Di sản văn hoá ở các vùng, miền dân tộc, là tài sản vô cùng quý giá, là cốt lõi để gắn kết cộng đồng các dân tộc lại với nhau, được cha ông ta xây dựng và giữ gìn trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Là kết quả giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nền văn minh trong và ngoài nước. Để không ngừng hoàn thiện chính mình, nền văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách của người dân đất Lào cai. Vì vậy cần hết sức coi trọng, phát triển và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
Những kết quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Lào cai trong những năm qua đã có tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn phát huy di sản văn hoá dân tộc, báo chí Lào cai đã luôn bám sát sự kiện, đóng vai trò to lớn trong việc tuyên truyên, phản ánh, giáo dục, định hướng tư tưởng, hành động cho đông đảo quần chúng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Những bài báo không chỉ mang tính thông tin đơn thuần, giáo huấn mà thực sự đã góp phần làm cho những giá trị văn hoá của dân tộc thấm sâu vào từng con người và vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vùng đất Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong việc thẩm định, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tạo nên việc hình thành những ý thức lịch sử văn hoá của mỗi người dân. Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; Là vũ khí sắc bén nhằm tuyên truyền, cổ vũ, tập hợp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo Đảng theo cách mạng.
Nghị quyết Trung ương V khoá X đã nêu lên vị trí vai trò của công tác tư tưởng, lý luận báo chí trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng:
“Trong công cuộc đổi mới, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, đấu tranh chống thông tin quan điểm sai trái, thù địch”.
Văn hóa là tổng thế sống động các hoạt động sáng tạo của con người, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội.
Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc đã được các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh Lào Cai thực hiện có hiệu quả, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Là lực lượng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, báo chí Lào Cai đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động báo chí Lào Cai vẫn còn một số hạn chế cần quan tâm giải quyết, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phản ánh vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của vấn đề đặt ra trong tình hình mới.
Song song với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống nhân dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Cùng với các địa phương khác trên cả nước nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi, nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đã được triển khai có nhiều hiệu quả. Trong bối cảnh của một thế giới đầy biến động, với xu thế mở cửa và cơ chế thị trường đang vận hành trong lòng xã hội các giá trị văn hoá cùng với các danh lam thắng cảnh phải đối mặt với những khó khăn. Hơn bao giờ hết nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vùng đất Lào Cai là nhiệm vụ của mỗi người con Lào Cai nói chung và báo chí Lào Cai nói riêng.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, bản thân người làm Tiểu luận này chọn đề tài “Báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vùng đất Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010”. Vì vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc không chỉ là của một Quốc gia mà đã trở thành vấn đề bức thiết của nhiều nước trên thế giới. Do đó việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng cấp bách của toàn dân tộc Việt Nam. Là một lực lượng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, báo chí Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của mình để góp sức vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Vùng đất tổ Lào Cai có bề dầy lịch sử về văn hóa là nơi biên cương phía bắc của đất nước chính vì vậy báo chí Lào Cai đã phát huy được vai trò của cơ quan đơn vị truyền thông trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của tỉnh Lào Cai. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị của bản thân, mong được góp một phần nhỏ trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hơn nữa hiệu quả của công tác này.
Trong quá trình làm Tiểu luận do điều kiện thời gian và vốn kiến thức hiểu biết về lĩnh vực này còn ở mức độ hạn hẹp nên chỉ nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong phạm vi là một số tin, bài, phóng sự đã đăng trên báo Lào Cai và tạp chí văn nghệ Lào Cai.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành bản Tiểu luận này, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê số lượng nhằm đánh giá nội dung và hình thức của các tác phẩm, đề tài này được nghiên cứu trong thời gian từ năm (2005 – 2010).
Đưa ra ý kiến đề xuất, và những giải pháp cụ thể cho báo chí nói chung và báo Lào Cai nói riêng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vùng đất Lào Cai.
1.4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu bao quát của đề tài là tìm hiểu các vấn đề xoay quanh những đóng góp của báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa vùng đất Lào Cai, tất cả sẽ được nghiên cứu xem xét nghiêm túc, góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở để phân tích nội dung và hình thức phản ánh, qua đó nêu lên những đánh giá, giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả của hoạt động báo chí, giúp báo chí Lào Cai thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đối với việc tuyên truyền bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vùng đất Lào Cai. Qua đó để thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
1.5 Cấu trúc của Tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu, phụ lục tin, bài. Nội dung Tiểu luận gồm 2 chương.
Chương I:
Một số vấn đề chung về văn hoá, di sản văn hoá và bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Chương II:
Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai qua báo chí Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010.
NỘI DUNG
Bảo tồn di sản văn hoá và phát huy các bản sắc văn hoá dân tộc là nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của báo chí Việt Nam nói chung và báo chí Lào Cai nói riêng. Báo chí đương đại không chỉ tái hiện một cách toàn diện tình hình bảo tồn di sản văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mà còn đóng vai trò quyết định trong việc phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân.
Đi đôi với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đang là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhận thức rõ vấn đề này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.
Lào Cai là tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc và là phiên dậu của tổ quốc. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Là vùng đất dày đặc các di tích lịch sử giàu truyền thống văn hoá, nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của cha ông trong thời kỳ dựng nước và giữ nước, là một trong số ít địa phương giàu về tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể với hàng ngàn di tích lịch sử, công trình văn hoá, tín ngưỡng, cùng kho tàng có giá trị văn hoá truyền thống. Trải qua hàng ngàn năm, dòng văn hoá dân gian ở vùng đất Lào Cai phát triển ngày càng phong phú, phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các giá trị văn hoá truyền thống luôn được người dân Lào Cai giữ gìn như: Các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian như: Hát dân ca, Nùng, Tày, Thái, Mông, múa khèn, thổi sáo, múa gậy sinh tiền…. ở Văn bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mừơng Khương. Các lễ hội như hội gầu tào ở bắc Hà, Si Ma Cai, hội xuống đồng, múa xòe ở Văn Bàn.. vv.... Trong quá trình ấy bản sắc văn hoá của mỗi tộc người ngày càng bộc lộ rõ nét. Tuy nhiên trước thời kỳ mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường, nhiều giá trị văn hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một và mất dần. Vì vậy, để văn hoá ngày càng phát triển tiên tiến hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc thì vấn đề trước mắt và cấp thiết là phải bảo tồn di sản và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Trong những năm qua các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh Lào Cai đã thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình, thực hiện tốt chức năng của báo chí, thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thời gian qua, báo Lào Cai, Đài PT-TH Lào Cai, tạp chí văn nghệ Lào Cai đã có nhiều tin, bài phản ánh khá đầy đủ vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC VÙNG ĐẤT LÀO CAI
1.1 Khái niệm về văn hoá:
Từ buổi sơ khai của loài người, con người đã tạo cho mình một môi trường văn hoá đó là quan hệ giữa người với người trong cùng một cộng đồng, giữa con người với thiên nhiên trong những hoạt động để đấu tranh sinh tồn và chinh phục thiên nhiên. Mọi sự nỗ lực của con người đều nhằm đạt đến giá trị cao đẹp của cuộc sống mang ý nghĩa văn hoá lớn lao. Hay nói cách khác bản thân con người chính là phản ánh giá trị của thế hệ đó.
Theo định nghĩa của Tổng giám đốc UNESCO- FederiMayor (phê-đê-ric-may-o) thì văn hoá là tổng thể các giá trị phức tạp, các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của một xã hội, bao gồm cả phương thức sống và các quyền cơ bản những truyền thống, hay văn hoá là sự hình thành nên xã hội và trí tuệ, tổng thể những khuôn mẫu hành vi ứng xử nghệ thuật, thể chế và những sản phẩm khác của tư duy lao động con người, tiêu biểu cho một cộng đồng hay một dân tộc được sử dụng trong xã hội đó. Một phong cách được thể hiện trong xã hội hay nghệ thuật đặc trưng cho một xã hội, một giai cấp nhất định về các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Văn hoá có gốc La tinh: Cultura có nghĩa là vun trồng, làm ruộng. Bắt nguồn từ La tinh là Colo và Coture (gieo trồng, vỡ đất) Cultus (đã cấy cày, được vun trồng) như vậy nguồn gốc của văn hoá có liên quan đến lao động tích cực của con người, nguồn gốc hình thành xã hội loài người, nơi bắt đầu của văn hoá. Về sau, từ này chỉ có nghĩa nói về tính chất khai chí, giáo dục có học vấn của con người.
Văn hoá luôn là một hiện tượng phức tạp và đa phương diện, bao gồm cả lĩnh vực tinh thần và vật chất, không thể nào thống kê hết được những định nghĩa đang tồn tại, đang được sử dụng trên thế giới về văn hoá thực sự, mỗi định nghĩa sẽ cung cấp cho chúng ta thêm những hiểu biết về một khía cạnh nhỏ nào đó của văn hoá.
Văn hoá là tổng thể những hoạt động sáng tạo của con người trong đời sống tinh thần và vật chất do con người sáng tạo trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội. Nó có vị trí, vai trò rất lớn đối với sự phát triển của xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi dân tộc và toàn nhân loại.
1.2 Khái niệm về Di sản văn hoá.
Theo quan niệm của UNESCO thì Di sản văn hoá là những gì tinh hoa nhất, đặc sắc nhất của qúa khứ còn tồn tại cho đến hôm nay, di sản đó được đúc kết thành truyền thống ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người trong cộng đồng dân tộc.
Di sản văn hoá có 2 dạng tồn tại mà người ta thường quy ước với nhau để phân loại đó là: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Thực chất sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nhiều khi những giá trị văn hoá phi vật chất lại có biểu hiện dưới dạng vật chất như các tác phẩm văn học, hội hoạ, điêu khắc. Còn những giá trị văn hoá vật chất có sức sống trường tồn chính là nhờ những yếu tố tinh thần tâm linh của con người.
Như vậy theo định nghĩa của UNESCO có 2 loại di sản văn hoá là: Di sản văn hoá vật thể gồm đình, chùa, đền miếu, lăng...
Di sản văn hoá phi vật thể gồm các biểu hiện tượng trưng không sờ thấy được của văn hoá được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với qúa trình tái tạo trùng tu của cộng đồng rộng rãi... Những di sản văn hoá tạm gọi là mô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán, các món ăn truyền thống, lễ hội, quy trình công nghệ của các nghề truyền thống...
1.3 Di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai
Văn hoá là sản phẩm sáng tạo độc đáo trong ứng sử thiên nhiên và ứng xử xã hội của mỗi dân tộc, là tiêu chí để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một cách ứng xử riêng, có nền văn hoá riêng của mình, không có dân tộc nào không có văn hoá và cũng không có văn hoá nào lại không gắn liền với cuộc sống của một dân tộc cụ thể. Dân tộc là cội nguồn vĩnh cửu là mảnh đất vô biên của văn hoá và văn hoá là cái vỏ vật chất biểu hiện sức sống của dân tộc.
Lào Cai là vùng đất giàu truyền thống văn hoá và là nơi hội tụ của 25 dân tộc anh em cùng chung sống như: dân tộc Mông, Mường, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mán, dân tộc Cao Lan vv... Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng văn hoá độc đáo riêng và chính những đặc trưng đó đã chắt lọc, hoà quyện tạo thành bản sắc văn hoá của từng dân tộc, từng vùng. Cùng với đó là những di sản văn hoá lịch sử nhân văn sâu sắc mà cho đến nay người ta chỉ có thể khẳng định thêm bề dày của nó.
Nói đến văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai trước tiên phải nói đến di sản văn hoá vật thể bởi số lượng các di tích ở đây rất lớn. Theo số liệu kiểm kê năm 2000 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.372 di tích lịch sử văn hoá với 4 loại hình cơ bản là: Di tích khảo cổ học; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử cách mạng kháng chiến và danh lam thắng cảnh. Trong đó có 24 di tích tiêu biểu được xếp hạng quốc gia; 56 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Khu di tích lịch sử Đền thượng Lào Cai nơi thờ Đức Thánh Trần người đã có công chống giặc ngoại xâm, Đền thờ ông hoàng bảy( Bảo Hà, Bảo Yên)vv... Các di tích cách mạng như: Di tích nhà Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) ... các danh lam thắng cảnh Động Mường vi (Bát Sát), khu du lịch thác bạc (Sa Pa)...
Song song với bề dày văn hoá vật thể, nền văn hoá phi vật thể của các dân tộc vùng đất Lào Cai cũng rất phong phú và đa dạng và không kém phần đặc sắc.
Di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc tỉnh Lào Cai được biểu hiện thông qua các phong tục tập quán, lối sống và mối quan hệ đoàn kết gắn bó cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó thông qua các làn điệu hát ghẹo, hát dân ca... Lào Cai còn biết đến với rất nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc như Hội gầu tào của người mông, Hội xuống đồng của người nùng, lễ Lập tịch của người dao, múa khèn, múa sinh tiền, múa kiếm của, thổi sáo của người mông, múa xòe của người tày vv... đã tạo nên những nét đặc trưng hiếm có. Trong các lễ hội thường tập trung những hoạt động văn hoá dân gian hoặc gắn với những sự tích, những chiến công những phẩm chất tốt đẹp của các anh hùng dân tộc thông qua tín ngưỡng thờ cúng, qua hình thức lễ hội để góp phần giáo dục thế hệ con cháu giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Những di tích lịch sử, di sản văn hoá là bằng chứng sống động phản ánh cội nguồn và những giá trị truyền thống của các dân tộc. Truyền thống là nền tảng vững chắc tạo ra sức mạnh của con người Việt Nam nói chung và con người Lào Cai nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Theo cách hiểu chung nhất, bản sắc văn hoá dân tộc là tấm gương phản chiếu những hiểu biết, những tín ngưỡng, những truyền thống độc đáo và sắc thái riêng của dân tộc đó, nó được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo vệ những di sản văn hoá vật thể hay phi vật thể đều nhằm giữ gìn vốn văn hoá dân tộc, bản sắc dân tộc, nhưng không có nghĩa là bảo vệ tất cả những gì mà mỗi dân tộc đang có, theo quy luật phát triển của xã hội sẽ đào thải dần những gì không phù hợp với thời đại mới. Khi đất nước mở cửa, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, mọi luồng văn hoá sẽ du nhập vào có cái tốt, cái xấu, cái độc hại nó sẽ tác động đến đời sống xã hội. Do đó vấn đề là tiếp thu cái gì, loại bỏ cái gì là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong đó có trách nhiệm của cơ quan báo chí. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng các cơ quan báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội, phê phán những cái xấu, cái độc hại, biểu dương những cái văn minh, tiến bộ làm cho mọi người nắm được cái giá trị văn hoá của dân tộc để trân trọng và giữ gìn nó. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để báo chí góp sức cùng toàn xã hội xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.4 Quan điểm của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
Với mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc của vùng đất Lào Cai, khai thác tiềm năng và thế mạnh của văn hoá cội nguồn phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo tiền đề phát triển văn hoá của tỉnh lên một tầm cao mới. Góp phần xây dựng đời sống văn hoá tại các làng, bản, khu dân cư, tạo lập cho cộng đồng có trình độ, năng lực, phong cách ứng sử, để gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, sẵn sàng hội nhập, phát triển văn hoá phù hợp với môi trường lễ hội và du lịch. Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh đã chọn lựa các lễ hội tiêu biểu xây dựng tua, tuyến và các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo khách du lịch đến với Lào Cai, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV: “Phát huy thế mạnh dịch vụ, du lịch, từng bước đưa du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Tháng 9 năm 2006 UBND tỉnh đã phê duyệt: “Dự án phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010” và kế hoạch tổ chức “Chương trình về miền lễ hội nguồn dân tộc năm 2007 - 2010”.
Như vậy, theo định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử dân tộc. Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã triển khai sâu rộng đến tất cả các địa phương trong tỉnh.
1.5 Di sản văn hoá các dân tộc vùng đất Lào Cai được phản ánh trên báo Lào Cai.
Văn hoá có vai trò, vị trí rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam nói chung, việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá vùng đất Lào Cai nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước coi là một mặt trận, một vấn đề cấp thiết trên con đường phát triển kinh tế xã hội. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng về phong cách, bản sắc của các tộc người, các giá trị sắc thái đó bổ sung cho nhau đã làm phong phú cho nền văn hoá nước Việt và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em. Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Quán triệt quan điểm này, các cơ quan báo chí Lào Cai đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng tích cực đưa tin, bài về các hoạt động văn hoá trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, báo chí Lào Cai cũng có bước trưởng thành nhanh chóng. Ngày 10/4/1963 tờ báo Lào cai ra mắt bạn đọc số đầu tiên với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ chỗ xuất bản mỗi tuần một kỳ, khổ nhỏ, số lượng ít. Đến nay quy mô toà soạn, số lượng và chất lượng đều tăng đáng kể, hiện nay báo Lào cai xuất bản tuần 4 kỳ khổ nhỏ, riêng báo Lào Cai cuối tuần có 12 trang, các chuyên mục, chuyên trang ngày càng phong phú và hấp dẫn bạn đọc. Với sự phát triển không ngừng, năm 2007 Phú Thọ đã ra mắt bạn đọc trang báo điện tử lao cai.vn phục vụ đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.
Tạp chí văn nghệ Lào cai cơ quan ngôn luận của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai, từ khi mới ra đời xuất bản không đều rồi đến 2 tháng xuất bản một kỳ và đến nay mỗi tháng ra 1 kỳ với số lượng hàng ngàn cuốn. Tạp chí văn nghệ Lào cai với những chuyên trang, chuyên mục như thơ, ghi chép, bút ký, truyện ngắn và nghiên cứu trao đổi đã trở thành một ấn phẩm gần gũi, có ý nghĩa không thể thiếu trong đời sống văn hoá nhân dân.
Hiện nay trên các mặt báo, tạp chí, các chương trình phát thanh truyền hình Lào cai, số lượng tin bài phản ánh về các hoạt động văn hoá của các cấp, các ngành, các hình thức sinh hoạt văn hoá của nhân dân ngày càng xuất hiện nhiều. Với các nội dung, hình thức và thể loại khác nhau đã góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Lào Cai. Ngoài các tin, bài phản ánh về hoạt động và thực trạng của văn hoá dân tộc còn có nhiều bài giới thiệu về những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, các bài nêu gương về các tập thể và cá nhân làm tốt công tác này. Tuy số lượng phát hành của các cơ quan báo chí còn hạn chế về khuôn khổ tờ báo, tạp chí và thời lượng phát sóng về lĩnh vực văn hoá còn hạn chế, nhưng các thể loại báo chí được sử dụng và đăng tải khá phong phú và đa dạng.
Để chuyển tải một lượng thông tin lớn trên các phương tiện truyền thông đại chúng về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của các dân tộc địa phương. Tác giả các bài báo, bài nghiên cứu đã sử dụng hết sức phong phú đa dạng các thể loại khác nhau như: Tin, phóng sự, bình luận, phản ánh, ghi chép, tuỳ bút, ký sự, nhằm tạo ra sức hấp dẫn và đem lại hiệu quả thông tin cho tác phẩm của mình giúp nhân dân hiểu được và hưởng thụ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc do các thế hệ cha ông ta đã sáng tạo ra và lưu truyền đến ngày nay.
*Về thể loại tin:
Tin trên báo Lào Cai thường được đăng trên trang nhất và trang 4, còn tạp chí văn nghệ Lào Cai được đăng ở những trang gần cuối, riêng báo Lào cai cuối tuần đã dành hẳn trang 6, trang 7 để xây dựng chuyên trang văn hoá- văn nghệ- thể thao. Nội dung của tin về chuyên đề này là những vấn đề tôn tạo, bảo vệ các di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, khôi phục các làn điệu hát ghẹo, các làng nghề truyền thống, hoạt động văn hoá của các thôn, bản, huyện, thị... Đây là những tin chuyển tải những vấn đề quan trọng cấp thiết được nhiều người quan tâm.
Ưu thế của tin là ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định. Tin có thể chuyển tải được nhiền nội dung, thông tin sự kiện trong cùng một thời gian và không gian do đó các phóng viên, cộng tác viên đã sử dụng khá nhiều thể loại này.
Báo Lào cai thường sử dụng tin tổng hợp, tin bình, tin ngắn, các tin có nội dung rõ ràng và chứa đựng nhiều thông tin nhất định để chuyển tải đến với độc giả như tin về “Các hoạt động văn hoá- văn nghệ- thể thao tại lễ hội đền thượng năm 2009” của tác giả Phạm Đức. Tin đã đem đến cho độc giả những thông tin được ban tổ chức xây dựng với quy mô hoành tráng, linh thiêng và ý nghĩa, được sự quan tâm của các ban, ngành lãnh đạo từ Trung ương, tỉnh, huyện, địa phương và sự tham gia của các đoàn văn nghệ trong nước. Tin bình xuất hiện trên báo Lào Cai nhiều hơn so với tạp chí văn nghệ Lào Cai, do đặc điểm của thể loại tin này là phản ánh rõ thái độ quan điểm của Đảng, Nhà nước và của nhân dân về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai. Chẳng hạn như tin “ Thành phố Lào Cai tưng bừng trong ngày hội văn hoá dân tộc” của tác giả Phạm Khắc đăng trên số báo Lào cai cuối tuần ra ngày 1/ 9/ 2006 đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin mà độc giả cần biết về sự kiện, đồng thời tác giả đưa yếu tố bình luận ở mức độ nhất định, nhẹ nhàng nhưng mang tính định hướng dư luận về ý nghĩa của sự kiện theo quan điểm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền về công tác bảo tồn di sản văn hoá dân tộc địa phương.
Tóm lại thể loại tin chiếm ưu thế nhiều trên báo Lào cai, vì tin là một thể loại báo chí ngắn gọn, cô đọng, có tính thời sự cao. Chính vì vậy tin xuất hiện đều đặn và khá nhiều trên báo Lào cai nhằm phục vụ cho chức năng tôn chỉ mục đích của các phương tiện truyền thông đại chúng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, đến độc giả những sự kiện nổi bật một cách kịp thời nhất.
*Thể loại bài phản ánh:
Thể loại này được sử dụng khá phổ biến trên báo Lào cai và tạp chí văn nghệ Lào cai. Thể loại này cung cấp cho độc giả đầy đủ lượng thông tin và cả sự phân tích đánh giá về những sự kiện, sự việc cụ thể để qua đây độc giả có thể nhận thức, đánh giá đúng người, đúng việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Chủ yếu là dạng bài như: Ghi nhận ở lễ hội đua ngựa năm 2010; Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá; Hội mùa xuân trên vùng biên; Đến với chợ vùng cao Cán Cấu, dạng bài này thường xuyên được đăng trên báo Lào Cai. Còn tạp chí văn nghệ Lào Cai các bài phản ánh lại đi sâu vào một vấn đề cụ thể của văn hoá như bài Tết nhảy- tục thiêng của người Dao; Tu bổ tôn tạo ngôi đền thượng xưa và nay; Bảo tàng tỉnh với bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể; Nét đẹp trong tết cổ truyền của dân tộc Mường; Hội ném còn ngày xuân; ...vv.
Bài phản ánh trên báo Lào cai ra ngày 1/9/2008 của tác giả Tráng Xuân Cường phản ánh về việc “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trên quê hương Bắc Hà” Qua bài viết tác giả đã chuyển tải cho công chúng những thông tin khá đầy đủ về thực trạng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của tỉnh Lào Cai, tác giả đã phân tích đánh giá những mặt làm được tích cực và những hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, đồng thời nêu lên những định hướng trong thời gian tới của huyện đối với việc bảo tồn di sản văn hoá, xây dựng các dự án, đề án mang tính chiến lược nhằm bảo tồn, khai thác, quản lý và phát huy các giá trị văn hoá dân gian vùng đất Lào Cai. Trên cơ sở đó chọn lọc và giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc vùng đất tổ với đồng bào cả nước và khách quốc tế, tạo tiền đề thực hiện các đề án tổ chức, phục dựng và phát huy các lễ hội truyền thống.
Bài “Nét đẹp trong trang phục cổ truyền của dân tộc Mông” của phóng viên Cao Cường. Ở bài viết này tác giả đã cung cấp cho độc giả lượng thông tin khá đầy đủ về nét đẹp mang tính nhân văn đậm nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông được thể hiện qua những lời chúc tụng tốt lành đem lại niềm vui, niềm tin vào một năm mới tốt đẹp của bản này đem đến bản khác, trong ngày tết còn có các trò chơi dân gian, các làn điệu hát múa như: Ném còn, chơi đu, múa gậy, múa khèn vv... Đây chính là nét đẹp văn hoá trong tết cổ truyền của người Mông được bảo tồn và phát huy.
Những bài phản ánh thường tập trung cổ vũ những tiến bộ tích cực, phổ biến kinh nghiệm hoạt động về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc của các cấp, các ngành trong tỉnh được đăng tải thường xuyên với những nội dung, hình thức phong phú và đa dạng. Ngoài các tác phẩm của các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tỉnh Lào cai còn sử dụng tin, bài của các cộng tác viên viết về lĩnh vực văn hoá làm phong phú thêm cho các trang báo.
*Về thể loại bài ghi chép:
Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Lào cai được thể hiện dưới dạng bài ghi chép. Với thể loại này độc giả có thể cảm nhận được như đang đi cùng với người viết để thâm nhập thực tế, tìm hiểu được những gì mắt thấy tai nghe, thể loại này thường chỉ đăng trên số báo cuối tuần hay số báo xuân còn ở tạp chí thì thể loại này được đăng nhiều hơn.
Tác giả Hồng Điệp có bài ghi chép “Mùa xuân về với cội nguồn” đăng trên báo Lào cai cuối tuần ra ngày 10/2/2009 đã để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người đọc. Công chúng như được cùng tác giả ngược trở về thời tiền sử, về với nguồn gốc của một quần thể di tích lịch sử từ đền Mẫu âu cơ đến đền thượng thờ đức thánh trần- Cội nguồn của dân tộc...
Bên cạnh việc sử dụng các tin, bài phản ánh, ghi chép... báo Lào Cai và tạp chí văn nghệ Lào cai còn sử dụng các hình thức khác như: Trao đổi phỏng vấn, chuyên đề, chuyên trang, tranh ảnh minh hoạ, các bài nghiên cứu... nhằm tạo sức hấp dẫn thu hút độc giả và qua đó giúp công chúng được hưởng thụ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Mặc dù còn hạn chế về số lượng phát hành, nhưng các thể loại viết về công tác bảo tồn di sản văn hóa đã phát huy được ưu thế của mình, khẳng định được vị trí vai trò của các thể loại báo, thông qua cách thể hiện của các phóng viên, biên tập viên và các cộng tác viên. Từ đó có thể khẳng định những người cầm bút đã bám sát chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, phản ánh sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, để từ đó định hướng dư luận trong việc thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy đi sản văn hoá dân tộc góp phần thực hiên thắng lợi các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.
Chương II:
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC
VÙNG ĐẤT LÀO CAI QUA BÁO CHÍ LAO CAI GIAI ĐOẠN 2005 - 2010.
1.1 Vai trò của báo chí Lào cai trong trong công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá.
Với nhiệm vụ và yêu cầu của việc bảo tồn di sản văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc của tỉnh trong thời kỳ mới, báo chí Lào cai đã tích cực tham gia cùng các cơ quan chức năng đưa quan điểm, đường lối, tư tưởng của Đảng đến với công chúng. Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt trong sự giao lưu rộng rãi về mọi mặt như hiện nay, việc tuyên truyền cho nhân dân về vấn đề bảo tồn di sản văn hoá là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các bài nghiên cứu, phân tích, đánh giá của các tác giả định hướng giúp nhân dân có cái nhìn đúng đắn, chuẩn mực về đường lối văn hoá của Đảng trong thời kỳ mới.
Nhận thức rõ vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân rộc trong tỉnh, các cơ quan báo chí Lào cai luôn coi trọng việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Báo chí Lào cai đã đưa tiếng nói lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tới đông đảo quần chúng nhân dân một cách kịp thời, các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn được đăng trên trang nhất một cách trang trọng, nhằm đem đến cho công chúng những thông tin đầy đủ, chính xác có sức thuyết phục cao.
Trong số báo Lào Cai cuối tuần ra ngày 20/10/2004, trên trang văn hoá- văn nghệ- thể thao đăng bài “Diễn đàn: Đôi điều về trùng tu tôn tạo ngôi đền Thượng tại Lào Cai” của tác giả Xuân Đài đã nêu bật được vai trò của cơ quan lãnh đạo tỉnh, ngành văn hoá thông tin trong việc chỉ đạo quan tâm đầu tư của Nhà nước, của tỉnh trong công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá. Tác giả đã nêu lên vấn đề tu bổ xây dựng ngôi đền Thượng như thế nào? để ngang tầm với thời đại mà vẫn giữ được nét cổ kính tôn nghiêm, đây là câu hỏi lớn đang đặt ra đối với các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu. Bài viết đã điểm xuyên suốt về nguồn gốc, quá trình hình thành và kiểu cách xây dựng ngôi đền, đồng thời tác giả cũng đưa ra ý kiến cá nhân mình về sự bảo tồn trùng tu ngôi đền Thượng là không nên xây dựng mới toàn bộ mà nên theo bài bản của trùng tu, giữ nguyên thứ kiến trúc, vị trí, bổ sung các thành phần xét thấy không an toàn bền vững lâu dài nhưng phải tạo lập thống nhất về kiến trúc cùng thời...
Trong bài “Văn hoá lễ hội và những trò chơi dân gian” đăng trên báo Lào Cai năm 2005 của tác giả Phùng Chiến đã nêu bật ý nghĩa của việc giữ gìn và tổ chức các lễ hội vui xuân truyền thống. Tác giả bài viết đã nhấn mạnh văn hoá lễ hội còn phản ánh cả nguyện vọng chung của cộng đồng trên đường phát triển, ước mơ chung của cộng đồng về tương lai ngày càng tốt đẹp hơn... Lễ hội với các trò chơi dân gian còn là thời điểm gắn bó giữa các thành viên lại với nhau trong niềm tự hào về quê hương và chính bản thân họ. Bài báo đã đề cập đến sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội, nhằm khơi dậy và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc thông qua các trò chơi dân gian... Qua bài báo độc giả còn được cập nhật thông tin, trong những năm gần đây ở các làng quê các lễ hội truyền thống đã được ngành văn hoá thông tin và các cấp nghiên cứu phục hồi, từng bước đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho nhân dân. Đây là một trong những bài báo mang tính tuyên truyền rất rõ ràng, đồng thời cũng chứa đựng những thông tin thời sự thực tiễn có tính định hướng cao trong đó đi sâu vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng về lĩnh vực văn hoá thông qua việc tổ chức các lề hội tại các địa phương trong tỉnh.
Ngoài những hoạt động thông tin thời sự thực tiễn, báo chí Lào cai còn chú trọng phổ biến những kế hoạch, phát động những phong trào của các tổ chức xã hội trong việc thực thi những chủ trương chính sách đã đề ra về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc địa phương. Qua những phân tích đánh giá những kết quả thực tiễn, báo chí Lào cai còn góp phần minh chứng sự đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc trấn hưng nền văn hoá dân tộc.
Quả thực báo chí Lào cai đã trở thành tiếng nói đáng tin cậy và đầy sức thuyết phục của cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội đối với quần chúng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc địa phương mình.
1.2 Báo chí Lào Cai đóng góp tích cực trong việc chống và bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan- xây dựng nếp sống văn hoá
Những năm qua các cơ quan báo chí Lào Cai đã phát huy được vai trò của mình, thực hiện tốt chức năng của cơ quan truyền thông đại chúng, xứng đáng là người lính sung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng của Đảng. Trước những yêu cầu nhiệm vụ mới báo chí Lào Cai đã và đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, góp phần xây dựng xã hội văn minh, thực sự và cầu nối giữa công chúng với Đảng bộ, chính quyền địa phương. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mà Đảng và Chính phủ triển khai từ nhiều năm nay đã góp phần xây dựng nên con người mới.
Đi đôi với công tác tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, báo chí Lào cai đã tích cực tuyên truyền các hoạt động trong việc xây dựng nếp sống văn minh, chống các hủ tục lạc hậu đi ngược lại với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Nhận thức rõ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo một môi trường văn hoá lành mạnh để mỗi người dân hiểu và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, loại trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống.
Trong lĩnh vực này, Báo Lào cai đã tập trung phản ánh một cách khái quát giúp cho nhân dân nhận thức rõ vấn đề này, từ đó hướng nhân dân vào công cuộc xây dựng nếp sống mới. Thực tế đã cho thấy phong trào này đã được triển khai sâu rộng ở tất cả các địa phương, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu, khu dân cư tiên tiến được phản ánh kịp thời. Có thể khẳng định rằng báo chí Lào Cai đã góp phần tuyên truyền một cách tích cực về vấn đề này.
Nếu tín ngưỡng chân tâm làm cho con người sống tốt hơn, đoàn kết hơn thì mê tín dị đoan làm cho con người hèn kém, tin điều nhảm nhí, sống thụ động, không niềm tin. Những năm gần đây các lễ hội truyền thống được khôi phục khắp mọi nơi trong tỉnh và đã trở thành ngày hội giao lưu tín ngưỡng văn hoá của người dân , khách đến thăm quan du lịch, đặc biệt là trong những ngày đầu xuân năm mới có nhiều lễ hội được tổ chức rất công phu, hoành tráng. Nhưng cũng chính từ các lễ hội này mà một số phần tử sấu đã lạm dụng để hành nghề mê tín dị đoan, tuyên truyền những điều nhảm nhí làm xói mòn đạo đức, lý tưởng sống tốt đẹp của những người nhẹ dạ cả tin.
Báo Lào cai cuối tuần đăng bài “Cần bài trừ mê tín dị đoan trong mùa lễ hội” của cộng tác viên Thu Hà ra ngày 30/3/2005. Bài báo đã nói lên tệ nạn mê tín dị đoan đã len lỏi vào các lễ hội, cả những nơi được xem là linh thiêng và được diễn ra dưới nhiều hình thức như bói toán, xem tướng, đồng bóng, gieo quẻ, sóc thẻ, lá trầu, xem chữ ký vv... bài báo nêu lên không ít những cặp vợ chồng đã tan vỡ, những đôi nam nữ không lấy được nhau chỉ vì tin vào chuyện mê tín dị đoan, nhảm nhí ấy, gây lãng phí tiền của, mất thời gian. Ngoài việc đem đến cho công chúng những thông tin về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, bài báo còn mang tính giáo dục, tuyên truyền định hướng cho nhân dân rất rõ... để phòng ngừa và ngăn chặn loại bỏ các hủ tục mê tín dị đoan ra khỏi mùa lễ hội mang lại sự trang nghiêm, tâm linh, tín ngưỡng.
1.3 Báo chí Lào Cai cơ quan ngôn luận quan trọng trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá truyền thống vùng đất Lào Cai.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, Lào cai được thừa hưởng một nền văn hoá phong phú và đa dạng đó là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, di tích cách mạng với những nét rất đặc thù. Tự hào là vùng đất cổ, Đã cùng cả nước viết nên trang sử vàng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc của đất nước ta.
Để những di tích lịch sử, di sản văn hoá được giữ gìn và lưu truyền đến các thế hệ sau này, thì việc bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, trong đó vai trò của cơ quan báo chí là hết sức quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận.
Trên thực tế hiện nay một số di tích chưa được đánh giá đúng ý nghĩa, chưa được bảo vệ, khôi phục. Sự lấn chiếm, quên lãng, coi nhẹ các di tích khảo cổ đang làm mất dần đi những di sản quý. Trước tình hình đó báo chí Lào cai đã phát huy vai trò chức năng của mình nhằm góp tiếng nói của mình vào việc gìn giữ và bảo vệ di tích khảo cổ văn hoá dân tộc.
Phản ánh về những nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tác giả Mạnh Tấn có bài viết “Đi tìm câu hát dân ca ngày xuân” đăng trên trang văn học nghệ thuật thể thao số tết bính tuất 2006. Ngay ở phần Sapô tác giả đã vận dụng linh hoạt chức năng thông tin báo chí để nêu lên vấn đề một cách đầy đủ và hấp dẫn. Khi đọc bài viết độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa và qua đó nhận thức một cách sâu rộng được vấn đề tác giả muốn đề cập. Bài viết không chỉ thông tin cho độc giả biết nguồn gốc hát dân ca ở Tà Chải (Bắc Hà) được bắt nguồn từ đâu mà còn cho bạn đọc biết dù ở trong xu thế mở cửa và hội nhập, sự giao lưu đa sắc như hiện nay nhưng hát ghẹo ở Tà Chải vẫn giữ được nét riêng duyên dáng của vùng quê mình.
Để có được những tác phẩm báo chí đem lại hiệu quả thông tin cao và đạt tới đích mà tác giả muốn đề cập đến là cả một quá trình lao động miệt mài, hăng say của những người làm báo, những nhà nghiên cứu đã tham gia tích cực và góp tiếng nói của mình vào vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.
Qua nghiên cứu đánh giá một số tác phẩm báo chí được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh Lào Cai, cho thấy báo chí Lào Cai đã phát huy tốt vai trò và sức mạnh của mình trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con người. Đặc biệt là cuộc vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới, nhằm tạo đà mạnh mẽ hơn cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1.4 Những hạn chế và khó khăn:
Bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua báo chí Lào Cai cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định mà báo chí Lào cai gặp phải đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc tuyên truyền bảo tồn và phát các huy di sản văn hoá dân tộc của tỉnh nhà.
Qua khảo sát báo chí Lào Cai trong những năm gần đây (từ năm 2005- 2010) cho thấy, tuy các cơ quan này đã chú trọng tới vấn đề thông tin về lĩnh vực văn hoá, mở các chuyên trang, chuyên mục dành cho văn hoá nhưng số lượng các tin, bài viết về vấn đề này còn ít, thường chỉ tập trung vào các dịp lễ tết, dịp có phát động phong trào nên chưa tạo được hệ thống các bài phân tích toàn diện, cặn kẽ vấn đề, từ đó làm cho thông tin rời rạc, không sâu. Đơn cử như ở số báo Lào Cai cuối tuần trên trang 6 và 7 là trang dành riêng cho các vấn đề văn hoá- văn nghệ- thể thao nhưng nhiều số báo không có tin bài phản ánh về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc mà chỉ tập trung chủ yếu về truyện ngắn, thơ và những vấn đề khác hoặc có thì cũng chỉ là các hoạt động văn nghệ được tổ chức vào những dịp lễ tết, hội hè vv...
Tuy đã cố gắng đưa nhiều về lĩnh vực văn hóa dân tộc nhưng báo Lào Cai vẫn thiếu nhiều những bài đinh, những bài có tính chiến đấu sâu sắc mang tính góc cạnh gây được tiếng vang nhất định cho công chúng, những bài phát biểu của lãnh đạo, những cuộc nói chuyện của chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Do đó những bài báo đề cập đến vấn đề văn hoá ít để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Bên cạnh đó báo Lào cai còn hạn chế về một số thể loại mũi nhọn như: Điều tra, phỏng vấn, phóng sự.... mà thể loại thường được tác giả sử dụng là những tin, bài phản ánh, ghi chép và mức độ đề cập nhẹ nhàng, chỉ nhận xét chung chung về công tác bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, chứ không đi sâu phân tích sự kiện.
Mặt khác tuy đã có những tin, bài phản ánh trong phong trào xây dựng văn hoá cơ sở, xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân cư và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân, nhưng hiệu quả của việc tuyên truyền lại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa việc giáo dục cho thế hệ trẻ về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc chưa được phát huy mạnh mẽ.
Những tồn tại, hạn chế trên đây có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng đã có những tác động tiêu cực đến việc phản ánh vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc địa phương. Do đó để khắc phục những tồn tại và hạn chế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng của tỉnh, huyện, địa phương và ý thức của mỗi người dân không phải chỉ của riêng mình cơ quan báo chí.
1.5 Nguyên nhân:
Thời gian qua xã hội đã có sự thẩm định và đánh giá vai trò, vị trí của các cơ quan báo chí ở từng địa phương trong hệ thống báo chí nước ta. Đó là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc ở các tỉnh. Báo Lào cai không nằm ngoài hệ thống đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vai trò chức năng truyền thông của mình, những cái được và chưa được đều dễ nhận thấy và điều đáng bàn ở đây là chúng ta biết nhìn thẳng vào thực tế hoạt động báo chí của địa phương mình để tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại hạn chế đó tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của báo chí Lào cai.
Một trong số những nguyên nhân tồn tại hạn chế nữa đó là đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên sâu về lĩnh vực văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá còn thiếu, nhất là những phóng viên có sự am hiểu sâu về di sản văn hoá. Từ đó báo chí Lào cai chưa có nhiều bài phản ánh về lĩnh vực văn hoá nói chung và việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc nói riêng.
Báo Lào cai mỗi tuần ra 4 số với 8 trang khổ A2, trên đó phản ánh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mang tính sự kiện, sự việc nổi bật trong tỉnh. Do vậy diện tích mặt báo dành cho việc phản ánh các hoạt động về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc không nhiều, dẫn đến các bài viết về vấn đề này còn mỏng. Tạp chí văn nghệ Lào cai mỗi tháng ra một số nên không phù hợp với sự cập nhật nhanh nhạy, nhiều khi không kịp thời phản ánh sự kiện làm cho thông tin bị chậm, tính thời sự không cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các ban, ngành và địa phương trong việc tham gia bảo tồn di sản văn hoá chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả. Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành nhưng mức độ đầu tư về cơ sở vật chất, con người để thực hiện công việc này còn hạn chế, sự chỉ đạo giám sát đôi khi còn mang tính hình thức, chung chung... do đó hiệu quả tác động của cơ quan báo chí đối với lĩnh vực văn hoá chưa thật sâu rộng.
Một nguyên nhân khách quan nữa không thể không nhắc đến đó là hầu hết các di sản văn hoá dân tộc lại nằm rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh, đường giao thông đi lại khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận, tìm hiểu, thâm nhập thực tế của các phóng viên thường chịu sự chi phối của không gian và thời gian xảy ra sự kiện. Do vậy những yếu tố khách quan trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực tiễn của cơ quan báo chí tỉnh Lào cai
1.6 Những giải pháp, kiến nghị:
Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó đề tài phản ánh về công tác này là một vấn đề mang tính thực tế và có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả của nó được minh chứng trong khoảng thời gian nhất định nào đó tuỳ thuộc vào từng sự kiện được quan tâm. Do vậy vấn đề đặt ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế của vấn đề này rất cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành trong tỉnh và của toàn xã hội.
Để công tác này thực sự đạt được hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì không thể chỉ riêng cơ quan báo chí mà cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, các chuyên gia, nghệ nhân và đặc biệt là quần chúng nhân dân. Các phóng viên cần có những chuyến đi thực tế để điều tra xã hội học, nắm bắt thông tin kịp thời phản ánh những cái được và chưa được của vấn đề. Việc khen chê cần được tiến hành kịp thời và nghiêm túc, phản ánh tình trạng buông thả hay bảo vệ thực sự, nói rõ địa chỉ những điển hình và những gì cần phê phán đó là trách nhiệm của báo chí.
Cần có cơ chế chính sách thu hút các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học để huy động chất xám cùng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Lào cai nâng cao chất lượng và mở rộng nội dung thông tin làm cho các bài báo có tính thuyết phục cao hơn. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần được bồi dưỡng nâng cao sự hiểu biết về văn hoá nói chung và di sản văn hoá nói riêng hoặc có những phóng viên chuyên đi sâu viết về lĩnh vực này, để từ đó có sự phản ánh, phân tích đánh giá chính xác, sâu sắc vấn đề và chỉ ra được những giá trị văn hoá truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Đấu tranh chống lại sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận làm giảm sút, sai lệch nhận thức giáo dục thẩm mỹ của văn hoá.
Bên cạnh đó nhu cầu thông tin của công chúng là phải mới, ngắn gọn, dễ hiểu, sâu sắc. Do đó đòi hỏi đội ngũ phóng viên phải năng động sáng tạo trong cách tiếp cận và thể hiện tác phẩm theo kiểu báo chí hiện đại nhiều cửa để công chúng dễ tiếp nhận thông tin. Các phóng viên cần có sự nhìn nhận, tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ và sáng tạo vì độc giả luôn tìm những cái mới họ không thích sự lặp lại, đơn giản, đơn điệu của vấn đề mà họ quan tâm. Mặt khác các cơ quan báo chí, các phóng viên cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả, giá trị của vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, phát huy được thế mạnh của nhiều thể loại xung kích như: phỏng vấn, phóng sự, điều tra vv... để nâng cao tính chiến đấu của báo chí.
Đất nước đang trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá, do vậy cùng với việc xây dựng những giá trị mới của văn hoá dân tộc đương đại, các cơ quan báo chí truyền thông tỉnh Phú Thọ cần tập trung tuyên truyền đẩy mạnh công tác bảo tồn và kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hoá trong tỉnh đồng thời tiếp nhận chọn lọc những tinh hoa văn hoá của cả nước và trên thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
KẾT LUẬN
Di sản văn hoá ở các vùng, miền dân tộc, là tài sản vô cùng quý giá, là cốt lõi để gắn kết cộng đồng các dân tộc lại với nhau, được cha ông ta xây dựng và giữ gìn trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Là kết quả giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nền văn minh trong và ngoài nước. Để không ngừng hoàn thiện chính mình, nền văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách của người dân đất Lào cai. Vì vậy cần hết sức coi trọng, phát triển và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
Những kết quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Lào cai trong những năm qua đã có tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn phát huy di sản văn hoá dân tộc, báo chí Lào cai đã luôn bám sát sự kiện, đóng vai trò to lớn trong việc tuyên truyên, phản ánh, giáo dục, định hướng tư tưởng, hành động cho đông đảo quần chúng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Những bài báo không chỉ mang tính thông tin đơn thuần, giáo huấn mà thực sự đã góp phần làm cho những giá trị văn hoá của dân tộc thấm sâu vào từng con người và vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên để công tác này được triển khai sâu rộng, đem lại hiệu quả cao hơn cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả của các cấp, các ngành vì vấn đề bảo tồn di sản văn hoá dân tộc là trách nhiệm của toàn xã hội. Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá vì mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới đất nước.
Với dung lượng khảo sát báo chí lào cai từ năm 2005 đến 2010, người viết bản Tiểu luận này đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu, dùng lý luận và thực tiễn của báo chí, khả năng phản ánh của báo chí để làm nổi bật di sản văn hoá, góp phần giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Các thể loại báo chí: Đỗ Anh Đức; Bùi Tiến Dũng; Đinh Văn Hường; Đặng Thu Hương; Nguyễn Thanh Huyền; Trần Quang. Nhà xuất bản: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2005.
2 - Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; Đinh Văn Hường; Trần Quang; Dương Xuân Sơn; Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà Nội
3 - Ngôn ngữ báo chí: Vũ Quang Hào. Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà Nội 2001 và 2004.
4 - Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật: Dương Xuân Sơn. Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà Nội 2004.
5- Cơ sở VHViệt Nam: Trần Ngọc Thêm. Nhà xuất bản: Giáo dục 1999.
6- Cơ sở VH Việt Nam: Trần Quốc Vượng. Nhà xuất bản: Giáo dục 1998.
7- Đề án bảo vệ tôn tạo DTLS- VH tỉnh Lào Cai (giai đoạn 2006- 2010).
8- Nghị quyết Trung ương V của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá VIII.
9- Báo Lào Cai.
10- Tạp chí văn nghệ Lào Cai.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa: Phát Thanh – Truyền Hình
TIỂU LUẬN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI:
BÁO CHÍ LÀO CAI TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ
VÙNG ĐẤT LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
Người thực hiện: Ngô Đình Nam
Lớp: Đại học Báo chí vừa học vừa làm Yên Bái
Yên Bái, ngày 20 tháng 8 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_mon_truyen_hinh_4941.doc