MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa đó đã làm nên sức sức sống trường tồn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, bảo vệ nền độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày nay thế giới đang đứng trước xu thế hội nhập và phát triển. Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa và vai trò của văn hóa được đề cao đến như vậy . Văn hóa, được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội như trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo cáo chính trị của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, một lần nữa khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tăng sức đề kháng chống những văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động của nhân dân”[1] Phát triển nền văn hóa chính là hiện đại hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
Đảng ta khẳng định di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vật nói riêng là tài sản của nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã hội, mọi tổ chức, mọi ngành, mọi cấp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa. Trong quá trình phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Di sản cổ vật và cổ vật gốm sứ là một bộ phận cấu thành quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Trong những năm qua, việc bảo vệ di sản văn hóa, các di tích và cổ vật nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực.
Nhiều bảo tàng nhà nước, các ngành đã được quan tâm đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai thác tiềm năng của di sản văn hóa, gắn việc trưng bày, triển lãm với lễ hội, du lịch góp phần trực tiếp làm ra kinh tế cho đất nước.
Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúng đón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Các cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu, đấu giá ngày một nhiều hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản văn hóa dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc của các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, sự hình thành thị trường hàng hóa văn hóa nói chung, thị trường cổ vật và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng là tất yếu khách quan. Vấn đề bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật đang đứng trước những cơ hội mới và những thách thức khốc liệt của yếu tố kinh tế thuần túy, nạn trộm cắp cổ vật ở nhiều địa phương có chiều hướng tăng lên một cách rõ rệt. Riêng cổ vật gốm sứ, việc đào bới, trục vớt trái phép cổ vật ở trong lòng đất và dưới biển cũng gia tăng, đặc biệt, hiện tượng tranh giành, mua bán, lừa đảo cổ vật gốm sứ diễn ra công khai, có khi rất sôi động, trái với những quy định của pháp luật, tạo nên sự không lành mạnh trong thị trường hàng hóa văn hóa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở Việt Nam.
Trước đây, dù pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn hóa và nghiêm cấm mọi hành vi mua bán cổ vật nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một thị trường “đen” về cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ. Từ “giới thợ chạy” ở các địa phương, cổ vật được tuồn về Hà Nội, về thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng bày bán công khai trong các tiệm với cái tên danh nghĩa “Hàng lưu niệm” . Những đường phố như Hàng Đào, Hàng Ngang, Kim Liên, Nghi Tàm, Đồng Khởi, Lê Công Kiều đã từng là những tụ điểm buôn bán cổ vật vô cùng náo nhiệt. Nhiều cổ vật về tay “con buôn” được bán bằng ngoại tệ mạnh, phần lớn là cho người sưu tập nước ngoài mà trong đó không ít là con buôn cỡ quốc tế . Cổ vật Việt Nam, vì thế bị thất thoát, “chảy máu” trầm trọng. Hiện tượng các cổ vật gốm sứ có giá trị kinh tế cao, giá trị thẩm mỹ đẹp, giá trị lịch sử quan trọng đang có nguy cơ bị sâm hại và “chảy máu” ra thị trường quốc tế.
Luật di sản văn hóa- 2001 ra đời, cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ ở nước ta nói riêng đã được nhà nước cho phép công khai mua, bán, trao đổi , thẩm định, đấu giá vv. Cổ vật được chính thức nhìn nhận dưới góc độ là một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt, không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao cho các chủ sở hữu.
Việc đánh giá, thẩm định, mua bán, trao đổi các tài sản văn hóa cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ có nguồn gốc bất hợp pháp không những chưa chấm dứt mà còn gia tăng một cách sôi động, những điều đó cho thấy nếu tiếp tục bông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ, vô hình chung, chúng ta đang dần biến thị trường cổ vật mặc nhiên thành nơi tiêu thụ các tài sản do trộm cắp, do đào bới trái phép, do không được giám định thật giả, nông, sâu vv Điều đó không những dẫn đến sự thất thu thuế của nhà nước, mà quan trọng hơn, là làm thất thoát đi một khối lượng không nhỏ di sản cổ vật của đất nước, một loại tài sản đặc biệt. Kinh nghiệm của nhiều nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, nhiều khi gấp hàng trăm, hàng ngàn lần để mong mua lại những cổ vật của chính dân tộc mình.
Thực tế, chúng ta đang đứng trước những câu hỏi: Vai trò của cổ vật gốm sứ Việt Nam như thế nào đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ hiện nay ra sao? Đã có thị trường cổ vật gốm sứ thực sự chưa? Việc tổ chức, quản lý như thế nào? . Để có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ, định hướng cho thị trường cổ vật gốm sứ phát triển lành mạnh, hoạt động đúng quy luật, góp phần quan trọng trong việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ là bài toán cần có những lời giải đáp hết sức cụ thể và cấp thiết.
Trên đây là những là những lý do nghiên cứu của đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình) ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất đáng phấn khởi, nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều hơn trong công tác nhiên cứu, trưng bày và quảng bá giá trị văn hóa cổ vật ở trong nước và quốc tế, nhiều cuộc hội thảo, triển lãm, trưng bày, hội chợ, festival vv đã được tổ chức và bước đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thị trường hàng hóa văn hóa nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng đã dần dần hình thành, phát triển và đã chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nó phản ánh tập trung mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể thấy:
2.1. Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN được thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết hội nghị TW4 khóa VII, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX, Nghị quyết TW5 khóa VIII, kết luận Hội Nghị TW 10 khóa IX.
Từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW khóa VII đã bàn đến những khía cạnh kinh tế trong hoạt động và kinh doanh hàng hóa văn hóa ở nước ta. Ví dụ những vấn đề được nêu ra: bằng mọi cách phải đưa các giá trị văn hóa của dân tộc và thế giới đến với nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài dưới nhiều hình thức như mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm Tháng 12 năm 1995, bộ văn hóa thông tin đã triển khai thực hiện văn bản của Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng vv. Đặc biệt nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đã đưa ra một số chính sách kinh tế trong văn hóa rất quan trọng.
Có thể nói, đó là những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa định hướng không những cho công tác nghiên cứu trên lĩnh vực này, mà còn là cơ sở cho các hoạt động văn hóa nói chung và quản lý thị trường hàng hóa văn hóa nói riêng.
Luật di sản văn hóa (2001). Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học (2002). Trong chỉ thị này, đã có phân công trách nhiệm cho các ngành, các cơ quan chức năng như Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ công an, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Ban tôn giáo của Chính phủ trong việc quản lý các cổ vật. Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu văn hóa phẩm. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP Về sử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Chỉ thị của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch số 84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 gồm 7 chương, 36 điều, có hiệu lực từ ngày 6-11-2010, thay thế nghị định số 92/2002 NĐ-CP ngày 11-11-2002 của chính phủ.
Hiện nay trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam cũng đang có nhiều hoạt động tích cực liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật.
Những định hướng trong chủ trương phát triển văn hóa và kinh tế, sự cố gắng của Chính phủ đã tác động quan trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta.
2.2. Những nghiên cứu vấn đề trên bình diện rộng về lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế như: Kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển, phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa hiện nay, phát triển văn hóa, phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ví dụ như những công trình nghiên cứu và các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước:
Văn hóa vì phát triển – GS. Phạm Xuân Nam, Nxb CTQG Hà Nội 1998.
Văn hóa Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa về kinh tế ( Đề tài cấp Bộ đấu thầu. Học viện CTQG- HCM do PGS, TS. Phạm Duy Đức chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2005).
2.3. Bước đầu nghiên cứu về lý luận của thị trường hàng hóa văn hóa trên các mặt chủ yếu như: Vấn đề kinh tế trong văn hóa, bản chất của hàng hóa văn hóa tinh thần, quản lý thị trường văn hóa và cơ chế quản lý thị trường văn hóa, thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam có các công trình:
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta - GS,TS Hoàng Vinh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,1999 )
Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa - PGS, TS Lê Ngọc Tòng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004 )
Thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (đề tài cấp bộ, Học viện CT. QG HCM - TS Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2008)
2.4. Một số công trình và đề tài nghiên cứu về quản lý các hoạt động văn hóa và cơ chế hoạt động văn hóa trong điều kiện hiện nay ở nước ta , Như :
Theo dấu các văn hóa cổ của tác giả Hà Văn Tấn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội,1997.
Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt nam Tác giả Diêm Thị Đường, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội 1998.
Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam (Phạm Văn Đấu và Phạm Võ Thanh Hà, Nxb văn hóa thông tin, 2010
Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam (Tập bài giảng văn hóa của trường đại học văn hóa Hà Nội, của tác giả Hoàng Sơn Cường- Nxb Văn hóa thông tin- Hà Nội,1998)
Quản lý hoạt động văn hóa (của tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998).
Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (Đề tài cấp bộ, Học viện CTQG. HCM- do GS, TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2000).
Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước ta. (Đề tài cấp bộ. Học viện CTQG.HCM- Do GS,TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2005)
2.5. Sách về cổ vật gốm sứ, thú chơi cổ vật của một số tác giả như Vương Hồng Sển (TP Hồ Chí Minh). TS,Trần Đức Anh Sơn (Huế) và một số bài viết trên tạp chí: Cổ vật Tinh Hoa, Cổ vật Thiên trường, một số bài viết trên các báo và trên mạng Internet .vv.
Có thể nói, chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chắc chắn đề tài sẽ gặp nhiều khó khăn cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay. sự hình thành, phát triển của thị trường cổ vật gốm sứ ở Việt Nam trong 10 năm qua, (qua khảo sát thực tế ở Hà Nội và một số tỉnh) trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển thị trường cổ vật gốm sứ ở nước ta theo hướng tích cực, công khai, lành mạnh và hội nhập quốc tế,
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
Làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ ở Việt nam trong thời gian qua (Qua khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh Nam Định, Ninh Bình)
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay, xây dựng một thị trường cổ vật gốm sứ phát triển công khai, minh bạch, lành mạnh và hội nhập quốc tế .
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt nam và phát triển thị trường cổ vật gốm sứ là vấn đề rất rộng và mới.
Vì những lý do khác nhau, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tế việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật gốm sứ và thị trường cổ vật gốm sứ Việt nam trong 10 năm qua (Tính từ thời điểm ra đời luật di sản Việt Nam năm 2001) .Đề tài cũng chỉ tập trung khảo sát thực tế ở một số địa phương khu vực phía bắc là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, quan điểm của Đảng ta về phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đề tài sử dụng các phương pháp liên/đa ngành; Phương pháp phân tích- tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ ở nước ta trong thời gian qua.
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy; làm cơ sở cho các nhà quản lý một hướng tiếp cận về quản lý thị trường văn hóa gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
6. Kết cấu của luận văn
Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương 9 tiết:
Chương I: Di sản văn hóa cổ vật gốm sứ đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
Chương II: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam
Chương III: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam
[1] ( Đảng cộng sản Việt nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,H.2006.Tr213.)
114 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4426 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác, tìm kiếm, sưu tầm trong nhân dân để thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Chúng ta cùng nhau điểm lại một vài thông tin về sự xuất hiện những yếu tố hình thành thị trường cổ vật nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ Việt Nam nói riêng:
Năm 1883, lúc đó buôn bán cổ vật là phạm pháp. Thậm chí sở hữu cổ vật không chứng minh được nguồn gốc cũng là một tội. Sau đó, một loạt vụ khám xét cửa hàng, nhà riêng một số chủ buôn bán đồ cổ ở trên đường Nam Bộ (sau đổi là Lê Duẩn), người bị bắt, cổ vật bị tịch thu. Phong trào buôn bán cổ vật giảm nhiệt hẳn. Mãi đến năm 1986, có các cửa hàng bán đồ cổ dưới dạng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ mới lại nở rộ dọc các phố cổ, đường Lê Duẩn và bây giờ là đường Nghi Tàm, Âu Cơ. Từ buôn bán tàng trữ trái phép, giờ những người sưu tầm, có hội nghề nghiệp, có luật pháp bảo trợ. Tuy nhiên cổ vật có hai mặt của nó, một mặt có giá trị văn hóa có đôi thứ là bảo vật quốc gia, mặt khác có giá trị hàng hóa. Vậy cần phải xem xét thật cẩn trọng thị trường cổ vật. Bài học của nhiều nước đã có: phải chạy vạy khắp thế giới thu mua lại với giá “khủng khiếp” những cổ vật của quốc gia mình.
Vào những năm 1970, lúc đó ở Hà Nội chỉ có vài người: cụ Nguyên Ninh (ở Hàng Than), nhà Đức Minh (ở Hàng Muối), nhà anh Dụ (ở Đặng Tất), ông Ngô Lân ( ở Trần Phú), anh Hoàng (ở Hàng Đậu)… Một số người trẻ sớm tham gia sưu tầm, buôn bán là mấy anh chị con nhà văn Kim Lân, một nhà ở phố Hàng Đường sau chuyển cư vào TP. HCM. Đến đầu năm 1980 buôn bán đồ cổ trở nên phát tài, mua 1 bán 50, thậm chí là 100 nên nở rộ một loạt các cửa hàng mua bán cổ vật ở nhiều nơi trong thành phố rồi tập trung về đường Nam Bộ.
Cho đên cuối những năm 1990, đầu ra của cổ vật chủ yếu vẫn là khách nước ngoài. Khách mua ở các cửa hàng rồi bằng nhiều cách, chủ yếu là “ngầm” qua hải quan cửa khẩu mang đi. Phổ biến là để lẫn cổ vật vào những đồ thủ công mỹ nghệ rồi mang khỏi biên giới. Với những khách mua nhiều, nhà hàng phải đóng thùng để lẫn trong hàng xuất khẩu gửi cho một công ty ngoại quốc nào đó, rồi qua công tỵ nọ tới tay khách hàng.
Thời nước ta còn chiến tranh, không mấy ai quan tâm tới cổ vật. Cuối những năm 1970, nguồn cổ vật chủ yếu là sưu tầm trong dân gian, chủ yếu trong các hộ nông dân, đúng hơn trên bàn thờ của các hộ nông dân,cổ vật phân tán trong dân gian rất ít là do tổ tiên để lại mà hầu hết do phát động hai phong trào: cải cách ruộng đất và chống mê tín di đoan.
Một nguồn nữa làm các cổ vật lưu lạc trong dân gian là phong trào chống phong kiến, chống mê tín di đoan xây dựng nền văn hóa mới. Hàng loạt đình đến, chùa miếu, phủ, quán đã bị phá vào những năm 1980. Hàng ngàn tượng phật, tượng mẫu, tượng thần thánh,ngai thờ, đồ tiến cúng bị trôi sông, bị chiếm đoạt. Một vài nơi đã có sự tính toán sơ bộ số cổ vật và công trình kiến trúc cổ bị phá hủy trong thời kì đó tương đương trên 3 tỉ USD. Đó là chưa kể các giá trị phi vật thể như hàng trăm lễ hội, hàng chục kịch bản diễn xướng dân gian đã mất tích.
Đúng vào thời điểm cổ vật trong dân gian đã cạn thì giới mua bán bắt đầu từ Kim Bôi – Hòa Bình, một số người vô tình đào phải khi mộ mai táng cũ của người dân tộc Mường và phát hiện trong các ngôi mộ cũ có rất nhiều đồ sành sứ cổ, có nhiều đồ ta niên đại tới đời Lý, Trần, đồ Tàu niên đại tới thời Minh. Đó là các đồ dùng để chứa tro xương và đồ tùy táng. Vậy là một phong trào đào hầm mộ lan rộng từ Hòa Bình ngược lên Sơn La, Sơn Tây xuống Ninh Bình, Thanh Hóa. Thắng lợi giòn rã từ bát đĩa, tượng thú, lọ, bình và cả đồ dùng, cả trống đồng được lôi ra khỏi lòng đất. Thanh Hóa là nơi phong trào đi đào đồ cổ hoành tráng nhất và kéo dài cho đến tận ngày nay.
Cho đến năm 1996, về cơ bản các mộ táng Mường đã được khai quật xong. Nhưng rồi lại có dưới lòng biển. Một loạt tàu đắm đã đưa ra thị trường hàng chục vạn món đồ gốm ta, sứ Tàu. Chỉ có cái đồ ngâm nước biển nhiều thế kỉ nên nhiều nhiều món bạc phếch. Thế là thị trường cổ vật lại sôi động. Như đã nói ở trên, cho đến những năm 1970, chỉ có vài người ở miền Bắc là sưu tầm và buôn bán cổ vật. Người ta chơi là chính và buôn bán cũng chỉ làm giàu thêm bộ sưu tập của mình. Ví dụ cụ Dương ở Hàng Trống - Hà Nội có bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam nổi tiếng…
Đến cuối những năm 1990, kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng nhanh, nhiều tỉ phú, triệu phú xuất hiện. Nhiều người đã bắt đầu nghĩ tới việc xây dựng các bộ sưu tập, họ bắt đầu mua đồ cổ. Một số nhà buôn đồ cổ bắt đầu cũng giữ lại một số đồ quý. Một giới sưu tập xuất hiện cùng một thị trường cổ vật nội địa.Việc trao đổi, buôn bán cổ vật không thiên về xuất lậu, đưa cổ vật ra nước ngoài vì nhu cầu về một thị trường công khai đã lớn dần. Mặt khác, với một nền kinh tế thị trường sở hữu tư nhân đã bắt đầu được công nhận, quan niệm đối với cổ vật từ cấm, tịch thu chuyển sang quản lý, một chương mới với thị trường cổ vật Việt Nam.
Vậy- chúng ta cùng nhau phân tích những nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu sưu tầm cổ vật đang phát triển rất mạnh mẽ trong dân chúng hiện nay, theo tôi bao gồm một số động cơ sau:
Kinh tế phát triển, một số người giàu lên nhanh chóng xuất hiện nhu cầu tích lũy và trú ẩn, để dành cho thế hệ con cháu, thông thường đại đa số người "có tiền" đầu tư vào bất động sản hoặc tích trữ vàng hay ngoại tệ mạnh. một số người có kiến thức, có trình độ hiểu biết hơn về cổ vật nhận thức về lĩnh vực " Siêu lợi nhuận " này, nên theo nhau đầu tư vào tích trữ và sưu tầm cổ vật. vừa thỏa mãn đam mê, vừa một phần ý thức dân tộc và một phần hết sức quyết định là dự trữ tài sản cho tương lai con cháu mai sau.
Do yếu tố hàng hóa đặc biệt của cổ vật, vừa là hàng hóa, vừa mang yếu tố tinh thần (Của cao cố, ông bà để lại, đồ thờ tự, hay đơn giản chỉ là đồ kỷ niệm của ông bà…) tính phổ biến về kiến thức cổ vật trong dân không cao, lại không còn nhiều giá trị sử dụng nên biên độ dao động của giá cả cổ vật hết sức rộng, chính yếu tố này đã mang đến cho" dân thợ chạy" cổ vật cũng như các nhà đầu tư những món lợi nhuận bất ngờ, vô cùng hấp dẫn, ngoài sức tưởng tượng…( Tất nhiên khi mua cổ vật trong dân, có khi mua được nhiều món đồ với giá cả gần như cho không, hoặc không may lại bị đòi với giá khủng khiếp vì người bán chẳng hề biết đến giá trị thực của món đồ) đây là nguyên nhân có tính chất quyết định đến hành động sưu tầm cổ vật hiện nay.
Từ khi có luật di sản văn hóa 2001 đến nay Nhà nước đã công khai công nhận và tôn trọng quyền của các nhà sưu tập cổ vật đối với những hoạt động buôn bán và sưu tầm hợp pháp, đây là một nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cho phong trào các sưu tầm cổ vật trong những năm gần đây.
Vậy đâu là những yếu tố chính hình thành nên thị trường cổ vật đã xuất hiện ở Việt Nam nói chung và ở 3 địa phương nêu trên:
Thứ nhất : Nhu cầu sưu tầm và tích trữ cổ vật tăng cao, nhiều người thực sự đam mê cổ vật, mong muốn sưu tầm và gìn giữ cổ vật như một bảo vật và lưu truyền từ đời này sang đời khác không quan tâm nhiều đến giá trị kinh tế, cũng không ít người sưu tầm cổ vật chỉ đơn giản là để đầu tư, tích trữ cho mình và cho con cháu mai sau một số lượng cổ vật đủ lớn theo khả năng kinh tế của mình với những hy vọng thực tế về giá trị vật chất. còn một số lượng không nhỏ tham gia sưu tầm cổ vật chỉ chơi theo phong trào, học làm sang, hoặc làm đồ trang trí văn hóa ở "đẳng cấp trên ".
Thứ hai: Xuất phát từ quy luật "cung-cầu". Để thỏa mãn nhu cầu đang tăng cao của người chơi cổ vật cùng với lợi nhuận vô cùng hấp dẫn của món nghề này , một hệ thống dân " Thợ chạy" ra đời và hoạt động vô cùng ráo riết, nhiệt tình, có khi độc lập, riêng lẻ, có khi thành lập thành một mạng lưới, một hệ thống nhỏ có tổ chức, có bài bản và đôi khi dùng cả những mánh lới làm ăn thiếu trong sáng để" Chăm sóc" khách hàng với phương châm " Không cho chúng nó thoát".
Cùng với hệ thống "Thợ chạy" ra đời, một số đại gia có nhiều tiền, có kiến thức ít nhiều về cổ vật, có điều kiện thuận lợi cho mở cửa hiệu kinh doanh thì trở thành dân " Đầu nậu" chuyên thu gom, tích trữ và trực tiếp buôn bán cho các khách hàng- đây cũng là một mắt xích quan trọng trong quá trình hình hình thành thị trường cổ vật.
Thứ ba: Xuất xứ từ những Phiên chợ truyền thống hàng năm như phiên chợ 23 tháng chạp ở phố Hàng Mã (Hà Nội) các phiên chợ Viềng(Nam Định) nhiều phiên chợ mới đang được hình thành và đang trở thành định kỳ với hình thức mới với cái gọi là" Giao lưu, đấu giá cổ vật" như Hội Cổ vật Thiên Trường (Nam Định) tổ chức hàng năm vào ngày mùng 7 tháng giêng. CLB cổ vật Kim Sơn (Ninh Bình) tổ chức vào ngày lễ Noel 25 tháng 12. Phố mua bám.com tổ chức 3 tháng một lần ở Hà Nội (Tại nhà hàng Cối xay gió hoặc tại trường tiểu học Cát Linh) còn một số buổi giao lưu đấu giá cổ vật chưa trở thành thông lệ nhưng cũng đã được tổ chức rất hoành tráng như ở Bắc Ninh. ở Hà Nội (CLB Những người yêu cổ vật Hà Nội tổ chức) ở Hải Dương,ở Hải Phòng,ở TP Ninh Bình,ở Hải Hậu (Nam Định) ở Huế, ở Thanh Hóa…
Các cửa hàng bán cổ vật cố định đã dần hình thành tập trung ở đường Nghi Tàm, Âu Cơ (Hà Nội ) ở Đường Hàn Thuyên (TP Nam Định) và ở xã Hải Minh- Hải Hậu (Nam Định) ở quanh bờ hồ Thị trấn Phát Diệm (Huyện Kim Sơn, Ninh Bình)…Như vậy: Có thể nói, Với sự cho phép của luật di sản năm 2001- các yếu tố chính để hình thành thị trường cổ vật đã xuất hiện và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Đã có người mua, người bán, nơi diễn ra hoạt động mua bán, người tổ chức các hoạt động mua bán (Hiện nay đang là khâu yếu nhất trong khâu quản lý và tổ chức. các hoạt động nêu trên đang diễn ra do các CLB, các tổ chức Hội cổ vật ở các địa phương tự phát tổ chức mà chưa thực sự có sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan văn hóa).
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ VIỆT NAM
3.1.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Với sự ra đời của Luật Di sản văn hóa (2001) và hàng loạt những nỗ lực khác của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những năm qua, nhận thức của toàn xã hội và vai trò của di sản văn hóa cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cải thiện đáng kể.
Chính sách bảo tồn di sản văn hóa từng bước được hoàn thiện. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về di sản, bằng việc đầu tư ngày càng lớn các nguồn lực (con người và cơ sở vật chất) cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Việc ban hành Luật Di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Từ đó, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Những vấn đề liên quan đến việc đầu tư, tu sửa, phục hồi di sản phải tuân thủ theo những chế định của pháp luật hiện hành. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẵn dành một nguồn lực kinh phí đáng kể để tạo ra nguồn nhân lực, chống xuống cấp, tu sửa, tôn tạo di tích, nhất là di tích đặc biệt quan trọng có liên quan đến lịch sử dân tộc.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới của kinh tế thị trường, quy luật "Cung - cầu", Quy luật " Giá trị" đang điều tiết thị trường một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Hơn nữa, thị trường cổ vật nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng chỉ đang trong quá trình hình thành chứ chưa thật sự có nề nếp, công khai, minh bạch. Các hiện tượng mua bán lén lút, chui lủi, lừa đảo, trộm cắp, chụp giật đang diễn ra hàng ngày. hiện tượng " Chảy máu cổ vật" vẫn đang còn là thực tế làm đau đầu các cơ quan chức năng.
Việc xuất hiện ngày càng đông đảo các tổ chức " Hội cổ vật" " Hội di sản", Các CLB cổ vật ở các địa phương…đã và đang là những tín hiệu đáng mừng trong công tác xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt nam.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ
Nhóm giải pháp về nhận thức:
Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của di sản văn hóa. Đảng ta luôn luôn khẳng định: di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, đó cũng chính là tài sản của nhân dân. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước.
Có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước. Do đặc thù của công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đồi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, cho nên nếu Nhà nước không đầu tư thì không một địa phương, một ngành nào có thể làm nổi. Bên cạnh đầu tư ngân sách trực tiếp cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, Nhà nước cũng cần có chính sách để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho công tác này.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, các địa phương cần chủ động xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó dành một nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Thực tế cho thấy, một số các địa phương quản lý tốt các nguồn thu từ dịch vụ, tiền bán vé tham quan di tích, tiền cồn đức của khách thập phương, tiền ủng hộ của những người con quên hương làm an phát đạt…đã tạo nên một nguồn lực không nhỏ để tu sửa di tích, mở mang giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến với di tích.
Các bảo tàng cần năng động hơn trong việc tổ chức các hoạt động của mình. Đồng thời, cần tăng cường sự liên kết, phối hợp của các bảo tàng với các ngành, các hội ở trung ương và một số địa phương để tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề, góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về giá trị di sản, giáo dục truyền thống dân tộc.
Tiếp tục thực hiện chủ chương xã hội hóa công tác bảo tồn di tích nói riêng, xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Trước hết, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng các tầng lớp nhân dân về giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động này với ý thức họ chính là chủ nhân những di sản trên quê hương, đất nước mình.
Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực khi thực hiện những chính sách về bảo tồn di sản.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân. Có những biện pháp thiết thực để khuyến khích, động viên, cổ vũ những tập thể, doanh nghiệp và cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Tiếp tục thực hiện việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua cơ chế đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cơ chế đầu tư cho các địa phương thông qua chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa là cơ chế “hỗ trợ” cho những nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, của ngành chứ không phải là đầu tư 100% thay cho nhiệm vụ đầu tư thường xuyên cho hoạt động và phát triển văn hóa của địa phương. Điều nay nhằm khắc phục tư tưởng ỷ lại, trôgn chờ vào nguồn vốn của trung ương, cũng như thái độ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành và địa phương trong các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.
Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu, giám định giá trị của các loại hình di sản nhằm quản lý tốt hơn những hiện vật, cổ vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Đối với di sản văn hóa phi vật thể nên thành lập trung tâm lưu giữ những kinh nghiệm, hiện vật đã sưu tầm, nghiên cứu về làng nghề, về các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian… nói tóm lại là cần có trung tâm lưu giữ các dự liệu về di sản.
Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Trước hết, Nhà nước phải có một hành lang pháp lý đầy đủ và chắc chắn để thị trường cổ vật vận hành thuận lợi. Pháp luật cần phải rõ ràng và cụ thể hơn nữa khi điều chỉnh vấn đề nguồn gốc hợp pháp của các sưu tập tư nhân, một mặt nghiêm cấm việc buôn bán, trao đổi những cổ vật có nguồn gốc từ hệ thống di tích và các di chỉ khảo cổ học, mặt khác nên thừa nhận những di vật khảo cổ học đã thuộc về lịch sử , chịu sự chi phối của những hạn chế lịch sử trong thời kỳ trước đây - khi mà giá trị cổ vật chưa được coi trọng đúng mức, cổ vật thậm chí còn bị “đem lót đường, làm chuồng lợn”. Phải xây dựng danh mục các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phép và không được phép lưu thông, được phép và không được phép xuất khẩu. Phải sớm ban hành qui chế mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, quy chế về tổ chức và hoạt động của các cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, quy định cụ thể trách nhiệm của những cửa hàng này trong việc đảm bảo mặt hàng bán ra là cổ vật thật. Đồng thời cho phép việc sản xuất đồ giả cổ trên cơ sở có đăng ký sản xuất kinh doanh có dấu hiệu riêng của nhà sản xuất nhằm góp phần giảm thiểu, hạn chế những hiện tượng tiêu cực, gian dối.
Bên cạnh loại hình cửa hàng mua bán cổ vật, cần phải có một thị trường đấu giá mang tính quốc gia và khu vực với lực lượng nòng cốt là hệ thống các công ty đấu giá. Thực hiện giải pháp này sẽ kiểm soát được giá cả của cổ vật, khắc phục tình trạng cổ vật bị bán đi với giá rẻ mạt, không tương xứng với giá trị vốn có của nó, đồng thời ngăn chặn dòng chảy cổ vật trong nước ra nước ngoài, đảm bảo nguồn thuế cho nhà nước.
Đặc biệt, phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường cổ vât. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cửa hàng mua bán cổ vật. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hoá với các lực lượng quản lý thị trường, công an, hải quan, kiểm lâm…tạo sức mạnh đồng bộ trong việc xử lý kịp thời, công khai và kiên quyết các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các tài sản văn hoá.
Những giải pháp nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển một thị trường cổ vật lành mạnh, thông suốt và quy củ, từ đó góp phần bảo vệ và phát huy giá trị nguồn di sản văn hoá độc đáo này.
Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ
Hiện nay, Cán bộ làm về ngành văn hóa nói chung và bảo tồn, bảo tàng chưa được đào tạo chuyên môn còn phổ biến, Xin viện dẫn ra đây một vài ví dụ nhỏ để so sánh:
Cán bộ ở một xã, phường, thị trấn:
Giáo viên Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Trung bình có từ 70 đến 100 người được đào tạo bài bản qua ngành sư phạm đạt trình độ khoảng 98 %
Cán bộ làm ở ban văn hóa xã : 4 người hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, may chăng được tập huấn nghiệp vụ khoảng một vài ngày tại phòng văn hóa huyện.
Cán bộ công tác ở Huyện :
Số giáo viên trong biên chế ở huyện đồng bằng trung bình có khoảng từ 2000 đến 2500 người.
Số cán bộ làm chuyên trách về công tác văn hóa, thể thao và du lịch có khoảng 50 người, số được đào tạo cơ bản về chuyên ngành văn hóa : 02 người phần lớn chỉ có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp, trong đó đào tạo về bảo tồn, bảo tàng hầu như không có.
Vấn đề đào tạo đội ngũ làm công tác văn hóa nói chung và cán bộ làm về công tác bảo tồn, bảo tàng nói riêng đang là một trong những thách thức không nhỏ trong việc tuyển sinh trước cơ chế thị trường, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo về văn hóa với các khoa : Thư viện, phát hành sách, bảo tàng, quản lý văn hóa…hầu như không tuyển đủ chỉ tiêu cho phép ( Mặc dù chỉ tiêu đào tạo về lĩnh vực này đã quá ít so với nhu cầu ) ví dụ như ở phía bắc, trường đại học văn hóa Hà Nội mỗi năm, khoa bảo tàng chỉ tuyển 120 đến 140 sinh viên…
Chúng ta có thể nêu lên một thực tế là trong mấy năm gần đây, số lượng các trường đại học dân lập tăng lên đột biến có thêm hàng vài ba trăm trường, xong khó có thể tìm thấy một trường đại học dân lập nào mới thành lập có đào tạo về bảo tồn, bảo tàng. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao ? có lẽ phải mất rất nhiều thời gian để phân tích, trong khuôn khổ luận văn này tôi chỉ xin được nêu một xu hướng chung của tình trạng trên là mục tiêu kinh tế và xu hướng thực dụng của học sinh trong cơ chế thị trường hiện nay.
Xin được nói thêm là hiện nay ở Việt Nam chưa có bất kể trường đại học hay khoa đào tạo chuyên sâu nào về cổ vật, đặc biệt là khâu giám định cổ vật và thị trường cổ vật…
Vậy, đâu là giải pháp cho vấn đề đào tạo đội ngũ, theo tôi:
Nhà nước cần có những ưu tiên, ưu đãi nhằm khuyến khích cho cán bộ, sinh viên, học sinh theo học và công tác trong ngành nghề này một cách tương xứng với tầm quan trọng của nó ( Ví dụ như miễn giảm học phí, tăng học bổng, chế độ phụ cấp, tăng phần trăm ưu đãi nghề nghiệp như giáo dục, bảo hiểm xã hội , hay lực lượng vũ trang…)
Cần nâng cao nhận thức trong xã hội và trong nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và di sản cổ vật gốm sứ nói riêng.
Cần sớm định hình một thị trường cổ vật : Công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế, Cần thành lập rộng rãi những trung tâm giám định, trung tâm kiểm định cổ vật góp phần nhanh chóng đưa thị trường cổ vật vào nề nếp.
Nhóm giải pháp về quản lý
Quản lý bao gồm tổ chức, điều tiết, giám sát…thị trường văn hóa ở tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, làm cho t hị trường văn hóa phát triển đúng hướng, tạo ổn định xã hội, thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật và kinh tế phát triển, nâng cao giá trị tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nội dung quản lý thị trường văn hóa thể hiện trong mấ khía cạnh sau:
Kiểm soát thị trường văn hóa đòi hỏi Nhà nước phải dự báo được các xu hướng vận động của thị trường văn hóa để xây dựng các quan điểm, phương hướng và các giải pháp tổng thể để phát triển thị trường văn hóa. Điều này đòi hỏi nhà nước phải sử dụng các biện pháp: hành chính, kinh tế, giáo dục,… để quản lý trật tự, sản xuất kinh doanh thị trường văn hóa, làm cho nó phát triển theo quỹ đạo có lợi cho xã hội. Việc kiểm soát thị trường văn hóa chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ tư tưởng, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Kiểm soát chất lượng thị trường văn hóa là kiểm soát chất lượng về mặt nội dung và chất lượng phục vụ của người kinh doanh, nguỷoif sản xuất trên thị trường văn hóa. Kiểm soát thị trường văn hóa nhằm làm cho thị trường này phát triển theo hướng lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa – chính trị, xã hội. Kiểm soát chất lượng hàng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giải trí văn hóa làm cho người tiêu dùng thỏa mãn tốt nhất những ngu cầu tinh thần mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa.
Kiểm soát định hướng thị trường văn hóa. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội. Nhà nước coi văn hóa là lĩnh vực vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân vừa góp phần thực hiện các chức năng giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức và tổ chức cộng đồng. Định hướng thị trường văn hóa là kiểm soát phương hướng phát triển và phương hướng kinh doanh của ngành văn hóa. Thông qua việc kiểm soát này, làm cho thị trường vận hành theo đúng pháp luật, phục vụ tốt những nhu cầu của nhân dân và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa là một hình thái ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc, nó phải phục vụ cho việc hình thành, củng cố, hoàn thiện thể chế kinh tế. Thị trường văn hóa là môi trường đặc thù để văn hóa thực hiện chức năng của nó. Kiểm soát định hướng thị trường văn hóa tạo điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng xã hội của thượng tầng kiến trúc.
Giải quyết tốt các quan hệ lợi ích trong thị trường văn hóa. Trên thị trường văn hóa có ba chủ thể chính: Nhà nước, người sản xuất – kinh doanh và công chúng. Cả ba chủ thể này đều cố gắng thực hiện các lợi ích của mình. Trong việc giải quyết quan hệ lợi ích, nhất là lợi ích vật chất, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp. Nhà nước với tư cách là người cầm quyền phải xây dựng cơ chế và tổ chức điều hành để mỗi chủ thể văn hóa đều thực hiện được lợi ích của mình thông qua các chủ thể khác. Việc giải quyết tốt các quan hệ lợi ích sẽ góp phần khuyến khích các chủ thể sáng tạo - sản xuất - kinh doanh, hăng hái tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ công chúng, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước.
Trong quá trình lao động để sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội, ngoài tình yêu nghề, sự đam mê cống hiến cho đời thì việc hưởng lợi ích vật chất đối với sản phẩm do mình sáng tạo ra cũng là một động lực kích thích người sáng tạo. Vì vậy, Nhà nước phải thông qua tác dụng của cơ chế lợi ích, cơ chế cung cầu, cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy sự nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông qua cơ chế trợ giúp vốn và cơ chế dự báo, điều chỉnh kịp thời làm cho thị trường văn hóa phát triển theo hướng lành mạnh. Đó là những điều quan trọng mà những nhà quản lý nhà quản lý kinh tế trong lĩnh vực văn hóa phải quan tâm.
Đặc biệt, phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường cổ vât. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cửa hàng mua bán cổ vật. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hoá với các lực lượng quản lý thị trường, công an, hải quan, kiểm lâm…tạo sức mạnh đồng bộ trong việc xử lý kịp thời, công khai và kiên quyết các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các tài sản văn hoá.
Nhóm giải pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ
Nhân dịp đầu xuân Ất Dậu, Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định vừa phối hợp với Sở VHTT Nam Định và Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu bảo tồn các giá trị cổ vật dân tộc tổ chức một cuộc trưng bày cổ vật của hơn 100 hội viên.
Công cuộc "góp gạo thổi cơm chung" đã cho thấy một bộ sưu tập khá phong phú, có những hiện vật mà ngay cả Bảo tàng Quốc gia cũng không có được. Kéo về "một góc thành Nam" để thưởng ngoạn cổ vật có khá nhiều các "đại gia" cổ vật và một số nhà sưu tầm, nhà khoa học, các nhà quản lý văn hoá trung ương và các tỉnh lân cận.
Nam Định vốn là phủ Thiên Trường xưa, nơi phát tích của nhà Trần, vì thế khá nhiều cổ vật liên quan đến thời Lý - Trần tìm được nơi đây. Các di tích liên quan đến triều đại Trần khá đậm đặc ở Nam Định nhất là nhiều chùa mà nổi tiếng là chùa Phổ Minh, vì thế cũng không ngạc nhiên khi thấy nhiều cổ vật có niên đại Trần đẹp nhất tìm được tại ngay quê hương nhà Trần như bộ sưu tập thạp và bình gốm hoa nâu có kích thước lớn mà không nơi nào có được.
Đến với sưu tập cổ vật, người xem còn được chiêm ngưỡng một chiếc trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn và có kích thước thuộc loại lớn nhất từ trước tới nay ở ta, có tượng 4 con cóc và hình ngôi sao giữa mặt có 12 cánh, hình người hoá trang cách điệu cao. Bên cạnh cổ vật dân tộc còn có cổ vật Trung Hoa có mặt từ nhiều năm trước như bát đĩa men ngọc thời Minh, đồ sứ men phủ màu trắng và men vẽ màu lam hay men vẽ nhiều màu thời Minh - Thanh khá đẹp.
Có thể nói cổ vật Thiên Trường khá nhiều và quý, có đại diện của mọi thời đại từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến thời Nguyễn. Điều đó cho thấy tiềm năng cổ vật trong các bộ sưu tập tư nhân khá to lớn. Chỉ một tỉnh mà đã có một kho cổ vật không kém cạnh một bảo tàng cấp tỉnh nào.
Nhân dịp khai trương phòng trưng bày cổ vật, các nhà tổ chức đã thể nghiệm một phiên chợ bán đấu giá cổ vật Thiên Trường ngay tại chỗ. Cổ vật đã được hội giám định, khi mua sẽ được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc, tình trạng cổ vật. Mới là phiên đầu tiên mà số cổ vật được bán đã nhiều, số người tham dự cũng tương đối đông và đã có một không khí... chợ thật sự, có giá lên giá xuống, có đổi đi đổi lại.
Có thể nói, cuộc trưng bày cổ vật Thiên Trường đã góp phần "xã hội hoá" một thú chơi tao nhã vốn có từ khá lâu đời của người Việt, nhất là trong những dịp Tết đến. Mặc dù vẫn còn có một ít hạt sạn như một số cổ vật được giám định niên đại chưa chính xác, có khi sai đến cả ngàn năm hoặc có thể lọt một vài đồ chưa chắc đã... cổ, nhưng cuộc trình làng này là một cố gắng lớn của các nhà yêu mến và sưu tầm cổ vật.
Ở Ninh Bình, đất cố đô Hoa lư lịch sử, phong trào chơi và sưu tầm cổ vật cũng phát triển nhanh chóng, Từ một số ít những người chơi và sưu tầm cổ vật những năm 80, đến nay đã có hàng trăm người tham gia các CLB cổ vật của tỉnh cũng như các huyện, thành, thị. số lượng cổ vật được sưu tầm kéo về Ninh Bình ngày càng nhiều, hệ thống dịch vụ kéo theo là đội ngũ" Thợ chạy" cũng ngày càng đông đảo và chuyên nghiệp hơn, từ chỉ có một Bảo tàng Tỉnh của nhà nước, đến nay đã có 2 bảo tàng tư nhân ra đời, thu hút hàng ngàn cổ vật để trưng bày để giới thiệu với nhân dân cả nước và khách quốc tế. Nhiều cuộc trưng bày, giao lưu, đấu giá đã được tổ chức thu hút được dư luận trong giới cổ vật cũng như du khách.
Ở Hà Nội. trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, phong trào sưu tầm và phát huy giá trị cổ vật càng sôi động và náo nhiệt hơn cả. rất nhiều cuộc trưng bày, giao lưu và đấu giá cổ vật đã được tổ chức nhân dịp lễ hội 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. số lượng người dân tham gia chơi và sưu tầm cổ vật tăng nhanh, nhiều bộ sưu tầm có giá trị kinh tế, giá trị lịch sử hoành tráng được công khai cho dân chúng chiêm ngưỡng, nhiều tổ chức CLB và các tổ chức hội cổ vật như Hội cổ vật Thăng Long, CLB những người yêu cổ vật Hà Nội, CLB di sản UNESCO…được củng cố và phát triển . Nhiều Làng nghề truyền thống về gốm, sứ như Bát Tràng, Chu Đậu được hồi sinh và có cơ hội phát triển rực rỡ.
Tóm lại: Phong trào chơi cổ vật đang "lên", nhiều hội cổ vật đã ra đời và chuẩn bị ra đời, đã thực sự làm cho công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy nhiên cũng không phải là không có những vấn đề xã hội và văn hoá đã và đang đặt ra rất cần cần có sự định hướng ở tầm vĩ mô của nhà nước.
Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta
Tại Luật di sản năm 2001 có ghi:
Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu tập, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình.( Điều 53)
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu. (Điều 57)
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.( Điều 60 )
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.( Điều 61)
Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả( Điều 62)
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc( Điều 63)
Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam theo quy định của pháp luật.( Điều 64)
Như vậy: về mặt pháp lý nhà nước, luật di sản năm 2001 cũng đã định hướng rất rõ những ưu tiên của nhà nước cũng như những định hướng cho việc tuyên truyền, quảng bá cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Việt Nam.
Theo tôi, bên cạnh tính pháp lý nêu trên, nhà nước cần quan tâm và tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc trưng bày, giao lưu văn hóa nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng ở cả trong nước và trên thế giới nhằm tuyên truyền, quảng bá cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam.
Tích cực hoàn thiện hệ thống pháp lý, đào tạo nhân lực, thành lập các cơ quan kiểm định, nhanh chóng xây dựng một thị trường cổ vật công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế- đó cũng chính là những tác động tích cực cho việc tuyên truyền và quảng bá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Thứ nhất: Bổ xung và hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản cổ vật nói riêng. phù hợp với xu hướng hội nhập văn hóa thế giới.
Thứ hai: Tăng cường đào tạo đội ngũ , xây dựng và hoàn thiện các Thiết chế văn hóa, tích cực và nhanh chóng đưa thị trường cổ vật Việt Nam vào hoạt động theo hướng: Công khai, minh bạch và hội nhập.
Thứ ba: Có những động thái và chính sách tích cực nhằm khuyến khích phát triển các làng nghề gốm sứ truyền thống, tạo cơ chế thông thoáng và khuyến khích nhân dân tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng. trong đó có chế độ kinh phí hỗ trợ cho các bộ sưu tập cổ vật gốm sứ và các bảo tàng tư nhân hoạt động.
Thứ tư: Tiếp tục tuyên truyền và quảng bá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam ở cả trong nước cũng như quốc tế, đẩy mạnh công tác xuất, nhập khẩu di sản cổ vật một cách hợp lý, nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Nhân loại đang bước vào những thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ ba. Nhìn lại hành trình của mình, chúng ta thật sự tự hào với những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, nền sản xuất tiên tiến , môi trường quốc tế đang ngày càng được cải thiện, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển và mở rộng hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Khái niệm " Toàn cầu hóa", “nhất thể hóa” đang dần trở nên khá phổ biến đặc biệt trên các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Bên cạnh những thành tựu và những vận hội to lớn, các quốc gia đồng thời cũng phải đương đầu với một loạt các vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, nạn khủng bố, nước biển dâng, phát triển bền vững…
Trong số những thách thức đó, người ta ngày càng nói nhiều đến nghịch lý của nền “văn minh công nghiệp”.
Trong diễn văn ngày 21/1/1998 nhân lễ phát động thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc UNESCO F.Mayor đã nêu rõ: “sự quốc tế hóa không ngừng và sự gia tốc ngày càng tăng của nhịp sống xã hội thực tế đang tạo nên hai vấn đề mâu thuẫn nhau: một mặt, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hợp tác kinh tế quốc tế, sự trao đổi về văn hóa du lịch đã thúc đẩy sự trao đổi giữa các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn, mở mang hơn sự hiểu biết lẫn nhau về các phương diện văn hóa và tri thức. Mặt khác, bên cạnh đó là tác động có sức mạnh ghê gớm về nguy cơ san bằng và đồng nhất hóa các chuẩn mực, các hệ thống giá trị, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa , nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của toàn nhân loại.”
Dân tộc Việt Nam đã và rất đỗi tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến của cha ông ta để lại, từng trải qua nhiều chặng đường gian nan dựng nước, giữ nước rất vẻ vang, từng bị các cuộc chiến tranh ngoại xâm và thiên nghiên phá hoại tàn khốc. Nhưng cốt cách, truyền thống dân tộc không bị đồng hóa, mà vẫn giữ được cội rễ, nguyên bản và bồi đắp thêm vào những dấu ấn mới, những thành tích văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là cái gốc cái lõi quan trọng nhất được chắt gạn từ cội nguồn, làm nền tảng cho cho nền văn hóa bản địa tồn tại độc lập, tự hóa, tự sinh, tự phát triển trong mọi thời đại. Nền văn hóa đó phát triển liên tục không đứt mạch với truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc. Đỉnh cao của nền văn hóa đó tập trung biểu hiện ở vốn di sản văn hóa nghệ thuật được trao truyền qua các danh nhân văn hóa từ đời này sang đời khác.
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Dân tộc Việt Nam ta tuy có lịch sử văn hóa lâu đời, nhưng đi vào thế giới hiện đại lại muộn, chẳng những so với các nước phương Tây, mà còn muộn so với các nước có cùng trình độ xuất phát trong khu vực. Đó là bất cứ người Việt Nam yêu nước nào cũng cảm thấy day dứt, trăn trở.
Sự thành công trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng trên mặt trận kinh tế, nhưng điều chủ yếu là tạo điều kiện cho nước ta đi vào con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng hòa nhập vào quỹ đạo chung của sự phát triển nhân loại thế kỉ 21.
Bản sắc văn hóa dân tộc và di sản văn hóa dân tộc là những khái niệm rất gần gũi nhau về nghĩa, tuy chúng không đồng nhất. Bản sắc văn hóa dân tộc là những khái niệm rất gần gũi nhau về nghĩa, tuy chúng không đồng nhất. Bản sắc văn hóa thường thể hiện ra ở tổng thể di sản văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội, ở cảnh quan thiên nhiên đã được văn hóa, ở cách cảm, cách nghĩ ở cốt cách tâm hồn, tập quán dân tộc, ở thị hiếu thẩm mỹ, ở cách sống và hệ thống mô thức ứng xử của toàn dân.
Văn hóa, được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội như trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo cáo chính trị của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, một lần nữa khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa…làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tăng sức đề kháng chống những văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động của nhân dân” Phát triển nền văn hóa chính là hiện đại hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
Hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất đáng phấn khởi, nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều hơn trong công tác nhiên cứu, trưng bày và quảng bá giá trị văn hóa cổ vật ở trong nước và quốc tế, nhiều cuộc hội thảo, triển lãm, trưng bày, hội chợ, festival …vv đã được tổ chức và bước đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thị trường hàng hóa văn hóa nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng đã dần dần hình thành, phát triển và đã chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa,
tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng phấn khởi ấy, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật gốm sứ Việt nam cũng còn gặp không ít khó khăn như những nội dung đã trình bày trong phần nội dung. đó là những vấn đề dặt ra cho Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và cho cả nhân dân ta trên con đường hội nhập và phát triển, với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa thư Hà Nội: Di tích - Bảo tàng : Kỷ niệm 1000
năm Thăng Long-Hà Nội 1010 - 2010.- H. : Knxb, 2008.- 18T.;
27cm. Tập 14: Di tích - Bảo tàng.-406tr.. KH kho: VL 3022-24
2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Vietnam fine - arts museum.- H. : Văn hoá dân tộc, 1995.- 135tr.; 30cm.. KH kho: SĐHL 2141-42
3.Chỉ thị của bộ văn hóa, Thể thao và du lịch số 84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý , chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các Bảo tàng và sưu tập tư nhân;
4. Chỉ thị của bộ văn hóa, Thể thao và du lịch số 84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý , chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các Bảo tàng và sưu tập tư nhân;
5.Chỉ thị của thủ tướng chính phủ Về tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học (2002).
6. Chủ nhiệm ĐT: TS Nguyễn Hồng Sơn; Th ký ĐT:TS Nguyễn Ngọc Hoà; Cơ quan chủ trì: Phân viện Đà Nẵng. Bảo tồn và phát huy di
sản văn hoá Chămpa ở miền Trung hiện nay, 2004.- tr.; 30cm..
KH kho: ĐTNC 872
7. Diêm Thị Đường (1998) Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt nam, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội
8. Dương Thanh Hương. Vấn đề bảo tồn di sản văn hoá dân tộc ở
tỉnh Hà Giang trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chuyên ngành: Văn
hoá XHCN, 2003.- 97tr.; 30cm.. KH kho: LVCN 7150
9. . Dương Sĩ, Nhạc Nam. Định Lăng - một cuộc bể dâu.- H. :
Thế giới, 2001.- 273tr.; 20cm.. KH kho: 1TC 1269; SĐH 9227;
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đàm Hoàng Thụ (1998) Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, NXB văn hóa thông tin.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đỗ Minh Cương (2001) Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh ,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. GS, PTS Hoàng Vinh (1997) Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. GS, TS Hoàng Vinh (2000) Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta Đề tài cấp bộ - Học viện CTQG. HCM.
16. GS,TS Hoàng Vinh (2005) Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước ta. Đề tài cấp bộ- Học viện CTQG.HCM.
17. Hà Văn Phong, Nguyễn Duy Tùng. Di chỉ khảo cổ học Gò Mun- H. : Khoa học xã hội, 1982.- 100tr.; 19cm.. KH kho: 2W 5630
18 Hà văn Tấn (1997) Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội
19. Hoàng Sơn Cường (1998) Lược sử quản lý văn Hóa ở Việt Nam Tập bài giảng văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin- Hà Nội
20. Lê Bình Phong. Vấn đè bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chuyên ngành: Văn hoá và phát triển, 2008.- 59tr.;30cm.. KH kho: LVCN 9550
21. Lê Đình Phụng. Di tích văn hoá Champa ở Bình Định - Chămpa
Relics in Bình Định.- H. : Khoa học xã hội, 2002.- 406tr.;
20cm.. KH kho: 1TC 1518-19; SĐH 9511-12; 1PĐ 2667;
22. Lê Thị Thu Huyền. Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá thời Lý ở Kinh Bắc. Chuyên ngành: Văn hoá học. Mã số:
60.31.70, 2009.- 119tr.; 30cm.. KH kho: LA-Ths. 4366
23. Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng đậu.- H. : Khoa học xã hội, 1983.- 166tr.; 19 cm.. KH kho: 2W 8165
24. Luật Di sản Việt Nam – Năm 2001
25 Một số điều sửa đổi luật di sản Việt Nam – Năm 2009
26. . Một số vấn đề khảo cổ học ở Miền Nam Việt Nam.
27. . Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam.- H. : KHXH,
2008.- 3Phần.;cm.. P.3.-429tr.. KH kho: 1TC 8563-64; 1SĐH
5846-47; 6W 3139-40- : Khoa học xã hội, 2003.- 561tr.; 24cm.. KH kho: 5W 338; 1TC 3164-65;1SDH 1097-98
28. Nguyễn Anh Tuấn. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của
lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyên ngành: Văn hoá học. Mã số: 60.31.70, 2009.- 178tr.; 30cm.. KH kho: LA-Ths. 4364
29. Nguyễn Danh Ngà (1997) Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích ngành văn hóa thông tin trong nền kinh tết thị trường ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.
30. Nguyễn Duy Hinh. Trống đồng quốc bảo Việt Nam.- H. : Khoa
học xã hội, 2001.- 269tr.; 19cm. KH kho: 1TC 610-11; SĐH
8682-83; 1PĐ 2132
31. Nguyễn Đắc Thuỷ. Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát
triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay. Chuyên ngành: Văn hoá học. Mã
số: 60.31.70, 2009.- 166tr.; 30cm.. KH kho: LA-Ths 3797, 4363
32. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Khắc Sử. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Sơn La
Prehistoric and protohistoric archaeology of Son La.- H. : Khoa
học xã hội, 2003.- 434tr.;20,5 cm.. KH kho: 5W 696; 1TC
3316-17; 1SDH 1258-59;
34. Nguyễn Khắc Sử, Vũ Thế Long. Môi trường và văn hoá cuối
Pleistocene đầu Holocene ở Bắc Việt Nam.- H. : Khoa học xã hội,
2004.- 374tr.; 24cm.. KH kho: 1TC 4204; 1SDH 2126; 6W 186
35. Nguyễn Thị Song Thương. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chuyên
ngành: Văn hoá học. Mã số: 60.31.70, 2009.- 119tr.; 30cm.. KH
kho: LA-Ths. 4371
36. Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, (1998) Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, H
37. Nguyễn Văn Thư. Một số vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
văn hoá ở tỉnh Nam Định trong thời kỳ đổi mới hiện nay, 2004.-
56tr.; 30cm.. KH kho: LVCN- 5818
38. Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000.- H. : Khoa học xã hội, 2001.- 819tr.;27cm. KH kho: TCL 1219; SĐHL 1860; PĐL 480
39. Phạm Hân. Tìm lại dấu vết thành Thăng Long.- Tài liệu có bổ sung.- H. : Văn hoá thông tin, 2003.- 199tr.;19cm.. KH kho: 1SĐH 870-71;
40. Phạm Minh Trị. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác
bảo tồn, quản lý và khai thác các di tích lịch sử văn hoá, danh
lam thắng cảnh( từ 1984 đến 2003). Chuyên ngành: Lịch sử Đảng,
2004.- 85.; 30cm.. KH kho: LVCN 6004
41. Phạm Văn Đấu - Võ Thanh Hà (2010) Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt nam, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.
42. Phạm Huy Thông. Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.- H. : Khoa học xã hội, 2003.- 334tr.; 24cm KH kho: 1TC 3344; 1SDH 1291;
43. Phan Thị Thu Hiền. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay - thực trạng và giải pháp. Chuyên ngành: Văn hoá xã hội chủ nghĩa, 2004.- 81tr.; 30cm.. KH kho: LVCN 7949
44. PGS.TS Phạm Duy Đức Đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay, NXB văn hóa – thông tin và Viện văn hóa
45. . Reeves,N.. Ai Cập cổ đại- những khám phá lớn.- H. : Mỹ thuật, 2005.- 320tr.; 27cm.. KH kho: TCL 1654-55; SĐHL 2318-19; VL 2651
46- Tham khảo một số bài viết trên tạp chí: Cổ vật Tinh Hoa, Cổ vật Thiên trường; và một số bài viết trên các báo và trên mạng Internet.v.v..
47. Tính đa dạng của văn hoá Việt Nam những tiếp cận về sự bảo tồn : Kỷ yếu Hội nghị về sự bảo tồn và phát huy di sản phi vật
chất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Hà nội, 1994).- H. :
Trung tâm KHXH&NVQG xuất bản , 2002.- 202tr: ảnh; 27cm.. KH kho: VL 2369; SĐHL 2015; TCL 1364;
48. Trần Đức Anh Sơn, Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội ( 2008)
49. Trần Ngọc Đổi. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hoá dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Chuyên
ngành: Chủ nghĩa xã hội, 2004.- 60tr.; 30cm.. KH kho: LVCN 5831
50. Trần Khánh Chương. Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb Mỹ thuật (2004)
51. Trần Văn Bính (chủ biên), 2000, “Giáo trình văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Triệu Thị Bình. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội
góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Yên Bái hiện nay. Chuyên ngành: Văn hoá và phát triển, 2010.- 53tr.;30cm.. KH kho: LVCN 9222
54. Trình Năng Chung. Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quảng Tây - Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam.- H.: Khoa học xã hội, 2008.- 233tr.; 21cm. KH kho: 6W 7270-76
55- TS. Nguyễn Thị Minh Lý, Chủ biên, Đại cương về cổ vật ở Việt nam. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội-2004
56. . Võ Quý. Những chặng đờng khám phá.- H. : Khoa học xã hội,
2004.- 311tr.; 24cm. KH kho: TCL 1570-71; SDHL 2228-29; VL 2611
57. Vũ Công Hội. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Chuyên ngành: Văn hoá học. Mã số: 60.31.70, 2008.- 112tr.; 30cm.. KH kho: LA-Ths. 4358
58. Vương Hồng Sển, Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn,WWW. Sachxua.net
59- Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, WWW. Sachxua.net
60.Vương Hồng Sển, Khảo về đồ sứ men lam Huế,WWW. Sachxua.net
61. Vương Hồng Sển, Khảo về đồ sứ Trung Hoa, WWW.Sachxưa.net
62. Vương Hồng Sển. (TP Hồ Chí Minh). Sách về cổ vật gốm sứ, thú chơi cổ vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN.doc