Đề tài Ảnh hưởng hình thức pháp lý của doanh tới hoạt động quản trị tài chính
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
1.2. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp
1.2.1.
Doanh nghiệp tư nhân
1.2.2.
Công ty hợp danh:
1.2.3.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
1.2.4.
Công ty cổ phần
1.2.5.
Doanh nghiệp nhà nước
1.2.6.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp:
2.1. Bộ máy quản lý:
2.2. Huy động vốn:
2.3. Quản trị tài sản:
2.4. Khả năng rút vốn và chuyển nhượng:
2.5. Mức độ ổn định trong kinh doanh:
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng hình thức pháp lý của doanh tới hoạt động quản trị tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
Khái niệm chung:
Khái niệm doanh nghiệp
Các loại hình tổ chức doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh:
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp:
Bộ máy quản lý:
Huy động vốn:
Quản trị tài sản:
Khả năng rút vốn và chuyển nhượng:
Mức độ ổn định trong kinh doanh:
Khái niệm chung:
Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”
Các loại hình tổ chức doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là hình thức tổ chức kinh doanh lâu đời nhất và đơn giản nhất của một thực thể kinh doanh. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, không chỉ trên phần vốn đầu tư ban đầu mà còn phải đem tài sản cá nhân trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thuận lợi lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là thành lập rất đơn giản, dễ dàng. Chủ doanh nghiệp là người có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, được nhận tất cả thu nhập từ kinh doanh sau khi đã thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân có giới hạn nhất định. Doanh nghiệp không có quyền huy động vốn dưới bất kỳ hình thức phát hành chứng khoán nào.
Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên là đồng sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Loại hình công ty hợp danh có lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân về khả năng huy động vốn do có thể có nhiều thành viên góp vốn kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại công ty do các thành viên góp vốn để thành lập và họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã góp vào công ty
_ Công ty TNHH một thành viên: Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
_ Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005:
+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt
Công ty cổ phần
Là công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới hình thức cổ phần để hoạt động.
_ Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Căn cứ vào hình thức phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có hai loại: công ty cổ phần nội bộ và công ty cổ phần đại chúng. Công ty cổ phần nội bộ là loại công ty chỉ phát hành cổ phiếu cổ phiếu trong các cổ đông sáng lập, công nhân và những người quen thuộc với công ty. Công ty cổ phần đại chúng là loại công ty có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.
Doanh nghiệp nhà nước
Là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước đại diện nắm quyền sở hữu, quản lý nhằm phục vụ cho những mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Ở Việt Nam, theo Luật DNNN năm 2003 thì DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoặc có cổ phần góp vốn chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ thường đầu tư thành lập các DNNN trong những ngành chậm thu hồi vốn, khó thu hút vốn từ khu vực tư nhân, hoặc đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Là doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần, hoặc toàn bộ vốn nhằm thực hiện các mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo quy chế của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp:
Bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý
Mức độ tham gia của nhà quản trị vào bộ máy.
Yêu cầu bắt buộc của tổ chức quản lý.
Doanh nghiệp tư nhân
Quản lý doanh nghiệp tư nhân:
_Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
_Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm GĐ hoặc quản lý doanh nghiệp thì chủ DNTN phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
_Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc toà án trong tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
_Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
_Cho thuê DNTN :chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người đi thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê
+bán DNTN: chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác chậm nhất 15 ngày trước ngày chuyền giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp, tên và địa chỉ người mua, tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, tên, địa chỉ, số nợ, thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ, hợp đồng lao động ,hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết hợp đồng đó
Không nhất thiết phải có hoặc nếu có thì cũng đơn giản không quá phức tạp
Công ty hợp danh
Cơ cấu tổ chức pháp lý gồm: hội đồng thành viên, thành viên hợp danh, GĐ, TGĐ
_Hội đồng thành viên(chủ tịch hội đồng thành viên) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất
Chủ tịch hội đồng thành viên: hội đồng thành viên bầu 1 thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm GĐ/TGĐ nếu công ty không quy định khác
_Thành viên hợp danh: có quyền yêu cầu triệu tập hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh
_Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo quy định của pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động của công ty
_Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty các thành viên hợp danh cùng nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty
_Khi một hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện 1 số hoạt động kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số
Tổ chức quản trị tài chính vẫn đơn giản
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
_Cơ cấu tổ chức:do 1 tổ chức làm chủ sở hữu cử ra người đại diện phần vốn góp của tổ chức công ty.
Nếu tổ chức cử ra ít nhất 2 người đại diện thì bao gồm:
+,hội đồng thành viên:gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền
+giám đốc, tổng giám đốc
+,kiểm soát viên
Nếu tổ chức cử ra ít nhất 1 người đại diện thì bao gồm:
+chủ tịch công ty là người được cử
+GĐ/TGĐ
+kiểm soát viên
_Do 1 cá nhân làm chủ sở hữu gồm:
+Chủ tịch công ty,GĐ/TGĐ(chủ tịch công ty có thể kiêm GĐ/TGĐ hoặc thuê người khác)
+chủ sở hữu đồng thời là chủ tịch công ty
_ Cá nhân trực tiếp quản lý.
_ Tổ chức gián tiếp quản lý, có thể không trực tiếp ra quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
Tổ chức quản trị tài chính phức tạp hơn của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Cơ cấu tổ chức pháp lý gồm: hội đồng thành viên,chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc( tổng giám đốc).
_Hội đồng thành viên: gồm các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.kỳ họp hội đồng thành viên ít nhất mỗi năm 1 lần
_Chủ tịch hội đồng thành viên:hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty nhiệm kỳ 5 năm nhưng không hạn chế số lượng nhiệm kỳ
_Giám đốc(tổng giám đốc):là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình(là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc không phải thành viên)
_Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc, tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật
Tổ chức tài chính khá phức tạp
Công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm:đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị,GĐ( TGĐ) nếu có trên 11 cổ đồng là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phải có Ban kiểm soát
_Đại hội đồng cổ đông:gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết( bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết) là cơ quan quyết định cao nhât của công ty cổ phần
_Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết đinh mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty, trừ vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông
HĐQT có không ít hơn 3 thành viên. Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
_GĐ(TGĐ):là người điều hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty(GĐ/TGĐ do hội đồng quản trị bổ nhiệm 1 người trong số họ hoặc thuê người khác)
_Ban kiểm soát:từ 21 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp theo quy định
_Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện công ty theo pháp luật
Phải có tổ chức tài chính rõ ràng và chi tiết
Doanh nghiệp nhà nước
_Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với việc quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
_Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có Hội đồng quản trị. Các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập sau đây có Hội đồng quản trị: (i) Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; (ii) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; (iii) Công ty nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.
Phải có tổ chức quản trị tài chính
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
_Hội đồng quản trị: gồm những thành viên chịu trách nhiệm về phần vốn nhà nước tại Tổng công ty._Giúp việc cho Hội đồng quản trị có:Ban Kiểm soát, các ủy ban chuyên môn, hội đồng cố vấn (dự kiến).
_Ban giám đốc: gồm các thành viên điều hành các hoạt động kinh doanh thường kỳ của Tổng công ty.
_ Phụ thuộc vào loại cổ đông và tỷ lệ sở hữu mà mức độ khác nhau.
Phải có tổ chức quản trị tài chính
Huy động vốn:
Cách thức huy động vốn
Doanh nghiệp tư nhân
_ Vay vốn từ ngân hàng hoặc người khác.
_ Không thể huy động vốn góp (cổ phần, phần góp vốn)
Công ty hợp danh
_ Vay vốn từ ngân hàng hoặc chủ nợ khác.
_ Kết nạp thêm thành viên hợp danh, góp vốn.
_ Huy động thêm vốn góp từ thành viên hợp danh, góp vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
_ Vay vốn từ ngân hàng hoặc chủ nợ khác.
_ Phát hành trái phiếu.
_ Kết nạp thêm thành viên (chuyển đổi loại hình DN)
_ Không được phát hành chứng khoán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
_ Vay vốn từ ngân hàng hoặc chủ nợ khác.
_ Kết nạp thêm thành viên mới.
_ Huy động thêm vốn từ thành viên.
_ Phát hành trái phiếu.
Công ty cổ phần
_ Vay vốn từ ngân hàng hoặc chủ nợ khác.
_ Phát hành thêm CP mới cho cổ đông hiện hữu và những người khác.
_ Phát hành chứng khoán ra công chúng.
_ Không bị bất cứ hạn chế nào về quy mô, phạm vi, cách thức huy động vốn.
Doanh nghiệp nhà nước
_Phát hành thêm trái phiếu Chính Phủ.
_Huy động thêm nguồn vốn ODA.
_Vay từ nguồn vốn vốn vay thương mại
_Phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông nhà nước và tư nhân
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
_Huy động thêm nguồn vốn từ nước ngoài.
Quản trị tài sản:
Quản trị tài sản
Quản trị tài sản cố định
Quản trị tài sản lưu động
Doanh nghiệp tư nhân
_ Toàn bộ tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
_Tài sản phải được ghi rõ chủng loại, số lượng, trạng thái…
_Có thể cho thuê doanh nghiệp hay bán doanh nghiệp
__Luôn ghi chép đầy đủ các khoản vay nợ vốn, các khoản thu chi của doanh nghiệp.
_Vốn của doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp quản lý._Doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần quan tâm đến việc trả lợi tức cho các cổ đông mà 1 mình chủ doanh nghiệp có thể hưởng lãi nhưng đồng nghĩa chủ doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ số nợ 1 mình bằng toàn bộ tài sản của mình
Công ty hợp danh
_ Toàn bộ tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
_Tài sản phải được ghi rõ chủng loại, số lượng, trạng thái…
_Vốn của công ty sẽ do nhiều hơn 2 thành viên đóng góp nhưng vẫn chủ yếu được quản lý bởi 1 người lãnh đạo.
_Lợi nhuận sẽ được chia đầy đủ cho các thành viên đồng nghĩa số nợ nếu có cũng được san sẻ như vậy.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
_ Toàn bộ tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
_Tài sản phải được ghi rõ chủng loại, số lượng, trạng thái…
_Khi một tài sản tăng phải điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng.Một tài sản giảm đi cũng phải điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng.
_Vốn của công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
_ Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
_Tài sản phải được ghi rõ chủng loại, số lượng, trạng thái…
_Khi giải thể hay phá sản, toàn bộ tài sản được chia cho các thành viên tùy theo mức độ góp vốn.
_Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Về nguyên giá: Đối với tài sản là máy, thiết bị, bắt buộc phải đánh giá lại nguyên giá tại thời điểm xác định giá. Trong trường hợp tài sản là dây chuyền sản xuất rất lạc hậu về công nghệ, hiện tại không còn được sản xuất, lưu thông trên thị trường và cũng không có tài sản so sánh tương đương thì được xác định theo nguyên giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán lại rất cao, bất hợp lý do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần bởi chênh lệch về tỷ giá theo quy định của Nhà nước trong chế độ kế toán trước đây.
Quản trị tiền:
_Đến kỳ hạn, công ty đều phải chi trả cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính
. Do vậy, ngoại trừ cổ tức trả cho CPUĐ cổ tức thì bất cứ điều khoản nào trong Điều lệ quy định sẽ trả một khoản tiền lãi cố định cho CĐPT trong công ty ngay cả khi kinh doanh không có lãi đều trái với nguyên tắc CTCP chỉ được trả lãi khi kinh doanh có lãi, đều bị coi là không hợp pháp.
_ Các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận. Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và tất cả thành viên HĐQT phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.
Doanh nghiệp nhà nước
_Chủ yếu là do Nhà nước quản lý và kiểm soát các mục tiêu và chiến lược quan trọng liên quan đến tài sản.
Quản trị tiền
_ Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước đã được xác định, giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong các ngành và lĩnh vực đặc biệt
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
_Tài sản cố định được quản lý bởi các bộ phận của công ty.
_Chủ yếu các tài sản lưu động liên quan đến tiền vốn đều được nằm dưới sự quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài._Mọi nguồn lợi nhuận được tạo ra đều được báo cáo và thông qua hội đồng quản trị.
Khả năng rút vốn và chuyển nhượng:
Khả năng rút vốn và chuyển nhượng
Khả năng rút vốn
Thủ tục
Doanh nghiệp tư nhân
_ Chủ DN có thể thu hẹp, giải thể hoặc bán tài sản của DN để thu hồi vốn. Sau khi bán doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán, và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
_ Thông báo giảm vốn sử dụng vào KD, hoặc bán tài sản đang sử dụng vào KD.
Công ty hợp danh
_ Thành viên góp vốn tự do chuyển nhượng phần góp vốn cho người khác.
_ Thành viên hợp danh có thể chuyển nhượng vốn, nhưng phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên.
_ Đăng ký thay đổi thành viên
_ Phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
_ Chủ sở hữu rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc tất cả vốn điều lệ cho người khác.
_ Đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
_ Thành viên có thể chuyển nhượng 1 phần hoặc tất cả vốn cho người khác, nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trước.
_ Thành viên không thể tự rút toàn bộ vốn và đăng ký giảm vốn điều lệ đồng thời rút tên khỏi công ty. Thành viên chỉ được rút một phần vốn và chuyển nhượng phần còn lại cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng.
_ Đăng ký thay đổi thành viên hoặc chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên.
_ Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ướng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày chào bán.
Cô ng ty cổ phần
_ Cổ đông phổ thông tự do chuyển nhượng cho người khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
_ Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm từ ngày cấp ĐKKD.
_ Đăng ký cổ đông hoặc thay đổi cổ đông. Trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng CP cho người khác trong 3 năm đầu thì phải thay đổi cổ đông sáng lập tại cơ quan đăng ký KD.
_ Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần.
Các giấy tờ cần thiết đối với bên chuyển nhượng và bên nhận cổ phần.
_Phí chuyển nhượng
Doanh nghiệp nhà nước
_ DNNN là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước, có thể là phần vốn chi phối hoặc không.
_Trong DNNN, vốn do Nhà nước nắm giữ là 51%, việc rút vốn sẽ do Nhà nước quyết định.
_Do Nhà Nước quyết định.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
_Việc rút vốn, chuyển sang hình thức công ty cổ phần sẽ ngày càng được thắt chặt theo hướng quay lại ràng buộc tỷ lệ nắm giữ tối thiểu của cổ đông nước ngoài trong suốt qua trình hoạt động, đưa ra yêu cầu bắt buộc về thời gian hoạt động tối thiểu của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí nhất định về vốn, lợi nhuận, tình hình tài chính, vay nợ, khả năng thanh toán và chuyển giao công nghệ.
Mức độ ổn định trong kinh doanh:
Mức độ ổn định trong kinh doanh
Thời gian hoạt động
Các yếu tố ảnh hưởng tồn tại của công ty
Khả năng mua lại và sát nhập
Doanh nghiệp tư nhân
_ Không giới hạn về pháp lý, nhưng không lâu hơn sự tồn tại của chủ hộ.
_ Bất kỳ rủi ro nào liên quan đến chủ DN.
Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp đó chấm dứt hoạt động, người mua phải làm thủ tục đăng ký lại theo quy định của Luật doanh nghiệp. Sau khi bán doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp thỏa thuận khác.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn thành lập công ty TNHH, mua cổ phần trong công ty cổ phần. Nhưng ngay sau khi công ty TNHH đi vào hoạt động thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.
Công ty hợp danh
_ Không giới hạn về pháp lý, tuy vậy sự thay đổi thành viên hợp danh có ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục tồn tại của DN.
_ Bất kỳ rủi ro nào liên quan đến 1 hoặc các thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
_ Không hạn chế.
_ Rủi ro với thành viên không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Khi chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
_ Không hạn chế.
_ Rủi ro với thành viên không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Các thành viên có quyền bán, chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho công ty hoặc các thành viên khác. Công ty có thể huy động vốn bằng cách thêm phần vốn góp của người khác với sự đồng ý của các thành viên.
Công ty cổ phần
_ Không hạn chế.
_ Rủi ro với thành viên không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Các cổ đông có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của mình cho người khác theo quy tắc của Đại hội đồng cổ đông
Doanh nghiệp nhà nước
Không giới hạn về pháp lý nhưng còn phụ thuộc vào nguồn vốn của nhà nước
Bất kỳ rủi ro nào liên quan đến chủ doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức,cá nhân khác
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Không hạn chế
Bất kỳ rủi ro nào liên quan đến chủ doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức,cá nhân khác.Khi chủ sở hữu công ty tăng vốn đầu tư sẽ phải tuân thủ theo quy định pháp luật của nước sở tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng hình thức pháp lý của doanh tới hoạt động quản trị tài chính.docx