MỤC LỤC
- LỜI MỞ ĐẦU 1
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG 3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng 4
1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng 4
1.3. Các loại dự phòng 5
1.4. Hạch toán các khoản dự phòng 10
1.5. Dự phòng ở doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
1.6. Kế toán dự phòng ở Pháp 21
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG Ở V IỆT NAM 26
2.1. Thực trạng kế toán dự phòng ở Việt Nam 26
2.1.1. Ưu điểm của kế toán dự phòng 26
2.1.2. Nhược điểm của kế toán dự phòng 26
2.2. Một số biên pháp hoàn thiện hơn kế toán dự phòng ở Việt Nam 27
- KẾ LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO 31
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh, kinh doanh phải có hiệu quả. Để cho kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động, cần xác định phương hướng biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có. Muốn vậy cần thiết phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả công việc của mình.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của doanh nghiệp là sự biến động của nền kinh tế thị trường: khả năng mất nợ, sự tăng giảm của giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho... đó là những biến động khó lường. Nếu dự đoán một cách chắc chắn sự biến động này sẽ là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 1994, hội liên hiệp kế toán quốc tế ban hành một số nguyên tắc kế toán. Một trong những nguyên tắc kế toán là nguyên tắc thận trọng. Xuất phát từ nguyên tắc này thì dự phòng là đối tượng của kế toán Việt Nam. Việc trích lập dự phòng thực chất là việc trích lập chi phí cho năm kế hoạch vào chi phí của năm báo cáo, giúp doanh nghiệp chủ động hơn về tài chính trong trường hợp doanh nghiệp xảy ra rủi ro và hạn chế được thiệt hại.
Kế toán dự phòng ở Việt Nam vừa tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nói riêng phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Xu thế hội nhập ngày nay chúng ta cần làm gì để hoàn thiện hơn kế toán dự phòng ở Việt Nam?
Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán dự phòng nên em chọn đề tài “Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam.”.
Vậy đối tượng lập dự phòng là gì? Phương pháp dự phòng? Phương hướng hoàn thiện? Đó là những vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung kế toán các khoản dự phòng.
Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng.
Với khả năng nhận thức còn hạn chế và thiếu về thực tế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em mong sự đóng góp của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG.
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng.
Sự cần thiết của việc lập dự phòng.
Trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan giảm giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản vốn đầu tư trên thị trương chứng khoán, thị trường vốn... hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh…, doanh nghiệp cần thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản, tiền vốn trong kinh doanh.
1.1.2. Khái niệm chung về dự phòng.
Có thể định nghĩa dự phòng đơn giản, cụ thể : Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
Thực chất của dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau.
1.1.3. Ý nghĩa của việc lập dự phòng.
Kế toán dự phòng đứng trên nhiều khía cạnh có ý nghĩa quan trọng.
1.1.3.1. Phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.
1.1.3.2. Phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lợi nhuận của niên độ nên doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng lẽ đã được phân chia. Số vốn này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau này. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ.
1.1.3.3. Phương diện thuế khoá: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính toán ra số lợi nhuận thực tế.
1.1.4. Thời gian và nguyên tắc trích lập dự phòng
Thông tư số 107/2001 TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp.
Theo chế độ kế toán thì việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của từng đối tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng giảm giá cần lập cho niên độ tới với điều kiện số dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của doanh nghiệp. Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại chứng khóan bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại. Để thẩm định mức độ giảm giá của các loại vật tư, hàng hoá, chứng khoán và xác định các khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng với các thành viên bắt buộc là: Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư hoặc trưởng phòng kinh doanh.
1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng.
1.2.1. Đối tượng áp dụng lập dự phòng.
- Các doanh nghiệp Nhà nước.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các bên nước ngoài hợp doanh) hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại thông tư này, thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.
1.2.2. Đối tượng lập dự phòng tổn thất.
- Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho mà giá trị trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán trên sổ kế toán (gọi tắt là vật tư hàng hoá).
- Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
- Các khoản nợ phải thu khó đòi.
1.3. Các loại dự phòng.
1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.3.1.1. Gía trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên các bằng chứng tin cậy thu thập tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng cần đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có hàng hoá tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì ghi theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó giá trị thuần có thể thực hiện được cuối mỗi kỳ kế toán là cơ sở để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có nghĩa là cuối kỳ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc của hàng tồn kho thì kế toán phải lập dự phòng.
1.3.1.2. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là sự ghi nhận giá trị ước tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế) của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn vào cuối niên độ kế toán.
1.3.1.3. Mục đích.
Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý – xác định giá trị thực tế của hàng hoá tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán.
=
-
Dự phòng
giảm giá
hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho
Giá trị thực hiện của hàng tồn kho
1.3.1.4. Cách xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.
Công thức xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Số kượng hàng tồn
kho i
Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho i
=
x
Mức giảm giá hàng tồn kho i cuối niên độ
1.3.1.5. Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hàng tồn kho phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn.
Chỉ lập dự phòng cho những vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trườnthấp hơn giá ghi sổ kế toán.
Vật tư, hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao gồm: Vật tư hàng hoá tồn kho bị hư hỏng kém phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường
Trường hợp vật tư tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng thấp hơn giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ vật tư này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho
1.3.1.6. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phải lập dự phòng cho từng thứ, từng loại vật tư, hàng hoá tồn kho nếu có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được lớn hơn số lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã hoàn nhập các khoản trích dự phòng của năm trước.
1.3.2. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
1.3.2.1. Các loại chứng khoán.
Chứng khoán ngắn hạn: Là loại chứng khoán đầu tư trong thời hạn tối đa 1 năm; chứng khoán ngắn hạn tương đương tiền vì khả năng thu hồi trở lại thành tiền rất ngắn hạn của nó. Các loại chứng khoán ngắn hạn được tính vào năng lực trả nợ ngắn hạn tức thời của doanh nghiệp.
Chứng khoán dài hạn ( cổ phiếu, trái phiếu của chính phủ, địa phương, công ty...) là khoản đầu tư ngoài mục đích sinh lợi tiền vốn, còn vì mục đích đầu tư quyền lực vào các tổ chức, doanh nghiệp ( tham gia quyền kiểm soát, quyền lãnh đạo, chỉ huy, phân phối...). Chứng khoán dài hạn được xếp vào loại tài sản cố định trong cơ cấu tài sản kinh doanh đang sử dụng ở doanh nghiệp.
1.3.2.2. Khái niệm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Dự phòng giảm giá đầu tư là bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của chứng khoán đầu tư nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn.
1.3.2.3. Mục đích dự phòng: Đề phòng tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán để xác định giá trị thực tế của các chứng khoán khi lập báo cáo “ Cân đối kế toán”.
Giá trị thực tế CK (giá trị thuần)
-
=
Dự phòng giảm giá chứng khoán
Giá ghi sổ kế toán của chứng khoán
1.3.2.4. Cách xác định:
Số dự phòng cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên hai căn cứ : Thực tiễn diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo (niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau (năm N+1). Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau:
+ Bước 1: Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo loại.
+ Bước 2: Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào đối chiếu với giá thị trường vào ngày kiểm kê - ngày cuối niên độ báo cáo – niên độ xảy ra việc lập dự phòng. + Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo các loại chứng khoán nào có mức báo giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào của chứng khoán.
Số lượng chứng khoán i cuối kỳ
kế toán
Mức giảm
giá của
chứng khoán i
Mức dự phòng giảm giá cần lập cho chứng khoán i
=
x
Trong đó:
Giá thị trường của chứng khoán i cuối niên độ kế toán
-
Giá ghi sổ của chứng khoán i
=
Mức giảm giá của chứng khoán i
1.3.2.5. Điều kiện và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán khi xoá sổ kế tóan để lập báo cáo tài chính năm, nếu có bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, theo các quy định tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập các khoản dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng trích lập năm trước )và có các bằng chứng sau:
+ Là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
+ Được tự do mua bán trên thi trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư có biến động tăng giảm tại thời điểm 31/12 năm báo cáo.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.3.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1.3.3.1. Nợ phải thu khó đòi.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có những khoản nợ phải thu mà con nợ đang trong tình trạng tài chính khó khăn, khó có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu của những khách hàng này còn gọi là nợ phải thu khó đòi.
Nền kinh tế thị trường nhiều biến động rủi ro xảy ra không ít khả năng xảy ra rủi ro không ít, sự cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp, sự thay đổi của cơ chế chính sách lụât pháp, nhiều doanh nghiệp mất khả năng tồn tại, vỡ nợ. Doanh nghiệp có liên quan sẽ không thu được nợ từ những doanh nghiệp này. Vậy cần thiết phải lập dự phòng cho những khoản nợ này.
1.3.3.2. Khái niệm dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất do không đòi được các khoản nợ của các khách hàng có tình trạng tài chính khó khăn.
1.3.3.3.Mục đích của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Để đề phòng tổn thất do không đòi được các khoản phải thu khó đòi và nhằm xác định giá trị thực của khoản tiền vốn nằm trong khâu thanh toán khi lập báo cáo tài chính cuối niên độ hạch toán doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi và tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm báo cáo.
1.3.3.4. Cách xác định dự phòng phải thu khó đòi.
Cách 1: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ. Doangh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu.
x
=
Nợ phải thu khó đòi của khách hàng
% mất nợ
có thể
Dự phòng
cần lập
Cách 2: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định( theo kinh nghiệm) trên tổng doanh thu thực hiện bán chịu.
Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính
1.3.3.5. Điều kiện lập và nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Các khoản nợ khó đòi cần được theo dõi chi tiết theo từng khoản nợ, tên và địa chỉ con nợ,nội dung công nợ và các chứng từ gốc kèm theo
Căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là những bằng chứng tin cậy về khả năng không thu được các khoản phải thu khó đòi. Các bằng chứng này có thể là: Các khoản nợ quá hạn 2 năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu hồi được, các khoản nợ quá hạn chưa đến thời gian trên nhưng con nợ đang trong thời gian chờ giải thể, phá sản hoặc bị bắt giữ, bị giết.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào tình hình tài chính của từng con nợ, kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cho từng khoản. Tổng mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thui khó đòi, doanh nghiệp phải tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.4. Hạch toán các khoản dự phòng.
1.4.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.4.1.1. Chứng từ sử dụng.
Hàng hoá vật tư là tài sản lưu động của doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp do vậy việc trích lập các khoản dự phòng là cần thiết.
Các chứng từ liên quan đến dự phòng quan trọng nhất là bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho và một số chứng từ khác làm cơ sở để lập dự phòng như phiếu báo vật tư còn cuối kỳ, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
Bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chứng từ phân loại các loại hàng hoá cần lập dự phòng về mặt số lượng từng loại, giá gốc, giá hiện hành và mức dự phòng cần lập từng loại.
Mẫu bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số hiệu tài khoản
Loại hàng hoá
Số lượng
Giá đơn vị mua vào
Giá tại ngày kiểm kê
Mức dự phòng cần lập
159
xxx
xxx
xxx
xxx
Trên cơ sở số liệu bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tính giá vốn, xác định kết quả kinh doanh kỳ báo cáo.
1.4.1.2. Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
TK159: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
- Bên Nợ:Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn ở doanh nghiệp.
1.4.1.3. Phương pháp hạch toán:
- Cuối niên độ kế toán nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp có giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán cần lập dự phòng:
Nợ TK 632: Mức dự phòng cần lập.
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng đã lập cuối năm trước. Lập bổ sung số chênh lệch (số thiếu).
Nợ TK632: Số chênh lệch.
Có TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập bổ sung
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoặch nhỏ hơn mức dự phòng đã lập cuối năm trước cần hòan nhập số thừa bằng các ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ TK 159: Số chênh lệch.
CóTK 632: Số chênh lệch.
1.4.1.4.Ví dụ:
Tại một doanh nghiệp K có tình hình như sau: (1.000 đồng).
- Số dự phòng cuối năm trước còn lại tính đến cuối năm nay là:
+ Vật liệu A: 80.000
+ Hàng hoá B: 50.000.
- Số dự phòng cần lập cho năm sau là:
+Vật liệu A:70.000.
+Hàng hoá B:60.000.
Các định khoản dự phòng và hoàn nhập dự phòng liên quan đến A, B là:
NV1: Nợ TK 159-A : 10.000
Có TK 632-A: 10.00
NV2: Nợ TK 632-B: 10.000. .
Có TK159-B: 10.000.
TK 159
TK 632
Hoàn nhập dự phòng gỉm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán (nếu mức cần lập nhỏ hơn số năm trước còn lại)trước khi lập báo cáo tài chính
.1.4.1.5. Sơ đồ hạch toán . Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính (nếu có)
(Mức cần lập lớn hơn mức năm trước còn lại)
1.4.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán.
1.4.2.1. Chứng từ liên quan đến dự phòng giảm giá chứng khoán. Chứng từ sử dụng trong hạch tóan dự phòng giảm giá chứng khoán là phòng giảm giá chứng khoán làm căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Số hiệu
tài khoản
Loại chứng
khoán
Số
lượng
Giá đơn vị
mua vào
Giá tại ngày
kiểm kê
Mức dự phòng cần lập
121
221
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
1.4.2.2. Tài khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
- TK129: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- TK229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn.
+ Bện Nợ: Hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giáđầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Dư Có: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hiện có ở doanh nghiệp.
1.4.2.3. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:
- Cuối niên độ kế toán nếu chứng khoán của doanh nghiệp có giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán thì phải lập dự phòng:
Nợ TK635: Mức dự phòng cần lập.
Có TK129, 229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Cuối niên độ kế toán sau dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng đã lập cuối năm trước còn lại thì lập bổ sung số thiếu.
Nợ TK635: Số chênh lệch.
Có TK129, 229: Lập bổ sung số thiếu.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoặch nhỏ hơn mức dự phòng cuối năm trước còn lại thì hoàn nhập số thừa.
Nợ TK 129, 229: Số chênh lệch.
Có TK 635: Hoàn nhập số thừa.
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi các chứng khoán đầu tư đến hạn thu hồi hay đã chuyển nhượng, ngoai bút toán phản ánh giá chuyển nhượng hay thu hồi của những chứng khoán đã lập dự phòng giảm giá, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các chứng khoán này bằng bút toán
Nợ TK 129, 229: Hoàn nhập số dự phòng giảm giá của những chứng khoán đã chuyển nhượng hay thu hồi
Có TK 635: Ghi giảm chi phí hoạt động tài chính
Với những chứng khoán chuyển nhượng bị lỗ hay doanh nghiệp phát hành bị phá sản, giá trị thiệt hại trước hết phải trừ vào dự phòng đã lập (nếu có), phần còn lại đưa vào chi phí tài chính.
- Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn vào thu nhập hoạt động tài chính, ngược lại nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán mới, kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn vào chi phí hoạt động tài chính giống như cuối niên độ kế toán trước.
1.4.2.4.Ví dụ.
Tại doanh nghiệp Y có số liệu như sau (1000 đồng)
- Số dự phòng giảm giá chứng khoán cần lập cho năm sau:
+ Cổ phiếu A: 50.0000 (cổ phiếu ngắn hạn)
+ Trái phiếu B:100.000 (trái phiếu dài hạn)
- Số dự phòng giảm giá cuối năm trước còn lại là:
+ Cổ phiếu A: 60.000.
+ Trái phiếu B: 120.000.
- Các bút toán dự phòng cần thiết cuối năm nay là:
BT1: Nợ TK129-A :10.000.
Có TK635 : 10.000
BT2: Nợ TK635 :20.000.
Có TK229-B :20.000.
TK 635
1.4.2.5. Sơ đồ hạch toán.
Giá gốc chứng khoán chuyển nhượng hay CK mà doanh nghiệp phát hành bị phá sản
Trừ vào số dự phòng đã lập (nếu có)
Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính (nếu số cần trích lập cho năm tới lớn hơn số dự phòng còn lại)
Phần thiệt hại lớn hơn dự phòng đã lập tính vào chi phí tài chính ( nếu có)
TK129, 229
Hoàn nhập phần chênh lệch (số dự phòng cần lập cho năm tới nhỏ hơn số dự phòng còn lại của năm nay)
TK121, 221
Số tiền thu hồi được ( nếu có)
TK111, 112 ...
TK 635
1.4.3. H¹ch to¸n dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi
1.4.3.1. Chøng tõ liªn quan ®Õn dù phßng nî ph¶ithu khã ®ßi. §èi víi dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi th× chøng tõ sö dông ngoµi b¶ng kª chi tiÕt dù phßng ph¶i thu khã ®ßi cßn kÌm theo mét sè chøng tõ chøng minh cho c¸c kho¶n nî khã ®ßi nãi trªn.
Sè hiÖu tµi kho¶n
Tªn kh¸ch hµng
Sè nî ph¶i thu
Kh¶ n¨ng thanh to¸n %
Møc dù phßng cÇn lËp
139
xxx
xxx
xxx
1.4.3.2.Tµi kho¶n sö dông:
- TK139: Dù phßng ph¶i thu khã ®ßi.
+ Bªn Nî: Xö lý c¸c kho¶n nî ph¶i thu khã ®ßi thÊt thu.
Hoµn nhËp dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi.
+ Bªn Cã: TrÝch lËp dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi.
+ D Cã: Dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi hiÖn cßn ë doanh nghiÖp.
1.4.3.3. Ph¬ng ph¸p h¹ch to¸n.
- Cuèi niªn ®é kÕ to¸n nÕu c¸c kho¶n nî ph¶i thu khã ®ßi cã kh¶ n¨ng bÞ mÊt nî th× ph¶i lËp dù phßng.
Nî TK642 : Chi phÝ dù phßng.
Cã TK139 : Møc dù phßng cÇn lËp. - Trong niªn ®é kª to¸n sau nÕu x¶y ra c¸c kho¶n nî ph¶i thu khã ®ßi thÊt thu cÇn xö lý xo¸ nî. ViÖc xö lý xo¸ nî cÇn tu©n theo c¸c nguyªn t¾c sau:
+ Biªn b¶n cña héi ®ång xö lý xo¸ nî cña doanh nghiÖp. Trong ®ã ghi râ gi¸ trÞ cña tõng kho¶n nî ph¶i thu, gi¸ trÞ nî ®· thu håi ®îc, gi¸ trÞ thiÖt h¹i thùc tÕ (sau khi ®· trõ ®i c¸c kho¶n thu håi ®îc)
+ B¶ng kª chi tiÕt c¸c kho¶n nî ph¶i thu ®· xo¸ ®Ó lµm c¨n cø h¹ch to¸n.
+ QuyÕt ®Þnh cña toµ ¸n cho xö lý ph¸ s¶n doanh nghiÖp theo luËt ph¸ s¶n hoÆc quyÕt ®Þnh cña ngêi cã thÈm quyÒn vÒ gi¶i thÓ ®èi víi ®¬n vÞ hä.
+ GiÊy x¸c nhËn cña chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng ®èi víi ngêi nî ®· chÕt nhng kh«ng cã tµi s¶n thõa kÕ ®Ó tr¶ nî.
+ GiÊy x¸c nhËn cña chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng ®èi víi ngêi nî ®ang sèng nhng kh«ng cã kh¶ n¨ng tr¶ nî.
+ LÖnh truy n· hoÆc x¸c nhËn cña c¬ quan ph¸p luËt ®èi víi ngêi nî ®· bá trèn hoÆc ®ang bÞ truy tè, ®ang thi hµnh ¸n nhng qu¸ thêi h¹n 2 n¨m kÓ tõ ngµy nî.
+QuyÕt ®Þnh cña cÊp cã thÈm quyÒn vÒ xö lý xo¸ nî kh«ng thu håi ®îc cña doanh nghiÖp. ThÈm quyÒn xö lý xo¸ nî thuéc vÒ héi ®ång qu¶n trÞ (®èi víi doanh nghiÖp cã héi ®ång qu¶n trÞ) hoÆc héi ®ång thµnh viªn(®èi víi doanh nghiÖp cã héi ®ång thµnh viªn), tæng gi¸m ®èc, gi¸m ®èc (®èi víi doanh nghiÖp cã héi ®ång qu¶n trÞ), hoÆc chñ doanh nghiÖp c¨n cø vµo c¸c b»ng chøng liªn quan ®Õn c¸c kho¶n nî ®Ó quyÕt ®Þnh xo¸ nî ph¶i thu kh«ng thu håi ®îc, vµ chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ quyÕt ®Þnh cña m×nh tríc nhµ níc vµ ph¸p luËt, ®ång thêi thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p xö lý tr¸ch nhiÖm theo chÕ ®é hiÖn hµnh.
Møc tæn thÊt thùc tÕ cña tõng kho¶n nî kh«ng thu håi ®îc lµ phÇn cßn sau khi lÊy sè d nî ph¶i thu ghi trªn sæ kÕ to¸n trõ ®i sè nî ®· thu håi ®îc (do ngêi g©y ra thiÖt h¹i bï do ph¸t m¹i tµi s¶n cña ®¬n vÞ nî hoÆc ngêi nî, do ®îc chia tµi s¶n theo quyÕt ®Þnh cña toµ ¸n hoÆc c¬ quan cã thÈm quyÒn kh¸c)
Xö lý h¹ch to¸n :
+ Gi¸ trÞ tæn thÊt thùc tÕ cña c¸c tµi kho¶n nî kh«ng thu håi ®îc cho phÐp xãa nî doanh nghiÖp h¹ch to¸n vµo chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp.
Nî TK 139: Sè nî xo¸ ®· ®îc lËp dù phßng
Nî TK 632: Sè nî xo¸ cha ®îc lËp dù phßng.
Cã TK 131: Sè nî ph¶i thu cña kh¸ch hµng ®· ®îc xo¸ nî.
Cã TK 138: Sè nî ph¶i thu kh¸c ®· ®îc xo¸ nî.
§ång thêi ghi Nî TK 004.
- C¸c kho¶n nî ph¶i thu sau khi ®· cã quyÕt ®Þnh xo¸ nî, doanh nghiÖp vÉn ph¶i dâi trªn sæ s¸ch trong thêi h¹n tèi thiÓu 5 n¨m vµ tiÕp tôc cã biÖn ph¸p ®Ó thu håi nî. NÕu thu håi ®îc nî th× sè tiÒn thu håi sau khi trõ c¸c chi phÝ cã liªn quan ®Õn viÖc thu håi nî, doanh nghiÖp h¹ch to¸n vµo thu nhËp kh¸c.
Nî TK 111, 112: Sè nî ®· xo¸ thu håi ®îc.
Cã TK 711: Thu nhËp kh¸c.
- Cuèi niªn ®é kÕ to¸n sau dù kiÕn møc dù phßng míi vµ tiÕn hµnh ®iÒu chØnh:
+ NÕu møc dù phßng cÇn lËp cho n¨m kÕ hoÆch lín h¬n møc sù phßng cuèi n¨m tríc cßn lai, lËp bæ sung sè thiÕu:
Nî TK 642 (6426): Sè chªnh lÖch.
Cã TK 139: Dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi.
+ NÕu møc dù phßng cµn lËp cho n¨m kÕ hoÆch nhá h¬n møc dù phßng cuèi n¨m tríc cßn l¹i hoµn nhËp sè thõa:
Nî TK 139: Sè chªnh lÖch.
Cã TK 642 (6426): Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp.
- Trêng hîp c¸c kho¶n nî xö lý sau nµy ®ßi ®îc th× h¹ch to¸n vµo thu nhËp kh¸c.
Nî TK 111, 112: (Sè nî ®ßi ®îc- chi phÝ ®ßi nî).
Cã TK 711: Thu nhËp kh¸c.
§ång thêi : Cã TK004: Sè nî ®ßi ®îc.
1.4.3.4.VÝ dô.
- Ngµy 31/ 12/ N-1 doanh nghiÖp lËp dù phßng cho c¸c kho¶n nî ph¶i thu khã ®ßi trÞ gi¸ lµ 150.
- Ngµy 31/ 12/ N c¨n cø vµo kh¶ n¨ng thanh to¸n cña mét sè con nî, doanh nghiÖp x¸c ®Þnh møc dù phßng nî ph¶i thu khã ®ßi ph¶i trÝch lËp cho n¨m tiÕp theo 230.
- Ngµy 30/ 06/ N+1doanh nghiÖp quyÕt ®Þnh xo¸ nî khã ®ßi cha ®îc lËp dù phßng cña «ng A ®· chÕt sè tiÒn 70.
§¬n vÞ: triÖu ®ång.
BT1: Ngµy 31/12/N-1.
Nî TK642: 150
Cã TK139: 150
BT2: Ngµy 31/12/N
§iÒu chØnh møc trÝch lËp dù phßng cho n¨m tiÕp theo.
Nî TK642: 80.
Cã TK139: 80.
BT3:
Ngµy 30/6/N+1.
Xo¸ sæ kho¶n nî khã ®ßi:
Nî TK642: 70.
Cã TK131: 70.
Nî TK004: 70.
1.4.3.5. S¬ ®å h¹ch to¸n:
Hoàn nhập phần chênh lệch( số dự phòng cần lập cho năm tới nhỏ hơn số dự phòng còn lại của năm nay) vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
TK131, 138
Số nợ phải thu được xác định là không đòi được, đã xử lý xoá sổ trong kỳ
Trừ vào số dự phòng đã lập (nếu có)
Phần chênh lệch lớn hơn dự phòng đã lập tính vào chi phí quản lý (nếu có)
Số thu hồi được (nếu có)
TK 139
TK 6426
TK 111, 112...
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính( Nếu số cần lập cho năm tới lớn hơn số dự phòng còn lại
1.5. Kế toán các khoản dự phòng ở doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều kiện và nguyên tắc trích lập dự phòng tương tự như trên chỉ khác là đối với khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì việc trích lập dự phòng được hạch toán trên tài khoản TK 159, vì đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đầu tư chứng khoán ngắn hạn được xem như một loại hàng hoá.
Sơ đồ hạch toán ở doanh nghiệp vừa vànhỏ
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
1.6. Kế toán các khoản dự phòng ở Pháp.
1.6.1. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Công thức xác định số dự phòng cần lập:
Số dự phòng phải thu Số nợ Khả năng
khó đòi cần lập = không TVA x mất nợ (%)
TK 642
Cuối niên độ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc lập bổ sung (nếu số cần lập > số năm trước còn lại )
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ
Cuối kỳ lập dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn
Hoàn nhập số chênh lệch hoặc toàn bộ
TK 632
TK 159
TK 635
TK 159
TK 139
TrTr×nh tù h¹ch to¸n:
- Chuyển nợ khách hàng:
Nợ TK 416: Số nợ của những khách hàng khó đòi .
Có TK 411: Nợ phải thu.
- Lập dự phòng cho số nợ có khả năng mất:
Nợ TK 681: Số dự phòng cần lập cho những khách hàng khó đòi.
Có TK 491: Dự phòng nợ phải thu.
- Sang năm sau nếu mất nợ thực tế:
+ BT1: Phản ánh số nợ bị mất :
Nợ TK 654: Số nợ bị mất không TVA.
Nợ TK 4455: Giảm thuế phải nộp .
Có TK 416: Nợ phải thu khó đòi
+ BT2: Hoàn nhập số dự phòng đã lập để bù đắp:
Nợ TK 491: Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Có TK 781: Thu nhập được hoàn nhập.
- Cuối niên độ kế toán xác định số dự phòng cần lập cho năm tới so sánh với số dự phòng cuối năm trước còn lại nếu:
+ Số cần lập cho năm tới lớn hơn số còn lại từ cuối năm trước lập bổ sung:
Nợ TK 681: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí.
Có TK 491: Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
+ Số cần lập cho năm tới nhỏ hơn số còn lại từ cuối năm trước, hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 491: Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Có TK 781: Thu nhập hoàn nhập từ số chênh lệch.
1.6.2. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Cuối niên độ kế toán nếu hàng tòn kho giảm giá, kế toán lập dự phòng:
Nợ TK 681: Chi phí trích lập từ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 39 (391-397): Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Sang năm sau nếu hàng tồn kho đã lập dự phòng, được bán hoặc xuất dùng cho sản xuất dùng cho sản xuất kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 39( 391-397): Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK781: Thu nhập từ việc hoàn nhập.
- Cuối niên độ kế toán xác định số dự phòn cần lập cho năm tới so sánh với số dự phòng cuối năm trước còn lại nếu:
+ Số cần lập cho năm tới lớn hơn số còn lại từ cuối năm trước cần lập bổ sung:
Nợ TK 681: Trích lập chênh lệch dự phòng lớn hơn năm trước.
Có TK 39 ( 391-397): Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Nếu số cần lập cho năm tới nhỏ số năm trước còn lại, hoàn nhập :
Nợ TK 39: Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 781: Thu nhập từ việc hoàn nhập.
1.6.3. Kế toán dự phòng giảm giá tài sản cố định.
- Cuối niên độ kế toán nếu tài sản cố định giảm giá, cần lập dự phòng:
Nợ TK 681: Dự phòng giảm giá TSCĐ tính vào chi phí.
Có TK 290: Dự phòng giảm giá tài sản cố định vô hình.
Có TK 291: Dự phòng giảm giá tài sản cố định hữu hình.
- Sang năm sau nếu TSCĐ này được bán hoặc tăng giá kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 290, 291: Hoàn nhập dự phòng giảm giá TSCĐ
Có TK 781: Thu nhập từ việc hoàn nhập.
- Cuối năm xác định số dự phòng cần lập cho năm tới soo sánh với số còn lại cuối năm trước:
+ Nếu phải lập bổ sung.
Nợ TK 681: Trích thêm chênh lệch dự phòng giảm giá TSCĐ vào chi phí.
Có TK 290, 291: Dự phòng giảm giá TSCĐ
+ Nếu thừa hoàn nhập.
Nợ TK 290, 291: Hoàn nhập dự phòng giảm giá TSCĐ
Có TK781: Thu nhập khác.
1.6.4. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối niên độ kế toán nếu các loại chứng khoán đầu tư bị giảm giá (giá thị trường cuối năm nhỏ hơn giá gốc) kế toán lập dự phòng:
Nợ TK 686: Chi phí tài chính.
Có TK 296,297,590: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Sang năm sau nếu các khoản đầu tư thu hồi, nhượng bán ngoài bút toán phản ánh số thu hồi hoặc nhượng bán kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 296,297,590: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã được bán.
Có TK 786: Thu nhập tài chính.
- Cuối niên độ kế toán xác định số dự phòng cần lập cho năm tới bằng cách so sánh số dự phòng đã lập từ cuối năm trước còn lại:
+ Nếu lập bổ sung.
Nợ TK 686: Trích lập thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Có TK 296,297,590 : Số phải lập bổ sung.
+Nếu thừa hoàn nhập.
Nợ TK 296,297,590: Ghi giảm số dự phòng cần lập.
Có TK 786: Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá.
1.6.5.Dự phòng rủi ro và phí tổn.
- Cuối niên độ kế toán nếu các khoản rủi ro như bị phạt, bị kiện tụng, thuế bị truy thu, sửa chữa lớn TSCĐ có thể xảy ra kế toán phải lập dự phòng.
Nợ TK 687: Số dự phòng cần lập.
Có TK 151: Dự phòng rủi ro.
Có TK155: Dự phòng thuế.
Có TK 1572: Dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ.
- Sang năm sau:
+ Nếu các khoản rủi ro xảy ra.
BT1: Tập hợp chi phí rủi ro (bị phạt, kiện, thuế).
Nợ TK 671: Chi phí bất thường.
Có TK 531,512: Dự phòng rủi ro.
BT2:Hoàn nhập dự phòng.
Nợ TK 151,155: Hoàn nhập dự phòng rủi ro.
Có TK 787: Thu nhập bất thường.
+ Nếu việc sửa chữa lớn xảy ra.
BT1: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Nợ TK 615: Tập hợp chi phí .
Có TK 531,512,401...Các chi phí phát sinh.
BT2: Hoàn nhập dự phòng đã lập.
Nợ TK 1572: Hoàn nhập dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ.
Có TK 787: Thu nhập bất thường.
- Cuối năm xác định số dự phòng cần lập cho năm tới, so sánh với số đã lập cho năm trước còn lại nếu:
+ Lập bổ sung.
Nợ TK 687: Chi phí bất thường trích lập bổ sung.
Có TK 151,155,157: Dự phòng rủi ro kiện tụng, phạt.
+ Thừa hoàn nhập.
Nợ TK 151,155,157: Hoàn nhập dự phòng rủi ro.
Có TK 787: Thu nhập bất thường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG Ở VIỆT NAM.
2.1.Thực trạng kế toán dự phòng ở Việt Nam.
2.1.1. Ưu điểm của kế toán dự phòng.
- Thị trường là một chuỗi những biến động,kinh doanh xảy ra không ít những rủi ro do khách quan mang lại mà người ta không dự đoán trước được do vậy dự phòng có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro về tài chính, chủ động hơn về tài chính.
- Dự phòng làm giảm lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp.
- Hàng hoá là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của doanh nghiệp. Do vậy sự biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hạn chế được những ảnh hưởng này.
- Kế toán dự phòng phản ánh chính xác giá trị thực của tài sản trên bảng cân đối kế toán. Điều này giúp cho nhà quản lý của doanh nghiệp nắm được tình hình tài sản để có được các quyết định đúng đắn.
2.1.2.Nhược điểm của kế toán dự phòng.
Bên cạnh những ưu điểm kế toán dự phòng ở Việt Nam còn có những hạn chế sau:
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi mà doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì số thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp đã được khấu trừ với số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trên % số nợ phải thu cả thuế là không đúng vì doanh nghiệp chỉ mất phần nợ không thuế.
- Hơn nữa chế độ kế toán Việt Nam trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu là một quy định cứng nhắc không có căn cứ bởi vì doanh nghiệp có khả năng mất nợ vượt quá số quy định này.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi là những khoản ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp năm N, và nếu thực tế xảy ra tổn thất thì cũng ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp năm N+1 điều này dẫn đến hiểu lầm ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên hai lần trong hai năm liên tiếp (mặc dù giá trị có khác nhau) nếu không thấy bút toán hoàn nhập.
- Việt Nam còn có hạn chế so với các nước trên thế giới là không trích lập dự phòng giảm giá mà chỉ đánh giá lại vào cuối niên độ kế toán khi có sự thay đổi giá trên thị trường và công việc đánh giá lại rất phức tạp và tốn kém nhiều thời gian, công sức. Trong trường hợp TSCĐ bị giảm giá, việc đánh giá lại làm giảm nguyên giá và như vậy lại ảnh hưởng đến việc trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Khi đó việc trích lập khấu hao TSCĐ không trích lập trên đúng nguyên giá tài sản ban đầu của doanh nghiệp (số tiền thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản đó), không phản ánh đúng chi phí khấu hao thực tế của doanh nghiệp.
- Khác với Pháp, Việt Nam không trích lập dự phòng cho những rủi ro bất thường như: Rủi ro kiện tụng, rủi ro vi phạm hợp đồng..., mà lấy từ quỹ dự phòng tài chính (quỹ lấy từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh) để bù đắp. Điều này là chưa khả quan nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
- Hạn chế nữa của kế toán dự phòng là nhiều doanh nghiệp lạm dụng để tránh thuế, hoặc việc trích lập dự phòng chưa phù hợp với quy mô của doanh nghiệp
- Việc xử lý dự phòng ở Việt Nam khác với Pháp là nếu Pháp hoàn nhập dự phòng bằng cách ghi tăng thu nhập, thì Việt Nam ghi giảm chi phí thực tế thì không ảnh hưởng đến kết quả trong kỳ nhưng chưa sử dụng hệ thống tài khoản đa dạng phong phú.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán, nợ phải thu khó đòi, đây là những khoản bất thường không xảy ra thường xuyên.
2.2. Một số biện pháp hoàn thiện hơn kế toán dự phòng.
- Thứ nhất đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi trích lập dự phòng chế độ kế toán Việt Nam nên xem xét lại một số khía cạnh sau để hoàn thiện hơn:
+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên trích lập trên phần trăm số nợ không thuế để phản ánh chi phí thực có khả năng xảy ra của doanh nghiệp.
+ Kế toán Việt Nam nên xoá bỏ quy định cứng nhắc không có căn cứ là không được trích lập quá 20% số dư nợ phải thu để việc trích lập được thực hiện một cách khách quan. Nếu số dự phòng quá lớn mà trích lập dự phòng không quá 20% số dư nợ thì không đủ để trang trải.
+ Khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi, nên hạch toán vào chi phí khác TK 811, và khi thực hiện xoá nợ thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
* Nếu trích lập dự phòng:
Nợ TK 811: Chi phí khác.
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.
* Nếu quyết định xoá nợ:
Nợ TK 642: Phần chưa được lập dự phòng.
Nợ TK 139: Phần đã được lập dự phòng.
Có TK 131, 138: Số nợ được xoá.
Vì nếu tuân theo chế độ kế toán hiện hành khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi
Khi có quyết định xoá nợ thì thực hiện bút toán
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 131, 138: Số nợ được xoá.
Nếu không thấy bút toán hoàn nhập thì người ta sẽ hiểu nhầm ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp hai lần mặc dù giá trị của hai bút toán trên khác nhau.
- Thứ hai chế độ kế toán Việt Nam nên ban hành chế độ kế toán mới là nên trích lập dự phòng cho tài sản cố định thay vì đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định thì việc trích khấu hao tài sản cố định sẽ phản ánh chi phí đúng hơn. Điều đó có nghĩa là nên đưa vào hệ thống tài khoản, tài khoản dự phòng giảm giá tài sản cố định - TK219.
- Thứ ba là đối với những rủi ro bất thường chế độ kế toán Việt Nam nên trích lập dự phòng vào chi phí khác _ TK 811 vào cuối mỗi niên độ kế toán thay vì lấy từ quỹ dự phòng tài chính để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Thứ tư là phải có những quy định chặt chẽ, nguyên tắc cụ thể để hạn chế việc lạm dụng dự phòng “tránh thuế”, nếu đối tượng nào mà lạm dụng cần có biện pháp xử lý chặt chẽ, nghiêm ngặt.
- Thứ năm là cũng như dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán nên sử dụng tài khoản TK 811, và khi hoàn nhập thì sử dụng tài khoản TK 711:
+ Khi trích lập dự phòng:
Nợ TK 811: Chi phí khác.
Có TK 129, 159, 229: Dự phòng giảm giá chứng khoán giảm giá hàng tồn kho.
+ Khi hoàn nhập:
Nợ TK 129, 159, 229: Hoàn nhập dự phòng
Có TK 711: Thu nhập khác.
- Thứ sáu là ở Việt Nam kế toán dự phòng chưa phổ biến hầu như ở các công ty chưa có bộ phận riêng – kế toán dự phòng. Do vậy cần chú trọng hơn vấn đề này, làm thế nào để kế toán dự phòng phát huy tác dụng của nó.
KẾT LUẬN.
Từ thời kỳ sơ khai khi mà nền kinh tế còn chậm tiến, chuyển sang thời đại mới, thời đại văn minh nhân loại, kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đến chóng mặt. Hoà cùng xu thế chung của nhân loại nền kinh tế của Việt Nam cũng từng bước đạt được những thành tựu to lớn. Sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam nói riêng của thế giới nói chung là do sự tác động của nhiều yếu tố. Công cụ quản lý kinh tế, tài chính đóng vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát kinh tế là kế toán. Công cụ này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động tài chính của nhà nước, mà cả trong các doanh nghiệp.
Sự phát triển của kinh tế cũng đồng nghĩa kéo theo sự biến động khó lường của thị trường mà hậu quả của nó là rất lớn. Ví dụ như sự biến động của giá cả thị trường: Giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán…, và cả khả năng mất nợ các khoản phải thu. Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng kế toán dự phòng đã ra đời. Dự phòng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, chủ động hơn về tài chính.
Qua nghiên cứu kế toán dự phòng, em thấy kế toán đóng vai trò quan trọng, nó cung cấp thông tin kế toán một cách chính xác hơn. Mặc dù còn tồn tại một số vướng mắc, em mong rằng kế toán dự phòng sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm để hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Nguyễn Văn Công.
2- Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán.
3- Giáo trình kế toán Quốc tế.
4- Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán mới – Nghiêm Văn Lợi .
5- Tạp chí kế toán – 38/ 03.
6- Tạp chí kế toán – 42/ 03.
7- Chuẩn mực kế toán quốc tế.
MỤC LỤC
Trang
- LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………....……..…….1
- CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG 3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng………….4
1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng……………………… .4
1.3. Các loại dự phòng…………………………………………………… 5
1.4. Hạch toán các khoản dự phòng…………………………………… .10
1.5. Dự phòng ở doanh nghiệp vừa và nhỏ………………………………….20
1.6. Kế toán dự phòng ở Pháp………………………………………………21
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
DỰ PHÒNG Ở V IỆT NAM…………………………………………………………..26
2.1. Thực trạng kế toán dự phòng ở Việt Nam……………………………..26
2.1.1. Ưu điểm của kế toán dự phòng……………………………………..26
2.1.2. Nhược điểm của kế toán dự phòng……………………………….....26
2.2. Một số biên pháp hoàn thiện hơn kế toán dự phòng ở Việt Nam……..27
- KẾ LUẬN ……………………………………………………………………..30
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO………………………………………………31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam.doc