Đề tài Bài toán quản lý điểm học sinh tiểu học
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng III(Báo cáo) gồm có
các chức năng sau:
-Báo cáo kết quả theo lớp: báo cáo kết quả học tập của học sinh trong
trường theo từng lớp
-Báo cáo kết quả theo môn: báo cáo kết quả học tập của học sinh
theo môn học
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bài toán quản lý điểm học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*****
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề bài:Bài Toán Quản Lý Điểm Học Sinh Tiểu Học
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Lê Thu Trang
SINH VIÊN : Trần Đức Thắng
LỚP : ĐHCQK5D
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2009
Mục Lục
Mở Đầu
Chương 1:Tìm hiểu bài toán
1.1.Phát biểu bài toán quản lý điểm Học Sinh Tiểu Học
1.2.Giới thiệu vè trường Tiểu học Tượng Lĩnh
1.3.Thực trạng quản lý điểm của trường
1.4.Hướng giải quyết của bài toán
Chương 2:Phân tích bài toán
2.1.Thông tin đầu vào,thông tin đầu ra của bài toán
2.2.Phân tích và xây dựng hệ thống
a.Phân tích
b.Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
c.Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
d.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
2.2.Phân tích hệ thống về dữ liệu
Chương 3:Thiết kế
Chương 4: Cài đặt
Kết Luận
Mở Đầu
Để góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong
những năm gần đây Công Nghệ Thông Tin đã được Đảng và Nhà nước ta đầu
tư và phát triển. Việc ứng dụng tin học vào đời sống đã góp phần giải quyết
được những công việc trước kia vốn phức tạp nay trở nên đơn giản hơn, gọn nhẹ
hơn góp phần tạo ra những hiệu quả đáng kể, tăng cường tính chính xác đáp ứng
đầy đủ các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời
gian và công sức… Đồng thời, nó được xem như là công cụ phục vụ đắc lực cho
con người trong bước đường phát triển đời sống, đưa nhân loại bước sang một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao.
Việc áp dụng tin học vào quản lý không những lam tăng năng xuất và
chất lượng lao động mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ thống thông
tin chặt chẽ. Là sinh viên được trang bị kiến thức của nghành tin học, với những
kiiến thức đã được tiếp thu và thực tế yêu cầu, em thấy công tác quản lý của
trường Tiểu học Tượng Lĩnh –huyện Kim Bảng-tỉnh Hà Nam cần phải đưa vào
quản lý trên máy tính là cần thiết.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế em đã xây dựng chương trình quản lý
điểm trường Tiểu học Tượng Lĩnh chương trình giúp cho công tác quản lý điểm
của BGH trường được thuận tiện nhanh chóng,chính xác và đầy đủ thông tin về
điểm của học sinh của từng khóa học, từng lớp cũngnhư trong toàn trường. Giúp
cho quá trình xét khen thưởng, xét lên lớp không mất nhiều thời gian.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, cùng với sự tận tình giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo
Lê Thu Trang nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em còn rất
nhiều thiếu sót chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phức tạp mà thực tế đòi
hỏi, rất mong BCN Khoa cùng toàn thể thầy cô sẽ cho em những lời khuyên, sự
ủng hộ và những góp ý…để chương trình của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Trần Đức Thắng
Chương 1
TÌM HIỂU BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM CHO
TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Phát biểu bài toán quản lý điểm Tiểu Học
Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và đối với các trường Tiểu Học nói
riêng, công tác quản lý điểm học tập của học sinh hiện nay còn rất nhiều bất cập.
Do số lượng học sinh trong các trường Tiểu Học ngày càng tăng, số môn học
nhiều và có thể thay đổi theo từng năm học, làm cho nhu cầu quản lý thống nhất
của trường ngày càng trở nên cấp thiết. Bài toán “quản lý điểm” tại trường Tiểu
Học Tượng Lĩnh có thể phần nào giúp cho việc theo dõi, nắm bắt, tra cứu hoặc
báo cáo…được nhanh chóng.
Chương trình quản lý điểm có một vai trò quan trọng trong công tác quản
lý học sinh, nó góp phần vào quản lý xã hội và nói lên phần nào những ứng
dụng mạnh mẽ của tin học trong đời sống xã hội và văn hóa, đồng thời ứng
dụng tin học trong quản lý trường học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công
sức trong công tác quản lý giáo viên và học sinh.
Vì vậy ứng dụng chương trình quản lý điểm vào trường Tiểu Học Tượng
Lĩnh sẽ phần nào đáp ứng được các yêu cầu còn vướng mắc, giúp cho công tác
quản lý giáo viên và học sinh nơi đây trở nên dễ dàng hơn.
1.2. Giới thiệu về trường
Trường Tiểu học Tượng Lĩnh –huyện Kim Bảng-tỉnh Hà Nam trực thuộc sở
Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nam .Trường được thành lập năm 1948 học chung với hệ
THCS,đến năm 1992 được tách riêng thành trường tiểu học.Với bề dầy lịch sử xây
dựng và phát triển hiện nay trường có 24 cán bộ, giáo viên tham gia công tác quản
lý, giảng dạy bao gồm:
-1 Hiệu Trưởng, 1 Hiệu phó.
-1 Kế toán viên, 1 người phụ trách văn thư
-17 Giáo viên dạy văn hóa, 3 giáo viên dạy các môn: Anh văn, Mĩ thuật, Âm
nhạc.
Trường có 529 em học sinh theo học ở 5 khối,với 17 lớp cụ thể như sau:
-Khối 1 có 100 em chia làm 3 lớp;
-Khối 2 có 120 em chia làm 4 lớp;
-Khối 3 có 103 em chia làm 3 lớp;
-Khối 4 có 95 em chia làm 3 lớp;
-Khối 5 có 110 em chia làm 4 lớp;
Các môn học được áp dụng cho từng khối:
-Khối 1,2,3 gồm các môn:Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và xã
hội, Nghệ thuật.Riêng khối 3 có học thêm môn Ngoại ngữ (Anh văn).
-Khối 4,5 gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật,
Kỹ thuật, Khoa học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ.
Cách tính điểm được áp dụng theo từng khối:
-Khối 1,2,3:
Các môn: Toán, Tiếng Việt,Ngoại ngữ được đánh giá bằng điểm số;
Các môn còn lại được đánh giá bằng nhận xét (đánh giá bằng định
tính).
-Khối 4,5:
Các môn: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Khoa học, Ngoại ngữ được đánh
giá bằng điểm số;
Các môn còn lại tính bằng nhận xét.
Cơ cấu tổ chức của trường:
Ban giám hiệu gồm:1 Hiệu trưởng và 1 hiệu phó có nhiệm vụ quản lí chung.
Giáo viên chủ nhiệm: Có nhiệm vụ cập nhật thông tin cá nhân, cập nhật và xử lí
điểm từ các giáo viên bộ môn.Tính điểm trung bình theo kỳ và tông kết cả năm cho
học sinh.
Giáo viên bộ môn:Có nhiệm vụ cập nhật điểm thường xuyên,tính điểm TB môn
cho học sinh và gửi cho GVCN.
Ban Giám Hiệu
Phòng Tổ bộ môn
Văn thư Kế toán Các môn chính Các môn phụ
Toán
Tiếng Việt
Ngoại ngữ
Đạo đức
Khoa học
Lịch sử
Địa lí
Tự nhiên &
Xã hội
Thể dục
Âm nhạc
Mĩ thuật
Kỹ thuật
Quy trình quản lý điểm bao gồm:
-Cập nhật thông tin và quản lý về điểm khi có điểm mới.
-Tính toán điểm theo quy định
-Tạo các báo cáo thông kê theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
1.3.Thực trạng quản lý điểm của trường TH Tượng Lĩnh
Hiện nay việc quản lý điểm trong trường vẫn theo phương pháp thủ công,
điểm do giáo viên bộ môn cung cấp, việc chấm và tính toán điểm của học sinh
phải sử dụng tới sổ sách do giáo viên bộ môn chấm và tính điểm, giáo viên chủ
nhiệm tính điểm trung bình học kỳ và cả năm sau đó gửi điểm lên phòng giám
hiệu.
+ Ưu điểm: có thể tính toán điểm của học sinh và đối chiếu lại nhiều lần
với sổ sách nên có thể rất chính xác và trực tiếp vào điểm trong sổ cái mà không
phải sử dụng tới máy tính, không phụ thuộc vào nguồn điện mà vẫn có thể tính
toán được điểm của học sinh.
+ Nhược điểm: Do mỗi lớp có rất nhiều học sinh, nên việc tính toán thủ công
sẽ tốn nhiều thời gian, không thể in ấn trực tiếp bảng điểm hoặc danh sách học sinh
một cách nhanh chóng được, không thể đáp ứng những yêu cầu về tính nhanh
chóng, chính xác và đạt hiệu quả quản lý cao.
Cách tính điểm của trường:
-Đối với các môn học được đánh giá bằng điểm số thì điểm kiểm tra hàng
ngày,hàng tháng chỉ là căn cứ để theo dõi quá trình học tập của học sinh chứ không
tính vào điểm tổng kết.
Điểm tổng kết được tính như sau:
Với môn Toán, Tiếng Việt:
Điểm TK kỳ 1 =(Điểm thi giữa kỳ 1+Điểm thi hết kỳ 1)/2;
Điểm TK kỳ 2 =(Điểm thi giữa kỳ 2+Điểm thi hết kỳ 2)/2;
Với môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ:
Điểm TK kỳ 1(2) = Điểm thi hết kỳ 1(2);
Điểm tổng kết cả năm được tính như sau:
Điểm TK cả năm = (Điểm TK kỳ 1 + Điểm TK kỳ 2)/2;
Các điểm tổng kết được tính làm tròn đến 0.5.
-Đối với các môn học được đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo 2 mức:
Loại hoàn thành (A): Đạt từ 50% số nhận xét trở lên trong 1 kỳ hoặc
trong cả năm.Những học sinh đạt 100% số nhận xét sẽ được đánh giá
là hoàn thành tốt (A+)
Loại chưa hoàn thành(B):Đạt dưới 50% số nhận xét.
-Học lực môn được tính như sau:
Học lực môn kỳ 1: chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt
được trong học kỳ 1;
Học lực môn kỳ 2:chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt
được trong học kỳ 2;
Học lực môn cả năm:chính là học lực môn kỳ 2.
-Cách xếp loại học lực của học sinh:
Loại giỏi: Điểm TK đạt từ 9-10 điểm;
Loại khá: Điểm TK đạt từ 7-dưới 9 điểm;
Loại TB: Điểm TK đạt từ 5- dưới 7 điểm;
Loại yếu: Điểm TK đạt dưới 5 điểm;
Cuối kỳ căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm để phân loại học sinh. Cách đánh
giá này dựa vào ý thức thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh.Có 2 mức
đánh giá như sau:
Loại A:Cả năm đạt được từ 4-8 nhận xét (Loại thực hiện đầy đủ)
Loại B:Cả năm đạt dưới 4 nhận xét (Loại chưa hoàn thành)
1.4. Hướng giải quyết của bài toán
Nếu xây dựng được chương trình quản lý điểm cho nhà trường thì việc
tính điểm của học sinh sẽ được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng,
giúp cho công tác quản lý điểm của học sinh tại trường được nâng cao và có thể
in ấn bảng điểm cá nhân của học sinh, bảng điểm của lớp theo các kỳ học và cả
năm học, giảm nhẹ công tác quản lý bằng sổ sách vốn rất cồng kềnh có thể thay
bằng việc quản lý và tính toán trên máy tính, có thể sao lưu cất trữ dữ liệu khi
cần có thể đem ra sử dụng được ngay.
Chương trình được xây dựng giúp cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm, có thể tham gia vào quá trình quản lý một cách nhanh chóng, dễ dàng,
chính xác và có hiệu quả cao. Các thông tin lưu trữ trong hệ thống sẽ được cập
nhật thống kê, tìm kiếm…. Nhằm tạo ra các thông tin mới giúp cho ban giám
hiệu nhà trường có các góc nhìn từ tổng thể đến chi tiết, từ đó có thể xây dựng
được kế hoặch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quy mô phát triển của trường nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
Chương 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM
Để xây dựng và thiết kế hệ thống thông tin quản lý thì vấn đề đầu tiên là
phân tích hệ thống nhằm tìm và lựa chọn giải pháp thích hợp và biện pháp cụ
thể. Trong quá trình phân tích này ta tiến hành chuyển từ bài toán thực tế sang
bài toán quản lý trên máy, các sơ đồ luồng dữ liệu và thực thể liên kết giúp cho
ta dễ dàng xác định được các chức năng cửa hệ thống mà ta đang thiết kế.
Để thông tin sau khi được tin học hóa có thể hoạt động được trước hết ta
phải xác định thông tin đầu vào, đầu ra của chương trình.
2.1. Thông tin đầu vào, thông tin đầu ra
a.Thông tin đầu vào
-Mỗi học sinh phải nộp sơ yếu lý lịch Ban Giám Hiệu sẽ lưu hồ sơ thông
tin của học sinh.
-Điểm của học sinh:bao gồm điểm thi giữa kỳ, thi hết kỳ,
b.Thông tin đầu ra
Danh sách học sinh theo lớp.
Bảng điểm theo lớp, môn học, học kỳ .
Bảng tổng hợp kết quả học tập và hạnh kiểm của từng năm học
Căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của từng kỳ để xử lý, xét loại
giỏi, khá, trung bình, xét lưu ban.
Qua quá trình tìm hiểu trong thực tế em nhận thấy để quản lý điểm thì cần phải
lưu trữ các thuộc tính sau:
STT Tên Thuộc Tính Ghi chú
01 MAHS Mã học sinh
02 HODEM Họ và tên đệm
03 TEN Tên của học sinh
04 NGAYSINH Ngày sinh
05 GIOITINH Giới tính
06 DANTOC Dân tộc
07 MAKHOA Mã khóa học
08 TENKHOA Tên khóa học
09 NAMVAO Năm vào
10 MALOP Mã lớp
11 TENLOP Tên lớp
12 KHOI Khối
13 MAMH Mã môn học
14 TENMH Tên môn học
15 HOCKY Học kỳ
16 DTGK Điểm thi giữa kỳ
17 DTHK Điểm thi hết kỳ
18 DTKK Điểm tổng kết kỳ
19 DTKCN Điểm tổng kết cả năm
20 HANHKIEM Hạnh kiểm
2.2.Phân tích và xây dựng hệ thống
a.Phân tích
Hệ thống có 3 chức năng chính:
+ Cập nhật thông tin
+ Tim kiếm thông tin.
+ Báo cáo.
QUẢN LÝ ĐIỂM
Cập nhật
thông tin
Nhập điểm
theo lớp
Nhập lớp
Báo cáo
tổng kết
Tìm kiếm
thông tin
Báo cáo điểm
theo lớp
Tìm kiếm điểm
theo năm
Tìm kiếm điểm
theo lớp
Tìm kiếm điểm
theo tên học sinh
Nhập thông tin
học sinh
Nhập điểm
theo môn
Báo cáo điểm
theo môn
b.Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
c.Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Quản Lý
Điểm Học
Sinh
Giáo viên
Chủ Nhiệm
Ban Giám Hiệu
Nhà Trường Yêu cầu gửi
Yêu cầu đáp ứng
Yêu cầu gửi
Yêu cầu đáp ứng
I
Cập nhật
thông tin
III
Báo Cáo
II
Tìm kiếm thông
tin
Giáo viên Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
DS Điểm DS Báo Cáo
DS Học Sinh
Gửi điểm
Y/c gửi bảng điểm
Y/c xem
TT về
học sinh
Gửi
TT về
học sinh
Gửi báo cáo
về điểm
Gửi y/c báo cáo
về điểm
Giải thích biểu đồ:
d.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Như trên biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh đã thể hiện chức năng chính của
chương trình bao gồm:
- Cập nhật thông tin
- Tìm kiếm thông tin
- Báo cáo tổng kết
Phân rã các chức năng này ta được biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng I(Cập nhật thông tin)
gồm có các chức năng sau:
Các xử lý
Các tác nhân ngoài
Luồng di chuyển của thông tin
Kho dữ liệu
Nhập lớp
Nhập điểm
theo môn học
Nhập thông
tin học sinh
Nhập điểm
theo lớp
Ban giám hiệu/Giáo
viên chủ nhiệm
DS Điểm DS Lớp
DS Môn học Hồ sơ học sinh
Danh sách lớp Nhập điểm
Nhập điểm
Nhập TT về HS
Quy chế
Quy chế
Nhập lớp cập nhật các lớp học mới bao gồm: mã lớp, tên lớp, năm vào kết
quả được lưu trong bảng lớp học.
Nhập điểm theo lớp bao gồm:điểm thi 8 tuần, điểm thi học kỳ, điểm tổng
kết học kỳ và tổng cả năm học của các môn theo từng lớp
Nhập điểm theo môn học gồm: điểm thi 8 tuần, điểm thi học kỳ, điểm
tổng kết học kỳ và tổng kết cả năm theo từng môn học trong một lớp
2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng II(Tìm kiếm thông
tin) gồm có các chức năng sau:
Tìm kiếm điểm
theo tên HS
Tìm kiếm điểm
theo môn
Tìm kiếm điểm
theo lớp
Ban giám hiệu/Giáo viên
chủ nhiệm
DS Học sinh DS Lớp
DS Điểm DS Điểm
DS Môn học DS Lớp DS Điểm
Y/c tìm kiếm
Trả
lời
Trả
lời
Y/c tìm kiếm Trả lời
3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng III(Báo cáo) gồm có
các chức năng sau:
- Báo cáo kết quả theo lớp: báo cáo kết quả học tập của học sinh trong
trường theo từng lớp
- Báo cáo kết quả theo môn: báo cáo kết quả học tập của học sinh
theo môn học
2.3.Thiết kế hệ thống về dữ liệu
Vận dụng các kiến thức đã học về lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu trên cơ
sở tập thuộc tính và tập phụ thuộc hàm, ta tiến hành chuẩn hóa lược đồ quan hệ.
kết quả thu được các quan hệ ở dạng chuẩn 3NF như sau:
Bảng học sinh
MaHS
MaL
Hodem
TenHS
NgayS
Mã số của HS
Mã lớp
Họ và tên đệm
Tên HS
Ngày sinh
Báo cáo kết quả
theo lớp,theo môn
Giáo Viên Ban Giám Hiệu
DS Lớp DS Điểm DS Môn học
Tổng kết
môn học
Y/c gửi
Báo cáo
điểm
DanToc
GT
DC
Dân tộc
Giới tính
Địa chỉ
Bảng năm học
MaNH
TenNH
Khoa
Mã năm học
Tên năm học
Khóa học
Bảng điểm
MaHS
MaL
MaMH
MaNH
Hocky
D8tuan
Dhetky
DTBky
DTKcanam
Mã học sinh
Mã lớp
Mã môn học
Mã năm học
Học kỳ
Điểm giữa kỳ
Điểm hết kỳ
Điểm TK kỳ
Điểm TK cả năm
Bảng lớp
MaL
TenL
Namvao
Khoi
Mã lớp
Tên lớp
Năm vào
Khối học
Bảng môn học
Mamon
Tenmon
Mã môn học
Tên môn học
Cơ sở dữ liệu:
Bảng môn học: Mamon, Tenmon.
Bảng lớp: MaL, TenL, Namvao,Khoi.
Bảng năm học: MaNH, TenNH, Khoa.
Bảng học sinh:MaHS, MaL, Hodem, TenHS, TenL, NgayS, GioiTinh,
Dantoc, DC.
Bảng điểm:MaHS, MaL, MaMH, MaNH, Hocky, D8tuan, Dhetky,
DTBky,DTBcanam.
Sơ đồ thực thể liên kết:
Kết Luận
Sau khi nhận được đề tài dưới sự hướng nhiệt tình của cô Lê Thu Trang
cùng với sự cố gắng tìm hiểu thực tế về bài toán quản lý điểm của trường Tiểu
học Tượng Lĩnh em đã giải quyết được các yêu cầu chung của một bài toán quản
lý.
Khi xây dựng bài toán do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn
chế nên chương trình của em còn nhiều thiếu xót, chưa đáp ứng được những yêu
cầu phức tạp của một bài toán quản lý. Vì vậy bài toán cần được bổ sung và phát
triển để phù hợp với thực tế.
Hiện tại chương trình được xây dựng và thiết kế với cơ sở dữ liệu còn đơn
giản, sau này có thời gian xây dựng tiếp chương trình em sẽ cố gắng để chương
trình được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_phan_tich_thiet_ke_he_thong_bai_toan_quan_ly_diem_hoc_sinh_tieu_hoc_0007.pdf