-Mặc dù BHNT ra đời rất sớm trên thế giới (năm 1583, ở Anh) và không
ngừng phát triển ở khắp nơi, nhưng lại được triển khai rất muộn ở Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới để áp dụng
vào thực tế triển khai ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa kinh tế lớn.
-Do nghiệp vụ “An sinh giáo dục“ mới được triển khai ở nước ta, nên khó
tránh khỏi những hạn chế, những điều bất hợp lý trong quá trình kinh doanh. Vì
vậy, cần phải nghiên cứu một cách khoa học, tìm ra giải pháp phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
122 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo
tốt với người cung cấp các đầu mối liên hệ. NVTV hãy mở rộng các nhân vật
có ảnh hưởng, hoặc những người có thể liên tục cung cấp tên cho mình bởi vì
uy tín của họ đối với người khác sẽ giúp NVTV tối đa hoá các cơ hội gặt hái
thành công trong nghề BH. Nhân vật ảnh hưởng không nhất thiết phải là bạn
thân của NVTV, nhưng người đó phải có một số phẩm chất nhất định như:
- Người đó muốn NVTV thành công
- Người đó phải được nhiều người biết đến (nhưng không nhất thiết phải
có địa vị cao.
- Người đó phải sẵn lòng giúp đỡ và có khả năng cung cấp thông tin cho
NVTV.
- Người đó phải tin tưởng vào BHNT
- Người đó phải bị thuyết phục bởi trình độ chuyên nghiệp của NVTV
91
- Người đó phải hoạt đọng trong giới mà NVTV muốn phát triển thành
thị phần của mình.
Những người thuộc mọi tần lớp xã hội khác nhau đều có thể trở thành
những nhân vật có ảnh hưởng tích cực. Sau đây là những nguồn có khả
năng cung cấp các nhân vật ảnh hưởng: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (cũ
và hiện tại, những người có mối quen biết rộng, các cán bộ các cơ quan
ban ngành, những tổ chức có ảnh hưởng.
+3 Tự quan sát
Hãy hình tượng hoá một ngày bình thường trong đời của NVTV. Có
thể buổi sáng khi ra đường NVTV sẽ chào những người láng giềng của
mình. Trên đường đi làm sẽ dừng lại đổ xăng. NVTV vào một cửa hàng để
mua thứ gì đó. NVTV nói chuyện với người quen ở góc phố. Đó chính là
cơ hội để NVTV tự quan sát thái độ của mình với những người gặp gỡ.
“Xin chào, anh có khoẻ không?…Công việc của chị thế nào?…Gia đình
bác ra sao?…”. Đó có phải đơn thuần là những ngôn từ “xã giao” không?
Hay là NVTV thực sự lắng nghe câu trả lời của họ? NVTV có xem những
cuộc gặp gỡ thường ngày là cơ hội để bày tỏ những mối quan tâm chân
thành đối với người khác không. Các ý tưởng sau đây rất cần cho NVTV,
để có thể liên kết những cuộc gặp gỡ chào hỏi này vào việc xác định
KHTN.
Câu hỏi Thông tin thực sự muốn tìm
Xin chào, anh có khoẻ không Có khả năng trở thành KHTN không
Công việc của chị thế nào Có khả năng thanh toán không
Gia đình bác thế nào Có thể phát hiện nhu cầu gì
Chú làm ca ngày hay ca đêm Khi nào có thể gặp KHTN
Công việc của chị ra sao Có sự cải tiến về tài chính không
Ý chính là tập thói quen chân thành khi NVTV đặt câu hỏi và ghi nhớ câu
trả lời. Những câu trả lời này có thể giúp NVTV xác định lại KHTN mà
NVTV đã tìm được qua việc tự quan sát. Nói một cách đơn giản, hãy lưu tâm
92
đến thế giới mà chính NVTV đang sông. Hãy luôn quan sát, tìm kiếm, lắng
nghe, và luôn tìm kiếm cácmanh mối của những người có thể trở thành khách
hàng tốt. Sau đây là danh sách các mục tiêu trong báo chí có thể cung cấp tên:
trẻ mới sơ sinh, thay đổi trong quản trị kinh doanh, thay đổi chức vụ, đính
hôn, cưới hỏi, thăng tiến, mua nhà mới, chuyển giao địa ốc, những thông tin
khác. Tuy nhiên đây là nguồn cung cấp tên KHTN phổ biến, nên NVTV cũng nên
hiểu là tất cả các NVTV khác cũng sẽ biết những tên này. Vì vậy, NVTVhãy
chuẩn bị tinh thần nếu họ phản ứng bất lợi.
Một nguồn khách hàng khác là những người mà NVTV trả tiền cho họ. Tất
cả mọi người đều phải trả tiền cho một dịch vụ nào đó, chẳng hạn, mua tạp
hoá. Những người này có thể sẵn sàng nói chuyện với NVTV về dịch vụ mà
NVTV có thể cung cấp. NVTV trả tiền cho họ, vì sao lại không cho họ một cơ
hội trả tiền cho NVTV?
Tóm lại tìm kiếm KHTN là một quá trình có tổ chức và liên tục. Việc tìm
kiếm KHTN qua các phương pháp trên giúp NVTV có một nguồn KHTN dự
trữ, giúp xác định được loại thị trường mà NVTV sẽ nhắm tới và bán hàng,
giúp xác định được khách hàng có chất lượng hơn là xác định số lượng những
người còn mơ hồ.
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM BẢO HIỂM ASGD
1.Các giải pháp vĩ mô
a. Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành BHNT
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, môi trường pháp lý nói chung
và môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng
ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ, từng bước thiết lập và duy trì một thị trường
cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực này. Tuy vậy, cho tới nay hệ thống pháp luật ở Việt nam còn thiếu,
chưa đồng bộ, chưa nhất quán, nhiều văn bản còn chồng chéo, một số
93
quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế, lại có những quy định
“đá nhau” làm cho việc kinh doanh ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế.
Kinh doanh bảo hiểm cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của
thực trạng kể trên. Ngày 01/04/2001, Luật Kinh doanh bảo hiểm bắt
đầu đi vào đời sống thường nhật của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói
chung và thị trường BHNT nói riêng, đặt nền móng cho quá trình hoàn
thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh BHNT. Một năm hiệu lực,
việc thi hành luật này về cơ bản đã đạt được mục đích “bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển
bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cư-
ờng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm”. Tuy
nhiên, sau một năm kiểm chứng cũng có thể nhận thấy để đảm bảo tính
hiệu lực của Luật trong kinh doanh BHNT cần làm rõ một số điều
khoản.
Thứ nhất, Điều 16 quy định: “1.điều khoản loại trừ trách nhiệm
quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường
hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Trong
khi đó, theo quy định tại Điều 3, Khoản 10 “Sự kiện bảo hiểm là sự
kiện khách quan do các bên thoả thụân hoặc pháp luật quy định mà khi
sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm”. Điểm
mấu chốt ở đây là thuật ngữ “sự kiện bảo hiểm” khác với thuật ngữ “sự
kiện” nói chung. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm
của hợp đồng bảo hiểm. Đúng ra, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm là quy định các trường hợp doanh
nghiệp BH không phải bồi thường hoặc trả tiền cho dù có xảy ra sự
kiện có tác động đến đối tượng bảo hiểm hay không. Các trường hợp đó có
94
thể chỉ loại sự kiện, hoặc nguyên nhân, loại hậu quả của sự kiện bị loại trừ.
Thứ hai, Điểm a, Khoản 1, Điều 39 quy định doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp “Người được
bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày nộp phí bảo hiểm
đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực,...”. Tuy nhiên, cần
quy định cụ thể về “ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực”.
Thứ ba, đối với quy định về đại lý bảo hiểm (ĐLBH) nhân thọ, do
hoạt động (ĐLBH) nhân thọ có những điểm khác biệt so với các đại lý
thương mại nói chung nên pháp luật cần có quy định chặt chẽ và cụ thể
hơn. Chẳng hạn, Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định loại tổ chức
được tiến hành ĐLBH, mô hình tổ chức đại lý bảo hiểm và các yêu cầu đối
với người điều hành (giám đốc) tổ chức ĐLBH. Như vậy, chúng ta nên
hiểu mô hình đại lý bảo hiểm là tổ chức như thế nào? Theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tồn tại hai mô hình: Là một tổ chức độc
lập không thuộc doanh nghiệp bảo hiểm có cá nhân hoạt động ĐLBH bán
chuyên nghiệp; Là một đơn vị hoạt động đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp
trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đơn vị có cá nhân hoạt động đại
lý bảo hiểm chuyên nghiệp và cá nhân quản lý hoạt động của đại lý. Đối
với cá nhân quản lý đại lý không nhất thiết phải có chứng chỉ đào tạo đại lý
bảo hiểm. Và do những qui định của pháp luật về đại lý bảo hiểm và về hợp
đồng đại lý bảo hiểm còn sơ sài nên chưa tạo cơ sở hoạt động cho đại lý
bảo hiểm có tính chuyên nghiệp. Khi một bộ phận đại lý đã hoạt động với
tính chất như một nghề chuyên nghiệp thì quá trình hoạt động đại lý sẽ có
nhiều vấn đề phát sinh như: Trường hợp đại lý phải nghỉ vì lý do thai sản
thì doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng cho đại lý như thế nào? Có chế độ
gì cho đại lý đó? Nếu có thì cần theo quy định nào? Đại lý do đau ốm mà
không hoàn thành chỉ tiêu khai thác bảo hiểm có bị doanh nghiệp xử lý vi
phạm hợp đồng? Ngoài ra, trong luật bảo hiểm quy định khi đại lý vi phạm
95
trách nhiệm nghề nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm là người chịu trách nhiệm
về hoạt động đại lý bảo hiểm có quyền xử lý hành vi vi phạm đó nhưng
pháp luật lại không qui định về các biện pháp chế tài doanh nghiệp bảo
hiểm được sử dụng.
Thứ tư, trong bảo hiểm nhân thọ, chính sách hoa hồng đóng một
vai trò rất quan trọng. Do vậy khi qui định mức hoa hồng tối đa áp dụng
cho toàn thị trường, cần xác định mức hoa hồng của các nghiệp vụ sao
cho đảm bảo tính hợp lý trong tương quan giữa các sản phẩm bảo hiểm,
các phương thức đóng phí, thời hạn bảo hiểm, bảo đảm sự linh hoạt cho
các doanh nghiệp có thể phát triển được đội ngũ đại lý chuyên nghiệp
trong bảo hiểm nhân thọ. Trong giai đoạn hiện nay có thể quy định mức
hoa hồng theo tỉ lệ tối đa của tổng hoa hồng trên tổng phí của hợp đồng
(chẳng hạn , với bảo hiểm hỗn hợp thời hạn bảo hiểm dưới 10 năm tỷ lệ
hoa hồng tối đa bằng 7% nhằm tạo sự linh hoạt tối đa cho các doanh
nghiệp trong việc trả hoa hồng vì cùng thời hạn bảo hiểm mỗi sản phẩm
lại có cách thức tính phí khác nhau và mỗi doanh nghiệp có cách trả
hoa hồng khác nhau. Tuy nhiên, để điều tiết cạnh tranh khi thị trường
mới hình thành có thể quy định thêm tỉ lệ hoa hồng tối đa trong năm
hợp đồng thứ nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, khi thị trường đã thiết lập
được sự cạnh tranh tương đối lành mạnh và đạt đến trình độ phát triển
nhất định, Nhà nước có thể thực hiện tự do hoá hoa hồng để tăng cường
hiệu quả hoạt động của thị trường.
Tóm lại, với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm và các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn, môi trường pháp lý trong ngành BHNT đã
đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại những hạn chế và thiếu sót, chẳng hạn một số hạn chế, thiếu sót đã
nêu ở trên. Trong khi không thể một sớm một chiều sửa đổi ngay Luật
kinh doanh bảo hiểm, thì về phía Chính phủ và Bộ Tài chính cần có
những quy định bổ sung và chi tiết hơn trong các nghị định, thông tư
96
hướng dẫn thi hành Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
BHNT. Từ đó, bảo hiểm An sinh giáo dục mới có nền móng vững chắc
để phát triển. Cũng từ đó mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người tham gia bảo hiểm và công ty BH.
b. Xây dựng các biện pháp quản lý cho ngành kinh doanh bảo hiểm Nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là ngành kinh doanh mang ý nghĩa xã hội sâu
sắc, Nhà nước cần phải nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động
kinh doanh này.
*Về vấn đề đào tạo đại lý
Đại lý là kênh phân phối chính của bảo hiểm An sinh giáo dục nói
riêng và bảo hiểm Nhân thọ nói chung. Công việc đào tạo đại lý bảo
hiểm Nhân thọ do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Chương trình
đào tạo phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, cách thức sử dụng đại lý
lâu dài hay tạm thời. Do đó, chất lượng đào tạo tại các đại lý không
đồng đều. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm không phải do cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền cấp nên giá trị pháp lý không cao. Vì vậy, để
tiêu chuẩn hoá đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngang tầm với
khu vực và thế giới, Bộ Tài chính cần quy định rõ nội dung đào tạo, đồng
thời tiến hành tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý, không
nên giao hoặc uỷ quyền việc kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ hành
nghề đại lý cho các doanh nghiệp như hiện nay. Ngoài ra, trong bảo hiểm
nhân thọ chính sách hoa hồng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng lớn
đến hoạt động của bảo hiểm nhân thọ, do đó, cần thiết lập một cơ chế
kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với việc sử dụng hoa hồng của các doanh
nghiệp trong thực tế. Nếu vậy sẽ tránh được tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ trong việc lôi kéo các đại
lý giỏi về phía mình bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng. Đồng thời, tránh sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý trong việc thu hút khách hàng
97
mua bảo hiểm cho công ty mình làm đại lý.
* Nhanh chóng thiết lập hệ thống cảnh bảo về các vấn đề tài chính
của các công ty bảo hiểm nhân thọ
Vấn đề tài chính cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng
đối với ngành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ để giúp ngành này “hoạt
động trơn tru”. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của các công
ty bảo hiểm nhân thọ, vì nó liên quan đên khả năng thanh toán và khả
năng chi trả cho người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ví
dụ, khi hợp đồng An sinh giáo dục đáo hạn thì phải trả cho người thụ
hưởng số tiền bảo hiểm được quy định trong hợp đồng, hoặc khi người
được bảo hiểm chết thì phải hoàn phí hoặc thanh toán một số tiền nhất
định theo thoả thuận cho người tham gia. Như vậy, nếu không có khả
năng chi trả thì doanh nghiệp sẽ không hoạt động bình thường. Luật
Kinh doanh bảo hiểm, các nghị định, các thông tư hướng dẫn của Bộ
Tài chính đã điều chỉnh về vấn đề này như sau: “doanh nghiệp phải
luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động (khi đã
trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quyđịnh và có biên khả năng
thanh toán không thấp hơn biên thanh toán tối thiểu của Bộ Tài chính
quy định. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần
chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh
nghiệp bảo hiểm). Trong trường hợp mất khả năng thanh toán phải báo
ngay cho Bộ Tài chính, thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện
pháp khăc phục. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi
phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài
chính quyết định Ban kiểm soát khả năng thanh toán để khắc phục khả
năng thanh toán của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, đợi đến khi xảy ra tình
trạng mất khả năng thanh toán mới báo cao lên Bộ Tài chính để tìm
biện pháp khắc phục thì quá muộn sẽ gây tác động khó lường tới đời
98
sống kinh tế xã hội. Nhờ hệ thống cảnh báo các vấn đê tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính có thể kiểm soát được
khả năng tài chính của doanh nghiệp BHNT tạo điều kiện cho BHNT
nói chung và sản phẩm An sinh giáo dục nói riêng phát triển một cách
bền vững giảm thiểu các tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội.
*Vấn đề lãi suất kỹ thuật
Được giả định cho một thời gian rất dài, lãi suất kỹ thuật áp dụng
cho tính phí Bảo hiểm nhân thọ và An sinh giáo dục là một yếu tố “đầu
vào” vô cùng quan trọng, quyết định sự an toàn kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp và việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng tham gia bảo
hiểm. Thực tiễn vừa qua cho thấy, sự sụp đổ của hàng loạt công ty bảo
hiểm nhân thọ Nhật Bản như Nissan, Kyoel, Daichi,... chủ yếu là do lãi
suất kỹ thuật được đưa vào quá cao. Do vậy, Nhà nước cũng cần quan
tâm thích đáng về vấn đề này (như đưa ra mức lãi suất kỹ thuật tham
khảo) để giúp các doanh nghiệp xác định được lãi suất thích hợp đảm
bảo khả năng thanh của doanh nghiệp bảo hiểm trong tương lai.
* Vấn đề phân định chức năng của cơ quan quản lý bảo hiểm
với Hiệp hội bảo hiểm
Thực tế đòi hỏi phải phân định chức năng của cơ quan quản lý
bảo hiểm với Hiệp hội bảo hiểm một cách rõ ràng, hợp lý và phù hợp
với thông lệ quốc tế theo hướng: cơ quan quản lý bảo hiểm chủ yếu tập
trung vào việc xây dựng môi trường kinh doanh và công tác kiểm tra;
Hiệp hội bảo hiểm tập trung vào công tác bảo vệ, điều hoà lợi ích giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên, đồng thời củng cố, tăng cường
năng lực của cơ quan quản lý bảo hiểm. Như vậy, do chỉ tập trung vào
một lĩnh vực như trên thì công tác quản lý sẽ có hiệu quả hơn.
c. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chúng ta đều biết Bảo hiểm nhân thọ nói chung và An sinh giáo
99
dục nói riêng chỉ ra đời và phát triển trong môi trường kinh tế, pháp lý
nhất định. Những điều kiện kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc nội tính b ình quân
trên một đầu người, mức thu nhập hợp pháp của dân cư, tỷ lệ lạm phát
của đồng tiền, tỷ giá hối đoái...Những điều kiện xã hội gồm: dân số,
tuổi thọ bình quân của người dân, trình độ học vấn, tỷ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh...Ở Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ và An sinh giáo dục ra đời và
phát triển được hơn 5 năm, do đã đáp ứng được những điều kiện kinh tế
- xã hội cần thiết. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn
đạt được mức tăng trưởng cao (dao động ở mức tăng trưởng 7%
GDP/năm (d), chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tăng nhẹ ở mức một con số.
Mức tăng trưởng kinh tế tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người/
tháng và thu nhập bình quân hộ gia đình/ năm tăng. Chẳng hạn, thu
nhập bình quân lao động/ tháng ở Hà Nội năm 1999 là 533000VND/
tháng, ở thành phố Hồ Chí Minh là 934500/tháng; năm 2000 Hà Nội là
610500VND/tháng và thành phố Hồ Chí Minh là1057900VND/tháng
(e). Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, với tốc độ tăng trưởng hiện nay chỉ
mới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Bảo hiểm nhân thọ và An sinh
giáo dục ra đời còn để phát triển thì cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
hơn nữa. Khi đó, người dân sẽ không còn tâm lý lo lạm phát làm mất
giá đồng tiền và có tiền nhàn rỗi để đầu tư cho tương lai của con em.
Và khi kinh tế phát triển, đi đôi với nó là rủi ro cũng tăng và yêu cầu
của thị trường đối với người lao động ngày càng khắt khe hơn, khó tính
hơn, người lao động của tương lai buộc phải đầu tư lớn hơn như đầu tư
học đại học, cao học, nghiên cứu sinh hoặc du học... Vì vậy, sẽ làm
tăng nhu cầu mua sản phẩm An sinh giáo dục để có sự đảm bảo tài
chính chắc chắn cho con em khi người chủ hợp đồng gặp rủi ro và để có
món tiền lớn đáp ứng nhu cầu trong tương lai của con em.
d. Đưa ra một số biện pháp khuyến khích
Bảo hiểm nhân thọ và ASGD có vai trò to lớn trong việc khắc phục rủi
ro, ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và là kênh huy
động vốn lớn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy, nhà
100
nước cần có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành BHNT nói chung &
ASGD nói riêng phát triển. Trước hết, đầu tư là một lĩnh vực hoạt động có
tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì khả năng thanh toán theo hợp
đồng ASGD của công ty bảo hiểm, bởi vì chắc chắn rằng dù người được bảo
hiểm chết trước khi hợp đồng đáo hạn hay sống cho tới khi hợp đồng đáo hạn
công ty bảo hiểm đều phải thanh toán một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng. Cho nên trong chính sách về đầu tư của nhà nước cần ưu tiên các
doanh nghiệp BHNT chẳng hạn, đầu tư vào các công trình dự án an toàn vốn ,
lợi tức đầu tư cao để doanh nghiệp bảo hiểm có thể bảo toàn vốn và có lãi khi
kinh doanh BHNT.
Ngoài ra, để tạo cho các DNBH một công cụ nữa trong việc thu hút
khách hàng, nhà nước nên có chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với những
người tham gia BHNT (giống như ở các nước khác). Với chính sách ưu đãi về
thuế đối với người tham gia BHNT, nhà nước có thể thực hiện chính sách
khấu trừ phần phí BHNT nói chung và phần phí ASGD nói riêng mà các cá
nhân đóng ra khỏi thu nhập chịu thuế, miễn thuế (một phần hoặc toàn bộ) đối
với số tiền BH mà người tham gia BH được nhận, cho phép tính (một phần
hoặc toàn bộ) số phí BH mà doanh nghiệp đóng BHNT vào chi phí hoạt động
của doanh nghiệp. Bằng cách này sẽ thu hút được rất nhiều người tham gia
BH, đặc biệt là khách hàng có thu nhập cao bởi vì thuế thu nhập mà khách
hàng phải đóng có thể sẽ rất cao nếu thu nhập của họ quá cao so với mức bình
thường. Với ưu tiên này mà người bảo hiểm sẽ quyết định tham gia BHNT
thay cho hình thức tiết kiệm, như vậy đã tạo được lợi thế cho DNBH khi cạnh
tranh liên ngành xảy ra. Thêm vào đó, để có thể phát triển nghề đại lý như
một nghề chuyên nghiệp khi xác định thuế thu nhập cho đại lý cũng cần có
cách tính phù hợp bởi để đạt được hợp đồng đại lý BHNT phải bỏ ra khá
nhiều chi phí như chi phí đi lại, tiếp thị...(mỗi đại lý có thể coi là một “doanh
nghiệp”).
101
2. Các giải pháp về phía các công ty BHNT
a. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo
Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là hoạt động không thể thiếu đối
với mỗi doanh nghiệp. Quảng cáo nhằm tạo lập và củng cố sự thiện cảm, lòng
tin, uy tín, sự gắn bó của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng
đối với doanh nghịêp, phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp cạnh
tranh, giúp thông tin cho công chúng về sản phẩm, so sánh và phân biệt sản0
phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cạnh tranh, xây dựng nhãn hiệu
hàng hoá cũng như hỗ trợ khách hàng. Do vậy, quảng cáo có vai trò hết sức
quan trọng trong việc xúc tiến thương mại. Điều dễ thấy là, một sản phẩm dù
được thiết kế hoàn hảo đến mấy nhưng nếu khách hàng không biết đến sự tồn
tại của nó thì mãi mãi chỉ là sản phẩm tồn kho, không thể trở thành thương
phẩm. ASGD là một sản phẩm khá phức tạp và có tính trừu tượng cao, người
mua không thể hình dung hết về sản phẩm. Thêm vào đó, nhu cầu về sản
phẩm này là nhu cầu thụ động, khách hàng ít khi chủ động tìm doanh nghiệp
để mua ASGD mà thường chỉ mua sau khi được người bảo hiểm thuyết phục,
vận động. Vì vậy, DNBH càng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền
quảng cáo. Có rất nhiều cách để quảngcáo ASGD. Trước hết phải phổ biến
đối với mọi ngành, DNBH có thể quảng cáo về sản phẩm ASGD trên các
phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi đặc biệt là Internet. Thứ
hai, các công ty có thể tìm sự thừa nhận của công chúng bằng cách tích cực
tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động có khả năng thu hút
sự quan tâm lớn của công chúng, dễ chinh phục lòng người như tài trợ thể
thao, tham gia giữ gìn môi trường. Tham gia các hoạt động từ thiện.. tài trợ
các chương trình hoạt động của trẻ em như vẽ, cắm trại, hỗ trợ quỹ học bổng
cho trẻ em nghèo vượt khó.. là những biện pháp có ảnh hưởng lớn đến việc
quảng bá sản phẩm ASGD. Thứ ba, để khách hàng đặt trọn niềm tin vào công
ty, công ty cần gửi thư trực tiếp cho khách hàng cảm ơn khách hàng đã tham
102
gia sản phẩm ASGD để từ đó mối quan hệ giữa công ty và khách hàng ngày
một gần gũi. Bên cạnh đó, ngoài việc tư vấn trực tiếp công ty có thể ghi âm,
ghi hình về sản phẩm ASGD cũng như lợi ích của ASGD gửi cho khách hàng
tiềm năng của mình để khách hàng có thời gian xem xét, cân nhắc. Cuối cùng,
các công ty có thể tổ chức các buổi họp giới thiệu về sản phẩm của ASGD
nhằm giúp người dân hiểu được sâu sắc hơn tác dụng của nó, giải đáp các
thắc mắc của khách hàng. Ngoài các biện pháp trên, công ty có thể có rất
nhiều biện pháp khác như in các tờ rơi quảng cáo dưới nhiều hình thức, tổ
chức các buổi trả tiền bảo hiểm hàng loạt...để xúc tiến sản phẩm ASGD.
b. Tăng cường mở rộng mạng lưới đại lý khai thác
Hiện nay, sản phẩm ASGD được phân phối qua 2 kênh: kênh trực
tiếp và kênh gián tiếp. Tuy nhiên, số hợp đồng được ký kết thông qua
kênh trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ mà chủ yếu là qua kênh trung gian gồm:
đại lý BHNT, môi giới bảo hiểm... Trong đó, hình thức có hiệu quả nhất
hiện nay là đại lý BHNT. Bởi ASGD đối với khách hàng không phải là
mối quan tâm thường trực, do vậy để thông tin đến được với khách
hàng và để nắm bắt được nhu cầu thì cần thiết phải có sự tiếp cận và tư
vấn mà lượng khách hàng cần tiếp cận là rất đông nên đại lý BHNT tỏ
ra có ưu thế trong việc giải quyết tư vấn, trao đổi thông tin. Vì đại lý
BHNT có nhiều thế mạnh như vậy, các công ty cần mở rộng mạng lưới
đại lý thông qua tăng số lượng cán bộ đại lý khai thác và phân bố đều
các phòng khai thác ra các tỉnh thành trong cả nước. Nhờ đó có thể đi
sâu được vào các thị trường tiềm năng như ở các tỉnh thành phố có số
lượng lớn dân cư làm nghề buôn bán và lao động tự do còn chưa biết về
ASGD nếu mở rộng vào thị trường này sẽ đem lại kết quả khai thác khả
quan.
c.Đa dạng hoá các biện pháp khai thác và nâng cao chất lượng
khai thác
Biện pháp để khai thác ASGD hiện nay là qua các đại lý BHNT
nhưng còn một kênh mà hiện nay các nước phát triển trên thế giới đang
103
áp dụng để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BHNT& ASGD đem
lại kết quả cao mà ở Việt Nam chưa khai thác mạnh đó là thiết lập hệ
thống ngân hàng bảo hiểm (chẳng hạn ở Tây Ban Nha trong năn 2000,
hoạt động ngân hàng bảo hiểm chiếm khoảng 60% phí BHNT).Theo
kênh phân phối này thì các công ty bảo hiểm ký hợp đồng thoả thuận
với các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các ngân hàng
có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng và ký hợp đồng bảo hiểm,
còn các công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả hoa hồng trên tổng doanh
thu phí bảo hiểm khai thác được. Kênh phân phối này có lợi thế ở chỗ
tận dụng được đội ngũ nhân viên của ngân hàng, trụ sở giao dịch khang
trang to lớn, chi phí hoạt động thấp, tận dụng được các nguồn thông tin
và khách hàng sẵn có, các khách hàng ở đây thường là người có thu
nhập cao trong xã hội, có khả năng tài chính để ký kết hợp đồng có giá
trị lớn. Hiện nay, một số công ty bắt đầu thiết lập quan hệ đại lý với
một số ngân hàng nhưng số lượng NH còn ít, các công ty cần đẩy mạnh
hơn nữa trong việc khai thác kênh này.
Bên cạnh đó, một biện pháp khai thác tương đối phổ biến đối với các
loại sản phẩm thông thường mà chưa được áp dụng rộng rãi trong
nghiệp vụ ASGD đó là các hình thức khuyến mãi, tặng quà cho khách
hàng. Hiện nay mới chỉ có Manulife tặng món quà tốt nghiệp cho khách
hàng còn các công ty khác thì chưa. Khuyến mại có thể được tổ chức
dưới nhiều hình thức như tặng quà cho người tham gia bảo hiểm, giảm
phí cho người tham gia hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn, tặng quà cho
khách hàng giới thiệu được nhiều khách hàng mới tham gia bảo
hiểm...Đây là những hoạt động cần thiết và trong thực tế đã làm nên
thành công cho nhiều doanh nghiệp ngoài ngành.
Để xúc tiến thương mại đối với ASGD, bên cạnh việc đa dạng hoá
các biện pháp khai thác, các doanh nghiệp cần ngày càng nâng cao chất
lượng khai thác, giảm đến mức tối đa tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng. Để nâng
cao chất lượng khai thác sản phẩm ASGD cần rút kinh nghiệm giữa các
104
cán bộ khai thác, giữa các phòng khai thác. Những cán bộ khai thác có
hợp đồng đã ký rồi mà khách hàng yêu cầu huỷ bỏ thì nên tìm hiểu rõ
nguyên nhân và thuyết phục khách hàng tiếp tục duy trì hợp đồng.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng khai thác thì các công ty cần phải
hoàn thiện sản phẩm ASGD của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của
người dân, đảm bảo phân biệt sản phẩm của công ty mình với đối thủ,
đảm bảo sản phẩm của mình cung cấp nhiều quyền lợi cho khách hàng
mà vẫn có lợi nhuận. Để làm được điều này các công ty phải tiến hành
điều tra nghiên cứu nhu cầu của thị trường thông qua các biện pháp
nghiên cứu thị trường như điều tra trực tiếp, nghiên cứu sản phẩm của
đối thủ cạnh tranh về cả mặt thiết kế lẫn triển khai, nghiên cứu sản
phẩm của các nước có nét tương đồng về trình độ phát triển, về văn hoá
truyền thống. Thêm vào đó phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm tính
phí hợp lý, phí phải có tính cạnh tranh cao mà công ty vẫn có lãi. Hiện
nay, có một số quyền lợi bảo hiểm ở một số công ty BHNT cung cấp
sản phẩm ASGD mà tác giả thấy là các công ty khác cần học hỏi khi
đưa ra sản phẩm ASGD mới trong tương lai. Đó là:
- Cho phép người tham gia bảo hiểm ASGD có quyền chuyển
nhượng hợp đồng BH ASGD của Prudential. Điều này làm tăng tính
thanh khoản của hợp đồng ASGD.
- Tặng một “món quà tốt nghiệp” trị giá 20% số tiền bảo hiểm cho
người được bảo hiểm vào ngày kỉ niệm hợp đồng bảo hiểm khi trẻ 22
tuổi dù không vào đại học của Manulife. Điều này giúp mở rộng quyền
lợi người tham gia bảo hiểm.
- Cung cấp sản phẩm bổ sung: “quyền lựa chọn đảm bảo thời giá”
cho khách hàng khi mua ASGD của Manulife. Điều này rất có ý nghĩa
khi người dân VN luôn có tâm lý e ngại lạm phát và mất giá đồng tiền.
- Cho phép “bảo hiểm tạm thời” của AIA
105
- Cho vay theo hợp đồng ASGD của Bảo Việt
- Tặng thẻ ưu đãi, thẻ giảm giá của Bảo Việt, Prudential
- Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do rủi ro được bảo hiểm
của Prudential, Bảo Việt.
Tức các doanh nghiệp nên hoàn thiện theo hướng “cung cấp sản
phẩm dịch vụ tổng hợp” cho khách hàng.
d. Xây dựng phương pháp khai thác thích hợp với từng phần thị
trường
Thời gian tới các công ty cần có kế hoạch tập trung vào phân loại,
đánh giá từng khu vực thị trường để có phương pháp khai thác thích
hợp. Việc phân loại đánh giá này nhằm giúp nhận biết được đặc điểm,
đặc trưng riêng của từng khu vực về thu nhập, về nhu cầu bảo hiểm, về
nhận thức của người lao động, từ đó đưa ra các phương pháp khai thác
khác nhau. Ví dụ, đối với thị trường các tổ chức tại cơ quan, công ty,
trụ sở làm việc...cán bộ khai thác nên sử dụng phương pháp “vết dầu
loang”. Phương pháp này thực hiện bằng cách tiếp xúc và kích thích
nhu cầu tham gia bảo hiểm của các lãnh đạo tổ chức đó. Từ đó tiếp tục
khai thác các cán bộ trong tổ chức bằng cách lấy các vị lãnh đạo đó là
những tấm gương để khuyến khích, giải thích với nhân viên của họ về
nghiệp vụ An sinh giáo dục này. Nghiệp vụ An sinh giáo dục là một
nghiệp vụ rất thích hợp với các cán bộ, nhân viên công tác trong các tổ
chức, cơ quan Nhà nước vì nó mang tính tiết kiệm, dành dụm, lo lắng
cho tương lai. Một khi các vị lãnh đạo tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này
tức là họ thấy được lợi ích và ưu việt của nó, điều này sẽ tạo thuận lợi
cho việc triển khai tiếp theo trong tổ chức này.
Nhiều khi phương pháp này cũng cần áp dụng linh hoạt. Giả sử
trước khi thực hiện kế hoạch khai thác ở một tổ chức, cán bộ khai thác
tìm hiểu về lãnh đạo ở tổ chức này và biết được đó là một người rất bận
106
rộn, hay phải đi công tác và rất khó gặp được. Lúc này, người cán bộ
khai thác lại phải tìm cách tiếp cận với thu ký, trợ lý hay cán bộ cấp
dưới của vị lãnh đạo đó, thuyết phục họ tham gia bảo hiểm. Sau khi đã
thuyết phục được họ tham gia bảo hiểm, cán bộ khai thác sẽ có cơ hội
để nắm rõ về vị lãnh đạo, về lịch công tác, có cơ hội để gặp gỡ và trò
chuyện, từ đó mời tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra do tính chất của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình,
vào thời điểm bán sản phẩm mà nhà bảo hiểm cung cấp ra thị trường
chỉ là lời hứa, lời cam kết, người bán không chỉ ra được kích thước,
màu sắc.. người mua không cảm nhận được bằng các giác quan của
mình. Điều này gây trở ngại cho hoạt động khai thác sản phẩm. Để khắc
phục, cán bộ khai thác cần có các biện pháp để củng cố lòng tin với
khách hàng, tăng tính hữu hình cuả sản phẩm. Nên mời những người
nổi tiếng có uy tín giới thiệu về sản phẩm hoặc những người này mới
nhận được tiền trả bảo hiểm để tuyên truyền về sản phẩm.
Từ đó để thấy phương pháp khai thác phù hợi với thị trường, công tác
phân loại, đánh giá từng khu vực thị trường cần chính xác, cụ thể, kịp thời
để nâng cao hiệu quả khai thác đối với nghiệp vụ “An sinh giáo dục”.
e. Công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ
Các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các
cán bộ bảo hiểm. Trước hết, công tác tuyển chọn cán bộ khai thác cần được
tiến hành khoa học, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng ngay từ ban đầu. Chất
lượng nội dung đào tạo phải luôn được nâng cao. Đồng thời công tác sát hạch
kiểm tra cần được duy trì thường xuyên. Từ đó tránh tình trạng cán bộ khai
thác đi tư vấn mà không biết tư vấn gì, tư vấn như thế nào. Đồng thời phải
nâng cao phong cách phục vụ của cán bộ bảo hiểm như cán bộ bảo hiểm phải
luôn kiên nhẫn và coi “khách hàng luôn luôn đúng”, “khách hàng là thượng
đế”, cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhằm xoá bỏ hoàn toàn các hiện
tượng tiêu cực như ăn chặn tiền bảo hiểm của khách hàng, đồng loã với khách
hàng để trục lợi bảo hiểm, vì lợi ích bản thân mà tư vấn bất lợi cho khách
107
hàng, tranh giành khách hàng với đại lý cùng công ty hoặc tranh với đối thủ
bằng cách sử dụng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như tung tin gây
thất thiệt cho đối thủ, chỉ chạy theo số lượng của hợp đồng...
f.Công tác giám định và trả tiền bảo hiểm
Công tác giám định
- Các công ty nên tổ chức các khoá đào tạo giám định về các kiến
thức y học, kiến thức luật để các cán bộ giám định hiểu sâu hơn về lĩnh
vực này, tạo điều kiện hoàn thành tốt công việc.
-Điều kiện cho các cán bộ giám định được đi học ở các công ty BHNT
nước ngoài, gặp gỡ các chuyên gia về giám định trong công ty BHNT Đề
nghị Bộ Tài chính cùng các cơ quan hữu quan quan tâm giúp đỡ tạo.
Công tác trả tiền BH
Khách hàng tham gia BH ASGD mong đợi gì ở doanh nghiệp bảo
hiểm? Câu trả lời là: giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, thoả
đáng, giữ đúng cam kết với khách hàng. Vì vậy, khi tiến hành chi trả
cho khách hàng theo hợp đồng các doanh nghiệp nên đáp ứng yêu cầu
trên. Chỉ có như vậy thì niềm tin của khách hàng đối với công ty mới
tăng, uy tín của công ty được củng cố. Từ đó một hình ảnh tốt về công
ty được quảng bá, “tiếng lành đồn xa” sẽ giúp thu hút được khách hàng.
Để đạt được điều đó các công ty nên quy định cụ thể về trách nhiệm
của các cán bộ khai thác trong việc hướng dẫn khách hàng làm thủ tục
yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Nếu có bất cứ khiếu kiện nào của khách hàng
về thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cán bộ khai thác thu phí của khách
hàng đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
3. Các biện pháp khác
a. ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ
Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào qúa
trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
108
quả kinh doanh, giảm chi phí quản lý, hạ thấp phí bảo hiểm, tăng cường
khả năng cạnh tranh, chuẩn bị tốt các điều kiện để thích ứng với những
thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh mới, hội nhập vào
tiến trình toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức.
b. Tăng cường hợp tác
Các doanh nghiệp cũng nên tăng cường hợp tác với nước ngoài
nhằm học hỏi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác với nhau để cùng phát
triển và khai thác thị trường. Sự hợp tác nội bộ này có thể thực hiện
trên các mặt như: đào tạo thị trường, phòng chống trục lợi BH, tạo
nguồn cán bộ, đại lý, xây dựng và tăng cường uy tín, hình ảnh tốt đẹp
của ngành, tạo lập và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường,
thu thập và sử dụng số liệu liên quan. Đồng thời, tăng cườngvai trò của
hiệp hội bảo hiểm trong các lĩnh vực hợp tác nêu trên.
c. Mở rộng đầu tư phí
Đối với một doanh nghiệp BHNT thì đầu tư phí có vai trò vô
cùng quan trọng nó quyết định đến sức cạnh tranh và lợi nhuận của
từng doanh nghiệp, tức sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi thứ nhất,
trong rất nhiều nghiệp vụ BHNT, đặc biệt là trong sản phẩm ASGD
việc chi trả là chắc chắn chỉ có điều là không biết chính xác tại thời
điểm nào trong tương lai thôi. Vậy thì doanh nghiệp BHNT phải làm
thế nào để bảo toàn vốn và có lãi để chi trả cho người được bảo hiểm.
Thứ hai, nếu đầu tư có lãi sẽ giúp bù đắp lãi suất kỹ thuật đã giả định
và có cơ hội giảm phí để tăng cạnh tranh trong tương lai. Vậy thì về
phía chủ quan, các doanh nghiệp BHNT phải chủ động trong việc mở
rộng tìm kiếm các cơ hội đầu tư, một trong những kênh đầu tư hợp lý
hiện nay là tham gia góp vốn vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của
nhà nước, kênh này độ an toàn cao. Ngoài ra nếu công ty BHNT có đội
ngũ cán bộ kinh doanh giỏi thì có thể đầu tư vào những kênh có độ rủi
ro cao hơn. Còn về phía Nhà nước cũng cần tạo ra nhiều cơ hội đầu tư
109
phí BH cho các doanh nghiệp BHNT hơn bởi ngành này có rất nhiều tác
động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội. Chẳng hạn như mở rộng
kênh đầu tư phí vào thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp
BHNT thông qua những biện pháp phát triển thị trường chứng khoán,
đó là đa dạng hoá các công ty niêm yêt và hàng hoá trên thị trường
chứng khoán. Thực tế cho thấy chứng khoán là công cụ đầu tư quan
trọng thứ hai của các công ty BHNT nhưng hiện nay tỷ trọng của đầu tư
vào thị trường chứng khoán trong tổng đầu tư của các doanh nghiệp
BHNT VN còn nhỏ hơn nhiều so với các nước trên thế giới (hầu hết các
nước coi đó là công cụ quan trọng số một).
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò con người. Không ngừng cải thiện nâng
cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu hàng đầu
của chế độ xã hội chủ nghĩa ta. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan được Đảng và Nhà nước khẳng
định trong các kì đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, 7, 8, 9 đã và đang có nhiều
ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế nước ta. Kể từ Đại hội VI, Đại hội của
Đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhân dân ta đã gặt hái được
nhiều thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế
xã hội. Vì thế, nền kinh tế nước ta đang dần khởi sắc và phát triển một cách
110
vững chắc, về cơ bản chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài,
nền kinh tế có những bước tăng trưởng nhảy vọt qua các năm, điều kiện sống
của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đất nước đang trong
thời kỳ Đổi mới nên cùng với sự biến chuyển không ngừng về mọi mặt, từ
kinh tế xã hội đến chính trị ngoại giao, nền kinh tế mở theo hướng “đa
phương hoá - đa dạng hoá” đã và đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng phát
triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày càng có nhiều ngành và nghiệp vụ
mới ra đời. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thuộc ngành bảo hiểm là
một ví dụ điển hình. Nghiệp vụ BHNT mang tính đặc thù cao, có sức hấp dẫn
riêng và có sự khác biệt so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Nghiệp vụ
BHNT bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: BHNT có thời hạn 5-10 năm,
An sinh giáo dục... Sau một thời gian lựa chọn đề tài viết khoá luận, mặc dù
đề tài còn nhiều khúc mắc và số liệu thực tế chưa nhiều nhưng cùng với sự
động viên của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty
BHNT em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài với nội dung: “Bảo hiểm An sinh
giáo dục tại Việt Nam - Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển”.
Sở dĩ em chọn đề tài trên cho khoá luận tốt nghiệp của mình là vì những lý do
sau:
- Mặc dù BHNT ra đời rất sớm trên thế giới (năm 1583, ở Anh) và không
ngừng phát triển ở khắp nơi, nhưng lại được triển khai rất muộn ở Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới để áp dụng
vào thực tế triển khai ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa kinh tế lớn.
- Do nghiệp vụ “An sinh giáo dục“ mới được triển khai ở nước ta, nên khó
tránh khỏi những hạn chế, những điều bất hợp lý trong quá trình kinh doanh. Vì
vậy, cần phải nghiên cứu một cách khoa học, tìm ra giải pháp phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiệp vụ bảo hiểm này có tính chất khác biệt rõ nét so với các nghiệp vụ
bảo hiểm khác ở chỗ nó không chỉ mang tính chất bảo hiểm các rủi ro mà còn
111
mang tính chất tiết kiệm. Điều này có nghĩa là công ty BHNT phải trả một
khoản tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai dù không có rủi ro xảy
ra với khách hàng. Do vậy công ty BHNT cần có một chính sách đầu tư vốn
hợp lý để đảm bảo tài chính của công ty.
- Nghiệp vụ này còn thu hút được nhiều người nghiên cứu vì nó có ý nghĩa
giáo dục sâu sắc. Với các khẩu hiệu “ Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai“ thì chương trình “An sinh giáo dục“ là một biện
pháp hữu hiệu để các thế hệ đi trước thể hiện sự quan tâm đối với các thế hệ đi
sau.
Khi nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp luận như:
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp kết hợp giữa logic và lịch sử,
phương pháp tổng hợp thống kê… nhằm phân tích tình hình triển khai, thị
trường khách hàng tiềm năng, những tồn tại…từ đó đưa ra một số biện pháp và
kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trên
thị trường bảo hiểm này trong thời gian tới. Xuất phát từ những nội dung trên đề
tài được kết cấu gồm ba phần:
- ChươngI: Khái quát về bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm An sinh
giáo dục
- ChươngII: Thực trạng triển khai sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo
dục trong hệ thống BHNT tại Việt Nam
- Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm
bảo hiểm ASGD
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên
trong khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận
được sự góp ý, chỉ bảo của thầy gíao hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn nói riêng và
của các thầy cô giáo trong khoa nói chung để khóa luận hoàn chỉnh hơn về mặt
112
lý luận và mang tính khả thi hơn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy gíao
hướng dẫn TS. Vũ Sỹ Tuấn, sự tận tình của người thân trong gia đình và bạn bè
giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em cũng xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã
truyền thụ và trang bị cho em những hành trang cần thiết để em vào đời.
Hà nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Quyên Hoa
KẾT LUẬN
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn
biết ngủ biết học hành là ngoan”, một đặc tính của người Việt là rất yêu trẻ
con, vì thế mà cha mẹ thường dành cho con cái những gì tốt đẹp nhất của họ,
mong muốn rằng con cái sau này sẽ có một tương lai được bảo đảm vững
chắc cho dù có vấn đề gì xảy ra với bản thân họ đi nữa. An sinh giáo dục là
chương trình Bảo hiểm trẻ em đã ra đời và được đón nhận nồng nhiệt bởi lẽ
113
nó không chỉ mang tính tiết kiệm, bảo vệ cho đối tượng trẻ em mà cho cả phụ
huynh - người chủ hợp đồng, nếu có rủi ro xảy ra đối với chủ hợp đồng trẻ em
đó vẫn được bảo đảm. Nghĩa là chương trình này đã đáp ứng được nguyện
vọng của nhiều người, thể hiện được tình cảm với con cái, xây dựng quỹ tài
chính độc lập để các khoản chi không ảnh hưởng đến nhau, là hành trang để
cho con vững bước vào đời, An sinh giáo dục không chỉ mang tính kinh tế mà
còn mang tính xã hội đó là tính nhân văn cao cả. Bảo đảm cho trẻ em đến tuổi
trưởng thành, tạo dựng cho con cái mình một tương lai vững chắc về mặt tài
chính, thể hiện được tình thương yêu đối với con cái đó chính là mong muốn
của các bậc cha mẹ - điều này giải thích tại sao An sinh giáo dục luôn là sản
phẩm được bán chạy nhất trong các công ty bảo hiểm.
CHÚ GIẢI
- (1), (3), (4) theo Tạp chí Tài chính số 5 năm 2000, T4
- (2), (5) theo Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2000 – 2001 Việt Nam
& Thế giới, T38, T39
- (6), (7) theo Tạp chí Tài chính số 1+2, năm 2002, T89
114
- (8), (9) theo Thời báo kinh tế Việt Nam số 96, T2, ngày 12/8/2002
- (a), (b) theo Thời báo kinh tế Việt Nam số 99, T9, ngày 19/8/2002
- (10), (11) theo Tạp chí Tài chính số 1 năm 2001, T68
- (12) theo Thời báo kinh tế Việt Nam số 57, T2, ngày 13/5/2002
- (13) theo Thời báo kinh tế Việt Nam số 99, T9, ngày 19/8/2002
- (14) theo Tạp chí Tài chính số 9 năm 2002, T42
- (15) theo Tạp chí Tài chính số 4 năm 2002, T41
- (c) theo Tạp chí bảo hiểm số 2, T17, năm 2002
- (20), (21), (22), (25) (26) (27) theo Báo cáo năm 2000, 2001, và Báo cáo
sơ kết nửa năm 2002, Báo cáo Quý 3 năm 2002 của các công ty BHNT gửi
lên Hiệp hội bảo hiểm
- (23) theo Báo cáo sơ kết nửa năm, Báo cáo quý 3 và Tài liệu kinh doanh
của Tổng công ty Bảo Việt
- (24) theo Báo cáo sơ kết nửa năm của Prudetial năm 2002
- (d), (e) theo Tạp chí Tài chính số 9/2002, T43
- (16) theo Asia Insurance Review 9/2001
- (17), (18) Insurance Finacial Service Review 8/2001
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng 1996
2. Giáo trình kinh tế Bảo hiểm - Nhà xuất bản thống kê năm 2000
3. Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm - Nhà xuất bản Thống kê
năm 2000
4. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành - Tiến sỹ: David Bland – Học viện bảo hiểm
Hoàng gia Anh, 1993 - Nhà xuất bản tài chính
115
5. Tài liệu giới thiệu sản phẩm của Bảo Việt, AIA, Prudential, Bảo Minh –
CMG, Manulife, tài liệu giảng dạy và đào tạo đại lý của AIA, Manulife năm
2002
6. Các số liệu thống kê của Bảo Việt, Prudential trong báo cáo tổng kết
năm và sơ kết nửa năm của năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 và 2002
7. Bản tin Thị trường bảo hiểm của Bảo Việt tháng 7, 8,9, 10/2002
8. Thời báo kinh tế Sài gòn số 15 tháng 11/2001
9. Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2000- 2001 Việt Nam & Thế giới
10. Thời báo kinh tế Việt Nam số 19 tháng 11/2001
11. Thời báo kinh tế Việt Nam các số 15, 17, 36, 42, 57, 96, 99, 105, 117 năm 2002
12. Tạp chí bảo hiểm và tái bảo hiểm số 3 tháng 8/2001
13. Tạp chí Bảo hiểm số 1, 2, 3 năm 2002
14. Tạp chí Tài chính số 1, số 2, số 4, số 5, số 6 năm 2000
15. Tạp chí Tài chính số 1, số 2, số 5, số 6 năm 2001
16. Tạp chí tài chính số 1+2, số 3, số 4, số 7, số 9 năm 2002
17. Công báo số 33, ngày 8 - 9 - 2001 Asia
18. Insurance Review 9/2001
19. Insurance Finacial Service Review 8/2001
21. Kết quả điều tra của Bộ Tài chính phối hợp với New York Life
International Việt nam năm 2001
22. Kết quả nghiên cứu của ACE INA International Holdings Ltd., năm 2002
23. Dự báo kinh doanh bảo hiểm của Vinare 2001
24. Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh - NXB Khoa học và kỹ thuật năm
2002 - Tác giả: Hoàng Văn Châu, TS. Vũ Sĩ Tuấn, NGƯT-PTS. Nguyễn
Như Tiến
116
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ SẢN PHẨM
BẢO HIỂM AN SINH GIÁO DỤC
1
I. Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và sản phẩm bảo
hiểm An sinh giáo dục (ASGD)
1
1. Khái niệm 1
2. Lịch sử ra đời 2
117
2.1. Trên thế giới 2
2.2. Tại Việt Nam 4
3. Sự cần thiết của BHNT 6
4. Vai trò và vị trí của BHNT 8
4.1. Vai trò của BHNT 8
4.2. Vị trí của BHNT trong lĩnh vực bảo hiểm 11
5. Những đặc điểm cơ bản của BHNT 12
5.1. BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro 12
5.2. BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của
người tham gia bảo hiểm
12
5.3. Các hợp đồng trong BHNT rất đa dạng 13
5.4. Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều
yếu tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp
13
5.5. BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kế toán
xã hội nhất định
14
II. Các loại hình BHNT 15
1. Phân loại theo rủi ro bảo hiểm 15
1.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong 15
1.2. Bảo hiểm trong trường hợp sống (sinh kỳ) 17
2. Phân loại theo phương thức tham gia bảo hiểm 18
2.1. Bảo hiểm cá nhân 18
2.2. Bảo hiểm nhón 18
3. Phân loại theo thời hạn hợp đồng 19
III. Sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục trong hệ thống BHNT 19
1. Bảo hiểm cho trẻ em trên thế giới 19
2. Bảo hiểm cho trẻ em tại Việt Nam (sản phẩm bảo hiểm ASGD
hay Phú tích luỹ, Phú tương lai...)
20
3. Nội dung cơ bản của An sinh giáo dục 21
118
3.1. Một số khái niệm 21
3.2. Trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm 26
3.3. Bảo tức 29
3.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 30
3.5. Thủ tục bảo hiểm
3.6. Thời điểm pháp sinh hiệu lực, thời hạn, huỷ bỏ, thay đổi
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
35
3.7. Chi trả bảo hiểm 37
3.8. Giải quyết tranh chấp 38
Chương II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM AN
SINH GIÁO DỤC TRONG HỆ THỐNG BHNT TẠI VIỆT NAM
I. Sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục tại Việt Nam 39
1. Ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm An sinh giáo dục 39
2. So sánh sản phẩm bảo hiểm ASGD của các Công ty bảo hiểm
nhân thọ tại Việt Nam
41
a. So sánh ASGD của Bảo Việt với Phú tích luỹ Giáo dục của
Prudential.
42
b. So sánh ASGD của Bảo Việt với ASGD của Công ty Bảo
hiểm nhân thọ AIA
44
c. So sánh ASGD của Bảo Việt với ASGD của Công ty Bảo
hiểm Bảo Minh CMG
46
d. So sánh ASGD của Bảo Việt với Giáo dục hỗn hợp của
Công ty Manulife
47
II. Tình hình triển khai sản phẩm bảo hiểm ASGD tại Việt Nam 49
1. Tình hình phát triển của thị trường BHNT Việt Nam 49
a. Tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm thương mại
Việt Nam
49
b. Tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm Nhân thọ Việt
Nam
54
119
2. Tình hình triển khai sản phẩm ASGD tại Việt Nam 63
2.1. Công tác khai thác 63
2.2. Công tác đánh giá rủi ro 66
3. Nhận xét và đánh giá về bảo hiểm ASGD của Việt Nam trong
thời gian qua
67
a. Đánh giá chung về nghiệp vụ 67
b. Hiệu quả kinh tế xã hội của bảo hiểm ASGD tại Việt Nam 68
c. Đánh giá chung về kết quả triển khai sản phẩm bảo hiểm
ASGD tại Việt Nam
71
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM BẢO HIỂM ASGD
77
I. Định hướng và dự báo về bảo hiểm ASGD tại Việt Nam 77
II. Kinh nghiệm về bảo hiểm nhân thọ của một số nước trên
thế giới
79
1. Châu âu 79
2. Mỹ 85
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản
phẩm bảo hiểm ASGD
87
1. Các giải pháp vĩ mô 87
a. Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành BHNT 87
b. Xây dựng các biện pháp quản lý cho ngành kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ
91
c. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 93
d. Đưa ra một số biện pháp khuyến khích 94
2. Các giải pháp về phía các Công ty BHNT 95
a. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo 95
b. Tăng cường mở rộng mạng lưới đại lý khai thác 97
c. Đa dạng hoá các biện pháp khai thác và nâng cao chất lượng
khai thác
97
120
d. Xây dựng phương pháp khai thác thích hợp với từng phần
thị trường
99
e. Công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ 101
f. Công tác giám định và trả tiền bảo hiểm 101
3. Các biện pháp khác 102
a. Ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ 102
b. Tăng cường hợp tác 102
c. Mở rộng đầu tư phí 102
KẾT LUẬN
CHÚ THÍCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_hiem_nhan_tho_va_asgd_0625.pdf