1. Bảo hiểm nông nghiệp đã sớm xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1930
của thế kỷ trước và đã phải đi qua một chặng đường rất dài để phát triển được
như ngày nay. Trong đó vai trò của Chính phủ Mỹ là không thể không nhắc
tới. Chương trình bảo hiểm cây trồng liên bang có lẽ sẽ mãi rơi vào trạng thái
trì trệ nếu không có sự xuất hiện của Luật cải cách bảo hiểm liên bang 1994
với quyết tâm lớn của chính phủ: xóa bỏ hoàn toàn các chương trình hỗ trợ
bất thường vốn là nguyên nhân làm giảm động lực tham gia bảo hiểm của
người nông dân và cũng là gánh nặng lớn cho ngân sách chính phủ. Đây cũng
là một mốc đá ng chú ý cho sự hợp tác được đẩy mạnh giữa Chính phủ và tư
nhân trong chương trình bảo hiểm cây trồng. Chính phủ đã chủ động mở cánh
cửa cho các công ty bảo hiểm tư nhân tham gia vào thị trường. Kết hợp giữa
kỹ năng quản lý vĩ mô, chính sách, sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ và sự
linh hoạt, tính cạnh tranh, kinh nghiệm chuyên môn của khu vực tư nhân, phát
huy được tinh thần chủ động của người nông dân, đây chính là nền móng
vững chắc cho sự thành công của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ.
99 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có thói quen mua bảo hiểm. Hơn nữa, rủi ro xảy
ra trong sản xuất nông nghiệp là thất thƣờng, nếu tham gia bảo hiểm lại phải
đóng một khoản phí khá cao so với thu nhập của họ…
65
Doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ trong hoạt động bảo hiểm nông
nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp hạch toán kinh doanh, nếu
một hoạt động nào đó bị thua lỗ sẽ ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh
chung. Khi hoạt động bảo hiểm nông nghiệp bị thua lỗ mà chƣa có sự hỗ trợ
từ phía Nhà nƣớc thì không có một doanh nghiệp nào có thể mạnh dạn đầu tƣ
mở rộng lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, muốn bảo hiểm đƣợc một sản phẩm thì nhà bảo hiểm phải
quản lý đƣợc rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, ngoài việc bị tác động của
thời tiết thì còn phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể,
nuôi trâu bò phải có quy mô và phải theo các quy trình khoa học, phải đƣợc
tiêm phòng. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo một quy
trình, thả rông trâu bò trên núi, không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn
uống theo định lƣợng, chăn muôi theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ... nên doanh
nghiệp không thể quản lý đƣợc. Đó chính là lý do doanh nghiệp không mặn
mà với bảo hiểm nông nghiệp
Thêm vào đó, sự gian lận của ngƣời nông dân mua bảo hiểm cũng là
một nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thua lỗ. Có thể lấy ví dụ khi
Groupama bảo hiểm cho trâu bò và gia cầm bằng cách đeo khuyên, nhƣng
gần ngay sau đó, ngƣời ta làm nhái những chiếc vòng bảo hiểm giống đến
mức mắt thƣờng không thể phân biệt nổi để đeo vào những con vật không
mua bảo hiểm cộng với sự quản lý thiếu chặt chẽ của công ty bảo hiểm nên cả
đàn bò coi nhƣ đƣợc đóng bảo hiểm. Rủi ro này khiến nhân viên bảo hiểm
không thể lƣờng trƣớc, chỉ có thể xử lý bằng kinh nghiệm nghể nghiệp.
Xuất hiện những vụ tranh chấp bảo hiểm gây cản trở đến bảo hiểm
nông nghiệp. Những vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách
hàng đã gây ra sự lo ngại, hoài nghi của ngƣời dân. Đó là việc khách hàng của
Groupama Việt Nam ở Bạc Liêu, Sóc Trăng rất bức xúc khi diện tích nuôi
66
tôm đã đƣợc bảo hiểm bị thiệt hại mà không đƣợc Groupama bồi thƣờng theo
cam kết của hợp đồng. [Đinh Xuân Hạ, 2005]
Các vụ tranh chấp dù là lỗi của công ty bảo hiểm hay khách hàng đều
gây nên tâm lý không tốt đến việc tham gia bảo hiểm. Những vụ kiện tụng, tin
đồn thất thiệt, sự hoài nghi của ngƣời dân sẽ là lực cản to lớn trong việc phát
triển bảo hiểm, nhất là khách hàng của các công ty bảo hiểm hầu hết là nông
dân có nhận thức và hiều biết về pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm rất hạn
chế.
Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cho bảo hiểm nông nghiệp chưa đúng
mức. Nhà nƣớc chƣa có những hỗ trợ cho công ty bảo hiểm về thuế, phí, vốn,
lãi vay, giám định tổn thất, bồi thƣờng, tuyên truyền, đào tạo làm cho hiệu
quả kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực này chƣa cao và chƣa
lôi cuốn họ triển khai mở rộng nghiệp vụ.
Đối với ngƣời nông dân, Nhà nƣớc chƣa có chính sách hỗ trợ về phí
bảo hiểm, thuế, trong khi mức thu nhập của họ còn thấp. Đây là một lý do
quan trọng khiến bảo hiểm nông nghiệp chƣa thực sự đi vào đời sống của
ngƣời dân. [Phạm Bảo Dƣơng, 2007]
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành những quy định về bảo
hiểm nông nghiệp:
“Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003
đến năm 2010” số 175/2003/QĐ-TTg đã đặt ra mục tiêu phát triển cho toàn
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong đó có bảo hiểm nông nghiệp nhƣ sau:
“Phát triển thị trƣờng bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp
ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cƣ; bảo đảm cho các tổ
chức, cá nhân đƣợc thụ hƣởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc
67
tế; thu hút các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài cho đầu tƣ phát triển kinh
tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc
tế. Nhà nƣớc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật
Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế”.
Điều 4, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định: "Nhà
nƣớc có chính sách ƣu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là chƣơng trình phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngƣ nghiệp".
Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu:
“…Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cƣ dân
nông thôn”.
Kế hoạch thực hiện chiến lƣợc quốc gia phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ƣơng có
nêu rõ công tác xây dựng bảo hiểm rủi ro thiên tai nhƣ sau:
- Mục tiêu: Huy động tối đa nguồn lực sẵn có cho công tác phòng,
chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; đồng thời nhằm đảm bảo khôi phục sản
xuất, các hoạt động dân sinh, kinh tế và xã hội một cách nhanh chóng sau
thiên tai.
- Nội dung thực hiện:
+ Nghiên cứu mô hình bảo hiểm rủi ro thiên tai
+ Thí điểm thực hiện mô hình bảo hiểm rui ro thiên tai
+ Triển khai mô hình bảo hiểm rủi ro thiên tai
- Kế hoạch thực hiện: Từ 2009 – 2015 với lịch trình cụ thể nhƣ sau:
+ Nghiên cứu mô hình bảo hiểm rủi ro thiên tai: 2009 – 2011
+ Thí điểm thực hiện mô hình bảo hiểm rủi ro thiên tai: 2011 – 2014
+ Triển khai mô hình bảo hiểm rủi ro thiên tai: 2015 trở đi
68
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội,
các Bộ, ngành liên quan khác và các địa phƣơng để tổ chức thực hiện.
Nghị quyết số 22-NQ/CP, ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Chính
phủđề ra “Ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế thị
trƣờng”;
Nghị quyết số 24-NQ/CP, ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ“Đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp”. Đề án này hiện đang đƣợc Bộ
Tài chính cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng trình Chính
phủ.
Qua các nghị quyết, chiến lƣợc văn bản pháp quy đã đƣợc ban hành có
thể thấy rõ quyết tâm của Đảng và Chính phủtrong việc thực hiện bảo hiểm
nông nghiệp trong thời gian tới. Với phƣơng hƣớng chính đã đƣợc nêu trên
đây, định hƣớng phát triển bảo hiểm nông nghiệp đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
- Nhiệm vụ cấp thiết của ngành nông nghiệp là bằng mọi cách nhanh
chóng giới thiệu hệ thống bảo hiểm nông nghiệp tới những ngƣời nông dân.
- Việc thành lập hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam có thể
nói là một nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, hệ thống này không nên đƣa ra quá
nhanh mà phải xây dựng một nền móng vững chắc vì thất bại có thể xảy ra và
gây ra những hậu quả lan truyền. Bằng việc tiếp cận một cách dần dần, hệ
thống này nên đƣợc thiết kế từng bƣớc một. Một số chƣơng trình thử nghiệm
sẽ đƣợc thực hiện trƣớc, sau đó tổng kết và mở rộng hơn.
- Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp phải đƣợc thiết kế một cách hợp lý
và sửa đổi hệ thống này phù hợp với các điều kiện đang thay đổi, phù hợp với
các đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam, chú ý tinh thần hợp tác tƣơng
trợ lẫn nhau ở các địa phƣơng để cung cấp thông tin kịp thời.
- Nƣớc ta có nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, trong đó nhiều loại cần
đƣợc bảo hiểm trên phạm vi cả nƣớc và một số sản phẩm cần đƣợc bảo hiểm
69
theo các chƣơng trình bảo hiểm mang tính vùng, phải xác định nơi nào sản
xuất sản phẩm gì để thiết kế các chƣơng trình bảo hiểm có hiệu quả.
- Chú trọng đến quản lý và hoạt động của hệ thống bảo hiểm, đặc biệt
là ở các cấp dƣới. Các nhân viên bảo hiểm cần phải đƣợc đào tạo về các kĩ
năng quản lý trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm và đánh giá thiệt hại để
đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng của hệ thống.
- Bên cạnh hoạt động theo hƣớng thị trƣờng của các công ty bảo hiểm
thì Chính phủcũng tham gia vào hệ thống bảo hiểm nông nghiệp bằng cách hỗ
trợ tài chính thƣờng xuyên cho tiền đóng bảo hiểm cũng nhƣ cho các chi phí
quản lý hành chính của hệ thống. Tuy nhiên, sự hỗ trợ quá nhiều và thƣờng
xuyên của Chính phủlà không cần thiết bởi bản thân hệ thống phải tự ổn định
và đảm bảo về tài chính. Các hỗ trợ chỉ thực sự có hiệu quả nhất vào giai đoạn
đầu phát triển, để làm giảm nhẹ các khó khăn hệ thống bảo hiểm nông nghiệp
phải đối mặt. Sự hỗ trợ của Chính phủcó thể dƣới nhiều hình thức nhƣ nghiên
cứu, phát triển…
- Hệ thống bảo hiểm sẽ đƣợc tổ chức chặt chẽ cùng với hệ thống tài
chính nông thôn cũng nhƣ hệ thống khuyến nông. Hoạt động tốt của hệ thống
này sẽ góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả của hệ thống kia.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO
HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy việc phát triển bảo hiêm nông
nghiệp tại Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với bản thân
ngƣời nông dân mà còn đối với Chính phủ và các công ty bảo hiểm, nhƣng để
tìm ra chiếc khòa chía mở ra lối đi cho bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam thật
không phải là dễ dàng, nếu không muốn nói là rất khó khăn. Trở lại với quá
trình phát triển của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ nhƣ đã phân tích tại chƣơng
2, dù không thể so sánh ở hiện tại nhƣng chúng ta có thể nhận thấy những
70
điểm tƣơng đồng giữa thực trạng của Việt Nam hiện nay và bảo hiểm nông
nghiệp Mỹ những ngày mới khai sinh. Đƣợc triển khai từ năm 1938 nhƣng
phải đến năm 1980 khi Luật bảo hiểm cây trồng liên bang có hiệu lực và mở
ra mối quan hệ hợp tác giữa khu vực tƣ nhân và Chính phủ thì chƣơng trình
bảo hiểm cây trồng của Mỹ mới có đón nhận những thành công vững chắc
đầu tiên, trƣớc đó chƣơng trình cũng đã có thời gian gián đoạn do Chính phủ
Mỹ không thể giải quyết đƣợc những vấn đề mà chính Việt Nam hiện đang
gặp phải nhƣ: tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm quá thấp khiến tổng phí đóng
bảo hiểm không đủ để bồi thƣờng tổn thất lớn trong khi thiên tai, thảm họa
diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, không phải những nỗ lực của Chính phủMỹ chỉ dừng lại ở
Luật bảo hiểm cây trồng liên bang 1980 bởi mục tiêu của họ là xây dựng một
hệ thống bảo hiểm nông nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Từ đó, Luật
cải cách bảo hiểm cây trồng năm 1994 đƣợc Quốc hội thông qua với quyết
tâm loại bỏ hoàn toàn các hỗ trợ thiên tai bất thƣờng vốn rất phổ biến trƣớc đó
và là một gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nƣớc, để ngƣời nông dân chủ
động bảo vệ mình bằng việc mua bảo hiểm thay vì trông chờ vào các khoản
cứu trợ của nhà nƣớc. Tình trạng này cũng giống với vấn đề ngân sách Việt
Nam hiện nay, thậm chí còn trầm trọng hơn bởi ngƣời nông dân nƣớc ta
không có cách nào tự bảo vệ mình ngoài việc trông chờ hoàn toàn vào sự giúp
đỡ của nhà nƣớc khi thiên tai xảy ra gây thiệt hại.
Nhƣ vậy, yếu tố nào đã đặt nền móng cho sự thành công của bảo hiểm
nông nghiệp tại Mỹ? Câu trả lời có lẽ là rất đa dạng nhƣng điểm mấu chốt
nằm ở sự hợp tác đặc biệt giữa Chính phủ và khu vực tƣ nhân trong chƣơng
trình bảo hiểm cây trồng liên bang. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa nguồn tài
chính dồi dào của Chính phủ với sự vận hành hiệu quả của các công ty bảo
hiểm tƣ nhân, giữa bên tái bảo hiểm và hàng nghìn đại lý bảo hiểm trên khắp
đất nƣớc. Chƣơng trình đạt đƣợc sự cân bằng giữa những yếu tố quan trọng
71
bao gồm sự hỗ trợ hữu hiệu về tài chính và các quy định, luật lệ của Chính
phủ tạo ra một khung pháp lý tốt; sự tham gia của khu vực tƣ nhân đƣợc
khuyến khích từ Chính phủ đã tạo ra sức sống mới cho thị trƣờng bảo hiểm
với yếu tố cạnh tranh, năng động và linh hoạt, góp công lớn cho sự phủ sóng
mạnh mẽ của bảo hiểm nông nghiệp ngày nay. Bên cạnh đó, quá trình phát
triển của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ cũng ghi nhận một điểm nổi bật: đó là
những nỗ lực cải cách không ngừng của Chính phủMỹ, họ cũng phải đặt mục
tiêu từng bƣớc và dần dần tìm ra hƣớng đi đến thành công.
Từ phân tích sơ lƣợc trên đây, ngƣời viết xin đƣa ra một vài gợi ý đối
với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam.
1. Tăng cƣờng vai trò của chính phủ
Trƣớc hết, sự thành bại của chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp phải kể
đến vai trò của chúng phủ với khả năng thúc đẩy thị trƣờng bảo hiểm nông
nghiệp phát triển. Vì mục tiêu phát triển bền vững của thị trƣờng bảo hiểm,
Chính phủ nên đóng vai trò điều phối và không trực tiếp tham gia cung cấp
sản phẩm bảo hiểm. Tại Mỹ, từ Luật bảo hiểm cây trồng liên bang 1980 đến
Luật cải cách bảo hiểm cây trồng 1994, Chính phủ đã từng bƣớc trao quyền
bán sản phẩm bảo hiểm cho các công ty tƣ nhân để chuyên sâu hơn về khu
vực pháp lý và các công tác hỗ trợ cho thị trƣờng. Thay đổi linh hoạt theo
hoàn cảnh của Việt Nam, Chính phủ cũng có thể học hỏi kinh nghiệm đó qua
những việc làm cụ thể sau:
Ban hành đổi mới chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Nhà nƣớc cần
sớm ban hành những văn bàn pháp luật cụ thể, chi tiết về bảo hiểm nông
nghiệp, đƣa ra hành lang pháp lý rõ ràng để xử lý doanh nghiệp hoặc nông
dân khi vi phạm hợp đồng. Đồng thời cần có các chƣơng trình đi kèm để luật
pháp về bảo hiểm sớm đƣợc triển khai. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần nghiên
cứu và xem xét một số đối tƣợng bảo hiểm có mức độ rủi ro cao nhƣng mang
72
lại ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn có thể đƣa vào loại bảo hiểm bắt buộc. Đặc
biệt đối với hộ gia đình thiếu vốn phải vay ngân hàng để đầu tƣ vào sản xuất
nông nghiệp thì việc áp dụng bảo hiểm bắt buộc lại càng cần thiết. Chính sách
tín dụng ƣu đãi của Chính phủ cần phải đi đôi với yêu cầu phải tham gia bảo
hiểm, bởi nhƣ vậy sẽ bảo toàn đƣợc vốn đầu tƣ và khoản bù cho thất thu từ tín
dụng ƣu đãi có thể chuyển sang hỗ trợ hoạt động bảo hiểm.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp,
Chính phủ có thể miễn thuế doanh thu và miễn thuế giá trị gia tăng trong
thời gian nhất định: Việc ƣu đãi về thuế vừa mang tính chất hỗ trợ cho doanh
nghiệp bảo hiểm, vừa khuyến khích họ trong việc đƣa ra mức phí bảo hiểm
phù hợp cho ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xây dựng và
triển khai một số chƣơng trình bảo hiểm có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Trong
đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bán bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất
thuộc trách nhiểm bảo hiểm, Chính phủ sẽ đóng góp một phần chi phí bồi
thƣờng vƣợt trách nhiệm của doanh nghiệp. Cho tới khi các công ty bảo hiểm
đã khá đứng vững trên thị trƣờng kinh doanh và có đủ tiềm lực tài chính lớn,
Chính phủ nên đóng vai trò là ngƣời bảo hiểm cuối cùng cho một số rủi ro
đặc biệt hoặc những tổn thất mang tính thảm họa nhƣ dịch bệnh gia súc, gia
cầm, bão lụt…
Hỗ trợ phát triển sản phầm cho các công ty bảo hiểm: Chính phủ có
thể hỗ trợ phát triến sản phẩm thông qua việc đầu tƣ vào nghiên cứu khả thi
và việc phát triển thử nghiệm sản phẩm mới, có sự tham gia của đối tác tƣ
nhân trong nƣớc.
Ban hành chính sách hỗ trợ cho nông dân: Chính phủ có thể giảm
lãi suất cho vay đối với nông dân có tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Mức
giảm nên tƣơng ứng với mức phí bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm.
Việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho nông dân là cần thiết, nhất là những
vùng chịu nhiều thiên tai hoặc dịch bệnh. Đồng thời cần tăng cƣờng sự phối
73
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong việc xác định những đối tƣợng
đƣợc hỗ trợ và quản lý việc hỗ trợ để tránh thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, để
những hỗ trợ mang tính bền vững, có định hƣớng, tăng tính chủ động từ
ngƣời nông dân thì Chính phủcũng nên đầu tƣ vào khoa học kỹ thuật cho
ngƣời nông dân để tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro của họ.
Khuyến khích các hội tương hỗ bảo hiểm nông nghiệp: Trƣớc khi
bảo hiểm nông nghiệp phủ sóng đƣợc đến mọi vùng quê thì việc thành lập các
hội tƣơng hỗ bảo hiểm nông nghiệp là có khả quan hơn, mặt khác nó phát huy
đƣợc tính chủ động của ngƣời nông dân khi ngƣời tham gia bảo hiểm cũng là
ngƣời bảo hiểm. Hình thức này rất phù hợp với điều kiện nông nghiệp nƣớc ta
hiện nay, trong xu hƣớng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, hình thành
nhiều trang trại, các hiệp hội nghề nghiệp. Nguyên tắc tổ chức của Hội tƣơng
hỗ bảo hiểm là:
- Ngƣời tham gia bảo hiểm cũng là ngƣời bảo hiểm, giúp cho việc
quản lý rủi ro, giảm định tổn thất chính xác, hiệu quả hơn.
- Hội tƣơng hỗ bảo hiểm có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm với giá
thành thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các công ty bảo hiểm, điều đó sẽ
phù hợp với khả năng tài chính của nông dân.
- Nghiên cứu sâu hơn những rủi ro đặc thù trong nông nghiệp mà
doanh nghiệp bảo hiểm thƣơng mại thƣờng bỏ qua.
- Số tiền trả cho ngƣời bị tổn thất trong mức độ đƣợc phân chia thành
một tỷ lệ cho tất cả các thành viên.
[Phƣớc Hà & Hà Yên, 2008; Duy Thiên, 2008; Bảo Trang, 2009]
2. Tăng cƣờng vai trò của các công ty bảo hiểm
Có thể thấy, tình trạng phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam là ngại tham gia vào thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp. Bảo
Việt, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Việt Nam cũng chỉ dành một tỷ lệ nhỏ
74
hoạt động kinh doanh của mình cho mảng nông nghiệp với một số sản phẩm
rất hạn chế. Không những thế, số dịch vụ này lại chủ yếu nhắm vào những đối
tƣợng khách hàng lớn, có tiềm lực kinh tế và tính an toàn cao nhƣ chủ đồn
điền cao su, cà phê, hay một số trang trại có quy mô và hiệu quả kinh tế cao.
Đại đa số những hộ nông dân nhỏ lẻ khác, những ngƣời dễ dàng bị trắng tay
khi gặp phải rủi ro thì lại không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm thích
hợp. Lý do không phải là các công ty không thể triển khai mà không dám
triển khai vì số đông ngƣời nông dân nuôi trồng tự phát, ít có đủ khả năng tài
chính để tham gia và điểm mấu chối là doanh nghiệp không thể quản lý đƣợc
rủi ro.
Nhƣ đã nói ở trên, sự hỗ trợ và các chính sách của Nhà nƣớc là tối quan
trọng để chuyển biến cục diện thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm luôn bị động chờ đợi sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía chính phủ, nhất
là khi các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài hoàn toàn có thể giành lấy thị trƣờng
tiềm năng này sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Sự trì trệ của bảo hiểm nông nghiệp không hoàn toàn chỉ thuộc về trách
nhiệm của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp phải tự nhận thức đƣợc mình cần có
trách nhiệm gánh vác một phần vai trò đặc biệt này. Việc Groupama suy yếu
trên lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp nên đƣợc các công ty rút ra bài học kinh
nghiệm để từ đó phát triển và mở rộng thị phần chứ không nên xem đó là một
vết xe đổ để không bao giờ bƣớc tiếp.
Trƣớc mắt, các doanh nghiệp bảo hiểm nên đa dạng hóa, hoàn thiện sản
phẩm bảo hiểm nông nghiệp và nâng chi phí đề phòng tổn thất. Việc đa dạng
hóa sản phẩm bảo hiểm nên đƣợc bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu bảo
hiểm và khả năng chi trả phí bảo hiểm của ngƣời nông dân đề từ đó có thể
thiết kế những sản phẩm bảo hiểm theo hƣớng dễ hiểu, đơn giản, hợp lý, phù
hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của các khách hàng ký kết hợp đồng
75
bảo hiểm. Hiện tại, một số cây trồng vật nuôi chủ chốt nên đƣợc bảo hiểm
quan tâm bởi chúng có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn, đem lại năng suất cao, có
giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của bảo
hiểm nông nghiệp là rủi ro dễ xảy ra trên diện rộng và có tính thảm họa, các
doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu nâng chi phí đề phòng tổn thất cao hơn
các sản phẩm bảo hiểm khác. [Duy Thiên, 2008; Đình Nam, 2008]
3. Tăng cƣờng nhận thức của ngƣời nông dân
Phần lớn nông dân Việt Nam hiểu biết về bảo hiểm rất thấp. Thậm chí,
nhiều hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp với đàn gia cầm lên đến hàng
chục nghìn con vẫn không hề hay biêt về bảo hiểm nông nghiệp. Chính vì
vậy, các nhân viên bảo hiểm tiếp cận với ngƣời nông dân rất khó khăn, cũng
có nhiều nông dân sau năm đầu mua bảo hiểm không gặp phải sự cố gì, sang
năm tiếp theo vì tiếc tiền và không nhìn thấy lợi ích dài hạn nên họ chấm dứt
hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ. Tƣ duy cố hữu của ngƣời nông dân với
truyền thống hàng nghìn năm sản xuất mà không có sự hỗ trợ của bảo hiểm
nông nghiệp cần đƣợc thay đổi. Bởi vậy, rất cần sự quảng bá, tuyên truyền
sâu rộng làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân về bảo hiểm nông nghiệp từ
cả phía nhà nƣớc lẫn các công ty bảo hiểm, phải làm cho họ hiểu đƣợc lợi ích
của bảo hiểm nông nghiệp trong bối cảnh một xã hội mới với nền kinh tế thị
trƣờng phát triển. Bảo hiểm nông nghiệp là quyền lợi (một mặt nào đó là
nghĩa vụ) của nông dân. Nhà nƣớc có thể thực hiện việc này thông qua các
chƣơng trình tuyên truyền xã hội, phƣơng tiện thông tin đại chúng, các công
ty bảo hiểm có thể coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lƣợc marketing của mình. Cán bộ, nhân viên trong ngành bảo hiểm phải
năng động, sâu sát thực tế trong khai thác bảo hiểm, biết tƣ vấn hợp lý cho
mỗi đối tƣợng khách hàng mua những sản phẩm thiết thực nhất, đem đến
76
quyền lợi lớn nhất cho khách hàng, có nhƣ vậy mới lấy đƣợc niềm tin của
ngƣời nông dân và thay đổi đƣợc nhận thức của họ.
4. Xây dựng khung chính sách cho phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông
nghiệp Việt Nam
Thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam có thể phát triển qua ba
giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất, bảo hiểm chỉ số nên đƣợc phát triển. Đến giai
đoạn thứ hai, bảo hiểm chỉ số nên đƣợc mở rộng ra nhiều khu vực khác. Bên
cạnh đó, loại hình bảo hiểm cây trồng cho thảm họa định danh và những
chƣơng trình bảo hiểm khác nên đƣợc đƣa vào thử nghiệm trong phạm vi nhỏ.
Ở giai đoạn thứ ba, khi bảo hiểm nông nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam cũng nhƣ đƣợc phủ sóng rộng rãi trên mọi
vùng miền, tỷ lệ ngƣời tham gia cao, tiềm lực tài chính của các công ty bảo
hiểm vững mạnh thì những sản phẩm bảo hiểm cao cấp và chuyên biệt hơn (ví
dụ nhƣ bảo hiểm cây trồng đa thảm họa), hƣớng đến những thị trƣờng cụ thể,
nên đƣợc phát triển, đặc biệt sau khi bảo hiểm chỉ số và bảo hiểm thảm họa
định danh đƣợc thử nghiệm thành công. Phát triển các chƣơng trình bảo hiểm
nông nghiệp rất phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian cũng nhƣ nỗ lực của
nhiều bên, quá trình ba giai đoạn này chỉ nhƣ một gợi ý dựa trên các yếu tố
nông nghiệp điển hình của nƣớc ta hiện nay.
4.1. Giai đoạn 1: Phát triển thị trường bảo hiểm chỉ số
Từ trƣớc tới nay, bảo hiểm nông nghiệp ở nƣớc ta luôn đƣợc áp dụng
theo lối truyền thống. Đó là bảo hiểm mà tổn thất của từng hộ nông dân có thể
đo lƣờng đƣợc và mức chi trả bồi thƣờng tùy theo mức tổn thất của từng
trƣờng hợp. Tuy nhiên, hình thức bảo hiểm này có nhiều điểm hạn chế: phải
đánh giá đƣợc năng suất cây trồng của hộ nông dân trong nhiều năm, nguồn
số liệu và thông tin không đầy đủ, chỉ những nông dân hay xảy ra rủi ro mới
mua bảo hiểm, chi phí quản lý cao. Để khắc phục những hạn chế đó, trong
77
những năm gần đây, phƣơng pháp bảo hiểm theo chỉ số đƣợc một số chuyên
gia kinh tế nghiên cứu và áp dụng tại một số nƣớc trên thế giới nhƣ Ấn Độ,
Mông Cổ… Tại Việt Nam, Bộ Tài chính và Ngân hàng Châu Á ADB đang
nghiên cứu đề án phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số ở Việt
Nam.
Thuật ngữ “chỉ số” ở đây đƣợc hiểu là một đại lƣợng nào đó gắn chặt
với sự thiệt hại nhƣng không bị ngƣời đƣợc bảo hiểm gây ảnh hƣởng lên nó,
ví dụ nhƣ chỉ số về lƣợng mƣa, nhiệt độ, sản lƣợng của vùng, mực nƣớc…
Hợp đồng bảo hiểm theo chỉ số chỉ bồi thƣờng thiệt hại dựa trên giá trị của
một chỉ số nào đó chứ không phải dựa trên những thiệt hại đƣợc xác định trên
đồng ruộng. Ví dụ, thay vì phải tính toán sản lƣợng thiệt hại cây trồng để định
ra mức đền bù, ngƣời ta xây dựng mức đền bù dựa vào sự thay đổi của thời
tiết, vì thời tiết có ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng và việc xác định thay
đổi của thời tiết khách quan dễ dàng và đỡ tốn kém chi phí hơn. [Dũng
Trƣờng, 2008]
Những ƣu điểm của bảo hiểm theo chỉ số so với bảo hiểm truyền
thống là:
- Ít rủi ro lựa chọn đối nghịch hơn. Điều này có đƣợc bởi vì tất cả
những ngƣời mua bảo hiểm trong khu vực đều phải trả mức phí bảo hiểm nhƣ
nhau và đều nhận đƣợc mức thanh toán bảo hiểm nhƣ nhau nên tránh đƣợc
những vấn đề lựa chọn đối nghịch.
- Quản lý ít tốn kém hơn. Điều này có đƣợc do khi sử dụng hình thức
bảo hiểm chỉ số sẽ không phải ký kết từng hợp đồng riêng lẻ, các nhân viên
bảo hiểm không phải đi khảo sát thực tế từng trang trại và không phải đánh
giá tổn thất một cách riêng lẻ. Bảo hiểm theo chỉ số chỉ sử dụng số liệu về
một chỉ số nào đó của vùng và những số liệu này thƣờng có sẵn, đáng tin cậy.
- Bảo hiểm chỉ số có thể đƣợc bán cho nhiều đối tƣợng khác nhau.
Ngƣời mua không nhất thiết phải là ngƣời làm nông nghiệp, thậm chí không
78
nhất thiết phải sống hay làm việc trong vùng đƣợc bảo hiểm. Ngƣời mua có
thể là bất cứ ai có thu nhập liên quan đến rủi ro đƣợc bảo hiểm bao gồm
những thƣơng gia buôn bán nông sản, những ngƣời chế biến nông sản, những
nhà cung cấp đầu vào cho nông nghiệp, các ngân hàng, chủ cửa hàng và cả
ngƣời lao động.
- Đối với ngƣời nông dân, lợi ích của bảo hiểm chỉ số là chi phí mua
bảo hiểm thấp, không mất thời gian xác nhận thiệt hại và đƣợc bồi thƣờng
nhanh chóng, thủ tục không phức tạp. Bảo hiểm này cũng rất phù hợp với
những ngƣời tham gia quy mô nhỏ mà cấu trúc nông nghiệp Việt Nam là các
nông hộ nhỏ chiếm phần lớn.
- Phù hợp với rủi ro tƣơng quan. Rủi ro tƣơng quan là rủi ro có phạm
vi ảnh hƣởng rộng và do đó gây ra những tổn thất nghiêm trọng mà Việt Nam
có xu hƣớng chịu khá nhiều loại thiên tai, rủi ro thời tiết tác động đến cả một
vùng.
Tuy nhiên, chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp theo phƣơng pháp chỉ
số cũng có những hạn chế từ các đặc điểm riêng của nó. [Dũng Trƣờng, 2008]
Thách thức đối với hợp đồng bảo hiểm theo chỉ số
- Các phƣơng pháp đo lƣờng chỉ số phải thống nhất và khách quan.
Bảo hiểm theo chỉ số phụ thuộc vào những phƣơng pháp độc lập, khách quan
trong việc thu thập những thông tin đáng tin cậy về các hiện tƣợng thời tiết,
chẳng hạn nhƣ việc thu thập thông tin của các trạm khí tƣợng thủy văn.
- Ngƣời cung cấp bảo hiểm phải đối mặt với rủi ro cao do tính chất
tƣơng quan của rủi ro đƣợc bảo hiểm, nghĩa là khi rủi ro xảy ra, bên cung cấp
bảo hiểm (các công ty bảo hiểm) phải thanh toán cho tất cả những ngƣời mua
bảo hiểm theo cùng trạm thời tiết cho dù chƣa chắc ngƣời đo đã bị thiệt hại do
ảnh hƣởng của nhân tố này. Trƣờng hợp này rất khác với rủi ro độc lập ví dụ
nhƣ tai nạn ô tô, đắm tàu, rủi ro của một ngƣời đƣợc bảo hiểm không tƣơng
79
quan với rủi ro của ngƣời khác, vì thế tổn thất của số ít đƣợc chi trả bởi số
đông ngƣời đóng bảo hiểm.
- Một số thảm họa thời tiết xảy ra quá thƣờng xuyên đến mức khiến
cho phí bảo hiểm quá cao và ngƣời nông dân không thể mua đƣợc bảo hiểm.
Điều này thƣờng xảy ra đối với nhiều vùng nghèo khó nhất, nơi mà bảo hiểm
thực sự cần thiết nhất nhƣng lại khó tiếp cận nhất bởi họ không có đủ tiền để
đóng phí bảo hiểm. [Đào Văn Dũng, 2006]
Chƣơng trình bảo hiểm theo chỉ số đã đƣợc triển khai tại một số
nƣớc:
- Ấn Độ: Hợp đồng bảo hiểm chỉ số theo lƣợng mƣa đƣợc bán cho
nông dân từ năm 2003.
- Mexico: Chính phủ nƣớc này mua hợp đồng bảo hiểm chỉ số căn cứ
trên lƣợng mƣa, nhiệt độ, sức gió và động đất.
- Ethiopia: Quỹ Chƣơng trình Lƣơng thực Thế giới đã mua bảo hiểm
chỉ số để tài trợ bất thƣờng trong trƣờng hợp thiếu thực phẩm liên quan đến
hạn hán. [Phƣớc Hà & Hà Yên, 2008]
Tại Việt Nam, bảo hiểm chỉ số đã đƣợc áp dụng thí điểm tại Đồng bằng
sông Cửu Long, cụ thể là Đồng Tháp, 3 năm qua. Chỉ số bảo hiểm ở đây dựa
trên mực nƣớc lũ sớm, chẳng hạn nhƣ nếu vƣợt quá 270cm ở đập Tân Châu,
bà con ở huyện Hồng Ngự và Tam Nông lúa bị ngập do không kịp thu hoạch
thì có thể đến công ty bảo hiểm yêu cầu tiền bồi thƣờng. Một chƣơng trình
tƣơng tự cũng đã đƣợc triển khai ở Tây Nguyên, chỉ số thời tiết là độ khô hạn
ảnh hƣởng đến năng suất cà phê. Nếu các chƣơng trình này thành công, dự án
sẽ nghiên cứu triển khai ở Đồng bằng sông Hồng. [Đào Văn Dũng, 2006] Tuy
nhiên, trải qua một thời gian dài, loại hình bảo hiểm theo chỉ số này vẫn chỉ
dừng ở việc thí điểm, chỉ một vài vùng đƣợc thí điểm mới biết đến. Vậy làm
thế nào để phát triển bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số tại Việt Nam?
80
Để phát triển bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số ở Việt Nam cần thực
hiện một số vấn đề sau:
- Trƣớc hết và quan trọng nhất, Chính phủ cần tạo một hành lang pháp
lý thuận lợi cho việc thực hiện bảo hiểm chỉ số bởi bất kì một hoạt động kinh
tế nào cũng cần một môi trƣờng pháp lý ổn định và minh bạch để phát triển.
Vấn đề trở ngại lớn nhất đối với các công ty phát triển bảo hiểm theo chỉ số là
rủi ro có tính tƣơng quan nên Chính phủcũng cần hỗ trợ cho việc xây dựng
một chƣơng trình quản lý rủi ro nông nghiệp có khả năng giảm thiểu các rủi
ro có tính thảm họa gây ra mất mùa, hƣớng dẫn ngƣời nông dân cách nuôi
trồng khoa học, đặc biệt đối với gia súc – đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng bởi dịch
bệnh thì việc ngƣời nông quản lý đƣợc rủi ro là hoàn toàn khả thi.
- Các bên liên quan cần phải thúc đẩy việc tuyên truyền, tiếp thị về
loại hình bảo hiểm mới mẻ này, khi nhu cầu gia tăng thì các công ty bảo hiểm
sẽ hào hứng hơn với thị trƣờng tiềm năng này. Việc tuyên truyền còn giúp
những khách hàng tiềm năng đánh giá đƣợc liệu các công ty bảo hiểm có giúp
họ quản lý rủi ro một cách hiệu quả không. Các hợp đồng bảo hiểm chỉ số tuy
đơn giản hơn rất nhiều so với các hợp đồng bảo hiểm theo kiểu truyền thống
nhƣng giữa chúng vẫn có sự khác biệt đáng kể. Muốn tránh đƣợc những tranh
chấp, hiểu lầm khi rủi ro xảy ra thì công tác tiếp thị cần đƣợc lập thành kế
hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lƣợc tiếp thị cũng đồng nghĩa với
các công ty bảo hiểm sẽ xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu, bán bảo hiểm theo
chỉ số ở đâu, khi nào và nhƣ thế nào.
- Trên thế giới, hầu nhƣ không có chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp
nào mà không có sự tài trợ đáng kể từ phía chính phủ, do vậy bên cạnh việc
tập trung phát triển khâu chính sách và tạo lập một môi trƣờng bảo hiểm bền
vững thì Chính phủ cũng cần tài trợ trong giai đoạn đầu của quá trình thử
nghiệm. [Đào Văn Dũng, 2006; Phạm Bảo Dƣơng, 2007]
81
- Đặc trƣng của loại hình bảo hiểm này là tính rủi ro đồng nhất, có tính
tích tụ và hàng loạt, tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải lƣờng trƣớc khả năng
chi trả rất lớn, trên diện rộng nếu có thiệt hại do yếu tố thiên nhiên. Việc này
có lẽ là quá sức đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam, tiềm lực về tài chính
chƣa đủ mạnh và còn yếu về công tác nghiệp vụ, đặc biệt là đối với một loại
hình bảo hiểm còn quá mới mẻ nhƣ vậy. Để khắc phục tình trạng này, công ty
Bảo Minh đã đề xuất một kiến nghị: áp dụng cách tiếp cận chia tầng rủi ro đối
với quản lý danh mục. Đó là tài trợ về thiên tai bằng việc thành lập các quỹ
chung thông qua các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nƣớc và phân
lớp rủi ro để bù đắp thiệt hại. Đây cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp Chính
phủMỹ tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm tƣ nhân trong chƣơng trình bảo
hiểm cây trồng liên bang. Ví dụ, một công ty bảo hiểm có 100% phí bảo hiểm
thu đƣợc, trong đó công ty dành 30% doanh thu để dùng cho quản lý hành
chính và vận hành, 70% doanh thu còn lại sẽ đƣợc dùng để thanh toán các
khoản bồi thƣờng khi có yêu cầu bồi thƣờng. Khi khoản bồi thƣờng đó nhỏ
hơn 70% phí bảo hiểm thu đƣợc thì công ty lấy tiền chi trả từ phí bảo hiểm -
vùng “A” đại diện cho trƣờng hợp này. Vùng “B” thiệt hại khoảng giữa 70% -
110% phí bảo hiểm thì công ty có thể bồi thƣờng bằng nguồn dự phòng,
nguồn dự phòng này hình thành từ doanh thu đƣợc giữ lại một phần khi khoản
bồi thƣờng ít hơn 70% phí. Vùng “C” thiệt hại vƣợt quá 110% phí bảo hiểm
thì buộc phải tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài (tái bảo hiểm), trƣờng hợp
này thƣờng là kết quả của những sự kiện thiên tai có tính thảm họa, ảnh
hƣởng rộng lớn mà nguồn tài chính của công ty bảo hiểm tƣ nhân không đủ
gánh vác, các sự kiện này có tần suất thấp, độ nghiêm trọng cao. [Viện Chính
sách và Chiến lƣợc PTNNNT, Bộ NN&PTNT, 2009; Dũng Trƣờng, 2008]
Phƣơng pháp này đƣợc miêu tả ở biểu đồ sau:
T
Tần
suất
S
S
82
Biểu đồ: Quản lý rủi ro tương quan của danh mục bảo hiểm bằng
cách phân phối tổn thất
(Nguồn: Tầm nhìn chính sách bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam- Viện Chính sách và
Chiến lược PTNNNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển)
4.2. Giai đoạn 2: Mở rộng thị trường bảo hiểm
Ở giai đoạn này, khi bảo hiểm theo phƣơng pháp chỉ số đã đƣợc thí
điểm thành công thì các ƣu tiên tiếp théo sau đó sẽ là mở rộng thị trƣờng bảo
hiểm chỉ số và phát triển một số loại hình bảo hiểm phù hợp khác, đặc biệt là
bảo hiểm cho thảm họa định danh. Trƣớc hết, thị trƣờng bảo hiểm chỉ số có
thể đƣợc mở rộng, phát triển theo một số khía cạnh sau:
Về mặt địa lý: các sản phẩm thành công của loại hình bảo hiểm này
sẽ đƣợc thử nghiệm ở các thị trƣờng mới.
Về phạm vi rủi ro đƣợc bảo hiểm: sẽ có nhiều rủi ro mới, nghiêm
trọng hơn đƣợc bảo hiểm với những sản phẩm đƣợc thiết kế phù hợp trên cơ
sở phát triển bảo hiểm chỉ số đã đạt đƣợc. Ví dụ, các sản phẩm bảo hiểm chỉ
số đối với nhiệt độ quá cao có thể đƣợc áp dụng đối với vùng bị hạn hán.
S
A
A
Diện tích “A” tổn thất thấp hơn mức 70% phí
bảo hiểm có thể đƣợc trả từ phí bảo hiểm
Diện tích “C” tổn thất lớn hơn110% phí bảo hiểm,
phải đƣợc tài trợ với vốn bên ngoài (tái bảo hiểm)
Diện tích “B” tổn thất 70%-110% phí bảo hiểm có thể
đƣợc trả từ phí bảo hiểm, có thể đƣợc trả với quỹ dự
trữ
0 1
Hệ số tổn thất (Bồi thƣờng/Phí bảo hiểm)
2
B
B C
3
T
Tần
suất
S
83
Về đối tƣợng đƣợc bảo hiểm: Đối tƣợng bảo hiểm sẽ từng bƣớc đƣợc
mở rộng dựa trên những nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của các công ty
bảo hiểm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của ngƣời mua bảo hiểm. Ví dụ,
ngoài việc bán bảo hiểm này cho các hộ nông dân, có thể ký kết hợp đồng với
những trang trại, đồn điền lớn hoặc bán cho các công ty chế biến sản phẩm
nông nghiệp. Nhƣ đã nói ở trên, đối tƣợng khách hàng của loại bảo hiểm này
rất linh hoạt và đa dạng, không nhất thiết phải là ngƣời làm nông nghiệp,
thậm chí không nhất thiết phải sống hay làm việc trong vùng đƣợc bảo hiểm.
Bởi vậy, mở rộng thị trƣờng bảo hiểm chỉ số theo đối tƣợng đƣợc bảo hiểm
rất khả thi đối với các công ty kinh doanh loại bảo hiểm này.
Để có thể tiếp cận thị trƣờng một cách hiệu quả và giúp giảm chi phí
quản lý, các hệ thống phân phối tiên tiến phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng trong
quá trình mở rộng thị trƣờng. Một phƣơng pháp khả thi là liên kết bán bảo
hiểm qua các dịch vụ của những đơn vị tập trung rủi ro nhƣ quỹ tiết kiệm, tín
dụng, công ty mua bán giống và các đầu vào nông nghiệp khác. Trong đó,
việc kết nối với các tổ chức tài chính để đƣa bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ
số phát triển rộng rãi là một hƣớng đi rất thích hợp với thực trạng Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, có 57 tổ chức phi Chính phủ quốc
tế đang trợ giúp cung cấp các dịch vụ về tài chính vi mô ở Việt Nam, chiếm
5% tổng số tín dụng vi mô ở Việt Nam [Jerry Skees, 2006, Báo cáo triển khai
Dự án hỗ trợ kỹ thuật: Phát triển Nông nghiệp ở Việt Nam do Ngân hàng Phát
triển Châu Á tài trợ]. Một số tổ chức tài chính vi mô trong những năm gần
đây cũng thực hiện đa dạng hóa các hoạt động của họ, thông qua việc tham
gia cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Nếu hợp tác thành công cùng với các tổ
chức tín dụng thì không những công ty bảo hiểm có đƣợc khách hàng lớn mà
còn mở rộng đƣợc một kênh phân phối quan trọng tới khắp các vùng nông
thôn ở Việt nam.
84
Khi thị trƣờng phát triển thì cạnh tranh giữa các công ty cũng bắt đầu
sôi động và một yêu cầu bức thiết đối với công ty lúc đó là phải nâng cao
đƣợc hiệu quả quản lý hành chính. Khi chi phí quản lý đƣợc giảm thiểu thì
việc bán bảo hiểm với mức phí thấp hơn sẽ thu hút đƣợc khách hàng và tăng
khả năng cạnh tranh trên các thị trƣờng mục tiêu.
Tiếp sau, ở giai đoạn này, bảo hiểm thảm họa định danh có khả năng
phát huy hiệu quả đối với những rủi ro dẫn tới tổn thất độc lập. Bảo hiểm
thảm họa định danh là bảo hiểm một loại rủi ro cụ thể ví dụ nhƣ mƣa đá,
cháy, hạn hán…Đây là chƣơng trình bảo hiểm cây trồng đầu tiên đƣợc phát
triển tại Mỹ và đã có lịch sử khá lâu đời, phổ biến nhất là bảo hiểm cho rủi ro
mƣa đá. Loại bảo hiểm này đòi hỏi các công ty phải tính toán tổn thất đối với
từng nông hộ. Do vậy, nếu cung cấp sản phẩm bảo hiểm thảm họa định danh
tới các đối tƣợng quy mô nhỏ thì một khó khăn đặt ra với công ty bảo hiểm là
chi phí đánh giá tổn thất rất cao so với giá trị hợp đồng bảo hiểm, chi phí này
gia tăng khi diện tích đất canh tác đƣợc bảo hiểm giảm đi. [Đinh Xuân Hạ,
2005; Viện Chính sách và Chiến lƣợc PTNNNT, Bộ NN&PTNT, 2009]
4.3. Giai đoạn 3: Chuyên môn hóa thị trường bảo hiểm
Sau khi trải qua hai giai đoạn đầu của khung phát triển, các nhà hoạch
định chính sách cũng nhƣ các bên liên quan chắc chắn sẽ thu đƣợc nhiều kinh
nghiệm có thể là từ những thất bại sẽ giúp họ trƣởng thành hơn trong một môi
trƣờng kinh doanh mới đầy khó khăn và thử thách. Những kinh nghiệm này
cũng sẽ giúp họ khám phá ra những cơ hội mới cho thị trƣờng bảo hiểm mà
chỉ có thực tiễn phát triển mới có thể mang đến.
Quá trình xây dựng năng lực và chuyển giao rủi ro ra thị trƣờng quốc
tế (tái bảo hiểm) sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm bảo hiểm chuyên môn hóa
đƣợc phát triển. Nếu bảo hiểm cho thảm họa định danh đã thâm nhập thị
trƣờng thành công thì đây sẽ là tiền đề cho bảo hiểm đa thảm họa phát triển
85
bởi rủi ro trong nông nghiệp rất đa dạng, khi ngƣời nông dân đã có ý thức
mua bảo hiểm thì nhu cầu của họ về những sản phẩm bảo hiểm dành cho các
thiên tai đơn lẻ và phức hợp khác sẽ bắt đầu xuất hiện.
Bảo hiểm cây trồng đa thảm họa là bảo hiểm tổng hợp giúp bảo vệ vụ
mùa khỏi tổn thất từ nhiều loại rủi ro, trong đó có những rủi ro dẫn tới tổn thất
tƣơng quan (vùng bị thiệt hại rộng lớn và ảnh hƣởng tới nhiều khách hàng
một lúc). Loại hình bảo hiểm này đƣợc ra đời tại Mỹ sau bảo hiểm cho thảm
họa định danh. Thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp phải đạt đến một trình độ
phát triển nhất định thì chƣơng trình bảo hiểm đa thảm họa mới có nền móng
vững chắc để xây dựng bởi chi phí quản lý, phân phối rất cao, một phần do
bảo hiểm này làm giảm động lực quản lý rủi ro của ngƣời nông dân khi đã
mua bảo hiểm. Tại Mỹ, khoản chi phí tốn kém này đƣợc Chính phủ với tiềm
lực tài chính hùng mạnh tài trợ. Do vậy, tại Việt Nam, chƣơng trình bảo hiểm
này chỉ nên giới hạn ở các hộ nông dân lớn. Đối với các hộ gia đình có khả
năng tài chính mạnh và có nhiều đất đai, các lựa chọn sản phẩm bảo hiểm sẽ
đa dạng hơn nhƣng ngƣợc lại, đối với các hộ gia đình nhỏ thì phạm vi lựa
chọn có giới hạn hơn và thậm chí là không thể hoặc không nên áp dụng cho
các hộ nghèo kinh niên. [Viện Chính sách và Chiến lƣợc PTNNNT, Bộ
NN&PTNT, 2009]
Dƣới đây là sơ đồ tóm tắt về thị trƣờng mục tiêu cho các chƣơng trình
bảo hiểm qua ba giai đoạn:
86
Sơ đồ: Đặc trưng của nông hộ và kỳ vọng lâu dài cho thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam: Bảo hiểm chỉ số dễ tiếp cận nhất cho số
đông các nông dân
(Nguồn: Tầm nhìn chính sách bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam- Viện Chính sách và
Chiến lược PTNNNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển)
(1): Bảo hiểm cho thảm họa định danh
(2): Bảo hiểm đa thảm họa
Có thể thấy, thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm
năng phát triển với gần 80% dân số làm nghề nông. Tuy nhiên, thị trƣờng vẫn
đang trì trệ do sự bế tắc trong việc tìm ra một mô hình thích hợp cho bảo hiểm
nông nghiệp Việt Nam. Định hƣớng cùng những con số đƣợc đặt ra rất cụ thể,
nhƣng việc có đạt đƣợc mục tiêu đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực
của các nhà hoạch định chính sách để loại bỏ những vấn đề còn tồn tại và tìm
ra chiếc chìa khóa thành công. Những giải pháp đƣợc đề ra rất đa dạng, trong
đó không thể thiếu việc tăng cƣờng vai trò của các bên liên quan và xây dựng
một khung chính sách cho phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam.
Nông dân giàu có
Tầng lớp
lao động nghèo
Nghèo kinh niên
Diện tích đất rộng hơn
Thiết bị cơ khí hóa
Đƣợc cấp tín dụng
Diện tích đất nhỏ
Một số tài sản và đƣợc
cấp tín dụng một cách
hạn chế
Rất bé/không có đất
Rất ít tài sản
B
B
Bảo
hiểm
chỉ
số
Định
danh
(1)
MPIC
( 2)
87
KẾT LUẬN
Sau một quá trình nghiên cứu sâu về đề tài “Bảo hiểm nông nghiệp tại
Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp
tại Việt Nam” trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, khóa luận đã đúc rút ra đƣợc
những điểm nổi bật sau.
1. Bảo hiểm nông nghiệp đã sớm xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1930
của thế kỷ trƣớc và đã phải đi qua một chặng đƣờng rất dài để phát triển đƣợc
nhƣ ngày nay. Trong đó vai trò của Chính phủ Mỹ là không thể không nhắc
tới. Chƣơng trình bảo hiểm cây trồng liên bang có lẽ sẽ mãi rơi vào trạng thái
trì trệ nếu không có sự xuất hiện của Luật cải cách bảo hiểm liên bang 1994
với quyết tâm lớn của chính phủ: xóa bỏ hoàn toàn các chƣơng trình hỗ trợ
bất thƣờng vốn là nguyên nhân làm giảm động lực tham gia bảo hiểm của
ngƣời nông dân và cũng là gánh nặng lớn cho ngân sách chính phủ. Đây cũng
là một mốc đáng chú ý cho sự hợp tác đƣợc đẩy mạnh giữa Chính phủ và tƣ
nhân trong chƣơng trình bảo hiểm cây trồng. Chính phủ đã chủ động mở cánh
cửa cho các công ty bảo hiểm tƣ nhân tham gia vào thị trƣờng. Kết hợp giữa
kỹ năng quản lý vĩ mô, chính sách, sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ và sự
linh hoạt, tính cạnh tranh, kinh nghiệm chuyên môn của khu vực tƣ nhân, phát
huy đƣợc tinh thần chủ động của ngƣời nông dân, đây chính là nền móng
vững chắc cho sự thành công của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ.
2. Trong quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp, Chính phủ Mỹ đã
gặp không ít khó khăn, thậm chí rơi vào bế tắc và cũng phải mất 40 năm,
chiếc chìa khóa thành công mới đƣợc tìm ra. Điểm lại quá trình đó, có không
ít những trở ngại mà Việt Nam cũng đang gặp phải khi xây dựng chính sách
phát triển bảo hiểm nông nghiệp. Dù tiềm lực tài chính là không thể so sánh,
nhƣng với lợi thế là nƣớc đi sau, các nhà hoạch định chính sách của nƣớc ta
88
có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu và khám phá ra những hƣớng đi mới
cho thị trƣờng.
3. Dựa trên thực tiễn bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam trong thời
gian qua cùng những nghiên cứu về thực trạng bảo hiểm nông nghiệp Mỹ,
khóa luận đã đóng góp một số kiến nghị đối với chính sách phát triển thị
trƣờng này tại Việt Nam. Trƣớc hết, việc tăng cƣờng vai trò của các bên liên
quan bao gồm: Chính phủ, các công ty bảo hiểm, ngƣời nông dân là hết sức
cần thiết bởi một thị trƣờng chỉ có thể phát triển ổn định, vững mạnh dựa trên
định hƣớng của chính chủ, sự năng động của các công ty bảo hiểm, sự tham
gia đông đảo của ngƣời nông dân cùng mối liên kết chặt chẽ giữa các bên.
Bên cạnh đó, một giải pháp thiết thực và phù hợp với đặc điểm nông thôn
nƣớc ta hiện nay cũng rất đáng lƣu ý, đó là phát triển bảo hiểm chỉ số. Đây
không phải là chƣơng trình hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam bởi nó đã đƣợc thí
điểm trên một số vùng trong vài năm trở lại đây và cũng nằm trong dự án
nghiên cứu giữa Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á. Nếu thành
công thì đó có thể là bƣớc khởi đầu tốt đẹp cho khung chính sách phát triển
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam gồm ba giai đoạn: phát triển thị trƣờng bảo
hiểm chỉ số, mở rộng thị trƣờng bảo hiểm, và chuyên môn hóa thị trƣờng bảo
hiểm.
Thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đƣợc dự đoán sẽ phát triển
với rất nhiều định hƣớng, quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quyết định
nằm ở sự quyết tâm và hƣớng đi đúng đắn của những ngƣời làm chính sách.
Bài khóa luận hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào tài liệu tham khảo
để xây dựng thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Nguyễn Văn Định, 2005, “Bảo hiểm trong nông nghiệp”, trong Giáo trình
bảo hiểm, 1st edn, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, p. 331- 360.
2. Vũ Đình Thắng, 2006, “Nhập môn kinh tế nông nghiệp”, trong Giáo trình
kinh tế nông nghiệp”, 1st edn, nhà xuất bản Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội, p. 21-30.
3. Steven C. Harms, 1999, “History of crop insurance in the United States”,
Rain and Hail L.L.C, vol.10, no.2, p. 35-51.
Báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành
4. “Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm
2010” số 175/2003/QĐ-TTg
5. Đào Văn Dũng, 2006, “Phát triển bảo hiểm nông nghiệp dựa trên phƣơng
pháp chỉ số ở Việt Nam thông qua kết nối với các tổ chức tài chính”, Tạp chí
kinh tế và phát triển, số 11, tháng 10, p.35 – 37.
6. Phạm Bảo Dƣơng, 2007, “Bảo hiểm nông nghiêp ở Nhật Bản và một vài
gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Dự báo, số 31, tháng 3,
p.58 – 62.
7. Đinh Xuân Hạ, 2005, “Bảo hiểm nông nghiệp – sản phẩm khó xài”, Tạp
chí Tài chính, số 10, tháng 3, p.40 – 43.
8. Nam Kinh, 2006, “Bảo hiểm nông nghiệp: Khai phá mảnh đất cằn”, Tạp
chí Tài chính và Ngân hàng, số 12, tháng 3, p.32.
9. Hải Phƣơng, 2006, “Cần có biện pháp cho bảo hiểm nông nghiệp”, Tạp chí
Thương mại, số 9, tháng 5, p.21.
10. Viện Chính sách và Chiến lƣợc PTNNNT, Bộ NN&PTNT, tháng
11/2009, “Tầm nhìn chính sách bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam”, Tài liệu
tham khảo chính sách, số 7.
90
11. Bruce A. Babcock, Fall 2009, “Examining the Health of the U.S Crop
Insurance Industry”, Iowa Ag Review, vol.15, no.4.
12. Dennis A. Shields, April 2009, “Federal Crop Insurance: Background and
Issues”, Congressional Research Service Report for Congress (R40532).
13. European Commission Agricultural Directorate – General , 01/2001,
“Working document Risk Management Tools for EU Agricultural with a
special focus on insurance”.
14. Federal Crop Insurance Corp, 2010, “Summary of Bussiness Report As of
01-25-2010”.
15. Frank Schnapp, Keith Collins, Mike Sieben & Thomas P. Zachrias,
August 2009, “2008 – A year in review”, National Crop Insurance Services, p.
8-10.
16. Government Accountability Office, September 2007, “Crop Insurance –
Action needed to reduce program’s vulanerability to Fraud, Waste, and
Abuse”, GAO’s report to the Chairman, Committee on Homeland Security
and Governmental Affairs, U.S Senate.
17. Grant Thornton, October 2009, “Federal Crop Insurance Program -
Profitability and effectiveness analysis”, National Crop Insurance Services,
p.13.
18. H. Douglas Jose, 2001, “The impact of the Agricultural Risk Protection
Act of 2000 on Crop Insurance Programs”, Cornhusker Economics.
19. Ian Macandrew, John Nash & the Vietnam Insurance Corporation, August
1999, “Design Assistance and Operational Advice for an Agricultural
Insurance Programme in the Socialist Republic of Vietnam”, Consultant’s
Report for project number TCP/VIE/7822 (A).
20. Jake Rinehart, 4/2008, “Proposed changes to Federal Crop Insurance
Program and The Chanllenge of Servicing Crop Insurance Policies”,
American Agri-Bussiness Insurance Company ARMtech Insurance Services.
91
21. Paul Mitchell, Bill Half & Brenda Boetel, November 2004, “Livestock
Risk Protection Insurance: Information Bulletin”.
22. R.A.J.Roberts, 2005, “Insurance of crops in developing countries”, FAO
Agricultural Services Bulletin, no.159, p.43-87.
23. Rob Goeres, 2003, “Everyone benefits from a Public\Private crop
insurance partnership”, Rain and Hail Insurance Service.
24. Rober Dismukes & Keith H.Coble, May 2007, “Manage risk with
Revenue insurance”, Perspectives on food and farm policy, special issue, vol.
5, p.1-5.
25. Tuong Vu, 12/2003, “The political economy of pro-poor livestock
policymaking in Vietnam”, PPLPI Working Paper, No.5.
26. Thomas Dufhues, Ute Lemke & Isabel Fischer, October 2004, “ New
ways for rural finance? Livestock insurance shemes in Vietnam”, Conference
on International Agricultural Research for Development.
27. United States Department of Agriculture, October 2009, “About the Risk
Management Agency”, A Risk Managament Agency Fact Sheet.
28. Ugo Pica, Joachim Otte & Chiara Martini, 2010, “Livestock Sector
Policies and Programmes in Developing Countries – A Menu for
Practitioners”, Food and Agriculture Organization of the United Nations,
p.22-24.
Các Website:
29. Tiêu Anh, 2009, “Bảo hiểm nông nghiệp - tại sao không?”, Bình Định,
truy cập ngày 20/3/2010, <
phattrien/2009/9/81256/ >
30. Phƣớc Hà & Hà Yên, 2008, “Bảo hiểm nông nghiệp: Khó vì chƣa thấy vai
trò Nhà nƣớc”, Vietnamnet, truy cập ngày 20/03/2010,
92
31. Phùng Đắc Lộc, 2010, “Bảo hiêm Nông nghiệp sẽ đƣợc triển khai trong
thời gian tới”, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, truy cập ngày 04/03/2010,
32. Đình Nam, 2008, “Bảo hiểm nông nghiệp: Chủ trƣơng đúng, nhƣng làm
thế nào?”, VnEconomy, truy cập ngày 21/03/2010,
truong-dung-nhung-lam-the-nao.htm
33. Duy Thiên, 2008, “Bảo hiểm nông nghiệp: Cần thay đổi nhận thức – Giải
pháp từ 3 phía”, Báo Kinh tế nông thôn, truy cập ngày 05/03/2010,
34. Bảo Trang, 2009, “Bảo hiểm nông nghiệp: Vì sao còn bỏ ngỏ?”, Bộ tài
chính, truy cập ngày 20/03/2010,
35. Dũng Trƣờng, 2008, “Bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số: Sản phẩm
mới!”, Doanh nghiệp và hội nhập, truy cập ngày 06/03/2010,
<
36. Trung tâm dữ liệu thông tin chuyên ngành bảo hiểm IIC,
37. Trung tâm cơ sở dữ liệu về bảo hiểm cây trồng Mỹ (Insurance
Information Institute - Crop Insurance)
38. Website của công ty “American Crop Insurance”,
39. Website Hiệp hội bảo hiểm cây trồng Mỹ (National Crop Insurance
Services),
40. Website hƣớng dẫn về bảo hiểm chăn nuôi của trƣờng đại học Nebraska -
Lincoln (University of Nebraska – Lincoln, Livestock Insurance)
93
41. Website của Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of
Agriculture, Risk Management Agency, Crop Policies and Pilots)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4941_1085.pdf