Đề tài Bàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều bước tiến nhẩy vọt trong gần 10 năm qua. Một số quy đinh của Luật thuế giá trị gia tăng cũ không còn hoàn toàn phù hợp với hiện tại nữa. Nhà nước cũng đã có dự thảo về việc sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp và các cá nhân nên có sự hiểu biết và nắm bắt về các loại thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng. Vì thuế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Khi nắm bắt được Luật thuế và cách quy định hạch toán thuế giá trị gia tăng trong từng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những sai phạm xẩy ra trong quá trình thực hiện Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có tầm quan trọng rất lớn, nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết tầm quan trọng cũng như bản chất của loại thuế này. Chính vì vậy em đã chọn đề tài này. Thông qua đó, đề tài đã giúp cho em hiểu hơn các chính sách về thuế giá trị gia tăng mà Nhà nước áp dụng với nền kinh tế và công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp hiện nay diễn ra như thế nào

docx40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động sự nghiệp dự án, hoạt động văn hóa phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả VAT đầu vào) và chi phí vận chuyển: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá có VAT) Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả cho người bán ... - Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm giá mua chưa có VAT đầu vào, chi phí vận chuyển (nếu có) ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...(Tổng giá thanh toán) - Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho ngưòi bán (bao gồm cả VAT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang (giá có VAT) Có TK 111, 112, 331... - Các trường hợp trên khi TSCĐ mua sắm, lắp đặt hoàn thành đưa vào sử dụng thì căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, kế toán phải ghi tăng vốn kinh doanh hoặc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 414, 441, 4312 Có TK 411- NVKD Ghi tăng quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ - Mua TSCĐ thông qua đầu tư XDCB, căn cứ vào HĐ mua HH, DV, ghi: Nợ TK 2412: XDCB dở dang Nợ TK 1332: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...(Tổng giá thanh toán) - Trường hợp hàng mua phải trả lại cho người bán: Khi xuất kho trả lại hàng cho người bán, ghi: Nợ TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 152, 153, 156, 211... Có TK 133: VAT được khấu trừ. Trường hợp người bán trả lại bằng HH khác, căn cứ vào hóa đơn GTGT của hàng hóa đó, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: Phải trả cho người bán. Trường hợp người bán trả lại bằng tiền, ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả người bán Mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài: - Khi nhập khẩu HH, kế toán phản ánh giá trị vật tư, HH nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152, 153, 156... Có TK 3333 Có TK 111, 112, 331... Đối với VAT hàng nhập khẩu: Trường hợp HH nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ, VAT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 1331: VAT được khấu trừ Có TK 33312: VAT hàng nhập khẩu phải nộp Trường hợp HH nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì VAT phải nộp của hàng nhập khẩu (không được khấu trừ) được tính vào giá trị hàng mua vào, ghi; Nợ TK 152, 153, 156 Có TK 33312- VAT phải nộp - Khi nhập khẩu TSCĐ (không qua lắp đặt) kế toán phản ánh giá trị TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331... Đối với VAT hàng nhập khẩu: Nếu TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế thì VAT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 33312: VAT hàng nhập khẩu phải nộp Nếu TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp chương trình, dự án, hoạt động văn hóa phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì VAT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị TSCĐ mua vào (số VAT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ), ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 33312: VAT hàng nhập khẩu phải nộp - Khi nhập khẩu TSCĐ (phải qua lắp đặt), kế toán phản ánh giá trị TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu, ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331... Đối với VAT của TSCĐ nhập khẩu được khấu trừ hạch toán tương tự như trường hợp nhập khẩu TSCĐ (không qua lắp đặt). Đối với VAT của TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD không chịu VAT thì VAT phải nộp của hàng nhập khẩu (không được khấu trừ), ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang Có TK 33312: VAT hàng nhập khẩu phải nộp. 2.1.1.2 Hạch toán thuế GTGT đầu ra * Nguyên tắc hạch toán: Để hạch toán VAT đầu ra, kế toán sử dụng TK 3331- “Thuế GTGT phải nộp”. Tài khoản này dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số VAT phải nộp, số VAT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Đối tượng sử dụng: TK 3331 áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế và theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. * Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331: TK sử dụng: TK 3331 có 2 TK cấp 3. - TK 33311- VAT đầu ra: Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của HH, SP, DV tiêu thụ. - TK 33312- VAT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. Kết cấu và nội dung phản ánh: - Bên Nợ: Số VAT đầu vào đã khấu trừ. Số VAT đã nộp vào NSNN. Số VAT được giảm trừ vào số VAT phải nộp. Số VAT của hàng bán bị trả lại. - Bên Có: VAT đầu ra: Số VAT đầu ra phải nộp của HH, DV đã tiêu thụ. Số VAT đầu ra phải nộp của HH, DV dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. Số VAT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Số VAT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu: - Số dư bên Có: Số VAT còn phải nộp cuối kì. - Số dư bên Nợ: Số VAT đã nộp thừa vào NSNN. * Phương pháp xác định VAT đầu ra, VAT phải nộp: Phương pháp tính VAT theo phương pháp khấu trừ thuế: VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào VAT đầu ra = Giá tính thuếh.hóa, d.vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất VAThàng hóa, dịch vụ đó * Phương pháp hạch toán VAT đầu ra: Khi bán HH, DV thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có VAT) và VAT đầu ra, ghi: Nợ TK 111, 112, 131... (Tổng giá thanh toán). Có TK 33311- VAT đầu ra phải nộp. Có TK 511- Doanh thu bán hàng (Giá chưa có VAT). Hoặc Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có VAT). Trường hợp bán HH, DV sử dụng CT đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế (CT đặc thù như tem bưu điện, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết...) căn cứ vào giá thanh toán xác định doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế và VAT theo công thức giống công thức tính “Giá chưa có VAT” ở phần trên. Đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ HH, cung ứng DV cho người tiêu dùng HH, DV không thuộc diện phải lập HĐ bán hàng, căn cứ vào “Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ” (Mẫu số 06/GTGT), kế toán tính doanh thu và VAT phải nộp của HH, DV bán ra theo qui định, ghi: Nợ TK 111, 112... Có TK 3331(1)- VAT phải nộp. Có TK 511- Doanh thu bán hàng. Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kì hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê kế toán xác định doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có VAT và VAT ghi: Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận trước). Có TK 3331- VAT phải nộp. Có TK 511- Doanh thu bán hàng (Tiền thu chưa có VAT). Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hóa thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có VAT và VAT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131... Có TK 3331- VAT phải nộp. Có TK 511- Doanh thu bán hàng (Giá bán trả một lần). Có TK515-Doanh thu hoạt động tài chính(Lãi bán hàng trả chậm). Đối với SP, HH. DV sử dụng nội bộ (Giá tính VAT được xác định theo giá tính thuế của HH, DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này), căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, VAT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ: - Doanh thu bán hàng (Tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm): Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. - VAT phải nộp (được khấu trừ): (Tính theo giá bán của sản phẩm). Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 3331: VAT phải nộp. Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng SP, HH (Giá tính VAT được xác định theo giá tính thuế của SP, HH cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sịnh hoạt động này) ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên (Giá có VAT). Có TK 3331: VAT phải nộp. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế). Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng: - Nếu bán hàng đổi lấy HH để sử dụng cho hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ánh: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng (Giá có VAT). Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Giá chưa có VAT). Có TK 3331: VAT phải nộp (VAT của hàng đưa đi đổi). - Khi nhận được hàng trao đổi, căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế toán phản ánh giá trị HH nhập kho và VAT đầu vào được khấu trừ của hàng đổi về: Nợ TK 152, 153, 156. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ của hàng đổi về. Có TK 131: Phải thu của khách hàng. Trường hợp sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu tặng: - Nếu việc biếu tặng SP, HH phục vụ vào hoạt động SX-KD chịu VAT (như tổ chức hội nghị khách hàng, khuyến mại trong kinh doanh...) thì không được khấu trừ thuế còn doanh thu được ghi nhận như sau: Nợ TK 641, 642: (Giá chưa có VAT). Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Giá chưa có VAT). - Nếu biếu tặng SP, HH phục vụ cho SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi, nguồn kinh phí khác thì số VAT của HH, DV dùng để biếu tặng không được tính khấu trừ: Nợ TK 641, 642 (Giá có VAT). Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá có VAT). Nợ TK 161- Chi sự nghiệp (Giá có VAT). Có TK 3331- VAT phải nộp. Có TK 511- Doanh thu bán hàng (Giá chưa có VAT). Hạch toán bán hàng đại lý (ký gửi): Cơ sở đại lý, ký gửi nhận bán HH theo phương thức bán đúng giá bên chủ hàng qui định, bên đại lý chỉ hưởng tiền hoa hồng, thì doanh số bán hàng và VAT tính trên bán ra, bên làm đại lý thanh toán trả toàn bộ cho bên chủ hàng, VAT phải nộp do chủ hàng thực hiện kê khai, nộp tính trên giá HH đại lý bán ra; bên làm đại lý không phải kê khai, nộp VAT đối với tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý. - Tại đơn vị có hàng gửi đại lý, ký gửi: Khi xuất kho SP, HH hoặc kết chuyển giá thành SP gửi đại lý (ký gửi), ghi: Nợ TK 157: Hàng gửi bán. Có TK 155, 156, 154: Thành phẩm, hàng hóa, chi phí sx-kddd. Khi thanh toán doanh thu thực tế thu được của cửa hàng giao đại lý, ký gửi đã bán: Phản ánh doanh thu bán hàng và VAT phải nộp của hàng gửi đại lý, ký gửi đã bán: Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán). Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế). Có TK 3331: VAT phải nộp (VAT đầu ra). Tiền hoa hồng phải thanh toán cho bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi được hưởng ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Có TK 131: Phải thu của khách hàng (Trừ vào nợ phải thu của KH) Có TK 111, 112. - Tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi: Khi nhận hàng đại lý, ký gửi đơn vị phản ánh toàn bộ giá trị HH nhận bán đại lý, ký gửi trên TK ngoài bảng (TK 003- Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi). Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi bên Nợ, khi xuất bán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng ghi bên Có TK 003. Khi bán được hàng đại lý, ký gửi kế toán phản ánh tổng số tiền bán hàng thu được phải trả cho chủ hàng gửi đại lý, ký gửi ghi: Nợ TK 111, 112, 131: TM, TGNH, PTKH. Có TK 331: Số tiền bán hàng phải trả chưa có thuế. Có TK 33311: VAT đầu ra của số hàng bán. Sau khi nhận được hóa đơn của chủ hàng về lượng hàng đã bán thì người đại lý ghi tổng số tiền phải trả chủ hàng và số thuế đầu vào được khấu trừ. Đồng thhời nhà đại lý xuất hóa đơn đòi tiền hoa hồng. Trường hợp hoa hồng đòi tiền bù trừ ghi: Nợ TK 331: Số tiền hoa hồng và VAT của hoa hồng. Có TK 5113: Doanh thu hoa hồng. Có TK 33311: VAT của hoa hồng đại lý. Trường hợp thanh toán số tiền hàng còn lại cả thuế GTGT đầu vào ghi: Nợ TK 331: Tiền hàng còn lại đã trả. Nợ TK 133: Thuế GTGT của tổng lô hàng bán. Có TK 111, 112: Tiền hàng thực trả. Bán hàng theo phương thức xuất khẩu ủy thác: (Hạch toán giống hàng gửi bán). Bên giao ủy thác xuất khẩu thực hiện việc chuyển hàng sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, khi hoàn thành việc xuất khẩu lập hóa đơn GTGT cho lô hàng xuất khẩu thuế suất 0% để giao cho bên nhận ủy thác. Đối với bên nhận ủy thác xuất khẩu thực hiện việc xuất khẩu HH và lập hóa đơn GTGT về dịch vụ ủy thác xuất khẩu. Hạch toán ở bên giao ủy thác xuất khẩu 151, 156, 331 157 3333 511 632 111, 112 131 641 133 Chuyển h.hóa giao XK ủy thác H.hóa đã hoàn thành XK Nhận tiền hàng Tổng tiền hàng hóa XK Thuế XK phải nộp Hoa hồng ủy thác XK Chi phí đã chi hộ Được nộp hộ thuế Hạch toán ở bên nhận ủy thác 111, 112 111, 112 331 131 511 003 3331 Chi hộ chi phí, nộp hộ thuế Thanh toán tiền hàng cho bên giao ủy thác XK Hàng hóa ủy thác XK được hưởng Tổng tiền hàng XK Thu tiền h.hóa của k.hàng Hoa hồng được hưởng, được t.toán số đã chi hộ Nhận h.hóa XK ủy thác H.hóa đã XK VAT 2.1.2 Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 2.1.2.1. Hạch toán mua hàng hóa, dịch vụ * Nguyên tắc hạch toán: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu VAT, giá trị vật tư, HH, TSCĐ, DV mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả VAT đầu vào). * Phương pháp hạch toán: - Khi mua HH, DV dùng vào SX-KD, kế toán phản ánh giá trị HH, DV mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả VAT đầu vào). Khi mua HH, DV về nhập kho ghi: Nợ TK 152, 153, 156 (Bao gồm cả VAT đầu vào). Có TK 111, 112, 331... (Tổng số tiền phải trả cho người bán). - Khi mua HH, DV dùng ngay vào SX-KD, kế toán phản ánh giá trị HH, DV mua vào: Nợ TK 627, 641, 642, 241... (Bao gồm cả VAT đầu vào). Có TK 111, 112, 331... (Tổng số tiền phải trả cho người bán). - Khi nhập khẩu vật tư, HH dùng vào hoạt động SX-KD hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì VAT phải nộp của HH nhập khẩu được tính vào giá trị HH mua vào ghi: Nợ TK 152, 153, 156. Có TK 33312: VAT phải nộp. Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu. Có TK 111, 112, 331... Khi nộp thuế nhập khẩu và VAT hàng nhập khẩu ghi: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu. Nợ TK 33312: VAT phải nộp. Có TK 111, 112... - Khi mua TSCĐ (không qua lắp đặt) dùng vào SX-KD kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (Bao gồm cả VAT đầu vào). Có TK 111, 112, 331... - Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào SX-KD, kế toán phản ánh: Nợ TK 2411: XDCB dở dang (Bao gồm cả VAT đầu vào). Có TK 111, 112, 331... - Khi nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SX-KD, hoặc hoạt động sự nghiệp... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì VAT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị TSCĐ nhập khẩu ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu. Có TK 33312: VAT phải nộp. Có TK 111, 112, 331... - Khi mua TSCĐ thông qua đầu tư XDCB, căn cứ vào HĐ mua HH, DV ghi: Nợ TK 2412: XDCB dở dang (Bao gồm cả VAT đầu vào). Có TK 111, 112, 331... 2.1.2.2. Hạch toán bán hàng hóa, dịch vụ * Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng, thu nhập HĐTC, bất thường: - Doanh thu bán hàng, cung cấp DV là toàn bộ tiền hàng, tiền cung ứng DV, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế). - Đối với thu nhập HĐTC, bất thường là tổng thu nhập (Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế). * Phương pháp hạch toán: Khi bán hàng HH, DV kế toán phản ánh doanh thu bán HH, DV là tổng giá thanh toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền phải thu của người mua. Có TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. Khi phát sinh các khoản thu nhập từ HĐTC và các khoản thu nhập bất thường, kế toán phản ánh thu nhập HĐTC, bất thường là tổng thu nhập: Nợ TK 111, 112... Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. Có TK 711: Các khoản thu nhập bất thường. 2.1.2.3. Xác định VAT phải nộp và phương pháp hạch toán VAT * Xác định VAT phải nộp: Số VAT phải nộp = GTGTh.hóa, d.vụ chịu VAT x Thuế suất VAThàng hóa, dvụ đó GTGTh.hóa, d.vụ = Giá thanh toánh.hóa, dvụ bán ra-Giá thanh toánh.hóa, d.vụ mua vào tương ứng. - Giá thanh toán của HH, DV bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ, phí thu thêm mà bên mua phải trả. - Giá thanh toán của HH, DV mua vào tương ứng của HH, DV bán ra được xác định bằng giá trị HH, DV mua vào (Giá mua bao gồm cả VAT) mà cơ sở SX-KD đã dùng vào SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT bán ra. * Phương pháp hạch toán: - Cuối kì, kế toán tính, xác định VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp ghi: VAT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 3331: VAT phải nộp. VAT phải nộp của hoạt động khác (hoạt động tài chính, bất thường) ghi; Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính. Nợ TK 811: Chi phí bất thường. Có TK 3331: VAT phải nộp. - Khi nộp VAT vào NSNN ghi: Nợ TK 3331: VAT phải nộp. Có TK 111, 112: TM, TGNH. - Khi được giảm VAT kế toán ghi: Trường hợp số VAT được giảm được trừ vào số VAT phải nộp trong kì: Nợ TK 3331: VAT phải nộp. Có TK 711: Các khoản thu nhập bất thường. Trường hợp số VAT được giảm, được NSNN trả bằng tiền ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 711: Các khoản thu nhập bất thường. 2.1.3. Hoàn thuế GTGT * Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phưong pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế đầu vào trong các trường hợp sau: - Có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý. Trường hợp này khi nhận được tiền NSNN hoàn lại ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 133: VAT được khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT đầu vào theo từng kì hoặc từng tháng. Trường hợp này ghi nhận được tiền NSNN hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ. * Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm TSCĐ, có số VAT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau: - Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính VAT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số VAT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý. - Khi nhận được tiền NSNN hoàn lại ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 133 : VAT được khấu trừ. * Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể phá sản có VAT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số VAT nộp thừa. Khi nhận được tiền NSNN hoàn lại ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 3331: VAT phải nộp. * Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế cho cơ sở kinh doanh. Trường hợp này khi nhận được tiền NSNN hoàn lại ghi: Nợ TK 111, 112: TM, TGNH. Có TK 133: VAT được khấu trừ. 2.2 Đánh giá về thực trạng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 2.2.1 Những kết quả đạt được * Thuế GTGT góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng. Thông qua áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đã tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó khuyến khích xuất khẩu tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thể là: - Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm: năm 1999 là 2.700 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng thu từ thuế GTGT của năm, đến năm 2005 là 14.830 tỷ đồng (32,4% tổng thu từ thuế GTGT), năm 2006 là 18.037 tỷ đồng (32,7% tổng thu từ thuế GTGT) và năm 2007 là 24.650 tỷ đồng (34,2% tổng thu từ thuế GTGT). - Vốn đầu tư toàn xã hội so GDP tăng qua các năm: năm 2003 là 35,5% , năm 2004 là 36,2%, năm 2005 là 39,8%; 2006 là 40,9% và dự kiến năm 2007 đạt khoảng 40,4%. - Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng cao cả vể số tuyệt đối và tỷ lệ so với năm trước: năm 2003 đạt xấp xỉ 20 tỉ USD tăng 19%, năm 2004 đã tăng lên là 26 tỉ USD tăng 28,9%, năm 2005 đạt 33,0 tỉ USD tăng 21,9% và năm 2006 đạt 39,6 tỷ USD tăng 20%, năm 2007 đạt 48 tỷ USD tăng 22,4%. * Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT. Việc ban hành Luật thuế GTGT không những khắc phục được những bất cập của thuế doanh thu là thu trùng thuế qua các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu, đồng thời phải bãi bỏ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho doanh nghiệp, việc thu thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu, hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu đã góp phần điều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và bù đắp cho Ngân sách phần thiếu hụt do cắt giảm thuế nhập khẩu. * Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN, tăng cường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng Năm 1999 số thu từ thuế GTGT là 17.113 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng thu NSNN tổng thu từ thuế, phí và lệ phí, đến năm 2007, các con số này là 72.022 tỷ đồng tương ứng là 30,6%. Số thu thuế GTGT năm sau so với năm trước tăng bình quân là 19,13%. Dự báo trong những năm tới, số thu từ thuế GTGT vẫn giữ vai trò quan trọng cho ngân sách quốc gia (Phụ lục số 2 kèm theo). * Thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế của doanh nghiệp, từ đó, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiện đại hoá và đổi mới phương thức quản lý thuế Để thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Từ đó giúp doanh nghiệp hạch toán đầy đủ doanh thu, chi phí, xác định chính xác kết quả kinh doanh và nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế. Áp dụng thuế GTGT vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện để cơ quan thuế hiện đại hoá, đổi mới phương thức quản lý thuế (chuyển từ cơ chế cơ quan thuế trực tiếp tính thuế và ra thông báo nộp thuế sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính, tự kê khai, nộp thuế theo thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch; thực hiện phương pháp quản lý rủi ro: phân loại đối tượng nộp thuế trên cơ sở đó tập trung quản lý thanh tra, kiểm tra những đối tượng có hành vi gian lận về thuế). Theo cơ chế quản lý mới này, cơ quan thuế có điều kiện tổ chức lại bộ máy theo chức năng, tập trung vào việc thực hiện các chức năng chính như tuyên truyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế, quản lý nợ và thanh tra, kiểm tra, đồng thời tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trính quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. 2.2.2 Những điểm cần tiếp tục hoàn thiện Trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của nước ta. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong những năm tới, Luật thuế GTGT cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế hiện nay. Cụ thể là: * Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định một số nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Đây là các hàng hoá, dịch vụ trước đây được miễn thuế doanh thu hoặc có mức thuế suất thuế doanh thu thấp (0,5%). Việc quy định hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng là tiếp tục kế thừa Luật thuế doanh thu trước đây, phù hợp với điều kiện khi nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đầu chuyển đổi và tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh có thời gian thích nghi với luật thuế mới. Tuy nhiên, trước tình hình mới của đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trính hội nhập, cần thiết phải rà soát lại một số hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể: Việc áp dụng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải làm tài sản cố định của doanh nghiệp, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được là phù hợp với điều kiện của nước ta để khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ. Đến nay, năng lực về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đã được nâng cao, nhiều loại máy móc, thiết bị, vật tư trong nước đã sản xuất được mà trước đây phải nhập khẩu do đó, quy định nêu trên chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu-phát triển, sản xuất ra những máy móc, thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải và đóng tàu của nước ta đã phát triển, đã đóng được tàu vận tải biển có trọng tải lớn có khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế. Cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải quốc tế ngày càng gay gắt, việc quy định vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng dẫn đến doanh nghiệp vận tải quốc tế không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào làm tăng cước phí vận tải, giảm khả năng canh tranh với các hãng vận tải nước ngoài. Ngoài ra, quy định hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế không chịu thuế giá trị gia tăng trên thực tế rất khó xác định, kiểm soát, dễ bị lợi dụng làm sai lệch mục tiêu của chính sách, gây thất thu thuế. Trước đây khi ban hành Luật thuế GTGT, việc đưa các hoạt động: Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu (khoản 10, Điều 4), điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước (khoản 17, Điều 4) vào đối tượng không chịu thuế GTGT là phù hợp bởi vì khi đó, các hoạt động này chỉ do các đơn vị sự nghiệp thực hiện bằng nguồn kinh phí ngân sách. Trong những năm qua và thời gian tới, Nhà nước đang thực hiện chuyển đổi các đơn vị này sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo phương thức nhà nước đặt hàng. Việc quy định các dịch vụ nêu trên thuộc đối tượng không chịu thuế đến nay không còn phù hợp vì sẽ không đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ này không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà phải tính vào chi phí, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Nếu chuyển dịch vụ này sang đối tượng chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính đang hình thành và phát triển, kéo theo sự xuất hiện một số dịch vụ tài chính mới như dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ...(gọi chung là dịch vụ tài chính phái sinh) và các giao dịch chuyển nhượng vốn xuất hiện ngày càng nhiều. Theo thông lệ quốc tế, các dịch vụ tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, Luật thuế GTGT mới chỉ quy định không chịu thuế đối với một số dịch vụ tài chính như tín dụng, bảo hiểm nhân thọ...mà chưa có dịch vụ tài chính phái sinh, chuyển nhượng vốn. . Một số nhóm hàng hoá, dịch vụ cần tiếp tục áp dụng không chịu thuế GTGT cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, bao gồm: nhóm các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp của tổ chức, hộ gia đình cá nhân tự sản xuất và bán ra; các dịch vụ xã hội cần thiết phục vụ chính sách phát triển con người, bao gồm: y tế, giáo dục, đào tạo; một số dịch vụ công như dịch vụ thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, phát sóng truyền thanh, truyền hình công cộng; nhóm các hàng phục vụ an ninh, quốc phòng được tài trợ từ Ngân sách Nhà nước, bao gồm các loại vũ khí, khí tài chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh; nhóm các hàng hoá nhập khẩu theo thông lệ quốc tế không thuộc diện chịu thuế GTGT như hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, tiêu chuẩn hành lý cá nhân... * Về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế Luật thuế GTGT quy định phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Căn cứ để khấu trừ thuế là hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT nên trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn ghi chép không trung thực nội dung kinh tế phát sinh và các loại hoá đơn bất hợp pháp khác để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhằm trốn, lậu thuế không những gây thất thu cho NSNN mà còn ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, tạo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một loại tội phạm kinh tế mới - tội phạm mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước như một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua, bán hoá đơn kiếm lời bất chính (doanh nghiệp ma), một số cơ sở kinh doanh đã mua hoá đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.....Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn như yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu, mã số thuế trên hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn mua bán giữa các doanh nghiệp... song mới chỉ hạn chế được phần nào tình trạng gian lận nêu trên. Trước năm 2003, để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu không bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng nên trong quá trình thực hiện một số cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu đã lợi dụng quy định này lập hồ sơ xuất khẩu hàng hoá khống, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (hoá đơn giả, hoá đơn ghi nội dung mua bán khống...) qua đường biên giới đất liền (đặc biệt là biên giới với Trung Quốc) để hoàn thuế GTGT đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Để xử lý vấn đề này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003 đã quy định điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là phải thanh toán qua ngân hàng. Quy định này đã góp phần ngăn chặn được việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT khống. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định các cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hoá, dịch vụ trong nước bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng nên khó phát hiện và ngăn chặn được tình trạng mua bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước. Do đó, cần có quy định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán qua ngân hàng. Việc quy định thanh toán qua ngân hàng là phù hợp với chủ trương của Nhà nước, nhưng để phù hợp với thực tiễn hiện nay, cần thiết quy định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ đến một mức tiền nào đó bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh mới được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào. * Về thuế suất thuế GTGT Luật thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất 5% và 10% (trừ mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu). Việc quy định các mức thuế suất này là phù hợp với thực tiễn thời gian qua khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, có tính đến việc kế thừa của Luật thuế doanh thu (11 mức thuế suất từ 0,5%-30%). Đối tượng áp dụng thuế suất 5% là nhóm các mặt hàng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâu thương mại và một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu của người dân như nước sạch, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập; một số hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thức ăn gia súc và dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước đây, các hàng hoá, dịch vụ này có mức thuế suất thuế doanh thu thấp (0,5% đến 1%) nên khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT cần thiết áp dụng mức thuế suất 5%. Đây là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân nên tiếp tục áp dụng mức thuế suất 5% trong một thời gian nữa. Những năm đầu thực hiện Luật thuế GTGT, nước ta bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đang ở mức thuế suất 10% gặp khó khăn về tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra do sức mua xã hội giảm sút nên Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh một số hàng hoá, dịch vụ từ mức thuế suất 10% xuống mức thuế suất 5% (ví dụ sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; khuôn đúc các loại; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông, cọc bê tông, cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông, hộp bê tông các loại, pa-nen và các loại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn, bê tông thương phẩm; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên...). Thực tiễn những năm qua cho thấy: ngoài các hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh thuế suất từ 5% sang 10% có tình hình sản xuất kinh doanh phát triển, hiệu quả kinh doanh tốt, các hàng hoá, dịch vụ hiện đang áp dụng thuế suất 5% cũng có tình hình sản xuất kinh doanh tốt và có khả năng xem xét để chuyển từ diện áp dụng mức thuế suất 5% sang thuế suất 10%. Việc chuyển lại thuế suất 10% đối với những hàng hoá, dịch vụ này nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng, hạn chế các trường hợp phải hoàn thuế do có mức thuế suất đầu vào lớn hơn mức thuế suất đầu ra. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay cần thiết tiếp tục duy trì mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân bởi các lý do sau: (i) Sản phẩm nông nghiệp do cơ sở trực tiếp sản xuất bán ra thuộc diện không chịu thuế GTGT nên cơ sở sản xuất không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì ở mức thuế suất 5% đối với một số hàng hoá, dịch vụ đầu vào chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong một thời gian nữa để góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; (ii) Trong giai đoạn đầu hội nhập lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ bị tác động mạnh, đặc biệt trong điều kiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa cao, thu nhập và mức sống của người dân, nhất là nông dân còn thấp. Mặt khác, theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO; (iii) Hiện nay mặt bằng giá thế giới một số vật tư nguyên liệu là đầu vào của sản xuất tăng mạnh, nhất là đầu vào của sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất trong nước, đời sống của người dân. Thời gian thực hiện Luật thuế GTGT vừa qua cho thấy còn có vướng mắc do tiêu chí phân định một số hàng hoá, dịch vụ chưa rõ ràng trong việc áp dụng các mức thuế suất 5%, 10%: Việc xác định mức thuế suất vừa theo sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vừa theo công dụng sản phẩm, vừa theo tính chất lý hoá của sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm cơ khí tiêu dùng thì áp dụng thuế suất 10%, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất là 5%, trên thực tế có những sản phẩm cơ khí không thể phân định được rõ ràng là dùng cho tiêu dùng hay dùng cho sản xuất; * Nội dung và kết cấu của Luật không còn phù hợp Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2007 đã bãi bỏ các quy định về quản lý thuế như: đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xử lý vi phạm về thuế...của các luật, pháp lệnh về thuế hiện hành, trong đó có Luật thuế GTGT; Mặt khác, những nội dung sửa đổi tuy không nhiều nhưng cũng làm thay đổi kết cấu, thứ tự, số lượng các điều khoản của Luật thuế GTGT hiện hành. Ngoài ra, quy định về thuế GTGT được thể hiện tại 3 văn bản Luật là Luật thuế GTGT năm 1997, Luật sửa đổi, một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. Với nhiều văn bản Luật cùng quy định về thuế GTGT nên chưa tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng 1.Về phía Nhà nước Do một số hạn chế của Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, Ủy ban tài chính- ngân sách nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật thuế giá trị gia tăng, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII. 2. Một số kiến nghị Trước đây, do cách tính thuế, một số ý kiến cho rằng thuế doanh thu (DT) là thu nhập và chi phí của DN, còn VAT nếu tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải là thu nhập và chi phí của DN, nhưng nếu tính theo phương pháp trực tiếp thì vẫn là thu nhập và chi phí của DN. Thuế doanh thu được tính trên cơ sở DT và thuế suất. Từ khi thuế GTGT được ban hành đã phần nào khắc phục nhược điểm của thuế DT, tức là đã loại được phần đã bị tính thuế và trong công thức tính đã xác định lại DT tính thuế. Tuy nhiên, điều này mới chỉ được thể hiện ở phương pháp tính VAT theo phương pháp khấu trừ. Theo luật thuế GTGT, hai phương pháp tính VAT đang được áp dụng là: - Phương pháp khấu trừ: VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào Phương pháp này chỉ áp dụng cho các DN có đầy đủ hóa đơn thuế GTGT. - Phương pháp trực tiếp: VAT phải nộp = GTGT x Thuế suất Trong đó GTGT là chênh lệch giữa DT phản ánh trên HĐ, chứng từ hợp lệ với giá thanh toán HH, DV mua vào phản ánh trên chứng từ, HĐ hợp lệ. Theo phương pháp khấu trừ, VAT đầu ra và VAT đầu vào được tính trên cơ sở DT chưa có VAT và chi phí mua hàng từ bên ngoài chưa có VAT. Việc áp dụng phương pháp tính VAT này đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của thuế DT. Còn theo phương pháp trực tiếp, GTGT được xác định trên cơ sở DT và chi phí đã có VAT. Hiện nay, VAT theo phương pháp trực tiếp đã được điều chỉnh đôi chút. Như vậy, đối với một HH, DV việc áp dụng hai phương pháp tính VAT sẽ cho kết quả rất khác nhau và khó khăn trong công tác kiểm soát cùng với những gian lận thuế phát sinh là tất yếu. Nếu muốn hai phương pháp trên cho kết quả như nhau thì thuế suất VAT phải được qui định thống nhất (thuế suất VAT đầu ra, thuế suất VAT đầu vào và thuế suất áp dụng trực tiếp đối với GTGT). Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, phương pháp tính VAT khấu trừ được coi là ưu việt hơn và được hầu hết các DN áp dụng, bởi nó đáp ứng yêu cầu đơn giản, dễ thực hiện và khắc phục được tình trạng không công bằng do tùy tiện áp dụng phương pháp tính thuế. Để phát huy vai trò tích cực của thuế GTGT, góp phần hạn chế thất thu thuế, cần thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp, trong đó, hoàn thiện phương pháp tính thuế GTGT cần được chú trọng và chỉ nên áp dụng một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Vướng mắc khi áp dụng chuẩn mực kế toán đối với sản phẩm trao đổi. Sau hơn ba năm ban hành và công bố các chuẩn mực kế toánViệt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau giữa những người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về hạch toán kế toán theo qui định của các chuẩn mực kế toán và các văn bản qui định hướng dẫn về thuế. Nội dung này đề cập về hạch toán kế toán thuế GTGT theo qui định của Luật thuế và xác định doanh thu theo qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” về nghiệp vụ trao đổi hàng hóa tương tự về bản chất và giá trị. Theo qui định tại Điểm 5.4, Mục IV, phần B, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT: Đối với sản phẩm, hàng hóa xuất dùng để trao đổi,…thì cơ sở phải lập hóa đơn GTGT(hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng”. Theo qui định này kế toán có thể hạch toán như sau: Đối với DN áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế: Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT trao đổi lấy sản phẩm, hàng hóa dùng vào hoạt động sản xuất KD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trị giá sản phẩm, hàng hóa xuất kho đưa đi trao đổi: Nợ TK 632 Có TK 155, 156 Đồng thời ghi: Nợ TK 155, 156 (Trị giá hàng nhận do trao đổi chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Có TK 131 Nợ TK 131 Có TK 511 (Doanh thu của hàng xuất đưa đi trao đổi không có thuế GTGT) Có TK 333 (Thuế GTGT đầu ra) Khi nhận tiền phát sinh chênh lệch phải thu thêm, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ngược lại, phát sinh chênh lệch phải trả thêm, kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT trao đổi lấy sản phẩm, hàng hóa dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hóa đơn nhận về của sản phẩm, hàng hóa trao đổi là hóa đơn bán hàng thông thường, kế toán cũng hạch toán tương tự như trên, nhưng đối với trị giá của sản phẩm, hàng hóa nhận được do trao đổi bao gồm cả thuế GTGT, căn cứ hóa đơn kế toán hạch toán: Nợ TK 155, 156 Có TK 131 Đối với DN áp dụng theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Trị giá sản phẩm, hàng hóa xuất kho đưa đi trao đổi, ghi: Nợ TK 632 Có TK155, 156 Đồng thời ghi: Nợ TK 155, 156 (Trị giá hàng nhận do trao đổi đã có thuế GTGT) Có TK 131 Nợ TK 131 Có TK 511 (Doanh thu của hàng xuất đưa đi trao đổi đã có thuế GTGT) Nếu có phát sinh chênh lệch phải thu thêm hoặc phải trả thêm thhhì kế toán cũng hạch toán tương tự như trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Tuy nhiên, tại Điểm 08 của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về doanh thu quy định: “Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của HH hoặc DV nhận về, sau khhi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của HH hoặc DV nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của HH hoặc DV đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm”. Theo qui định này, khi DN đem sản phẩm, hàng hóa của mình đi trao đổi để lấy sản phẩm, hàng hóa tương tự về bản chất và giá trị để phục vụ cho quá trình SX-KD thì không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu, nên doanh thu không được thu nhận. Mặc dù vậy, DN vẫn phải nhập, xuất sản phẩm, hàng hóa trao đổi và lập hóa đơn đúng theo qui định tại Thông tư số 120. Do chưa nhận thức đúng về bản chất của vấn đề, nên nhiều ý kiến cho rằng qui định giữa các chuẩn mực kế toán so với qui định của Luật thuế có sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, giữa hai vấn đề về xác định doanh thu theo qui định của chuẩn mực kế toán số 14 và tính, kê khai thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa dùng để trao đổi là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, xét trên góc độ về thuế, khi DN đem sản phẩm, hàng hóa đi trao đổi dù có tạo ra doanh thu hay doanh thu không được ghi nhận thì DN vẫn phải lập hóa đơn theo qui định, và phải tính, kê khai thuế đầu ra vì theo nguyên tắc khi nhập SP, HH mua vào dùng cho SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế đầu vào theo qui định. Còn theo qui định của chuẩn mực kế toán về “Doanh thu và thu nhập khác” thì khi trao đổi HH tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu nên doanh thu không được ghi nhận, do đó khi hạch toán nghiệp vụ này, kế toán không hạch toán vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Để tháo gỡ vấn đề này phù hợp với thực tiễn hoạt động SX-KD của DN trong khi Bộ Tài chính chưa có những qui định hướng dẫn cụ thể về HH trao đổi tương tự về bản chất và giá trị. Xin nêu một số nội dung liên quan đến công tácc hạch toán kế toán nghiệp vụ trao đổi HH tương tự về bản chất và giá trị: - Trường hợp DN đem sản phẩm, HH đi trao đổi đồng thời nhận sản phẩm, HH cùng số lượng và giá trị về nhập kho, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 (Trị giá hàng nhận do trao đổi chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Có TK 155, 156 (Trị giá của hàng xuất đưa đi trao đổi không có thuế GTGT) Có TK 333 (Thuế GTGT đầu ra) - Trường hợp DN đem SP, HH đi trao đổi đồng thời nhận SP, HH về nhập kho có phát sinh chênh lệch phải thu thêm, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 (Trị giá hàng nhận do trao đổi chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Nợ TK 131 (Khoản chênh lệch phải thu thêm) Có TK 155, 156 (Trị giá của hàng xuất đưa đi trao đổi không có thuế GTGT) Có TK 333 (Thuế GTGT đầu ra) - Trường hợp DN đem SP, HH đi trao đổi đồng thời nhận SP, HH về nhập kho có phát sinh chênh lệch phải thu thêm, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 (Trị giá hàng nhận do trao đổi chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Có TK 155, 156 (Trị giá của hàng xuất đưa đi trao đổi không có thuế GTGT) Có TK 333 (Thuế GTGT đầu ra) Có TK 131 (Khoản chênh lệch phải trả thêm) - Trường hợp DN đem SP, HH đi trao đổi nhưng chưa nhận được hàng, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 155, 156 Có TK 333 Khi nhận được hàng, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Nợ TK 133 Có TK 131 - Trường hợp DN nhận SP, HH trao đổi trước khi đưa hàng đi trao đổi, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Nợ TK 133 Có TK 131 Khi xuất SP, HH đi trao đổi, căn cứ hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 155, 156 Có TK 333 Khi nhận tiền phát sinh chênh lệch phải thu thêm, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ngược lại, phát sinh chênh lệch phải trả thêm, kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 - Trường hợp DN xuất SP, HH thuộc đối tượng chịu thuế GTGT trao đổi lấy SP, HH dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hóa đơn nhận về của SP, HH trao đổi là hóa đơn bán hàng thông thường, kế toán cũng hạch toán tương tự như trên, nhưng đối với trị giá của SP, HH nhận được do trao đổi bao gồm cả thuế GTGT, căn cứ hóa đơn kế toán hạch toán: Nợ TK 155, 156 Có TK 131 Liên quan đến các chi phí trong quá trình trao đổi SP, HH như vận chuyển, bốc dỡ…phải được hạch toán theo nguyên tắc phù hợp, do trao đổi SP, HH tương tự về bản chất và giá trị nên việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu nên doanh thu không được ghi nhận, kế toán ghi: Nợ TK 142 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 Đây là vấn đề thường xuyên phát sinh từ thực tiễn hoạt động SX-KD của DN. Việc hạch toán kế toán và sử sử dụng hóa đơn chứng từ chưa có qui định cụ thể như thế nào là SP, HH trao đổi tương tự về bản chất và giá trị để xác định đó là một giao dịch không tạo ra doanh thu nên doanh thu không được ghi nhận. Do vậy, để thống nhất về nội dung liên quan đến công tác hạch toán kế toán và sử dụng hóa đơn chứng từ phù hợp, rất cần những văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính. KẾT LUẬN Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều bước tiến nhẩy vọt trong gần 10 năm qua. Một số quy đinh của Luật thuế giá trị gia tăng cũ không còn hoàn toàn phù hợp với hiện tại nữa. Nhà nước cũng đã có dự thảo về việc sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp và các cá nhân nên có sự hiểu biết và nắm bắt về các loại thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng. Vì thuế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Khi nắm bắt được Luật thuế và cách quy định hạch toán thuế giá trị gia tăng trong từng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những sai phạm xẩy ra trong quá trình thực hiện Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có tầm quan trọng rất lớn, nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết tầm quan trọng cũng như bản chất của loại thuế này. Chính vì vậy em đã chọn đề tài này. Thông qua đó, đề tài đã giúp cho em hiểu hơn các chính sách về thuế giá trị gia tăng mà Nhà nước áp dụng với nền kinh tế và công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp hiện nay diễn ra như thế nào TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính Luật thuế GTGT. Sách Hướng dẫn thực hành HTKT thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK và thuế TNDN. Sách Thuế và kế toán_ Thuế GTGT, thuế TNDN. Sách Thuế GTGT và mô hình áp dụng tại Việt Nam Sổ Hệ thống sổ kế toán DN. Tạp chí Kế toán_ Số 16/1999. Tạp chí Ngân hàng_ Số 7/2000. Tạp chí Phát triển kinh tế_ Số 114/2000. Tạp chí Kinh tế phát triển_ Số 42/2000. Tạp chí Tài chính_ Tháng 3/2000. Tạp chí Thuế nhà nước_ Số 14 Tháng 4/2006. www.ctu.edu.vn/colleges/law/vietnamese www.bacninh.gov.vn/Story/TinTuc-SuKien/TinNoiBat

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay.docx
Luận văn liên quan