Đề tài Biện chứng cái đẹp trong xã hội
Từ thời nguyên thuỷ, khi loài người mới xuất hiện, nhu cầu về cái đẹp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Những bức tranh tả cảnh săn bắn: Con bò rừng, con bê rừng, đàn hươu phương Bắc hay bức tượng mang vẻ đẹp chức năng: Bà tổ mẫu – vệ nữ Vilenđooc đã được các nghệ sỹ nguyên thuỷ sáng tác trên vách đá ở các hang động nổi tiếng ântmiara, Phôngđờgom. Niô,látcô, Côngbaren v.v bằng than đen, đá đỏ, đất vàng từ thời hạ kỳ đồ đá cũ (Máchđalênien) cách đây khoảng 30.000 năm là một minh chúng hùng hồn cho nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp hang động – nơI họ cư trú và cao hơn là nhu cầu tâm linh. Cũng như các khoa học khác, xuất phát từ đặc thủ riêng mang tính khu biệt, mỹ học có đối tượng nghiên cứu của mình. Trong cái đa dạng, phức tạp và phong phú của tự nhiên và xã hội con người, mỹ học xuất hiện như một “khoa học diệu kỳ”. Đó là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ trong không gian thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung nhất của sự hình thành, phát triển và biểu hiện của cái thẩm mỹ trong đời sống con người. Con người tồn tại giữa một đời sống thẩm mỹ, giữa không gian bao la và thời gian vô tận. Đời sống thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: đời sống vật chất và đới sống tinh thần. Đời sống vật chất là những giá trị thẩm mỹ tồn tại dưới dạng vật thể đồ vật (Tangible) có thể nhìn thấy, sờ thấy. Đời sống tinh thần là những giá trị thẩm mỹ phi vật thể (Intangible), chỉ có thể nghe thấy, cảm thấy . Nhưng, dẫu có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, các giá trị thẩm mỹ đều phải hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Một giá trị thẩm mỹ, một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có lý do để tồn tại nếu không phản ánh chân thực, chính xác cuộc sống g iàu tính nhân văn tốt đẹp và hoàn thiện, hoàn mỹ. Từ khi con người quan tâm đến thẩm mỹ, cái đẹp là một phạm trù được quan tâm nhiều nhất so với các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mỹ. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lý luận mỹ học trong quá khứ và hiện tại. Thực tế, cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hoá thực tại trên phương diện thẩm mỹ. Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, các ngõ ngách của tâm hồn, vì thê, cái đẹp là dối tượng khám phá của muôn đơi. Các nhà mỹ học các thời đại chỉ là những người tiên phong khai mở cho một ý niệm vĩnh hằng mà thôi. L. Tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi. Cái đẹp vấn còn là một câu đối giữa cuộc đời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện chứng cái đẹp trong xã hội.pdf