Đề tài Bàn thờ gia tiên trong gia đình ở nông thôn khu vực Nam Bộ

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3 1.Sơ lược về bàn thờ gia tiên 3 a.Nguồn gốc xuất hiện 3 b.Quan niệm về bàn thờ gia tiên 4 2.Sơ lược về khu vực Nam Bộ 6 a.Tự nhiên và tính cách con người Nam Bộ 6 b.Truyền thống Cách Mạng 7 c.Giao lưu văn hóa mạnh mẽ 8 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ 9 1.Quan niệm về bàn thờ gia tiên của người dân ở nông thôn Nam Bộ 9 2.Vị trí, cách trang trí, trưng bày bàn thờ gia tiên của các gia đình dân ở nông thôn Nam Bộ 11 3.Các yếu tố ảnh hưởng 14 KẾT LUẬN 15 Tài liệu tham khảo . 16

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bàn thờ gia tiên trong gia đình ở nông thôn khu vực Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC …..….00…&…00…….. MÔN VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM TỂU LUẬN: BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ Sinh viên: Ngô Thị Ngân MSSV: 0856140040 STT: TP Hồ Chí Minh ngày 2, tháng 4, năm 2011. Mục lục CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3 1.Sơ lược về bàn thờ gia tiên 3 a.Nguồn gốc xuất hiện 3 b.Quan niệm về bàn thờ gia tiên 4 2.Sơ lược về khu vực Nam Bộ 6 a.Tự nhiên và tính cách con người Nam Bộ 6 b.Truyền thống Cách Mạng 7 c.Giao lưu văn hóa mạnh mẽ 8 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ 9 1.Quan niệm về bàn thờ gia tiên của người dân ở nông thôn Nam Bộ 9 2.Vị trí, cách trang trí, trưng bày bàn thờ gia tiên của các gia đình dân ở nông thôn Nam Bộ 11 3.Các yếu tố ảnh hưởng 14 KẾT LUẬN 15 Tài liệu tham khảo ...………………………………..…………………16 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Sơ lược về bàn thờ gia tiên Ở Việt Nam vấn đề về tâm linh rất phức tạp, trong một gia đình có thể có nhiều loại bàn thờ khác nhau như bàn thờ Thần Tài, bàn thờ vọng, bàn thờ của các gia đình theo các tôn giáo khác như tin lành, đạo Phật,… Tuy nhiên trong tiểu luận này chỉ đi tìm hiểu về bàn thờ gia tiên, là loại bàn thờ được đặt trong nhà và được coi là bàn thờ chính mà hầu như gia đình người Việt nào cũng có. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc ở các vùng miền đều có những bản sắc văn hóa riêng. Điều đó làm cho nền văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng . Chính vì thế mà trong tiểu luận này chỉ xin được tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới bàn thờ gia tiên giới hạn trong các gia đình ở nông thôn khu vực Nam Bộ mà chủ thể văn hóa chính đó là người Việt. Nguồn gốc xuất hiện Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng dùng để thờ tự những người đã khuất trong gia đình. Trên thực tế trừ gia đình của trưởng tộc vừa thờ tổ họ, tổ ngành vừa thờ tổ tiên, còn lại các gia đình người dân ở nông thôn Việt Nam chỉ thờ ông bà trong vòng ba đời (cháu – cha – ông). Còn từ đời thứ tư, thứ năm trở đi thì nhập chung vào ngày giỗ tổ của họ ở nhà trưởng tộc. Người Việt có niềm tin rằng chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác còn linh hồn vẫn luôn trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về gặp lại ông bà, tổ tiên. Và người Việt còn tâm niệm rằng “ trần sao âm vậy” , người sống cần gì, sống như thế nào thì chết cũng như vậy. Bởi tin như thế nên người Việt tổ chức lập bàn thờ với quan niệm đó là nơi mà vong hồn người chết luôn ngự trị để gần gũi với con cháu, theo dõi mọi công việc hằng ngày, giúp đỡ, phù hộ con cháu trong những trường hợp cần thiết. Xét cho cùng thì bàn thờ gia tiên của người Việt ra đời gắn chặt với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và truyền thống về ý thức cội nguồn của dân tộc. Quan niệm về bàn thờ gia tiên Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Đó là một nét trong văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc. Tùy vào mỗi gia đình nghèo khó hay giàu có bàn thờ và các đồ thờ khác nhau. Tuy nhiên nhất thiết bàn thờ phải luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất của gia đình, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người có thể tỏ được sự ngưỡng vọng, thành kính của mình đối với tổ tiên. Vì là nơi thiêng liêng nên bàn thờ phải luôn giữ được sự trong sạch, sạch sẽ và luôn được bày trí những lễ vật cần thiết như lư hương, đèn,… Hằng ngày bàn thờ phải được lau chùi sạch sẽ. Thậm chí còn có những kiêng kỵ rất khắc khe như không được kê giường ngủ ở trước bàn thờ, không được để bàn thờ hướng thẳng ra đường ( nếu trong trường hợp bắt buộc phải có bình phong để che chắn), phụ nữ đến kì kinh nguyệt không được qua lại bàn thờ,… Và trong bất kì hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ. Bàn thờ của người Việt chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật và tín ngưỡng dân gian, vì thế ở hai bên của chiếc đỉnh được bày theo cách “ Đông bình , Tây quả”, có nghĩa là bên trái của đỉnh thường chỉ đặt một chiếc bình không (độc bình). Những người theo đạo Phật cho rằng đây không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật trên bàn thờ mà ý nghĩa Phật triết của nó còn cao hơn, đó chính là tượng trưng cho triết lí “tâm không” của nhà Phật với ngụ ý nói lên cái “bản thể chân như” là cốt lõi chung của muôn loài, muôn vật. Còn phía bên phải của chiếc đỉnh đồng thường để một mâm bồng thấp đựng quả tượng trưng cho “ ngũ phúc lâm môn”. Người Việt còn chịu ảnh hưởng của thuật phong thủy trong các vấn đề liên quan đến đời sống hằng ngày như việc xây nhà, việc lập bàn thờ cũng không ngoại lệ. Người Việt quan niệm rằng nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến vận khí cũng như sự may mắn của gia chủ. Vì thế nên theo thuật phong thủy và tâm thức tôn trọng linh hồn những người đã khuất mà người ta đặt ra những điều đại kỵ khi lập bàn thờ như: + Không đặt bàn thờ sát nhà tắm vì họ quan niệm rằng tắm rửa là việc trút bỏ những thứ ô uế, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. + Không đặt bàn thờ về hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam vì họ quan niệm rằng đây là hướng của ngũ quỷ. + Không đặt bàn thờ ở hướng Đông hoặc Đông Nam mà nhìn về hướng Tây . + Không đặt bàn thờ trên nóc tủ + Không lấy gỗ, đá đã qua sử dụng làm bàn thờ + Bàn thờ Phật có thế để chung nhưng không nên để bát hương sát vào nhau + Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng. + Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ Bàn thờ tổ tiên của người Việt phần lớn hướng về phía Nam với hàm ý con cháu luôn tôn vinh tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần “ thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày”. Với quan niệm bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi linh hồn của ông bà tổ tiên cư ngụ nên trước mỗi biến cố xảy hay những dịp gia đình có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, lập được công danh, có người đau ốm, làm việc lớn,..gia chủ đều khấn vái trước bàn thờ, trước hết là để trình bày sự kiện sau là để xin sự phù hộ của ông bà. Bàn thờ của mooic gia đình không thể thiếu bát hương, vì họ quan niệm vieech thắp hương tỏa ra khói sẽ là chiếc cầu trung gian để kết nối giữa cuộc sống trần tục với linh hồn những người đã khuất ở cõi âm. Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng được thắp theo số lẻ 1, 3, 5,7,…mà tránh thắp theo số chẵn vì họ cho rằng số lẽ là âm sẽ phù hợp với cõi âm. Thắp hương cũng đòi hỏi phải có cách thức phù hợp, hương thắp phải thật thẳng,tránh để nghiêng, tránh để hương tắt,… Sơ lược về khu vực Nam Bộ Tự nhiên và tính cách con người Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ ngày nay đã từng tồn tại một cơ tầng văn hóa cổ một thời khá huy hoàng nhưng rồi đã bị sụp đổ và hầu như tàn lụi hết. Mãi cho đến thế kỉ thứ 17 những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung (chủ yếu là vùng Thuận Quảng) đến khai phá để tìm đất sống mới tạo ra được những thành quả như ngày hôm nay. Trước khi những lưu dân đến khai phá thì vào cuối thế kỉ 16 Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu, hiểm trở nhưng cũng rất màu mỡ, giàu tài nguyên, môi trường thoáng mở, tự do và khoáng đãng. Là vùng đất “mới” đầy hoang sơ, hiểm trở với nguồn gốc thành phần cư dân đa dạng, phức tạp, dễ đến, dễ đi. Như vậy nên tính cách con người Nam Bộ cũng trở nên rất đặc trưng với tính trọng nghĩa khinh tài, bao dung, cởi mở, dễ chấp nhận cho nhau. Vì họ biết rằng giữa không gian đầy rẫy nguy hiểm này mà một mình thì khó thoát khỏi cái chết, thế nên họ phải dựa vào nhau, giúp đỡ nhau mà sống . Là những lưu dân đi tìm sự sống tròn muôn vàn cái chết, vốn là những người bị lưu đày, khốn cùng nên khi đến với mảnh đất này một tính cách cũng trở nên rất đặc trưng trong con người họ đó là tính thiết thực, óc thực tế khi suy nghĩ và cả trong hành động. Đến với vùng đất mới với hi vọng sống mới, họ mong quên hết những tủi nhục của quá khứ mà hăm hở lao vào công cuộc khai phá nên họ rất hăng hái, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi và sẵn sàng thay đổi để tiếp thu những cái mới. Với những truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Dù bất đắc dĩ, khốn cùng phải bỏ xứ mà đi đến một vùng đât khác để tìm sự sống, nhưng trong tâm thức của họ vẫn luôn hướng về quê hương, bản xứ, cội nguồn gốc rễ. Vì thế nên họ cũng không quên mang theo những yếu tố văn hóa của vùng đất mà họ đã được sinh ra. Truyền thống Cách Mạng Được sinh ra trong một đất nước có truyền thống yêu nước, đánh giặc. Hơn nữa trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp, Mỹ thì Nam Bộ là vùng đất phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề vì khoảng thời gian mà Nam Bộ phải đối diện với cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và Mỹ dài hơn rất nhiều so với nhân dân miền Bắc ( trong khi năm 1945 miền Bắc đã giành được độc lập thì mãi cho đến năm 1975 miền Nam mới giành được độc lập và thống nhất nước nhà). Trong đó tình cảm mà nhân dân dành cho Bác Hồ, vị cha chung, vị anh hùng của dân tộc là rất sâu đậm. Ước muốn được gặp Bác Hồ trở thành ước mơ thiêng liêng của tất cả những người con của miền Nam. Giao lưu văn hóa mạnh mẽ Là vùng đất có thành phần cư dân đa dạng, phức tạp và có nhiều biến động về thành phần tộc người mạnh mẽ nhất cả nước , Nam Bộ cũng là nơi có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra với tốc độ rất nhanh và mạnh. Trên vùng đất mới ngay từ buổi ban đầu cư dân Việt đã giao thoa văn hóa với các cư dân Khomer, Hoa,Chăm,… và tiếp đó là sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa phương Tây. Có thể nói giao lưu văn hóa chính là một trong những bản sắc văn hóa của Nam Bộ. Nó làm cho văn hóa Nam Bộ vừa tương đồng vừa khác biệt với cội nguồn của nó là văn hóa Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Sự giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ là sự giao lưu trong những hoạt động của cuộc sống hằng ngày mà còn là sự dung nạp cả những tôn giáo và tín ngưỡng của những tộc người khác nhau. CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ Quan niệm về bàn thờ gia tiên của người dân ở nông thôn Nam Bộ Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, hơn nữa nguồn gốc của những cư dân Nam Bộ chính là những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá nên cũng giống như người Việt cả nước, người Việt ở Nam Bộ cũng có quan niệm về bàn thờ gia tiên mang những sắc thái chung của cội nguồn văn hóa dân tộc. bên cạnh đó trong điều kiện hoàn cảnh sống ở miền đất mới cũng hình thành nên những quan niệm về bàn thờ gia tiên mang những màu sắc, dấu ấn rất riêng, rất đặc trưng của người Nam Bộ. Như đã nêu ở trên vì nguồn gốc dân cư và điều kiện, hoàn cảnh của vùng đất mới đầy rẫy những mối nguy hiểm : cọp, sấu, rắn. rừng rậm ,…đã hình thành nên tính cách rất đặc trưng của người Nam Bộ đó là óc thực tế. Chính tính cách này cũng đã góp phần quan trọng trong việc tác động đến quan niệm của người dân nơi đây về bàn thờ gia tiên. Có phần khác với người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ bên quan niệm bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng, trong sạch nên có những nguyên tắc khắt khe, kiêng kỵ trong việc lập và ứng xử với bàn thờ. Người Việt ở Nam Bộ bên cạnh quan niệm bàn thờ là nơi thiêng liêng, trong sạch thì họ còn nghĩ rằng vì bàn thờ là nơi cư ngụ của linh hồn ông bà tổ tiên nên phải là nơi gần gũi với con cháu, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Thế nên, trong khi ở Bắc Bộ và Trung Bộ hạn chế phụ nữ qua lại bàn thờ đặc biệt là phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt gần như tuyệt đối không được qua lại bàn thờ, không được để bàn thờ có hướng trực diện ra đường lộ thì ở Nam Bộ bàn thờ là nơi gần gũi với mọi người, phụ nữ cũng được qua lại bàn thờ một cách thoải mái, bàn thờ của nhiều gia đình có hướng hướng ra đường lộ mà ít thấy bình phong che chắn như ở Bắc Bộ. Và một đặc điểm có thể nói là rất đặc trưng của các gia đình ở nông thôn Nam Bộ mà đặc biệt là các gia đình miền Tây Nam Bộ đó là hầu như gia đình nào cũng đặt một chiếc giường trước bàn thờ, chiếc giường này có thể làm nơi tiếp khách quen và còn là nơi ngủ của vợ chồng hay người lớn tuổi trong gia đình. Cũng chính vì óc thực tế, linh hoạt mà bàn thờ của người dân Nam Bộ nhìn chung được làm đơn giản. Trong khi ở miền Bắc và miền Trung thì bàn thờ chỉ làm nơi để thờ tự thì ở Nam Bộ họ làm bàn thờ theo kiểu tủ thờ. Hiện nay, hầu hết bàn thờ của các gia đình ở Nam Bộ đều được làm theo kiểu này. Tức là họ dùng một chiếc tủ, đặt những đồ thờ lên trên chiếc tủ và phần trên tủ (phần đầu tủ) sẽ làm chức năng của bàn thờ, còn chiếc tủ vẫn thực hiện chức năng của mình là nơi đựng đồ đạc. Tuy nhiên, không phải bất kì đồ gì cũng được đặt trong chiếc tủ này mà chỉ những đồ vật được xem là “sạch sẽ” mới được cho vào. Ví dụ quần áo thì không được cất trong tủ này. Thành phần cư dân ở Nam Bộ chủ yếu là những lưu dân từ những nơi khác đến (vùng Thuận Quảng) tìm đất sống. Cụ thể họ là những tù nhân bị lưu đày( thời vua Lê Thánh Tông), những người trốn tránh binh dịch trong cuộc phân tranh giữa Trịnh – Nguyễn trong gần 2 thế kỉ,là những binh lính đào ngũ, giải ngũ, những người nông dân nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn, thiên tai đói rách, vì cực chẳng đã họ phải rời bỏ quê hương. Thế nên, trong tâm thức của họ luôn hướng về quê hương, xứ sở. vì vậy mà trong tâm thức của những cư dân Nam Bộ đầu tiên việc lập bàn thờ gia tiên ngoài ý niệm là nơi để thờ tự, nơi linh hồn những người đã khuất cư ngụ và là nơi những người còn sống tỏ lòng thành kính của mình đến với ông bà tổ tiên còn mang ngụ ý muốn gợi nhớ đến nguồn cội, quê hương của mình và nhắc nhở, giáo dục cho con cháu ý thức “uống nước nhớ nguồn”. Vị trí, cách trang trí, trưng bày bàn thờ gia tiên của các gia đình dân ở nông thôn Nam Bộ Cũng giống như cả nước, ở Nam Bộ những gia đình dù nghèo khó, đồ đạc trong nhà đơn sơ thì bàn thờ chỉ có thể là vạc phên tre. Còn những gia đình thuộc loại khá giả, “bậc trung” thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Cho dù bàn thờ có ra sao thì nó vẫn được người dân Nam Bộ chọn đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, nơi tra ng trọng nhất của ngôi nhà. Trong việc thờ tự nhiều ngôi nhà cổ ở Nam Bộ vẫn còn mang nhiều nét truyền thống. Không gian thờ tự được trang trí khá công phu, nhất là các bao lam ở các gian được chạm khắc lộng lẫy hai hoặc ba lớp các đề tài Tứ Linh, Tứ Thời,…Tùy theo gia đình mà bao lam được làm cầu kì hay đơn giản cũng như tủ thờ cao hay thấp, bàn thờ lớn hay nhỏ,cẩn xà cừ ngũ sắc hay tủ trơn chạy chỉ gờ nhưng nói chung tất cả đồ trang trí góp phần làm cho không gian thờ tự thêm phần trầm lắng và trang trọng. Tủ thờ trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,…có trang trí ô hộc, thanh trụ chạm khắc hoặc cẩn xà cừ theo các điển tích Nhị Thập Tứ Hiếu, Tam Quốc Chí,… đa số được nghệ nhân trong vùng (Gò Công, Cần Đước, Thủ Dầu Một,…)dụng công mà rất hiếm thấy các loại tủ thờ chạm lộng chi chít cả ba mặt như kiểu miền Trung hay bàn thờ sơn son thếp vàng như ở miền Bắc. Trên bàn thờ có bày di ảnh ông bà, đồ sành sứ, “ Đông bình, Tây quả” ( bến trái bình bông, bên phải đĩa trái cây), ở giữa có lư hương đồng hoặc hình lân hí cầu, phía trước có cặp chân đèn, bát nhang, chung nước. Phía su tủ thờ có ba bàn hình vuông hay hình chữ nhật dùng để bày đồ cúng, thường là các món ăn mà người đã khuất lúc sinh thời thích ăn. Bên cạnh đó cũng bày bát nhang, đèn dầu. Trên vách sát bàn thờ thường treo bức tranh thờ vẽ bằng màu nước trên vải bố hay tranh kiếng vẽ cảnh sơn thủy Bàn thờ của một số gia đình ở Nam Bộ có niên đại từ 1860-1888 thường đơn giản, có chân cao(ít có tủ thờ), trang trí bằng chỉ soi và chạm khắc rất ít. So với ngôi nhà có niên đại 1890-1920 thì được đục chạm khá nhiều họa tiết hoa văn. Vì trong giai đoạn này mở rộng phong trào xây nhà bạt thảo kiểu trong cổ ngoài tân. Mỹ thuật đồ nội thất tiến lên một bậc, sắc sảo hơn, tinh tế hơn trong các ngôi nhà khá giả, to và đẹp. Và chính trong giai đoạn này xuất hiện tủ thờ do tính năng tiện dụng vừa là nơi thờ tự vừa là nơi cất đồ thờ . Ngày nay việc thờ cúng trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ có đôi nét thay đổi, giảm bớt một số tín ngưỡng dân gian trong việc thờ đa thần. Nhưng việc cúng bái trước bàn thờ gia tiên vẫn được tổ chức long trọng, con cháu tụ về xum họp. Đó cũng là một nét đẹp văn hóa trong một dòng họ, một cách để duy trì cho thế hệ đời sau ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành. Các yếu tố ảnh hưởng Theo các nhà nghiên cứu ở Nam Bộ có ba kiêủ bàn thờ. Trong mỗi kiểu đều có những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài vào. +kiểu thứ nhất Do những cư dân đầu tiên của Nam Bộ đưa từ miền Trung vào. Kiểu bàn thờ này có bốn chân, có bàn nghi ở giữa, có lư hương, bộ chưng đèn. Phía trong bàn thờ có đặt giường thờ. Phỏng định kiểu bàn thờ này xuất hiện ở Nam Bộ vào năm 1890 khi chưa có bóng dáng đô thị hóa và tiếp cận phương Tây. + kiểu thứ hai Xuất hiện vào khoảng năm 1910 với thiết kế nhỏ gọn hơn. Có thợ từ Bắc vào chạm trổ xà cừ, hoa văn chữ Hán. Cạnh bàn thờ có tranh vẽ trên kiếng với hàm ý nói lên ước vọng sâu xa của con người muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ và cuộc sống ấm no, thịnh vượng, thái bình. +kiểu thứ ba Khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây và kinh tế thị trường, ở những vùng nông thôn phát triển mạnh thì những yếu tố hiện đại được thể hiện rất rõ nét, đè dầu được thay bằng đèn sáp, đèn điện. Không gian thờ phụng được thu hẹp hơn(thường chỉ 2 -3m2). Bàn thờ giường được thay bằng tủ cách tân theo kiểu tủ của pháp. Nhưng tuyệt nhiên cửa tủ không bao giờ mở mà chỉ mở hai của ở bên hông chỉ để cất giữ đồ thờ với ý niệm giữ ý tứ và cử chỉ tôn kính đối với tổ tiên. Như đã nêu ở trên do khoảng thời gian mà nhân dân miền Nam phải đối diện với cuộc chiến tranh dài hơn miền Bắc tới 30 năm , nên những cuộc chiến tranh đã để lại những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân Nam Bộ. Trong đó họ luôn dành những tình cảm tha thiết nhất cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tấm lòng tôn kính, biết ơn những gì mà Bác dành cho đất nước nói chung và người dân miền Nam nói riêng nhân dân Nam Bộ đã tôn Bác Hồ như một vị thánh nhân. Thế nên trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở Nam Bộ, nhất là khu vực Tây Nam Bộ hầu như đều có treo ảnh Bác Hồ vừa mang ý nghĩa gần gũi, xem Bác như một người thân trong gia đình đã khuất để thờ tự vừa để giáo dục lớp trẻ luôn nhớ đến công lao, và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp dành cho Bác nói riêng và truyền thống yêu nước của dân tộc nói chung. Là những cư dân làm nông nghiệp lúa nước nên một yếu tố cũng rất đặc trưng biểu hiện rất rõ nét trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở nông thôn đó chính là ly nước. Trong những ngày bình thường ngoài việc thắp hương, các gia đình phải thay một ly nước thật sạch, thật tinh khiết (tốt nhất là nước mưa) vừa thể hiện cho sự trong sạch của tâm linh trước tổ tiên, thánh thần vừa với ngụ ý nói lên tầm quan trọng không thể thiếu của của nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. KẾT LUẬN So với Bắc Bộ và Trung Bộ thì Nam Bộ là một vùng đất mới, cả lịch sử hình thành và phát triển cho đến nay mới chỉ hơn 300 năm. Tuy nhiên với những con người vừa mang ý thức về cội nguồn dân tộc, vừa mang sức sống của vùng đất mới họ cũng đã làm nên những đặc trưng, những bản sắc văn hóa của vùng đất mình. Thực tế cho thấy bàn thờ tổ tiên ở Nam Bộ vừa mang những giá trị, nét đẹp của cái nôi văn hóa Bắc Bộ và Trung Bộ vừa có những yếu tố mới rất đặc trưng cho sự giao lưu và tiếp biến văn hóa với bên ngoài. Bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc. Có thể nói, nhìn vào phần thờ tự ta có thể nhận biết được nếp ăn,nếp ở, gia phong của gia chủ. Sự tín ngưỡng ấy đã tạo thêm giá trị nhân văn, ý thức bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên mà biếu hiện rõ nét nhất là hình ảnh bàn thờ gia tiên vừa khơi dậy ý thức “ cây có cội, nước có nguồn”, mách bảo, giáo dục con cháu truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” giữ trọn đạo lý, nề nếp gia phong, biết sống tình nghĩa, thủy chung, tu thân hướng thiện, thực tâm cầu thị, sâu nặng cội nguồn để luôn xứng đáng với ông bà tổ tiên những lớp người đi trước. Tài liệu tham khảo Nhóm tác giả Thạch Phương - Hồ Lê – Huỳnh Lứa – Nguyễn Quang Vinh, Văn hóa dân gian của người Việt ở miền Nam Việt Nam, NXB Hà Nội 1992. TS. Lý Tùng Hiếu, Bài giảng Các vùng văn hóa và văn hóa các tộc người ở Việt Nam, 2009. Văn hóa bàn thờ gia tiên ( Bàn thờ trong nhà cổ Nam Bộ (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn thờ gia tiên trong gia đình ở nông thôn khu vực nam bộ.doc
Luận văn liên quan