ăn tết, bà Định chia sẻ “Cứ mỗi năm tết đến tôi lại chạnh lòng, tủi thân lắm vì năm hết tết đến gia đình người ta thì vui vầy bên nhau còn gia đình mình thì tết nào cũng chỉ có 3 bà cháu mà thôi. Thì đành rằng phải như vậy chứ biết làm thế nào, xa xôi như vậy về cũng tốn kém, bên đấy người ta cũng khắt khe, mở quán bán hàng mà nghỉ thì đến lúc quay lại không bán được. Chi thi thoảng 1-2 năm về 1 lần”, đồng thời bà cũng tâm sự những khó khăn mà bà gặp phải khi con cái đi xa, đó là moi công việc trong gia đình cũng như công việc dòng họ, xóm làng đều do bà đảm nhận và quyết định, bà nói “Do cả bố và mẹ nó đều ở nước ngoài, tôi phải chăm sóc 2 cháu. Vì bố mẹ ở xa không quản lí được nên 2 đứa nó ngang bướng lắm, tôi nói gì cũng không nghe, đứa nhỏ học hành sa sút, suốt ngày chơi game còn đứa lớn đã học xong lớp 12 cũng suốt ngày chơi bời lêu lổng. Nói nặng chúng nó không nghe, học hành trên trường lớp mình bà cũng chẳng thể quản lý hết được. Bố mẹ nó cũng gọi về hỏi thăm tình hình thường xuyên, dặn dò học hành nhưng không có người kèm cặp xát xao thì cũng chẳng ăn thua gì. Còn công viêc dòng họ, xóm làng già rồi nhưng có đám cưới hay đám ma nào cũng phải có mặt. Bây giờ mình bà đảm đương hết mọi việc, công việc gì cũng đến tay. Từ nhỏ đến lớn. Quanh đây thì cũng có cô dì chú bác của chúng nó nhưng ai cũng có gia đình cả rồi, đều bận bịu, không ai làm thay việc nhà mình được. Việc nhà cũng như việc ngoài. Cũng may là tôi có sức khỏe không thì cũng không thể đảm đương được hết mọi việc. Chúng nó thường xuyên gọi điện về thăm hỏi thôi (3-4 lần gọi/ tuần), động viên tôi chăm sóc các cháu, giữ gìn sức khỏe”. Những chia sẻ về thu nhâp và mức sống cũng như mối quan hệ của gia đình khi có con trai và con dâu đi xuất khẩu lao động đã được bà Định chia sẻ rất cởi mở. Bà cũng cởi mở khi có những nhận xét cũng như sự so sánh về mức sống giữa những hộ có người đi xuất khẩu lao động và những hộ không có người đi xuất khẩu lao động, đó là loại trừ một số hộ gia đình do gặp (tai nạn lao động) hoặc một số trường hợp cá biệt lâm vào tệ nạn xã hội (bài bạc, rượu chè,…) đi về trắng tay thậm chí nợ nần thêm. Còn đại đa số kinh tế của những hộ gia đình có người đi làm ăn xa đều phát triển hơn, mức sống của họ cũng thay đổi hơn trước nhiều, cụ thể là những gia đình có người đi xuất khẩu lao động đa số đều xây nhà tầng, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng đầy đủ hơn, ví dụ bà nói về gia đình cô Hoa có con trai đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc “ từ khi có cậu con trai đi làm ở Hàn Quốc đời sống gia đình vượt lên hẳn: nhà 3 tầng, ti vi, xe may, tủ lạnh, điều hòa đều có hết, có vốn đầu tư vào chăn nuôi lợn và cá”. Những hộ ở nhà kinh tế cũng có chút thay đổi nhưng không rõ rệt như hộ có người đi làm ăn xa. Đa phần ở đây đi xuất khẩu lao động cũng vì mục tiêu thay đổi, cải thiện kinh tế hộ gia đình, số ít đi sang đấy học nghề…Giữa hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động có khác nhau về thu nhập, tiêu dùng, điều kiện nhà ở. Tuy nhiên về mối quan hệ gia đình thì không thể được như ở nhà, khi ốm đau, bệnh tật, công to việc lớn thì còn có người này người kia. Như gia đình bà đã ít người mà cả 2 con đều đi nên mọi thứ cũng có khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất, chăm sóc, giáo dục con cái. Hiền tiếp tục dẫn dắt cuộc nói chuyện bằng việc đưa ra câu hỏi: “Vậy bà có đồng ý cho anh chị đi tiếp trong những năm tới không hay muốn anh chị quay trở lại gia đình?” Bà Định nói: “Điều này còn tùy chúng nó. Ai chả mong con cái sum vầy với gia đình, mỗi lúc khó khăn là có người đỡ đần, nhưng mà thu nhập để nuôi gia đình từ đâu bây giờ? Chúng nó thì có ý định vài 3 năm nữa khi công việc ổn định thì cho 2 đứa nhỏ sang đấy bán hàng với bố mẹ, một người quay về trông nom gia đình, rồi chúng nó cũng định thôi không ở bên đấy nữa, có vốn rồi về quê hương làm ăn. Bà thì cũng chỉ biết vậy thôi!” Hiền cảm ơn bà đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin. Qua cuộc trò chuyện với bà Định về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống của các hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy mức sống của các hộ gia đình đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cưc, hầu hết những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động đều có thu nhập tương đối cao, thu nhập đều tăng lên. Khoản tiền gửi về các hộ chi tiêu tâp trung vào tái sản xuất ( trả nợ, sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, sửa chữa nhà cửa, mua tiện nghi trong nhà,…) và sản xuất( đầu tư vào chăn nuôi lợn, cá hoặc mở cửa hang buôn bán vật liệu xây dựng, giống, phân bón…). Đặc biệt là các hộ gia đình đều cảm thấy hài lòng với mức sống hiện tại của mình. Tuy chỉ gặp một vài khó khăn trong sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc các cháu ở nhà nhưng theo bà thì đó là điều không thể tránh khỏi. Trước đây có cả bố mẹ ở nhà thì việc dạy bảo chúng nó không quá khó khăn, bây giờ đi sang bên đó thì ít nhiều phải ảnh hưởng. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 2 Thời gian: 14h30 phút ngày 23/3/2012 tại nhà ông Đặng Văn Động Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Thúy Thư ký: Nguyễn Minh Huyền Người được phỏng vấn: Đặng Văn Động – 69 tuổi – Nông nghiệp Khi được nói về gia đình của mình gồm bao nhiêu thành viên ông Động vui vẻ cho chúng tôi biết: “gia đình ông gồm 6 thành viên trong đó ông là trụ cột chính trong gia đình, vợ ông tên là Phạm Thị Duân năm nay 65 tuổi và các con của ông tên là: Đặng Thị Dương: 38 tuổi Đặng Văn Hải: 35 tuổi Đặng Thị Hiền: 33 tuổi Đặng Văn Hậu: 23 tuổi Bắt đầu cuộc thảo luận thì Bác Động chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, công việc và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó thì có chị Đặng Thị Dương và anh Đặng Văn Hậu là hai người đi xuất khẩu ở Đài Loan tuy nhiên chị Dương sau khi lập gia đình mới đi xuất khẩu lao động cho nên hầu như phần thu nhập của chị gửi về cho chồng còn anh Hậu thì mới đi làm từ tháng 5 năm ngoái nên phần thu nhập của anh gửi về chỉ dành cho việc trang trải nợ nần mà trước kia ông bà vay vốn cho anh đi. Anh Hải thì đang làm di tu đường sắt trong miền nam và đã có gia đình, chị Hiền đã đi lấy chồng ở làng bên cạnh. Trong khi nói chuyện về việc anh Hậu đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan ông Động cho biết: trước khi anh đi xuất khẩu lao động thì điều kiện kinh tế nhà ông cũng không có sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học anh Hậu đã đi học nghề nhưng học xong về nhà không có công việc nên theo nguyện vọng của anh ông bà đã cho anh đi học tiếng đẻ đi xuất khẩu lao động. Cuộc sống gia đình cũng ổn định, không quá khó khăn nhưng con cái đi xa thì đôi khi cũng thiếu nguồn lao động trong sản xuất và công việc gia đình”. Để dẫn dắt cuộc nói chuyện Thúy tiếp tục đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu thêm về tác động của việc đi xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình: “Anh chị đi xuất khẩu lao động có gửi tiền về cho gia đình hay không? Mức độ thường xuyên như thế nào thưa bác?” Bác Động chia sẻ thẳng thắn: “Từ khi anh đi đến giờ thì anh cũng có gửi tiền về nhà, cứ nửa năm thì anh ấy gửi về một lần nhưng số tiền đó cũng chỉ giành cho việc trả nợ vì con trai ông cũng mới đi xuất khẩu lao động thôi nên cũng chưa có tiền để ra. Và khi anh gửi tiền về thì anh gửi qua người trung gian ở trên Hà Nội và họ mang về cho ông bà nhưng tiền anh gửi về thì lại bằng tiền đôla nên ông bà phải ra ngân hàng để đổi thành tiền Việt. Mỗi lần gửi tiền về gặp phải rất nhiều thủ tục, qua nhiều khâu nên cũng hơi phức tạp. Do gia đình không có người thân bên đó nên việc gửi tiền mới phải thông qua ngân hàng. Bình thường thì những hộ khác có người đi xuất khẩu lao động thì tiền gửi về thông qua một số người thân quen bên đó, mỗi lần về thì họ gửi giúp: Nói về tiêu dùng, chi tiêu trong gia đình thì gia đình ông cũng đưa ra những tiêu chí, kế hoạch cụ thể. Việc chi tiêu trong gia đình ông từ khi anh Hậu đi xuất khẩu lao động thì vẫn như trước kia nên hàng ngày ông vẫn phải đi đánh giậm, chăn nuôi lợn gà để có tiền chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Nói là gia đình có người đi xuất khẩu lao động nhưng cuộc sống không có gì thay đổi lớn, hầu hết thì vẫn như xưa. Hàng ngày gia đình ông chi tiêu ăn uống cũng đơn giản, tự cung tự cấp, hai ba ngày mới đi chợ để mua thêm thịt cá chứ bình thường thì rau hái ở vườn, tôm cá đi bắt thêm. Đời sống cứ như vậy thôi!” Chi phí chiếm đa phần của gia đình là những khoản đóng góp vào công việc chung của dòng họ như giỗ chạp, hiếu hỷ,quỹ khuyến học…chứ mua sắm thì cũng hạn chế, không có nhiều. Nhìn chung so với cuộc sống của các hộ trong thôn xếp vào những hộ trung bình khá, không khấm khá là mấy. Khi được hỏi về yếu tố ý tế và sức khỏe thay đổi như thế nào khi gia đình có người đi xuất khẩu lao động thì ông nói: “Không thay đổi nhiều lắm! Hàng năm cũng đôi ba lần đi khám sức khỏe, vì bây giờ có tuổi rồi, sức khỏe cũng có yếu đi nhưng đấy cũng là điều tất yếu. Chứ nói là con cái đi xuất khẩu lao động mà thấy khỏe lên thì không hề có. Chúng nó vắng nhà những lúc đau ốm thì phải tự xoay sơ, đi mua viên thuốc về uống – đấy là chỉ cảm cúm nhức đầu chứ mà nặng thì lại nhờ bà con làng xóm sang giúp đỡ, họ hàng ở xa thì cũng ít về thăm”. Thúy hỏi tiếp: “Vậy gia đình mình ó đồng ý cho anh chị đi xuất khẩu lao động hay không ạ?” Thực ra nói muốn hay không thì chắc là không đâu nhưng cũng vì kinh tế gia đình còn khó khăn, chi tiêu eo hẹp nên đi vài ba năm cải thiện gia đình rồi về. Kể như các nhà đang ở đây vẫn còn dột nát, chưa có tiền tu sửa nhưng cứ chờ vào mấy sào ruộng, chăn nuôi vài con gà, vài con lợn thì đến bao giờ mới có tiền mà sửa chữa, xây mới. Đấy là chưa kể đến việc chi tiêu cho các hoạt động khác như thăm người ốm, chi phí cho tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vụ nào mà mất mùa thì coi như đói kém, mọi thứ trở nên quá khó khăn. Xét về điều kiện gia đình thì không có mấy, kết hợp với phỏng vấn và quan sát cho thấy điều kiện tiện nghi sinh hoạt gia đình xét vào mức trung bình, ngang với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động ở địa phương. Nhìn vào gia cảnh nhà ông chỉ có một chiếc ti vi và một chiếc điện thoại để liên lạc với moị người đây cũng chính là cầu nối giúp ông bà có thể nắm bắt được tình hình của anh Hậu bên kia. Ông cho biết tuy anh Hậu ở xa như vậy nhưng hầu như tuần nào anh ấy cũng gọi về để hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông bà và công việc của gia đình. Tuy là xa gia đình nhưng luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe, sinh hoạt của gia đình. Thỉnh thoảng lại nhắc nhở ông phải chú ý giữ sức khỏe, chi tiêu không phải tiết kiệm qúa làm gì”. Tuy ông bà đều đã già nhưng lại chưa được hưởng niềm vui của người già là được nghỉ ngơi và vui vầy bên con cháu vì ông bà vẫn phải làm những việc từ công việc nhẹ đến công việc nặng các con đều đi làm xa hoặc đã lập gia đình nên không giúp gì được cho ông bà mấy, tiền cũng không có nên ông bà chi tiêu rất tiết kiệm thì mới đủ tuy điều kiện kinh tế còn vất vả nhưng ông bà vẫn thấy vui vẻ vì được các con quan tâm, đời sống hiện tại được cải thiện hơn so với trước rất nhiều, ở đây cái gì cũng có chỉ không có tiền mua thôi, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng dễ dàng, đường xá thuận tiện cho việc đi lạị. Ông bà là dân thuần nông nên mối quan hệ của ông bà đối với làng xóm cũng rất tốt. Khi được hỏi về những hộ có người đi làm ăn xa thay đổi như thế nào về thu nhập cũng như mối quan hệ đối với làng xóm, gia đình thì ông nói:” về kinh tế thì có tăng lên nhiều so với những gia đình không có người đi xuất khẩu lao động, nhiều người đi họ gửi tiền về xây dựng nhà cửa khang trang tiện nghi đầy đủ, mức sống tăng lên so với trước như cô Đào bên cạnh nhà ông có chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài dã gửi tiền về và đang xây lại nhà tuy nhiên cô ấy cũng ít khi tiếp xúc với mọi người vì nhà cô ấy có người con trai bị tàn tật, bố mẹ già yếu nên cũng bận suốt còn một số gia đình khác thì cũng tùy người có người vẫn giữ được mối quan hệ tốt với mọi người nhưng có người thì lại thay đổi do nhà họ có điều kiện hơn. Xét riêng về cảm nhận của cá nhân ông thì thấy việc đi xuất khẩu lao động có làm thay đổi lớn diện mạo của địa phương, gia đình. Nhiều hộ gia đình đi về rồi thì cũng kiến thiết được nhà cửa, đầu tư cho sản xuất, mua sắm trang thiết bị, du lịch, giải trí có khá hơn trước. Tuy nhiên một số gia đình cũng có trục trặc về mặt tình cảm, vợ chồng đi xuất khẩu lao động thì bỏ bê công việc chăm sóc con cái, thoái thác trách nhiệm cho ông bà, cô dì chú bác. Có hộ thì sau một thời gian đi xuất khẩu lao động vợ chồng mẫu thuẫn với nhau, ghen tuông rồi ly dị, con cái phải ở với ông bà. Hay nói cách khác, cái gì cũng có 2 mặt của nó, được cái này thì mất cái kia, phát triển về kinh tế thì quan hệ, công việc gia đình không được đảm bảo. Kết thúc buổi thảo luận Huyền và Thúy gửi lời cảm ơn tới ông đã nhiệt tình chia sẻ thông tin. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU Thời gian: 10h30’ ngày 24/3/2012 tại nhà bác Nguyễn Thị Tuyến Người phỏng vấn: Lưu Hồng Tùng Thư ký: Ngô Thị Huệ Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Thị Tuyến – 49 tuổi – Nông nghiệp Giới thiệu về bản thân, mục tiêu của cuộc phỏng vấn: Tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình Cuộc phỏng vấn diễn ra vui vẻ, cởi mở, và dưới dạng tâm sự của cô Tuyến về hoàn cảnh gia đình mình gặp phải. Gia đình cô Tuyến là một trong những hộ có người đi xuất khẩu lao động tại xã Tân kỳ -huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương khi chúng tôi đến nhà trò chuyện thi cô chia sẻ rất cởi mở và cho biết người con trai cả của cô anh ấy tên là Nguyễn Công Tiến, năm nay 25 tuổi và chưa lập gia đình đang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Khi được hỏi gia đình cô có muốn cho anh Tiến đi xuất khẩu lao động không thi trên gương mặt cô thoáng chút buồn và cô trả lời là không muốn cho anh đi xuất khẩu lao động, bởi vì nhà nghèo không có tiền cho đi, tiền đi lại cao và gia đình cô chỉ có 2 người con anh Tiến là con trai duy nhất của gia đình. Nên cô không muốn cho đi vì thương và lo cho anh. Nhưng sau khi đi bộ đội về ở nhà không có công việc ổn định thu nhập thấp nên anh Tiến nhất quyết đi để làm giàu vì thế gia đình cô đành chiều theo ý anh và vay tiền cho anh đi xuất khẩu lao động Cô cho biết hiện nay anh Tiến đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan đã được 2 năm và gia hạn thêm 1 năm, tại ở nhà không có công việc ổn định và thu nhập thấp nên anh Tiến đã đi xuất khẩu lao động để tìm một công việc ổn định và thu nhập cao hơn. Chi phí tiền đi của anh là 150 triệu trong 2 năm anh mới gửi về được 60 triệu, bởi vì chi phí cho anh đi cao và trong quá trình làm việc tại Đài loan anh bị tai nạn lao động và phải chi trả tiền viện phí một nửa và thu nhập của anh ở bên Đài Loan không được ổn định nên số tiền gửi về rất ít. Trong 2 năm gia đình mới trả được 60 triệu tiền vay Ngân Hàng, nhưng gia đình còn nợ Ngân Hàng 70 triệu đông, khoản tiền anh gửi về chỉ dùng vào việc trả nợ ngân Hàng. Như cô Tuyến cho biết “anh Tiến gửi tiền về bằng cách tay đôi”, do số tiền gửi về dùng để trả nợ ngân Hàng nên gia đình cô Tuyến không thay đổi gì về mức sống mà có khi là giảm đi so với trước khi anh Tiến đi xuất khẩu lao động. Từ khi anh Tiến đi xuất khẩu lao đông thu nhập gia đình cô Tuyến bị giảm đi, do còn nợ một khoản tiền 70 triệu của ngân Hàng mà trước kia vay cho anh đi vẫn chưa trả được. Trong khi đó mức chi tiêu lớn do giá cả thị trường tăng, 1 tháng gia đình cô phải trả 70 nghìn đồng cho tiền điện nước, hơn 2 triệu đồng cho tiền ăn và hơn 1 triệu tiền tiền khác ( đám cưới, đám ma,…). Hàng tháng cô phải chi trả một khoản tiền lớn cho sức khỏe do cô bị tai nạn gãy mất 4 cái xương sườn, nên thu nhập của gia đình cô không đủ để đáp ứng cho sinh hoạt của gia đình. Cô Tuyến cho biết mức độ tiếp cận các dịch vụ của gia đình cô thấp và không thường xuyên và nguồn lao động của gia đình từ khi anh Tiến đi xuất khẩu lao động bị giảm đi vì thiếu người tham gia sản xuất và các công việc khác của gia đình. Anh Tiến đi xuất khẩu lao động có sự thay đổi trong mỗi quan hệ gia đình như phải xa nhau nên thiếu thốn tình cảm chăm sóc giữa các thành viên với nhau, cô Tuyến ngày đêm buồn và lo cho anh. Anh Tiến đi xuất khẩu lao động một thời gian dài nhưng anh Tiến gừi tiền về chưa đủ để trả ngân hàng nên đến ngày phải trả lãi cho ngân Hàng vợ chồng cô Tuyến lại cãi nhau vì không có tiền. Anh Tiến chưa có vợ nên vẫn sống chung cùng bố mẹ nên trụ cột chính trong gia đình cô Tuyến là chồng cô chú Nguyễn Công Tuấn, chú Tuấn lao động kiếm tiền để chi trả các khoản sinh hoạt và lo cho 2 bên nội ngoại. Cô Tuyến đảm nhận chăm sóc gia đình, nội trợ cho gia đình so với thời điểm trước khi anh tiến đi xuất khẩu lao động và sau khi đi thì mọi công việc trong gia đình anh vẫn do bố mẹ anh đảm nhận chính. Khi gia đình, dòng họ có hiếu hỷ giỗ chạp thì anh Tiến không về được tại vì xa xôi và anh không có tiền để về. Do không có thời gian và thu nhập ít và anh Tiến gặp tai nạn lao động nên anh chỉ gọi điện về quan tâm, hỏi thăm gia đình vài tháng mới gọi về một lần. Hiện nay để duy trì liên lạc với gia đình thường xuyên anh Tiến chủ yếu là gọi điền về. Cô Tuyến cho biết trong đời sống gia đình từ xưa đến nay chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên từ khi anh Tiến đi gia đình cô có những thay đổi rõ nét cả vật chất lẫn tinh thần như tình cảm gia đình bị chia sẻ và các mối quan hệ gia đình bị thay đổi do vợ chồng cô phải trả nợ ngân hàng thay anh Tiến, chi tiêu ăn uống cũng phải tiết kiệm hơn. Trong đời sống sản xuất anh Tiến đi xuất khẩu lao động thì thiếu một nguồn lao động làm nông nghiệp chính cho nên gia đình cô phải cho người khác làm bớt đi một phần ruộng. Từ khi anh Tiến đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan gia đình cô gặp phải rất nhiều khó khăn, do sức khỏe của cô Tuyến yếu, đau ốm nên không làm được nhiều thiếu nguồn lao động, đời sống sinh hoạt và sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp nên không có tiền chi tiêu, mỗi quan hệ gia đình nhà cô bị mâu thuẫn không thuận hòa. Nguồn lao động chính trong gia đình trông chờ vào chồng cô là chú nguyễn công Tuấn, chú Tuấn lao động kiếm tiền để chi trả các khoản sinh hoạt và lo cho hai bên nội ngoại. Cô Tuyến cho biết “về kinh tế nhiều hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động có tăng lên nhiều so với những gia đình không có người đi xuất khẩu lao động, nhiều người đi họ gửi tiền về xây dựng nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, mức sống của họ tăng lên so với với trước”. Ngược lại cũng có nhiều hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động thì kinh tế bị giảm đi. vd như gia đình cô Tuyến mức sống ngày càng đi xuống trong nhà không sắm sửa được gì thậm chí còn phải bán đi để có tiền trả nợ ngân Hàng.Về quan hệ làng xóm thì cũng có nhiều gia đình có chồng con đi xuất khẩu lao động kinh tế khá giả hơn nên họ không còn thân thiện với hàng xóm như trước kia, hay như gia đình cô Tuyến rất ngại tiếp xúc với hàng xóm vì hoàn cảnh gia đình cô như vậy hay bị hàng xóm hỏi thăm con trai cô có hay gửi tiền về không nên cô rất ngại khi tiếp xúc nói chuyện với mọi người trong xóm.Theo ý kiến của cô nhìn chung những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động thì vẫn hơn so với những người không đi. Xã Tân Kỳ là một trong xã có nhiều hộ có người đi xuất khẩu tại Tỉnh Hải Dương và độ tuổi đi tầm 18- 47, nhìn chung những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động đã có sự thay đổi rõ rệt về đời sống kinh tế của gia đình mình như: về xây dựng và kiến thiết lai nhà cửa, các phương tiện đi lại, sinh hoạt chi tiêu trong gia đình đầy đủ phục vụ cho cuộc sống của họ như xe máy , ti vi, điện thoại… cũng được mua sắm ngày càng nhiều. Nhưng qua cuộc trò chuyện cùng cô Tuyến tôi nhận thấy được một khía cạnh khác của việc đi xuất khẩu lao động, có người đi được nhưng không có tiền gửi về, có người bị công ty lừa đảo mất tiền, còn có trường hợp giống như nhà cô Tuyến. Mối quan hệ của gia đình cũng thay đổi mà có đôi khi bị dạn vỡ do kinh tế đi xuống. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO Thời gian: 15h ngày 24/3/2012 tại nhà bác phó thôn Người phỏng vấn: Phạm Thị Thu Hà Thư ký: Nguyễn Văn Điệp Người được phỏng vấn: Bác Vĩnh – Phó thôn Ngọc Lâm Bắt đầu cuộc trao đổi Hà giới thiệu về bản thân, mục tiêu của cuộc phỏng vấn: Tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình để bác hiểu và chia sẻ thông tin cho nhóm. Hà đã đưa ra câu hỏi: Bác có thể cho chúng cháu biết tình hình đi xuất khẩu lao động của thôn mình là như thế nào được không ạ? Bác Vĩnh nói: Tình hình đi xuất khẩu lao động của thôn Ngọc Lâm là 131 người, đa phần là nam giới, độ tuổi từ khoảng 27 tuổi đến 45 tuổi, chủ yếu là tới những nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malasia, Đức… Ví dụ: công việc ổn định, thu nhập cao, có người thân ở bên nước sở tại, đảm bảo an toàn về trật tự an ninh hay không. Quan trọng hơn, tâm lý chung của hầu hết người lao động khi lựa chọn điểm đến đó là mức lương mà họ kiếm được cao hay thấp. Các quốc gia được chọn chủ yếu là thuộc khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Đây là những nước có mức lương trả cho lao động tương đối cao và công việc ổn định. Người lao động nhận hợp đồng lao động từ 3-5 năm và hầu hết là do người quen giới thiệu, một số ít thuộc diện được gửi đi theo chính sách của địa phương. Những người có trình độ học vấn và tay nghề cao thường ở lại đó với thời gian lâu hơn (từ 5-10 năm), còn người có trình độ học vấn hết cấp 1, cấp 2 thì khi kết thúc hợp đồng lao động là quay trở về gia đình. Trong số những người đi xuất khẩu lao động rất ít người có trình độ học vấn cao trên đại học, chỉ chiếm khoảng từ 5-10%. Hơn nữa, đặc thù công việc bên đó cũng yêu cầu phải có tay nghề và trình độ nhất định mới có thể làm được. Ví dụ như lắp ráp máy móc, thiết kế mạng điện thì họ chỉ nhận những người có trình độ 12/12 trở lên. Chế độ quản lý lao động nghiêm ngặt của nước sở tại khiến họ ít có cơ hội được về thăm nhà thường xuyên, thậm chí là không có ngày nghỉ lễ. Người ta đi theo thời hạn, hết hạn mới về, xong lại đi tiếp, có người đi 3 đến 4 lần. Khi nói về lý do người dân đi xuất khẩu lao động thì bác Vĩnh cho rằng: Dựa vào tình hình chung của thôn Ngọc Lâm nói riêng và xã Tân Kỳ nói chung thì kinh tế còn thấp, đồng bằng chiêm trũng, cuộc sống khó khăn, người dân còn nghèo khó nên bắt buộc phải ra đi. Tất cả cũng là vì nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống thôi. Với thời buổi bây giờ, giá cả hàng hóa leo thang, chỉ có người dân chúng tôi là thiệt thòi, phải xoay sở đủ mọi thứ: làm thế nào không mất mùa, làm sao có thu nhập trang trải cuộc sống. Ở bên đó, họ có thể kết hợp vừa học nghề vừa làm việc. Âu cũng là do điều kiện kinh tế ở nhà thu nhập thấp, đi xuất khẩu lao động để cải thiện kinh tế gia đình. Thu nhập cao gửi về làm nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, đầu tư sản xuất buôn bán. Bác cũng cho rằng từ khi người dân đi xuất khẩu lao động thì mọi mặt đều thay đổi: từ thu nhập, chi tiêu đến điều kiện nhà ở là thay đổi rõ rệt. Đời sống được nâng cao so với trước đây. Đối với công việc chung của làng xóm như làm đường, xây dựng nhà văn hóa thì có đóng góp nhưng chưa đáng kể, hầu như cũng đóng góp như đối với những hộ ở nhà. Hà hỏi thêm: Bác có thể cho cháu biết sự khác biệt giữa mức sống của hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động với hộ không có người đi xuất khẩu lao động là thế nào không ạ? Theo bác Vĩnh: Các cá nhân đi xuất khẩu lao động có thu nhâp dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/ tháng, đó là đi Malaysia, Đài Loan, còn đi Hàn Quốc với Nhật Bản hay Libi thì tiền lương kiếm được phải từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ tháng. Ví dụ như gia đình cô Thanh có con trai đi làm ở Hàn Quốc thu nhập 20 triệu đồng/ tháng. Đời sống của những hộ gia đình đi xuất khẩu lao động chủ yếu là tăng lên, qua đó cũng góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn như: làm nhà cao tầng, mua đất, mua nhà, mua xe do nguồn thu nhập của họ tăng lên từ tiền gửi về. Cùng với đó là thu nhập chi tiêu cũng tăng lên, kiến thiết nhà cửa vẫn là sự thay đổi lớn nhất mà dễ nhận thấy. So sánh với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động thì chênh lệch hoàn toàn, nhìn chung những gia đình có người đi xuất khẩu lao động thì mức sống tăng lên hẳn, mua sắm vật dụng sinh hoạt. Với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động thì sống dựa vào nông nghiệp, ít có cơ hội tăng thêm thu nhập vì không có vốn lớn. Còn những hộ đi xuất khẩu lao động thì tiền gửi về giúp họ mua sắm vật liệu, xây dựng, gửi tiết kiệm… Nhìn chung, mối quan hệ giữa gia đình và hàng xóm không có gì thay đổi, họ vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm, bản sắc dân tộc. Cũng có trường hợp gia đình vợ hoặc chồng đi sang đó rồi sứt mẻ tình cảm do ở nhà không có người lo việc gia đình, vợ cặp bồ rồi ly hôn. Những những trường hợp đó là hy hữu. Hà trao đổi thêm với bác về một số trường hợp không gửi tiền về gia đình thì nguyên nhân là do đâu. Bác Vĩnh nói: “Cũng có hộ đi xuất khẩu lao động nhưng làm ăn không gửi về được, không hoàn được vốn do không có việc, chơi bời, trai gái nên không có tiền gửi về cho gia đình, nhưng số này chỉ chiếm đến 5%” Bên cạnh đó, có trường hợp họ về nhà hẳn không đi xuất khẩu lao động nữa họ về chủ yếu làm nông nghiệp, đi làm thuê, mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán khoảng 3%. Thường họ làm những công việc như buôn bán nhỏ, nhờ vào tiền gửi về họ làm được tích góp trong khi đi xuất khẩu lao động. Khi đặt ra câu hỏi về những khó khăn của hộ gia đình khi đi xuất khẩu lao động. Ví dụ như việc chăm lo hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái, công việc gia đình (nội trợ sản xuất)? Bác Vĩnh cho rằng: “Nói chung là cái gì cũng phải có 2 mặt! Đời sống của họ có tăng lên đáng kể nhưng trái lại về mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái..là có thay đổi hẳn so với trước kia. Ví như nhà bên cạnh có chồng đi xuất khẩu lao động, tiền gửi về để kiến thiết nhà cửa, mua sắm vật dụng, chi tiêu nhưng được vài năm thì vợ chồng ly dị, con cái thì học hành cũng không đến nơi đến chốn. Khó khăn của những hộ gia đình đi xuất khẩu lao động đó là việc nuôi dạy con cái khi đi còn nhỏ, khoảng 7%. Con cái không được giáo dục đến nơi đến chốn, vay vốn lớn, nợ nần nhiều…. Chăm sóc con cái hay bất cứ công việc gì trong gia đình đều phải nhờ ông bà, các bác hay anh chị em trực tiếp ở nhà chăm sóc. Nhưng mà phải nói thật là những đứa trẻ mà cả bố và mẹ đều đi xuất khẩu lao động thì con cái ở nhà không học hết cấp 3, không thi đại học hoặc phần lớn là học xong sẽ sang đó đi xuất khẩu lao động”. Hay nói tới nguồn lao động địa phương, bác nói rằng: “Nguồn lao động địa phương có sự thay đổi từ khi có hiện tượng người dân đua nhau đi xuất khẩu lao động. Hàng năm những công việc chung của như cày cấy, làm kênh mương, thủy lợi, làm đường… là phải thuê người thôn khác làm, thỉnh thoảng trong thôn vào dịp lễ hội cần đến thanh niên trai làng thì cũng không có đủ, công việc chung của thôn cũng bị hạn chế nhiều” Kết thúc cuộc trò chuyện, Hà gửi lời cảm ơn tới bác vì đã nhiệt tình cung cấp một số thông tin về tình hình chung đi xuất khẩu lao động ở địa phương và mức sống hộ gia đình có người đi xuất khẩu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_nhom_pham_ha_5066.docx