Đề tài Bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ La Tinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong khi các rủi ro không thể loại trừ được hoàn toàn, người ta có thể giảm nhẹ và kiềm chế được những tổn thất do các rủi ro này gây ra. Khoá luậ n này đã tập trung đi sâu phân tích về bảo hiểm nông nghiệp, một công cụ di chuyển rủi ro hiệu quả của người nông dân. Xuyên suốt đề tài, khoá luận tập trung đi sâu nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở khu vực Mỹ Latinh, một khu vực có nhiều yếu tố tương đồng với nước ta về kinh tế, xã hội, địa lý, và khí hậu. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ Latinh tuy đã phát triển từ rất sớm, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và chưa có quy mô tương xứng với tiềm năng của khu vực, diện tích đất nông nghiệp được bảo hiể m còn rất thấp, mới chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm, những vùng chuyên canh hay những trang trại có quy mô sản xuất lớn. Bảo hiểm nông nghiệp còn chưa đến được với những người nông dân nghèo, sản xuất trên quy mô nhỏ lẻ, manh mún, ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

pdf100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ La Tinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống thông tin liên lạc còn chưa phát triển ở những vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, chính phủ cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để hỗ trợ, cung cấp đầy đủ thông tin cho các công ty bảo hiểm hoạt động ở khu vực này. Về phía người dân, họ luôn thiếu thông tin về sản phẩm, về những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi mua bảo hiểm nông nghiệp. Đồng thời, có một số người vẫn có thói quen thụ động, chưa chủ động trong phòng tránh rủi ro, coi thiên tai là một điều không thể tránh khỏi, thiệt hại là tất yếu. Việc di chuyển rủi ro trong bảo hiểm đối với họ còn rất xa vời. Phí bảo hiểm chưa hợp lý Một vấn đề lớn còn tồn tại ở thị trường bảo hiểm nông nghiệp Mỹ Latinh là sự khác biệt giữa nhu cầu và khả năng chi trả của người dân. Trừ một số các quốc gia có trợ cấp phí bảo hiểm nông nghiệp cho nhà sản xuất, ở những nước 68 còn lại, nếu chính phủ không trợ cấp, thì khoản tiền để trích ra mua bảo hiểm lên tới 3% đến 6% chi phí sản xuất là điều họ không hề muốn. Vấn đề này cũng dẫn đến câu hỏi, liệu phí bảo hiểm nông nghiệp mà các công ty bảo hiểm trong khu vực đặt ra đã hợp lý hay chưa? Trên thực tế, việc phân biệt giữa các đối tượng chịu rủi ro cao và rủi ro thấp trong nông nghiệp khó khăn hơn rất nhiều so với các loại hình bảo hiểm khác. Do đó các công ty bảo hiểm ở đây thường áp dụng một mức phí bảo hiểm chung cho tất cả các đối tượng. Đánh giá như vậy là không hề chính xác. Kết quả là, các công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm với giá quá cao cho những khách hàng có mức rủi ro thấp, và giá quá thấp cho nhóm khách hàng có rủi ro cao. Trong dài hạn, nhóm khách hàng chịu rủi ro thấp sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường còn lại toàn các khách hàng trong nhóm rủi ro cao. Điều này gây bất lợi đối với bản thân các công ty bảo hiểm, đồng thời cũng là một rào cản cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ sử dụng sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp vì khi đó phí bảo hiểm sẽ cao tương đối so với giá trị bảo hiểm thực. Chi phí quản lý cao Bên cạnh đó, chi phí quản lý ở khu vực này cũng cao hơn so với chi phí quản lý trung bình ở các thị trường khác. Lý do chính là vì bộ máy hành chính cồng kềnh, làm việc không hiệu quả, dẫn đến việc đẩy giá thành sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp lên cao hơn mức trung bình trên thế giới. Điều này cũng làm giảm mức hấp dẫn của sản phẩm đối với người dân. Chính sách không thực tế Khi xây dựng chính sách khuyến khích phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp, chính phủ các nước Mỹ Latinh đều mong muốn các công ty bảo hiểm phải bán ra gói bảo hiểm mọi rủi ro, nhằm chia sẻ phần lớn thiệt hại cho người dân. Đây là một chính sách quá tham vọng và không thực tế trong hiện tại, 69 bởi hiện nay thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở khu vực này còn nhỏ bé, số lượng khách hàng còn ít ỏi, hơn nữa, khu vực này lại luôn xảy ra thiên tai, tổn thất phải đền bù hàng năm rất lớn. Nếu các công ty bảo hiểm buộc phải bán gói bảo hiểm mọi rủi ro, điều đó đồng nghĩa với việc họ không thể đảm bảo lợi nhuận cho chính họ. Bảo hiểm trước hết là một ngành kinh doanh, khi lợi nhuận không được đảm bảo, một cách tự nhiên, các công ty bảo hiểm sẽ ngần ngại không muốn mở rộng thị trường. Thiếu hụt nguồn nhân lực Một vấn đề mà chính phủ các nước Mỹ Latinh cần giải quyết là sự thiếu hụt nguồn nhân lực hoạt động trong ngành bảo hiểm nông nghiệp. Tuy thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở các nước này phát triển đã lâu, nhưng chưa có một chiến lược cụ thể nào nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực này. Trong khi đó, bảo hiểm nông nghiệp là ngành đặc thù, vừa liên quan đến tài chính, vừa liên quan tới nông nghiệp nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có sự hiểu biết sâu rộng, có như vậy mới đảm bảo cho một thị trường phát triển bền vững. Chính sách trợ cấp chưa hợp lý Bảo hiểm nông nghiệp là một hàng hoá đặc thù, để thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển nhanh, rất cần đến sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Chính phủ các nước Mỹ Latinh đã rất chú trọng đến chính sách trợ cấp, tuy nhiên, mới chỉ quan tâm đến việc trợ cấp trực tiếp phí bảo hiểm cho người dân. Chính sách trợ cấp này trong ngắn hạn thì có hiệu quả rất cao, nhưng trong dài hạn, nó không đảm bảo cho một thị trường phát triển bền vững, bởi diện tích đất nông nghiệp ở khu vực này lớn gấp nhiều lần các nước khác, một khi thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển rộng rãi hơn, chính phủ sẽ không đủ ngân sách để trợ cấp cho tất cả diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đó, chính phủ ở các nước này lại chưa quan tâm xem xét đến những phương thức trợ cấp khác, mang tính hiệu quả lâu 70 dài hơn như trợ cấp chi phí quản lý cho các công ty bảo hiểm nhằm phát triển thị trường, trợ cấp phí đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trợ cấp cho các công ty bảo hiểm khi thâm nhập thị trường mới ở các vùng sâu vùng xa, vùng hẻo lánh, tạo điều kiện cho các công ty tái bảo hiểm thâm nhập thị trường… 71 Công ty bảo hiểm không được tự chủ khi ra các quyết định kinh doanh Thông thường, ở khu vực Mỹ Latinh, các công ty bảo hiểm nông nghiệp không được toàn quyền xác định phí bảo hiểm. Khi một công ty muốn thay đổi chính sách giá, cần được chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, chính phủ các nước Mỹ Latinh trong thời gian qua lại tỏ ra chậm chễ và không muốn thay đổi biểu phí bảo hiểm nông nghiệp. Trong khi đó, bảo hiểm nông nghiệp là một ngành đặc biệt, phí bảo hiểm nông nghiệp cũng cần thay đổi linh hoạt, tuỳ theo tình hình mùa vụ và tình hình thiên tai hàng năm. Do đó dẫn đến tình trạng, khi thì phí bảo hiểm nông nghiệp quá cao, khiến người dân không gặp khó khăn trong chi trả, khi thì phí bảo hiểm nông nghiệp quá thấp, không đảm bảo lợi nhuận tương đối cho các hãng bảo hiểm. Thực trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bảo hiểm nông nghiệp trong những năm qua. Nhìn chung, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, thị trường bảo hiểm nông nghiệp Mỹ Latinh còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi bật là vấn đề về chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc phát triển thị trường một cách bền vững. 72 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM I. Khái quát về nền nông nghiệp Việt Nam 1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 50% dân số hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta, là ngành sản xuất vật chất cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ, ngoài ra đây còn là nguồn xuất khẩu mạnh mẽ. Hàng năm mức đóng góp của nông nghiệp vào GDP ngày một giảm song vẫn ở mức cao hơn so với các nước trên thế giới. Bảng 16: Đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP Đơn vị: % Năm chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Nông nghiệp 17,34 16,65 15,85 15,36 15,22 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, hướng tới đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường xuất khẩu. Nông nghiệp nước ta là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và vượt xa mục tiêu, lương thực bình quân đầu người tăng đều qua các năm. Lương thực hàng hoá tăng nhanh, đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu tiêu dùng của dân cư, bổ sung thức ăn cho phát triển chăn nuôi và đáp ứng đầy đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với số lượng ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng đa dạng. 73 Không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà lương thực sản xuất còn dư thừa để xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bảng 17: Giá trị nông sản xuất khẩu Đơn vị :triệu USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị xuất khẩu 2672 3383,6 4467,4 5352,4 6723 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu không chỉ tăng nhanh về mặt giá trị, mà thị trường tiêu thụ luôn được mở rộng, trong đó các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Phi, Nhật Bản… Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nước ta luôn chú trọng đa dạng hoá cây trồng, xoá dần thế độc canh. Nếu như năm 1996 diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng và 87,2% diện tích gieo trồng cây hàng năm thì đến năm 2007, tỷ lệ tương ứng là 67,2%, 75,4% thay vào đó tỷ trọng diện tích cây lâu năm tăng từ 11,6% lên 18,3%. Các loại cây lâu năm được trồng phổ biến ở nước ta là cà phê, chè, cao su, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân các vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền nuí phía Bắc. Ngoài ra, nước ta còn chú trọng phát triển chiến lược xuất khẩu các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… Sản lượng cà phê, cao su tăng nhanh qua các năm, đóng góp một phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil. Về cao su, Việt Nam xuất khẩu sang hơn 30 nước và vùng lãnh thổ, thu về lượng ngoại tệ có giá trị đứng thứ ba sau gạo và cà phê. 74 Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, ngô, đậu tương… ngày càng tăng trên cả diện tích và sản lượng, đem lại thu nhập ổn định cho người dân và bước đầu đã được xuất đi các thị trường nước ngoài với giá trị khá cao. Cây ăn quả là một thế mạnh của nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, miền núi trung du phía Bắc, có được thế mạnh này là nhờ tác động của cơ chế và các chính sách mới như kinh tế trang trại, tín dụng nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh từ 375.000 ha năm 1996 lên 581.000 ha năm 2007, đã dẫn đến hình thành các vùng cây ăn quả với quy mô lớn mang tính sản xuất hàng hoá như ĐBSCL 215.000 ha, Đông Nam Bộ 102.000 ha và Bắc Bộ 98.000 ha. Về lĩnh vực chăn nuôi, đến nay bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các hộ chăn nuôi lợn, bò thịt thì nhiều ngành chăn nuôi mới tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá như nuôi cừu, nuôi ong, nuôi gà công nghiệp, vịt siêu trứng… Đặc biết chăn nuôi theo mô hình trang trại phát triển mạnh. Bảng 18: Số lƣợng gia súc, gia cầm ở Việt Nam Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm (Nghìn con) (Triệu con) 2005 2922,2 5540,7 27435 110,5 1314,1 219,9 2006 2921,1 6510,8 26855,3 87,3 1525,3 216,6 2007 2996,4 6724,7 26560,7 103,5 1777,6 226,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007) Qua bảng trên cho thấy, mặc dù trong năm 2006, số lượng gia súc gia cầm có giảm do dịch cúm gà ở gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng ở lợn 75 và gia súc, nhưng số lượng đàn gia súc gia cầm đã nhanh chóng được gây lại và tăng cao trong năm 2007. Nhìn chung, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đang chuyển dần từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại quy mô lớn, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. 2. Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp đối với ngành nông nghiệp Việt Nam Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất trong khu vực. Một số loại thiên tai phổ biến ở nước ta là mưa bão, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, giá rét, sương muối... Những loại thiên tai này xảy ra liên miên, rải rác trên khắp cả nước, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Biểu đồ 5: Thiệt hại bình quân do thiên tai gây ra theo phân vùng (Giai đoạn 2003-2007) (Đơn vị: triệu VNĐ) 76 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Miền núi phía Bắc ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ ĐB sông Mê Kông Lũ lụt Lốc xoáy Bão (Nguồn: Báo cáo UNDP về biến đổi khí hậu, 2008) Có thể thấy qua biểu đồ trên, lũ lụt là loại thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho nước ta, trong đó vùng Đồng bằng sông Mê Kông là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong giai đoạn 2003-2007, thiệt hại do lũ lụt gây ra cho khu vực này lên tới 1000 tỷ VNĐ. Trong khi đó, khu vực miền núi phía Bắc là khu vực chịu ảnh hưởng của cả ba loại thiên tai chính là lũ lụt, lốc xoáy và bão. Cũng trong giai đoạn trên, thiệt hại do cả ba loại thiên tai này đã lên tới 980 tỷ VNĐ. Không chỉ gây ra hậu quả lớn về kinh tế, thiên tai còn mang đến những thiệt hại nghiêm trọng về con người. Ở nước ta, hàng năm, số người bị chết, mất tích hoặc bị thương do thiên tai đều lên tới con số trăm, trong một vài năm lên tới vài nghìn người. Biểu đồ 6: Thiệt hại về ngƣời do thiên tai giai đoạn 1995-2007 77 3083 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 95 96 97 98 99 20002001200220032004200520062007 Chết, mất tích Bị thương (Nguồn: Báo cáo UNDP về biến đổi khí hậu, 2008) Qua biểu đồ trên có thể thấy, hàng năm lượng người chết, mất tích hoặc bị thương ở Việt Nam đều rất cao. Đỉnh điểm là năm 1997, khi trận lũ lịch sử xảy ra ở miền Trung, đã khiến 3083 người chết hoặc mất tích và 1600 người bị thương. Thiên tai đã và đang gây ra những tổn hại to lớn cho nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng, thiệt hại do thiên tai cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân cũng như các nhà quản lý. Những thành tựu mà nông nghịêp Việt Nam đạt được trong những năm qua rất to lớn. Nhưng tổn thất trong nông nghiệp mà chúng ta phải gánh chịu cũng không phải nhỏ. Trước hết phải kể đến những tổn thất do điều kiện tự nhiên gây ra. Các năm trở lại đây, dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng ở gia súc đã làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều hộ nông dân đã lâm vào cảnh tay trắng, khi gia súc, gia cầm thì bị tiêu huỷ hết 78 mà nợ ngân hàng đã đến hạn phải trả. Họ cũng không thể khôi phục sản xuất do không thể vay vốn thêm khi vẫn còn nợ từ kỳ trước. Trong năm 2007, đợt rét đậm rét hại lịch sử diễn ra, làm chết hàng nghìn đại gia súc, gây tổn thất to lớn cho người chăn nuôi, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc. Chỉ riêng trong năm 2008, đã có 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta, gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng... Như vậy thực tế cho thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường xuyên gặp rủi ro và tổn thất của mỗi lần rủi ro không phải nhỏ. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người sản xuất nông nghiệp. Như vậy để khuyến khích họ tăng cường sản xuất nông nghiệp và cũng để đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển bền vững, ta phải có biện pháp phòng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Theo thực tế cho thấy thì bảo hiểm nông nghiệp là câu trả lời tối ưu cho vấn đề này. 79 II. Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 1. Tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam Ở nước ta dịch vụ bảo hiểm trong nông nghiệp cũng đã được triển khai nhưng chưa rộng rãi, và hầu như chưa phát triển. Việt Nam triển khai bảo hiểm nông nghịêp chậm hơn so với các nước trên thế giới. Tới năm 1981, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới tiến hành thí điểm bảo hiểm mùa màng ở hai huyện: Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Ở đây số hợp tác xã tham gia bảo hiểm khá đông (71 HTX) song đến năm 1982 số lượng HTX đã giảm đi còn 37 HTX và sau đó thì dự án thí điểm phải dừng lại. Trong những năm gần đây, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phương với một số đối tượng cây trồng, vật nuôi. Bảo hiểm cây lúa Bảo hiểm cây lúa được thí điểm ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Hà Tĩnh. Ở Sóc Trăng, mô hình thí điểm bảo hiểm cây lúa chỉ tập trung vào những hộ có vay vốn ngân hàng để sản xúât. Mỗi hộ nông dân khi tham gia bảo hiểm phải kê khai diện tích gieo trồng của mình. Số tiền bảo hiểm cũng là số tiền bồi thường tối đa khi mùa màng mất trắng. Khi mùa màng bị thiệt hại do thiên tai gây ra thì người tham gia bảo hiểm được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế. Ở Hà Tĩnh, do đây là vùng gặp rủi ro thường xuyên trong nông nghiệp nên bảo hiểm cây lúa đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Phí bảo hiểm cho một sào là 3kg thóc, trong đó tỉnh hỗ trợ 20%, nông dân nộp 80%. 80 Sau 3 vụ lúa, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện bảo hiểm cho trên 30% diện tích cấy lúa, riêng huyện Kỳ Anh là nơi khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt, gió bão xảy ra liên tục nên có đến 60 - 70% hộ nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tỉnh Minh Hải từ năm 1995 công ty bảo hiểm tỉnh cũng bắt đầu triển khai bảo hiểm cho cây lúa với nhiều mức độ khác nhau để nông dân có thể lựa chọn như: - Bảo hiểm toàn bộ, phí bảo hiểm là 10 kg thóc - Bảo hiểm bồi thường 50% trên tổng thiệt hại, phí bảo hiểm là 6 kg thóc Bảo hiểm chăn nuôi Trong bảo hiểm chăn nuôi thì Bảo Việt mới chỉ triển khai bảo hiểm cho hai con vật: lợn và bò sữa. Đối với bảo hiểm cho lợn nuôi, người chăn nuôi khi tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm từ 1-3% số tiền bảo hiểm (đối với loại bảo hiểm ngắn ngày như bảo hiểm tiêm phòng từ 7-21 ngày) hoặc phí bảo hiểm 3-8% (đối với bảo hiểm dài hạn 5-8 tháng là thời gian nuôi một lứa lợn thịt). Khi lợn chết do dịch bệnh người chăn nuôi có bảo hiểm được bồi thường 60% số tiền bảo hiểm, còn gia súc chết do tai nạn bồi thường 40% số tiền bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm cho bò sữa được thí điểm ở nông trường giống bò sữa Lâm Đồng từ 1989 đến nay. Trong tổng số 1000 con bò sữa thì 200 con được bảo hiểm, phí bảo hiểm mỗi con là 7% giá trị con bò. Khi bò chết vì dịch bệnh người nuôi được bồi thường 60% số tiền bảo hiểm. Ngoài Bảo Việt, trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam còn có sự tham gia của một công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài là Groupama Việt Nam. Groupama là tập đoàn chuyên về bảo hiểm nông nghiệp lớn nhất tại Pháp. 81 Bắt đầu hoạt động ở Việt Nam vào năm 2001, Groupama hy vọng đây là một thị trường tiềm năng và doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công do Việt Nam có tới 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lại rất trái ngược. Trong sáu tháng đầu tiên hoạt động, doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp của Groupama đạt vỏn vẹn 5 triệu đồng. Thị trường hoạt động của Groupama cũng chỉ gói gọn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Sau gần 10 năm hoạt động, Groupama chưa hề thu được lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm nông nghiệp. Vì vậy, để duy trì hoạt động của mình ở Việt Nam, năm 2005, Groupama đã trình đơn yêu cầu được mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người, tài sản và thiệt hại, vận chuyển hàng hoá, xe cơ giới, cháy nổ, thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu... và đã được phía Việt Nam chấp thuận. Gói dịch vụ bảo hiểm của Groupama cũng giống như Bảo Việt, chưa đa dạng về chủng loại. Hiện nay Groupama mới chỉ cung cấp bảo hiểm nông nghiệp cho các đối tượng là gia súc như trâu, bò, lợn, thuỷ sản như tôm, cá tra, cá basa, các cây công nghiệp như cà phê, cao su... chứ chưa cung cấp bảo hiểm nông nghiệp cho đàn gia cầm, thuỷ cầm. Lý do được đưa ra là do quy trình để triển khai và quản lý bảo hiểm đối với những đối tượng này ở Việt Nam là cực kỳ phức tạp, trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp chưa thể mở rộng khi doanh thu quá thấp mà chi phí lại quá cao. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam đều có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, tuy nhiên chỉ có ba doanh nghiệp thực sự triển khai là Bảo Việt, Groupama và Bảo Minh, các doanh nghiệp còn lại đều chưa gia nhập thị trường. 82 2. Những kết quả đã đạt đƣợc Với thực trạng triển khai bảo hiểm nông nghiệp như trên, kết quả bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đã đạt được là rất hạn chế. Trong thời gian triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa ở tỉnh Sóc Trăng vào vụ hè 1994 có 10.816 hộ nông dân ở hai huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú tham gia bảo hiểm cho 7.571 ha. Đến ngày 25/10/1994 công ty bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho 662 hộ nông dân trên diện tích 630 ha bị ngập úng, sâu bệnh và chuột phá. Đến vụ mùa 1994 và vụ đông xuân 1994-1995 có 2.454 hộ nông dân đăng k‎ý bảo hiểm trên 1.738 ha. Ở Hà Tĩnh, riêng vụ chiêm xuân 1994-1995 nông dân huyện Kỳ Anh đã nộp trên 300 triệu đồng phí bảo hiểm và được công ty bảo hiểm bồi thường 450 triệu đồng. Trong bảo hiểm bò sữa thì tính đến năm 1994 công ty bảo hiểm thu được 130 triệu phí bảo hiểm, số tiền bồi thường là 170 triệu đồng. Như vậy nếu nói đến hiệu quả mang tính xã hội thì công ty đã đạt được nhưng tất cả các công ty bảo hiểm khi triển khai một nghiệp vụ thì không chỉ để ‎ý đến hiệu quả xã hội mà còn phải chú ý đến tính hiệu quả kinh doanh, nhưng ở đây không đạt được hiệu quả kinh doanh. Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2008, doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp ở ba doanh nghiệp chính là Bảo Việt, Groupama và Bảo Minh như sau: Bảng 19: Doanh thu bảo hiểm nông nghiệp chín tháng đầu năm 2008 (Đơn vị: triệu đồng) Doanh nghiệp Doanh thu Bảo Việt 897 Groupama 12 83 Bảo Minh 4 Tổng doanh thu 913 (Nguồn: Báo cáo tài chính chín tháng đầu năm 2008, Bảo Minh) Con số trên là rất ít ỏi nếu so với thực tế quy mô nền nông nghiệp nước ta, tuy nhiên, nếu xét về mức độ tăng trưởng, thì bảo hiểm nông nghiệp trong chín tháng đầu năm 2008 đã tăng 129% so với cùng kỳ năm 2007. Điều đó cho thấy, tuy thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam còn đang ở bước sơ khai, nhưng hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng trong tương lai. 3. Những vấn đề còn tồn tại Tuy bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở nước ta trong một thời gian tương đối dài, nhưng thị trường hầu như chưa phát triển và trong nhiều giai đoạn còn có nguy cơ bị thu hẹp. Theo vụ bảo hiểm, tỷ trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất thấp, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 20: Tỷ trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam năm 2007 (Đơn vị: %) Đối tƣợng Tỷ trọng Diện tích cây trồng 1 Trâu, bò 0,24 Đàn lợn 0,1 Gia cầm 0,04 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2008) Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp thì doanh thu từ loại hình này cũng rất khiêm tốn, đơn cử như Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Việt Nam và cũng là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong 84 thị trường bảo hiểm nông nghiệp, thì doanh thu từ gói dịch vụ này hàng năm cũng chỉ chiếm xấp xỉ 1% doanh thu của toàn tập đoàn. Một vấn đề nữa được coi là trở ngại lớn cho sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam là sự thiếu vắng của các công ty tái bảo hiểm. Bởi tính chất đặc thù của bảo hiểm nông nghiệp nước ta là tỷ lệ rủi ro rất cao, thì bên cạnh các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm, các công ty tái bảo hiểm cũng phải được chú trọng phát triển. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, chỉ có công ty tái bảo hiểm Vinare nhưng công ty này cũng từ chối cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm cho Groupama hay Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Đối với vấn đề này, hiện nay nhà nước cũng chưa có biện pháp gì để cải thiện tình hình. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta chưa đạt được hiệu quả kinh doanh là vì một số lí do chính sau: - Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chưa có sự tham gia của nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết, khiến cho thị trường bảo hiểm nông nghiệp đã hình thành mà không thể phát triển được. Bảo hiểm nông nghiệp là một dịch vụ đặc biệt, rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước cho cả hai phía là doanh nghiệp và người nông dân. - Bảo hiểm phải được tiến hành trên một phạm vi rộng để đảm bảo quy luật số đông bù số ít, nhưng thí điểm chỉ được thực hiện trên phạm vi hẹp như vậy điều kiện bảo hiểm chưa được bảo đảm. - Do áp dụng hình thức tự nguyện nên xảy ra tình trạng lựa chọn bất lợi cho bảo hiểm, chỉ những hợp tác xã nào dễ bị tổn thất mới tham gia bảo hiểm còn hợp tác xã nào ít bị tổn thất thì không chịu tham gia bảo hiểm hoặc tham gia ít. - Nhận bảo hiểm hầu hết tất cả rủi ro chỉ loại trừ rủi ro do không thực hiện đúng quy trình canh tác. Trong quá trình thực hiện, công ty bảo hiểm không 85 kiểm soát được mọi rủi ro, không xác định được đúng mức độ thiệt hại, cũng như không phân biệt rõ các nhân tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan dẫn đến rủi ro. - Áp dụng phí bảo hiểm bình quân giữa các hợp tác xã của huyện trong tỉnh. Sản lượng lương thực được tiến hành ngoài trời và trên địa bàn rộng với các điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết khác nhau nên mức phí bảo hiểm không thể giống nhau giữa các vùng. - Ngoài ra còn một số tồn tại khác như giám định tổn thất, đại lý bảo hiểm không được tốt. Mặc dù vẫn còn những tồn tại chưa giải quyết được nhưng việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nông sản nước ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nông sản các quốc gia khác. III. Định hƣớng phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về phê duyệt ”Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” và gần đây nhất là quyết định số 4056/QĐ-BTC về ”Ban hành kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006-2010” đã đưa ra những mục tiêu và một số chỉ tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010, theo đó phương hướng phát triển bảo hiểm nông nghiệp từ nay đến 2010 là: - Phát triển bảo hiểm nông nghiệp theo hướng toàn diện, an toàn; phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp về mọi phương diện từ cơ cấu đến quy mô, tốc độ tăng trưởng của thị trường, từ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp, nhà xưởng, máy móc... hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến bảo hiểm người nông dân và trách nhiệm của họ; không chỉ triển khai bảo 86 hiểm nông nghiệp ở vùng đồng bằng mà phải chú trọng mở rộng hoạt động ở miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa. - Phát triển bảo hiểm nông nghiệp phải đảm bảo cho nông dân, ngư dân, diêm dân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đúng với nhu cầu để bảo hiểm nông nghiệp thực hiện đúng chức năng là tấm lá chắn vững chắc và an toàn cho nền nông nghiệp. - Phát triển bảo hiểm nông nghiệp vừa đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ, thường xuyên các loại sản phẩm bảo hiểm phục vụ nhu cầu vừa đảm bảo thu hút được nhiều người nông dân tham gia. - Phát triển các mô hình bảo hiểm nông nghiệp hiện đại, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam, sử dụng công nghệ tiên tiến trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá... nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của bảo hiểm nông nghiệp. Với định hướng phát triển bảo hiểm nông nghiệp của nhà nước, các công ty bảo hiểm trong thời gian tới sẽ phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp theo các hướng chính như: - Triển khai bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu từ các trang trại lớn, vùng chuyên canh. Đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể bắt đầu từ các trang trại lớn, vùng chuyên canh bởi ở những nơi đó, người nông dân mới hạch toán được chính xác thu nhập của mình, đồng thời cũng có mức thu nhập ổn định, từ đó họ mới dễ dàng chấp nhận bảo hiểm nông nghiệp. Hơn nữa, những đối tượng này có đầu tư lớn, trình độ nhất định, quy mô sản xuất tương đối lớn, sẵn sàng áp dụng kỹ thuật. Họ cũng tuân theo quy trình kỹ thuật, quản lý tốt hơn, công ty bảo hiểm dễ kiểm soát. Khi có chỗ đứng trong thị phần các trang trại, vùng chuyên canh, các công ty bảo hiểm sẽ dần từng bước mở rộng thị phần sang các đối tượng khác. 87 - Phát triển loại hình bảo hiểm vi mô: Việc phát triển loại hình bảo hiểm vi mô giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, giám sát, cùng với sự linh hoạt trong thu phí, bồi thường thiệt hại ở mức độ nhỏ cho các hộ nông dân. - Triển khai mô hình bảo hiểm chỉ số: Là việc lấy chỉ số khách quan của từng đối tượng bảo hiểm (ví dụ đối với cây trồng, chỉ số bảo hiểm là thời tiết) làm căn cứ xét bồi thường. Bảo hiểm chỉ số khắc phụ được những nhựơc điểm của bảo hiểm truyền thống, quy định mức bồi thường tương ứng với các chỉ số, mà không cần tiến hành giám định để xác định mức độ thiệt hại của từng cá nhân. Mức độ bồi thường tính trên năng suất bình quân chung nhiều năm của cả vùng hay tiểu vùng sinh thái. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ số khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người. Đồng thời, phương pháp này cũng giảm được chi phí quản lý, tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm, nông dân cũng dễ dàng nhận bồi thường nếu chẳng may rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, bảo hiểm chỉ số cũng có những nhược điểm như: đặc trưng của loại hình bảo hiểm này là tính rủi ro đồng nhất, có tính tích tụ và hàng loạt, doanh nghiệp bảo hiểm cần lường trước được khả năng chi trả rất lớn, trên diện rộng nếu có thiệt hại do yếu tố thiên nhiên. Ngoài ra, phạm vi bảo hiểm cũng bị hạn chế, việc lập bản đồ chi tiết vùng rủi ro đồng nhất cũng là điều khó khăn. IV. Bài học Việt Nam cần rút ra qua quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Mỹ Latinh Qua phân tích thực trạng hai nền nông nghiệp cũng như hai thị trường bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam và Mỹ Latinh, có thể thấy khá nhiều điểm tương đồng giữa hai thị trường như: - Việt Nam và Mỹ Latinh đều là những quốc gia trong đó nền nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với an ninh kinh tế, xã hội, lực lượng lao động tham 88 gia vào sản xuất nông nghiệp khá lớn, trình độ canh tác, chăn nuôi chưa cao, phần lớn còn ở mức hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún. - Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam có quy mô tương đương với một số thị trường bảo hiểm nông nghiệp kém phát triển ở Mỹ Latinh như Cộng hoà Dominica, Costa Rica, Colombia, Paraguay và Ecuado, với diện tích đất được bảo hiểm chỉ xấp xỉ 1% tổng diện tích đất nông nghiệp. Người nông dân ở những quốc gia này cũng như ở Việt Nam hầu hết đều chưa tiếp cận được với bảo hiểm nông nghiệp và chưa hiểu về những lợi ích bảo hiểm mang lại. Tuy nhiên, xét về tổng thể, so với toàn khu vực Mỹ Latinh, thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam còn có những điểm chưa đạt được như: - Việt Nam cho đến nay chưa có một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh nhằm điều chỉnh hoạt động bảo hiểm nông nghiệp, đối với cả công ty cồ phần nhà nước và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa có sự tham gia của nhà nước vào điều tiết, hỗ trợ thị trường. Ở hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh, chính phủ các nước đều có chính sách hỗ trợ tín dụng cho cả người dân và các nhà bảo hiểm cũng như các biện pháp hỗ trợ gián tiếp khác nhằm khuyến khích, tuyên truyền người dân cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp. - Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chưa có sự tham gia của các công ty tái bảo hiểm. Đối với các quốc gia Mỹ Latinh thì thị trường tái bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp cũng quan trọng không kém thị trường chính bởi nó đảm bảo cho các công ty bảo hiểm nông nghiệp có thể chia sẻ rủi ro một cách hiệu quả, lâu dài. - Kênh phân phối bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta chỉ gồm có kênh phân phối truyền thống là qua các đại lý của hãng bảo hiểm, do đó cũng hạn chế việc 89 mở rộng thị trường. Trong khi đó, ở khu vực Mỹ Latinh, mô hình phân phối qua chi nhánh ngân hàng được triển khai rộng rãi, đem lại nhiều lợi ích cho cả công ty bảo hiểm, những người sử dụng dịch vụ và đối với chính bản thân chi nhánh ngân hàng đó. - Các gói dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, chưa phong phú, trong khi đó, ở các nước Mỹ Latinh, các công ty bảo hiểm cung cấp hàng loạt các loại hình bảo hiểm nông nghiệp, với mọi đối tượng cây trồng, vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu của người mua bảo hiểm. - Các công ty bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam cũng chưa xây dựng được một quy chuẩn về giám sát, bồi thường cho người mua bảo hiểm một cách hiệu quả nhất, dẫn đến tình trạng tranh chấp trong bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua vẫn còn tồn tại, tiêu biểu như vụ tranh chấp giữa nông dân nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và Groupama năm 2003. Đối với khu vực Mỹ Latinh, các công ty bảo hiểm luôn có những chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như nông nghiệp cùng hợp tác làm việc, nhằm đưa ra một quy trình giám sát chặt chẽ, cơ chế bồi thường khoa học, nhưng đơn giản, dễ hiểu để người dân có thể tự xác định được và giảm thiểu những bất đồng ý kiến giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Từ những đặc điểm tương quan trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. 1. Những biện pháp cần khuyến khích Về phía nhà nước Trong thực tiễn quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở các nước, có thể thấy rằng thị trường bảo hiểm nông nghiệp không thể phát triển nếu như 90 thiếu vắng vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ, ưu đãi cho cả công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Trong các chính sách hỗ trợ này, nổi bật lên là chính sách trợ cấp của nhà nước. Trợ cấp cho người nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp, trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là một chính sách tích cực, tuy nhiên, làm thế nào để trợ cấp giúp thị trường tăng trưởng đồng thời phải phát triển bền vững là một yêu cầu đặt ra cho chính phủ các nước. Những hình thức trợ cấp nên khuyến khích là: - Trợ cấp cho các hoạt động nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp: + Thành lập một trung tâm lưu trữ thông tin các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp như: Bản đồ phân bố rủi ro, số liệu về hợp đồng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, tổng phí bảo hiểm… phân theo vùng, loại cây trồng vật nuôi, loại rủi ro… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi xâm nhập thị trường và phát triển dịch vụ. + Hỗ trợ cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi thử nghiệm những gói dịch vụ bảo hiểm mới, thông qua đó kích thích doanh nghiệp đa dạng hoá dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp. + Hỗ trợ việc đào tạo đội ngũ chuyên viên, cán bộ hoạt động trong các công ty bảo hiểm nông nghiệp nhằm giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn. + Hỗ trợ đào tạo cho người nông dân về sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm. + Hỗ trợ đào tạo đội ngũ các nhà hoạch định chính sách, làm thế nào để đưa ra những gói bảo hiểm nông nghiệp có lợi nhất cho thị trường. + Hỗ trợ kinh phí lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống dự báo thời tiết. 91 - Trợ cấp để cải cách hệ thống luật pháp và quy định: + Chi kinh phí để mời những nhà tư vấn luật và tư vấn kinh tế cùng những nhà hoạch định chính sách trong nước và ngoài nước, tìm cách làm thế nào để xây dựng một hệ thống quản lý thị trường bảo hiểm nông nghiệp hiệu quả nhất mà không tách rời ra khỏi ngành bảo hiểm nói chung. + Hỗ trợ kinh phí đào tạo những nhà quản lý trong ngành bảo hiểm nông nghiệp, làm nhiệm vụ giám sát thị trường bảo hiểm, sao cho thị trường đi đúng hướng, tối đa hoá lợi ích xã hội. + Hỗ trợ nhằm nâng cao những biện pháp bảo vệ khách hàng. - Trợ cấp cho thị trường tái bảo hiểm: + Trợ cấp tín dụng cho các công ty bảo hiểm tư nhân khi thâm nhập thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở những vùng xa xôi hẻo lánh. + Đóng vai trò như một nhà đồng tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm tư nhân khác. - Trợ cấp cho quỹ phòng chống thiên tai: + Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai sớm nhằm giúp người dân có thể đối phó, có những biện pháp ngăn ngừa tổn thất xảy ra khi có thiên tai. - Ngoài ra còn có những cách hỗ trợ khác như: + Hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao trình độ canh tác, chăn nuôi của người nông dân, nhằm giảm thiểu những rủi ro không đáng có xảy ra. + Sử dụng các công cụ tài chính để di chuyển một phần rủi ro sang thị trường bảo hiểm quốc tế. Trong những kiến nghị để phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp, vấn đề cốt lõi nhất là chính sách từ phía chính phủ. Trong đó chính sách quan trọng nhất, mang tính quyết định đối với thị trường bảo hiểm nông nghiệp là vấn đề trợ cấp. Việc chính phủ trợ cấp cho bảo hiểm nông nghiệp là rất cần thiết, tuy nhiên 92 không nên chỉ trợ cấp trực tiếp phí bảo hiểm cho người dân, vì như vậy chỉ giải quyết được mục tiêu tăng trưởng trước mắt. Để thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển bền vững, chính phủ cần quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt như: thay đổi chính sách, hỗ trợ về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ nhà nước, cho đội ngũ nhân viên công ty bảo hiểm, củng cố thị trường tài chính… Về phía các công ty bảo hiểm - Coi công tác nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng, khoanh vùng rủi ro là một công tác trọng tâm cần đầu tư thời gian, công sức và tiền của. Bởi đây là một trong những điều kiện cơ bản để từ đó đưa ra những kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm của công ty. - Chú ý mở rộng thị trường, đa dạng hoá gói dịch vụ bảo hiểm với mức phí bảo hiểm linh hoạt, mức bồi thường hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi. Ở mỗi địa phương đều có những đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, những rủi ro do thiên tai xảy ra cũng rất khác nhau, do đó, các công ty bảo hiểm cần linh hoạt áp dụng nhiều loại hình bảo hiểm, làm sao để vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp đồng thời chia sẻ rủi ro cho người nông dân. - Cải cách phương pháp quản lý, chú trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ bảo hiểm, không ngừng học tập các mô hình công ty bảo hiểm nông nghiệp đã thành công ở các thị trường bảo hiểm nông nghiệp lớn trên thế giới, áp dụng các kinh nghiệm một cách linh hoạt vào thị trường trong nước. - Xây dựng hệ thống đại lý, môi giới bán hàng rộng rãi, có thể kết hợp với các chi nhánh ngân hàng địa phương để thiết lập mô hình ngân hàng – bảo hiểm, nhằm tận dụng được thị trường và nhóm khách hàng sẵn có của các chi nhánh 93 ngân hàng địa phương, đặc biệt là những ngân hàng như: Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn… - Tích cực tìm kiếm các đối tác nhằm thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Cải tiến quy trình giám định, bồi thường tổn thất sao cho nhanh chóng, chính xác, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia bảo hiểm có được điều kiện tái sản xuất tốt nhất nếu như không may rủi ro xảy ra. Về phía người nông dân - Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người nông dân về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp, về những lợi ích họ nhận được từ bảo hiểm nông nghiệp. - Hướng dẫn họ lựa chọn gói bảo hiểm nông nghiệp phù hợp nhất với mình, sao cho họ có thể phòng tránh được rủi ro nhưng phí để họ chi trả cho gói bảo hiểm đó là hợp lý. Với những từ ngữ chuyên môn trong các hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm cần giải thích cặn kẽ cho họ hiểu, có như vậy người dân mới tin tưởng sử dụng dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp. - Hỗ trợ người nông dân về mặt kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nhằm đáp ứng được những điều kiện mà hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đặt ra, giúp họ dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp hơn. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người nông dân có ý thức chủ động phòng tránh rủi ro ngay cả khi các công ty bảo hiểm chưa can thiệp, nhằm bảo vệ tài sản của chính mình và giảm thiểu tổn thất không đáng có khi rủi ro xảy ra. 2. Những biện pháp cần hạn chế Về phía chính phủ 94 Mặc dù bảo hiểm nông nghiệp là một ngành đặc thù, không thể thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước, nhưng điều đó không có nghĩa là chính phủ sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp độc quyền cho dịch vụ này. Kinh nghiệm ở một số nước Mỹ Latinh cho thấy, nếu công ty bảo hiểm nhà nước là doanh nghiệp bảo hiểm độc quyền, sẽ dẫn đến những vấn đề sau: - Các công ty này chịu sự chi phối từ phía chính phủ, là nơi áp dụng các chính sách của chính phủ. Nhưng chính phủ lại luôn muốn đảm bảo lợi ích xã hội, nên buộc các công ty bảo hiểm phải cung cấp gói bảo hiểm nông nghiệp cho mọi rủi ro. Hậu quả là, các công ty phải gánh trên vai gánh nặng quá lớn, vượt quá khả năng của họ. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của mô hình các công ty bảo hiểm nhà nước ở Mexico những năm 90 của thế kỷ trước. - Các công ty không có quyền tự quyết cho các chính sách, chiến lược kinh doanh của mình, tất cả phải thông qua một quy trình ra quyết định có sự tham gia của nhiều ban ngành trong chính phủ. Điều đó gây ra một độ trễ rất lớn trong chính sách hoạt động. Mặt khác, nông nghiệp lại là một ngành có nhiều thay đổi, nên các chính sách này không đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Vì những nhược điểm trên, nhà nước ta không nên giữ thế độc quyền trong thị trường bảo hiểm nông nghiệp, cần mở cửa để các công ty nước ngoài và công ty tư nhân vào đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước sẽ giữ vai trò đầu tàu, định hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải vì những nhược điểm của công ty bảo hiểm nhà nước mà chính phủ nên thả nổi thị trường cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và tư nhân. Những công ty bảo hiểm nước ngoài và tư nhân, mục tiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành bảo hiểm nông nghiệp, họ có thể loại đi những trường hợp rủi ro cao, chỉ nhận bảo hiểm cho những đối tượng có rủi ro thấp, hay chỉ bảo hiểm cho những người sản xuất với quy mô lớn, vì đây là 95 những đối tượng dễ đánh giá và dễ quản lý. Hiện tượng này khiến thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển lệch lạc, chỉ có lợi cho một số ít những người nông dân, lợi ích của toàn xã hội bị thu hẹp, mục tiêu ban đầu của chính phủ không thực hiện được. Do đó, việc mở cửa toàn bộ, phó thác thị trường bảo hiểm nông nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài như một số nước Mỹ Latinh đang làm về lâu dài là không có lợi cho thị trường trong nước. Với vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp, chính phủ không nên chỉ quan tâm đến trợ cấp trực tiếp phí bảo hiểm cho những người nông dân mua bảo hiểm bởi các lý do sau: - Khi chính phủ chỉ trợ cấp cho những hộ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp, thì vô tình, chính phủ đang cung cấp một loại hàng hoá tư nhân, không phải hàng hoá công cộng. Không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ trợ cấp này. Bởi trên thực tế nước ta và nhiều nước đang phát triển khác, bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ được bán cho những hộ sản xuất quy mô lớn, còn những người cần trợ cấp nhất là những hộ nông dân nghèo, sản xuất nhỏ thì lại chưa có đủ điều kiện để mua bảo hiểm nông nghiệp, do đó cũng không được hưởng trợ cấp. Như vậy, lợi ích mà trợ cấp đem lại cho xã hội sẽ không cao. - Trợ cấp trực tiếp phí bảo hiểm nông nghiệp trong thực tế chỉ là một biện pháp tạm thời để phát triển thị trường. Khi thị trường phát triển đến một quy mô nhất định, chính phủ không có đủ tiềm lực để trợ cấp tiếp cho tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm nữa thì đối tượng nghèo sẽ không thể tiếp tục tham gia. Hơn nữa, việc trợ cấp trực tiếp trên % phí bảo hiểm cũng khiến người mua bảo hiểm ỷ lại vào khoản trợ cấp, không có thói quen chi trả toàn bộ cho dịch vụ mình tiêu dùng. Những vấn đề này làm cản trở sự phát triển của một thị trường bảo hiểm nông nghiệp bền vững. 96 Những phân tích trên cho thấy, thị trường bảo hiểm nông nghiệp cần có sự kết hợp giữa các công ty bảo hiểm nhà nước và công ty bảo hiểm nước ngoài để đạt được cả hai mục đích là lợi nhuận và lợi ích xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề trợ cấp cho bảo hiểm nông nghiệp cũng không nên chỉ gói gọn trong biện pháp trợ cấp trực tiếp trên % phí bảo hiểm cho người mua bảo hiểm, mà phải mở rộng hình thức trợ cấp gián tiếp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm nông nghiệp, một kênh tài chính quan trọng giúp nền nông nghiệp phát triển trong những năm tới. Về phía công ty bảo hiểm Các công ty bảo hiểm không nên chỉ tập trung ở một địa bàn nhỏ, mà phải luôn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có như vậy, quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm mới được phát huy tối đa tác dụng, mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Về mặt nghiệp vụ, các nhà cung cấp bảo hiểm không nên quá chú trọng vào các sản phẩm truyền thống, mà phải luôn tìm hiểu, khai thác thị trường, đưa ra những gói sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mới, phù hợp với tình hình từng địa phương, trong từng thời điểm. Tuy các công ty bảo hiểm trong ngành bảo hiểm nông nghiệp sẽ được trợ cấp tín dụng từ phía chính phủ nhưng cũng không nên ỷ lại vào nguồn vốn này, mà phải tiến hành các nghiệp vụ tái bảo hiểm, tìm các nguồn tín dụng từ các tổ chức khác, quan hệ mật thiết với các ngân hàng, để giảm rủi ro trong kinh doanh xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm nông nghiệp không nên chỉ quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm mà cần chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác như: hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, cung cấp giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, vừa để tạo lòng tin với người dân, 97 vừa để giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho chính mình và cho người mua bảo hiểm. Về phía người nông dân Đối với người nông dân, không nên đưa ra những dự báo mang tính chung chung, ví dụ như: Năm nay sẽ xảy ra nhiều thiên tai, hay ít thiên tai… vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của người dân. Trước khi đưa ra dự báo, các chuyên gia cần quan tâm đến thái độ của người nông dân trước các dự báo, có thể quá chủ quan mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, hoặc quá lo sợ dẫn đến những lãng phí không cần thiết. 98 KẾT LUẬN Sản xuất nông nghiệp là một ngành chịu nhiều rủi ro do phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu… Mỗi năm, thiệt hại do không quản lý được rủi ro trong nông nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế các nước đang phát triển và là một trong những nguyên nhân gia tăng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập. Trong khi các rủi ro không thể loại trừ được hoàn toàn, người ta có thể giảm nhẹ và kiềm chế được những tổn thất do các rủi ro này gây ra. Khoá luận này đã tập trung đi sâu phân tích về bảo hiểm nông nghiệp, một công cụ di chuyển rủi ro hiệu quả của người nông dân. Xuyên suốt đề tài, khoá luận tập trung đi sâu nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở khu vực Mỹ Latinh, một khu vực có nhiều yếu tố tương đồng với nước ta về kinh tế, xã hội, địa lý, và khí hậu. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ Latinh tuy đã phát triển từ rất sớm, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và chưa có quy mô tương xứng với tiềm năng của khu vực, diện tích đất nông nghiệp được bảo hiểm còn rất thấp, mới chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm, những vùng chuyên canh hay những trang trại có quy mô sản xuất lớn. Bảo hiểm nông nghiệp còn chưa đến được với những người nông dân nghèo, sản xuất trên quy mô nhỏ lẻ, manh mún, ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Ở nước ta, bảo hiểm nông nghiệp đã được thực hiện thí điểm ở một số địa phương, bước đầu đã đạt được những kết quả tốt về mặt xã hội, tuy nhiên hiệu quả về mặt kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm gần như chưa đạt được. Bên cạnh đó, bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta chưa được áp dụng trên quy mô lớn, thị trường bảo hiểm nông nghiệp gần như chưa hình thành. Lý do chính là nhà nước ta không có một chính sách cụ thể để hỗ trợ thị trường bảo hiểm nông 99 nghiệp, đồng thời, người dân cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Qua quá trình phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Mỹ Latinh, Việt Nam có thể rút ra rất nhiều bài học để áp dụng vào thị trường trong nước. Một trong những bài học quan trọng nhất để phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho người dân là một chính sách hỗ trợ thiết thực, rõ ràng từ phía chính phủ cho người nông dân, cho các công ty bảo hiểm… Chính sách của chính phủ là nhân tố quyết định sự phát triển của thị trường bảo hiểm nông nghiệp, sẽ đi theo hướng nào, sẽ phát triển nhanh hay chậm bởi trên thực tế, việc cung cấp bảo hiểm nông nghiệp không thể thành công nếu như không có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Trong thời gian tới, với nỗ lực của nhà nước cũng như người dân và các công ty bảo hiểm, hy vọng rằng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển tích cực, là một công cụ hữu hiệu chia sẻ rủi ro với người nông dân, giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân và gia tăng phúc lợi xã hội. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Bente Corneliu, Agricultural Insurance in the Emerging Markets, University of Oradea, the United State of America 2. Carlos Enrique Guanziroli, Managing agricultural insurance in Brazil 3. Cecilia Conde, Sergio Saldana, Victor Magana, Human Development Report 2007/2008 – Themantic Regional Paper: Latin America 4. David C. Hatch (2008), Agricultural Insurance in Latin America: Observations and Critical Success Factors, IICA 5. Drought Monitoring Approaches for Parametric Agro-reinsurance in Mexico, AGROASEMEX, S.A. 6. Mark Wenner and Diego Arias, Agricultural Insurance in Latin America: Where Are We?, Inter American Development Bank 7. Mark Wenner (2007), New developments in Agricultural Insurance: A Latin American and Caribbean Perspective, Inter American Development Bank 8. Các trang web: - - 20 Report%20PARA%20OEA%20version%20ingl%C3%A9s.pdf II. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về phê duyệt ”Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” 2. Quyết định số 4056/QĐ-BTC về ”Ban hành kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006-2010” 101 3. PGS - TS Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Bảo Hiểm, nhà xuất bản Thống Kê 4. PGS - TS Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm, nhà xuất bản Thống Kê 5. Các trang web: - - - nghiep-loay-hoay-tim-duong.html - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4814_5847.pdf
Luận văn liên quan