Đề tài Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ thời xa xưa, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã không ngừng nghiên cứu và sáng chế ra những công cụ, vật dụng mới. Sáng chế là giải pháp kĩ thuật mới và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một tài sản vô hình, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra dẫn đến nhu cầu tất yếu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Trong những năm gần đây, bằng độc quyền sáng chế được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá thực lực và sức mạnh của một quốc gia. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người sáng tạo với thành quả lao động của mình, khuyến khích việc sáng chế ra công nghệ mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế nói riêng đã trở thành một vấn đề thách thức, một yêu cầu bắt buộc. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến khả quan, song vẫn tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động thực thi bảo hộ, và đặc biệt là vẫn chưa đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, em đã quyết định chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chưa đủ mạnh. Mức xử phạt hành chính cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng chỉ là 300.000.000 đồng, mức phạt hình sự cao nhất là 3 năm. Mức phạt này chưa thể bù đắp được những thiệt hại mà chủ sở hữu sáng chế cũng như xã hội phải gánh chịu, lại chưa đủ tác dụng ngăn chặn hành vi xâm phạm. d) Về nhận thức của cộng đồng Trước hết đó là hiểu biết hạn chế về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng của chính cá nhân và doanh nghiệp tạo ra sáng chế. Họ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo hộ sáng chế. Các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi chỉ lo đến việc tạo ra sáng chế mới để áp dụng trong doanh nghiệp mình, và không muốn đăng kí bảo hộ vì tâm lý e ngại sáng chế của mình sẽ bị lộ, sẽ được nhiều người khác áp dụng, hoặc đơn giản là không muốn đăng kí vì mục đích là sáng chế chỉ là để giúp ích cho cuộc sống thường ngày của họ. Ở nước ta, có rất nhiều những nhà sáng chế không bằng cấp, ví dụ như “Vua cầu treo” Sáu Quý ở An Giang, thợ vườn Tư Dương và chiếc máy tách hạt bắp…. Bên cạnh đó là việc thiếu thông tin về sáng chế và đăng kí sáng chế. Đó là trường hợp anh Từ Ngọc Lợi ở Bình Dương với sáng chế chiếc bàn chải đánh răng có sẵn kem trong cán. Và không phải chỉ nhứng người “phó thường dân” như anh Lợi mới gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, mà ngay cả nhiều nhà khoa học cũng không nắm vững thông tin về đăng kí sáng chế. Tiến sĩ N.C.V trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh từng được nhiều người biết đến với một loại sản phẩm xây dựng và trang trí nội thất đẹp, bền, rẻ nhưng lại rất lúng túng về sở hữu trí tuệ. Hay ở trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ P.T là người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về khả năng trị bệnh ung thư của cây bình bát và đã thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, chưa trọn niềm vui thì ông được một người bạn ở Mỹ tra cứu tài liệu báo lại rằng ở nước ngoài đã có người nghiên cứu đề tài này trước ông rồi [34]. Hơn nữa, cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về luật pháp sở hữu trí tuệ của nước mình, chứ chưa nói đến luật pháp quốc tế. Đôi khi họ cho rằng chỉ cần đăng kí sáng chế ở Việt Nam là đủ, nhưng trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lớn thì việc đăng kí sáng chế ở nước ngoài cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Thêm vào đó, các doanh nghiệp chưa có ý thức chủ động trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả, bắt chước sáng chế của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, vì cơ chế bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác mới có trong thời gian gần đây nên trong nhận thức của nhiều người vẫn còn quan niệm sở hữu nhà nước, sử dụng khai thác tập thể, miễn phí vì thế chưa có ý thức tôn trọng và bảo vệ các sản phẩm sang tạo đó như một tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân. e) Về dịch vụ sở hữu trí tuệ Dịch vụ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp còn rất nhiều cản trở. Số lượng đại diện sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng như lực lượng luật sư về sở hữu trí tuệ còn ít. Trong khi đó, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại đòi hỏi tính phức tạp cao, từ khâu tư vấn, xử lý đơn, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ chống vi phạm sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp khó có thể làm tất cả các công việc trên một mình một cách hiệu quả mà không có sự giúp đỡ của các đơn vị dịch vụ sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu thông tin sáng chế. Hệ thống tư liệu sáng chế của Việt Nam mới được cập nhật bổ sung nhưng hầu hết bằng tiếng nước ngoài. Vì vậy cần tổ chức hoàn thiện các dạng dịch vụ cung cấp nguồn tư liệu này. Hiện nay, ở Trung tâm thông tin khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu khai thác thương mại, nhưng mới chỉ ở dạng thử nghiệm, còn thiếu các công cụ tra cứu tương thích, hạn chế việc truy cập thông tin. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được những hạn chế này, cần phải có thời gian và cần có sự đầu tư, tham gia và phối hợp hoạt động của tất cả các cấp các ngành, các lực lượng trong xã hội. Có như vậy, hoạt động bảo hộ đối với sáng chế nói riêng và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung mới đạt được hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của đất nước. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM I. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI Sở hữu trí tuệ ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Các nước ngày càng quan tâm đến việc sáng tạo và bảo hộ các tài sản trí tuệ và coi đó là những tài sản chiến lược, đặc biệt là sáng chế. Trong thời gian tới, lĩnh vực bảo hộ sáng chế trên thế giới sẽ phát triển theo ba khuynh hướng sau: Thứ nhất, hoạt động bảo hộ sáng chế sẽ trở nên sôi động hơn. Hệ thống bằng độc quyền sáng chế ngày một phát huy vai trò quan trọng trong cơ cấu chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia. Đối với họ, năng lực về kĩ thuật công nghệ là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Vì thế, họ sẽ không ngừng gia tăng đầu tư cho các dự án nghiên cứu, triển khai mặc dù điều này đòi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao. Và nếu dự án đó thành công thì việc quan tâm hàng đầu sẽ là đăng kí bảo hộ và khai thác giá trị kinh tế của những sáng tạo đó. Thực tế cho thấy lợi nhuận thường đổ dồn về những ai biết quan tâm đầu tư khai thác tài sản trí tuệ của mình. Cũng vì lẽ đó mà hàng năm, hãng Nokia đầu tư hàng tỷ USD và huy động nhiều ngàn người lao động trí tuệ trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Hay hãng IBM của Mỹ mỗi năm cho ra đời 2657 sáng kiến và sản phẩm mới [29]. Trong những năm tới, hoạt động sáng tạo và bảo hộ sáng chế trên thế giới hứa hẹn sẽ còn sôi nổi hơn nữa. Thứ hai, các thao tác hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ ngày càng đơn giản, nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra, cũng như sẽ có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng kí bảo hộ cho sáng chế đó. Chính vì vậy mà các thủ tục trong việc xác lập quyền sẽ được đơn giản hoá để đáp ứng cũng như khuyến khích hoạt động đăng kí bảo hộ. Cụ thể là việc đăng kí xác lập quyền sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống máy tính và mạng Internet. Thứ ba, hoạt động bảo hộ sáng chế sẽ diễn ra theo hướng toàn cầu hoá rộng lớn và triệt để hơn. Quá trình toàn cầu hoá và xu thế hội nhập đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy các hoạt động sở hữu trí tuệ cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó. Trong tương lai, chắc chắn xu hướng này sẽ phát triển một cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ. Đó chính là ba hướng phát triển chính của hoạt động bảo hộ sáng chế trên thế giới trong thời gian tới. Việc nắm bắt được những xu hướng vận động này sẽ giúp Việt Nam đưa ra những biện pháp điều chỉnh, thay đổi cơ chế chính sách cho phù hợp để có thể hoà nhập với xu thế chung của thế giới. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM 1. Mục tiêu tổng quát Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và đảm bảo thực hiện các quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Không chỉ riêng Việt Nam mà quốc gia nào cũng nhận thấy yêu cầu về một hệ thống bảo hộ sáng chế hoàn thiện, vững chắc. Việc phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này đã được đề cập đến nhiều trong các Văn kiện Đại hội Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định “Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ... Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi mặt của sản xuất và đời sống... Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và đình chỉ sản xuất, lưu thông hàng giả” [28]. Tiếp theo đó, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 đã khẳng định: “Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ nội sinh đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ” [28]. Trong Văn kiện Đại hội X, nhiều quan điểm, chủ trương lớn về phát triển khoa học và công nghệ được khẳng định và nhấn mạnh hơn so với Đại hội IX. Đặc biệt lần này, Văn kiện Đại hội X đã chú trọng đến sự kết hợp chặt chẽ, sự thống nhất định hướng giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu: khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, coi sự phát triển thống nhất này chính là “động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”. Văn kiện cũng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ nội sinh”, “nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ”, “nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ”, “xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ”. Đồng thời, Văn kiện Đại hội X đã xác định rõ mục tiêu cho khoa học và công nghệ là “phấn đấu đến năm 2020, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng” [28]. Để đáp ứng những chủ trương đặt ra của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế về hoạt động bảo hộ sáng chế, mục tiêu tổng quát trong thời gian tới là xác lập một hệ thống bảo hộ chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ, hiệu quả, phù hợp với những quy định của quốc tế và tuân theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. 2. Mục tiêu cụ thể a) Về hệ thống quy phạm pháp luật Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế lên hàng đầu. Một khung pháp lý được xây dựng vững chắc sẽ tạo điều kiện cho việc bảo hộ diễn ra thuận lợi. Hệ thống quy phạm pháp luật cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Đầy đủ: có đầy đủ các công cụ xác lập quyền và các chế tài nhằm ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thống nhất: phải khắc phục được tình trạng quy định tản mạn, không thống nhất. Cần xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện tức là phải bao quát hết các nội dung cần quản lý. Hợp lý: hệ thống pháp luật đó phải phù hợp với những quy định của quốc tế, đặc biệt là Hiệp định TRIPS. Rõ ràng và minh bạch: đây là yêu cầu tất yếu đối với bất kì một văn bản pháp luật nào, vì chính nhờ tính chất này mọi người mới xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện. Vì thế, hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ phải khắc phục được tình trạng quy định mập mờ, không cụ thể. Hơn nữa, các quy phạm pháp luật phải được công bố công khai để mọi người đều biết. b) Về hệ thống xác lập quyền Hệ thống xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam hiện nay còn chưa gọn nhẹ. Các trình tự, thủ tục để đăng kí xác lập quyền còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong thời gian gần đây, khi mà số lượng đơn đăng kí ngày càng có xu hướng gia tăng thì hệ thống xác lập quyền này sẽ là một cản trở cho việc đăng kí. Vì vậy, mục tiêu của hệ thống xác lập quyền trong thời gian tới là: đơn giản hoá các thủ tục xác lập quyền, từng bước hoàn thiện hệ thống đăng kí điện tử, rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng kí và hạ thấp số trường hợp phải thay đổi kết quả về việc có đủ hay không tiêu chuẩn để cấp văn bằng bảo hộ. c) Về hệ thống thực thi quyền Hệ thống thực thi đóng vai trò quan trọng và quyết định tính hiệu quả của hoạt động bảo hộ sáng chế. Đó là nhân tố góp phần giúp cho hệ thống bảo hộ sáng chế vận hành một cách ổn định. Hệ thống thực thi phải đảm bảo các mục tiêu sau: Tính hiệu lực: tức là các chế tài phải được áp dụng một cách chính xác và chặt chẽ, các cơ quan phải thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tính hiệu quả: nghĩa là các vụ việc xâm phạm quyền phải được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời, thoả đáng. Muốn vậy đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực thi phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và giữa các cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. d) Về hệ thống thông tin sáng chế Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trên thế giới và trước xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu về một hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ hiện đại trong đó có hệ thống thông tin sáng chế ngày càng trở nên cấp thiết. Mục tiêu trước mắt của hệ thống thông tin sáng chế là: Phát triển một hệ thống quản trị sở hữu trí tuệ điện tử để quản lý quy trình xử lý đơn đăng kí xác lập quyền bắt đầu từ khi nộp đơn đến khi xét nghiệm hình thức, nội dung, công bố đơn, đăng bạ, cấp văn bằng bảo hộ cũng như theo dõi hiệu quả của văn bằng bảo hộ đó. Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin sáng chế phục vụ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Hệ thống này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin liên quan đến sáng chế đã được cấp bằng độc quyền. Đưa hệ thống thông tin sáng chế của Việt Nam kết nối cùng hệ thống thông tin của thế giới, phấn đấu bắt kịp trình độ thông tin chung của thế giới. e) Về nâng cao nhận thức xã hội Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền đối với sáng chế là do nhận thức chưa đầy đủ về sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, mục tiêu trước mắt là phải nâng cao nhận thức xã hội, cụ thể: Mở rộng hoạt động bồi dưỡng cán bộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, trang bị kiến thức cho doanh nghiệp để tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra và cũng để doanh nghiệp biết cách tự bảo vệ mình. Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho toàn xã hội, làm cho mọi người đều ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền đối với sáng chế. f) Về mục tiêu hợp tác quốc tế Đây là một mục tiêu quan trọng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở nước ta, đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Mục tiêu này cụ thể như sau: Từng bước tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Tăng cường hợp tác song phương và đa phương, tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các đối tác khác. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam cũng như dựa trên định hướng phát triển hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thể đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế Hệ thống pháp luật đầy đủ, tổ chức một cách hợp lý là nền tảng để tăng cường năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đến nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, các văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ, trong đó có những quy định về sáng chế đã bộc lộ một vài thiếu sót. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền ngày càng gia tăng. Do vậy, cần thiết phải có những điều chỉnh phù hợp trong hệ thống văn bản pháp luật về sáng chế, vì đây là cơ sở pháp lý, là nền tảng của hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam. a) Sửa đổi, bổ sung một số quy định còn thiếu sót, chưa phù hợp - Sửa đổi một số điều về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Dân sự 2005 theo hướng loại bỏ bớt những quy định về căn cứ xác lập quyền, chuyển giao quyền vì không nên quy định những mặt quá cụ thể như vậy. Hơn nữa, những quy định này được trình bày sơ sài, không đầy đủ so với Luật Sở hữu trí tuệ nên không nhất thiết phải đưa vào, hạn chế sự chồng chéo không cần thiết. - Cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chỉ định nghĩa sáng chế, nhưng không đề cập đến giải pháp hữu ích, và chỉ có sáng chế mới là đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong khi đó, Điều 58 quy định về điều kiện đối với sáng chế được bảo hộ có nói rằng sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu như chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp (không có trình độ sáng tạo). Thực chất giải pháp hữu ích là sáng chế nhỏ, là tên gọi khác của sáng chế có trình độ sáng tạo không cao. Và sáng chế có thể được bảo hộ dưới một trong hai hình thức là cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Về thực tiễn quy định như vậy có thể không ảnh hưởng gì nhưng thiếu khoa học. Do đó, Luật cần bổ sung thêm khái niệm về giải pháp hữu ích. - Theo Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ , sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật, nghĩa là việc ứng dụng các định luật tự nhiên để giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới người ta còn bảo hộ cả các chất hoá học được tìm ra trong tự nhiên hoặc mới được tổng hợp. Bản thân các chất hoá học này (cũng như các chuỗi gen mới tìm ra hoặc chủng vi sinh mới được phân lập) không phải là giải pháp kỹ thuật mà chỉ có việc sử dụng chúng để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể (làm thuốc chữa bệnh, làm phẩm màu...) mới là giải pháp kỹ thuật. Thế nhưng điều này đã không ngăn cản các chất nêu trên được bảo hộ dưới dạng công thức hoá học mà không kèm theo một chức năng cụ thể nào, nghĩa là không phải dưới dạng một giải pháp kỹ thuật. Vì vậy cần xem xét lại việc có nên đưa định nghĩa sáng chế là một giải pháp kĩ thuật vào trong luật không. - Thay đổi quy định về sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Hệ thống patent có mục đích chính là khuyến khích hoạt động sáng tạo vì vậy việc cấp độc quyền cho các giải pháp không sáng tạo khiến cho hệ thống luật này không đạt được mục đích đặt ra. Hơn thế nữa, người ta có thể lạm dụng độc quyền được cấp cho một giải pháp không sáng tạo để cản trở việc phổ biến tiến bộ kỹ thuật công nghệ và cuối cùng thì hệ thông bảo hộ patent thay vì thúc đẩy các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế lại trở thành rào cản. Khi độc quyền được cấp cho các giải pháp không sáng tạo sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp phải nộp đơn cho bất kỳ sự cải tiến nào của mình, cho dù rất nhỏ và không sáng tạo, nếu không muốn gặp trở ngại trong tương lai khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật đó. Mặc dù sẽ không tránh khỏi những khó khăn trong việc đánh giá tính sáng tạo của giải pháp kĩ thuật nhưng việc quy định tính sáng tạo với giải pháp hữu ích là cần thiết, để phù hợp với Điều 27 của Hiệp định TRIPS. - Bổ sung các quy định về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong trường hợp đối tượng của bằng sáng chế là quy trình. Tức là nếu đối tượng của patent là quy trình chế tạo một loại sản phẩm thì các cơ quan xét xử phải có quyền yêu cầu bị đơn chứng minh rằng quy trình được sử dụng để thu được chính loại sản phẩm đó không phải quy trình đã được cấp patent (theo Điều 34 của Hiệp định TRIPS). Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tức là hệ thống luật về sở hữu trí tuệ của nước ta về cơ bản đã đáp ứng những quy định của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải điều chỉnh để những quy định về sở hữu trí tuệ để hoàn toàn phù hợp với Hiệp định này. - Có những trường hợp mà không chỉ đơn sáng chế mà cả đơn kiểu dáng cùng nộp cho một đối tượng (ví dụ, võng xếp Duy lợi được đăng ký kiểu dáng ở Việt nam, mẫu hữu ích ở Nhât còn sáng chế ở Mỹ). Giả sử có 3 người nộp đơn khác nhau nộp đơn cho 3 hình thức bảo hộ nói trên trong một ngày thì đơn kiểu dáng có phải hợp nhất với các đơn sáng chế , giải pháp hữu ích hay không? Liệu có thể cấp các văn bằng bảo hộ độc lập theo những hình thức bảo hộ khác nhau cho cùng một đối tượng nhưng cho những người nộp đơn khác nhau hay không, cần bổ sung quy định về vấn đề này. - Tăng mức phạt vi phạm trong biện pháp hành chính và hình sự. Đây cũng là kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Bởi vì nếu hình thức phạt đủ mạnh đến mức người vi phạm không còn khả năng tài chính để tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì sẽ hạn chế được tình trạng xâm phạm quyền. Có thể áp dụng cách xác định mức phạt hành chính theo nguyên tắc mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi xâm phạm, nhưng không vượt quá 1,5 lần lợi nhuận đó. - Thông tư 132/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành bảng phí về sở hữu công nghiệp theo đó mức phí sẽ thống nhất cho người Việt nam và người nước ngoài. Điều này là cần thiết, song nên thấy rằng quyền lợi của người nộp đơn Việt nam và xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mức phí quy định quá cao thì người Việt nam sẽ không thể nộp đơn được còn nếu mức phí quá thấp thì ngân sách sẽ bị thất thu. Mức lệ phí mới ban hành của ta có lẽ là thấp nhất thế giới và như vậy quá ưu đãi đối với các nhà sáng chế nước ngoài nhưng. Để giải quyết vấn đề này ta có thể áp dụng cách thức mà nhiều nước đã làm. Đó là quy định mức giá ưu đãi cho người nộp đơn đến từ những nước có mức thu nhập thấp. Ví dụ, mức phí, lệ phí nói chung sẽ được quy định rất cao nhưng đối với người nộp đơn đến từ những nước có GDP dưới 1000 USD thì sẽ chỉ phải nộp 25% của mức phí này. Như vậy ta vẫn thu được đủ số lệ phí như trước đây, vì những nước có mức thu nhập thấp như vậy hầu như không có người nộp đơn vào Việt nam, trong khi đó ta lại không vi phạm bất kỳ một điều ước quốc tế nào vì không có sự phân biệt đối xử. b) Ban hành văn bản pháp luật mới - Ban hành Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao và Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, trong đó xác định rõ hành vi, yếu tố xâm phạm quyền. - Ban hành luật sáng chế riêng Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc đưa ra một luật riêng điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc…. đều đã có Luật sáng chế riêng. Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ hay khoa học công nghệ chưa phát triển đến mức cần phải tạo ra một văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Song cùng với xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, trong tương lai sắp tới, cũng nên xem xét đến việc ban hành các văn bản luật riêng về sở hữu công nghiệp, trong đó có Luật sáng chế. Trong Luật này, sẽ quy định tất cả những nội dung liên quan đến sáng chế, bao gồm cả thủ tục nộp đơn, giải quyết vi phạm, mức phạt hành chính,…. Việc đưa các nội dung cụ thể đó vào Luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tìm hiểu pháp luật và cơ quan sử dụng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi. Song song với việc ban hành Luật sáng chế mới, cần giảm bớt những Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm, việc gì có thể quy định trong luật thì quy định luôn, như vậy vừa tăng tính hiệu lực của quy định, lại hạn chế được số lượng văn bản đi kèm. Những quy định trong Luật sáng chế mới này sẽ dựa trên những thay đổi bổ sung như đã trình bày ở trên. 2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp 2.1. Đối với cơ quan xác lập quyền Nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển kinh tế đối ngoại và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng dẫn đến số lượng đơn đăng kí sáng chế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng gia tăng nhanh chóng, làm cho tải trọng công việc của Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng lớn. Vì vậy, cần phải áp dụng những giải pháp sau để nâng cao năng lực hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ : - Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng hình thức nộp đơn điện tử. Từ ngày 1/6/2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã khai trương hình thức nộp đơn mới này song song với hình thức nộp đơn truyền thống. Vì những lợi thế mà hình thức này mang lại, trong những năm tới cần phải tiến đến việc sử dụng hình thức nộp đơn trực tuyến một cách hoàn toàn. - Cùng với việc nộp đơn điện tử, cần phải tập huấn xử lý hồ sơ trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, góp phần làm cho hoạt động của toàn hệ thống này diễn ra hiệu quả. - Thành lập chi nhánh mới ở các tỉnh thành phố trong cả nước bên cạnh hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 2.2. Đối với cơ quan thực thi a) Phân định rõ phạm vi hoạt động Hiện tại có tới 6 cơ quan được quy định chức năng bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Hơn nữa, cùng một chức năng như nhau lại có nhiều cơ quan có thể thực hiện. Đặc biệt là việc bố trí quá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm xử phạt hành chính trong khi thẩm quyền xét xử các trường hợp xâm phạm quyền theo thủ tục dân sự và hình sự lại chỉ do một mình Toà án đảm nhiệm. Bên cạnh đó, do có quá nhiều cơ quan hành chính cùng làm một chức năng nên dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc lại chồng chéo lên nhau. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng các giải pháp sau đây: - Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án sao cho sự phán quyết của Toà án phải có hiệu lực thực thi. Toà án có quyền ra lệnh khẩn cấp tạm thời, yêu cầu thu giữ các tang vật vi phạm và trên cơ sở bản án xét xử sẽ ra lệnh huỷ các sản phẩm vi phạm hay không. Tăng cường cho Toà án những công cụ, biện pháp chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở một số nước như Đức, Trung Quốc, Thái Lan đều có Toà án chuyên biệt xét xử các vụ kiện về sở hữu trí tuệ, và cũng có ý kiến cho rằng nên thành lập Toà án patent để chuyên xét xử các vụ kiện tranh chấp, xâm phạm quyền đối với sáng chế. Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta không cần thiết phải có vị trí cao hơn việc thực thi bất cứ quyền nào khác. Do vậy, chỉ nên xem xét việc thành lập một phân ban chuyên xét xử về sở hữu trí tuệ trong hệ thống Toà án. - Thiết lập một cơ quan chuyên trách, cơ quan đầu mối trong việc xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính (có thể là Thanh tra khoa học công nghệ). Cơ quan này có chức năng tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành chính, thụ lý các đơn đó, từ đó đề xuất biện pháp xử lý và đề xuất cơ quan thực hiện. - Dần dần loại bỏ sự tham gia của Uỷ ban nhân dân và Cảnh sát kinh tế trong hoạt động thực thi quyền, để các cơ quan này có thể tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và các nhiệm vụ khác. - Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, như vậy sẽ phần nào khắc phục được tình trạng phân tán trong hệ thống cơ quan thực thi, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất. b) Nâng cao năng lực hoạt động Năng lực hoạt động ở đây bao gồm tất cả các vấn đề như tổ chức, nhân lực, chuyên môn điều kiện làm việc. - Từng bước đào tạo cán bộ thực thi, tiến hành mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các khoá tập huấn cho các cán bộ thực thi thuộc tất cả các cơ quan thực thi ở mọi cấp. - Các cơ quan thực thi cần chú trọng phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo đại học, sau đại học liên quan đến sở hữu trí tuệ để chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho chính cơ quan mình. - Chính phủ tiến hành hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao hiểu biết về sở hữu trí tuệ và tăng cường nguồn lực cho các cơ quan thực thi. Trong đó, chú trọng việc mời các chuyên gia nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm và cử một số phái đoàn đi khảo sát và học tập ở nước ngoài nhằm tăng cường việc tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm các nước. c) Tăng cường sự phối hợp hoạt động trong các cơ quan thực thi Bên cạnh việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thực thi cũng như nâng cao năng lực của cán bộ, cần tăng cường sự phối hợp hoạt động trong hệ thống các cơ quan này. Đó là phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, trao đổi thông tin, chỉ đạo kiểm tra, điều tra phát hiện các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối với sáng chế nói riêng. - Trước hết là sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng một cơ quan. Vì ngay trong bản thân một cơ quan mà không có sự phối hợp nhịp nhàng thì không thể nói đến việc phối hợp với các cơ quan khác. Và có như vậy mới đưa ra được quyết định xử lý vi phạm một cách đồng nhất với cùng một hành vi vi phạm trong cùng một cơ quan. - Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau. Việc làm này sẽ tránh được tình trạng xử lý chồng chéo, tiết kiệm thời gian và công sức cho lực lượng thực thi, mà hiệu quả công việc lại cao hơn. - Ngoài ra, việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan thực thi với cơ quan quản lý chuyên ngành cũng hết sức cần thiết. Tuy không thuộc hệ thống thực thi quyền nhưng các cơ quan quản lý chuyên ngành đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 3. Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ Một trong những khó khăn lớn của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là sự thiếu hụt về nhân lực cả về chất lượng và số lượng, sự hiểu biết chưa cao của xã hội về ý nghĩa, nội dung và cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, cần phải có giải pháp nhằm nâng cao năng lực và nhận thức về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng. 3.1. Đào tạo kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học Trường đại học là nơi tập trung các nguồn lực sáng tạo, vì vậy việc giảng dạy kiến thức sở hữu trí tuệ không những hỗ trợ cho việc hình thành các giải pháp kĩ thuật có khả năng được bảo hộ, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sau này. Do đó cần đẩy mạnh công tác đào tạo về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu. Hiện tại chỉ một số ít các trường đại học ở Việt Nam như Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đưa sở hữu trí tuệ thành một nội dung giảng dạy nhưng chỉ với những nội dung cơ bản, còn lại các trường vẫn chưa coi trọng việc đào tạo kiến thức về lĩnh vực mới mẻ này. Trong tương lai, cần thiết thực hiện một số biện pháp sau: - Đào tạo đội ngũ giảng viên về sở hữu trí tuệ. Ðây là việc quan trọng nhất của quá trình đào tạo nhân lực về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường đại học có thể trực tiếp giảng dạy về sở hữu trí tuệ rất ít, phần lớn trong số họ đều là những người được đào tạo chính quy về pháp luật nói chung, chỉ có một số người được đào tạo sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ. Vì vậy, các giảng viên chuyên giảng dạy pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ sở hữu trí tuệ. Việc đào tạo chuyên sâu này có thể được tiến hành ở nước ngoài hoặc trong nước. - Đào tạo chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học về sở hữu trí tuệ. Hiện nay chỉ có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là đào tạo cử nhân chuyên ngành sở hữu trí tuệ. Tháng 6/2006 trường đào tạo được 11 cử nhân thì sau 3 tháng đã có 10/11 người tìm được việc làm, trong đó có 9 người làm đúng nghề đã được đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội về nhân lực sở hữu trí tuệ là rất lớn. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, chương trình đào tạo này cũng mới chỉ là thí điểm, hiện nay Trường đang phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành tổng kết quá trình đào tạo để có thể xây dựng được chương trình đào tạo chính quy, hiệu quả. - Xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Tuy vậy, cũng không thể áp dụng nguyên xi chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ của các trường đại học danh tiếng trên thế giới vào Việt Nam được. Sau nữa, trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam đang dần tự chủ về mặt tài chính thì trường đại học nào sẽ gánh vác việc đào tạo nhân lực về sở hữu trí tuệ cũng cần được tính đến. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, không chỉ các trường đại học luật có thể đảm nhận việc này mà nhiều cơ sở đào tạo về quản lý cũng đảm nhận được. - Đưa sở hữu trí tuệ trở thành môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng, nhất là đối với khối trường kĩ thuật. Kiến thức về sở hữu trí tuệ không chỉ cần thiết đối với những người công tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà còn cần thiết đối với mọi người, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, việc đưa sở hữu trí tuệ trở thành một môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng là cần thiết. - Đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ về sở hữu trí tuệ. Loại hình đào tạo này đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội, nhất là đối với những người đang công tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà chưa qua đào tạo. 3.2. Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ Việc nâng cao nhận thức xã hội về sở hữu trí tuệ là một trong những giải pháp thiết thực tạo nền tảng cho một xã hội mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng và bảo vệ có hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là làm cho toàn xã hội nhận thức được ý nghĩa và vai trò của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới xây dựng thói quen tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và không đồng tình với các hành vi xâm phạm quyền. Giải pháp cụ thể như sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các thông tin về sở hữu trí tuệ, đưa việc sử dụng pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền trở thành quen thuộc với xã hội. Cần phải làm cho mọi người hiểu rằng việc tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là tự bảo vệ quyền lợi của chính mình, là góp phần xây dựng một xã hội phát triển văn minh. Trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, phát huy vai trò tuyên truyền của các cơ quan đoàn thể như Hội nghề nghiệp, Hội quần chúng.... - Đăng tải trên các báo phổ thông bài viết của các chuyên gia về sở hữu trí tuệ thay vì chỉ đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tổ chức các Diễn đàn về sở hữu trí tuệ trên truyền hình, các cuộc thi, gameshow. Ví dụ như Cuộc thi tìm hiểu kiến thức về sở hữu trí tuệ đã được Hội doanh nghiệp trẻ Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương (với sự cố vấn của Sở Khoa học & Công nghệ Hải Dương) tổ chức đêm 30.6.2006. Khoa Khoa học quản lý thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã tổ chức cuộc thi tương tự... Những hình thức này có tác dụng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho công chúng, góp phần thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. - Biểu dương, khuyến khích kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình có thành tích trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật thông tin và khuyến cáo về các trường hợp vi phạm cho cộng đồng. 3.3. Đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo Tại sao lại đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo ở đây? Bởi vì phải có những con người đó thì sáng chế mới được tạo ra, và mới có sáng chế để bảo hộ. Việc đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo không chỉ giúp tạo ra những con người có đầu óc sáng tạo, có trí tưởng tượng để có thể tạo ra sáng chế, mà những nền tảng cơ sở đó sẽ giúp họ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của những sáng chế mình tạo ra, do đó sẽ có cách thức để tự bảo vệ cho thành quả lao động sáng tạo của mình. Nhật Bản là một trong những quốc gia có số lượng sáng chế được tạo ra nhiều nhất trên thế giới, và cũng là nước có số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp khá cao. Ở đất nước này, họ đưa mô hình đào tạo để phát triển tư duy sáng tạo vào tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học, đại học. Do đó đã khuyến khích được hoạt động sáng tạo trong tất cả các tầng lớp trong xã hội, nhất là lớp trẻ. Việt Nam có thể tham khảo để áp dụng giải pháp của Nhật Bản để nâng cao năng lực sáng tạo của con người, từ đó dẫn đến việc tạo ra sáng chế và bảo hộ hiệu quả sáng chế đó. Vì vậy, trước hết Việt Nam cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế, sau đó là đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo. 4. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ 4.1. Về hệ thống thông tin sáng chế Hiện nay, tại Cục Sở hữu trí tuệ có khoảng 4.000 bằng độc quyền sáng chế và khoảng 200 bằng độc quyền GPHI đang có hiệu lực. Cục Sở hữu trí tuệ cũng có khoảng 30 triệu bản mô tả sáng chế ở dạng CD - Rom và các thiết bị máy tính rất thuận tiện cho việc tra cứu [32]. Ngoài ra còn có hai trung tâm thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng phục vụ cho việc tra cứu. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao hiệu quả tra cứu thông tin tư liệu sáng chế. - Thiết lập mạng quốc gia về sở hữu công nghiệp, trong đó có tiện ích tra cứu thông tin sáng chế để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin. Mạng này sẽ được kết nối với mạng thông tin toàn cầu WIPONET của WIPO - Tăng cường các tiện ích cho hệ thống tra cứu + Xây dựng thư viện điện tử bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh và thiết kế các công cụ tra cứu tích hợp (kể cả phần mềm dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại) để người cần thông tin có thể truy cập thông tin một cách thuận tiện, rút ngắn thời gian tra cứu, nâng cao độ chính xác của thông tin tra cứu được.           + Mở rộng các dịch vụ tra cứu theo chủ đề, theo lĩnh vực để thuận tiện cho người sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin.       - Mở thêm các trung tâm thông tin mới bên cạnh hai trung tâm ở thành phố Hồ CHí Minh và Đà Nẵng nhằm phục vụ thông tin sáng chế cho công chúng. - Vì công việc tra cứu thông tin sáng chế và xử lý kết quả tìm được đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp cao nên cần thiết hình thành các bộ phận hoặc nhóm chuyên trách có trình độ cao về tra cứu thông tin sáng chế trong các cơ quan thông tin khoa học công nghệ, nắm bắt được nhu cầu thông tin của từng đối tượng và hướng dẫn họ tra cứu. 4.2. Về các dịch vụ liên quan đến sở hữu công nghiệp Dịch vụ liên quan đế sở hữu công nghiệp bao gồm đại diện, tư vấn pháp lý về sở hữu công nghiệp. Xu thế trên thế giới hiện nay là thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng, và các dịch vụ về sở hữu công nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ này. - Phải nới lỏng các điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện, tư vấn sở hữu công nghiệp, tiến tới mở cửa kinh doanh, cho phép các công ty nước ngoài được tham gia vào các dịch vụ này ở Việt Nam. - Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người tham gia hoạt động này. Mở các khoá huấn luyện các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp. - Mở rộng mạng lưới đại diện SHCN, không nên chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng liên minh, hiệp hội về sở hữu trí tuệ. Củng cố và phát huy vai trò của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam (VIPA) và các Hội quần chúng, nghề nghiệp khác. Muốn vậy, không những Hội phải chủ động tìm ra các hình thức hoạt động thích hợp mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. 5. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực nên Việt Nam cũng cần phải hoà mình vào sự phát triển chung của hoạt động sở hữu trí tuệ trên thế giới. Do đó, việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là đòi hỏi hết sức cấp bách. Hoạt động hợp tác hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ những năm vừa qua đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đã có một số dự án hợp tác với Nhật Bản, Mỹ, cơ quan sáng chế châu Âu EPO và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.... Dự án “Hiện đại hoá quản trị sở hữu trí tuệ” do chính phủ Nhật Bản tài trợ với Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp đã được đưa vào sử dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ và thực sự phát huy được hiệu quả. Trong năm 2005, 22 lượt cán bộ của Việt Nam đã được mời tham dự các khoá đào tạo, hội nghị, hội thảo do WIPO tổ chức như 4 hội thảo về Hiệp ước hợp tác patent, Hội thảo về thông tin sáng chế. Cục Sở hữu trí tuệ cũng phối hợp với WIPO dịch sang tiếng Việt và xuất bản một số tài liệu về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về vấn đề này. Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án, chương trình hợp tác khác nữa [35]. Trong tương lai, việc hợp tác cần mở rộng theo hướng: - Duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác đã có. Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong việc hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. - Mở rộng hợp tác với các đối tác mới, đa phương hoá các quan hệ, hợp tác không chỉ với các nước cụ thể mà với cả các nhóm nước, các khối và tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc và các nước ASEAN. Hơn nữa, Việt Nam cần đặt mối quan hệ với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và Tổ chức thương mại thế giới WTO lên hàng đầu. Nếu tất cả các giải pháp trên đều được thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, thì không những hạn chế trong hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam được khắc phục, mà hiệu quả hoạt động này sẽ được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, việc này không phải có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà cần phải có thời gian. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, hoạt động bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác sẽ ngày càng khởi sắc, bắt kịp sự phát triển chung của thế giới. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Số lượng bằng độc quyền sáng chế đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động đổi mới sáng tạo, khuyến khích tạo ra sáng chế, và coi sáng chế là tài sản chiến lược. Song song với việc đó, hoạt động bảo hộ sáng chế cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Cùng với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế, và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết phải kể đến đó là hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và cơ bản là phù hợp với những tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Sự phù hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoà nhập của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hệ thống pháp luật hoàn thiện còn là cơ sở dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng đơn đăng kí cũng như số bằng độc quyền sáng chế được cấp. Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam, số lượng đơn đăng kí sáng chế nộp vào Cục sở hữu trí tuệ không ngừng tăng qua các năm. Càng ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra và được đăng kí bảo hộ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng số vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế. Trong khi đó, hoạt động xử lý xâm phạm của các cơ quan thực thi lại chưa đủ mạnh và hiệu quả để có thể hạn chế và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, nhưng chủ yếu đó là do nhận thức và hiểu biết của cộng đồng và doanh nghiệp về lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn khá hạn chế, cũng như năng lực yếu kém của các cán bộ thực thi. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam cần thực hiện một số biện cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ sáng chế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong vấn đề bảo hộ sáng chế ở Việt Nam, những giải pháp đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, tổ chức đào tạo và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ sở hữu công nghiệp cũng như cộng đồng và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng là một giải pháp cần thiết. Trong thời gian tới, Việt Nam cần từng bước áp dụng các giải pháp này để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 1. Bộ luật dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10. 3. Công ước Paris 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp 4. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, ngày 15/4/1994 5. Hiệp ước hợp tác về sáng chế 1970. 6. Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 7. Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 8. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 9. Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. 10. Thông tư của Bộ Khoa học và công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 11. Thông tư của Bộ Tài chính số 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ Tiếng Việt 12. Ngọc Anh (26/10/2004), “Những quốc gia đầu tư cho khoa học nhiều nhất”, Công an nhân dân (Số 129). 13. Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. 14. Song Kim (30/06/2004), “Chuyện sáng chế như “thầy bói mù sờ voi”!”, Người lao động. 15. Tô Nam (16/08/2004), “Đạo…công nghệ và ước mong…”, Tiền Phong (Số 163). 16. KH.Ngọc (12/10/2005), “Võng xếp Duy Lợi thắng kiện tại Mỹ”, Tuổi trẻ (Số 236). 17. Phương Nguyên (2005), “Người nông dân chế tạo thành công máy thái hành”, Khoa học & Phát triển (Số 45). 18. Nhóm phóng viên khoa học công nghệ (24/09/2004), “Những nhà sáng tạo không bằng cấp”, Khoa học và Đời sống (Số 77+78). 19. Trần Minh Sơn (2006), Hỏi đáp về Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội 20. TS. LS. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 21. Thẩm Hồng Thụy (05/06/2003), “Sẽ trả giá đắt nếu thiếu hiểu biết”, Lao động (Số 156). 22. Thẩm Hồng Thụy (2004), “Viên chức kinh tế Tổng lãnh sự quán Mỹ đến tìm hiểu tại doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi”, Lao động (Số 129). 23. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ. 24. Trung tâm tin học và thông tin khoa học công nghệ - Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội (2006), Hướng dẫn đăng kí xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 25. Vivien Irish (2007), Sáng tạo và các chiến lược về sáng chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, WIPO Asean seminar. Tiếng Anh 26. Le Huy Anh (2005), Research on patent activities for the purpose of strengthening patent activities in Vietnamese enterprises, Final report, Tokyo. 27. Japan Institue of Invention and Innovation (2004), Guide book for practical use of Patent map for each technology field. INTERNET 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. asp?news_id=48399 35. 36. 37. 38. 39. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các quốc gia đứng đầu trên thế giới về đăng ký bằng sáng chế giai đoạn 2001-2005 Bảng 2.1: Số lượng đơn đăng kí sáng chế - GPHI giai đoạn 1990 - 2005 Bảng 2.2: Đơn sáng chế và GPHI nộp trực tiếp cho Cục SHCN theo nước xuất xứ từ năm 1995 đến 2002 Bảng 2.3: Số bằng độc quyền sáng chế - GPHI được cấp Bảng 2.4: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ giai đoạn 1990 - 2005 Bảng 2.5: Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN Bảng 2.6: Nhân lực và ngân sách của một số cơ quan sáng chế các nước trên thế giới năm 2001 Hình 1.1: Quy trình xử lý đơn đăng kí sáng chế tại cơ quan sáng chế quốc gia Hình 1.2: Quy trình xử lý đơn quốc tế theo PCT Hình 2.1: Tỉ lệ đơn đăng kí của các nước trong tổng số đơn có xuất xứ nước ngoài Hình 2.2: Tỉ lệ Bằng sáng chế được cấp trên tổng số Đơn đăng kí giai đoạn 1990 – 2005 M ỤC L ỤC Trang CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 32 I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 32 1. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ sáng chế 32 2. Quản lý Nhà nước về bảo hộ sáng chế 34 II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 35 1. Hoạt động đăng kí xác lập quyền 35 1.1. Tình hình nộp đơn 35 1.2. Tình hình cấp bằng độc quyền 38 1.3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ 42 2. Thực trạng xâm phạm quyền 43 2.1. Số lượng các vụ xâm phạm 43 2.2. Hình thức xâm phạm 44 3. Hoạt động thực thi quyền 48 3.1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm 48 3.2. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền 51 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 55 1. Những thành tựu đã đạt được 55 2. Những hạn chế còn tồn tại 57 3. Nguyên nhân của những hạn chế 59 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 65 I. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI 65 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM 66 1. Mục tiêu tổng quát 66 2. Mục tiêu cụ thể 68 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 71 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế 71 2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp 75 2.1. Đối với cơ quan xác lập quyền 75 2.2. Đối với cơ quan thực thi 76 3. Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ 79 3.1. Đào tạo kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học 79 3.2. Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ 81 3.3. Đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo 82 4. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ 83 4.1. Về hệ thống thông tin sáng chế 83 4.2. Về các dịch vụ liên quan đến sở hữu công nghiệp 84 5. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC BẢNG BIỂU 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam- thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan