Đề tài Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Với 4 nhóm sáng tác : Giai điệu dây, Ba chiếc cầu, Ăn Mồi và Săn Mồi, Hai bộ Sóng biển, triển lãm hy vọng sẽ mang đến những suy ngẫm và cảm xúc thú vị cho người xem thông qua ngôn ngữ hình khối của các tác phẩm. Triển lãm cũng ghi nhận kết quả lao động nghệ thuật của tác giả trong hành trình  23 năm gắn bó với loại hình nghệ thuật điêu khắc

pptx31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4399 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 4/20/2014 ‹#› GVHD: NGUYỄN THU HÀ BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: LỊCH SỬ SỰ NGHIỆP BẢO TỒN BẢO TÀNG ĐỀ TÀI 4: BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM Thành Viên Nhóm HẠNH BẰNG ĐẠI CÚC NỘI DUNG DÀN BÀI I. Giới thiệu về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2. Vị trí, kiến trúc. II. Nội dung, hoạt động trưng bày của Bảo Tàng 1. Trưng bày Cố định 2. Trưng bày Chuyên đề III. Lưu trữ IV. Chức năng Bảo Tàng. I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT Toạ lạc tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam 1. Về lịch sử hình thành và phát triển Bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là Ký túc xá của một tổ chức kinh doanh của Giáo hội Gia tô, mang tên "Gia đình Janne d'Art", để làm nơi ăn ở cho con gái các quan chức Pháp trên toàn Đông Dương, về học tại Hà Nội. Sau năm 1945, ngôi nhà này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đến sau năm 1962, Nhà nước đã giao cho Bộ Văn hoá để sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt nam từ thời Tiền sử cho đến ngày nay. 2. Vị trí, kiến trúc Từ một ngôi nhà có kiến trúc kiểu châu Âu, toà nhà đã được cải tạo mang nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng một bảo tàng mỹ thuật. Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Diện tích toàn bộ khuôn viên bảo tàng khoảng 4200m2 và diện tích trưng bày là 1200m2. Từ năm 1997 -1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là 4737m2 với diện tích trưng bày trên 3.000m2. Bên cạnh trụ sở chính tại đường Nguyễn Thái Học, Bảo tàng còn có cơ sở 2 tại Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa (Hà Nội) với một không gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM II. NỘI DUNG, HỌAT ĐỘNG TRƯNG BÀY CỦA BẢO TÀNG Trưng Bày Cố Định Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử Mỹ thuật từ TK 11 - TK 19 Mỹ thuật từ TK 20 cho đến nay Mỹ thuật ứng dụng Truyền thống Mỹ thuật Dân gian Sưu tập Gốm (TK 11 – TK 20) Chuyên Đề Triễn Lãm Giao lưu Nghệ thuật Trong và ngoài nước Hệ thống Trưng bày trên 30 phòng , suốt 3 tầng lầu, với số lượng hiện vật hiện lưu giữ hơn 20.000 hiện vật. 1. Trưng bày cố định (trên 2000 hiện vật) 1.1: Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử. Những hình khắc mặt người và thú, cách đây khoảng 10.000 năm là dấu ấn đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam. Được tìm thấy ở hang Đồng Nội tỉnh Hòa Bình. Nghệ thuật tạo hình Cổ đại Việt Nam đã phát triển liên tục, trải qua thời đại đồ đá và đặc biệt kim khí, suốt thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt. Gồm Mỹ thuật thời kỳ Đồ Đá và mỹ thuật thời kỳ Đồ Sắt Từ Quảng Bình trở ra, văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa "tiền Đông Sơn" trước đó với hai phổ hệ chính là Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn (khu vực sông Hồng) và phổ hệ Cồn Chân Tiên - Đông Sơn (ngã ba sông Mã, sông Chu). Phòng trưng bày này chủ yếu giới thiệu những Di vật tiêu biểu về nghệ thuật cổ đại tại các tỉnh phía Bắc. 1.2: Mỹ thuật từ TK 11 – TK 19. Cùng với việc xây dựng kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay), nhiều chùa lớn được triều đình và nhân dân khởi tạo ở các địa phương. Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo được nở rộ tạo điều kiện phát triển cho nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Sau chiến thắng quân xâm lược phương Bắc, nhà nước Đại Việt ra đời, Đạo Phật có được địa vị trong xã hội. 1.2.1: Thế kỷ 11 – Thế kỷ 14 (Thời Lý – Trần) Từ những di tích nổi tiếng thời Lý - Trần (TK 11- 19) và nghệ thuật điêu khắc Chămpa (TK 8 – 9) ở miền Trung, với các hiện vật, tác phẩm điêu khắc bằng đá và đất nung cho thấy truyền thống sáng tạo lâu đời của nhân dân với những công trình nghệ thuật có quy mô lớn và tài khéo. Chuông đồng thời Trần (TK 13 – 14) Lá đề gắn phượng 1.2.2: Mỹ thuật TK 15-đầu TK 18 (thời Lê Sơ-Mạc-Hậu Lê) Những tác phẩm điêu khắc thời Lê Sơ – Mạc – Hậu Lê (TK 15 – 18) và nhất là những pho tượng gỗ phủ sơn trong hệ thống tượng Phật giáo và tượng Hậu thời Lê Trung Hưng là những tác phẩm có vẻ đẹp cân đối hài hòa, đường nét đục chạm chau chuốt tinh vi. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay 1.2.3: Mỹ thuật cuối TK 18 – TK 19 (thời Tây Sơn – Nguyễn) Với sự ra đời của thể loại điêu khắc trang trí đình làng ở thời Mạc (TK 16) lần đầu tiên xuất hiện đề tài dân dã phản ánh cuộc sống đời thường thông qua các tác phẩm được sáng tác bằng nghệ thuật chạm khắc điêu luyện của các thợ dân gian. Giai đoạn này đánh dấu sự tham gia của khuynh hướng dân gian vào mỹ thuật truyền thống, để sang thế kỷ sau nó bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này được đánh dấu bằng những tác phẩm có tính hiện thực được thể hiện với những giá trị nghệ thuật cao. Trống đồng Cảnh thịnh thời Tây sơn năm 1800 1.3: Mỹ thuật từ TK 20 đến nay Phần trưng bày Mỹ thuật hiện đại – đương đại (TK 20 đến nay) của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được chia theo 2 tiêu chí Trưng bày các tác phẩm theo phân kỳ lịch sử mỹ thuật (từ 1925 đến 1945 và từ 1945 đến 1954) trưng bày các tác phẩm theo chất liệu với các sưu tập tranh sơn mài, lụa, màu dầu, đồ họa, và điêu khắc (từ 1954 đến nay) 1.4: Mỹ thuật ứng dụng truyền thống Chúng ta bắt gặp ở đây tất cả các kỹ thuật thủ công thể hiện trên mọi chất liệu có trên đất nước ta ở trình độ hoàn mỹ đáng tự hào. Đưa những giá trị nghệ thuật vào tất cả những vật dụng, từ những dụng cụ gia đình, công cụ sản xuất, y phục, nhà ở, nhạc cụ cho đến những vật dụng dùng trong nghi lễ, tín ngưỡng, biểu diễn sân khấu dân gian... Sự phong phú tuyệt vời trong cách sử dụng các chất liệu như : tre, đồ vải dệt, đồ chạm khảm ốc, xà cừ, chạm trổ kim loại...đã cho ta thấy tính thực dụng của các loại hiện vật được sưu tầm và trưng bày tại đây. 1.5: Mỹ thuật Dân Gian Bao gồm tranh Tết và tranh thờ xuất hiện ở một số tỉnh đồng bằng, miền núi ở phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Đề tài chủ yếu là chúc tụng, cảnh vật, sinh hoạt, quan hệ gia đình xã hội, cầu phúc, thờ thần linh bản địa, anh hùng dân tộc... Tranh thờ Phật giáo thường vẽ một Đức Phật, một vị tổ hay một vị thần tướng. Tranh thờ cổ thường được thể hiện bằng bột màu pha keo vẽ trên giấy dó, có nơi dùng sơn quang dầu vẽ trên gỗ, có khi dùng nhựa cây thông để vẽ màu sáng, dát vàng bạc lóng lánh tương tự như cách tô tượng của đình chùa tạo cho tranh có được chiều sâu và sự thần bí trong các buổi lễ tế. 1.6: Sưu tập Gốm (TK 11 – TK 20) Phòng trưng bày giới thiệu những đặc trưng rõ nét nhất về các giai đoạn của loại hình Gốm không men cũng như có men. Gốm hoa lam đa dạng phong phú về kích cỡ, chủng loại, hình dáng và cả đề tài trang trí… Có ba loại gốm nổi tiếng vào thời kì này là men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc, cuối thế kỷ 14 xuất hiện gốm hoa lam. Đề tài trang trí bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống bao gồm vân mây, hoa lá, chim, cá, hổ, voi. 2. TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ 2.1: Triễn lãm Triển lãm “NHỮNG CON CHIM” của nhà điêu khắc THÁI NHẬT MINH Các tác phẩm triển lãm tại phòng trưng bày Chuyên đề của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Tại cuộc triển lãm cá nhân mang tên "Những con chim" đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (từ 21 - 27/4/2013) một tổ hợp sắp đặt đã được anh dàn dựng công phu và mang đầy ý tưởng mới lạ. Hình tượng “những con chim”, không chỉ là biểu tượng cho khát vọng tự do mà nó còn gần gũi với câu chuyện truyền thuyết gắn liền lịch sử dựng nước của dân tộc, chính là nguồn cảm hứng được nhà điêu khắc trẻ Thái Nhật Minh khai thác đầy tính sáng tạo sau gần 10 năm hoạt động sáng tác nghệ thuật của mình. Triển lãm “IM LẶNG” của nhà điêu khắc Nguyễn Nguyên Hà. “IM LẶNG” là triển lãm Điêu Khắc cá nhân đầu tiên của tác giả Nguễn Nguyên Hà, với 11 tác phẩm chọn lọc từ các sáng tác trong vòng 3 năm trở lại đây. Tác phẩm “BƯỚM” Tác phẩm “CÂY CẦU” Triển lãm diễn ra: Từ 23 – 29/9/2013. Với 4 nhóm sáng tác : Giai điệu dây, Ba chiếc cầu, Ăn Mồi và Săn Mồi, Hai bộ Sóng biển, triển lãm hy vọng sẽ mang đến những suy ngẫm và cảm xúc thú vị cho người xem thông qua ngôn ngữ hình khối của các tác phẩm. Triển lãm cũng ghi nhận kết quả lao động nghệ thuật của tác giả trong hành trình  23 năm gắn bó với loại hình nghệ thuật điêu khắc. Tác phẩm “SĂN MỒI” Tác phẩm “ĂN MỒI” Tác phẩm ‘CẦU” Triển lãm “NẮNG” của họa sĩ Phạm Luận. Triển lãm lần này, với gần 30 tác phẩm, giới thiệu những chủ đề quen thuộc như phố cổ, hoa, biển bên cạnh một số lượng đáng kể các tác phẩm với đề tài chính là con người qua một góc nhìn mới mẻ và một phong cách nghệ thuật đã định hình. “NẮNG” là triển lãm cá nhân lần thứ tư của họa sĩ Phạm Luận tại Hà Nội sau nhiều năm triển lãm tại nước ngoài.. Tác phẩm “NGÀY MỚI” “Những người đàn ông của biển” Trong tranh của ông, những con đường, ngõ phố của trong khu phố cổ Hà Nội được ông tái hiện đan xen mang cả vẻ hiện đại và cổ xưa thông qua ngôn ngữ tạo hình với những nét bút mạnh mẽ và bảng màu rực rỡ kết hợp thủ cùng pháp diễn tả ánh nắng và ánh sáng đèn tạo nên hiệu quả thị giác cuốn hút người xem. Tác phẩm “Quán La Terrasse Triển lãm diễn ra: 20/2 – 1/3/2014 2.2: Giao lưu nghệ thuật trong và ngoài nước Nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Bảo tàng Mỹ thuật ViNam kết hợp cùng Hội nghệ sĩ Kosei Kyoto (Nhật Bản) đồng tổ chức trệt iển lãm "Kogei, tinh thần Kyoto" giới thiệu với công chúng Việt Nam về tinh hoa mỹ nghệ Kyoto, cố đô Nhật Bản. “Bình khảm cua cá” “Tranh nhuộm” Triển lãm kéo dài từ 11-23/11/2013 KOGEI được hiểu tương tự như nghệ thuật trang trí, đôi khi lại như một loại hình mỹ thuật. Những sản phẩm của họ không chỉ hữu dụng mà còn đẹp về nhiều nghĩa. Tất cả đều có cùng một mục đích, đó là hướng tới cái đẹp, sự tinh tế, hài hòa, bên cạnh sự đa dạng nhưng vẫn luôn giữ được tinh thần Kyoto. “Tàu Vũ Trụ” “Cơn Gió” III: LƯU TRỮ Khác với các hiện vật trưng bày theo tiến trình lịch sử, kho lưu giữ của bảo tàng còn có nhiều hiện vật được hệ thống thành bộ sưu tập và được bảo quản ở từng kho riêng với chế độ bảo quản thích hợp, bao gồm: Sưu tập Mỹ thuật nước ngoài: trên 400 hiện vật Sưu tập Gốm: 6455 hiện vật Sưu tập Mỹ thuật truyền thống: 2012 hiện vật Sưu tập Điêu khắc: 993 hiện vật Sưu tập Hội họa: 6310 tác phẩm IV: CHỨC NĂNG BẢO TÀNG Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng. Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ. Sưu tầm kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mon_lssn_bt_bt_3451.pptx