LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn quan trọng đối với nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Bộ máy Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trài cho các chi phí hoạt động của nó và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để có được nguồn tài chính đó nguồn quan trọng nhất và chủ yếu là thu từ thuế. Hiện nay nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới được thành lập rất nhiều. Để đóng góp vào ngân sách Nhà nước các doanh nhiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trong nguồn thu của thuế doanh thu. Thực trạng hiện nay, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước củng như việc chấp hành về luật thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp còn có nhiều bất cập. Vì thế nghiên cứu đề tài về thuế thu nhập doanh nghiệp là mong muốn của em nhằm hiểu thêm về thuế, tình hình quản lý và chấp hành thuế ở nước ta hiện nay như thế nào. Em mong sự giúp đỡ, góp ý của các cô, các thầy để em hoàn thành tốt đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế phải nộp trong 06 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn B và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn B.
Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn C và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn C.
Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực thực hiện tại địa bàn B.
Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B, đồng thời sử dụng nhiều lao động.
Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B, dồng thời sử dụng nhiều lao động trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao động bình quân trong năm.
Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C.
Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động.
Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm.
Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sỏ kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư theo hợp đồng xaay dựng- kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, Khu chế xuất miễn thuế, giảm thuế như sau:
+ Miễn thuế 02 năm kể từ khi có thu nhạp chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho 06 nnăm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp.
+ Miễn thuế 03 năm kể từ khi có thu nhạp chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho 07 nnăm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu chế xuất; cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp.
+ Miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhạp chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho 07 nnăm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài khu chế xuất.
Cơ sở kinh doanh được thành lập trong các trường hợp đưới đây không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư:
+ Cơ sở kinh doanh được thành lập trong các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của phát luật.
+ Cơ sở kinh doanh được thành lập do chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi quyền sở hữu (trừ các trường hợp cổ phần hoá doanh và giao, bán doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 64/2002/ ND-CP ngày 19/6/2002. Nghị định số 103/1999/ND-CP ngày 10/09/1999 và các Nghị định sữa đổi, bổ sung các Nghị định trên của Chính phủ).
+ Doanh nghiệp tư nhân mới thành lập từ chủ hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh và trụ sở kinh doanh như trước đây.
+Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mới thành lập mà người đại diện theo pháp luạt hoặc người có số vốn cao nhất trong cơ sở kinh doanh này đã tham gia hoạt động kinh doanh với vai trod chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viêm hợp danh, người đại diện theo pháp luật hoặc người có số vốn góp cao nhất trong các cơ sở kinh doanh đang hoạt động hoặc đã giải thể nhưng chưa được 12 thánh tính từ thời điểm giải thể cơ sở kinh doanh đến thời điểm thành lập cơ sở kinh doanh mới.
£2> Cơ sở kinh doanh có hoạt động trong các khu kinh tế thời gian giảm thuế, miễn thuế do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuê, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập được miễn giảm thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
£3> Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn giảm thuế, giảm thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại như sau:
Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực A: không thực hiện tại địa bàn B hoặc địa bàn C.
Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực S.
Được miễn giảm thuế 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B.
Được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A vầ thực hiện tại địa bàn C. Thời gian giảm thuế, miễn thuế theo điểm này được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành bắt đầu đưa vào sản xuất, kinh doanh. Đối với những dự án đầu tư có thời gian thực hiện dự án kéo dài và chia thành nhiều hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh. Căn cứ thời gian thực hiện dự án đầu tư, sở kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn thuế, giẩm thuế đối với dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải hạch toảniêng phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại để số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại thì phần thu nhập tăng thê m miễn thuế, giảm thuế được xác định như sau:
Phần thu Phần Giá trị TSCĐ đầu tư mới đưa vào
nhập tăng thu nhập sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
thêm được = chịu thuế *
miễn thuế, trong Tổng nguyên giá TSCĐ thực tế
giảm thuế năm dùng cho sản xuất, kinh doanh
Tổng nguyên giá TSCĐ thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh gồm: giá trị TSCĐ đầu tư mới đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và nguyên giá TSCĐ hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ Bảng cân đối kế toán năm.
Trương hợp dự án đầu tư có thời gian thực hiện trên một năm và chia ra làm nhiều hạng mục đầu tư, cơ sở kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế thời cgian iễn thuế, giảm thuế theo từng hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh thì giá TSCĐ đầu tư mới được xác định theo giá trị luỹ kế của các hạng mục đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng tính đến thời điểm quyết toán thuế của năm miễn thuế, giảm thuế.
Đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành tùng hạng mục đầu tư, nhưng chưa đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng năng lực, hiệu quả kinh doanh trong năm thì giá trị hạng mục đầu tư không được đưa vào giá trị TSCĐ đầu tư mới để tính số thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm thuế.
£4> Cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc ngành nghề quy định tại mục III, danh mục A ngoài việc được miễn thuế , giảm thuế thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm3 Mục này, còn dựoc ưu đãi thêm về thuế TNDN như sau:
Được miễn giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:
+ Xuất khẩu của năm đầu tiên được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp.
+ Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế- kỷ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã xuất khẩu.
+ Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới, hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.
Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần tăng thêm do suất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu cao hơn năm trước.
Được giảm 20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:
+ Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo từng năm.
+ Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.
Được giảm thêm 25% số thuế pahỉ nộp cho phần thu nhập có được do xuất khảu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư.
£5> Cơ sở kinh doanh được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập có được trong các trường hợp sau đây:
Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong kỳ sản xuất thủ nghiệm theo đúng quy trình sản xuất, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm.
Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra шшtừ công nghệ mới, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, nhưng tối đa không quá 01 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất ra sản phẩm.
Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỷ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số.
Phần thu nhập từ hoạt độn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh
£6> Hơp tác xã, cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có mức thu nhận thấp được xét miễn thuế, giảm thuế
- Hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lưông tối thiểu do nhà nươc quy định đối với công chứ nhà nước được miễn thuế
- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu nhập bình quân trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức nhà nước được miễn thuế
- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, tính và nộp thuế trên mưc doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục thừ 15 ngay trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế của tháng đó.
£7> Miễn, giảm thuế TNDN cho các trường hợp sau:
Miễn thuế cho phần thu nhập của các nhà đầu tư nhận được do góp vốn bằng: sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyễn nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho cac doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sữ dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao đoọng nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mă thưòng xuyên của cơ sở kinh doanh được miễn thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ
£8> Cơ sở kinh doanh sau khi quyết định thuế mà bị lỗ thì được chuyễn lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thơi gian chuyễn lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Cơ sở kinh doanh khi phát sinh lỗ phải có kế hoạch chuyễn lỗ và đăng ký kế hoạch chuyễn lỗ với cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh không được chuyễn lỗ nếu không đắng ký với cơ quan thuế hoăc chuyễn lỗ ngoài kế hoạch chuyễn lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế
III>QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN
Ý nghĩa của quản lý thu thuế
- Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp
Việc quản lý thu thuế TNDN sẽ hạn chế được các sai phạm về việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh; giảm các hành vi lậu thuế trốn thuế ; doanh nghiệp nào cũng phải nộp thuế đúng và đủ theo quy định của luật thuế. Dưới sự quản lý thu thuế chặt chẽ của cơ quan thuế sẽ đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp sẻ giảm bớt hiện tượng doanh nghiệp này nộp, doanh nghiệp khác không nộp.
Đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước
Công tác quản lý thu thuế tốt nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành tốt việc đóng nộp thuế theo đúng luật quy định, làm ổn định hơn nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, giảm bớt thất thoát nguồn thu cua ngân sách, tăng sự ổn định cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
Giám sát hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, đó là phần doanh nghiệp được hưởng sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất và trừ đi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước trong đó co thuế TNDN. Muốn biết doanh nghiệp nộp thuế đúng hay sai cơ quan quản lý thuế phải thanh tra kiểm tra từ các doanh thu đến chi phí xem doanh nghiệp kê khai đã đúng hay chưa. Việc kiểm tra giám sát này sẽ tăng tính minh bach hơn trong viêc châp hành đóng nộp thuế của doanh nghiệp
Nội dung của quản lý thu thuế TNDN
Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định cuar pháp luật
+ Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế đọ của bộ tài chính quy định.
+ Nộp đầy đủ đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế
+ Cung cấp các tài liệu, sổ kế toán,báo cáo kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế TNDN theo yêu cầu của cơ quan thuế.
+ Doanh nghiệp được thực hiện pháp luật thuế; cung cấp thông tin, tài liệu thực hiện nghĩa vụ thuế; yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo thẩm quyền, được thuê đại lý thuế thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục: đăng ký thuế , khai thuế, nộp thuế, giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế; đựoc cơ quan quản lý thuế và nhưng người đang hoặc đã là công chức thuế, công chức hải quan giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật; được cơ quan quản lý thuế thông báo: lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số thuế ấn định , thời hạn nộp thuế. trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì doanh nghiệp có quuyền yêu cầu cơ quan quan lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc xác định số thuế do cơ quan quản lý ấn định; được đề nghị cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ của mình; được hưởng các ưu đải thuế, hoàn thuế theo quy định của páhp luật thuế. Được hoàn trả số thuế nộp thừa trong trường hợp số thúe đã nộp lớn hơn số thuế được xác định thao kết quả giải quyết khiếu nại hoặc phán quyết của toà án; đươc bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế khi gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại đné vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kih doanh mà không còn nguồn tiền để nộp thuế; gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nọp thuế đúng hạn. Thời gian gia hạn tối đa không quá 30 ngày đối với nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngay hết hạn nộp hồ sơ thuế. Trong thời hạn 5 ngày làm việc
kể tưf ngày nhận được văn bản đè nghị gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời cho doanh nghiệp về việc chấp nhânj hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế .
+ Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính pháp luật thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm luật thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc gặp khó khăn bất khả kháng khác.
+ Nhận văn bản kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản ly s thuế; yêu cầu giả thích nội dung kết luận kiểm tra, thanh tra thuế; được bảo lưu ý kiến tại biên bản kiểm tra, thanh tra
+ Khiếu nại, khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý thuế; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế, công chức hải quan và tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp có thành tích trong việc thực hiện pháp luật thuế; có công phát hiện, tốt cáo các hành vi vi phạm pháp luật thuế hoặc phối hợp vơi cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật
+ Trong kiểm tra thuế doanh nghiệp có các quyền sau: từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế; từ chối cugn cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung của kiểm tra thuế; được nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu câu giải thích nội dung của biên bản đó, được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra ; khiếu nại,khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định; tố cáo việc làm trái pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
+ Trong thanh tra thuế, doanh nghiệp có quyền sau: giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nha nước khi pháp luật quy định.
Nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của cơ quan thuế
+ Hướng dẩn cơ sở dinh doanh thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định.
+ Thông báo cho cơ sở kinh doanh về thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định.
+ Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế,quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định.trong trường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí sản xuất kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý cơ quan thuế có quyền xác định lại để đảm bảo thu đúng thu đủ thuế TNDN.
+ Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại vế thuế.
+ Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế, yêu cầu các tổ chức tín dụng ngân hàng và các tổ chức có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế.
+ Lưu giữ và sữ dụng số liệu tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đói tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
+ Có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng luật thuế quy định như từ không thực hiện đúng chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, không kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế, từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chừng từ và cac tài liệu liên quan đến việc tính thuế TNDN, hoặc không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
- Nội dung chi tiết của công tác quản lý thu thuế TNDN
+ Kê khai thuế: hàng năm cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẩu của cơ quan thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định.
+ Nộp thuế: cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý đầy đủ đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế
+ Quyết toán thuế: cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế, quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế, số thuế thu nhập phải nộp, số thuế thu nhập nộp thừa hoăc thiếu. Năm quyết toán được tịnh theo năm dương lịch. Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán thuế TNDN theo quy định.
Quy trình quản lý thu thuế TNDN
Đăng kí đối tượng nộp thuế: mỗi cơ sở kinh doanh sẽ có một mã số thuế nhất định và đơn giản là hệ số mã số theo dãy số thứ tự tự nhiên kêt hợp với mã số kiểm tra theo thuât toán.
Xữ ký tờ khai: nước ta đang áp dụng phương thức tự khai, tự nộp, tự tính toán và tự nộp thuế. Với cách làm này việc chuyển trách nhiệm pháp lý cho đối tượng nộp thuế về thông tin tờ khai và rút ngắn thời gian nộp thuế và tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
Theo dõi nộp thuế: cơ sở kinh doanh co thể nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế hoăc nộp gián tiếp thông qua kho bạc nhà nước hoăc qua ngân hàng. Nộp trưc tiếp cho cơ quan thuế sẽ dễ dàng kiểm tra giữa số thực nộp và số phải nộp đã đươc cơ quan thuế thông báo, nhưng nó có nhược điểm là bộ máy thuế sẽ cồng kềnh. Ngày nay việc nộp thuế qua kho bạc nhà nước va ngân hàng là phổ biến theo hình thức này khả năng kiểm soát giữa số thực nộp với số thuế phải nộp theo thông báo thuế sẽ bị hạn chế nếu mối quan hệ giữa ngân hàng kho bạc và cơ quan thuế thiếu sự chăt chẽ.
Xữ phạt và xữ lý tố tụng: xữ phạt những đối tượng vi phạm luật thuế TNDN như không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, khai man thuế trốn thuế ….
Thanh tra thuế: là một đòi hỏi khách quan trong quá trình quản lý thu thuế khi mà chuyễn sang hình thức tự khai tự nộp, tự tính thuế và trực tiếp nộp qua kho bạc nhà nước. Mục tiêu của thanh tra thuế là nhằm giảm tối thiểu độ chênh lệch giữa số thuế doanh nghiệp tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật định, thanh tra kiểm tra thuế là nhăm đảm bảo cho việc thi hành luật thuế một cách nghiêm minh từ phía đối tượng nộp thuế cũng như người thu thuế.
Phần 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ THU VÀ NỘP
THUẾ TNDN Ở NƯỚC TA
I> THỰC TRẠNG THU NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM
1>Những mặt đạt được trong năm 2005
Cùng vói sự đổi mới của đất nước công cuộc cái cách thuế ở nước ta đả đạt được những thnàh tựu quan trọng:
Đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịh trường, trở thành công cụ có hiệu lực, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh , thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kih tế, bảo vệ sản xuất trong nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thủ tục hành chính thuế đã từng bước được sửa đổi theo hướng đơn giản, rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Hệ thống quản lý thuế ngày càng được cũng cố và hoàn thiện; nhận thức về thuế của nhiều tổ chức, cá nhân và tính tuân thủ tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng cao. đến nay đã có hơn 30.800 các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi, nộp thuế đầy đủ đúng hạn được các cơ quan nhà nước tôn vinh.
Cơ quan quản lý thuế được săp xếp lại hợp lý. Cán bộ thuế dược đào tạo bòi dưỡng chuyên sâu, chuyên nghiệp, được bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. đội ngủ cán bộ thuế đã thực sự trở thnàh lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức thực thi các chính sách thuế của Đảng và nhà nước đảm bảo công bằng xã hội.
Nhờ đổi mới quan trọng nói trên, chính sách thuế ngày càng đi vào cuộc sống, công tác thuế của Đảng và nhà nước đã góp phần thúc đẩy và tạo điệu kiện cho kinh tế phát triển. Liên tục trrong nhiều năm vừa qua, tỷ lệ động viên về thuế đã vượt mục tiêu do đảng và nhà nước đề ra. Số thu về thuế năm sau cao hơn năm trước: 5 năm (1996-200) tăng 2,32 lần so với 5 năm (1991-1995) ; 5 năm (2001-2005 ) tăng 2,1 lần so với 5 năm (1996-2001); nhất là từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên 15%.Những nổ lực mạnh mẽ của ngành tài chính Việt Nam nói chung và ngành thuế nói riêng trong năm 2005 đã vẽ nên một bức tranh khá đẹp bằng những thành công vược bậc trong việc xây dựng thuế và kết quả thu ngân sách.Sự đổi mới các chính sách thuế, ban hành các sắc thuế mới đáp ứng những đòi hỏi của thực tiển đổi mới kinh tế của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế đã đưa đến những kết quả đáng chú ý.
Kết quả thu ngân sách của ngành thuế là mảng nổi bật trong thưcj tiễn quản lý thuế năm 2005. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2005 ước vượt 15% so với dự toán, tăng 16% so với năm trước. Tất cả các lĩnh vực thu đều dạt và vượt dự toán. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 10%dự toán tăng 13% so với năm trước. tổng thu nội địa ngành thuế quản lý ước đạt được 170.500 tỷ đồng, vượt 19%so với dự toán pháp lệnh, tăng 19,1%so với năm 2004. Nếu không tính thu từ dầu thô -một khoản thu khá nhiều do giá dầu thế giới năm2005 ở mức cao thì thu nội địa đạt được 115.000 tỷ đồng, vượt 9,2 %so với dự toán pháp lệnh, tăng 19,2% so với năm trước. Hầu hết các khoản thu, sắc thuế đều hoàn thành vượt mức dự toán pháp lệnh và có mức tăng trưởng cao so với năm trước. Tất cả 60 tỉnh thành phố đều hoàn thành dự toán thu do nhà nước giao và hầu hết đều tăng so với 2004 . Trong 2005 ngành thuế đã cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Tât cả cơ quan thuế các cấp đều thực hiện tốt việc niêm yết công khai yêu cầu về hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuế; cải tiến các mẫu towf khai thuế đảm bảo rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm kê khai của doanh nghiệp vầtọ điều kiện để áp dụng công nghệ tin học vào việc xử lí tờ khai, thực hiện tốt cơ chế “một cữa” của việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Hoạt động hổ trợ đối tượng nộp thuế được chú ý đúng mức. Công tác đối ngoại với đối tượng nộp thuế được cơ quan thuế và các cấp tổ chức thường xuyên giải quyết kịp thời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Tính đến tháng 9/ 2005, toàn ngành thuế đã tổ chức được 1.335 cuộc đối thoại với doanh nghiệp doanh nhân. Việc mở rộng diện thí điểm cơ chế tự khai, tự nộp thuế đạt được những kết quả đáng ohấn khởi. Tại 5 cục thuế thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp thuế, tỷ lệ tờ khai phạm lổi về số học giảm xuống còn 6%, tỷ lện nợ phát sinh giảm so với các năm trước:năm 2005 tỷ lệ nợ thuế là 1,57% (tương ứng với 2003, 2004 là 3,3% và 3%)
Chính sách, chế độ thuế thường xuyên được cải tiến hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế, phát triển dân trí về thuế. Trong 5 năm qua, ngành thuế đã đảm bảo 1245 kế hoạch thu được giao (770.000 tỷ đồng/620.000 tỷ đồng ), tỷ lệ động viên bìn quân đạt 22,5% GDP 9kế hoạch giao 18-19%GDP) với tố độ tăng bình quân hàng năm là 19,9%, nhờ đó thuế không chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên không ngừng tăng lên của ngân sach nhà nước mà còn tạo được một phần tích luỹ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, trả nợ nước ngoài, giảm tỷ lệ bội chi ngân sách từng bước giải quyết những bức xúc về cải thiện đời sống nhân dân nhất là với người hưởng lương hành chính , sự nghiệp, hưu trí, phụ cấp xã hội ... Thuế củng góp phần từng bước lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, toạ điều kiện vững chắc cho lộ trình phát triển kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Những mặt chưa đạt được.
Đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng thất thu thuế ở một số sắc thuế, khoản thu hầu hết ở các địa phương, cả thuế ở xuất, nhập khẩu và thuế nội địa. Mức độ thất thu cao diễn ra ở các đô thị lớn và ở khu vực dân doanh, hộ kinh doanh cá thể. Đối với thuế nhập khẩu, tình trạng thất thu do doanh nghiệp kê khai sai giá trị tính thuế khi thực hiện trị giá hải quan GATT và tình trạng nợ đọng thuế rồi giải tán doanh nghiệp và quỵt nợ thuế diễn ra khá trầm trọng. Nghuyên nhân chủ quan của mảng màu tối này là do công tác quản lý thuế ở một số địa phương còn một số hạn chế. Một số địa phương chưa theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, chưa làm tốt công tác phân tích các chỉ tiêu kê khai và chất lượng kê khai thuế. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan chưa nắm được một cách đầy đủ và hệ thống các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế. Tình trạng nợ đọng thuế còn khá phổ biết ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Một số địa phương chưa phân tính được nguyên nhân gây nợ, chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Số lượng đối tượng nộp thuế được thanh tra kiểm tra chỉ đạt khoảng 70% kê hoạch và thấp hơn so với năm 2004.
Từ thực tiễn tại một địa phương theo số liệu thống kê số thu do ngành thuế Gia Lai quản lý thực hiện năm 2004 là 550,6 tỷ đồng, nợ đọng cuối năm 2004 (chuyển qua 2005) là 43 tỷ đồng (trong đó tiền phạt chậm nộp là 9tỷ đồng, phạt khác là 1,8tỷ đồng). Như vậy tỷ lệ nợ đọng số phát sinh chiếm 72% (trong đó nợ thuế 5,4%, nợ phạt 1.8%). Vấn đề nợ đọng thuế là mmột câu chuyện dài chưa có hồi kết không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Ở Hà Nội, theo số liêu tổng hợp , qua hai năm công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan thuế điều tra, xác minh, xử lý 1259 vụ với 1579 đối tượng vi phạm. Trong đó đã kết thúc điều tra 1013 vụ với 1338 đối tượng, xử lý hình sự 133 vụ với 149 đối tượng, xử lý hành chính 947 vụ với 1141 đối tượng, phối hợp truy thu thuế hơn 110 tỷ đồng. Ngoài ra hai lực lượng còn phối hợp xử lý 4873 vụ vi phạm về thuế vận tải, thuế tài nguyên, thuế trên khâu lưu thông và thu thuế nợ đọng được 12.3 tỷ đồng. Trong hai năm đã kết thu điều tra 35 vụ gian lận hoàn thuê, đưa ra xết xử 38 vụ, thu hồi về cho ngân sách Nhà nước35.7 tỷ đồng nâng tổng số tiền thu hồi về cho Nhà nứoc, trừ các vụ vi phạm lên đến 135.8 tỷ đồng. Không thể thức.
II> THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THUẾ DOANH NGHIỆP
1> Đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước
Công tác thu ngân sách năm 2005 và cả giai đoạn 2001-2005 đã đạt được những kết qua khả quan, riêng về các khoản thu từ doanh nghiệp chiếm 71,4% tổng thu nội địa so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước đạt 37.800 tỷ đồng, tăng 15.9%, khu vực kinh tế dân doanh ước đạt 16.800 tỷ đồng, tăng 26,7%. Đặc biệt tù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tực duy trì tiến độ thu khá và phát triển vững chắc với số thu ước đạt 20500 tỷ đồng, vựot 14,2% , vượt dự toán và tăng trưởng 39,5%. Xét theo khu vực thu thuế ngoài quốc doanh đạt 27,5% so với cùng kỳ thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tháng 7/2006 tăng 15,4% nên đã đưa số thu bảy tháng tăng 9,7% (sáu tháng tăng 9%) so với cùng kỳ. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tháng 7/2006 tăng 38,1% nên đã đưa số thu 7 tháng tăng 15,4% (6 tháng tăng12,4%). Riêng đóng góp của doanh nghiệp bằng thuế thu nhập doanh nghiệp những năm qua có xu hướng tăng khá nhanh, năm 2001 là 84,195 tỷ đồng, năm 2002 là 93,164 tỷ đồng, năm 2003 là 103,89 tỷ đồng, năm 2004 là 37,329 tỷ đồng.
2>Thực trạng công tác quản lý đối tượng kê khai nộp thuế:
Theo luật thuế TNDN sữa đổi từ ngày 01/01/2004 đã quy định các đối tượng nộp thuế khi có đủ điều kiện nhất định được thực hiện tự tính tự khai tự nộp thuế thay cho việc nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, việc kiểm tra áp dụng quy trình này la bước đột phá quan trọng. Nó làm thay đổi quá trình nộp thuế từ bị động tới thụ động của đối tượng nộp thuế, đề cao quyền tự chủ của doanh nghiệp, đồng thời củng làm giảm khối lượng công việc của cơ quan thuế củng như sự bao cấp của cơ quan thuế. Năm 2005 nước ta đã áp dụng thí điểm quy trình này ở một số doanh nghiệp. Theo luật thuế thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai thuế chậm nhất là ngày 25/01 hàng năm, hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp thàn kết thúc kỳ tính thuế đối với cơ sở kinh doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác với năm dương lịch. Nhưng nhiều doanh nghiệp không chấp hành kê khai thuế TNDN để tạm nộp thuế đầu năm mà chờ khi quyết toán thuế mới nộp, nguyên nhân là do khi kê khai tạm nộp thuế đầu năm làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Số tiền thuế doanh nghiệp nộp cho Nhà nước không đi vào sản xuất nên không sinh lời, chính vì vậy các doanh nghiệp thường kê khai thuế thu nhập tạm nộp thấp hơn thực tế.
Thực trạng công tác quản lý doanh thu tính thuế .
Doanh thu tính thuế là một nhân tố quan trọng cấu thành nên thu nhập chịu thuế, chỉ có quản lý chặt chẽ được doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thì kết quả tính thuế TNDN mới chính xác được. Như vậy việc tăng cường quản lý doanh thu tính thu nhập chịu thuế là rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế TNDN. Theo NĐ164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế giá tri gia tăng đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà các doanh nghiệp được thưởng.
Theo quy định khi doanh nghiệp lâpợ tờ khai thuế TNDN thì doanh nghiệp phải căn cứ vào doanh thu kỳ trước và tình hình sản xuất kinh doanh của kỳ này để tính tổng doanh thu thực hiện trong năm, các khoản giảm trừ. Với điều kiện chi phí cố định, doanh thu cao dẫn đến thu nhập chịu thuế cao, mà thu nhập chịu thuế cao thì thuế TNDN tạm nộp cao, nên hầu hết các doanh nghiệp khi có điều kiện họ thường kê khai doanh thu thấp hơn thực tế mà họ có thể thu được. Đối với những doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế cơ quan thuế đã xem xét tờ khai, nếu thấy doanh thu không hợp lý thì buộc doanh nghiệp phải giải trình và phần nào thu được một số thông tin cần thiết như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lý do doanh thu thấp. Còn đối với doanh nghiệp không kê khai tạm nộp thuế thì đến cuối năm tài chính thì kế toán thuế, cục thuế vừa phải kiểm tra lý do doanh thu thấp, vừa phải kiểm tra hoá đơn chứng từ liên quan đến doanh thu.
Thực tế, đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nếu lãi gộp của đơn vị phản ánh trên báo cáo quyết toán thuế TNDN quá thấp dưới 10% thì có thể xẩy ra hai hình thức sau:
Một là, doanh nghiệp pảhn án doanh thu trên quyết toán thuế thấp hơn doanh thu thực tế mà doanh nghiệp thu được, có thể doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai nộp thuế hoặc daonh thu phản ánh trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế thanh toán.
Hai là, doanh nghiệp có thể khai tăng giá vốn hàng bán ra bằng cách mua hoá đơn khống để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ, không có hóa đơn hoặc thay thế những hoá đơn đã mua khong đúng với giá thực tế. Tính tăng tỷ giá, phân bổ nhiều chi phí chung cho giá vốn hàng hoá bán ra, khai tăng các khoản chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, khi tăng các khoản chi phí quản cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài.
Việc khó kiểm soát nhất là hoá đơn chứng từ. Nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự phát triển, thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, nên những giao dịch trong nền kinh tế rất khó kiểm soát, mặt khác các hàng bán lẽ người tiêu dùng hầu như không lấy hóa đơn, đáng lý những hoá đơn này doanh nghiệp phải báo cho cơ quan quản lý nhưng lại huỷ đi để làm mất căn cứ doanh nghiệp có phát sinh doanh thu hoặc bán cho doanh nghiệp khác để các doanh nghiệp này có bằng chứng chứng minh doanh nghiệp mình có phát sinh chi phí. Để hạn chế tình trạng này cơ quan thuế cần phải có biện pháp khắc phục, biện pháp khuyến khích người mua hàng hoá tiêu dùng lấy hoá đơn.
Thực trạng công tác quản lý chi phí hợp lý.
Chi phí hợp lý là khái niệm hết sức quan trọng trong nội dung của luật thuế TNDN. Việc xác định đúng chi phí hợp lý làm cơ sở cho việc tính thuế TNDN bảo đảm nguông thu hợp lý, hợp pháp cho Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp khi khao báo chi phí trong tờ khai tạm nộp thuế hoặc tờ khai quyết toán thuế thì hầu hết các doanh nghiệp lại khai tăng chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp. Các cán bộ phải kiểm tra các tờ khai để kiểm tra các chi phí có hợp lý, hợp lệ hay không. Việc quản lý chi phí khá phức tạp bởi vì doanh nghiệp có nhiều khoản chi phí khó kiểm tra như chi phí tiếp khách, tiền ăn trưa, các khoản chi phí tiền lương cho nhân công, các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại.
Một số tồn tại và nguyên nhân.
Một số tồn tại trong chính sách thuế
+ Thuế suất: Trước kia mức thuế suất áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước là 32% cao hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do thuế suất trên thế giới thấp hơn Việt Nam nếu áp dụng mức thuế suất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 32% thì không thể kích thích đầu tư vào trong nước. Và nếu thuế suất cao thì sẽ có hiện tượng sự chuyển giá giữa các công ty con cùng mmột công ty mẹ nên có thuế suất cao nhưng số thuế thu được lại nhỏ đi. Đến 01/01/2004 khi đưa vào luật thuế TNDN sữa đổi mức thuế suất áp dụng cho hai loại hình doanh nghiệp là 28%. Vì mỗi mức thuế suất 25% có vốn đầu tư nước ngoài trước kia thì có thêm quy định nếu chuyển lợi nhuận về nước phải chịu mức thuế suất khoảng 3%, nên mức thuế suất mới đánh 28%.
Nguyên nhân của việc quy định mức thuế suâts cao là do nước ta là một nước đang phát triển, cơ sỏ hạ tầng công trình kiến trúc còn thấp phải chi một khoản lớn ngân sách để đầu tư xây dựng dẫn đến chi ngân sách lớn mà nguồn thu chủ yếu để phục vụ cho các khoản chi của Nhà nước có từ các nguồn sau: thuế, vay trong nước và vay nước ngoài, phát hành tiền mà thuế là khoản mà mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ không gây ra các ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác. Thuế suất thuế TNDN là tỷ lệ động viên của doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước phải quy định mức thuế suất này như thế nào để động viên tối đa số thuế mà doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp.
+ Doanh thu:
Trong kinh doanh mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm mọi biện pháp để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận, họ luôn hướng tới việc mở rông thị trường, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kinh doanh. Lợi nhuận doanh nghiệp có được là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận này dùng để nộp thuế TNDN, do đó những quy định trong luật thuế TNDN, chủ yếu là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là vấn đề là doanh nghiệp củng như những người có quyền lợi gắn với doanh nghiệp quan tâm. So với luật thuế TNDN trước đây thì những quy định có liên quan đến doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của luật thuế mới được cụ thể hoá bằng thông tư số 128 của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2003 hướng dẫn Nghị đinh 146 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế TNDN mang tính tích cực đảm bảo tạo nguồn thu đúng thu đủ thực hiện tốt chức năng phân phối, phân phối lại của thuế thể hiện tính công bằng trong chính sách động viên và điều tiết thu nhập của các tổ chức cá nhân kinh doanh vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên tại Mục 2 quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm và tự dùng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Điều này mâu thuẩn với sự kiện pháp lý về hành vi, vì thế thuế TNDN đánh vào hành vi sản xuất kinh doanh có thu nhập của các tổ chức kinh doanh đồng thời chưa thể hiện tính công bằng trong chính sách động viên và điều tiết thu nhập của chính sách thuế. Khi các tổ chức đầu tư vào các lĩnh vực trên nhằm mục đích tiết kiệm chi phí hoặc do một lý do bất khả kháng nào đó mà phát sinh chi phí cần thiết của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán thì doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Với khả năng về doanh thu này, các chi phí trong quá trình tụ sản tự tiêu của doanh nghiệp là thực tế khách quan, không tự đánh đồng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường khác.
+ Chi phí:
Đối với các chi phí vật tư, hàng hóa xuất kho: theo quy định tại tiết 2.2 Điểm 2 Mục 3 Phần B thông tư 128 của Bộ Tài chính thì giá vật tư, hàng hóa thực tế xuất kho đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ là giá không có thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài. Các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sản xuất hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì giá vật tư, hàng hoá xuất kho bao gồm cả thuế GTGT. Quy định như vậy là chưa đủ. Đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất có thể mua từ cơ sở sản xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá vật tư, hnàg hoá nhập kho là giá không có thuế GTGT, như vậy khi xuất kho dùng cho sản xuất là giá không có thuế. Tuy nhiên đơn vị có thể mua vật tư, hàng hoá từ các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá nhập kho là giá đã có thuế GTGT thì khi xuất kho sản xuất phải có thuế GTGT và số thuế này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, nếu quy định giá vật tư, hàng hoá xuất kho để quy định chi phí hợp lý đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế như hiện nay là chưa chính xác.
Đối với các khoản chi phí tiền phạt hợp đồng: Các khoản chi phí của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi có liên quan đến doanh thu tạo ra thu nhập chịu thuế. Nhưng có nhiều khoản khi doanh nghiệp thu được thì tính vào thu nhập khác làm tăng thu nhập chịu thuế, nhưng nếu nó là khoản chi thì lại không được tính vào chi phí hợp lý
+ Miến, giảm thuế: Có quá nhiều mức miễn giảm thuê, quy định rườm rà, nguyên nhân là nhiều nhà xây dựng có chuyên môn, trình độ nhưng lại thiếu thực tế, nhiều luật được xây dựn đưa vào a-ps dụng sau đó có vướng mắc gì thì mới thay đổi, bổ sung hoặc do những yếu tố khách quan như sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước.
Một số tồn tại từ phía doanh nghiệp:
Số lượng doanh nghiệp còn quá giàn trải, chưa được phân loại còn chồng chéo, tốc đọ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh còn thấp và đang giảm dần. Chủ các doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp mà chỉ là làm thuê nên nhiều khi họ không làm đúng quy trình thu thuế, các doanh nghiệp còn coi nhệ việc tạm nộp thuế TNDN, họ không kê khai nộp thuê, chỉ khi đến cuối năm quyết toán thuế các doanh nghiệp mới chịu nộp thuế gây nên hiện tượng chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nứoc. Mặt khác các doanh nghiệp còn chậm nộp tờ khai quyết toán thuế, trây ỳ trong việc nộp thuế. Trong việc kê khai doanh thu trong báo cáo quyết toán thuế còn nhiều hiện tượng kê khai không đầy đủ doanh thu phát sinh trong kỳ. Doanh thu đối với hàng hoá trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ trong luật thuế TNDN sữa đổi, bổ sung có quy định đối với hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp làm ra dùng để trao đổi, biếu, tăng, trang bị thưởng cho người lao động tính vào doanh thu trong kỳ và giá bán của hàng hoá, dịch vụ được tính theo giá bán của hàng hoá cùng loại hoặc tương đương trên thị trường. Tuy nhiên trong trường hợp này doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhưng lại không có hóa đơn chứng từ hoặc có hoá đơn chứng từ nhưng lại thấp hơn thực tế gây nên tình trạng giảm doanh thu đáng kể.
Nguyên nhân là do thái độ cố tình làm sai quy định hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp. Do đó cần phải có biện pháp kiên quyết, dứt điểm để hiện tượng này không còn xẩy ra nữa.
Doanh thu đối với các công trình xây dựng đã bàn giao nhưng chưa tập hợp chi phí một số doanh nghiệp có các công trình xây dựng đã bàn giao nhưng chưa tạp hợp được chi phí trong kỳ nen chưa đưa vào doanh thu trong kỳ tính thuế đó, xẩy ra hiện tượng này là do nguyên nhân sau: các doanh nghiệp cố tình làm sai luật, không tính vào doanh thu trong kỳ này để kỳ sau giảm được số thuế thu nhập phải nộp kỳ này, tạo thêm được vốn cho phát triển sản xuất mà không phải chịu khoẩn chi phí nào. Các doanh nghiệp không am hiểu luật, cứ nghĩ rằng chỉ tính những doanh thu khi đã tập hợp đủ chi phí. Bỏ sót hoá đơn không kê khai khi bán hàng có xuất hoá đơn chứng từ, kế toán tập hợp các hoá đơn chứng từ để hạch toán vào sổ, bỏ sót không kê khai sẽ làm doanh thu giảm, dẫn đến số thuế thu nhập phải nộp giảm. Các khoản doanh thu khách hàng đã đồng ý thanh toán nhưng chưa thu được tiền theo quy định doanh thu là các khoản mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trong hoạt động kinh doanh có hiện tượng chiếm dụng vốn của nhau, tức là bán hàng trong kỳ này nhưng kỳ sau hoặc kỳ sau nữa mới thu được tiền. Lúc này doanh nghiệp vẫn phải tính khoản đó vào doanh thu của kỳ tính thuế khi có hàng xuất bán. Nhưng có nhiều doanh nghiệp cố tình hay không hiểu luật doanh nghiệp mà không hạch toán vào doanh thu của kỳ tính thuế có hàng xuất bán dẫn đến giẩm thuế TNDN phải nộp kỳ đó. Doanh thu hạch toán sai thời kỳ: các doanh nghiệp cố tình khai giảm doanh thu của năm nay bằng cách những hoá đơn của năm nay chuyển sang kê khai vào năm sau. Chúng ta không thể coi một cách đơn thuần là doanh thu không kê khai vào năm nay thì kê khai vào năm sau bởi nếu tìm hiểu nguyên nhân ta thấy việc doanh nghiệp hach toán doanh thu sai thời lỳ là dể giảm số thuế phải nộp trong năm nay và phân bổ cho năm sau nhằm trì hoãn việc nộp thuế, tạm thời giảm bớt căng thắng về vốn chi doanh nghiệp. Trích hoặc khai tăng chi phí hợp lý, hợp lệ: như các khoản trích khấu hao TSCĐ , chỉ một số doanh nghiịep có đủ tiêu chuẩn mới được trích khấu hao nhanh, nhưng một số doanh nghiệp cố tình tạo ra giấy tờ giả, bằng chứng giả để được trích khấu hao nhanh hoặc các khoản quỹ tiền lương, ấn định mức tiêu hao các doanh nghiệp cố tình tính cao hơn so với thực tế để giẩm số thuế pahỉ nộp. Hạch toán sai tính chất các khoản chi, đối với mua sắm TSCĐ hoặc xây dựng băng vốn chủ sở hữu, vốn từ quỹ đầu tư phát triển, vốn vay hoặc các khoản sữa chữa lớn TSCĐ phải hạch toán riêng vào các tài khoản rồi phân bổ dần vào chi phi. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ tính thuế có phát sinh nghiệp vụ trên.
Đưa vào chi phí các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ như tiền phạt phải tính vào lợi nhuận sau thuế nhưng các doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí hợp lý để làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Trong việc thanh toán thu nộp thuế TNDN các doanh nghiệp hầu như nợ thuế, nguyên nhân chủ yếu là do: các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc cuối năm phải chi một số tiền lớn không có khả năng thanh toán tiền thuế chi Nhà nước hoặc các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn của Nhà nước.
Những tồn tại từ phía cục thuế, công tác quản lý thuế của chúng ta mặc dù đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý trong thời kỳ đổi mới, điều đó là không thể phủ nhận nhưng vẫn còn nhiều bất cập trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế đến cách thức quản lý.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra phải làm theo đúng quy trình sau:
Thứ nhất, chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra: thanh tra, kiểm tra theo thư tố cáo hoặc do cơ quan khác chuyển đến; thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có hành vi vi phạm phát lụât thuế
Thứ hai, xác định nội dung thanh tra, kiểm tra: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách thuế của đối tượng nộp thuế, quyết toán thuế đối với các đối tượng nộp thuế. Thanh tra kiểm tra các cơ sở căn cứ tính ra số thuế phát sinh, số thuế phải nộp và đã nộp có đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, kịp thời không. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách ưu đãu như miễn giảm các khoản phải nộp ngan sách theo luật định.
Phần3. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ THU NỘP THUẾ TNDN
I> ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN
Phát triển doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh không có hiệu quả, ỷ lại, có nhiều doanh nghiệp bị phá sản do ỷ lại sự bảo họ của Nhà nước vì vậy nguồn thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp này giảm đáng kể. Định hướng trong các năm tiếp theo phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài càng ngày càng được thành lập nhiều hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp này có kết quả cao. Định hướng cho các năm tới phải tích cực phát huy tốt hơn kết quả kinh doanh của các loại doanh nghiệp này để nâng cao nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Trong quản lý thu thuế TNDN.
Hoàn thiện các chính sách thuế
Nâng cao nhận thức và sự ngiêm túc của các doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra cảu cơ quan thuê
Tiếp tục phát huy và nâng cao truyền thống nội bộ trong cơ quan thuế
Nâng cao ý thức trách nhiệm đào tạo các cán bộ trong cơ quan thuế
II> GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP CỦA DOANH NGHIỆP
Thay đổi quá trình nộp thuế từ sự bị động sang sự chủ động
Tạo điều kiện cho cơ quan thuế tăng cường trách nhiêm thanh tra, kiểm tra
Sự thay đổi quy trình nộp thuế củng tạo ra điều kịên và đòi hỏi sắp xếp lại tổ chức trong các cơ quan thuế.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ thuế như tư vấn thuế
Tổ chức hoàn thiên bộ máy theo hướng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giảm các phòng trực tiếp quản lý thuế
KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước phải hoàn thiện chính sách thuế bằng cách:
Giảm mức thuế suất thuế TNDN
Giảm diện miễn, giảm thuế
Không nên tính doanh thu đối với doanh nghiệp làm ra để đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh
Vì chi phi vi phạm hợp đồng không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ nên thu từ phạt hợp đồng củng không nên đưa vào thu nhập chịu thuế khác của doanh nghiệp
Đối với giá vật tư thực tế xuất kho của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chính sách thuế nên quy định rõ.
Kiến nghị với tổng cục thuế.
Cán bộ thuế phải có nhiều kinh nghiệm thực tế
Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu cho công tác thanh tra, kiểm tra
Xây dựng quy trình đổi mới thanh tra, kiểm tra
Mỗi lần đưa ra luật thuế mới nên tổ chức lớp học bồi dưỡng cho cán bộ
Phần 4. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều bài toán đặt ra cho Nhà nước để có những chính sách phù hợp có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế tạo động lục phát triển xã hội, trong đó có chính sách về thuế ví thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, là nguồn chủ yếu để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong chính sách về thuế nói chung có chính sách thuế TNDN nghiệp nói riêng. Hiện nay ở nước ta chính sách về thuế tuy đã hoàn thịên hơn trước saon vẫn còn nhiều hạn chế, quản lý còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, các chính sách còn nhiều sơ hở nên hiện tượng lách luật, trốn thuế, lậu thuế còn nhiều và ngày càng tinh vi hơn. Để có những quy định về thuế có hiệu quả trong việc áp dụng thực tiễn thì Nhà nước cần phải tìm hiểu kỷ thực trạng nền kinh tế để vận dụng luật phù hợp. Nhà nước phải quản lý các doanh nghiệp chặt chẽ hơn trong việc kê khai nộp thuế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp.doc